Đồ án Quản lý đăng ký ô tô, xe máy

LỜI MỞ ĐẦU . 1

MỤC LỤC. 2

Chương1: Khảo sát hệ thống quản lý đăng ký ô tô, xe máy . 6

I - Giới thiệu về Đội quản lý đăng ký phương tiện giao thông cơ giới

đường bộ. 6

1- Nhiệm vụ và quy trình nghiệp vụ của đội quản lý đăng ký phương tiện

giao thông cơ giới đường bộ 6

1.1 - Làm thủ tục đăng ký ô tô, xe máy. 6

1.2 - Làm thủ tục sang tên, di chuyển 7

1.3 - Làm thủ tục cấp lại biển, và đăng ký. 8

1.4 - Làm thủ tục đăng ký xe tạm thời. 8

1.5 - Làm thủ tục xoá sổ đăng ký. 9

2- Hiện trạng đội quản lý đăng ký phương tiện cơ giới đường bộ. 9

2.1 - Cơ cấu tổ chức của đội. 9

2.2 - Chức năng các thành phần trong đội. 10

3- Quy định của bộ công an về đăng ký, cấp biển số xe. 10

3.1 - Quy định đối với chủ phương tiện. 10

3.2 - Quy định về chứng từ nguồn gốc của xe. 11

3.3 - Quy định đổi, cấp lại đăng ký hoặc biển số. 12

3.4 - Quy định sang tên, di chuyển xe. 12

3.5 - Quy định về biển số xe và quản lý biển số xe. 13

4- Ưu điểm của hệ thống hiện tại. 14

5- Nhược điểm của hệ thống hiện tại. 14

II - Một số biểu mẫu sử dụng trong hệ thống. 15

1- Giấy khai đăng ký, đổi biển số, cấp lại đăng ký, thay tổng thành máy,

khung, màu sơn (Mẫu số 1 ). 15

2- Giấy khai sang tên di chuyển (Mẫu số 2). 16

3- Giấy đăng kí mô tô, xe máy (Mẫu số 3). 17

4- Giấy đăng kí Ô tô (Mẫu số 4) . 17

III - Lập dự án. 18

1- Các hạn chế của dự án. 18

2 - Mục tiêu của dự án. 18

3- Phác hoạ giải pháp. 18 Chương II:Phân tích hệ thống. 20

I - Yêu cầu của hệ thông. 20

II - Thông tin vào ra của hệ thống. 20

1- Thông tin đầu vào. 20

2- Thông tin đầu ra. 21

III - Phân tích chức năng hệ thống. 21

1- Biểu đồ phân cấp chức năng. 22

2- Mô tả chức năng. 23

2.1 - Câp nhật thông tin. 23

2.2 - Tìm kiếm thông tin. 23

2.3 - Thông kê báo cáo. 24

3- Biểu đồ luồng dữ liệu. 24

3.1 - Các yếu tố biểu diễn của biểu đồ luồng dữ liệu. 24

3.2 - Biểu đồ luồng dữ liệu mức ngữ cảnh. 26

3.3 - Biểu đồ luồng dữ liệu mức đỉnh. 27

3.4 - Biểu đồ luồng dữ liệu mức dưới đỉnh. 28

3.4.1 - Phân rã chức năng cập nhật thông tin. 28

3.4.2 - Phân rã chức năng tìm kiếm thông tin. 29

3.4.3 - Phân rã chức năng báo cáo thống kê. 30

4 - Các thực thể của hệ thống. 31

4.1 - Thực thể Chủ phương tiện. 31

4.2 - Thực thể Chủ cũ phương tiện. 31

4.3 - Thực thể Phương tiện . 32

4.4 - Thực thể Hồ sơ . 33

4.5 - Thực thể Phân loại quản lý. 33

4.6 - Thực thể Loại phương tiện. 34

4.7 - Thực thể Mục đích đăng kí. 34

4.8 - Thực thể Sang tên . 34

5. Sơ đồ thực thể liên kết. 35

Chương III: Thiết kế hệ thống. 36

I - Các bảng trong Cơ sở dữ liệu . 36

II - Thiết kế . . 39

1. Thiết kế tổng thể ( Mô hình vật lý ). 39

2. Thiết kế chi tiết . 40

2.1 - Thiết kế Menu cho chương trình. 40

2.2 - Thiết kế Form và Report cho chương trình. 41

2.2.1 - Form chính của chương trình . 41

2.2.2 - Form đăng kí mới phương tiện. . 42

2.2.3 - Form đăng kí sang tên phương tiện. . 43

2.2.4 - Form đăng kí đổi biển phương tiện. . 44

2.2.5 - Form cập nhật thông tin phương tiện. 45

2.2.6 - Form tìm kiếm thông tin phương tiện . 46

2.2.7 - Form Log On . 47

2.2.8 - Form Quản lý người dùng . . 47

2.2.9 - Report danh sách phương tiện . . 48

2.2.10 - Report danh sách chủ phương tiện . 49

2.2.11 - Các Form và Report còn lại trong chương trình . 50

3. Thiết kế cơ sở dữ liệu. . 51

KẾT LUẬN. 52

NHẬN XÉT CỦA GIÁO VIÊN. 53

TÀI LIỆU THAM KHẢO. 54

 

