Đồ án Phân tích và đề xuất giải pháp cải thiện tình hình tài chính của viện cơ khí năng lượng và mỏ

MỤC LỤC

DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT TRONG ĐỒ ÁN 5

LỜI MỞ ĐẦU 6

CHƯƠNG I: CƠ SỞ LÝ LUẬN CHUNG VỀ TÀI CHÍNH DOANH NGHIỆP VÀ PHÂN TÍCH TÀI CHÍNH DOANH NGHIỆP 8

1.1. Khái niệm tài chính doanh nghiệp 8

1.2. Mục tiêu của phân tích tài chính 9

1.3. Căn cứ để phân tích và đánh giá tài chính 9

1.4. Các phương pháp sử dụng trong phân tích tài chính 12

1.5. Nội dung và quy trình phân tích tài chính 13

1.5.1 Phân tích khái quát tình hình tài chính qua các báo cáo tài chính 13

1.5.1.1. Phân tích khái quát các báo cáo tài chính 13

1.5.1.2. Phân tích cơ cấu tài sản và nguồn vốn 14

1.5.1.3. Phân tích các cân đối tài chính 15

1.5.2. Phân tích hiệu quả tài chính 15

1.5.2.1. Các tỷ số về doanh lợi 15

a. Doanh lợi sau thuế (Lợi nhuận biên) ROS 15

b. Doanh lợi trước thúê (Sức sinh lợi cơ sở BEP) 16

c. Tỷ suất thu hồi tài sản, ROA 16

d. Tỷ suất thu hồi vốn chủ sở hữu, ROE 16

1.5.2.2. Các tỷ số về khả năng quản lý tài sản 16

a. Vòng quay hàng tồn kho 17

c. Vòng quay tài sản cố định 17

d. Vòng quay tài sản lưu động 18

đ. Vòng quay tổng tài sản 18

1.5.3 Phân tích rủi ro tài chính 18

1.5.3.1. Các tỷ số về khả năng quản lý nợ 18

a. Chỉ số nợ 18

b. Chỉ số khả năng thanh toán lãi vay 19

1.5.3.2. Các chỉ số về khả năng thanh khoản 19

a. Khả năng thanh toán hiện hành 19

b. Khả năng thanh toán nhanh 20

c. Khả năng thanh toán tức thời 20

1.5.3.3. Các khoản phải thu phải trả 21

1.5.4. Phân tích tổng hợp tình hình tài chính, phân tích Dupont 21

1.5.4.1. Đẳng thức Dupont thứ nhất 21

1.5.4.2. Đẳng thức Dupont thứ hai 21

1.5.4.3. Đẳng thức Dupont tổng hợp 22

CHƯƠNG II: PHÂN TÍCH THỰC TRẠNG VỀ TÌNH HÌNH TÀI CHÍNH CỦA VIỆN CƠ KHÍ NĂNG LƯỢNG VÀ MỎ 23

2.1. Giới thiệu chung về Viện Cơ khí Năng lượng và Mỏ 23

2.1.1. Qúa trình hình thành và phát triển của doanh nghiệp 23

2.1.1.1. Tên, địa chỉ doanh nghiệp 23

2.1.1.2. Sự thành lập, các mốc quan trọng trong quá trình phát triển 23

2.1.1.3.Quy mô hiện tại của doanh nghiệp 24

2.1.2. Chức năng, nhiệm vụ của doanh nghiệp 25

2.1.2.1. Các lĩnh vực kinh doanh. 25

2.1.2.2. Các loại sản phẩm, dịch vụ chủ yếu của doanh nghiệp 25

2.1.3.1. Sản phẩm chủ yếu 26

2.1.3.2. Qui trình công nghệ sản xuất 26

2.1.4. Hình thức tổ chức sản xuất và kết cấu sản xuất của Viện 28

2.1.5. Tổ chức bộ máy quản lý của doanh nghiệp 28

2.1.5.1. Số cấp quản lý của doanh nghiệp: (2 cấp) 28

2.1.5.2. Mô hình cơ cấu bộ máy quản lý 29

2.1.5.3. Chức năng nhiệm vụ cơ bản của các bộ phận quản lý 30

2.1.6. Phân tích tình hình tiêu thụ sản phẩm. 31

2.1.6.1. Số liệu về kết quả tiêu thụ sản phẩm, dịch vụ 31

2.1.6.2. Kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của Viện trong 2 năm 32

2.1.7. Sơ lược thị trường tiêu thụ hàng hoá, dịch vụ của Viện, các đối thủ cạnh tranh 32

2.1.8. Phân tích lao động 33

2.1.9. Sự cần thiết của đề tài 33

2.2. Phân tích tình hình tài chính của Viện 34

2.2.1. Phân tích khái quát tình hình tài chính của Viện qua các báo cáo tài chính. 34

2.2.1.1. Phân tích cơ cấu tài sản và nguồn vốn 34

a. Phân tích cơ cấu tài sản 34

b. Phân tích cơ cấu nguồn vốn 37

2.2.1.2. Phân tích cân đối giữa tài sản và nguồn vốn 39

2.2.1.3. Phân tích báo cáo kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh 40

2.2.1.4. Phân tích báo cáo lưu chuyển tiền tệ 43

2.2.2. Phân tích hiệu quả tài chính của Viện 45

2.2.2.1. Phân tích khả năng quản lý tài sản 45

2.2.1.2. Phân tích khả năng sinh lời 51

2.2.3. Phân tích rủi ro tài chính 55

2.2.3.1. Phân tích khả năng thanh khoản 55

2.2.3.2. Phân tích hệ số các khoản phải thu so với khoản phải trả 56

2.2.3.3. Phân tích khả năng quản lý nợ 56

2.2.4. Phân tích tổng hợp tình hình tài chính đẳng thức Dupont 56

2.2.4.1. Phân tích đẳng thức Dupont thứ nhất 56

2.2.4.2. Phân tích đẳng thức Dupont thứ 2 57

2.2.4.3. Phân tích đẳng thức Dupont thứ 3 58

2.2.5. Đánh giá chung về tình hình tài chính của Viện 59

2.2.5.1. Những ưu điểm 59

2.2.5.2. Những nhược điểm 60

CHƯƠNG III: MỘT SỐ GIẢI PHÁP CẢI THIỆN TÌNH HÌNH TÀI CHÍNH CỦA VIỆN 61

3.1. Giải pháp thay đổi cơ cấu vốn theo hướng tăng tỷ số nợ dài hạn 61

3.1.1. Cơ sở căn cứ của giải pháp 61

3.1.2. Mục đích của giải pháp 61

3.1.3. Nội dung giải pháp 61

3.1.4. Kết quả đạt được sau khi thực hiện giải pháp 70

3.2. Giải pháp đẩy mạnh công tác thu hồi nợ 71

3.2.1. Cơ sở căn cứ của giải pháp 71

3.2.2. Mục đích của giải pháp 72

3.2.3. Nội dung thực hiện giải pháp 72

3.2.4. Kết quả của biện pháp 76

3.3. Tổng hợp kết quả sau khi thực hiên 2 giải pháp 77

KẾT LUẬN 79

PHỤ LỤC 80

TÀI LIỆU THAM KHẢO 86

 

 

