MỤC LỤC
Chương mở đầu 1
CHƯƠNG 1: CÁC KHÁI NIỆM 2
CHƯƠNG 3: MỤC ĐÍCH QUAN TRẮC. 12
3.1 Đánh giá điều kiện hiện trường. 12
3.2 Kiểm chứng các giả định thiết kế và điều chỉnh trong quá trình thi công 12
3.3 Đảm bảo an toàn cho công trình trong quá trình thi công cũng như trong quá 12
3.4 Cung cấp bằng chứng kỹ thuật khi xảy ra tranh chấp pháp lý. 12
3.5 Phân loại quan trắc và tiêu chuẩn áp dụng 14
3.5.1 Phân loại quan trắc. 14
3.5.2 Lựa chọn vị trí và thiết bị quan trắc. 15
3.5.3 Tiêu chuẩn áp dụng 15
CHƯƠNG 4: GIỚI THIỆU THIẾT BỊ 16
4.1 Ống vách 16
4.2 Đầu dò đo nghiêng 17
4.3 Cáp điều khiển 17
4.4 Bộ hiển thị số liệu Digitilt 18
4.5 Đo nghiêng 18
4.6 Độ lệch ngang 18
4.7 Dịch chuyển ngang 19
4.8 Nguyên lý đo 20
4.9 Công thức tính độ lệch 21
4.10 Kết quả quan trắc 22
CHƯƠNG 5: HƯỚNG DẪN SỬ DỤNG 23
5.1 Kiểm tra đầu dò. 23
5.2 Lắp đặt tại hiện trường 23
5.2.1 Nối cáp 23
5.2.2 Định vị đầu dò 24
5.2.3 Ghi số hiệu 24
5.3 Lau chùi 24
5.4 Bảo dưỡng 25
CHƯƠNG 6: LẮP ĐẶT ỐNG QUAN TRẮC CHUYỂN VỊ NGANG 26
6.1 Các lưu ý chung 26
6.2 Cơ ống vách và vật liệu 27
6.3 Hướng ống vách 28
6.4 Các ống nối 29
6.5 Vữa bịt hố khoan 29
6.6 PHƯƠNG PHÁP HẠ TRONG HỐ KHOAN ĐÃ ĐƯỢC BƠM VỮA 29
6.7 PHƯƠNG PHÁP LẮP ĐẶT BẰNG MÁY PHUN VỮA 29
CHƯƠNG 7: CÔNG TÁC CHUẨN BỊ QUAN TRẮC 32
Danh sách bảng biểu
Tài liệu tham khảo
25 trang |
Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 9528 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đồ án Quan trắc chuyển vị ngang, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
chương mở đầu
Hiện nay, việc phát triển các công trình nhà cao tầng tai Việt Nam nói chung, tại Tp.HCM nói riêng đã và đang kéo theo hàng loạt các yêu cầu về kỹ thuật và quan niệm cần phải giải quyết làm rõ, bao gồm các lĩnh vực từ thiết kế quy hoạch, thiết kế công trình, thi công xây dựng công trình, ứng dụng vật liệu mới, áp dựng các giải pháp mới về khoa học kỹ thuật – công nghệ, môi trường.
Riêng trong lĩnh vực thi công nền móng nhà cao tầng, nhiều thành tựu khoa học và công nghệ tiên tiến của thế giới đã và đang được áp dụng tại Tp.HCM, trong đó có công nghệ quan trắc Địa kỹ thuật.
Ứng công nghệ quan trắc Địa kỹ thuật trong thi công xây dựng công trình có thể dự báo và phòng ngừa sự cố cho chính công trình đang thi công cũng như các công trình lân cận; mặt khác quan trắc Địa kỹ thuật còn góp phần vào điều chỉnh biện pháp kỹ thuật thi công công trình, trong một số trường hợp dẫn đến điều chỉnh hồ sơ thiết kế cho phù hợp điều kiện thực tế. Quan trắc Địa kỹ thuật còn góp phần tạo cơ sở, bằng chứng kỹ thuật để giải quyết tranh chấp pháp lý xảy ra khi có khiếu kiện hư hỏng công trình do xây dựng công trình khác.