doc57 trang | Chia sẻ: netpro | Lượt xem: 5653 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đồ án Quản lý đăng ký ô tô, xe máy, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ết định. - Cập nhật dữ liệu trên máy tính: Các cán bộ cập nhật dữ liệu về thông tin chủ mới của phương tiện, rồi lưu tiếp hồ sơ mới cùng với hồ sơ cũ đối với trường hợp sang tên, còn xử lý thông tin về chủ phương tiện, phương tiện, hồ sơ đối với trường hợp di chuyển. - Trả lại giấy đăng ký cho chủ phương tiện mới trong trường hợp sang tên, và trả lại hồ sơ cho chủ phương tiện trong trường hợp di chuyển. 1.3 - Làm thủ tục cấp lại biển, và đăng ký Trong trường hợp biển xe hay đăng ký xe bị mất hoặc bị hỏng, thì cán bộ cảnh sát cấp lại biển số xe và đăng ký xe cho chủ phương tiện. Quy trình trong thủ tục cấp lại đăng ký và biển số: - Sau khi nhận được đơn xin cấp lại đăng ký hoặc biển số của chủ phương tiện, cán bộ cảnh sát kiểm tra lại thông tin trong cơ sở dữ liệu. Nếu đúng thì cán bộ cảnh sát cho in lại đăng ký hoặc làm lại biển số theo số cũ. Rồi sau đó trả lại cho chủ phương tiện. 1.4 - Làm thủ tục đăng ký xe tạm thời Đối tượng được đăng ký xe tạm thời - Xe mới nhập khẩu và xe sản xuất lắp ráp lưu hành từ kho, cảng, nhà máy, đại lý bán xe về nơi đăng ký hoặc các đại lý, kho lưu trữ khác (trừ mô tô, xe máy). - Xe có phiếu sang tên di chuyển đi địa phương khác. - Xe làm thủ tục xoá sổ để tái xuất về nước hay chuyển nhượng tại Việt Nam. Khi đến làm thủ tục đăng ký tạm thời, chủ phương tiện mang toàn bộ bản sao hồ sơ gốc và hồ sơ gốc để đối chiếu. Khi cấp đăng ký tạm thời thì cán bộ cảnh sát trả hồ sơ gốc cho chủ phương tiện, và chỉ lưu lại bản sao hồ sơ gốc nơi đăng ký. 1.5 - Làm thủ tục xoá sổ đăng ký Những trường hợp làm thủ tục xoá sổ đăng ký xe. - Xe cũ nát, không sử dụng được. - Xe tháo máy, khung để thay thế cho xe khác. Hồ sơ, thủ tục xoá sổ: - Tờ khai xoá sổ đăng ký. - Công văn hoặc đơn đề nghị xoá sổ đăng ký. - Chủ xe không phải mang xe đến nhưng phải trả lại giấy đăng ký và biển số cho cơ quan cảnh sát giao thông. 2- Hiện trạng đội quản lý đăng ký phương tiện cơ giới đường bộ của phòng cảnh sát giao thông tỉnh Bắc Ninh. 2.1 - Cơ cấu tổ chức của đội Trưởng phòng Tổ tiếp nhận và xử lý hồ sơ đăng ký Tổ vi tính Tổ lưu hồ sơ Đội trưởng 2.2 - Chức năng các thành phần trong đội - Trưởng phòng: Trưởng phòng cảnh sát giao thông là người ký ra quyết định cho phép phương tiện được phép đăng ký. - Đội trưởng: Đội trưởng đội quản lý đăng ký phương tiện là người chịu trách nhiệm phân công công việc cho các tổ trong đội. - Tổ tiếp nhận và xử lý hồ sơ đăng ký: Các cán bộ cảnh sát trong tổ làm nhiệm vụ tiếp nhận và kiểm tra hồ sơ đăng ký của chủ phương tiện, xử lý hồ sơ để lắp ghép đăng ký và biển số, rồi trình trưởng phòng duyệt, sau đó bàn giao hồ sơ cho tổ vi tính. Đồng thời các cán bộ của tổ này có trách nhiệm trả đăng ký và biển số cho chủ phương tiện theo ngày đã hẹn. - Tổ vi tính: Sau khi nhận hồ sơ từ tổ tiếp nhận và xử lý hồ sơ đăng ký, các cán bộ cảnh sát trong tổ làm nhiệm vụ cập nhập dữ liệu về phương tiện đăng ký, dữ liệu về chủ phương tiện vào máy vi tính để từ đó in ra giấy đăng ký và sổ cái đăng ký. Rồi sau đó, họ bàn giao giấy đăng ký cho tổ tiếp nhận và xử lý hồ sơ đăng ký, và bàn giao sổ cái, hồ sơ đăng ký cho tổ lưu hồ sơ. - Tổ lưu hồ sơ: Sau khi nhận hồ sơ từ tổ vi tính, cán bộ trong tổ sắp xếp và lưu hồ sơ và sổ cái vào kho. 3- Quy định của bộ công an về đăng ký, cấp biển số xe 3.1 - Quy định đối với chủ phương tiện - Đối với với xe máy, chỉ cấp cho chủ phương tiện từ 18 tuổi trở lên, đã