Đồ án Phân tích tình hình cung ứng, dự trữ và sử dụng vật tư và một số biện pháp nâng cao tình hình cung ứng, dự trữ và sử dụng vật tư tại Công ty cao su sao vàng

 

MỤC LỤC

Trang

LỜI NÓI ĐẦU 1

1.Tính cần thiết của đề tài 1

2.Đối tượng phạm vi của đề tài 2

a.Đối tượng 2

b.Phạm vi 2

3.Phương pháp nghiên cứu 2

4.Nội dung đồ án 3

CHƯƠNG I: GIỚI THIỆU CHUNG VỀ CÔNG TY 4

I. Quá trình hình thành và phát triển 4

II. Chức năng, nhiệm vụ của doanh nghiệp 6

III. Công nghệ sản xuất và kết cấu sản xuất của công ty 8

VI. Hình thức tổ chức sản xuất và kết cấu sản xuất 10

V. Cơ cấu tổ chức bộ máy quản lý của công ty 12

CHƯƠNG II. CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ CUNG ỨNG, DỰ TRỮ VÀ SỬ DỤNG VẬT TƯ 15

I. Khái niệm vật tư 15

1. Khái niệm vật tư 15

2. Phân loại 15

3. Quản lý vật tư 17

II. Định mức tiêu hao vật tư 18

1. Định mức tiêu hao vật tư là gì 18

2. Các phương pháp xây dựng định mức tiêu hao 18

III. Lập kế hoạch cung ứng 19

IV. Xác định nhu cầu vật tư 21

V. Dự trữ vật tư 23

1. Khái niệm và vai trò của dự trữ 23

2. Hệ thống quản lý 25

a. Hệ thống điểm đặt hàng 26

b. Hệ thống tái tạo chu kỳ 28

c. Dự trữ bảo hiểm 30

3. Lựa chọn nguồn cung cấp 31

VI. Tổ chức kho để dự trữ 32

1. Khái niệm và phân loại kho 32

a. Khái niệm 32

b. Phân loại kho 32

2. Nhiệm vụ và nội dung của quản lý kho 32

a. Nhiệm vụ 32

b. Nội dung chủ yếu của quản lý kho 33

VII. Phân tích tình hình cung ứng và dự trữ vật tư 34

1. Phân tích tình hình cung ứng vật tư 34

a. Phân tích cung ứng vật tư theo số lượng 34

b. Phân tích cung ứng nguyên vật liệu theo chủng loại 35

c. Phân tích cung ứng vật tư về đồng bộ 35

d.Phân tích cung ứng vật tư theo chất lượng 36

e. Phân tích kịp thời của việc cung ứng vật tư 36

g. Phân tích tiến độ và nhịp điệu cung ứng vật tư 37

2. Phân tích tình hình dự trữ nguyên vật liệu 37

VIII. Phân tích tình hình sử dụng vật tư 40

1. Phân tích tình hình sử dụng nguyên vật liệu vào sản xuất sản phẩm 40

2. Phân tích mức tiêu dùng nguyên vật liệu cho sản xuất đơn vị sản phẩm 42

3. Phân tích tình hình biến động tổng mức chi phí nguyên vật liệu theo sản xuất sản phẩm 43

CHƯƠNG III. THỰC TRẠNG TÌNH HÌNH CUNG ỨNG, DỰ TRỮ VÀ SỬ DỤNG VẬT TƯ Ở CÔNG TY CAO SU SAO VÀNG 47

I. Tình hình cung ứng vật tư ở Công ty Cao Su Sao Vàng 47

1. Công tác lập kế hoạch cung ứng vật tư 48

2. Phân tích tình hình cung ứng vật tư 51

a. Cung ứng theo số lượng 51

b. Cung ứng theo chất lượng 52

c. Cung ứng theo chủng loại 53

d. Cung ứng về mặt đồng bộ 55

e. Tính chất kịp thời của việc cung ứng nguyên vật liệu 55

h. Tiến độ cung ứng 56

II. Thực trạng tình hình dự trữ vật tư 56

III. Phân tích hình hình sử dụng vật tư ở công ty 59

1. Phân tích tình hình sử dụng khối lượng nguyên vật liệu vào sản xuất sản phẩm 59

2. Phân tích mức tiêu dùng nguyên vật liệu cho sản xuất đơn vị sản phẩm đối với lốp xe đạp 37 - 584 63

CHƯƠNG IV. CÁC BIỆN PHÁP HOÀN THIỆN CÔNG TÁC CUNG ỨNG, DỰ TRỮ VÀ SỬ DỤNG VẬT TƯ 66

I. Đánh giá về những ưu, nhược điểm trong công tác quản lý vật tư ở Công ty Cao Su Sao Vàng 66

1. Những ưu điểm 66

2. Những tồn tại 67

3. Những khó khăn 67

II. Đề xuất biện pháp giảm chi phí vật tư trong sản xuất 68

1. Ổn định nguồn cung ứng nguyên vật liệu chính 68

2. Đầu tư máy móc thiết bị hiện đại để giảm được hao phí nguyên vật liệu trong quá trình sản xuất 70

