Đồ án Phân tích và thiết kế hệ thống thông tin quản lý bán hàng tại Trung tâm TM và XNK Hà Nội

Nếu mua lẻ, khách hàng phải trả tiền mặt, nhân viên bán hàng phải ghi nhận mặt hàng, số lượng bán, đơn giá bán tương ứng với từng mặt hàng, xác định thuế suất GTGT và nhận tiền của khách hàng. Ðơn giá bán tùy theo thời điểm bán cũng như khách mua và thường do cửa hàng trưởng quy định. Cuối ca bán hàng, nhân viên này phải tổng hợp các mặt hàng mà mình bán được để lập hóa đơn, trên đó xem như người mua là chính nhân viên bán hàng này, đồng thời phải nộp hết số tiền bán được cho thủ quỹ.

Nếu khách hàng muốn mua trả tiền sau phải được phép của cửa hàng trưởng để thỏa thuận về thời hạn thanh toán. Ðiều này cũng được ghi nhận trên hóa đơn cho khách hàng này để tiện việc theo dõi công nợ của người mua.

Bất kỳ hóa đơn kiểu nào, ngoài số thứ tự của hóa đơn, mỗi hóa đơn chỉ thuộc một quyển hóa đơn mang một số seri nào đó. Mỗi loại hàng có một tỷ lệ thu thuế khác nhau do ngành thuế quy định. Trên một hóa đơn bán hàng chỉ bán những mặt hàng có cùng một thuế suất GTGT mà thôi. Công việc bán hàng xảy ra hàng ngày khi có khách mua.

 

Cuối tháng, công ty phải lập các báo cáo thuế giá trị gia tăng hàng bán, báo cáo thuế giá trị gia tăng hàng mua cho chi cục thuế, tình hình sử dụng hóa đơn của mỗi quyển hóa đơn (mỗi quyển bán được bao nhiêu hóa đơn, tờ hóa đơn nào không dùng, tổng tiền thu từ bán hàng, tiền thuế GTGT tương ứng là bao nhiêu), hạch toán giá vốn hàng bán, tình hình kinh doanh bán hàng, báo cáo tồn đầu - nhập - bán - tồn cuối từng mặt hàng, thẻ kho từng mặt hàng tại mỗi cửa hàng. Có nhiều phương pháp hạch toán giá vốn hàng bán như bình quân gia quyền, nhập trước - xuất trước, nhập sau - xuất trước. Công ty phải quyết định chọn một cách và báo cho cơ quan quản lý biết về phương thức hạch toán của mình. Ðể cho đơn giản ta giả thiết đơn vị hạch toán giá vốn hàng bán bằng phương pháp bình quân gia quyền. Ðơn giá vốn của mỗi mặt hàng tại mỗi cửa hàng trong tháng bằng tổng của số tiền tồn cuối tháng trước và số tiền mua chia cho tổng số lượng tồn cuối tháng trước và số lượng nhập của mặt hàng đó vào cửa hàng trong tháng. Từ đơn giá vốn của mỗi mặt hàng tại mỗi cửa hàng người ta mới xác định được trị giá vốn của hàng đã bán ra trong bảng báo cáo nhập - xuất - tồn, cũng như trong bảng kết quả kinh doanh bán hàng và trên thẻ kho của từng mặt hàng trong tháng.

 

doc50 trang | Chia sẻ: lynhelie | Lượt xem: 1116 | Lượt tải: 3download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đồ án Phân tích và thiết kế hệ thống thông tin quản lý bán hàng tại Trung tâm TM và XNK Hà Nội, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
n một số các tiêu chuẩn cụ thể nào đó. Trọng tâm của công việc này là xét đến các phụ thuộc dữ liệu, nghĩa là các mối ràng buộc có thể có hiện hữu của lược đồ. f r Cho R = {a1, a2,.., an} là tập các thuộc tính, r = {h1, h2,.., hm} là một quan hệ trên R, và A, B Í R (A, B là tập cột hay tập thuộc tính). Khi đó ta nói A xác định hàm cho B hay B phụ thuộc hàm vào A trong r ký pháp A B f ("hi, hj Î r) (("a Î A ) ( hi(a) = hj(a)) Þ ("b Î B ) (hi(b) = hj(b) )) r Ta sẽ viết A ® B thay cho A B Nhận xét: Ta có thể thấy rằng B mà phụ thuộc hàm vào A, nếu hai dòng bất kỳ mà các giá trị của tập thuộc tính A mà bằng nhau từng cặp một, thì kéo theo các giá trị trên tập thuộc tính B cũng phải bằng nhau từng cặp một. Ví dụ 1.4: Xét quan hệ ThiSinh SBD HoTen DiaChi Tinh KhuVuc KHA0001 