Đồ án Phương án khoan giếng PV-THC-08

NỘI DUNG

Trang

 

PHẦN I. CÁC SỐ LIỆU CƠ BẢN VỀ GIẾNG KHOAN 4

1.1 CÁC THÔNG SỐ CƠ BẢN GIẾNG KHOAN 4

1.2 KHÁI QUÁT CHUNG VỀ GIẾNG KHOAN 5

1.3 BẢN ĐỒ VỊ TRÍ GIẾNG KHOAN 6

1.4 DỰ KIẾN THỜI GIAN THI CÔNG 7

1.6 DUNG DỊCH KHOAN 11

1.7 CHOÒNG KHOAN VÀ THỦY LỰC 12

1.8 BỘ DỤNG CỤ KHOAN 13

1.9 CHƯƠNG TRÌNH KHẢO SÁT ĐỘ LỆCH 14

1.10 THIẾT KẾ ỐNG CHỐNG 15

1.11 XI MĂNG GIẾNG KHOAN 16

1.12 CHƯƠNG TRÌNH THỬ ÁP SUẤT: BOP, ĐẦU GIẾNG VÀ ỐNG CHỐNG 18

1.13 TÀI LIỆU THAM KHẢO 19

PHẦN 2. CÁC THÔNG SỐ CƠ BẢN ĐỊA CHẤT GIẾNG KHOAN 20

2.1 ĐỊA TẦNG DỰ KIẾN GIẾNG KHOAN THC-09 20

2.2 DỰ BÁO PHỨC TẠP ĐỊA CHẤT CÓ THỂ XẨY RA TRONG KHI KHOAN 22

2.3 DỰ BÁO ÁP SUẤT 25

2.4. DỰ BÁO NHIỆT ĐỘ 26

2.5. CHƯƠNG TRÌNH LẤY MẪU 27

2.6 CHƯƠNG TRÌNH ĐO ĐỊA VẬT LÝ GIẾNG KHOAN 27

2.7. CHƯƠNG TRÌNH THỬ VỈA 27

PHẦN 3. NHỮNG CÔNG VIỆC CHUẨN BỊ TRƯỚC KHI KHOAN 28

3.1 VẬN CHUYỂN GIÀN VÀ LẮP RÁP THIẾT BỊ 28

3.2 CÔNG TÁC CHUẨN BỊ CHUNG CHO KHOAN 28

3.3 AN TOÀN TRONG THI CÔNG KHOAN 29

PHẦN 4. CÁC CÔNG VIỆC TRƯỚC KHI MỞ LỖ 30

4.1 LÀM NỀN KHOAN 30

4.2 CÁC QUY ĐỊNH VỀ KIỂM TRA 30

4.3 CÁC KÍCH THƯỚC 30

PHẦN 5. CÔNG ĐOẠN KHOAN 12 ¼", CHỐNG ỐNG TẠI CHIỀU SÂU 310 MBGL 31

5.1 DỰ ĐOÁN ĐỊA CHẤT VÀ CÁC PHỨC TẠP 31

5.2 TÓM TẮT QUY TRÌNH CÔNG NGHỆ KHOAN 31

5.3 THẢ ỐNG 9 5/8" TỚI CHIỀU SÂU 310 MBGL 31

PHẦN 6. CÔNG ĐOẠN KHOAN 8-1/2", CHỐNG ỐNG 7" TẠI CHIỀU SÂU 1100MBGL 33

6.1 DỰ ĐOÁN ĐỊA CHẤT VÀ CÁC PHỨC TẠP 33

6.2 TÓM TẮT QUY TRÌNH CÔNG NGHỆ KHOAN 33

6.3 THẢ ỐNG CHỐNG 7" TỚI CHIỀU SÂU 1100 MBGL 34

PHỤ LỤC 1. SƠ ĐỒ BỐ TRÍ GIÀN KHOAN ERROR! BOOKMARK NOT DEFINED.

PHỤ LỤC 2. SƠ ĐỒ ĐẦU GIẾNG VÀ HỆ THỐNG ĐỐI ÁP 36

PHỤC LỤC 3. DANH SÁCH CÁC NHÀ THẦU 39

 

 