KẾT LUẬN CHUNG 72

TÀI LIỆU THAM KHẢO 73

 

 

doc76 trang | Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 6938 | Lượt tải: 5download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đồ án Phân tích tình hình cung ứng, dự trữ và sử dụng vật tư và một số biện pháp nâng cao tình hình cung ứng, dự trữ và sử dụng vật tư tại Công ty cao su sao vàng, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
vì số lượng dự trữ lớn không làm tăng đáng kể chi phí dự trữ *Mô hình dự trữ vật tư -hàng hoá(Mô hình Wilson) Số lượng đặt hàng tối ưu là số lượng làm cực tiểu tổng chi phí dự trữ(chi phí bảo quản, chi phí đặt hàng). Số lượng đặt hàng tối ưu chỉ có thể có được khi đảm bảo tổng 2 loại chi phí sau thấp nhất. Chi phí lưu kho (gồm: khấu hao nhà kho, chi phí điện và vật liệu khác để bảo quản, lương nhân viên coi kho, chi phí bảo quản kho) tăng cùng với giá mua vật tư hàng hoá và ố lượng dự trữ. Để giảm chi phí này, cần phải nhập kho nhiều lần( thực hiện nhiều lần đặt hàng trong một năm) với số lượng nhỏ. Chi phí thực hiện một lần đặt hàng hoặc một lần đưa vào sản xuất tăng tỷ lệ với số lần đặt hàng và như vậy phải nhập ít nhất với số lượng lớn ở mỗi lần nhập. Tổng chi phí có liên quan đến lượng dự trữ vật tư hàng hoá là: S*D/Q + H*Q/2 = TC Ta có số lượng đặt hàng tối ưu là Q* = R=0 Khi đó tổng chi phí nhỏ nhất là: TC(Q*) = Q* *H/2 + S*D/Q* Trong đó: D: Là số lượng vật tư hàng hoá nhu cầu trong năm Q:Là số lượng một lần đặt hàng S: Chi phí cho một lần đặt hàng H: Chi phí cho một đơn vị hàng dự trữ trong năm Ưu điểm của mô hình Wilson +Các tham số sử dụng trong mô hình ít, đơn giản +Mô hình có thể khái quát hoá dễ dàng cho nhiều loại sản phẩm và nhiều loại chi phídt phù hợp với từng loại hoạt động doanh nghiệp +Số lương Q* ít nhạy cảm với sai số của tham số được sử dụng ( chi phí dự trữ, chi phí đặt hàng, nhu cầu trong năm) Tồn tại của mô hình là ràng buộcvề khối lượng dự trữ vốn. c.Dự trữ bảo hiểm. Trong thực tế hệ thống quản lý phải đối mặt với nhiều biến động -Nhu cầu vật tư cho sản xuất kinh doanh là tổng hợp các yêu cầu riêng rẽ ngẫu nhiên. -Nhà cung cấp không tuân thủ thời hạn cung cấp, giao nộp sản phẩm -Do kiểm tra thu nhận vật tư đã loại bỏ các vật tư không đạt yêu cầu dẫn đến thiếu hụt so với dự kiến ban đầu. -Do thời tiết khí hậu( mưa gió, bão lũ…) làm ảnh hưởng tới vận chuyển -Do yếu tố ngẫu nhiên khác Sự tồn tại nhiều loại biến động buộc các nhà quản lý nếu muốn tránh ”cháy kho” giảm doanh thu bán hàng, mất uy tín phải dự kiến thực hiện một lượng dự trữ bảo Nhu cầu sử dụng vật tư trung bình 1 ngày đêm * Số ngày dự trữ bảo hiểm = Qbh hiểm. 3. Lựa chọn nguồn cung cấp. Do giá trị nguyên vật liệu chiếm tỷ trọng lớn trong giá thành sản phẩm( khoảng từ 50%- 70% đối với doanh nghiệp sản xuất và cao hơn đối với doanh nghiệp thương mại) nên việc lựa chọn nguồn cung cấp hàng có chất lượng tốt, giá cả rẻ nhất, chi phí vận chuyển thấp nhất sẽ có ảnh hưởng không nhỏ tới giá thành sản phẩm. Do đó làm tăng lợi nhuận có thể thu được. Nếu có quá ít nguồn cung cấp, mỗi nguồn sẽ cung cấp cho doanh nghiệp với số lượng lớn thì doanh nghiệp sẽ có những lợi nhuận như: có lợi thế mua bán với số lượng lớn, độ tin cậy giữa bên mua và bên bán có thể về lâu dài trở thành khách hàng truyền thống… nhưng phải chịu rủi ro cao, đôi khi có thể bị ép giá. Nếu có quá nhiều nguồn cung cấp thì doanh nghiệp có thể giảm độ rủi ro tránh được sự ép giá… nhưng không được giảm giá do mua ít, doanh nghiệp khó trở thành bạn hàng trưyền thống của người cung cấp hàng, tính ổn định về giá cả chất lượng vật liệu không cao. VI.Tổ chức kho để dự trữ 1.Khái niệm và phân loại kho. a.Khái niệm Kho là nơi dự trữ vật tư trước khi đưa vào sản xuất, là nơi tập trung hàng hoá thành phẩm của doanh nghiệp trước khi đi tiêu thụ Các loại vật tư kỹ thuật của doanh nghiệp thường phức tạp, vì vậy trong thời gian tập trung và dự trữ chúng, doanh nghiệp phải có một hệ thống kho để dự trữ. b.Phân loại kho Căn cứ vào công dụng của kho người ta chia kho ra thành: kho nguyên vật liệu chính, kho nguyên vật liệu phụ, kho nhiên liệu, kho bán thành phẩm, kho máy móc thiết bị phụ tùng, kho thành phẩm, kho phế liệu. Căn cứ vào phương pháp bảo quản người ta chia thành: “kho trong nhà” là kho có thể ngăn cách được các ảnh hưởng trực tiếp của môi trường bên ngoài như: mưa, nắng…”kho ngoài trời” là những sân bãi xung quanh chỉ có hàng rào bao chắn, kho này được dùng để bảo quản các loại vật tư không hoặc ít chịu ảnh hưởng của điều kiện tự nhiên. Kho và các thiết bị trong kho là phương tiện quan trọng để đảm bảo giữ gìn toàn vẹn số lượng và chất lượng các loại vật tư trong doanh nghiệp.Về mặt tổ chức sản xuất, kho là điểm xuất phát và là điểm cuối cùng của sản xuất 2.Nhiệm vụ và nội dung của quản lý kho a.Nhiệm vụ Đảm bảo toàn vẹn số lượng và chất lượng nguyên vật liệu, ngăn ngừa và hạn chế hư hao, mất mát Nắm vững lượng vật tư trong kho tại bất cứ thời điểm nào về số lượng, chất lượng, chủng loại sẵn sàng cấp phát vật tư kịp thời theo yêu cầu của sản xuất Đảm bảo thuận tiện cho việc nhập, xuất chấp hành ngiêm chỉnh chế độ và thủ tục quy định để hạ thấp chi phí bảo quản thì công tác tổ chức kho phải hợp lý b. Nội dung chủ yếu của quản lý kho *Tổ chức tốt việc tiếp nhận vật tư Tiếp nhận vật tư là bước chuyển giao trách nhiệm giữa bộ phận mua sắm vận chuyển với bộ phận quản lý từ trong nội bộ Tổ chức tiếp nhận tốt tạo điều kiện cho thủ kho nắm chắc số lượng, chất lượng, chủng loại vật tư, kịp thời phát hiện tình trạng của vật tư hạn chế sự nhầm lẫn thiếu trách nhiệm có thể xảy ra *Nhiệm vụ của tiếp nhận vật tư -Tiếp nhận chính xác số lượng, chất lượng, chủng loại vật tư theo đúng quy địnhtrong hợp đồng -Chuyển nhanh vật tư từ địa điểm tiếp nhận đến kho của doanh nghiệp tránh hư hao mất mát. Mặt khác công tác tiếp nhận cần quán triệt các yêu cầu sau đây: +Mọi vật tư tiếp nhận đều phải có giấy tờ hợp lệ +Mọi vật tư tiếp nhận phải qua thủ tục kiểm nhận và kiểm nghiệm xác định chính xác số lượng, chất lượng, chủng loại. Phải có biên bản xác nận nếu có thiếu thừa, hỏng hoặc sai quy cách. +Khi tiếp nhận vật tư cần phải ghi sổ thực nhận, cùng với nhười giao hàng ký vào phiếu nhập kho và vào cột nhập của thẻ kho. Sau đó chuyển cho bộ phận kế toán ký nhận vào sổ chứng từ. Sắp xếp vật tư: tuỳ theo tình hình và đặc điểm của hệ thống kho, vật tư cần phân loại, sắp xếp quy định phẩm chất vật tư hợp lý tạo điều kiện tốt cho việc bảo vệ, tìm kiếm, sử dụng hợp lý diện tích kho đảm bảo an toàn lao động trong kho. Bảo quản vật tư : Sau khi được sắp xếp hợp lý vật tư cần được bảo quản theo đúng quy trình, quy phạm ban hành. Xây dựng và thực hiện nội quy, chế độ trách nhiệm và kiển tra trong bảo quản vật tư. VII.Phân tích tình hình cung ứng và dự trữ vật tư ở doanh nghiệp Muốn cho hoạt động sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp tiến hành được đều đặn, liên tục phải thường xuyên đảm bảo cho nó các loại nguyên vật liệu, năng lượng, đủ về số lượng, kịp về thời gian, đúng về quy cách phẩm chất. Đây là vấn đề sản xuất bắt buộc mà nếu thiếu thì không có quá trình sản xuất sản phẩm. Thực hiện tốt công tác cung ứng và dự trữ vật tư là điều kiện tốt nâng cao chất lượng sản phẩm giảm giá thành tăng tích luỹ, lợi nhuận cho doanh nghiệp. 