Nguyễn Văn An 12 Kỳ lừa Lạng Sơn 1 KHA0002 Nguyễn Hải Anh 16 Hàng đào Hà Nội 3 KHA0003 Vũ Vân Anh 40 Trần hưng đạo Hải Dương 2 Trong quan hệ ThiSinh, dựa vào định nghĩa phụ thuộc hàm của quan hệ ta có: {Tinh} ® {KhuVuc} {SBD} ® {HoTen, DiaChi, Tinh, KhuVuc} Khái niệm phụ thuộc hàm miêu tả một loại ràng buộc(phụ thuộc dữ liệu) xẩy ra tự nhiên nhất giữa các tập thuộc tính. Dễ thấy Fr là tập tất cả các phụ thuộc hàm đúng trong r. Chẳng hạn có tập phụ thuộc hàm F={A®B, B®C} thì A®C suy ra từ F. Gọi F+ là bao đóng (Closure) của F, tức là tập tất cả các phụ thuộc hàm được suy diễn logic từ F. Nếu F = F+ thì F là họ đầy đủ (Full Family) của phụ thuộc hàm. Để xác định khoá của lược đồ quan hệ và các suy diễn logic giữa các phụ thuộc hàm cần thiết phải tính được F+ từ F. Xét hệ tiên đề Armstrong. Gọi R(U) là lược đồ quan hệ với U = {A1, A2, ... An} là tập các thuộc tính và X, Y, Z Í U. Hệ tiên đề Armstrong bao gồm: A1 (Phản xạ): Nếu Y Í X thì X® Y A2 (Tăng trưởng): Nếu Z Í U và X ® Y thì XZ ® YZ, trong đó kí hiệu XZ là hợp của hai tập hợp X, Z thay cho kí hiệu X È Z A3 (Bắc cầu): Nếu X ® Y và Y ® Z thì X ® Z Với những lập luận trên có thể rút ra những nhận xét: Giả sử F là tập các phụ thuộc hàm đúng trên quan hệ r. Nếu X ® Y là một phụ thuộc hàm được suy dẫn từ F nhờ hệ tiên đề Armstrong thì X ® Y là đúng trên quan hệ r. Những kết luận suy ra từ hệ tiên đề Armstrong: Luật hợp: Nếu X ® Y và X ® Z thì X ® YZ Luật tựa bắc cầu: Nếu X ® Y và WY ® Z thì WX ® Z Luật tách: Nếu X ® Y và Z Í Y thì X ® Z II.6 Khóa Khóa của quan hệ là một hoặc một tập hợp các thuộc tính là nguồn của các phụ thuộc hàm có đích là các thuộc tính khác của quan hệ. Giả sử r = {h1, h2,.., hm} là một quan hệ, s = là một sơ đồ quan hệ, trong đó R = {a1, a2,..., an} là tập các thuộc tính, F là tập tất cả các phụ thuộc hàm trên R. Gọi Y là một họ f trên R và A Í R. Khi ấy A là một khoá của r(tương ứng là một khoá của s, một khóa của Y) nếu: A®R (A®R Î F+, (A, R) ÎY). Nghĩa là A phải thoả mãn các tính chất: Với bất kỳ hai bộ h1, h2 Î r đều tồn tại một thuộc tính a Î A sao cho h1(a) ¹ h2(a). Nói cách khác, không tồn tại hai bộ mà có giá trị bằng nhau trên mọi tập thuộc tính của A. Điều kiện này có thể viết t1(A) ¹ t2(A). Khi biết giá trị thuộc tính trong A sẽ biết được các giá trị của thuộc tính khác. Theo định nghĩa của Codd: Nếu có hai dòng bằng nhau trên các giá trị của khoá A thì sẽ kéo theo bằng nhau trên các cột còn lại. Như vậy sẽ có hai cột bằng nhau, điều này không thể có được và nếu có thì đấy là dữ liệu nhầm lẫn. Chúng ta gọi A(A Í R) là một khoá tối tiểu của r(s, Y) nếu: A là một khoá của r(s, Y) tức A ® R và Bất kỳ một tập con thực sự của A không là khoá của r(s, Y) hay không tồn tại A' tập con thực sự A' Ì A mà A' ® R. Khóa chính là hình ảnh của cột mã số, số thứ tự. Khóa đóng một vai trò rất quan trọng trong tìm kiếm, sau khi tìm kiếm thì người ta mới tiến hành cập nhật, xử lý dữ liệu. Dù rằng dễ thấy A có thể chính bằng R nhưng người ta vẫn phải đi tìm khóa tối thiểu, để quá trình tìm kiếm bản ghi là nhanh nhất. Một sơ đồ quan hệ có thể có nhiều khóa, thậm chí còn có nhiều khoá tối thiểu. Ví dụ 1.5: Xét bảng quan hệ BanHang Mỗi giá trị của khóa MaHang đều xác định duy nhất một loại mặt hàng MaHang TenHang SoLuong DonGia(USD) CPUIT1001 Intel Core 2 Duo E6550 1 177 RAMKM18 KingMax 1GB/1066 2 52 MBAS046 ASUS P5K-E Wifi 1 198 II.7 Chuẩn hóa cơ sở dữ liệu Việc biểu diễn quan hệ thông qua một CSDL quan hệ đảm bảo làm