doc39 trang | Chia sẻ: lethao | Lượt xem: 2786 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đồ án Phương án khoan giếng PV-THC-08, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
suất vỉa dự đoán khoảng 0.2 - 0.5 ppg). Sử dụng các thiết bị tách lọc chất rắn để duy trì dung dịch ở điều kiện tối ưu. Đoạn khoan 8 1/2" sử dụng hệ dung dịch K2SO4 – PHPA (Glycol). (Hàm lượng Glycol phụ thuộc vào điều kiện giếng khoan.). 1.7 CHOÒNG KHOAN VÀ THỦY LỰC Công đoạn Mô tả địa tầng Khoảng khoan (mBGL) Loại chòong (IADC) Kích thước vòi thủy lực (1/32 in2) Lưu lượng bơm (gpm) Áp suất bơm (Psi) Tổn thất áp suất tại chòong (%) Công suất thủy lực tại chòong (HHP) Vận tốc thủy lực tại chòong (m/s) Lực tại chòong (Lbs) Tỷ trọng dung dịch ppg (g/cm3) Tải trọng chòong (klbs) Vòng quay (Rpm) 13 3/8” (-) ĐÓNG ỐNG TỚI 30 MBGL TRƯỚC KHI ĐƯA GIÀN VÀO VỊ TRỊ 12 ¼” Pliocene Từ 0 Đến 310 Tri- cones 1.1.7 2x15, 1x 16 500 - 600 900 - 1100 78 341 325 845 9.1 (1.09) 10 - 30 100 - 120 8 ½” Miocene Từ 310 Đến 1100 Tri- cones 4.3.7 3 x 12 400 - 450 1400 - 1600 88 333 390 754 9.5 (1.14) 15 - 35 100 - 130 Ghi chú: Tất cả các loại choòng và thông số khoan được dùng trong bảng trên chỉ có tính chất tham khảo. Loại chòong 1.1.4 và 1.1.7 dùng trong trường hợp lựa chọn. Chòong 6” dùng để khoan phá cốc xi măng trong ống chống 7”. 1.8 BỘ DỤNG CỤ KHOAN Dữ liệu các cột ống Chiều dài trung bình 30 ft/jt 4 1/2" DP 19.50 ppf- 4 ½”IF/NC50 8" DC 150 ppf – 6 5/8” Regular-2 13/16”ID 4 1/2" HWDP 49.3 ppf – 4 ½” IF/NC50 6-1/2" DC 92 ppf – 4” IF/NC 46 Đường kính giếng (inch) Khoảng khoan (mMD) BỘ DỤNG CỤ ĐÁY (BHA) Chỉều dài (m) Trọng lượng trong không khí (Kbls) Trọng lượng trong dung dịch (Klbs) Trọng lượng dưới Jar (trong dd) (Klbs) Ghi chú 0-60 BHA#1:26"Tricone Bit/ XO/ 9 1/2"DC/ XO/ 4x5"HWDP. #REF! #REF! #REF! #REF! Pilot hole BHA#2:26"Bull nose/ 36"HO/ XO/ 9 1/2"/ XO/ 4x5"HWDP. #REF! #REF! #REF! N/A Open hole 60-450 BHA#3: 26"Bit/ 26"N.B.Stab/ 9 1/2"Pony DC/ 26"I.B.Stab/ XO/ Shock sub/ 9 1/2"DC/ 26"I.B.Stab/ 9 1/2"DC/ XO/ 3x8"DC/ Jar/ XO/ 3x6 1/2"DC/ 9x5"HWDP. #REF! #REF! #REF! #REF! 12 1/4" 0 - 310 BHA # I: 12 1/4" Bit + Bit sub c/w float valve+ 2x8" DC + 1x12 1/4" Stab + 7x8” DC + 8” Jar + 2x8" DC + X/O + 12x5"HWDP 229 72 62 33.5 MW= 8.8ppg 8 1/2'' 310-1100 BHA # II: 8-1/2"Bit + 8 ¼” NB Stab + 8 ½” STB + 3x6 ½” DC + 8 ½” STB +13*6 ½” DC + 6 ½” Jar + 2x6 ½” DC +X/O + 12*5"HWDP 253 60 51 28 MW=9.0ppg 1.9 CHƯƠNG TRÌNH KHẢO SÁT ĐỘ LỆCH 1.9.1 BÁN KÍNH GIỚI HẠN CHO PHÉP Độ lệch giếng khoan sẽ được khống chế để đạt chiều sâu thiết kế cũng như khi gặp đối tượng thiết kế như sau: Giới hạn độ lệch nằm ngang của đáy giếng khoan là một vòng tròn bán kính 50m. 1.9.2 CHƯƠNG TRÌNH KHẢO SÁT ĐỘ LỆCH Độ lệch sẽ được khảo sát như sau: Phương pháp đo Giếng 13 3/8” Giếng 12-1/4" Giếng 8-1/2" Totco - Chiều sâu chống ống Sau mỗi 200 m khoan Sau mỗi hiệp khoan Chiều sâu chống ống Do độ sâu giếng khoan không lớn (1100 mBGL), nên thiết bị đo Totco sẽ được sử dụng để khảo sát độ lệch giếng khoan. Khảo sát độ lệch giếng khoan sẽ được tiến hành thường xuyên hơn nếu có nghi ngờ về độ lệch giếng khoan. Ngoài ra khảo sát độ lệch có thể được thực hiện kết hợp với doa dạo, kéo thả thay chòong. 