1.Phân tích tình hình cung ứng vật tư Cung ứng vật tư là giai đoạn mở đầu của một chu kỳ sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. Nó có nhiệm vụ chuẩn bị các điều kiện cần thiết cho hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. Cung ứng vật tư một cách hợp lý, đảm bảo đủ số lượng, đồng bộ, đúng phẩm chất và đúng thời gian là một trong những điều kiện chủ yếu để hoàn thành toàn diện và vượt mức kế hoạch. a.Phân tích cung ứng vật tư theo số lượng Tỷ lệ phần % hoàn thành kế hoạch cung ứng về khối lượng nguyên vật liệu loại i = Số lượng nguyên vật liệu loại i cần mua( theo kế hoạch trong kỳ) Số lượng nguyên vật liệu loại i thực tế nhập trong kỳ Yêu cầu điều kiện cho việc cung ứng vật tư cho sản xuất là phải đảm bảo đủ về số lượng: nghĩa là, nếu cung cấp với số lượng quá lớn, dư thừa sẽ gây ứ đọng vốn ( nếu không phải là nguyên liệu có tính thời vụ) do đó sẽ dẫn đến sử dụng vốn kém hiệu quả. Ngược lại, nếu cung cấp không đủ về số lượng sẽ ảnh hưởng đến tính liên tục của quá trình sản xuất kinh doanh. Thực tế cho thấy nhiều doanh nghiệp không hoàn thành nhiệm vụ sản xuất kinh doanh là do thiếu nguyên vật liệu. Để phân tích tình hình cung ứng vật tư về mặt số lượng ta cần tính đến. Để phân tích mức độ đảm bảo khối lượng nguyên vật liệu cho sản xuất sản phẩm cần tính ra hệ số Hệ số đảm nhiệm nguyên vật liệu cho sản xuất = Lượng nguyên vật liệu cân dùng trong kỳ Lượng nguyên vật liệu nhập trong kỳ + Lượng nguyên vật liệu dự trữ dầu kỳ Việc thu mua nguyên vật liệu không hoàn thành kế hoạch có thế là do: -Doanh nghiệp giảm hợp đồng sản xuất loại sản phẩm hay chi tiết nào đó, từ đó giảm số lượng nguyên vật liệu cần cung ứng -Doanh nghiệp giảm hợp đồng thu mua, trên cơ sở giảm hao phí nguyên vật liệu -Không thực hiện kế hoạch thu mua, có thể doanh nghiệp gặp khó khăn về tình hình tài chính, khó khăn về phương tiện vận tải hoặc doanh nghiệp dùng nguyên vật liệu thay thế b.Phân tích cung ứng nguyên vật liệu theo chủng loại Một trong những nguyên tắc của việc phân tích tình hình cung ứng nguyên vật liệu là phải phân tích cho từng loại nguyên vật liệu chủ yếu và cần phân biệt vật liệu có thể thay thế được và vật liệu không thể thay thế được. Vật liệu có thể thay thế được là loại vật liệu có giá trị sử dụng tương đương, khi sử dụng không làm thay đổi lớn đến chất lượng sản phẩm, khi phân tích loại vật liệu này ngoài các chỉ tiêu về mặt chất lượng, số lượng cần chú ý đến chỉ tiêu chi phí giá cả vật liệu thay thế. Vật liệu không thể thay thế là loại vật liệu mà trong thực tế không có vật liệu khác thay thế sẽ làm mất tính năng, tác dụng của sản phẩm. c.Phân tích cung ứng vật tư về đồng bộ. Để sản xuất một loại sản phẩm cần nhiều loại vật liệu khác nhau theo một tỷ lệ nhất định. Mặt khác, các vật liệu này không thể thay thế bằng loại vật liệu khác được. Chính vì vậy, việc cung ứng vật tư phải đảm bảo tính chất đồng bộ mới tạo điều kiện cho sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp đưộchàn thành và hoàn thành vượt mức chỉ tiêu đặt ra. Hệ số sử dụng đồng bộ là % hoàn thành nhiệm vụ kế hoạch sản xuất cao nhất của doanh nghiệp trong kỳ tới. Để sản xuất một sản phẩm thì cần nhiều loại vật liệu khác nhau, do đó số nguyên vật liệu sử dụng được sẽ phụ thuộc vào nhóm hoặc loại vật liệu đạt tỷ lệ thấp nhất. d.Phân tích cung ứng vật tư về chất lượng. Trong quy trình công nghệ sản xuất sản phẩm, sử dụng nguyên vật liệu đảm bảo đầy đủ tiêu chuẩn về chất lượng là một yêu cầu cần thiết. Bởi vậy nguyên vật liệu tốt hay xấu sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến chất lượng sản phẩm. Do đó, khi nhập nguyên vật liệu cần phải đối chiếu với các tiêu