có giấy phép lái xe. - Kể từ ngày 28/ 01/ 2003, mỗi người chỉ được đăng ký một xe mô tô hoặc xe gắn máy. - Đối với chủ xe là người Việt Nam thì phải xuất trình sổ hộ khẩu thường trú ở tỉnh, thành phố nơi đăng ký xe. Nếu chủ xe là cán bộ cảnh sát trong lực lượng vũ trang (công an, quân đội) phải có giấy giới thiệu của đơn vị công tác, kèm theo giấy chứng minh quân đội nhân dân, giấy chứng nhận cảnh sát nhân dân, giấy chứng nhận an ninh nhân dân, kể cả giấy chứng nhận tạm thời. - Đối với chủ xe là các cơ quan, tổ chức việt nam phải có giấy giới thiệu ghi rõ họ, tên, chức vụ người đến đăng ký. - Đối với chủ xe là người nước ngoài phải xuất trình hộ chiếu (còn giá trị) và giấy giới thiệu của cơ quan quản lý người nước ngoài đó. 3.2 - Quy định về chứng từ nguồn gốc của xe. 1. Xe nhập khẩu nguyên chiếc a.Nhập theo lô: - Tờ khai nguồn gốc nhập khẩu theo quy định hải quan. Nếu là xe viện trợ thì phải có giấy xác nhận viện trợ của ban tiếp nhận viện trợ quốc tế. b.Xe nhập khẩu riêng lẻ hoặc quà biếu: - Tờ khai hàng nhập khẩu phi mậu dịch. - Biên lai thu thuế xuất khẩu. Đối với xe chuyên dùng thuế xuất 0% chỉ cần tờ khai. 2. Xe sản xuất lắp ráp trong nước a. Đối với xe lắp ráp từ linh kiện nhập khẩu đã đủ số khung, số máy: - Phiếu kiểm tra chất lượng xuất xưởng. b. Xe lắp ráp chưa có số khung, số máy hoặc nhập khẩu chỉ có số khung hay số máy hoặc tổng thành máy và tổng thành khung sản xuất trong nước: - Phiếu kiểm tra. 3. Xe xử lý vi phạm hành chính - Quyết định xử lí của cấp có thẩm quyền. - Hoá đơn bán tài sản, tịch thu sung quỹ nhà nước. Biên lai bàn giao theo mẫu quy định của bộ tài chính. 4. Xe cầm cố, thế chấp do ngân hàng phát mại - Văn bản bán đấu giá tài sản. - Văn bản thể hiện chủ xe đồng ý phát mại bán xe cầm cố thế chấp không trả nợ được. - Đăng ký xe, hoặc chứng từ gốc của xe. - Hoá đơn bán hàng theo bộ tài chính. 5. Xe bị mất chứng từ gốc - Đơn của chủ xe cam đoan trước pháp luật về việc mất chứng từ nguồn gốc của xe có xác nhận của công an nơi báo mất. - Bản sao chứng từ nguồn gốc của xe có xác nhận của cơ quan đã cấp chứng từ đó. - Bản thông báo cảnh sát giao thông toàn quốc. Sau 30 ngày không phát hiện có vi phạm hoặc tranh chấp gì thì làm thủ tục đăng ký. 3.3 - Quy định đổi, cấp lại đăng ký xe hoặc biển số 1. Đổi lại giấy đăng ký, biển số - Các trường hợp được đổi: xe cải tạo, thay đổi màu sơn, giấy đăng ký bị hư hỏng, biển số xe bị hư hỏng, mờ. - Khi xin đổi đăng ký, biển số xe, chủ xe phải có đơn( nếu là cá nhân), hoặc công văn đề nghị ( nếu là cơ quan tổ chức nhà nước), cơ quan cảnh sát giao thông cấp lại đăng ký , biển số xe theo số cũ. 2. Cấp lại giấy đăng ký xe, biển số xe bị mất - Chỉ cấp lại giấy đăng ký xe, biển số xe bị mất khi chủ xe có công văn đề nghị ( nếu là cơ quan tổ chức ) hoặc đơn xin cấp lại có xác nhận của chính quyền địa phương ( nếu là cá nhân ) . - Sau thời hạn 60 ngày kể từ ngày nhận được công văn đề nghị hoặc đơn xin cấp lại nếu không phát hiện nghi vấn thì giải quyết cấp lại đăng ký, biển số xe theo số cũ. 3.4 - Quy định sang tên, di chuyển 1. Sang tên trong tỉnh Hồ sơ gồm các giấy tờ sau: - 2 tờ khai sang tên di chuyển. - Đăng kí xe. - Giấy bán, cho, tặng xe. - Chứng từ lệ phí trước bạ. Trường hợp này giữ nguyên biển số cũ( trừ biển loại 3 số thì cho đổi sang biển loại 4 số cùng loại biển).Và cấp lại giấy đăng ký xe cho chủ xe mới. 2. Sang tên di chuyển đi tỉnh khác Như mục 1 ở trên. Không bắt buộc chủ xe phải đưa xe đến kiểm tra nhưng phải nộp lại biển số cũ. 3. Di chuyển nguyên chủ - Quyết định điều động công tác hoặc di chuyển hộ khẩu. - 2 tờ khai sang tên di chuyển. Chủ xe nộp lại đăng ký và biển số xe. 3.5 - Quy định về biển số xe và quản lý biển số xe 1. Biển số xe của các tổ chức, cá nhân trong nước - Xe đăng ký tại phòng cảnh sát giao thông Công an tỉnh , thành phố nào thì biển số mang kí hiệu tỉnh, thành phố đó. - Xe không làm kinh doanh của cơ quan hành chính sự nghiệp, xe công an nhân dân, xe của các tổ chức chính trị, xã hội: Biển số nền xanh, chữ và số màu trắng. - Xe của doanh nghiệp, xe làm kinh tế của cơ quan hành chính sự nghiệp, xe cá nhân: Biển số nền trắng, chữ và số màu đen. 2. Biển số xe của tổ chức, cá nhân nước ngoài - Xe của tổ chức quốc tế, của tổ chức, cá nhân nước nào thì mang ký hiệu riêng của nước đó theo quy định của tổng cục cảnh sát. - Xe của cơ quan, tổ chức ngoại giao, cá nhân nước ngoài có thân phận ngoại giao: biển số nền trắng, chữ và số màu đen, có ký hiệu " NG" màu đỏ ở trước các chữ số. Riêng biển số xe của đại sứ quán đặc mệnh toàn quyền và của người đứng đầu cơ quan đại diện các tổ chức của Liên hợp quốc, có thêm gạch đỏ nằm ngang giữa các chữ số. - Xe của tổ chức, văn phòng đại diện, cá nhân người nước ngoài: biển số nền trắng, chữ và số màu đen, có ký hiệu " NN" màu đen. - Xe của các doanh nghiệp liên doanh, doanh nghiệp 100% vốn nước ngoài: biển số nền trắng, số và chữ màu đen, có ký hiệu " LD" màu đen. - Biển số tạm thời : bằng giấy trắng, chữ và số màu đen, kích thước biển, chữ và số theo biển số sản xuất bằng kim loại. 4- Ưu điểm của hệ thống hiện tại - Một trong những ưu điểm lớn của hệ thống hiện tại là đã biết áp dụng tin học vào quá trình quản lý, nhằm giảm bớt quy trình xử lý hồ sơ bằng tay, và tăng hiệu quả công việc lên. - Các bộ phận xử lý được tách biệt, mỗi bộ phận làm một công việc riêng nên không gây ra tình trạng ùn tắc trong quá trình xử lý hồ sơ. 5- Nhược điểm của hệ thống hiện tại - Tuy hệ thống đã biết sử dụng tin học vào chương trình quản lý, nhưng giao diện giữa máy và người sử dụng không được thân thiện, gây khó khăn cho người sử dụng. Bởi vì chương trình được viết bằng ngôn ngữ Foxpro trên môi trường Dos. - Và dù các bộ phận xử lý tách biệt nhau, nhưng cơ cấu tổ chức chưa hợp lý ở chỗ: Khi nhận hồ sơ của chủ phương tiện, các cán bộ mới chỉ kiểm tra hồ sơ đã đầy đủ các giấy tờ chưa, mà chưa kiểm tra ngay xem chủ phương tiện đã đăng ký xe mô tô hay xe máy nào chưa, để có thể trả lại ngay hồ sơ nếu chủ phương tiện đã đăng ký phương tiện đó rồi. Từ đó sẽ gây ra việc mất thời gian cho cả chủ phương tiện và cán bộ cảnh sát. - Quy trình xử lý còn chậm, sau 3 đến 4 ngày chủ phương tiện mới nhận được đăng ký và biển số. II - Một số biểu mẫu sử dụng trong hệ thống 1- Giấy khai đăng ký, đổi biển số, cấp lại đăng ký, thay tổng thành…-(Mẫu số 1) CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập - Tự do - Hạnh Phúc -----o0o------ Biển số cũ: ................................ Biển số mới: ................................. GIẤY KHAI Đăng ký, đổi biển số, cấp lại đăng ký Thay tổng thành máy, khung, màu sơn Tên chủ xe: Nơi thường trú: Có chiếc xe:................... Nhãn hiệu ........................... Số loại ................................... Loại xe: ......................... Màu sơn ............................................................................. Số máy: ......................... Số khung............................................................................. Động cơ có: ................... máy Dung tích xi lanh: ...............................................cm3. - Chiều dài: ..................................................mm. KÍCH THƯỚC TỐI