1.10 THIẾT KẾ ỐNG CHỐNG ỐNG CHỐNG 9-5/8" 7" Chiều sâu đặt BGL [m] 310 1100 Chiều sâu đặt BGL [ft] 1017 3609 THÂN ỐNG Mác thép N-80 N-80 Trọng lượng [ppf] 47.0 29.0 Loại ống III III Bề dày thành ống [in] 0.472 0.408 Đường kính trong ống [in] 8.681 6.184 API Drift [in] 8.525 6.059 Áp suất bóp méo [psi] 6870 7030 Áp suất nổ [psi] 4750 8160 Sức căng [1000lbs] 1086 676 ĐẦU NỐI Loại Buttress Buttress DUNG DỊCH Tỷ trọng [g/cm3] 1.03 – 1.06 1.06 – 1.09 Tỷ trọng [ppg] 8.5 – 8.8 8.8 – 9.0 Hệ số nổi 0.8658 0.8625 Giá trị LOT dự kiến [g/cm3] 1.64 1.87 [ppg] 13.7 15.5 TRỌNG LƯỢNG CỘT ỐNG (Trong không khí) [lbs] 57810 118929 [ton] 26.21 53.92 (Trong dung dịch) [lbs] 50051 102576 [ton] 22.69 46.5 HỆ SỐ AN TOÀN Bóp méo 8.82 3.96 Nổ 10.87 4.82 Căng 4.66 3.14 Ghi chú Ống chống 7" sẽ được thả sau khi kết quả đo ĐVL chỉ ra được các đối tượng có chứa khí và chiều sâu đặt chân ống chống phụ thuộc vào chiều sâu của vỉa. Cơ sở tính toán ống chống: Sử dụng Gradient của khí xâm nhập là 0.1 psi/ft để tính toán. Tính toán ống chống dựa trên điều kiện xấu nhất có thể xảy ra tại khu vực MVHN Kiểm tra trong điều kiện trám xi măng. Kiểm tra độ bền chịu kéo trong trường hợp các ống bị kẹt với lực kéo ống dư là 100,000 (lbs). 1.11 XI MĂNG GIẾNG KHOAN MSL water depth : 47m Rotary eleavation : ±30mMSL Công đoạn Khoảng khoan Tỷ trọng dung dịch ppg Nhiệt độ tĩnh đáy giếng 0C Thể tích lấy dư % Vữa XM Đỉnh cột XM Tỷ trọng vữa ppg Loại XM Hóa phẩm 13 3/8” 30 mBGL - 25 - - - - - 12-1/4” (1-tầng) 0 - 310 8.8 45 30 Đầu Bề mặt 13.2 Class “G” Accelerator Defoamer Cuối Trên chân đế ống 9 5/8” 150m 15.8 Class “G” Defoamer 8-1/2” (1- tầng) 310 - 1100 9.0 75 15 Đầu Bề mặt 13.2 Class “G” Anti-gas migration Defoamer Cuối Trên chân đế ống 7” 250 m (phủ toàn bộ vỉa sản phẩm) 15.8 Class “G” Multi-function Fluid loss control Dispersant Defoamer Ghi chú: Nhiệt độ bề mặt trung bình 250C. Gradient nhiệt độ trung bình: 40C/100m. Dự đoán nhiệt độ tối đa tại chiều sâu 1100 mGL là 740C. Thể tích lấy dư cho đoạn giếng trần được tính toán dựa trên đường kính thực của choòng khoan. Tuy nhiên giá trị này sẽ được thay đổi khi thi công, tùy thuộc vào điều kiện thực tế của giếng khoan. Xi măng trong vành xuyến 13 3/8" - 9 5/8" phải dâng lên tới tận bề mặt. Trường hợp không quan sát thấy xi măng dâng lên tới bề mặ0t, tiến hành bơm phụ trợ qua vành xuyến (Top up cement). Sử dụng phương pháp Caliper fluid để xác định thể tích vành xuyến. Ống chống 7" phải được trám xi măng lên tới bề mặt. Thành phần của vữa xi măng sẽ được kiểm tra tại phòng thí nghiệm trước khi bơm trám. Lấy 3 - 5 mẫu vữa xi măng để theo dõi trên bề mặt sau khi kết thúc hòa trộn xi măng Định tâm ống chống Ống chống 9-5/8" Dụng cụ định tâm dạng spring-bow được lắp cách chân đế ống chống 3 m và trên đầu nối của 5 đoạn ống đầu tiên. Ống chống 7" Dụng cụ định tâm dạng spring-bow được lắp cách chân đế ống chống 3 m và trên thân (sử dụng stop collar) của 7 đoạn ống đầu tiên. Thêm vào đó, các định tâm còn được lắp đặt vào đầu nối của các đoạn ống nằm trong khoảng chứa sản phẩm. Định tâm đặt trên và dưới các đoạn chứa sản phẩm 30 m. Các dụng cụ định tâm cũng được lắp đặt vào đầu nối của 2 đoạn ống 7’’ cuối cùng nằm trong chân đế ống 9 5/8". 1.12 CHƯƠNG TRÌNH THỬ ÁP SUẤT: BOP, ĐẦU GIẾNG VÀ ỐNG CHỐNG Thiết bị thử Ống 13-3/8” Ống 9-5/8” và công đoạn khoan 12-¼” Ống 7” và công đoạn khoan 8-½” Khi chú Đối áp cầu - - Min. 250 psi Min. 250 psi - - Max. 2500 psi Max. 2500 psi Đối áp ôm cần - - Min. 250 psi Min. 250 psi - - Max. 3000 psi Max. 3000 psi Đối áp cắt cần - - Min. 250 psi Min. 250 psi - - Max. 3000 psi Max. 3000 psi Đầu giếng - - Min. 250 psi Min. 250 psi - - Max. 2500 psi Max. 2500 psi Đương ống, van - - Min. 250 psi Min. 250 psi - - Max. 2500 psi Max. 2500 psi Ống chống - 2000 psi 2500 psi Ghi chú: Min: Giá trị thử nhỏ nhất Max.: Giá trị thử lớn nhất. Chu kỳ thử áp suất hệ thống BOP như sau