chuẩn quy định, đối chiếu với các hợp đồng đã ký kết để đánh giá nguyên vật liệu, có thể dùng chỉ tiêu, chỉ số chất lượng hay hệ số loại Chỉ số chất lượng nguyên vật liệu ( Icl)là tỷ số giữa giá bán bình quân của nguyên vật liệu thực tế với giá bán bình quân cung ứng theo kế hoạch. Icl = ồMil ồMik * Sik ồMik ồMik * Sik : Trong đó: Mik, Mil : khối lượng nguyên vật liệu từng loại theo cấp bậc chất lượng loại i kỳ kế hoạch và thực tế( tính theo đơn vị hiện vật) Sik : Đơn giá nguyên vật liệu từng loại theo cấp bậc chất lượng loại i kỳ kế hoạch. Icl : Càng lớn hơn 1 càng chứng tỏ nguyên vật liệu nhập kho càng cao. Hệ số loại là tỷ lệ số giữa tổng giá trị nguyên vật liệu theo cấp bậc chất lượng và tổng giá trị nguyên vật liệu cung ứng theo giá loại cấp bậc chất lượng cao nhất. e.Phân tích kịp thời của việc cung ứng vật tư. Cung ứng nguyên vật liệu kịp thời là cung ứng đúng thời gian đặt ra của doanh nghiệp. Thông thường, thời gian cung ứng nguyên vật liệu xuất phát từ nhiệm vụ sản xuất kinh doanh, tình hình dự trữ nguyên vật liệu cần cung cấp trong kỳ. Điều kiện quan trọng để đảm bảo cho việc sản xuất kinh doanh hoàn thành tốt và nhịp nhàng là phải cung ứng những loại nguyên vật liệu cần thiết một cách kịp thời trong một thời gian dài( tháng, quý, năm). Nếu khối lượng cung ứng vật tư trong một kỳ kinh doanh được đảm bảo nhưng cung ứng không kịp sẽ dẫn đến hoạt động sản xuất kinh doanh bị ngừng trệ vì đội cung ứng vật tư. Do đó khi phân tích tình hình cung ứng vật tư không phải chỉ thông qua các chỉ tiêu về số lượng, chủng loại, chất lượng vật tư mà phải xem xét đến tính kịp thời khi cung ứng g.Phân tích tiến độ và nhịp điệu cung ứng nguyên vật liệu. Một trong những yêu cầu của việc cung ứng nguyên vật liệu là đảm bảo đều đặn đúng thời hạn theo hợp đồng hoặc theo kế hoạch. Để phân tích tiến độ và nhịp điệu cung ứng nguyên vật liệu, có thể tính ra hệ số đều đặn, hệ số nhịp điệu hoặc vẽ đồ thị của việc cung ứng từng loại nguyên vật liệu. Khi tính hệ số đều đặn cần phải tuân theo nguyên tắc là không lấy số vượt kế hoạch cung ứng của kỳ này bù cho số hụt kế hoạch cung ứng của kỳ kia. Hệ số đều đặn cung ứng vật tư cao nhất là 1. Ngoài ra, việc phân tích các chỉ tiêu trên còn có thể phân tích tình hình tổ chức cung cấp nguyên vật liệu cho sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp thông qua các chỉ tiêu như: hệ số lỗi hẹn tính theo ngày, hoặc hệ số sai chỗ tính theo chi phí vận chuyển tăng thêm… Tất cả những thông tin trên nhằm giúp các nhà quản lý doanh nghiệp điều chỉnh lại việc cung ứng nguyên vật liệu được tốt hơn. 2.Phân tích tình hình dự trữ nguyên vật liệu. Nguyên vật liệu dự trữ bao gồm tất cả các loại nguyên vật liệu chính, nguyên vật liệu phụ, nhiên liệu, động lực, công cụ lao động nhỏ hiện có ở doanh nghiệp đang chờ để đưa vào tiêu dùng cho sản xuất sản phẩm. Dự trữ nhằm đảm bảo cho sự liên tục của quá trình tái sản xuất ở doanh nghiệp. Lượng vật tư dự trữ cho sản xuất phụ thuộc vào rất nhiều yếu tố khác nhau. Các yếu tố chủ yếu ảnh hưởng đến lượng vật tư dự trữ cho sản xuất của doanh nghiệp là: -Lượng vật tư tiêu dùng bình quân trong một ngày đêm. số lượng này phụ thuộc vào quy mô sản xuất, mức độ chuyên môn hoá của doanh nghiệp, mức tiêu hao nguyên vật liệu cho một đơn vị sản phẩm. -Tình hình tài chính của doanh nghiệp -Trọng tải và tốc độ của phương tiện vận tải -Tính chất thời vụ sản xuất của doanh nghiệp -Thuộc tính tự nhiên của các loại vật tư. Khi phân tích tình hình dự trữ vật tư, cần phân biệt rõ các loại dự trữ. Mỗi loại dự trữ có một nội dung và ý nghĩa kinh tế khác nhau. Do đó yêu cầu phân tích cũng khác nhau. Thông thường