doc86 trang | Chia sẻ: lynhelie | Lượt xem: 1215 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đồ án Phân tích và đề xuất giải pháp cải thiện tình hình tài chính của viện cơ khí năng lượng và mỏ, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
iếm 24,41% tài sản lưu động, năm 2006 giảm 83,66% tương đương giảm 2,753 tỷ chỉ còn đạt 0,528 tỷ, chiếm 4,3% tài sản lưu động. Nguyên nhân là do năm 2006 lưu chuyển tiền thuần trong kỳ từ hoạt động sản xuất kinh doanh giảm mạnh từ 1,696 triệu đồng xuống còn 7 triệu đồng và lưu chuyển tiền thuần của hoạt động tài chính tăng từ -1,990 triệu đồng lên tới -4,300 triệu đồng. Việc quy mô hoạt động của Viện ngày càng được nâng cao còn tiền lại giảm và đạt rất thấp ở năm 2006 là điều cực kỳ xấu cho việc sử dụng vốn lưu động của Viện. Vì điều này làm giảm tính linh động, khả năng đối phó của Viện trước những biến động hàng ngày trong kinh doanh. Các khoản đầu tư tài chính ngắn hạn: năm 2006 Viện đầu tư ngắn hạn 0,131 tỷ chiếm 1.05% tài sản lưu động. Tuy con số này quá bé nhưng cũng chứng tỏ bước khởi đầu của Viện vào lĩnh vực đầu tư tài chính. Các khoản phải thu: có xu hướng ngày càng giảm. Năm 2004 khoản phải thu đạt 8,383 tỷ chiếm tỷ trọng lớn nhất trong tài sản lưu động chiếm 64.88%. Năm 2005 các khoản phải thu giảm 15.5% tương đương giảm 1,299 tỷ đạt 7,084 tỷ chiếm 52.56% tài sản ngắn hạn. Năm 2006 các khoản phải thu tiếp tục giảm 13,03% tương đương giảm 0,923 tỷ. Trong đó các khoản trả trước cho người bán giảm mạnh giảm 97,36% tương đương giảm 2,721 tỷ, các khoản phải thu khác giảm 61,27% tương đương giảm 0,223 tỷ. Tuy nhiên các khoản phải thu của khách hàng lại tăng 50,41% (1,993 tỷ). Hàng tồn kho: có xu hướng ngày càng tăng. Năm 2004 hàng tồn kho chiếm 20.15% tài sản ngắn hạn. Năm 2005 hàng tồn kho tăng 19.16% tương đương tăng 0,499 tỷ đạt 3,103 tỷ chiếm 23.02% tài sản ngắn hạn. Hàng tồn kho năm 2006 đạt 5,671 tỷ, chiếm 45,28% tài sản lưu động. Năm 2006 tăng 82,74% tương đương 2,568 tỷ so với năm 2005 nguyên nhân chủ yếu là chi phí sản xuất kinh doanh dở dang ngày một tăng. Những thay đổi trong tiền, các khoản phải thu, hàng tồn kho và các khoản đầu tư tài chính ngắn hạn như đã được phân tích đã cho thấy yếu tố chủ chốt làm tài sản lưu động và đầu tư ngắn hạn năm 2006 giảm 7,25%, tương đương giảm 0,977 tỷ (từ 13,477 tỷ xuống còn 12,501 tỷ) chính là sự giảm đột biến của tiền. Tài sản dài hạn: Trong năm 2006, Viện đưa vào sử dụng những máy móc thiết bị được nhập mới và Viện cũng đưa vào sử dụng hai ngôi nhà của hai dự án phục vụ môi trường nghiên cứu khoa học công nghệ “Phòng thí nghiệm vật liệu có tính năng kỹ thuật cao” và dự án “ Viện nghiên cứu Cơ khí Năng lượng và Mỏ”. Điều này làm cho tài sản cố định tăng lên 29,348 tỷ về nguyên giá đồng thời chi phí xây dựng cơ bản dở dang giảm 18,205 tỷ. Khấu hao tài sản cố định hữu hình năm 2006 là 6,716 tỷ tương đương tăng 34,21% từ 5,004 tỷ lên 6,716 tỷ. Với việc đầu tư mới và khấu hao như trên, tài sản cố định hữu hình tăng 42,78% tương đương tăng 9,541 tỷ. Như vậy năm 2006 Viện đầu tư nhiều vào tài sản cố định hữu hình nên năng lực hoạt động của Viện đã được nâng lên đáng kể. Tài sản dài hạn khác: Tài sản dài hạn khác cụ thể đây là chi phí trả trước dài hạn có xu hướng ngày càng tăng. Năm 2005 đạt 0,52 tỷ chiếm 0.23% tài sản dài hạn. Năm 2006 đạt 0,72 tỷ chiếm 0.22% tài sản dài hạn tăng 37,39% tương đương tăng 0,19 tỷ. Những biến đổi ở các bộ phận cấu thành đã đưa đến tài sản cố định và đầu tư dài hạn khác năm 2006 tăng 42,77% tương đương tăng 9,561 tỷ, từ 22,354 tỷ lên 31,915 tỷ. Tài sản lưu động và đầu tư ngắn hạn giảm 0,977 tỷ và tài sản cố định và đầu tư dài hạn tăng 9,561 tỷ đã làm tài sản năm 2006 đạt 44,416 tỷ, tức tăng 23,96% so với 35,832 tỷ năm 2005. b. Phân tích cơ cấu nguồn vốn: Bảng 2.5: Bảng phân tích cơ cấu nguồn vốn Đ.v.t: tr.