tối thiểu sự dư thừa thông tin, cập nhật dữ liệu nhanh và không rời rạc. Mục đích của biểu diễn quan hệ qua các chuẩn để thoả mãn từng phần hay toàn bộ các tiêu chuẩn trên. Do việc cập nhật dữ liệu gây nên những dị thường dữ liệu cho nên các quan hệ cần phải được biến đổi thành các dạng phù hợp. Quá trình đó được xem là quá trình chuẩn hoá. Quan hệ được chuẩn hoá là quan hệ mà trong đó mỗi miền của một thuộc tính chỉ chứa những giá trị nguyên tố(Atomic) nghĩa là không phân nhỏ được nữa và do đó mỗi giá trị trong quan hệ cũng là nguyên tố. Quan hệ có chứa các miền giá trị không nguyên tố gọi là quan hệ không chuẩn hoá. Một quan hệ được chuẩn hoá có thể thành một hoặc nhiều quan hệ chuẩn hoá khác và không làm mất mát thông tin. Quan hệ được gọi là chuẩn hoá nếu số các thuộc tính trong mọi bộ giá trị của quan hệ là không đổi. Chuẩn hóa 1NF: Mọi quan hệ chuẩn hóa đều ở dạng chuẩn thứ nhất. Trong số các phụ thuộc hàm của một quan hệ R có một phụ thuộc hàm có nguồn là tập con của khóa. Tức là toàn bộ các thuộc tính của mỗi bộ trong quan hệ đều mang giá trị đơn. Chuẩn hóa 2NF: Một quan hệ ở dạng chuẩn thứ hai nếu: Nó ở dạng chuẩn thứ nhất; Mỗi thuộc tính không khóa của quan hệ R phụ thuộc hàm đầy đủ vào khóa chính. Nói một cách khác một quan hệ không thuộc dạng chuẩn thứ hai nếu có một thuộc tính không phải là khóa chính mà chỉ phụ thuộc vào một phần của khóa chính. Ví dụ: K ® Y và X ® Z thì không tồn tại trường hợp X Í K. Trong đó K, X, Y, Z là tập con của quan hệ R, K là khoá chính của quan hệ R. Quan hệ ở dạng chuẩn hai theo nghĩa chặt nếu có phụ thuộc hàm gián tiếp. Chuẩn hóa 3NF: Một quan hệ thuộc dạng chuẩn thứ ba nếu: Nó ở dạng chuẩn thứ hai; Tồn tại một hay một tập các thuộc tính là nguồn của phụ thuộc hàm trực tiếp có đích lần lượt là các thuộc tính khác của quan hệ. Quan hệ ở dạng chuẩn ba theo nghĩa chặt nếu mọi phụ thuộc hàm đi ra từ khoá của quan hệ đều là sơ cấp và trực tiếp. Ví dụ: K ® Y và Y ® X thì không tồn tại K ® X. Nói một cách khác một quan hệ không thuộc dạng chuẩn thứ ba nếu có một cột không thuộc khóa chính mà phụ thuộc vào một cột khác cũng không thuộc khóa chính. Chuẩn hóa BCNF: Một quan hệ ở dạng chuẩn Boyce-Codde nếu: Nó ở dạng chuẩn thứ ba; Không tồn tại một phụ thuộc hàm nào có nguồn là một thuộc tình không khóa và đích là một phần của khóa. Ví dụ: K ® Y và X Í K thì không tồn tại Y ® X Các dạng chuẩn hóa trên thường xuyên được sử dụng trong thiết kế CSDL quan hệ Các chuẩn cho phụ thuộc hàm đa trị: Chuẩn hóa 4NF: Một quan hệ là ở dạng chuẩn thứ tư nếu: Nó là ở dạng chuẩn Boyce-Codd; Nếu có tồn tại một phụ thuộc hàm đa trị không tầm thường thì nguồn của phụ thuộc hàm là khoá của quan hệ . Chuẩn hóa 5NF: Một quan hệ R ở dạng chuẩn 5 nếu mọi phụ thuộc hàm nối gây ra bởi các khoá của quan hệ R. Khảo sát nơi thực tập III.1 Giới thiệu về công ty: Tên công ty: Công ty cổ phần Điện tử Tin học FSC Ngày thành lập: 27 tháng 03 năm 2002 Trụ sở chính: Tầng 1 Toà nhà 3B – Phương Liệt – Thanh Xuân – Hà Nội Website: Điện thoại: 04.8688809, 04.8688832 Fax: 04.8688810 Email: fsc@hn.vnn.vn; info@fscvietnam.com Vốn điều lệ: 3.000.000.000đ Giám đốc: Đỗ Chí Cường Phó Giám đốc: Trần Việt Cường FSC được thành lập vào tháng 3 năm 2002 trên cơ sở một nhóm chuyên gia có nhiều kinh nghiệm trong lĩnh vực công nghệ thông tin và truyền thông. Đến nay, FSC đã xây dựng được một đội ngũ nhân viên có trình độ chuyên môn cao, dày dạn kinh nghiệm, quy trình sản xuất hợp lý, tổ chức quản lý