ĐA CỦA XE - Chiều rộng: ................................................mm. - Chiều cao: ..................................................mm. - Trước: ................................. Bánh cỡ:............................... SỐ VÀ CỠ BÁNH XE - Giữa : ................................. Bánh cỡ: .............................. - Sau : ................................. Bánh cỡ: .............................. TỰ TRỌNG: kg TẢI TRỌNG CỦA XE - Hàng hóa: .......................................................................kg - Số chỗ ngồi: ................. Người x 60 kg..........................kg ( Kể cả lái, phụ xe, hành khách) Tổng cộng: ..............................kg DÁN BẢN CHÀ SỐ MÁY, SỐ KHUNG Số máy Số khung Giấy tờ kèm theo gồm: Tôi xin cam đoan toàn bộ hồ so, giấy tờ kèm theo tờ khai này là hợp lệ. Nếu sai tôi xin hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật. Đề nghị phòng cảnh sát giao thông xét cấp, đổi đăng ký xe, biển số xe, thay tổng thành máy, khung, màu sơn xe. Trưởng phòng duyệt Chứng nhận của UBND ........ngày...tháng...năm 200... (Ký tên, đóng dấu) phường xã nếu là xe tư nhân Chủ phương tiện Ký tên đóng dấu( Nếu là xe cơ quan) CBCS làm thủ tục (Ghi rõ họ tên, ký ) 2- Giấy khai sang tên di chuyển - (Mẫu số 2) CÔNG AN TỈNH BẮC NINH CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM PHÒNG CSGT Độc lập - Tự do - Hạnh Phúc -----o0o------ GIẤY KHAI SANG TÊN DI CHUYỂN Xe: ......................................................... Biến số: ..................................................... Họ tên chủ xe: ............................................................................................................ Nơi ĐKHK thường trú: ..................................................................................................................................... CMTND số: ......................... cấp ngày ....................... tại .......................................... Có chiếc xe với đặc điểm sau : Nhãn hiệu .................................................... Số loại ................................................. Loại xe: ......................... Màu sơn ............................................................................. Số máy: ......................... Số khung............................................................................. Nay sang tên cho ông( bà): ........................................................................................ Nơi ĐKHK thường trú:............................................................................................... ..................................................................................................................................... CMTND số: ......................... cấp ngày ....................... tại .......................................... Lý do sang tên, di chuyển ( điều động hoặc cho, mua lại ):........................................ ..................................................................................................................................... DÁN BẢN CHÀ SỐ MÁY, SỐ KHUNG Số máy Số khung Giấy tờ kèm theo gồm: Tôi xin hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật về các chứng từ trong hồ sơ xe. Đề nghị phòng cảnh sát giao thông Công an tỉnh Bắc Ninh xét và làm thủ tục sang tên, di chuyển chiếc xe nói trên. Trưởng phòng duyệt Bắc Ninh, ngày...tháng...năm 200... (Ký tên, đóng dấu) Chủ phương tiện Ký tên (đóng dấu nếu là xe cơ quan) CBCS làm thủ tục (Ghi rõ họ tên, ký ) 3- Giấy đăng kí mô tô, xe máy - (Mẫu số 3) CÔNG AN TỈNH BẮC NINH CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Phòng CSGT Độc lập - Tự do - Hạnh phúc Số: 0 0 0 0 0 0 9 ĐĂNG KÝ MÔ TÔ, XE MÁY Họ tên chủ xe: Nguyễn Quý Hưng Nơi ĐKNK thường trú: Vệ An - TX Bắc Ninh - Tỉnh Bắc Ninh CMND số: 125109027 Cấp ngày:11/7/2000 Nhãn hiệu: Honda Dung tích xi lanh:150 cm3 Loại xe: SH Màu sơn: Màu đen Số máy: 9999999 Số khung: 9999999 Bắc Ninh, ngày 09 tháng 09 năm 2009 Trưởng phòng Biển số: 99 H9 - 9999 4- Giấy đăng kí Ô tô - (Mẫu số 4) CÔNG AN TỈNH BẮC NINH CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Phòng CSGT Độc lập - Tự do - Hạnh phúc Số: 0 0 0 0 0 0 9 ĐĂNG KÝ Ô TÔ Họ tên chủ xe: Nguyễn Quý Hưng Nơi ĐKNK thường trú: Vệ An - TX Bắc Ninh - Tỉnh Bắc Ninh CMND số: 125109027 Cấp ngày:11/7/2000 Nhãn hiệu: Merceder Số loại: Loại xe: Xe con Màu sơn: Màu đen Số máy: 9999999 Số khung: 9999999 Tự trọng: kg. Tải trọng: - Hàng hóa: kg. - Số chỗ ngồi: 04 (Cả phụ lái) Bắc Ninh, ngày 09 tháng 09 năm 2009 Trưởng phòng Biển số: 99H - 9999 III - Lập dự án 1- Các hạn chế của dự án - Do còn thiếu hiểu biết trong công tác quản lý phương tiện giao thông tại phòng cảnh sát giao thông( vì không thể đi sâu vào nghiệp vụ của cán bộ cảnh sát, ở đây có những bí mật riêng của ngành cảnh sát ), nên chương trình còn có rất nhiều thiếu sót, chưa giải quyết được trọn vẹn những vấn đề nảy sinh trong quá trình quản lý. - Do trình độ còn hạn chế, nên chương trình chưa có tính chuyên nghiệp cao, chưa đạt tính thẩm mĩ cao. Em rất mong được Thầy cô và các bạn góp ý thêm, để chương trình được hoàn thiện hơn. 2 - Mục tiêu của dự án - Mang lại lợi ích nghiệp vụ: Nâng cao khả năng xử lý công việc, đáp ứng mọi yêu cầu nghiệp vụ một cách tin cậy, chính xác, an toàn, bí mật. - Mang lại lợi ích sử dụng: Mọi công việc cập nhật, tìm kiếm, thống kê được thực hiện một cách nhanh chóng, thuận tiện, tiết kiệm thời gian. - Giúp cho công việc của các cán bộ không còn vất vả, tăng hiệu suất lao động lên cao. - Khắc phục các khiếm khuyết của hệ thống cũ: Tạo ra một giao diện chương trình thân thiện, dễ sử dụng. 3- Phác hoạ giải pháp: Sau đây em xin trình bày giải pháp cho hệ thống mới nhằm khắc phục những nhược điểm trên của hệ thống cũ: - Về vấn đề giao diện: Do hệ thống cũ được viết bằng ngôn ngữ Foxpro trên nền Dos nên giao diện giữa máy và người dùng không thân thiện. Nên với hệ thống mới này em xin được trình bày bằng ngôn ngữ lập trình Visual Basic 6.0 của hãng Microsoft. Đây là một ngôn ngữ lập trình mạnh theo kiểu hướng đối tượng. Đồng thời nó tạo ra một giao diện khá thân thiện và dễ sử dụng đối với người dùng. - Về vấn đề phương pháp xử lý chưa chặt chẽ: Tuy đội quản lý đã phân ra từng tổ, mỗi tổ làm một công việc riêng nhưng phương pháp xử lý của các tổ chưa chặt chẽ, gây mất thời gian cho cả cán bộ lẫn chủ phương tiện đến đăng ký. Do đó, em xin trình bày cách tổ chức hoạt động của hệ thống mới của đội quản lý phương tiện giao thông của Phòng cảnh sát giao thông Tỉnh Bắc Ninh như sau: Đầu tư cho Tổ tiếp nhận và xử lý hồ sơ một máy vi tính và máy vi tính này được kết nối với mạng máy tính của tổ vi tính để lấy cơ sở dữ liệu về chủ phương tiện, để phục vụ cho quá trình kiểm tra chủ phương tiện đã đăng ký mô tô hay xe gắn máy lần nào chưa. Nếu chủ phương tiện đã đăng ký phương tiện này một lần rồi, thì cán bộ cảnh sát sẽ trả lại hồ sơ cho chủ phương tiện và giải thích về quy định mới của nhà nước: Kể từ ngày 28/ 01/ 2003, mỗi người chỉ đăng ký được một xe mô tô hay xe gắn máy. Nhằm tránh làm mất thời gian chờ đợi của chủ phương tiện, và mất thời gian cho cán bộ cảnh sát trong quá trình xử