đồng Chỉ tiêu Năm 2004 Năm 2005 Năm 2006 Chênh lệch 05/04 Chênh lệch 06/05 Số tiền Tỷ trọng (%) Số tiền Tỷ trọng (%) Số tiền Tỷ trọng (%) Số tiền Tỷ trọng (%) Số tiền Tỷ trọng (%) A. Nợ phải trả 9,995 39.31 11,690 32.63 13,150 29.61 1,695 16.96 1,460 12.49 I. Nợ ngắn hạn 8,023 80.27 9,470 81.01 12,830 97.57 1,447 18.04 3,360 35.48 II. Nợ dài hạn 1,972 19.73 2,220 18.99 320 2.43 248 12.58 -1,901 -85.61 B. Vốn chủ sở hữu 15,433 60.69 24,142 67.37 31,266 70.39 8,708 56.42 7,124 29.51 I. Vốn CSH 10,655 69.04 20,789 86.11 2,257 7.22 10,134 95.11 -18,532 -89.14 II. Nguồn kinh phí và quỹ khác 4,778 30.96 3,352 13.89 29,009 92.78 -1,426 -29.85 25,657 765.38 Cộng nguồn vốn 25,428 100.00 35,832 100.00 44,416 100.00 10,403 40.91 8,584 23.96 Nợ ngắn hạn: Nợ ngắn hạn có xu hướng ngày càng tăng cả về số tuyệt đối và số tương đối. Năm 2004 nợ ngắn hạn đạt 8,023 tỷ chiếm 80.27% nợ phải trả. Năm 2005 nợ ngắn hạn đạt 9,47 tỷ chiếm 81,01% nợ phải trả tăng 18.04% tương đương tăng 1,447 tỷ.. Năm 2006 nợ ngắn hạn tăng 35,48% tương đương tăng 3,36 tỷ so với năm 2005 đạt 12,83 tỷ, chiếm 97,57% nợ phải trả. Tỷ trọng nợ ngắn hạn vẫn tiếp tục được duy trì cao trong tổng nợ. Nhưng nợ của công ty đã co xu hướng chuyển dịch dần sang nợ ngắn hạn trong đó tăng đột biến là các khoản người mua trả tiền trước tăng 3288,31% tương đương tăng 2,532 tỷ và các khoản phải trả cho người bán tăng 142,77% tương đương tăng 1,688 tỷ. Nợ dài hạn: Năm 2004 nợ dài hạn đạt 1,972 tỷ chiếm 19.73% nợ phải trả. Năm 2005 nợ dài hạn tăng 12.58% tương đương tăng 0,248 tỷ. Năm 2006 nợ dài hạn giảm 85,61% tương đương với giảm 1,901 tỷ. Những thay đổi trong nợ ngắn hạn, nợ dài hạn đã dẫn tới nợ phải trả năm 2006 tăng 12.49% tương đương tăng 1,460 tỷ. Năm 2006 vốn chủ sở hữu tăng lên cả về giá trị tuyệt đối và tỷ lệ tương đối trong tổng vốn tăng 29,51% tương đương tăng 7,124 tỷ so với năm 2005. Điều đáng chú ý nhất là những biến đổi ở các bộ phận cấu thành nguồn vốn chủ sở hữu. Vốn chủ sở hữu: Năm 2005 vốn chủ sở hữu đạt 20,789 tỷ chiếm 86,11% trong tổng vốn chủ sở hữu, trong năm 2006 con số này đã giảm 89,14% tương đương 18,532 tỷ chỉ đạt 2,257 tỷ chiếm 7,22% tổng vốn chủ sở hữu. Nguồn kinh phí và các quỹ khác: Năm 2006 nguồn kinh phí và các quỹ khác tăng 765.38% tương đương tăng 25,657 tỷ so với năm 2005, đạt 29,009 tỷ, chiếm 92,78% trong tổng nguồn vốn chủ sở hữu. Những biến đổi trong vốn chủ sở hữu, nguồn kinh phí và quỹ khác như đã phân tích ở trên đã làm cho vốn chủ sở hữu tăng 29.51% tương đương tăng 7,124 tỷ (từ 24,142 tỷ lên đến 31,266 tỷ). 2.2.1.2. Phân tích cân đối giữa tài sản và nguồn vốn TSNH (37,61%) TSDH (62,39%) NNH (26,43%) NDH (6,2%) NVCSH (67,37%) Năm 2005 TSNH (28,14%) TSDH (71,86%) NNH (28,89%) NDH (0,72%) NVCSH (70,39%) Năm 2006 TT Chỉ tiêu Năm 2005 Năm 2006 Chênh lệch (+/-) Tỷ lệ (%) 1 Tỷ suất TSCĐ và nguồn vốn thường xuyên 0.85 1.01 0.16 18.82 2 Tỷ suất TSLĐ và nguồn vốn ngắn hạn 1.42 0.97 (0.45) (31.69) Từ tỷ suất tài sản cố định và nguồn vồn thường xuyên cho thấy năm 2006 phần tài sản cố định và đầu tư dài hạn được đầu tư bằng số vốn của Viện tăng 18,82% so với năm 2005 (1,01 so với 0,85). Nguyên nhân chủ yếu là tốc độ tăng nguồn vốn thường xuyên nhỏ hơn tốc độ tăng của tài sản cố định. Năm 2006 tỷ suất này lớn hơn 1 chứng tỏ phần tài sản cố