chuyên nghiệp trong việc tư vấn, lập và triển khai thực thi các dự án lớn trong lĩnh vực công nghệ thông tin, điện tử và tự động hoá. Tinh thần của FSC là  tinh thần không ngừng học hỏi và luôn nỗ lực vươn cao, xây dựng một FSC đoàn kết, vững mạnh. Mong muốn của FSC là hướng tới một công ty Việt Nam kiểu mẫu trong thời kỳ mới: Quản lý chuyên nghiệp, năng động hiệu quả, đậm đà bản sắc văn hóa Việt. Mục tiêu của FSC là tập trung nghiên cứu đưa các giải pháp hữu ích dựa trên các công nghệ tiên tiến vào cuộc sống để đem lại sự giàu có về vật chất và phong phú về tinh thần góp phần làm giàu cho đất nước và xã hội. Tiêu chí hoạt động của chúng tôi là "Phát huy sức mạnh trí tuệ tập thể của người Việt", mang trí tuệ và bản sắc của người Việt ra thế giới. Bởi vậy FSC luôn tập trung đầu tư vào con người, trọng người hiền, đãi người tài, tạo điều kiện tốt nhất để phát huy sức mạnh của mỗi người trong một tập thể thống nhất để tạo nên sức mạnh của công ty. Lĩnh vực chuyên sâu của FSC là tập trung đầu tư vào sản xuất các sản phẩm phần mềm, nghiên cứu lắp đặt các hệ thống quản lý tổng thể, tích hợp với các sản phẩm điều khiển, điện tử công nghệ cao. FSC luôn nỗ lực phấn đấu để trở thành một công ty công nghệ hàng đầu tại Việt nam với định hướng: “Giải pháp hiệu quả nhất”. Trên thị trường, người dùng luôn đánh giá các các sản phẩm và dịch vụ của FSC bởi chất lượng vựợt trội và tính hiệu quả. Điều đó được thể hiện thông qua hệ thống khách hàng rộng rãi trong nhiều lĩnh vực khác nhau ở trong và ngoài nước. Nguyên tắc hợp tác của chúng tôi là cùng phát triển. Chúng tôi luôn lắng nghe và thấu hiểu mong muốn của khách hàng để đưa ra các giải pháp hợp lý, hữu ích và phù hợp với khoản tiền đầu tư của họ. Với các đối tác chúng tôi luôn đặt niềm tin và sự tôn trọng để hướng tới mục tiêu cùng có lợi. III.2 Sơ đồ cơ cấu tổ chức Ban Giám đốc Kế toán hàng chính P.Hành chính P.Kinh doanh Phần mềm P.Phần mềm P.Tư vấn giải pháp P.kinh doanh P.Kỹ thuật P.Triển khai P.Triển khai Phần mềm Cty FSC Cty FSCD Phát biểu đề tài IV.1 Giới thiệu về để tài: IV.1.1 Tổng quan về đề tài Quản lí hàng hoá là nghệ thuật thu nhận, xử lý và cung cấp thông tin về toàn bộ tài sản và sự vận động của tài sản (hay là toàn bộ thông tin về tài sản và các hoạt động kinh tế tài chính) trong doanh nghiệp nhằm cung cấp những thông tin hữu ích cho việc ra các quyết định về kinh tế - xã hội và đánh giá hiệu quả của các hoạt động trong doanh nghiệp. Để cung cấp thông tin về kinh tế tài chính thực sự hữu dụng về một doanh nghiệp, cần có một số công cụ theo dõi những hoạt động kinh doanh hàng ngày của doanh nghiệp, trên cơ sở đó tổng hợp các kết quả thành các bản báo cáo. Những phương pháp mà một doanh nghiệp sử dụng để ghi chép và tổng hợp thành các báo cáo định kỳ tạo thành hệ thống quản lý Bán hàng là việc chuyển quyền sở hữu sản phẩm, hàng hoá gắn với phần lớn lợi ích và rủi ro cho khách hàng đồng thời được khách hàng thanh toán hoặc chấp nhận thanh toán. Bán hàng là giai đoạn cuối cùng của hoạt động sản xuất kinh doanh, đây là quá trình chuyển hoá vốn từ hình thái vốn sản phẩm, hàng hoá sang hình thái vốn tiền tệ hoặc vốn trong thanh toán. Vì vậy, đẩy nhanh quá trình bán hàng đồng nghĩa với việc rút ngắn chu kỳ sản xuất kinh doanh, tăng nhanh vòng quay của vốn, tăng lợi nhuận của doanh nghiệp. Kế toán bán hàng có nhiệm vụ phải phản ánh và ghi chép đầy đủ, kịp thời, chính xác tình hình hiện có và sự biến động của từng loại sản phẩm, hàng hoá