có 3 loại dự trữ sau: *Dự trữ thường xuyên : Dùng để đảm bảo vật tư cho sản xuất của doanh nghiệp tiến hành được liên tục giữa 2 kỳ cung ứng nối tiếp nhau Dtx = Mbqn * Ncc Trong đó: Dtx: Nhu cầu dự trữ thường xuyên tuyệt đối Mbqn: Mức tiêu dùng bình quân trong một ngày đêm Ncc: Số ngày cách nhau giữa 2 lần cung cấp liền nhau. *Dự trữ bảo hiểm Dự trữ bảo hiểm cần thiết trong các trường hợp sau: -Mức tiêu dùng vật tư bình quân trong một ngày đêm thực tế cao hơn so với kế hoạch. Điều này thường xẩy ra khi có sự thay đổi kế hoạch sản xuất theo chiều sâu hoặc kế hoạch sản xuất thay đổi nhưng mức tiêu hao nguyên vật liệu tăng lên. -Lượng vật tư giữa 2 kỳ cung ứng nối tiếp nhau thực tế ít hơn so với kế hoạch( trong khi mức tiêu dùng và lượng vật tư cung ứng vẫn như cũ) -Chu kỳ cung ứng giữa 2 kỳ cung ứng nối tiếp nhau thực tế dài hơn so với kế hoạch Dbh = Mbqn * Nbh Trong đó: Dbh: Nhu cầu dự trữ bảo hiểm Mbqn: Mức tiêu dùng bình quân trong một ngày đêm Nbh : Số ngày dự trữ bảo hiểm Trên thực tế, sự hình thành dự trữ bảo hiểm chủ yếu là do nguyên nhân cung ứng vật tư không ổn định. Chính vì vậy các doanh nghiệp phải tổ chức khâu cung ứng vật tư để đảm bảo ổn định đến mức tối đa, góp phần vào nâng cao hiệu quả sử dụng lưu động. Lượng vật tư dự trữ được tính theo 3 chỉ tiêu; -Dự trữ tuyệt đối: Là khối lượng của loại vật tư chủ yếu, biểu hiện bằng các đơn vị hiện vật như : tấn, tạ kg, m, m2… Dự trữ này rất cần thiết, giúp cho doanh nghiệp tổ chức, xây dựng và hoàn thiện hệ thống kho tàng. -Dự trữ tương đối : Được tính bằng số ngày dự trữ. Dự trữ này giúp cho doanh nghiệp thấy được số lượng vật tư dự trữ đảm bảo cho sản xuất kinh doanh tiến hành được liên tục trong bao nhiêu ngày. Dự trữ tương đối và dự trữ tuyệt đối có quan hệ mật thiết với nhau, thông qua mức tiêu dùng vật tư bình quân trong một ngày đêm. -Dự trữ biểu hiện bằng tiền: Là khối lượng vật tư biểu hiện bằng giá trị, bằng tích số giữa hai đại lượng vật tư dự trữ tuyệt đối và đơn giá mua các loại vật tư. Chỉ tiêu dự trữ này rất cần thiết cho việc xác định nhu cầu về vốn lưu động và tình hình cung ứng vật tư. Phương pháp phân tích: So sánh số lượng vật tư thực tế đang dự trữ theo từng loại với số lượng vật tư cần dự trữ. thông thường mỗi loại vật tư đều có định mức dự trữ tối đa và tối thiểu. Nếu dự trữ nằm ở giữa định mức trên là tốt. Cao quá hoặc thấp quá đều không tốt. Nếu dự trữ quá cao sẽ gây ứ đọng vốn. Thực chất, dự trữ là vốn chết trong suốt khoảng thời gian nằm chờ để đưa vào sản xuất. Do vậy cần phải có biện pháp giảm mức dự trữ tới mức dự trữ cần thiết. Nhưng nếu dự trữ quá thấp thì sẽ không đảm bảo cho quá trình sản xuất kinh doanh được liên tục. Do đó mục tiêu của dự trữ vật tư phải luôn kịp thời hài hoà vừa đảm bảo sản xuất kinh doanh được thường xuyên đều đặn, vừa phải sử dụng tiết kiệm vốn. VIII.Phân tích tình hình sử dụng vật tư ở doanh nghiệp. Sử dụng tiết kiệm nguyên vật liệu là một trong những mục tiêu cơ bản để giảm chi phí sản xuất, hạ giá thành sản phẩm tăng lợi nhuận cho doanh nghiệp. Bởi vậy, việc phân tích tình hình nguyên vật liệu vào sản xuất sản phẩm phải được tiến hành thường xuyênđịnh kỳ trên các mặt: Khối lượng nguyên vật liệu dùng vào sản xuất kinh doanh, mức tiêu hao nguyên vật liệu để sản xuất ra đơn vị sản phẩm. 1.Phân tích tình hình sử dụng khối lượng nguyên vật liệu vào sản xuất sản phẩm. Để phân tích tình hình sử dụng khối lượng nguyên vật liệu cần xác định chỉ tiêu nguyên vật liệu cần dùng cho sản xuất. Lượng nguyên vật liệu dùng sản xuất sản phẩm = Lượng nguyên vật liệu còn lại hoặc chưa dùng đến - Lượng nguyên vật liệu xuất cho sản xuất sản phẩm