Đồ án Phân tích tác động của giải pháp tổ chức giao thông đường một chiều ở Hà Nội

MỤC LỤC

Mở đầu. 1

1.1. Tính cấp thiết của đềtài. 1

1.2. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu . 2

1.3. Mục đích và mục tiêu nghiên cứu . 2

1.4. Phương pháp nghiên cứu . 2

1.5. Kết cấu của đềtài. 3

CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN VỀTỔCHỨC GIAO THÔNG ĐƯỜNG MỘT CHIỀU . 4

1.1. Khái niệm chung về đường một chiều. 4

1.1.1. Một sốkhái niệm. . 4

1.1.2. Ưu nhược điểm của đường một chiều . 6

1.2. Lịch sửphát triển của đường một chiều. . 9

1.3. Hệthống các chỉtiêu đánh giá tác động của đường một chiều . 11

1.3.1. Nhóm chỉtiêu đánh giá tác động tới chất lượng dòng giao thông. 12

1.3.2. Nhóm chỉtiêu đánh giá tác động vềmức độan toàn giao thông . 14

1.3.3. Nhóm chỉtiêu đánh giá tác động vềmôi trường và xã hội. 14

1.3.4.Nhóm chỉtiêu đánh giá tác động vềkinh tế. 17

CHƯƠNG 2: KHÁI QUÁT CHUNG ĐÔ THỊVÀ HỆTHỐNG ĐƯỜNG MỘT CHIỀU

TẠI HÀ NỘI . 18

2.1. Quy hoạch phát triển không gian đô thịcủa Hà Nội . 18

2.1.1. Định hướng phát triển chung . 18

2.1.2. Các nội dung chính . 18

2.2. Quy hoạch phát triển GTVT của thủ đô Hà Nội. 20

2.2.1. Định hướng phát triển chung . 20

2.2.2. Các nội dung chính . 21

2.3. Hiện trạng mạng lưới đường bộcủa thủ đô Hà Nội . 23

2.3.1. Mạng lưới đường giao thông đối ngoại . 23

2.3.2. Mạng lưới đường giao thông nội đô . 25

2.3.3. Mạng lưới đường giao thông ngoại thành . 27

2.3.4. Hệthống nút giao thông . 28

2.3.5. Hệthống bến xe trong đô thị. 28

2.3.6. Hệthống các điểm đỗxe trong thành phố. 29

2.3.7. Đánh giá mạng lưới đường bộ. 29

2.4. Hiện trạng mạng lưới đường một chiều ởHà Nội. 30

2.5. Hiện trạng cặp đường nghiên cứu . 34

2.5.1. Cặp đường PhốHuế(Hàng Bài ) - Bà Triệu . 34

2.5.2. Cặp đường Triệu Việt Vương - Bùi ThịXuân . 40

CHƯƠNG 3: PHÂN TÍCH TÁC ĐỘNG CỦA ĐƯỜNG MỘT CHIỀU . 44

3.1. Đánh giá tác động tới chất lượng dòng giao thông. 44

3.1.1. Lưu lượng giao thông . 44

3.1.2. Vận tốc dòng giao thông. 49

3.2. Đánh giá tác động tới an toàn giao thông . 51

3.3. Đánh giá tác động tới môi trường và xã hội . 55

3.3.1. Tác động môi trường . 55

3.3.2. Tác động xã hội . 57

3.4. Đánh giá tác động kinh tế. 59

Phân tích tác động của giải pháp tổchức giao thông đường một chiều ởHà Nội

Trần Minh Tú- K45ii

KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ. 62

1. Kết luận . 62

2. Kiến nghị. 62

TÀI LIỆU THAM KHẢO. 63

pdf71 trang | Chia sẻ: lethao | Lượt xem: 2851 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đồ án Phân tích tác động của giải pháp tổ chức giao thông đường một chiều ở Hà Nội, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
môi trường. Chương 2 - Khái quát chung đô thị và hệ thống đường một chiểu tại Hà Nội Trần Minh Tú- K45 20 Hình 2.1: Quy hoạch không gian đô thị Thủ đô Hà Nội đến năm 2020 2.2. Quy hoạch phát triển GTVT của thủ đô Hà Nội 2.2.1. Định hướng phát triển chung Phát triển giao thông đô thị Hà Nội được triển khai trên cơ sở các quan điểm sau: 1. Hệ thống giao thông là yếu tố cơ bản nhất tạo nên kết cấu hạ tầng của Thành phố, vì vậy cần được phát triển đi trước một bước. 2. Cần có quy hoạch cụ thể các loại hình vận chuyển trên các đường trục, đường vành đai và điều tiết hợp lý các phương tiện giao thông. Hạn chế các phương tiện giao thông thô sơ và xe máy trong nội thành. Chương 2 - Khái quát chung đô thị và hệ thống đường một chiểu tại Hà Nội Trần Minh Tú- K45 21 3. Triển khai xây dựng hệ thống đường đô thị liên thông, phối hợp đồng bộ và rộng khắp. 4. Kết hợp cải tạo, xây dựng, phát triển các công trình giao thông vận tải với hiện đại hoá cơ sở hạ tầng và kiến trúc đô thị. 5. Tập trung phát triển nhanh vận tải hành khách công cộng, trước mắt tập trung phát triển mạng lưới vận chuyển hành khách công cộng bằng xe buýt. Nghiên cứu và triển khai hệ thống đường sắt đô thị. Quan tâm đầu tư phát triển hệ thống giao thông tĩnh. Giải quyết tốt mối quan hệ vận tải ô tô liên tỉnh với vận tải ô tô công cộng của thành phố tạo nên sự chuyển tiếp liên tục giữa ngoại thành với nội thành. 2.2.2. Các nội dung chính • Phát triển hệ thống giao thông quốc lộ hướng tâm vào thành phố và nối với các tỉnh, nhất là với vùng kinh tế trọng điểm Bắc bộ và liên kết với các đô thị vệ tinh xung quanh. Đảm bảo sự liên thông suốt giữa khu vực đô thị và nông thôn. Quan tâm đầu tư nâng cấp và xây dựng mới các tuyến đường giao thông liên huyện. • Hình thành các tuyến vành đai và các trục Đông Tây của Thành phố : trục Đông – Tây từ Trần Khát Chân tới Cầu Giấy; vành đai 2 bao quanh nội thành; vành đai 3 phục vụ giao thông liên tỉnh. • Xác định và xây dựng các nút giao thông nhất là các nút giao giữa đường trục hướng tâm và các đường vành đai. • Hoàn chỉnh mạng lưới đường đô thị. Xây dựng mạng lưới giao thông cho các khu vực đô thị mới, các quận mới, ưu tiên phát triển ngay mạng lưới đường ở các khu vực có mật độ đường thấp. • Cải tạo và xây dựng mới một số cầu qua sông, bảo đảm đáp ứng nhu cầu phát triển của Thủ đô ở cả phía Nam và phía Bắc sông Hồng. • Xây dựng các khu trung tâm thương mại mới để giảm mật độ kinh doanh buôn bán ở trung tâm Thành phố. • Tập trung phát triển hệ thống giao thông công cộng, trọng điểm là mạng lưới xe buýt. Phấn đấu đến năm 2005 đạt 20% nhu cầu đi lại của nhân dân và 30-35% vào năm 2010. Nghiên cứu và phát triển hệ thống giao thông đường sắt đô thị (bao gồm cả ngầm và trên cao) để tạo nên các trục chính của mạng lưới vận tải hành khách công cộng; phấn đấu đến năm 2005 triển khai xây dựng một tuyến đường sắt đô thị, xây dựng xe điện ngầm vào năm 2006-2007. • Nghiên cứu và triển khai các giải pháp hữu hiệu nhằm giảm ùn tắc giao thông: Phối kết hợp chặt chẽ giữa việc phát triển mạng lưới đường giao thông theo qui hoạch với Chương 2 - Khái quát chung đô thị và hệ thống đường một chiểu tại Hà Nội Trần Minh Tú- K45 22 phát triển nhanh hệ thống giao thông công cộng bằng xe buýt; tổ chức lại và tăng cường quản lý giao thông, phân luồng phân làn; có biện pháp hữu hiệu để hạn chế phát triển phương tiện cá nhân và đồng thời thường xuyên tăng cường tuyên truyền giáo dục luật lệ giao thông và ý thức chấp hành luật lệ giao thông cho toàn thể cộng đồng. • Phát triển hệ thống giao thông tĩnh, chú ý đến các bến xe liên tỉnh, bến xe tải phục vụ giao thông đối ngoại và các bãi đỗ xe, điểm đỗ xe công cộng trong khu vực đô thị. • Hoàn chỉnh hệ thống ga đường sắt, bố trí hợp lý với các ga lập tàu hàng và ga hành khách. Xây dựng mới đoạn đường sắt Văn Điển - Cổ Bi (qua cầu Thanh Trì) • Phát triển đường hàng không, mở rộng các tuyến bay trong nước và quốc tế. Mở rộng và xây dựng hoàn chỉnh sân bay Nội Bài. • Triển khai kè sông Hồng. Nâng cấp các cảng sông hiện có và xây dựng mới các