Vì trong phạm vi của một đồ án môn học nên nội dung trình bày là những khái niệm, tiêu chuẩn xây dựng, nguyên lý cơ bản liên quan đến thực hiện quan trắc chuyển vị ngang trong thi công nền móng nhà cao tầng, thi công các công trình ngầm và hố đào sâu của các công trình xây dựng bao gồm nội dung công tác quan trắc, nguyên lý lắp đặt và hoạt động của các thiết bị quan trắc, chuẩn bị quan trắc và tiến hành quan trắc.
chương 1: các khái niệm
Một số khái niệm chung và từ ngữ.
a. Giá trị cho phép: Là những quy định về dịch chuyển (độ lún, dịch chuyển ngang, ứng suất) sao cho kết quả đo vượt quá kết quả này thì cần dừng quá trình thi công công trình lại để sử lý và xem xét lại biện pháp thi công.
b. Chu kỳ đo: Là khoảng thời gian giữa hai lần đo được xác định theo từng khoảng chịu tải của công trình và khả năng xuát hiện sự cố. Ví dụ như trong thi công hố đào một cấp đào sâu được là một cấp tải. Trong trường hợp phần hố đào tiếp giáp với khu vực nhạy cảm với sự cố, chu kỳ đo có thể là ngày/lần hoặc 0.5 ngày/lần
c. Các thông số quan trắc: Là những dấu hiệu đặc trưng nhất trong quá trình phát triển trạng thái ứng suất biến dạng công trình, bao gồm:
- Biến dạng (độ nghiêng, lún, vết nứt, trồi đáy hố…)
- Lực (ứng suất): áp lực nươc trong lòng đất, áp lực lên tương chắn, ứng suất trong hệ thanh chống.
chương 3: MỤC ĐÍCH QUAN TRẮC.
Thiết bị đo dịch chuyển ngang được sử dụng để theo dõi các dịch chuyển ngang trong đất. Chúng thường được sử dụng để theo dõi độ lệch của các tường chắn và cọc khi chịu tải trọng.
3.1 Đánh giá điều kiện hiện trường.
Đánh giá điều kiện hiện trường trong địa kỹ thuật liên quan đến đánh giá về cường độ đất và tính ổn định. Thiết đo dịch chuyển ngang cho phép theo dõi trực tiếp. Công tác quan trắc này được sử dụng để mô tả các điều kiện hiên trường mà trong quá trình khảo sát chưa phát hiện được. Vì vậy, chúng thường được dùng để đánh giả điều kiên hiện trường.
3.2 Kiểm chứng các giả định thiết kế và điều chỉnh trong quá trình thi công.
Quá trình thiết kế được dựa trên những giả thuyết và lý thuyết gần đúng. Vì vậy tiến hành sử dụng công nghệ quan trắc để thực hiện việc kiểm chứng lại kết quả thiết kế. Các số liệu quan trắc giai đoạn đầu công trình có thể bộc lộ nhu cầu điệu chỉnh thiết kế trong giai đoạn sau. Ví dụ: một đầu đo nghiêng có thể lắp đặt phía sau một tường chắn để kiểm tra rằng độ lệch của nó không quá 7.5cm (thiết kế) khi chịu một phần tải trọng công trình. Nếu đầu đo phát hiện độ lệch quá 7.5cm tại giá tri tải trọng dự tính, người thiết kế có thể bổ sung gia cường cho tường chắn để đảm bảo tính ổn định của công trình trong các giai đoạn chịu tải tiếp theo.
3.3 Đảm bảo an toàn cho công trình trong quá trình thi công cũng như trong quá trình sử dụng.
Các thiết bị quan trắc có thể cung cấp cảnh báo sớm các sự cố, dự báo thời gian cho phép để sơ tán an toàn khỏi khu vực có sự cố và thời gian để thực hiện sửa chữa. Các hệ thong này có thể được lắp đặt gần đường cao tốc, đường xe lửa, và các đường ống chạy qua khu vực có khả năng trượt lở.