Lượng nguyên vật liệu còn lại chưa dùng đến, cuối kỳ kiểm kê thường có sự chênh lệch không đáng kể hoặc nếu bằng 0 thì. Lượng nguyên vật liệu dùng cho sản xuất sản phẩm Lượng nguyên vật liệu xuất cho sản xuất sản phẩm = Nhu cầu về số lượng nguyên vật liệu i sử dụng trong kỳ(Mi) được tính theo công thức: Mi = q*mi Trong đó q:là số lượng sản phẩm hay chi tiết cần sản xuất mi: định mức tiêu hao nguyên vật liệu i cho 1 sản phẩm Để phân tích tình hình sử dụng khối lượng nguyên vật liệu vào sản xuất sản phẩm, cần phải xác định mức biến động tuyệt đối và mức biến động tương đối sau: Mức biến động tuyệt đối: là lấy khối lượng nguyên vật liệu tiêu ding thực tế(M1) so với số lượng nguyên vật liệu tiêu hao theo kế hoạch(Mk) theo công thức: M1 100 Mk *- Số tương đối : Số tuyệt đối : DM =M1 +Mk Mi 100 * Q1 Mk * Qk Kết quả tính toán cho thấy, khối lượng nguyên vật liệu tiêu dùng thực tế cho sản xuất sản phẩm thực tế so với kế hoạch tăng hay giảm. Việc tổ chức cung cấp nguyên vật liệu tốt hay xấu. Mức biến động tương đối: Số tuyệt đối: DM =M1 - Mk * Q1/Qk Trong đó: Q1,Qk : khối lượng sản phẩm hoàn thành và kế hoạch M x Khối lượng nguyên vật liệu kế hoạch nhưng đã được điều chỉnh theo tỷ lệ hoàn thành kế hoạch sản lượng sản phẩm Kết quả tính toán phản ánh mức sử dụng nguyên vật liệu vào sản xuất sản phẩm đã tiết kiệm hay lãng phí. 2.Phân tích mức tiêu dùng nguyên vật liệu cho sản xuất đơn vị sản phẩm khối lượng nguyên vật liệu dùng vào sản xuất trong kỳ được chia thành 3 bộ phận chủ yếu: -Bộ phận cơ bản tiêu dùng để tạo thành thực thể hoặc trọng lượng tinh của sản phẩm hoàn thành -Bộ phận tạo thành phế liệu, dư liệu trong quá trình sản xuất sản phẩm -Bộ phận tạo thành sản phẩm hỏng trong quá trình sản xuất -Mức tiêu dùng nguyên vật liệu cho sản xuất đơn vị sản phẩm m = M/Q trong đó: M: khối lượng nguyên vật liệu cần dùng cho sản xuất trong kỳ Q: khối lượng sản phẩm hoàn thành trong kỳ Mức tiêu dùng nguyên vật liệu cho sản xuất đơn vị sản phẩm bao gồm 3 bộ phận cấu thành, có thể viết dưới dạng: m= k+f+h trong đó: k: Là trọng lượng tinh hoặc thực thể sản phẩm f : Mức phế liệu dư liệu bình quân của đơn vị sản phẩm hoành thành h: Là mức tiêu phí nguyên vật liệu cho sản phẩm hỏng bình quân của đơn vị sản phẩm hoàn thành Đối với những loại sản phẩm sản xuất từ nhiều loại nguyên vật liệu, mức chi phí nguyên vật liệu để sản xuất đơn vị sản phẩm được xác định bằng công thức ồMixSi =ồ(ki + fi + hi)xSi trong đó: Mi:Mức chi phí nguyên vật liệu để sản xuất đơn vị sản phẩm Si : Giá thành đơn vị nguyên vật liệu cho từng loại xuất dùng cho sản xuất đơn vị sản phẩm Như vậy, Mi chịu ảnh hưởng của 2 nhân tố đó là mi và Si nhưng bản thân mi lại chịu ảnh hưởng của 3 nhân tố đó là: ki,fi,hi.Có thể phân tích mức độ hoàn thành kế hoạch mức tiêu dùng nguyên vật liệu cho sản xuất đơn vị sản phẩm do ảnh hưởng lần lượt của từng nguyên tố sau: -Mức tiêu kiệm nguyên vật liệu cho sản xuất đơn vị sản phẩm DM =m1 – mk = (k1 - kk) + (f1 - fk) + (h1 - hk) -Mức tiết kiệm chi phí nguyên vật liệu cho sản xuất đơn vị sản phẩm DMs = ồMi1xSi1 - ồMik xSik Do các nhân tố ảnh hưởng sau: -Định mức tiêu hao nguyên vật liệu Dm(m) =ồ(mi1 - mik)x Sik trong đó: Do nhân tố trọng lượng tinh của đơn vị sản phẩm Dm(k) =ồ(ki1 - kik)x Sik Do nhân tố phế liệu bình quân đơn vị sản phẩm Dm(f) =(fi1 - fik)x Sik Do nhân tố phế phẩm bình quân đơn vị sản phẩm Dm(h) =ồ(hi1 - hik)x Sik Do ảnh hưởng của nhân tố giá thành đơn vị nguyên vật liệu Dm(s) =ồ(si1 - sik)x mi1 3.Phân tích tình hình biến động tổng mức chi phí nguyên vật liệu cho sản xuất sản phẩm *Phân tích tổng mức chi phí nguyên vật liệu cho sản xuất sản phẩm Để