theo chỉ tiêu số lượng, chất lượng, chủng loại, giá trị. Đồng thời, cung cấp các thông tin kế toán phục vụ cho việc lập báo cáo tài chính và định kỳ phân tích hoạt động kinh tế liên quan đến quá trình bán hàng. IV.1.2 Đề xuất phương án Ta thấy giải pháp tốt nhất ở đây là xây dựng phần mềm quản lý việc bán hàng của công ty, phần mềm này đảm nhiệm toàn bộ từ viêc xuất, nhận đơn đặt hàng, hóa đơn bán hàng, việc bảo hành nó còn sẽ đưa ra các báo cáo tông thể nhất vể doanh số bán của từng loại mặt hàng, doanh số bán hàng của mỗi nhân viên, tổng hợp hoạt đông kinh doanh của công ty. Phần mềm này sẽ được cài vào tất cả các máy của công ty, nhưng mỗi bộ phần chỉ được quyền truy cập vào một chức năng nhất định. Phải có tài khoản mới sử dụng được phần mềm. Tên của phần mễm sẽ xây dựng là: Phần mềm quản lý bán hàng của Công Ty Cổ Phần Điện tử Tin Học FSC. Ngôn ngữ lập trình sử dụng là Visual basic 6.0 và hệ quản trị cơ sở dữ liệu Microsoft SQL Server 2000 IV.1.3 Thuận lợi và khó khăn Với tình hình thực tế của công ty viêc xây dựng dự án này ta thấy được khá nhiều thuận lợi như: cơ sở vật chất đã khá đầy đủ có thể tận dung được các thiết bị đã có sẵn trong công ty, vì là một công ty tin học nên trình độ tin của các nhân viên cung như giám đốc cung khá cao, viêc đào tạo hướng dẫn sự dụng sẽ không tốn nhiều thời gian. Ngoài ra ta cung có thể nhận thấy một khó khăn là việc chuyển toàn bộ dữ liệu từ kho dữ liệu khổng lồ của công ty vào dữ liệu của phần mêm sẽ gặp nhiều khó khăn vì sự không đồng bộ của hệ thống mới với hệ thống cũ. IV.2 Phạm vi đề tài Đề tài này phục vụ quản lý bán hàng tại công ty Cổ phần Điện tử Tin học FSC, với việc quản lý bán hàng Phạm vi đó chỉ là một bộ phận nhỏ của công ty, với mục đích quản lý toàn và giải quyết một một phần nhỏ của công ty, quản lý bán hàng, mà cụ thể là nhập xuất hàng hoá IV.3 Mục đích của đề tài Việc sử dụng một phần mêm chuyên việt sẽ giúp các nhân viên của công ty thực hiên các thao tac nghiệp vụ một cách đơn giản, nhanh chóng và chính xác hơn. Tự động hóa trong việc tông hợp hợp dữ liệu, tinh toán tông kết sẽ được thưc hiện nhanh chong, chính xác Các báo cáo được đưa ra thường xuyên sẽ giúp giám đốc kịp thời lắm được tình hình hoạt động của công ty, cũng như hiệu năng làm việc của nhân viên Các báo cáo tổng hợp sẽ giúp giám đốc xác định được phương hường làm việc trong tương lai. CHƯƠNGII : KHẢO SÁT HỆ THỐNG Khảo sát quá trình hoạt động nghiệp vụ Một công ty thương nghiệp được phép kinh doanh một số loại hàng nào đó. Công ty có nhiều cửa hàng. Mỗi cửa hàng có một tên, một địa chỉ và một số điện thoại. Bộ phận quản lý của mỗi cửa hàng gồm một người cửa hàng trưởng, một số nhân viên đảm nhận các công việc khác như: bán hàng, bảo vệ, thủ kho.  Mỗi một loại hàng mà công ty được phép kinh doanh thường gồm nhiều mặt hàng. Mỗi một mặt hàng được nhận biết qua tên hàng, đơn vị tính và được gán cho một mã số gọi là mã hàng để tiện việc theo dõi.  Phòng kinh doanh ngoài việc nắm bắt thị trường còn phải theo dõi tình hình mua bán của công ty để kinh doanh hiệu quả. Những mặt hàng nào bán được nhiều, và vào thời điểm nào trong năm. Ðồng thời nhận các báo cáo tồn kho ở các cửa hàng, tổng hợp lại để xem mặt hàng nào tồn dưới ngưỡng cho phép thì đề xuất với ban giám đốc điều phối bộ phận cung ứng mua hàng về nhập kho để chủ đôïng trong kinh doanh; những mặt hàng nào tồn động quá lâu thì đề xuất phương án giải quyết, có thể bán hạ giá nhằm thu hồi vốn dành kinh doanh mặt hàng khác.  