định và đầu tư dài hạn còn được đầu tư bởi các khoản nợ ngắn hạn. Năm 2005 nguồn vốn thường xuyên tài trợ cho cho tài sản cố định và một phần tài sản lưu động. Tỷ suất tài sản lưu động và nguồn vốn ngắn hạn năm 2006 giảm 31,69% so với năm 2005, từ 1,42 xuống 0,97. Nguyên nhân là do tài sản lưu động và đầu tư ngắn hạn giảm trong khi nguồn vốn ngắn hạn tăng. Năm 2006 nguồn vốn ngắn hạn không những đầu tư cho tài sản lưu động và đầu tư ngắn hạn mà còn đầu tư cho TSCĐ và ĐTDH khác. Năm 2005 tài sản lưu động được đầu tư bởi nợ ngắn hạn, nợ dài hạn và một phần nguồn vốn chủ sở hữu. So với năm 2005 thì năm 2006 có sự cân đối hơn về cơ cấu giữa tài sản và nguồn vốn. 2.2.1.3. Phân tích báo cáo kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh Bảng 2.6: So sánh kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của Viện Đ.v.t: tr.đồng Chỉ tiêu Năm 2005 Năm 2006 Chênh lệch Số tiền Tỷ trọng (%) Số tiền Tỷ trọng (%) Số tiền Tỷ trọng (%) 1. Doanh thu BH và CCDV 38,632 51,613 12,981 33.60 2. Các khoản giảm trừ 475 141 -334 -70.32 3. Doanh thu thuần về BH và CCDV 38,157 100.00 51,472 100.00 13,316 34.90 4. Giá vốn hàng bán 32,794 85.94 42,808 83.17 10,014 30.54 5. LN gộp về và CCDV 5,363 14.06 8,664 16.83 3,301 61.55 6. Doanh thu HĐTC 78 0.20 95 0.18 17 21.79 7. Chi phí tài chính 316 0.83 376 0.73 60 18.99 Trong đó chi phí lãi vay 316 0.83 376 0.73 60 18.99 8. Chi phí bán hàng 1,940 5.08 1,796 3.49 -143 -7.39 9. Chi phí QLDN 2,468 6.47 5,573 10.83 3,105 125.81 10. LN thuần từ HĐKD 717 1.88 1,014 1.97 297 41.42 11. Thu nhập khác 96 0.25 244 0.47 148 154.17 12. Chi phí khác 6 0.02 60 0.12 54 900 13. Lợi nhuận khác 90 0.24 184 0.36 94 104.44 14. Tổng lợi nhuận kế toán trước thuế 807 2.12 1,198 2.33 390 48.45 15. Thuế TNDN 226 0.59 335 0.65 109 48.23 16. Lợi nhuận sau thuế 581 1.52 863 1.67 282 48.54 Căn cứ cột tổng số tỷ trọng (%) trên bảng phân tích báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh cho thấy: năm 2005 bình quân cứ 100 đ doanh thu tiêu thụ thì có 85.94 đ giá vốn hàng bán, 14.06 đ lợi nhuận gộp, 5.08 đ chi phí bán hàng và 6.47 đ chi phí quản lý doanh nghiệp. Năm 2006 bình quân cứ 100 đ doanh thu tiêu thụ thì có 83.17 đ giá vốn hàng bán, 16.83 đ lợi nhuận gộp, 3.49 đ chi phí bán hàng và 10.83 đ chi phí quản lý doanh nghiệp. Như vậy giá vốn hàng bán chiếm tỷ trọng lớn nhất trong doanh thu, tiếp đến là chi phí quản lý doanh nghiệp. Doanh thu kỳ này tăng lên so với kỳ trước 33.6% tương ứng doanh thu thuần tăng 34.9%. Điều này là do giảm mức hàng bán bị trả lại và giảm khoản huỷ hợp đồng. Tốc độ tăng giá vốn hàng bán 30.54% nhỏ hơn tốc độ tăng doanh thu thuần và tổng doanh thu điều này cho thấy năm 2006 Viện đã kiểm soát được chi phí. Đây là một xu hướng có lợi cho Viện, làm cho lợi nhuận tăng. Chi phí bán hàng giảm 7,39% so với năm 2005 việc giảm chi phí bán hàng giúp cho Viện cắt giảm chi phí giảm giá thành tăng lợi nhuận trong kỳ. Nhưng bên cạnh đó cũng cần cân nhắc mức độ giảm vì có thể nó sẽ thể hiện sự chưa hoàn chỉnh trong khâu bán hàng và cung cấp dịch vụ sau bán hàng mà kết quả không tốt cho tiêu thụ có thể xảy ra ở các kỳ sau. Chi phí quản lý doanh nghiệp tăng 125.8% tốc độ này nhanh hơn tốc độ tăng doanh thu ( tốc độ tăng doanh thu là 33.6%). Vì vậy cần kiểm soát chặt chẽ quan tâm hơn tới việc sử dụng hợp lý chi phí quản lý doanh nghiệp. So với năm 2005 lợi nhuận thuần từ hoạt động sản xuất kinh doanh năm 2006 tăng lên một lượng 297 triệu đồng hay đạt 41,42%. Điều này do ảnh hưởng của các nhân tố sau: + Do doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ thay đổi. Tổng doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ năm 2006 so với năm 2005 tăng lên 12,981 triệu đồng (33,6%) làm cho lợi nhuận thuần từ hoạt động sản xuất kinh doanh tăng một lượng tương ứng là 12,981triệu đồng. + Do các khoản giảm trừ thay đổi (Hàng bán bị trả lại giảm và khoản huỷ hợp đồng giảm). Các khoản giảm trừ giảm 334 triệu đồng làm cho lợi nhuận thuần từ hoạt động sản xuất kinh doanh tăng tương ứng một lượng bằng 334 triệu đồng. + Do giá vốn hàng bán tăng 10,014 triệu đồng làm cho lợi nhuận thuần từ hoạt động sản xuất kinh doanh giảm một lượng tương ứng là (10,014) triệu đồng.. + Do chi phí bán hàng giảm một lượng 144 triệu đồng làm cho lợi nhuận thuần từ hoạt động sản xuất kinh doanh tăng một lượng tương ứng là 144 triệu đồng. + Do chi phí quản lý doanh nghiệp tăng một lượng bằng 3,105 triệu đồng làm cho lợi nhuận thuần từ hoạt động sản xuất kinh doanh giảm một lượng tương ứng là 3,105 triệu đồng. + Do doanh thu hoạt động tài chính tăng 17 triệu đồng làm cho lợi nhuận thuần từ hoạt động sản xuất kinh doanh tăng một lượng tương ứng là 17 triệu đồng. + Do chi phí lãi vay tăng 6 triệu đồng tương đương tăng 18.91% làm cho lợi nhuận thuần từ hoạt động sản xuất kinh doanh giảm một lượng tương ứng là 6 triệu đồng. Tổng hợp ảnh hưởng của các nhân tố đến lợi nhuận: + Các nhân tố làm tăng lợi nhuận (triệu đồng) Doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ +12,981 Các khoản giảm trừ +334 Chi phí bán hàng +144 Doanh thu hoạt động tài chính +17 Cộng 13,476 + Các nhân tố làm giảm lợi nhuận (triệu đồng): Giá vốn hàng bán -10,014 Chi phí quản lý doanh nghiệp -3,105 Chi phí lãi vay -6 Cộng -13,179 Tổng hợp các nhân tố tăng và giảm lợi nhuận thuần từ hoạt động sản xuất kinh doanh: = 13,476 – 13,179 = 297 triệu đồng Lợi nhuận thuần từ hoạt động sản xuất kinh doanh năm 2006 đạt 1,014 triệu kết hợp với việc lợi nhuận ngoài hoạt động sản xuất kinh doanh chính đạt 184 triệu tăng 104.44%, tương đương tăng 94 triệu đã đưa đến lợi nhuận trước thuế đạt 1,198 triệu, tăng 48.45%, tương đương tăng 390 triệu so với 807 triệu của năm 2005. Tiếp đến việc tác động của thuế thu nhập doanh nghiệp đến kết quả lợi nhuận cuối cùng của Viện trong năm 2006, thuế thu nhập doanh nghiệp là 335 triệu đồng tăng 48.23% tương đương tăng 109 triệu so với năm 2005 đã làm lợi nhuận sau thuế năm 2006 đạt 863 triệu tăng 48.54%, tương đương tăng 282 triệu so với 581 triệu của năm 2005. 2.2.1.4. Phân tích báo cáo lưu chuyển tiền tệ Bảng 2.7: Bảng so sánh lưu chuyển tiền tệ Đ.v.t: tr.đồng Chỉ tiêu Năm 2005 Năm 2006 Chênh lệch (+/-) Tỷ lệ (%) I. Lưu chuyển tiền từ hoạt động kinh doanh 1. Tiền thu từ BH, CCDV và doanh thu khác 42,360 54,528 12,168 28.73 2. Tiền chi trả cho người cung cấp hàng hoá và DV -40,544 -48,842 -8,298 20.47 3. Tiền chi trả cho người lao động -10,040 -12,721 -2,681 26.70 4. Tiền chi trả lãi vay -115 -162 -47 40.87 5. Tiền chi nộp thuế thu nhập doanh nghiệp -402 -340 62 -15.42 6. Tiền thu khác từ hoạt động kinh doanh 13,333 10,516 -2,817 -21.13 7. Tiền chi khác cho hoạt động SXKD -2,897 -2,970 -73 2.52 Lưu chuyển tiền thuần từ hoạt động kinh doanh 1,696 7 -1,689 -99.59 II. Lưu chuyển tiền từ hoạt động đầu tư 0 0 1. Tiền chi mua sắm, xây dựng TSCĐ và TSDH khác -492 -268 224 -45.53 2. Tiền thu từ thanh lý, nhượng bán TSCĐ và TSDH khác 3. Tiền chi cho vay, mua các công cụ nợ của đơn vị khác 4. Tiền thu hồi cho vay, bán lại công cụ nợ của ĐV khác 5. Tiền chi đầu tư góp vốn vào ĐV khác -6,300 -7,331 -1,031 16.37 6. Tiên thu hồi đầu tư góp vốn vào ĐV khác 6,300 7,200 