lý hồ sơ. Nếu chủ phương tiện lần đầu đăng ký thì hồ sơ sẽ được chuyển cho cán bộ kiểm tra. Cán bộ này sẽ kiểm tra xem hồ sơ đã đầy đủ các loại giấy tờ chưa. Nếu hồ sơ đã đủ thì cán bộ cảnh sát mời chủ phương tiện lên đối chứng lại và đưa giấy hẹn ngày lấy biển số và giấy đăng ký xe. Còn không thì cán bộ cảnh sát trả hồ sơ cho chủ phương tiện, giải thích lí do và hướng dẫn cho chủ phương tiện hoàn thiện hồ sơ. Vậy với việc đầu tư một máy tính cho tổ tiếp nhận và kiểm tra hồ sơ, đã có thể tích kiệm được thời gian cho cán bộ cảnh sát trong việc không phải xử lý những hồ sơ không đủ điều kiện đăng ký, và tích kiệm thời gian chờ đợi cho chủ phương tiện. Để từ đó làm cho quá trình đăng ký diễn ra nhanh hơn, rút ngắn thời gian trả biển số và giấy đăng ký xuống. Chương II PHÂN TÍCH HỆ THỐNG I - Yêu cầu của hệ thông Phòng Cảnh Sát Giao Thông là nơi đăng ký phương tiện giao thông cơ giới của cả tỉnh, cho nên số lượng phương tiện đăng ký tại phòng cảnh sát giao thông là rất nhiều. Từ đó đòi hỏi phải có hệ thống tốt để hỗ trợ cho các cán bộ cảnh sát trong quá trình quản lý. Vì vậy hệ thống quản lý đăng ký phương tiện giao thông cơ giới đường bộ, nói chung cần đáp ứng được những yêu cầu sau: - Hệ thống phải có tính khả thi cao, chứa được dữ liệu lớn, đầy đủ thông tin nhưng phải tránh dư thừa những dữ liệu không cần thiết, để cho hệ thống có thể hoạt động nhanh hơn. - Cung cấp thông tin cho cán bộ quản lý chính xác, kịp thời. - Việc tìm kiếm được thực hiện tự động hoá, tuân theo một quy tắc do cán bộ yêu cầu và kết quả là được thông tin nhanh chóng. - Chương trình có giao diện thân thiện với người sử dụng. - Bảo đảm được sự an toàn trong hệ thống thông tin. II - Thông tin vào ra của hệ thống 1- Thông tin đầu vào - Thông tin về chủ của phương tiện như: họ tên, nơi thường trú, số điện thoại, chứng minh nhân dân số, ngày cấp, nơi cấp. - Thông tin về phương tiện như: loại phương tiện, nhãn hiệu, số loại, loại xe, màu sơn, số máy, số khung, dung tích xi lanh,... - Thông tin về hồ sơ như: mã hồ sơ, địa chỉ,... 2- Thông tin đầu ra - Các thông tin tìm kiếm: như về phương tiện, chủ của phương tiện, và hồ sơ. - Các báo cáo thống kê : + Báo cáo thống kê tổng hợp: là các thông tin tổng hợp về phương tiện, chủ phương tiện, hồ sơ. Để từ đó in ra lập thành sổ cái. + Báo cáo thống kê về phương tiện: thống kê số lượng phương tiện đăng ký theo tháng, quý, năm hay thống kê theo các điều kiện khác... + Báo cáo thống kê về hồ sơ: thống kê những hồ sơ nào đã được trả lại cho chủ phương tiện khi chủ phương tiện di chuyển sang địa phương khác. III - Phân tích chức năng hệ thống Qua bước khảo sát hệ thống ở trên , nhìn một cách tổng thể, hệ thống phân ra thành 3 chức năng: - Cập nhật - Tìm kiếm - Thống kê 1- Biểu đồ phân cấp chức năng Quản lý đăng ký ô tô, xe máy Cập nhật Tìm kiếm Thống kê báo cáo Cập nhật thông tin về chủ của phương tiện Cập nhật thông tin về phương tiện Tìm kiếm thông tin phương tiện Thống kê về phương tiện Tìm kiếm thông tin chủ của phương tiện Báo cáo thống kê tổng hợp Cập nhật hồ sơ Tìm kiếm thông tin về hồ sơ Thống kê về hồ sơ Hình 1:Biểu đồ phân cấp chức năng của hệ thống quản lý đăng ký ô tô, xe máy 2- Mô tả chức năng 2.1 - Câp nhật thông tin - Cập nhật thông tin về chủ của phương tiện: + Chức năng cập nhật có nhiệm vụ cập nhật và hiệu chỉnh, sửa chữa thông tin về chủ phương tiện gồm họ tên, nơi thường trú, số điện thoại, CMTND số, cấp ngày, nơi cấp. + Huỷ thông tin về chủ phương tiện: cho phép huỷ toàn bộ thông tin về chủ phương tiện trong trường hợp phương tiện đổi chủ sở hữu hay chủ phương tiện