Khi công ty mua hàng về phải làm thủ tục nhập kho tại các cửa hàng. Mỗi lần nhập kho một phiếu nhập được lập. Phiếu nhập kho thường tổng hợp từ những hóa đơn mà công ty mua từ một đơn vị khác trong một chuyến hàng nào đó. Mỗi phiếu nhập chỉ giải quyết cho việc nhập hàng vào một cửa hàng và do một nhân viên lập và chịu trách nhiệm kiểm tra về chất lượng, số lượng hàng nhập về. Trên phiếu nhập có ghi rõ họ tên, địa chỉ của người bán hàng cho công ty để sau này tiện theo dõi công nợ; họ tên nhân viên cửa hàng chịu trách nhiệm nhập kho cùng các mặt hàng, số lượng, đơn giá mua tương ứng; cộng tiền hàng, tiền thuế GTGT, và tổng số tiền mà công ty phải thanh toán cho người bán. Việc theo dõi chi phí cho một lần nhập hàng (vận chuyển, bốc vác, thuê kho bãi,...) có thể được thực hiện bằng một bút toán khác mà để cho đơn giản chúng ta không đề cập ở đây. Công việc nhập hàng xảy ra hàng ngày khi có hàng được mua về. Khi khách mua tại các cửa hàng:  Nếu mua lẻ, khách hàng phải trả tiền mặt, nhân viên bán hàng phải ghi nhận mặt hàng, số lượng bán, đơn giá bán tương ứng với từng mặt hàng, xác định thuế suất GTGT và nhận tiền của khách hàng. Ðơn giá bán tùy theo thời điểm bán cũng như khách mua và thường do cửa hàng trưởng quy định. Cuối ca bán hàng, nhân viên này phải tổng hợp các mặt hàng mà mình bán được để lập hóa đơn, trên đó xem như người mua là chính nhân viên bán hàng này, đồng thời phải nộp hết số tiền bán được cho thủ quỹ.  Nếu khách hàng muốn mua trả tiền sau phải được phép của cửa hàng trưởng để thỏa thuận về thời hạn thanh toán. Ðiều này cũng được ghi nhận trên hóa đơn cho khách hàng này để tiện việc theo dõi công nợ của người mua.  Bất kỳ hóa đơn kiểu nào, ngoài số thứ tự của hóa đơn, mỗi hóa đơn chỉ thuộc một quyển hóa đơn mang một số seri nào đó. Mỗi loại hàng có một tỷ lệ thu thuế khác nhau do ngành thuế quy định. Trên một hóa đơn bán hàng chỉ bán những mặt hàng có cùng một thuế suất GTGT mà thôi. Công việc bán hàng xảy ra hàng ngày khi có khách mua. Cuối tháng, công ty phải lập các báo cáo thuế giá trị gia tăng hàng bán, báo cáo thuế giá trị gia tăng hàng mua cho chi cục thuế, tình hình sử dụng hóa đơn của mỗi quyển hóa đơn (mỗi quyển bán được bao nhiêu hóa đơn, tờ hóa đơn nào không dùng, tổng tiền thu từ bán hàng, tiền thuế GTGT tương ứng là bao nhiêu), hạch toán giá vốn hàng bán, tình hình kinh doanh bán hàng, báo cáo tồn đầu - nhập - bán - tồn cuối từng mặt hàng, thẻ kho từng mặt hàng tại mỗi cửa hàng. Có nhiều phương pháp hạch toán giá vốn hàng bán như bình quân gia quyền, nhập trước - xuất trước, nhập sau - xuất trước... Công ty phải quyết định chọn một cách và báo cho cơ quan quản lý biết về phương thức hạch toán của mình. Ðể cho đơn giản ta giả thiết đơn vị hạch toán giá vốn hàng bán bằng phương pháp bình quân gia quyền. Ðơn giá vốn của mỗi mặt hàng tại mỗi cửa hàng trong tháng bằng tổng của số tiền tồn cuối tháng trước và số tiền mua chia cho tổng số lượng tồn cuối tháng trước và số lượng nhập của mặt hàng đó vào cửa hàng trong tháng. Từ đơn giá vốn của mỗi mặt hàng tại mỗi cửa hàng người ta mới xác định được trị giá vốn của hàng đã bán ra trong bảng báo cáo nhập - xuất - tồn, cũng như trong bảng kết quả kinh doanh bán hàng và trên thẻ kho của từng mặt hàng trong tháng.  Chi cục thuế sẽ căn cứ vào những báo cáo thuế suất trên để xác định số tiền thuế mà công ty phải nộp hay được chi cục thuế sẽ hoàn lại của tháng đó.  