cảng sông khác. Phát triển giao thông đường thuỷ phục vụ phát triển kinh tế và du lịch. Chương 2 - Khái quát chung đô thị và hệ thống đường một chiểu tại Hà Nội Trần Minh Tú- K45 23 Hình 2.2: Định hướng phát triển giao thông thủ đô Hà Nội đến năm 2020 2.3. Hiện trạng mạng lưới đường bộ của thủ đô Hà Nội 2.3.1. Mạng lưới đường giao thông đối ngoại a. Mạng lưới quốc lộ hướng tâm. Nằm ở vị trí trung tâm đồng bằng Bắc Bộ, Thủ đô Hà Nội là nơi hội tụ của các tuyến Quốc lộ chiến lược quan trọng như Quốc lộ 1A, 5,18, 6,32,2 và 3. Đây là các tuyến đường tạo ra mối liên hệ từ Thủ đô Hà Nội đi các trung tâm dân cư, kinh tế và quốc phòng của cả nước. Đồng thời ngược lại cũng tạo sự giao lưu giữa các Tỉnh thành khác trong cả nước với Thủ đô. • Quốc lộ 5: là tuyến đường nối Hà nội với cảng Hải phòng. Đây là tuyến đường có tầm quan trọng cả về kinh tế và quốc phòng có nhiệm vụ nối hai trung tâm kinh tế lớn của Chương 2 - Khái quát chung đô thị và hệ thống đường một chiểu tại Hà Nội Trần Minh Tú- K45 24 vùng kinh tế trọng điểm phía Bắc. Hiện tại tuyến đường đã được nâng cấp cải tạo thành 4 làn xe, rút ngắn được 1/3 thời gian xe chạy so với trước đây. • Quốc lộ 1A phía Bắc: đây là tuyến giao thông nối Hà nội với cửa khẩu Đồng Đăng - Lạng Sơn, một trong các cửa khẩu đường bộ chính giao lưu giữa Việt nam và Trung Quốc. Hiện tại đã được nâng cấp đạt tiêu chuẩn đường cấp 3. • Quốc lộ 1A phía Nam: Với mục đích giảm lưu lượng hiện nay cũng như trong tương lai trên tuyến giao thông huyết mạch này. Hiện tại đã xây dựng tuyến cao tốc Pháp Vân – Cầu Giẽ, vị trí tuyến cơ bản chạy song song và cách tuyến đường 1A hiện có từ 1200m - 2000m về phía Đông. • Quốc lộ 6: Tuyến đường này có nhiệm vụ nối Hà nội với các Tỉnh phía Tây và phía Tây nam. Đặc biệt nối với trung tâm thuỷ điện lớn nhất nước ta là nhà máy thuỷ điện Hoà Bình, cách Hà nội khoảng 70km. • Quốc lộ 3 và Quốc lộ 2: Trong những năm qua hai tuyến đường này cũng được tập trung nâng cấp nhằm tăng năng lực thông qua trên toàn tuyến. Hiện tại Quốc lộ 2 được đấu nối với đường Bắc Thăng Long - Nội Bài , tạo mối liên hệ từ Thủ đô đi các Tỉnh phía Tây và Tây Bắc. Quốc lộ 3 đoạn từ huyện lộ Sóc Sơn về Thành phố đã được mở rộng để đảm bảo lưu lượng giao thông. • Quốc lộ 32: Hiện tại đây là Quốc lộ cuối cùng đi vào Thủ đô ở phía Tây dang đuợc triển khai nâng cấp và cải tạo. Chất lượng mặt đường xuống cấp nhiều. Đặc biệt đoạn vào gần Hà Nội. Hiện tại đoạn Cầu Diễn – nút Mai Dịch (giao với đường Vành đai III) đã được mở rộng với qui mô mặt cắt ngang 50m, đã góp phần giảm ách tắc giao thông. • Tuyến đường cao tốc Láng - Hoà lạc:Với chủ trương tạo cơ sở cho việc triển khai xây dựng chuỗi đô thị đối trọng Miếu Môn - Xuân Mai - Hoà Lạc - Sơn Tây, Nhà nước đã quyết định xây dựng tuyến đường cao tốc Láng - Hoà lạc có chiều dài hơn 30km, đảm bảo mối liên hệ trực tiếp giữa trung tâm Hà Nội và chuỗi đô thị này. b. Hệ thống đường vành đai Do đặc điểm về vị trí và vai trò của Hà Nội vừa ở vào trung tâm đồng bằng Bắc bộ, vừa là Thủ đô của cả nước, quá trình phát triển mạng lưới giao thông khu vực Hà Nội đã hình thành các đường hướng tâm, tạo ra các luồng giao thông lớn dồn về Hà Nội. Để khắc phục tình trạng này giải pháp hợp lý hơn cả là phải xây dựng các đường vành đai xung quanh Thành phố, nhằm giải toả, điều phối các luồng xe quá cảnh qua khu vực Hà Nội cũng như mạng