900 14.29 7. Tiền thu lãi cho vay, cổ tức và lợi nhuận được chia 15 95 80 533.33 Lưu chuyển tiền thuần từ hoạt động đầu tư -476 -304 172 -36.13 III. Lưu chuyển tiền từ hoạt động tài chính 1. Tiền thu từ phát hành cổ phiếu, nhận vốn góp của CSH 2. Tiền chi trả vốn góp cho các CSH, mua lại cổ phiếu 3. Tiền vay ngắn hạn, dài hạn nhận được 2,126 1,844 -282 -13.26 4. Tiền chi trả nợ gốc vay -1,990 -4,300 -2,310 116.08 5. Tiền chi trả nợ thuê tài chính 6. Cổ tức, lợi nhuận đã trả cho CSH Lưu chuyển tiền thuần từ hoạt động tài chính 136 -2,456 -2,592 -1905.88 Lưu chuyển tiền thuần trong kỳ 1,356 -2,753 -4,109 -303.02 Tiền và tương đương tiền đầu kỳ 1,934 3,290 1,356 70.11 Ảnh hưởng của thay đổi tỷ giá hối đoái quy đổi ngoại tệ Tiền và tương đương tiền cuối kỳ 3,290 538 -2,752 -83.65 Năm 2005, 2006 hoạt động sản xuất kinh doanh dòng tiền ra nhỏ hơn dòng tiền vào. Năm 2006 lưu chuyển tiền thuần từ hoạt động sản xuất kinh doanh giảm 99.59% tương đương giảm 1,689 triệu. Năm 2006 tiền thu từ bán hàng và cung cấp dịch vụ tăng 28.73%, tương đương tăng 12,168 triệu trong khi tiền chi trả cho người cung cấp hàng hoá và dịch vụ tăng 20.47%, tương đương tăng 8,298 triệu, tiền chi trả cho người lao động tăng 26.70% tương đương tăng 2,681 triệu và tiền thu khác từ hoạt động sản xuất kinh doanh giảm 21.13%, tương đương giảm 2,817 triệu đây chính là nguyên nhân chủ yếu làm cho lưu chuyển tiền thuần từ hoạt động sản xuất kinh doanh năm 2006 giảm. Hoạt động đầu tư: dòng tiền vào nhỏ hơn dòng tiền ra. Lưu chuyển tiền thuần từ hoạt động đầu tư năm 2006 giảm 0,172 triệu tương đương giảm 36,13%. Hoạt động tài chính: năm 2005 dòng tiền vào lớn hơn dòng tiền ra, ngược lại năm 2006 dòng tiền vào nhỏ hơn dòng tiền ra. Lưu chuyển tiền thuần từ hoạt động tài chính năm 2006 giảm 1905,88% tương đương giảm 2,592 triệu chủ yếu là do năm 2006 tiền chi trả nợ gốc vay tăng 116.08%, tương đương tăng 2,310 triệu. Lưu chuyển tiền thuần trong kỳ: tổng hợp các hoạt động năm 2005 dòng tiền vào lớn hơn dòng tiền ra nhưng năm 2006 dòng tiền ra lại lớn hơn dòng tiền vào. Do đó, năm 2005 lưu chuyển tiền thuần cuối kỳ tăng còn lưu chuyển tiền thuần cuối kỳ năm 2006 lại giảm. Năm 2006 cuối kỳ lượng tiền mặt giảm nhưng lợi nhuận của Viện tăng. Hoạt động kinh doanh của Viện mang lại một số dư tiền mặt (+). Các khoản phải thu giảm, sự gia tăng các khoản phải trả người bán, người mua trả tiền trước và khoản phải trả cho công nhân viên khiến cho Viện khỏi phải chi tiền mặt do đó làm cho tiền mặt của Viện tăng. Sự gia tăng lượng hàng tồn kho làm cho tiền mặt của Viện giảm. Viện đã sử dụng tiền mặt để đầu tư, trong kỳ Viện đã đầu tư thêm tài sản cố định và tài sản dài hạn khác làm cho lượng tiền mặt của Viện giảm. Hoạt động tài chính của Viện mang lại một số dư tiền mặt (-). Vay và nợ ngắn hạn giảm, nợ dài hạn giảm làm cho lượng tiền mặt của Viện giảm. Trong kỳ tiền chi trả nợ gốc vay lớn cũng làm giảm lượng tiền mặt của Viện.Trong kỳ số dư tiền mặt của hoạt động kinh doanh (+) nhưng không thể bù đắp được cho hoạt động đầu tư và hoạt động tài chính. Do đó số dư tiền mặt trong kỳ của cả ba hoạt động (-). 2.2.2. Phân tích hiệu quả tài chính của Viện 2.2.2.1. Phân tích khả năng quản lý tài sản Đ.v.t: tr.