Giai đoạn lắp ráp ban đầu. Sau khi lắp đặt ống chống và trước khi khoan cốc xi măng. Sau khi bất kỳ một thành phần thiết bị nào của hệ thống BOP phải thay thế, sửa chữa hoặc bị hỏng. Sau 14 ngày hoạt động. Tại bất cứ thời điểm nào mà giám sát khoan thấy cần thiết phải tiến hành thử áp suất như trước khi khoan vào tầng nghi ngờ có áp suất cao. Thời gian tối thiểu để thử với giá trị áp suất thấp nhất là 3 phút, với giá trị áp suất lớn nhất là 5 phút hoặc cho đến khi giám sát chính của nhà thầu không phát hiện có sự rò rỉ áp suất. Xem thêm "Quy trình kỹ thuật khoan" của PVEP và các quy trình kỹ thuật của nhà thầu khoan và nhà thầu thiết bị đầu giếng. TÀI LIỆU THAM KHẢO - Phương án khoan giếng khoan PV-THC-04. - Báo cáo khoan các giếng khoan trong khu vực lân cận. PHẦN 2. CÁC THÔNG SỐ CƠ BẢN ĐỊA CHẤT GIẾNG KHOAN 2.1 ĐỊA TẦNG DỰ KIẾN GIẾNG KHOAN THC-08 Ranh giới và địa tầng dự kiến của lát cắt giếng khoan THC-08 được phân chia và mô tả dựa vào tài liệu địa chấn và kết quả phân chia và mô tả địa tầng của GK THC-02 và ĐQD-1X mới khoan gần đây và ở trên cùng một cấu tạo. Có thể dự kiến địa tầng giếng khoan như sau: Hệ Đệ tứ - Neogen Điệp Kiến Xương - Hải Dương - Vĩnh Bảo Phân bố trong khoảng chiều sâu: 0 – 290m (dày 290m) Điệp Kiến xương: Địa tầng bao gồm các lớp xen kẽ có chứa nhiều di tích vật chất hữu cơ, vỏ sò, vỏ hến và có nhiều mảnh đá. Trầm tích của phụ điệp này được lắng đọng trong môi trường tam giác châu ven biển. Sét màu xám nâu, nâu nhạt, mềm, rất dễ tan trong nước. Trầm tích có chứa nhiều di tích sinh vật, đôi chỗ có chứa nhiều bột. Cát màu xám sáng, xám vàng, hạt mịn đến trung, hạt nửa góc cạnh đến nửa tròn cạnh, độ lựa chọn trung bình, thành phần chủ yếu là thạch anh, ít mảnh đá, mica, pyrit, ngoài ra trong đá có chứa vật chất hữu cơ và vỏ sò hến. Điệp Hải Dương: Bao gồm các trầm tích hạt thô, sạn sỏi xen các lớp sét mỏng, trầm tích trong môi trường sông xen đầm hồ. Cát màu xám sáng, xám vàng, hạt trung đến thô, nửa góc cạnh đến nửa tròn cạnh, độ chọn lọc trung bình đến kém, thành phần chủ yếu là thạch anh, ngoài ra có mảnh đá, ít mica, pyrit, đôi khi có muscovit, clorit. Sét màu xám, nâu nhạt, thỉnh thoảng phớt hồng, mềm dễ bị rửa trôi, có chứa ít vật chất hữu cơ. Điệp Vĩnh Bảo: Trầm tích điệp Vĩnh Bảo nằm phủ bất chỉnh hợp trên các thành tạo trầm tích điệp Tiên Hưng, bao gồm các lớp cát, sét xen kẽ các lớp cuội sỏi. Cát màu xám sáng, xám vàng, hạt trung đến thô, nửa góc cạnh đến nửa tròn cạnh, độ chọn lọc trung bình đến kém thành phần chủ yếu là thạch anh, ngoài ra có mảnh đá, ít mica, pyrit, đôi khi có muscovit, clorit. Sét màu xám sáng, xám lục, mềm, dễ bị rửa trôi, đôi chỗ có chứa nhiều bột, vật chất hữu cơ, mica. Cát kết màu xám sáng, hạt trung, độ mài tròn trung bình, độ lựa chọn trung bình, thành phần chủ yếu là thạch anh, ngoài ra có mảnh đá, ít mica, pyrit. Sét kết màu xám, xám lục, mềm rất dễ bị rửa trôi, vô định hình, chứa nhiều di tích sinh vật. Cuội sỏi chủ yếu là thạch anh màu trắng đục, hạt nhỏ đến vừa, nửa tròn cạnh đến nửa góc cạnh, có lẫn ít mảnh đá. Hệ Neogen - Thống Mioxen Phụ thống Mioxen trên: Điệp Tiên Hưng Trầm tích điệp Tiên Hưng (TH) phân bố trong khoảng 290 - 1165m, đặc trưng là trầm tích lục địa, có chứa nhiều vỉa than. Trong trầm tích TH được chia ra các phụ điệp sau: Phụ điệp Tiên Hưng III: (TH III) Phân bố trong khoảng 290 - 475m (dày 185m), đặc trưng của phụ điệp này bao gồm các trầm tích cát kết và sét kết xen kẽ các vỉa than thuộc tướng bồi tích xen đầm lầy. Cát kết màu xám sáng, đôi khi xám nâu, hạt mịn đến thô, độ mài tròn, lựa chọn kém, thành phần chủ yếu là thạch anh, ít mica, pyrit, hiếm muscovit, clorit, gắn kết yếu, xi măng sét. Sét kết màu xám tối, cấu tạo vô định hình, khối, mềm dẻo đến hơi cứng, chứa ít vật chất hữu cơ, vi mica. Bột kết màu vừa đến xám tối, cấu tạo khối, gắn kết yếu. Than màu nâu đen, mềm, ánh đất. Phụ điệp Tiên Hưng II: (TH II) Phân bố trong khoảng 475 - 730m (dày 255m) Phụ điệp Tiên Hưng II bao gồm các lớp cát kết, sét kết xen kẽ các vỉa than. Các thành tạo trầm tích thuộc tướng đầm hồ, tam giác châu. Cát kết màu xám sáng, xám lục, hạt trung đến thô, độ mài tròn, chọn lọc kém đến trung bình, thành phần chủ yếu là thạch anh, ngoài ra có mảnh đá, pyrit, clorit gắn kết yếu bởi xi măng sét, cacbonat. Sét kết màu xám, xám đen, cấu tạo khối, gắn kết trung bình, có chứa ít mùn vật chất hữu cơ màu đen. Bột kết màu xám tối, cấu tạo khối, gắn kết trung bình. Than màu đen nâu, mềm. Phụ điệp Tiên Hưng I: (TH I) Phân bố trong khoảng 730 - 1165m (dày 435m) Phụ điệp Tiên Hưng I nằm chỉnh hợp trên trầm tích phụ điệp Phù Cừ III. Phụ điệp bao gồm các trầm tích cát kết, bột kết, sét kết xen kẽ nhiều vỉa than dày, phân bố hầu khắp trong phụ điệp, thuộc tướng đầm lầy tam giác châu. Cát kết màu xám sáng, hạt mịn đến trung, ở phần cuối phụ điệp hạt trung đến thô, mài tròn, lựa chọn kém đến trung bình, thành phần chủ yếu là thạch anh, gắn kết trung bình bởi xi măng sét, cacbonat. Sét kết, bột kết màu xám đến xám đen, cấu tạo khối, gắn kết chắc. Đá có chứa nhiều vật chất hữu cơ màu đen, đôi chỗ chuyển thành bột kết. Than màu đen, cứng, giòn, ánh nhựa, vết vỡ dạng vỏ chai. Phụ thống Mioxen giữa Điệp Phù Cừ Phụ điệp Phù Cừ II-III: (PC II-III) Trầm tích được phân bố trong khoảng 1145m – TD gồm các lớp cát kết, bột kết xen kẽ các lớp sét kết và sét than, than. Bột kết màu xám phớt tro, xám tro, xám đen chứa vảy mica và vật chất hữu cơ. Cấu tạo khối rắn chắc. Cát kết màu xám sáng chứa nhiều tạp chất hữu cơ, hạt từ nhỏ đến lớn, thành phần chủ yếu là thạch anh, xi măng gắn kết sét - cacbonat. Than nâu màu đen, giòn, có ánh nhựa. Ở đáy phụ điệp Phù Cừ II là tập chứa khoảng trên 50m gồm một số lớp cát kết xen các vỉa sét, than, tương ứng với vỉa khí DST#4 đang được khai thác ở giếng khoan ĐQD-1X vòm Đông Nam. Đây chính là đối tượng thăm dò của giếng khoan. 2.2 DỰ BÁO PHỨC TẠP ĐỊA CHẤT CÓ THỂ XẨY RA TRONG KHI KHOAN Qua kết quả nghiên cứu tại các giếng khoan 65, 82, và đặc biệt là các giếng khoan THC-02, THC-04, ĐQD-1X, ĐQD-2X mới khoan gần đây cho thấy: - Không có dị thường khí nông. - Không thấy xuất hiện khí CO2 và khí H2S. Trong mỏ khí THC không có dị thường khí CO2 và khí H2S, cho nên tại THC-08 dự báo có nhiều khả năng không gặp. - Trong khoảng 0-290m là trầm tích Plioxen - Đệ tứ. Đất đá gắn kết yếu, dễ gây sập lở thành giếng khoan. - Trong trầm tích Mioxen, sét kết dễ trương nở khi gặp nước, do đó dễ gây sự cố kẹt mút cần khoan. - Dự báo tại độ sâu 1100m BGL, áp suất giếng khoan THC-08 khoảng 110,4 kg/cm2, nhiệt độ khoảng 700C; tại độ sâu 1650m BGL, áp suất giếng khoan THC-08 khoảng 170 kg/cm2, nhiệt độ khoảng 850C. ĐỊA TẦNG DỰ KIẾN GIẾNG KHOAN THC-08 2.3 DỰ BÁO ÁP SUẤT Mỏ khí Tiền Hải C đã và đang khai thác, ở các vỉa khí có sự giảm áp và phân bố lại áp suất. Dự báo áp suất ở giếng khoan tương đương áp suất thuỷ tĩnh: 2.4. DỰ BÁO NHIỆT ĐỘ Nhiệt độ giếng khoan THC-08 tại độ sâu 1100m BGL dự đoán dao động trong khoảng 700C; tại độ sâu 1650m BGL dao động trong khoảng 85oC và không có dị thường. 