lưới giao thông đối ngoại của Thủ đô. • Vành đai I có tuyến đi cơ bản như sau: Nguyễn Khoái -Trần Khát Chân - Đại Cồ Việt - Kim Liên - La Thành - Ô Chợ Dừa - Giảng Võ - Ngọc Khánh - Liễu Giai - Hoàng Hoa Thám. Chương 2 - Khái quát chung đô thị và hệ thống đường một chiểu tại Hà Nội Trần Minh Tú- K45 25 • Vành đai II có tuyến đi cơ bản như sau: Bắt đầu từ dốc Minh Khai -Ngã tư Vọng - Ngã tư sở - Đường Láng - Cầu Giấy - Bưởi - Lạc Long Quân - đê Nhật Tân và vượt sông Hồng từ vị trí xã Phú Thượng sang xã Vĩnh Ngọc, qua Đông Hội, Đông Trù , QL5, tiếp tục vượt sông Hồng tại Vĩnh Tuy nối vào dốc Minh Khai. • Vành đai III : bắt đầu từ đường Bắc Thăng Long - Nội Bài - Mai Dịch - Thanh Xuân - Pháp Vân - Sài đồng - cầu Đuống mới - Ninh Hiệp – Việt Hùng - nối với đường Bắc Thăng Long - Nội Bài thành tuyến đường khép kín. c. Các cầu hiện có qua sông Hồng • Cầu Chương Dương: có hai làn xe cho xe ô tô và 2 làn bên cho xe máy, chiều dài cầu 1.2Km. Qua điều tra đây là cây cầu có lưu lượng thông qua cao nhất trong số các cầu hiện có, ngày cao điểm đạt tới 10.000 - 11.000 lượt xe qua cầu. • Cầu Long Biên: đây là cầu sắt bộ liên hợp, dài 1.6Km gồm một đường sắt và mỗi bên một làn xe chạy. • Cầu Thăng Long: là cầu liên hợp sắt bộ chiều dài 3.2km, được xây dựng hai tầng với tầng trên 4 làn xe chạy và hai dải đi bộ mỗi dải rộng 1.5m (1.5mx2). Tầng dưới cho xe lửa chạy 2 chiều và 2 dải đường thô sơ mỗi dải 3.5m (3.5mx2). • Cầu Thanh Trì : là cây cầu lớn nhất trong dự án 7 cây cầu bắc qua sông Hồng, bắt đầu từ điểm cắt quốc lộ 1A tại Pháp Vân (Thanh Trì), điểm cuối cắt quốc lộ 5 tại Sài Đồng (Gia Lâm). Cầu Thanh Trì có trọng tải H30-XB80 tức là xe tải bánh lốp có tải trọng dưới 30 tấn, cũng như xe bánh xích có tải trọng dưới 80 tấn thì đạt điều kiện để qua cầu. Cầu chính dài 3084m; rộng 33,11m với 6 làn xe chạy (4 làn xe cao tốc), tốc độ cho phép 100km/h. Ngày 2/2/2007, cầu đã được thông xe góp phần cơ bản giải quyết ách tắc giao thông cho thủ đô Hà Nội. • Cầu Vĩnh Tuy : khởi công xây dựng ngày 3/2/2005, dự kiến khánh thành vào tháng 5 năm 2007 nhưng do khó khăn về công tác giải phóng mặt bằng nên tiến độ thi công bị chậm. Cầu được thiết kế có 2 làn xe cơ giới, 1 làn xe buýt, 1 làn xe hỗn hợp, cầu qua sông dài 3690m. 2.3.2. Mạng lưới đường giao thông nội đô Hạ tầng đường bộ ở trung tâm Hà Nội gồm 326 phố và các đường phố hiện tại đều ngắn và hẹp, chất lượng mặt đường từ trung bình đến xấu. Mạng lưới đường bao gồm cả một vài đường hướng tâm cho cả giao thông vào thành phố và giao thông quá cảnh. Các đường vành đai hiện nay không thực hiện được chức năng cần có vì bị ngắt quãng hoặc không đủ chiều rộng hay các vấn đề khác khó khăn cho giao thông. Trừ một số con đường xây dựng gần đây có mặt cắt ngang đường tương đối rộng còn hầu hết là rất hẹp (cả lòng đường và vỉa hè). Đặc biệt là đường phố cổ có chiều rộng từ 6m- Chương 2 - Khái quát chung đô thị và hệ thống đường một chiểu tại Hà Nội Trần Minh Tú- K45 26 8m, phố cũ đạt từ 12m-18m. Khoảng cách đường tới ngã ba, ngã tư (ô vuông) ở phố cổ đạt từ 50m-100m. Phố cũ từ 200m-400m dẫn tới tốc độ xe chạy chỉ đạt 17,7-27,7 km/h. Về cơ bản các tuyến hướng tâm chính ( phần tuyến nằm sâu trong đô thị ) đã được mở rộng, cụ thể như sau: ƒ Đường Giải Phóng đoạn từ Văn Điển - Kim Liên mặt cắt ngang đã mở rộng tới 38.5-42m với 4-6 làn xe cơ giới, mỗi bên có đường cho xe