đồng Chỉ tiêu Năm 2004 Năm 2005 Năm 2006 Hàng tồn kho 2,603 3,103 5,671 HTHTK bình quân 2,853 4,387 Các khoản phải thu 8,383 7,084 6,161 Bình quân các KPT 7,734 6,622 TSLĐ 12,921 13,477 12,501 TSLĐ bình quân 13,199 12,989 TSCĐ 12,507 22,354 31,915 TSCĐ bình quân 17,431 27,135 TTS 25,428 35,832 44,416 TTS bình quân 30,630 40,124 Doanh thu thuần 38,157 51,472 Chỉ tiêu Đ.v.t Năm 2005 Năm 2006 Chênh lệch (+/-) Tỷ lệ (%) Vòng quay HTK Vòng 13.37 11.73 (1.64) (12.27) Kì thu nợ bán chịu Ngày 72.96 46.32 (26.64) (36.51) Vòng quay TSCĐ Vòng 2.19 1.90 (0.29) (13.24) Vòng quay TSLĐ Vòng 2.89 3.96 1.07 37.02 Vòng quay TTS Vòng 1.25 1.28 0.03 2.4 Hàng tồn kho có xu hướng tăng điều này có thể lý giải là do giá Nguyên liệu đầu vào của ngành Cơ Khí trong những năm gần đây tăng rất nhanh, để đảm bảo cho hoạt động sản xuất kinh doanh được liên tục và tránh rủi ro biến động giá, Viện đã tăng lượng hàng tồn kho. Vòng quay hàng tồn kho năm 2006 giảm so với năm 2005 12.27%, tương đương giảm 1.64 vòng. Sự biến động của vòng quay hàng tồn kho: Phân tích mức độ ảnh hưởng của từng nhân tố đến vòng quay hàng tồn kho. Mức độ ảnh hưởng của doanh thu thuần: Mức độ ảnh hưởng của hàng tồn kho bình quân: Tổng hợp mức độ ảnh hưởng đến vòng quay hàng tồn kho: Đánh giá: - Doanh thu thuần tăng làm cho vòng quay hàng tồn kho tăng 4.67 vòng. - Hàng tồn kho bình quân tăng làm cho vòng quay hàng tồn kho giảm 6.31 vòng. Từ chỉ số kì thu nợ bán chịu cho ta thấy Viện đã có tình hình thu nợ tương đối tốt. nhanh đây là điều đáng mừng kì thu nợ năm 2006 đã giảm 36.51% so với năm 2005. Như vậy năm 2006 đã giảm được lượng vốn bị chiếm dụng, lợi nhuận có thể cao. Do đó Viện sẽ đỡ khó khăn trong khâu huy động vốn cho kinh doanh. Tuy nhiên khoản phải thu của khách hàng lại tăng do đó cần phải kiểm soát chặt chẽ khoản phải thu của khách hàng. Sự biến động của khoản phải thu: Phân tích sự biến động của các nhân tố đến vòng quay khoản phải thu. Mức độ ảnh hưởng của doanh thu thuần: Mức độ ảnh hưởng của khoản phải thu bình quân: Tổng hợp mức độ ảnh hưởng: Đánh giá: - Doanh thu thuần tăng làm cho vòng quay hàng tồn kho tăng 1.72 vòng. - Khoản phải thu bình quân tăng làm cho vòng quay khoản phải thu tăng 1.12 vòng. Vòng quay tài sản cố định năm 2006 nhỏ hơn năm 2005 nguyên nhân là năm 2006 việc hoàn thành đưa vào sử dụng hai ngôi nhà của hai dự án phục vụ môi trường nghiên cứu khoa học công nghệ “Phòng thí nghiệm vật liệu có tính năng kỹ thuật cao” và dự án “ Viện nghiên cứu Cơ khí Năng lượng và Mỏ”. Điều này bất lợi cho Viện trong việc sử dụng tài sản cố định năm 2006 nhưng sẽ mang lại hiệu quả sử dụng tài sản cố định lớn hơn trong các năm sau khi các sản phẩm nghiên cứu được đưa ra sản xuất công nghiệp. Sự biến động của vòng quay tài sản cố định: Phân tích mức độ ảnh hưởng của các nhân tố đến vòng quay tài sản cố định Mức độ ảnh hưởng của doanh thu thuần: Mức độ ảnh hưởng của tài sản cố định bình quân: Tổng hợp mức độ ảnh hưởng của các nhân tố đến vòng quay tài sản cố định: Đánh giá: - Doanh thu thuần tăng làm cho vòng quay tài sản cố định tăng 0.76 vòng. - Tài sản cố định bình quân tăng làm cho vòng quay tài sản cố định giảm 1.05 vòng. Vòng quay tài sản lưu động năm 2006 cao hơn năm 2005 chứng tỏ năm 2006 tài sản lưu động có chất lượng cao được tận dụng đầy đủ, không bị nhàn rỗi và không bị giam giữ trong các khâu của quá trình sản xuất kinh doanh. Sự biến động của vòng quay tài sản lưu động: Phân tích mức độ ảnh hưởng của các nhân tố đến vòng quay tài sản lưu động Mức độ ảnh hưởng của doanh thu thuần: Mức độ ảnh hưởng của tài sản lưu động bình quân: Tổng hợp mức độ ảnh hưởng của các nhân tố: Đánh giá: - Doanh thu thuần tăng làm cho vòng quay tài sản lưu động tăng 1.01 vòng. - Tài sản lưu động bình quân giảm làm cho vòng quay tài sản lưu động tăng 0.06 vòng. Vòng quay tổng tài sản năm 2006 cao hơn năm 2005. Điều này chứng tỏ hiệu quả sử dụng tài sản năm 2006 