Trong thực tế việc quản lý hàng hóa phức tạp hơn nhiều vì có nhiều hoạt động, mỗi hoạt động đều có cách thức hạch toán riêng mà chúng ta không đề cập ở đây. Chẳng hạn nhập hàng nhập khẩu, xuất điều và nhập chuyển kho nội bộ, nhập hàng trả lại, xuất trả hàng đã mua, nhập hàng ủy thác, bán hàng cho các đại lý, bán hàng ký gửi,... Hay việc xác định giá vốn còn phải dựa vào việc phân bổ phí cho mỗi mặt hàng trong mỗi phiếu nhập khi có sự nhập kho,...  Kèm theo sau đây là một số vật chứng, mẫu biểu mà các nguyên tắc pháp lý đòi hỏi phải tuân thủ khi quản lý việc kinh doanh hàng hóa do nhà nước quy định. Một số mẫu báo cáo III. Lựa chọn môi trường cài đặt III. 1 Giới thiệu về ngôn ngữ lập trình III. 1.1. Lịch sử hình thành và phát triển Visual basic 6.0 Visual Basic là con đường nhanh nhất và đơn giản nhất để tạo những ứng dụng MicroSoft Windows. Bất kể bạn là lập trình viên chuyên nghiệp hay mới làm quen. VB cung cấp cho bạn một tập hợp các công cụ hoàn chỉnh để nhanh chóng phát triển ứng dung. Visual nói đến phương thức dùng để tạo giao diện đồ họa người dùng (GUI - Graphic User Interface). Thay vì phải viết những mã để mô tả sự xuất hiện và vị trí của những thành phần giao diện, ta chỉ cần thêm vào những đối tượng đã được định nghĩa sẵn bằng giao diện đồ họa kéo thả rất nhanh chóng. Basic nói đến là ngôn ngữ Basic (Beginners All-Purpose Symbolic Instruction Code) một ngôn ngữ được sử dụng nhiều nhất hơn bất cứ một ngôn ngữ nào khác. Với những công cụ thông dịch (Interpreters) và biên dịch (Compilers) cho ngôn ngữ làm BASIC trở nên rất phổ thông. Visual Basic được phát triển dần dần dựa trên ngôn ngữ Basic, và bây giờ chứa đựng hàng trăm lệnh, hàm, và từ khóa có quan hệ trực tiếp với giao điện đồ họa Windows. Sự chào đời của Visual Basic Version 1.0 vào năm 1991 thật sự thay đổi bộ mặt lập trình trong Công Nghệ tin học. Trước đó, ta không có 1 giao diện bằng hình ảnh (GUI) với một IDE (Integrated Development Environment) giúp các chuyên gia lập trình tập trung công sức và thì gìờ vào các khó khăn liên hệ đến doanh nghiệp của mình. Mỗi người phải tự thiết kế giao diện qua thư viện có sẵn Windows API (Application Programming Interface) trong nền Windows. Điều này tạo ra những trở ngại không cần thiết làm phức tạp việc lập trình. Visual Basic giúp ta bỏ qua những hệ lụy đó, chuyên gia lập trình có thể tự vẽ cho mình giao diện cần thiết trong ứng dụng (application) một cách dễ dàng và như vậy, tập trung nỗ lực giải đáp các vần đề cần giải quyết trong doanh nghiệp hay kỹ thuật. Ngoài ra, còn nhiều công ty phụ trách phát triển thêm các khuôn mẫu (modules), công cụ (tools, controls) hay ứng dụng (application) phụ giúp dưới hình thức VBX cộng thêm vào giao diện chính càng lúc càng thêm phong phú. Khi Visual Basic phiên bản 3.0 được giới thiệu, thế giới lập trình lại thay đổi lần nữa. Lúc này, ta có thể thiết kế các ứng dụng (application) liên hệ đến CSDL (Database) trực tiếp tác động (interact) đến người dùng qua DAO (Data Access Object). Phiên bản 4.0 và 5.0 mở rộng khả năng VB nhắm đến Hệ Điều Hành Windows 95. Phiên bản 6.0 cung ứng 1 phương pháp mới nối với CSDL (Database) qua sự kết hợp của ADO (Active Data Object). ADO còn giúp các chuyên gia phát triển mạng nối với CSDL (Database) khi dùng Active Server Pages (ASP). Tuy nhiên, VB phiên bản 6.0 (VB6) không cung ứng tất cả các đặc trưng của kiểu mẫu ngôn ngữ lập trình khuynh hướng đối tượng (Object Oriented Language - OOL) như các ngôn ngữ C++, Java. Visual Basic cũng