2.5. CHƯƠNG TRÌNH LẤY MẪU Mẫu vụn được mô tả tại giếng khoan, phục vụ cho việc lập cột địa tầng giếng khoan. Nghiên cứu mức độ phát quang của mẫu dưới ánh sáng đèn huỳnh quang. Mẫu vụn được lấy như sau: Từ 30 - 315m: 10m/1 mẫu Từ 315m- TD: 5m/1 mẫu, dấu hiệu dầu khí tốt thì lấy 1-2m/mẫu Mẫu sườn (sidewall core): không lấy mẫu sườn Mẫu lõi (conventional core): không lấy mẫu lõi Tất cả mẫu mùn khoan được lấy chỉ để mô tả để lập cột địa tầng giếng khoan chứ không lấy mẫu lưu. 2.6 CHƯƠNG TRÌNH ĐO ĐỊA VẬT LÝ GIẾNG KHOAN Tại giếng khoan sẽ tiến hành đo hai lần với các phương pháp sau: Chắc chắn: Suit #1: (Khoảng đo: 1100 - 500m) Resistivity - Gamma Ray - Density - Caliper (GR đo đến miệng giếng khoan). Dự phòng: Suit #2: (Khoảng đo: 1650 – 1100m) MLL-DLL-BHC-CAL-SP-GR Suit #3: GR-CCL-CBL-VDL 2.7. CHƯƠNG TRÌNH THỬ VỈA Trong quá trình khoan không tiến hành thử vỉa. Công tác thử vỉa và hoàn thiện giếng sẽ do PVEP Sông Hồng đảm nhiệm (khi giếng khoan có biểu hiện tốt sẽ lập phương án thử vỉa chi tiết và tiến hành thử vỉa). PHẦN 3. NHỮNG CÔNG VIỆC CHUẨN BỊ TRƯỚC KHI KHOAN 3.1 VẬN CHUYỂN GIÀN VÀ LẮP RÁP THIẾT BỊ Khoảng cách giữa các vị trí: Vị trí giếng khoan: Vĩ độ : 200 24’ 41.63” Bắc Kinh độ : 1060 31’31.68” Đông Độ sâu mực nước biển so với mặt đất : TBA Nền khoan : Làm bằng đá, sỏi, cát, xi măng Giàn khoan và thiết bị được chuyển từ Base tại trụ sở Đông Cơ - Tiền Hải Thái Bình cách vị trí giếng khoan 6km. Dự kiến thời gian vận chuyển và lắp ráp giàn khoan là 6 ngày. Trước khi vận chuyển thiết bị, mọi cá nhân tham gia lập phương án và điều hành phải hiểu rõ trách nhiệm cụ thể của mình. Kỹ sư khoan và Đốc công khoan phải chuẩn bị danh sách chi tiết của các thiết bị và quy trình lắp ráp giàn khoan. Tất cả công nhân và các Công ty dịch vụ phải có mặt tại vị trí giếng khoan trước khi thiết bị tới. Thiết bị và giàn khoan được lắp ráp ngay khi tới vị trí giếng khoan. Quá trình lắp ráp do Công nhân của Công ty và các Công ty dịch vụ thực hiện dưới sự giám sát của Kỹ sư khoan, Đốc công khoan. Kiểm tra chức năng làm việc của tất cả các thiết bị trước khi mở lỗ. Đảm bảo tất cả các thiết bị ở tình trạng làm việc tốt. Các vật tư, vật liệu sử dụng phải đầy đủ tránh tiêu tốn thời gian trong việc chờ đợi. 3.2 CÔNG TÁC CHUẨN BỊ CHUNG CHO KHOAN Đảm bảo tất cả nguyên vật liệu và nhiên liệu phải tập kết đầy đủ tại vị trí giếng khoan trước khi mở lỗ. Thông báo với toàn bộ các nhà thầu về cách tính chiều sâu giếng khoan (BGL) trong báo cáo IADC và các báo cáo khác. Sử dụng các hệ đơn vị Anh trong các báo cáo IADC hoặc các báo cáo khác ngoại trừ chiều sâu (đơn vị đo chiều sâu và độ dài là mét). Đảm bảo rằng tất cả các thiết bị của giàn/nhà thầu phụ trong tình trạng làm việc tốt, sẵn sàng thi công khoan. Kiểm tra và ghi chép trọng lượng của hệ thống roòng rọc động. Chuẩn bị một thể tích dung dịch nặng đủ để khống chế giếng khoan trước khi khoan vào mỗi khoảng khoan (chi tiết trong chương trình dung dịch của nhà thầu dung dịch). 3.3 AN TOÀN TRONG THI CÔNG KHOAN Trước khi tổ chức một hoạt động sản xuất, tiến hành họp an toàn với tất cả các cá nhân có liên quan. Đảm bảo rằng tất cả mọi người nắm vững nội dung công việc và có trách nhiệm với công việc của mình. Khống chế giếng là một nguyên tắc quan trọng để đảm bảo an toàn cho công tác khoan. Các vỉa khí nông có thể gặp trong vùng mỏ (giếng khoan 76 cách 240m về phía Đông Nam tại độ sâu 297m), Tất cả các quy trình kỹ thuật nhằm khống chế giếng phải được thực hiện nghiêm ngặt từ khi mở lỗ đến khi kết thúc thả ống chống bề mặt. Tổ chức họp an toàn với toàn bộ cá nhân trên giàn khoan, thông báo cho mọi người biết