tốt hơn năm 2005 do hiệu quả sử dụng tài sản lưu động năm 2006 cao hơn năm 2005. Vòng quay tổng tài sản cao sẽ là cơ sở tốt để có lợi nhuận cao. Sự biến động của vòng quay tổng tài sản: Phân tích mức độ ảnh hưởng của từng nhân tố đến vòng quay tổng tài sản. Mức độ ảnh hưởng của doanh thu thuần: Mức độ ảnh hưởng của tổng tài sản bình quân: Tổng hợp mức độ ảnh hưởng của các nhân tố đến vòng quay tổng tài sản: Đánh giá: - Doanh thu thuần tăng làm cho vòng quay tổng tài sản tăng 0.43 vòng. - Tổng tài sản bình quân tăng làm cho vòng quay tổng tài sản giảm 0.4 vòng. Bảng 2.8: Mức độ ảnh hưởng của các nhân tố đến vòng quay tài sản Chỉ tiêu Vq HTK Vq KPT Vq TSCĐ Vq TSLĐ Vq TTS Doanh thu thuần +4.67 +1.72 +0.76 +1.01 +0.43 Hàng tồn kho bình quân -6.31 Khoản phải thu bình quân +1.12 Tài sản cố định bình quân -1.05 Tài sản lưu động bình quân +0.06 Tổng tài sản bình quân -0.4 Cộng -1.64 +2.84 -0.29 +1.07 +0.03 2.2.1.2. Phân tích khả năng sinh lời Đ.v.t: tr.đồng Chỉ tiêu Năm 2004 Năm 2005 Năm 2006 Doanh thu thuần 38,157 51,472 EBIT 1,124 1,574 Tổng tài sản 25,428 35,832 44,416 Tổng tài sản bình quân 30,630 40,124 Vốn chủ sở hữu 15,433 24,142 31,266 Vốn chủ sở hữu bình quân 19,787 27,704 Lợi nhuận sau thuế 581 863 Chỉ tiêu Năm 2005 Năm 2006 Ch ênh l ệch (+/-) Tỷ lệ (%) ROS 1.52 1.67 0.15 9.87 BEP 3.67 3.92 0.25 6.81 ROA 1.90 2.15 0.25 13.16 ROE 2.94 3.11 0.17 5.78 Từ chỉ tiêu lợi nhuận biên cho thấy năm 2005: 100 đồng doanh thu có 1.52 đồng lãi cho đồng Chủ sở hữu, năm 2006: 1 đồng doanh thu có 1.67 đồng lãi. Như vậy so với năm 2005 thì năm 2006 với 1 đồng doanh thu sẽ làm tăng 0.15 đồng lãi cho Chủ sở hữu điều này tốt cho hoạt động kinh doanh của Viện. Nguyên nhân là tốc độ tăng lợi nhuận lớn hơn tốc đôk tăng doanh thu. Tốc độ tăng lợi nhuận là 48.3% trong khi đó tốc độ tăng doanh thu thuần chỉ bằng 34.9%. Sự biến động của lợi nhuận biên: Phân tích mức độ ảnh hưởng của từng nhân tố đến lợi nhuận biên. Mức độ ảnh hưởng của lợi nhuận sau thuế: Mức độ ảnh hưởng của doanh thu thuần: Tổng hợp mức độ ảnh hưởng của các nhân tố đến lợi nhuận biên: Đánh giá: Lợi nhuận sau thuế tăng 48.54% làm cho lợi nhuận biên tăng 0.73%. Doanh thu thuần tăng 34.90% làm cho lợi nhuận biên giảm 0.58% Chỉ số về doanh lợi trước thuế cho biết năm 2006 cứ một trăm đồng vốn đầu tư vào Viện sẽ tạo ra nhiều hơn 0.25 đồng lãi cho toàn xã hội so với năm 2005. Nguyên nhân là do năm 2006 tốc độ tăng lợi nhuận trước thuế và lãi vay lớn hơn tốc độ tăng tổng tài sản bình quân.Sự biến động của sức sinh lời cơ sở: Phân tích mức độ ảnh hưởng của từng nhân tố đến sức sinh lợi cơ sở: Mức độ ảnh hưởng của EBIT: Mức độ ảnh hưởng của tổng tài sản bình quân: Tổng hợp mức độ ảnh hưởng của 2 nhân tố: Đánh giá: Lợi nhuận trước thuế và lãi vay tăng làm cho sức sinh lời cơ sở tăng 1.47% Tổng tài sản bình quân tăng làm cho sức sinh lời cơ sở giảm 1.22% Chỉ tiêu tỷ suất thu hồi tài sản cho thấy năm 2005: 100 đồng đầu tư vào doanh nghiệp tạo được 1.9 đồng lãi cho chủ sở hữu, năm 2006: 100 đồng đầu tư vào doanh nghiệp tạo được 2.15 đồng lãi cho chủ sở hữu. Như vậy so với năm 2005 thì năm 2006 cứ 100 đồng đầu tư vào doanh nghiệp sẽ đem lại cho chủ sở hữu nhiều hơn 0.25 đồng lãi. Đây là điều đáng mừng cho hoạt động sản xuất kinh doanh của Viện. Tuy nhiên tỷ suất thu hồi này còn thấp do Viện ngoài mục đích sản xuất kinh doanh Viện còn duy trì một phần chức năng nghiên cứu triển khai. Việc đầu tư TSCĐ vào

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docDATNnop1.doc
  • docbia OANH THUAN1.doc
  • docNXGVHDoanhTHUAN1.doc
Tài liệu liên quan