thô sơ rộng 5-6m. ƒ Đường Nguyễn Trãi mặt cắt ngang rộng 50-60m, với 6 làn xe cơ giới và 2 làn cho xe thô sơ ở hai bên. ƒ Đường 32 đoạn Cầu Giấy - đường Thăng Long ( nay là đường Xuân Thuỷ) có mặt cắt ngang rộng 33m với 6 làn xe chạy. ƒ Đường Nguyễn Văn Cừ với mặt cắt ngang đảm bảo cho 4 làn xe chạy liên tục và 2 bên có lòng đường cho xe thô sơ rộng 5.5m ƒ Ngoài ra đoạn Cầu Chui - Trâu Quì mặc dù hiện tại được coi như đường Quốc lộ nhưng do tốc độ đô thị hoá khu vực Sài Đồng nhanh chóng, một loạt các khu công nghiệp, đô thị mới đã và đang được triển khai xây dựng. Do đó tính chất đường đô thị đoạn này càng được khẳng định. Cùng với sự mở rộng các đường đô thị hướng tâm, đã mở rộng và xây dựng một số tuyến đường cấp Thành phố trong khu vực nội thành nhằm tăng khả năng lưu thông trên các trục giao thông chính, từng bước hoàn chỉnh các tuyến đường “khung” cấp “ Thành phố”, đó là: ƒ Tuyến đường Hoàng Hoa Thám - Liễu Giai - Ngọc Khánh có mặt cắt ngang rộng 50m với 6 làn xe chạy. ƒ Tuyến đường Trần Khát Chân - Đại Cồ Việt - Kim Liên có mặt cắt ngang rộng từ 50-54m gồm 4 làn xe cơ giới và 4 làn xe thô sơ. ƒ Tuyến đường Yên Phụ - đê Nhật Tân với mặt cắt ngang đảm bảo cho 4-6 làn xe chạy. ƒ Tuyến đường Kim Mã - Cầu Giấy mặt cắt ngang rộng 33m với 6 làn xe ( riêng đoạn khu ngoại giao đoàn rộng 30m với 4 làn xe) ƒ Tuyến đường Thái Hà - Huỳnh Thúc Kháng có mặt cắt ngang rộng 30m với 4 làn xe. ƒ Tuyến đường Hoàng Quốc Việt có mặt cắt rộng 50m với 6 làn xe cơ giới và dự trữ cho đường sắt nội đô. Chương 2 - Khái quát chung đô thị và hệ thống đường một chiểu tại Hà Nội Trần Minh Tú- K45 27 ƒ Đường Láng Hạ - Thanh Xuân (Vành đai III) có chiều rộng 50m, trước mắt mỗi bên 2 làn xe cơ giới đã đưa vào sử dụng nhân ngày kỷ niệm 50 năm ngày giải phóng thủ đô 10/10/1954 – 10/10/2004 Bảng 2.1: Hiện trạng đường phố nội thành Hà Nội Quận Các chỉ tiêu Ba Đình Hoàn Kiếm Hai Bà Trưng Đống Đa Tây Hồ Cầu Giấy Thanh Xuân Diện tích (km2) 9,25 5,29 9,96 14,65 24 12,04 9,11 Dân số(1000 người) 205,9 172,9 342,3 360,9 94,8 138,2 159,3 Tổng chiều dài đường phố(km) 42,88 54,38 27,82 53,77 26,47 19,2 28,63 Tổng diện tích đường phố(km2) 0,852 0,958 0,619 1,151 0,390 0,604 0,400 Tỷ lệ diện tích đường/Tổng diện tích đường(%) 9,22 18,62 6,21 7,86 1,63 5,02 4,39 Mật độ đường (km/km2) 4,64 10,28 2,97 3,67 1,10 1,59 3,39 Mật độ đường so với dân số (km/1000 dân) 0,21 0,314 0,081 0,149 0,297 0,139 0,186 Diện tích đường so với dân số(m2/1000 dân) 4,137 5,696 1,808 3 4,113 4,113 2,511 “Nguồn: Đề tài NCKH cấp NN KHCN 10-02” 2.3.3. Mạng lưới đường giao thông ngoại thành Mạng lưới đường ngoại thành được phân chia theo các công ty chuyên quản lý các đường quốc lộ thuộc sự quản lý của Bộ GTVT, đường tỉnh và Thành phố do Sở GTCT quản lý, còn các đường huyện thuộc phòng Quản lý giao thông Quận . Tổng chiều dài mỗi loại đường tại các huyện ngoại thành được thể hiện trên các bảng 2.2. Bảng 2.2:Mật độ đường tại khu vực ngoại thành Hà Nội Huyện Tổng chiều dài (Km) Dân số Diện tích (Km2) Mật độ Sóc Sơn Đông Anh Gia Lâm Từ Liêm Thanh trì 227 171 151.97 114.54 105.30 224,334 236,099 295,610 272,748 201,657 313.3 184.2 157.7 109.7 95.7 0.86 0.83 0.67 0.66 0.76 Tổng vùng ngoại thành Hà Nội 769.81 1,230,448 878.6 0.74 “Nguồn: Thuyết minh quy hoạch phát triển GTVT Hà Nội đến năm 2020” Chương 2 - Khái quát chung đô thị và hệ thống đường một chiểu