công việc sắp tới và đảm bảo mọi người nhận thức rõ trách nhiệm của mình. Tất cả các công việc sinh nhiệt, tia lửa hàn hoặc cắt phải được sự cho phép của Giàn trưởng. Tất cả các thiết bị cứu hỏa phải trong tình trạng làm việc tốt, và được đặt đúng vị trí. Sử dụng van an toàn lắp trong bộ khoan cụ 12 ¼". Trước khi đạt tới chiều sâu chống ống dung dịch trong giếng phải được thay thế bằng một hệ dung dịch có tỷ trọng hợp lý. Theo dõi giếng khoan chặt chẽ trong suốt quá trình khoan cũng như khi thả ống chống. Kiểm tra dòng chảy nếu thấy có bất cứ một dấu hiệu bất thường nào như: tăng thể tích dòng về, tăng tốc độ khoan đột ngột, sự thay đổi áp suất bơm…v.v.. Đảm bảo có đủ thể tích của dung dịch khống chế giếng trước khi khoan vào mỗi công đoạn của giếng khoan. Chỉ được hút thuốc tại những khu vực đã được quy định. Liên tục theo dõi các dấu hiệu của khí xâm nhập trong dung dịch khoan. Trạm theo dõi các thông số giếng khoan phải có đầy đủ các thiết bị theo dõi và phân tích khí. Thay búa thủy lực (Jar) sau 200 giờ làm việc đối với loại đường kính 8’’, 7 ¾" và sau 150 giờ làm việc đối với loại đường kính 6 ½", 4 ¾". PHẦN 4. CÁC CÔNG VIỆC TRƯỚC KHI MỞ LỖ 4.1 LÀM NỀN KHOAN Sơ đồ nền khoan và cách bố trí các thiết bị như trong hình vẽ (phụ lục 1). Xây miệng giếng khoan (hố Cellar) bằng bê tông để chứa thiết bị đầu giếng có kích thước 3m x 3m x 2.8 m (kích thước hố có thể sẽ thay đổi cho phù hợp với kích thước giàn khoan và hệ thống đầu giếng). Bốn cạnh của hố dày 20 cm. Đóng ống dẫn hướng 13 3/8" xuống chiều sâu khoảng 30 mBGL. 4.2 CÁC QUY ĐỊNH VỀ KIỂM TRA Công việc mở lỗ chỉ được tiến hành sau khi kết quả kiểm tra chức năng làm việc của các thành phần, thiết bị của giàn khoan được kết luận là tốt. 4.3 CÁC KÍCH THƯỚC Các kích thước sau đây phải được kiểm tra và thay đổi nếu cần thiết khi công việc lắp ráp giàn khoan hoàn tất. Chiều cao từ bàn Rotor tới đáy của cấu trúc dưới: TBA Bề dày các tấm đệm cho tháp khoan: TBA Chiều cao từ sàn khoan tới mặt đất: TBA Tất cả các số đo được thống nhất lấy từ: (BGL) PHẦN 5. CÔNG ĐOẠN KHOAN 12 ¼", CHỐNG ỐNG TẠI CHIỀU SÂU 310 mBGL 5.1 DỰ ĐOÁN ĐỊA CHẤT VÀ CÁC PHỨC TẠP Trong khoảng khoan này địa tầng chủ yếu là cát kết, bột kết, sét xen kẽ. Thành hệ nói chung là mềm và bở rời, gắn kết yếu, dễ sập lở. Giếng khoan này không có biểu hiện khí nông. 5.2 TÓM TẮT QUY TRÌNH CÔNG NGHỆ KHOAN Lắp đặt hệ thống Riser. Lắp bộ khoan cụ số I (dây dọi 12 ¼’’) và khoan mở lỗ. Khoan đoạn giếng 12 ¼’’ tới chiều sâu 310m bằng hệ dung dịch Gel/CMC: Thông số chế độ khoan cho công đoạn 12 ¼’’: Tải trọng : 10 - 30 klbs Tốc độ quay : 100 -120 vòng/phút. Lưu lượng bơm : 500 - 600 gpm Tỷ trọng dung dịch : 8.8ppg (1.05) Tỷ trọng dung dịch sẽ được hiệu chỉnh theo điều kiện địa chất thực tế. Bơm dung dịch Hi - vis để rửa sạch đáy giếng khi cần thiết. Bơm rửa, doa dạo đoạn giếng vừa khoan mỗi khi nối cần. Khảo sát độ lệch giếng khoan theo chương trình. Chiều sâu thực tế của đoạn khoan phụ thuộc vào điều kiện địa chất (chân đế ống chống 9 5/8” sẽ được lựa chọn đặt tại vỉa sét ổn định, đủ dày), độ dài các đoạn ống chống và để lại khoảng 5m giếng trần phía dưới chân đế ống 9 5/8”. Khi khoan tới 310m, tiến hành bơm rửa làm sạch giếng khoan (thể tích bơm rửa tối thiểu bằng 1.5 lần thể tích giếng khoan). Kéo bộ khoan cụ ra khỏi giếng khoan, ghi nhận các điểm kẹt mút. Thả lại bộ khoan cụ 12 ¼’’, ổn định giếng trước khi thả ống 9 5/8’’. Kéo bộ khoan cụ, chuẩn bị cho công tác thả ống chống. 