được đóng gói trong những ứng dụng MicroSoft Excel, MicroSoft Access, làm môi trường cho việc phát triển những ứng dụng nhỏ ngay trong một CSDL hay một bảng tính Excel. Visual Basic có thể đáp ứng được tất cả những mục đích xây dựng ứng dụng từ quy mô nhỏ cho bản thân hay một nhóm đến quy mô lớn cho một hệ thống các công ty lớn, phân phối những ứng dụng toàn cầu. Những chức năng truy xuất dữ liệu cho phép lập trình viên tạo ra những CSDL, những ứng dụng Front-End, và những thành phần phạm vi Server-Side cho hầu hết các dạng thức CSDL phổ biến, bao gồm MicroSoft Access, Microsoft SQL Server, và những hệ quản trị CSDL mức Enterprise khác. Những kỹ thuật ActiveX cho phép lập trình viên sử dụng những chức năng được cung cấp từ những ứng dụng khác, như là chương trình xử lý văn bản MS Word, bảng tính MS Excel Cùng với mạng toàn cầu làm cho các ứng dụng dễ dàng nhận được dữ liệu được cập nhật từ những thành viên hệ thống có trách nhiệm cũng như cung cấp những tài liệu và ứng dụng qua Internet, Intranet cho các đối tượng sử dụng thông tin đã được ứng dụng xử lý. Cũng như có thể tạo những ứng dụng Internet Server. Ứng dụng của bạn kết thúc là một file thực thi thực sự. Lập trình viên có thể sử dụng máy ảo Visual Basic để phân phối ứng dụng cho người dùng một thật đơn giản và dễ dàng. III. 1.2. Cấu Trúc một ứng dụng Visual Basic. Một ứng dụng thật ra là một tập hợp các chỉ dẫn trực tiếp đến máy tính để thi hành một hay nhiều tác vụ. Cấu trúc của một ứng dụng là phương pháp trong đó các chỉ dẫn được tổ chức, đó là nơi chỉ dẫ được lưu giữ và thi hành những chỉ dẫn trong một trình tự nhất định. Vì một ứng dụng Visual Basic trên cơ bản là những đối tượng, cấu trúc mã đóng để tượng trưng cho nhưng mô hình vật lý. Lập trình viên phát triển những ứng dụng bằng việc định nghĩa những đối tượng chứa mã và dữ liệu. Form cái mà chúng ta nhìn thấy trên màn hình là tượng trưng cho những thuộc tính, quy định cách xuất hiện và xử lý. Trong mỗi form của ứng dugj có một quan hệ module-form(*.frm) dùng để chứa đựng mã của nó. Mỗi module chứa những thủ tục sự kiện - những đoạn mã, nơi đặt những chỉ dẫn, cái sẽ được thi hành trong việc đáp ứng những sự kiện nhất định. Form có thể chưa những điều khiển, mối điều khiển có một tập hợp những thủ tục sự kiện trong module form đó. Mã không chỉ quan hệ với một form chỉ định hay một điều khiển có thể được đặt trong một module chuẩn (*.bas). Một thủ tục có thể được dùng để đáp ứng những sự kiện trong những đối tượng khác nhau phải được đặt trong cùng một chuẩn. Một lớp module (*.cls) được dùng để tạo những đối tượng người dùng định nghĩa, cái được sử dụng bên trong những ứng dụng của bạn. Trong khi module chuẩn chỉ chứa mã, một lớp module chứa đựng cả mã và dữ liệu. Vì vậy ta có thể nghĩ nó như một điều khiển. III. 2 Giới thiệu về CSDL SQL server 2000 III. 2.1 Tổng quan về SQL server 2000 Ngôn ngữ hỏi có cấu trúc (SQL) và các hệ quản trị cơ sở dữ liệu quan hệ là một trong những nền tảng kỹ thuật quan trọng trong công nghiệp máy tính. Cho đến nay, có thể nói rằng SQL đã được xem là ngôn ngữ chuẩn trong cơ sở dữ liệu. Các hệ quản trị cơ sở dữ liệu quan hệ thương mại hiện có như Oracle, SQL Server, Informix, DB2,... đều chọn SQL làm ngôn ngữ cho sản phẩm của mình Vậy thực sự SQL là gì? Tại sao nó lại quan trọng trong các hệ quản trị cơ sở dữ liệu? SQL có thể làm được những gì và như thế nào? Nó được sử

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • doc7940.doc