tại Hà Nội Trần Minh Tú- K45 28 2.3.4. Hệ thống nút giao thông Toàn thành phố có khoảng 580 nút, trong đó khu vực nội thành có 496 nút. Hầu hết là các giao cắt đồng mức, khoảng cách trung bình giữa các nút giao thông là 380m -400m, có 35 điểm giao cắt với đường sắt. Đó chính là nguyên nhân làm giảm tốc độ chạy xe và ùn tắc giao thông xảy ra thường xuyên tại một số nút giao thông vào giờ cao điểm như các nút giao thông ở đường phố Khâm Thiên, Lê Duẩn, Ngã Tư Ô Chợ Dừa, Ngã Tư Sở,... Hệ thống đèn tín hiệu điều khiển giao thông còn thiếu, chưa tập trung điều khiển toàn bộ tại trung tâm. Từ năm 1997, lần đầu tiên chính phủ Pháp đầu tư với 106 nút điều khiển bằng đèn tín hiệu 2 pha. Năm 2004, Hà Nội lại được Ngân hàng thế giới đầu tư vốn lắp đặt thêm 78 nút giao thông bằng đèn tín hiệu (trong đó có 23 nút là những nút cũ cần cải tạo nâng cấp), con số này vẫn chưa đáp ứng đủ, song nó cũng được thiết kế điều khiển 2 pha, mà chưa có cải thiện đáng kể về kỹ thuật điều khiển. Nhờ sự hợp tác của cơ quan hợp tác quốc tế Nhật Bản, một số nút được điều khiển 3 pha được thiết lập như nút Kim Mã-Liễu Giai, Chùa Bộc-Sơn Tây, bước đầu đã thể hiện sự ưu việt của nó, tắc nghẽn giao thông đã giảm hẳn ở nút này so với trước đó. Hiện nay, một số nút hay xảy ra tắc nghẽn cũng đã được xây dựng khác mức như nút Ngã Tư Sở, Ngã Tư Vọng, Mai Dịch-Cầu Giấy, Nam Cầu Chương Dương. 2.3.5. Hệ thống bến xe trong đô thị Bảng 2.3: Thông tin về các bến xe Tên bến Các chỉ tiêu Giáp Bát Gia Lâm Mỹ Đình Trạm Thanh Xuân Kim Mã Long Biên Qui mô (m2) 36600 14000 19500 400 3724 Năng lực thông qua bến (xe/ngày) 1200 575 850 60 70 Tổng lượt xe ra vào bến (xe/ngày) 900 400 300 50 20 Tổng lượt kháck ra vào bến (kháck/ngày) 14500 5500 3000 200 Loại xe Xe kháck từ 16-45 chỗ ngồi Xe kháck từ 16-45 chỗ ngồi Các loại xe tải Các loại xe tải Chương 2 - Khái quát chung đô thị và hệ thống đường một chiểu tại Hà Nội Trần Minh Tú- K45 29 Loại tuyến Vận tải hành kháck liên tỉnh Vận tải hành kháck liên tỉnh Vận tải hàng hóa Vận tải hàng hóa Các tuyến xe 120 tuyến đi các tỉnh 91 tuyến đi các tỉnh 58 tuyến đi các tỉnh 7 tuyến đi Sơn La và Lai Châu Thời gian phục vụ Từ3h00 đến 21h00 Từ3h00 đến 21h00 Từ3h00 đến 21h00 Từ3h00 đến 13h30 Ngày và đêm 2.3.6. Hệ thống các điểm đỗ xe trong thành phố Hiện nay các điểm đỗ xe công cộng trên địa bàn thành phố Hà Nội do công ty khai thác điểm đỗ xe quản lí. • Công ty hiện đang quản lý 138 điểm đỗ xe với diện tích 55000 m2, có 3000 vị trí đỗ xe với diện tích bình quân 1 ô đỗ là 15,5 m2. • Công ty cũng đang giám sát 33 điểm đỗ xe taxi với tổng sức chứa là 327 xe. Ngoài ra còn có 1 số điểm đỗ xe do các cơ quan tự xây dựng và quản lí, trong đó cũng có một số điểm cho đỗ xe công cộng như: Nikko Hotel, Deawoo Hotel,... Tổng diện tích bãi đỗ xe của Hà Nội mới đạt 160000 m2, chiếm 0,22% diện tích thành phố, chỉ đáp ứng được10% nhu cầu đỗ xe. Bảng 2.4: Cơ cấu diện tích bãi đỗ xe ở Hà Nội TT Loại hình xe Diện tích (m2) TT Loại hình xe Diện tích (m2) 1 Xe điện 2084 7 Xe HTX và tư nhân 1000 2 Xe buýt thành phố 38990 8 Bông sen 4600 3 Xe buýt liên tỉnh 61260 9 Xe đạp, xe máy 9179 4 Xe con 11690 10 Xe bò kéo 3600 5 Công ty vận tải HN 10000 11 Xích lô 270 6 Các ngành khác 2000 12 Xe vãng lai 1500 “Nguồn : Tổng công ty vận tải Hà Nội” 2.3.7. Đánh giá mạng lưới đường bộ Căn cứ vào các thống kê đường bộ và khảo sát ban