sản xuất ra sản phẩm, các doanh nghiệp phần lớn sử dụng nhiều loại nguyên vật liệu.Do vậy, tổng mức chi phí nguyên vật liệu cho sản xuất đơn vị sản phẩm phụ thuộc vào các nhân tố -Khối lượng sản phẩm hoàn thành(qi) -Kết cấu về khối lượng sản phẩm -Định mức tiêu hao nguyên vật liệu (si) Vậy tổng mức chi phí nguyên vật liệu cho sản xuất sản phẩm được xác định bằng công thức: M =ồqi x mi x si Để phân tích trình độ hoàn thành kế hoạch về tổng mức chi phí nguyên vật liệu, trước hết phải xác định đối tượng phân tích: DM =Mi – Mk =ồqi1 x mi1 x si1 - ồqik x mik x sik Các nhân tố ảnh hưởng được xác định như sau Do ảnh hưởng của các nhân tố khối lượng và kết cấu về khối lượng sản phẩm DM(q) =ồqi1 x mik x sik - ồqik x mik x sik Do ảnh hưởng của nhân tố định mức tiêu hao nguyên vật liệu cho sản xuất đơn vị sản phẩm DM(m) =ồqi1 x mi1 x sik - ồqi1 x mik x sik Do ảnh hưởng của nhân tố đơn giá nguyên vật liệu cho sản xuất DM(s) =ồqi1 x mi1 x si1 - ồqi1 x mi1 x sik *Phân tích tình hình sử dụng nguyên vật liệu qua các công đoạn sản xuất Quá trình sản xuất của doanh nghiệp thường phải trải qua nhiều công đoạn sản xuất. Nguyên vật liệu phục vụ cho quá trình này có thể cung cấp dần cho từng công đoạn sản xuất đầu tiên của dây chuyền sản xuất. Cứ qua mỗi công đoạn sản xuất sản phẩm của doanh nghiệp được hoàn chỉnh thêm một bước. Trong quá trình chế biến ở từng công đoạn, phế liệu, phế phẩm cũng sinh ra làm hao hụt nguyên vật liệu, Bởi vậy, cần phải phân tích tình hình nguyên vật liệu trong quá trình sản xuất sản phẩm của doanh nghiệp gồm nhiều công đoạn nối tiếp nhau mà mức độ sử dụng là tiết kiệm hay vượt chi ở mỗi công đoạn đó. *Phân tích mối liên kết giữa tình hình cung cấp, dự trữ và sử dụng các loại nguyên vật liệu đến kết quả sản xuất kinh doanh Việc cung cấp, dự trữ và sử dụng các loại nguyên vật liệu cho sản xuất sản phẩm đảm bảo tốt thì kết quả sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. Đây là mối quan hệ nhân quả. Mối quan hệ này được biểu hiện ở công thức: Khối lương nguyên vật liệu tồn kho đầu kỳ Khối lượng sản phẩm sản xuất Khối lượng nguyên vật liệu dự trữ cuối kỳ + Khối lượng nguyên vật liệu nhập trong kỳ Mức tiêu dùng nguyên vật liệu cho sản xuất đơn vị sản phẩm = - Phương pháp phân tích Xác định đối tượng phân tích Dq = q1 - qo trong đó: q1,qo : Khối lượng sản phẩm sản xuất thực tế và kế hoạch Dq : Mức chênh lệch tuyệt đối về khối lượng sản phẩm giữa thực tế với kế hoạch Phân tích mức độ ảnh hưởng của từng nhân tố và tình hình cung cấp dự trữ và sử dụng nguyên vật liệu đến sản xuất sản phẩm m(k) - M(dk1) Dq(mdk) = M(dkk) +Do ảnh hưởng của nhân tố nguyên vật liệu tồn kho đầu kỳ Mdk1, Mdkk: Khối nguyên vật liệu dự trữ đầu kỳ theo thực tế và kế hoạch. mk:Mức tiêu hao nguyên vật liệu cho sản xuất đơn vị sản phẩm kỳ kế hoạch M(nk1) - m(k) M(nkk) = Dq(Mnk) +Do ảnh hưởng của nhân tố nguyên vật liệu nhập kho trong kỳ Mnk1, Mnkk: Khối nguyên vật liệu nhập kho trong kỳ +Do ảnh hưởng của nhân tố nguyên vật liệu tồn kho cuối kỳ Mmck, Mck1: Là khối lượng nguyên vật liệu tồn kho cuối kỳ Dq(Mnk) M(nk1) = m(k) M(nkk) - + Do ảnh hưởng của nhân tố mức tiêu hao nguyên vật liệu cho đơn vị sản phẩm Dq(m) = q1 + - Mdkt Mnkt - Mckt mk Tổng hợp lại. Dq = Dq(mdk) + Dq(mnk) + Dq(mck) + Dq(m) Trên cơ sở xác định sự ảnh hưởng và mức độ ảnh hưởng của từng nhân tố đến chỉ tiêu phân tích, kiến nghị những biện phấp cải tiến, điều chỉnh công tác cung ứng, dự trữ và sử dụng nguyên vật liệu. Chương III Thực trạng tình hình cung ứng, dự trữ và sử dụng vật tư ở Công Ty Cao Su Sao Vàng

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docKT212.doc
Tài liệu liên quan