di chuyển sang địa phương khác cùng với phương tiện. - Cập nhật thông tin về phương tiện: + Chức năng cập nhật thông tin về phương tiện có nhiệm vụ cập nhật và hiệu chỉnh thông tin về phương tiện gồm: Loại phương tiện, nhãn hiệu, số loại, màu sơn, số máy, số khung, Dung tích xi lanh, tải trọng, nước sản xuất,... + Huỷ thông tin về phương tiện: cho phép huỷ toàn bộ thông tin về phương tiện trong trường hợp phương tiện bị di chuyển sang địa phương khác cùng với chủ. - Cập nhật thông tin về hồ sơ lưu: Chức năng này cho phép các cán bộ cảnh sát cập nhật vị trí của hồ sơ trong kho lưu hồ sơ như : mã kho, mã hồ sơ... 2.2 - Tìm kiếm thông tin - Chức năng tra cứu thông tin về phương tiện: có nhiệm vụ tìm kiếm thông tin về phương tiện với các điều kiện khác nhau: như biết biển số của phương tiện, biết về chủ phương tiện... - Chức năng tra cứu thông tin về chủ phương tiện: có nhiệm vụ tìm thông tin về chủ phương tiện khi biết biển số của phương tiện... - Chức năng tra cứu thông tin về hồ sơ: Khi muốn biết rõ và đầy đủ nhất về thông tin của chủ phương tiện, phương tiện ta có thể tìm thông tin của hồ sơ, như vị trí của hồ sơ trong kho để có thể lấy đúng hồ sơ đó một cách nhanh nhất. 2.3 - Thông kê báo cáo - Chức năng báo cáo thống kê tổng hợp: đưa ra báo cáo vắn tắt thông tin của chủ phương tiện, phương tiện, và hồ sơ để từ đó lập thành sổ cái. - Chức năng thống kê phương tiện: đưa ra những thống kê về số lượng phương tiện đã đăng ký trong tháng, quý hay năm. - Chức năng thống kê hồ sơ: thống kê về những hồ sơ đã trả lại cho chủ phương tiện, khi chủ phương tiện di chuyển sang địa phương khác. 3- Biểu đồ luồng dữ liệu Để xác định được yêu cầu của công việc thì người ta phải phân tích biểu đồ luồng dữ liệu, biểu đồ luồng dữ liệu là công cụ quan trọng nhất trong việc phân tích hệ thống có cấu trúc, nó nêu ra một mô hình về hệ thống thông tin chuyển vận qua các quá trình hoặc các chức năng khác nhau. Điều quan trọng là phải có sẵn các thông tin vào và biết được yêu cầu của thông tin ra trước khi chọn thực hiện một quá trình. 3.1 - Các yếu tố biểu diễn của biểu đồ luồng dữ liệu 1. Các chức năng Định nghĩa: Một chức năng là một quá trình biến đổi dữ liệu (thay đổi giá trị, cấu trúc, vị trí của một dữ liệu, hoặc từ một số dữ liệu đã cho, tạo ra một dữ liệu mới). Biểu diễn: Một chức năng được biểu diễn trong biểu đồ luồng dữ liệu bởi một hình tròn hay một hình ôvan, bên trong có tên của chức năng đó. Tên chức năng 2. Tác nhân ngoài  Định nghĩa: Một tác nhân ngoài là một thực thể ngoài hệ thống, có trao đổi thông tin với hệ thống. Biểu diễn: Tác nhân ngoài trong biểu đồ luồng dữ liệu được vẽ bằng một hình chữ nhật, bên trong có tên tác nhân ngoài. Tên tác nhân ngoài 3. Tác nhân trong  Định nghĩa: Một tác nhân trong là một chức năng hay một hệ con của hệ thống, được mô tả ở một trang khác của mô hình, nhưng có trao đổi thông tin với các phần tử thuộc trang hiện tại của mô hình Biểu diễn: Tác nhân trong trong biểu đồ luồng dữ liệu được vẽ dưới dạng một hình chữ nhật thiếu cạnh trên, trong đó viết tên tác nhân trong. Tên tác nhân trong 4. Luồng dữ liệu  Định nghĩa: Một luồng dữ liệu là một tuyến truyền dẫn thông tin vào hay ra một chức năng nào đó. Biểu diễn: Một luồng dữ liệu được vẽ trong biểu đồ luồng dữ liệu dưới dạng một mũi tên , trên đó có viết tên của luồng dữ liệu. Tên luồng dữ liệu 5. Kho dữ liệu  Định nghĩa: Một kho dữ liệu là một dữ liệu (đơn hay có cấu trúc) được lưu lại, để có thể được truy nhập nhiều lần

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docQuản lý đăng ký ô tô, xe máy.doc