đầu, hiện trạng mạng lưới đường bộ của Hà Nội có thể đánh giá như sau: Chương 2 - Khái quát chung đô thị và hệ thống đường một chiểu tại Hà Nội Trần Minh Tú- K45 30 1. Vùng bao phủ mạng lưới đường: Những khu trung tâm hoạt động quan trọng của Hà Nội như trung tâm quận, các khu đô thị, sân bay, ga đường sắt và những khu công nghiệp phát triển cao được nối kết bởi các đường hiện tại, mặc dù một số các con đường ở trong tình trạng tồi, đặc biệt là ở khu vực ngoại thành. Mạng lưới đường phố không bao phủ được toàn bộ khu đô thị rộng lớn. 2. Mô hình của hệ thống đường Mạng lưới đường đô thị của Hà Nội theo dạng đường hướng tâm và đường vành đai nhưng thiếu các đường nối. Các đường hướng tâm chính vốn là các đường quốc lộ và làm chức năng đường phố chính trong khu vực đô thị. Mạng lưới đường quận Hoàn Kiếm và phía Bắc quận Hai Bà Trưng có dạng ô bàn cờ với rất nhiều ngã tư. Đường phụ ở các quận khác thì không có dạng cụ thể nào. Mạng lưới đường ngoại thành phụ thuộc chủ yếu vào những đường quốc lộ có điều kiện khá tốt làm thành những hành lang chính. 3. Mật độ đường Các chỉ số mật độ đường, căn cứ vào diện tích, dân số, chiều dài cho thấy kết quả cao 2,17 ở đô thị đối với quận Hoàn Kiếm, đứng sau là quận Ba Đình. Mạng lưới ngoại thành cho thấy mật độ đường không thích hợp cho tất cả các huyện Sóc Sơn, Đông Anh, Gia Lâm, Từ Liêm, Thanh Trì. 4. Chất lượng mặt đường Mạng đường phố đô thị có chất lượng mặt đường nói chung từ khá đến tốt, chỉ có một vài đường phố có chất lượng kém. Tỷ lệ đường chưa được thảm trong mạng đường ngoại thành chiếm tỷ lệ cao và có chất lượng tồi, đặc biệt là 3 huyện Sóc Sơn, Đông Anh và Từ Liêm. 5. Giao thông tĩnh Diện tích đất cho bãi đỗ xe chỉ đạt 1,2% diện tích đất theo quy hoạch. Do vậy sự thiếu hụt diện tích đỗ xe ở Hà Nội là rất nghiêm trọng, nó không chỉ gây ra tắc nghẽn giao thông do việc đỗ xe trái phép trên đường mà còn gây ra sự bức xúc trong xã hội. 2.4. Hiện trạng mạng lưới đường một chiều ở Hà Nội Hiện nay ở Hà Nội có khoảng gần 30 đuờng một chiều, hầu hết được tổ chức thành các cặp đường một chiều. Các cặp đường một chiều ở Hà Nội được tổ chức chủ yếu tập trung ở các quận Hoàn Kiếm, Hai Bà Trưng, Ba Đình (như hình 2.3). Hệ thống đường một chiều ở Hà Nội gồm có: 1. Phố Huế - Hàng Bài 2. Bà Triệu 3. Hàng Đào - Hàng Ngang - Hàng Đường - Đồng Xuân - Hàng Giấy Chương 2 - Khái quát chung đô thị và hệ thống đường một chiểu tại Hà Nội Trần Minh Tú- K45 31 4. Hàng Lược - Chả Cá - Hàng Cân - Lương Văn Can 5. Nguyễn Hữu Huân - Lý Thái Tổ - Ngô Quyền - Ngô Thì Nhậm 6. Lò Đúc (từ Nguyễn Công Trứ) - Phan Chu Trinh - Lý Thái Tổ - Ngô Quyền - Hàng Vôi - Hàng Tre - Hàng Muối 7. Nguyễn Thái Học 8. Trần Phú - Sơn Tây 9. Phan Đình Phùng 10. Quán Thánh 11. Tràng Thi 12. Phan Bội Châu (từ Cửa Nam đến Hai Bà Trưng) 13. Thợ Nhuộm 14. Lê Duẩn (từ Nguyễn Khuyến đến Khâm Thiên) 15. Phùng Hưng (từ Hà Trung đến Hàng Cót) 16. Lý Nam Đế 17. Hàng Trống 18. Nhà Trung - Lý Quốc Sư 19. Nguyễn Thượng Hiền (từ Lê Duẩn đến Yết Kiêu) - Yết Kiêu 20. Trần Bình Trọng 21. Nguyễn Khuyến 22. Cao Bá Quát 23. Xung quanh Hồ Hoàn Kiếm (Đinh Tiên Hoàng - Lê Thái Tổ) 24. Xung quang Hồ Thiền Quang (gồm các đoạn phố Trần Nhân Tông - Quang Trung - Nguyễn Du - Trần Bình Trọng) 25. Xung quanh vườn hoa Mai Xuân Thưởng (gồm các đoạn phố Hùng Vương - Thụy Khuê - Mai Xuân Thưởng - Phan Đình Phùng) 26. Quốc