5.3 THẢ ỐNG 9 5/8" TỚI CHIỀU SÂU 310 mBGL CÔNG TÁC CHUẨN BỊ Liệt kê chiều dài từng đoạn ống chống và sắp xếp theo số thứ tự. Kiểm tra toàn bộ các đoạn ống chống: thông ống, kiểm tra thân ống và các đầu nối, làm sạch và bôi trơn toàn bộ ren ống. Loại bỏ các đoạn ống không đủ tiêu chuẩn. Chân đế và van ngược - vòng dừng của ống chống được lắp đặt từ trước vào hai đoạn ống phía dưới cùng của cột ống chống (cốc xi măng khoảng 12 m), sử dụng keo chuyên dụng khi lắp. Kiểm tra đầu bơm trám, đảm bảo sẵn sàng khi lắp đặt. QUY TRÌNH THẢ ỐNG Lắp ráp cột ống chống 9 5/8’’ theo thứ tự: Đoạn ống 9 5/8’’, 47 ppf, N-80, BTC lắp float shoe (dùng keo). 1 đoạn ống 9 5/8’’, 47 ppf, N-80, BTC (dùng keo). Đoạn ống 9 5/8’’, 47 ppf, N-80, BTC lắp van ngược-vòng dừng (dùng keo). Ống 9 5/8’’, 47 ppf, N-80, BTC cho tới bề mặt (dùng keo khi lắp 3 đoạn ống đầu tiên tính từ van ngược-vòng dừng). Đoạn ống ngắn (landing joint) Dụng cụ định tâm dạng spring - bow được lắp cách chân đế ống chống 3 m, trên đầu nối của 5 đoạn ống đầu tiên. Kiểm tra chức năng làm việc của chân đế, van ngược. Rót dung dịch vào trong ống chống sau mỗi 5 đoạn ống được thả. Mô men vặn ống không được vượt quá giá trị cho phép của ống chống. Giám sát khoan phải theo dõi chặt chẽ quá trình thả ống (đặc biệt là mô men vặn ống). Hạ chùng toàn bộ cột ống chống xuống đáy sau đó nâng lên cách đáy tối thiểu 1m. Chuẩn bị bơm trám xi măng ống 9 5/8". BƠM TRÁM XI MĂNG ỐNG CHỐNG 9 5/8" Lắp, thử áp suất các đường ống và đầu bơm trám tới 3000psi. Tuần hoàn ổn định dung dịch với một thể tích tối thiểu là 150% thể tích ống chống. Lưu lượng bơm tuần hoàn khoảng 500 - 600 gpm. Bơm 50 bbl dung dịch đệm (hoặc nước lã). Thả nút trám dưới. Hòa trộn và bơm vữa xi măng. Thả nút trám trên. Bơm đẩy xi măng bằng máy bơm của giàn. Bơm với lưu lượng lớn nhất có thể và giảm xuống 2 bpm khi còn 10-20 bbls. Chú ý giữ tốc độ bơm nhỏ trước khi nút trám chạm vòng dừng. Theo dõi dòng về của dung dịch/xi măng trên bề mặt. Trong trường hợp đã bơm hết lượng thể tích cần phải bơm đẩy (số hành trình tính toán) nhưng áp suất bơm vẫn không có sự tăng đột ngột (không có biểu hiện của nút trám chạm vòng dừng), tiến hành bơm tiếp một thể tích bằng thể tích cốc xi măng. Kiểm tra khả năng giữ áp suất của các van ngược. Xả áp suất và kiểm tra khả năng giữ áp suất của các van ngược. Nếu các van ngược không kín, sử dụng máy bơm xi măng để duy trì một giá trị áp suất đủ lớn nhằm ngăn xi măng đi ngược vào bên trong ống chống. Chờ cho đến khi các mẫu vữa xi măng trên bề mặt đông cứng mới xả áp suất, hạ chùng cột ống chống và chuẩn bị tháo dỡ Riser. Khi các mẫu vữa xi măng trên bề mặt đông cứng tiến hành hạ chùng cột ống, tháo Riser. LẮP ĐẶT HỆ THỐNG ĐẦU GIẾNG 9 5/8” VÀ BOP 13 5/8" Tháo Riser. Cắt ống 13 3/8’’ sát đáy Cellar. Lắp đầu giếng 9 5/8’’ theo quy trình của nhà cung cấp. Lắp đặt Drilling spool, BOP, các đường, van tiết lưu. Thử áp suất theo chương trình (Mục 1.12). PHẦN 6. CÔNG ĐOẠN KHOAN 8-1/2", CHỐNG ỐNG 7" TẠI CHIỀU SÂU 1100mBGL 6.1 DỰ ĐOÁN ĐỊA CHẤT VÀ CÁC PHỨC TẠP Cần chú ý khi khoan qua các tập khí tại các vỉa nông khi khoan qua công đoạn này. Trong khi khoan cần đề phòng khả năng mất dung dịch khi khoan qua các vỉa khí. 6.2 TÓM TẮT QUY TRÌNH CÔNG NGHỆ KHOAN Lắp bộ khoan cụ số II (8 ½") và thả vào trong giếng khoan. Thực tập khống chế giếng. Thử ống chống tới áp suất 2000 psi. Khoan cốc xi măng, bơm rửa sạch phần giếng trần. Thay hệ dung dịch bằng hệ dung dịch mới K2SO4-PHPA (Glycol). Khoan 3m vào địa tầng mới, thử độ tiếp nhậ

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docPHUONGANKHOAN THC-08 Final.doc
Tài liệu liên quan