Tử Giám (từ Văn Miếu đến Tôn Đức Thắng) 27. Hồ Xuân Hương (từ Nguyễn Bỉnh Khiêm đến Nguyễn Du) 28. Đoàn Trần Nghiệp 29. Thái Phiên Chương 2 - Khái quát chung đô thị và hệ thống đường một chiểu tại Hà Nội Trần Minh Tú- K45 32 Hình 2.3: Mạng lưới đường một chiều ở Hà Nội Ngoài ra, ở Hà Nội còn tổ chức một số đường một chiều đối với ô tô như: • Đường Đại La: ô tô đi một chiều từ Ngã Tư Vọng đến Chợ Mơ • Đường Thanh Nhàn: ô tô đi một chiều từ phố Kim Ngưu đến phố Bạch Mai • Đường Vương Thừa Vũ: ô tô đi một chiều từ đường Trường Chinh đến Hoàng Văn Thái • Đường Lê Trọng Tấn: ô tô đi một chiều từ đường Hoàng Văn Thái đến đường Trường Chinh • Đường Tôn Thất Tùng: ô tô đi một chiều từ đuờng Trường Chinh đến Chùa Bộc • Đường Trung Liệt: ô tô đi một chiều từ Thái Hà đến Đặng Tiến Đông • Ngõ 178 Thái Hà: đi một chiều từ Đặng Tiến Đông đến Thái Hà • Đường Giang Văn Minh: ô tô đi một chiều từ Giảng Võ đến Kim Mã • Đường Giảng Võ: ô tô đi một chiều từ Nguyễn Thái Học đến Cát Linh • Đường Quán Sứ: ô tô đi một chiều từ Trần Hưng Đạo đến Tràng Thi • Đường Bùi Thị Xuân: ô tô đi một chiều từ Đoàn Trần Nghiệp đến Nguyễn Du • Đường Triệu Việt Vương: ô tô đi một chiều từ Nguyễn Du đến Đoàn Trần Nghiệp • Đường Tô Hiến Thành: ô tô đi một chiều từ Bà Triệu đi Phố Huế Chương 2 - Khái quát chung đô thị và hệ thống đường một chiểu tại Hà Nội Trần Minh Tú- K45 33 • Đường Tuệ Tĩnh: ô tô đi một chiều từ Phố Huế đi Bà Triệu Bảng 2.5: Hiện trạng CSHT của đường một chiều Chiều dài vỉa hè(m) Chiều rộng vỉa hè(m) Số TT Tên đường Chiều dài (km) Chiều rộng (m) Phải Trái Phải Trái 1 Phố Huế 0.950 14 950 950 3 3 2 Hàng Bài 0.616 14 600 600 5 5.5 3 Bà Triệu (đoạn 1) 1.088 10 1000 1000 5 5 4 Bà Triệu (đoạn 2) 0.864 15 702 702 6 6 5 Cao Bá Quát 0.517 8 500 500 3 3 6 Chả Cá 0.18 8 175 175 2 2 7 Đinh Tiên Hoàng 0.9 16 900 0 3.5 0 8 Đồng Xuân 0.17 10 160 160 2.5 2.5 9 Đoàn Trần Nghiệp 0.4 8 360 360 3 3 10 Hàng Cân 0.158 8 158 158 2.5 2.5 11 Hàng Đào 0.201 8 200 200 2.5 2.5 12 Hàng Ngang 0.15 8 150 150 2.5 2.5 13 Hàng Đường 0.182 8 180 180 2.5 2.5 14 Hàng Giấy 0.26 7 260 260 4 4 15 Hàng Lược 0.234 8 230 230 2.5 2.5 16 Hàng Muối 0.104 7 100 100 4 4 17 Hàng Tre 0.308 8 300 300 4 4 18 Hàng Vôi 0.305 8 300 300 2.5 2.5 19 Hàng Trống 0.421 8 300 250 3 3 20 Hồ Xuân Hương (từ Nguyễn Bỉnh Khiêm đến Nguyễn Du) 0.210 8 210 210 4 4 21 Hùng Vương (từ Thụy Khuê đến Phan Đình Phùng) 0.088 14 22 Lê Thái Tổ (đoạn 1) 0.1 10 0 100 0 4 23 Lê Thái Tổ (đoạn 2) 0.630 16 0 620 0 4 24 Lò Đúc (từ Nguyễn Công Trứ cho đến Hàn Thuyên) 0.46 10 460 460 3 3 25 Lương Văn Can 0.308 8 300 300 2.5 2.5 26 Lý Quốc Sư 0.244 6 240 240 3 3 27 Lý Nam Đế (đoạn 1) 0.574 8 520 520 3 3 28 Lý Nam Đế (đoạn 2) 0.293 6 250 250 2.5 2.5 29 Lý Nam Đế (đoạn 3) 0.233 6 30 Lý Thái Tổ 0.658 12 550 550 6.5 6 31 Lê Duẩn (từ Nguyễn Khuyến đến Khâm Thiên) 0.75 10 750 750 2.5 2.5 Chương 2 - Khái quát chung đô thị và hệ thống đường một chiểu tại Hà Nội Trần Minh Tú- K45 34 32 Mai Xuân Thưởng 0.088 10 0 88 0 5 33 Nguyễn Hữu Huân 0.510 12 270 270 6 5 34 Ngô Quyền (đoạn 1) 0.250 11 250 250 6 6 35 Ngô Quyền (đoạn 2) 1.018 15 820 820 5 5 36 Nguyễn Du (từ Trần Bình Trọng đến Quang Trung) 0.29 10 290 290 5 4 37 Ngô Thì Nhậm 0.636 10 560 560 3 3 38 Nhà Trung 0.3 6

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfPhân tích và đánh giá tác động của đường một chiều đến dòng giao thông.pdf