3.4 Cung cấp bằng chứng kỹ thuật khi xảy ra tranh chấp pháp lý.
Các số liệu quan trắc có thể cung cấp bằng chứng kỹ thuật khi xảy ra vụ việc pháp lý: giải quyết tranh chấp khi sử lý khiếu kiện hư hỏng công trình do xây dựng công trình lân cận.
Mặt đất
Mặt trượt
Mặt đất
trước khi trượt
Mặt đất
sau khi trượt
Mặt trượt
Hình 4.1: Mái dốc và trượt đất
- Xác định các vùng cắt. Giúp xác định mặt cắt phẳng hay tròn.
- Xác định liệu dịch chuyển không đổi, tăng hoặc giảm.
Hệ thống thoát nước
neo
Inclinometer trong tường chắn
Hình 4.2 và 4.3: Tường chắn
Kiểm tra độ lệch của tường chắn có nằm trong giới hạn thiết kế.
Kiểm tra dịch chuyển đất có ảnh hưởng tới công trình xung quanh
Kiểm tra việc thực hiện các thanh chông và các neo
Đo kiểm tra độ xoay lệch của tường chắn.
Mặt đất
Đất yếu
Đất cứng
Hình 4.4: Cọc chịu tải ngang
- Kiểm tra độ cong, lệch của cọc (cho thấy ổn định của mái dốc)
- Cảnh báo sự có đe dọa (đầu đo nghiêng tại chỗ)
Hình 4.3: Đường hầm
Kiểm tra các giả định thiết kế. Nếu điều kiện thực tế khác với giả định thì các số liệu đo khác với giả định thì có thể
3.5 Phân loại quan trắc và tiêu chuẩn áp dụng
3.5.1Phân loại quan trắc.
Có các loại quan trắc sau:
a. Quan trắc hiện trạng công trình lân cận
Là những công việc khảo sát, quan trắc, tiến hành cho các công trình nằm bên cạnh khu vực thi công công trình, thực hiện với những mục đích sau:
Khảo sát để làm bằng chứng kỹ thuật khi sử lý các tranh chấp xảy ra.
Khảo sát dung dể đánh giá hiện trạng của công trình lân cận để đưa ra các giải pháp chống đỡ và lựa chọn giải pháp thi công cho công trình đang thi công nhằm giảm thiểu ảnh hưởng đến công trình lân cận.
b. Quan trắc cho công trình đang thi công
Là công việc xác định giá trị các thông số, chỉ tiêu kỹ thuật có liên quan đến công trình: đất đá, nền móng và công trình ngầm để phục vụ cho mục đích thiết kế, thi công. công tác này được áp dụng cho các công trình lân cận và bản thân công trinh đang thi công.
3.5.2 Lựa chọn vị trí và thiết bị quan trắc.
a. Vị trí lắp đặt thiết bị quan trắc
Là những điểm có khả năng phát sinh những giá tri lớn nhất về chuyển vị hay ứng suất hoặc là vị trí dễ phát sinh sự cố công trình nhất.
b. Lựa chọn thiết bị quan trắc
Thiết bị quan trắc phải đáp ứng được vị trí quan trắc và có độ chính xác phù hợp để phát hiện được sự hình thành sự cố.
3.5.3 Tiêu chuẩn áp dụng
ASTM D6230-98: “Standard Test Method for Monitoring Ground Movement Using Probe-Type Inclinometers”;
CHƯƠNG 4: GIỚI THIỆU THIẾT BỊ
4.1 Ống vách
Ống vách của đầu đo nghiêng có đường kính ngoài là 80, 70 và 48 mm, trong ống có bốn rãnh tạo thành hai mặt phẳng vuông góc với nhau qua tâm. Các ống được kéo dài bằng ống nối khi chiều dài lơn hơn 3m. Ống vách được làm từ nhựa ABS hoặc kim loại. Nó thực hiện ba chức năng:
Dẫn hướng cho đầu dò của đập đo nghiêng, cho phép nó thu các số đo sát mặt đất;
Biến dạng với mặt đất hoặc công trình xung quanh; do đó các số đo nghiêng của vách ống vách biểu thị một cách chính xác các dịch chuyển của nền.
Các rãnh tạo sẵn bên trong khống chế hướng của đầu đo nghiêng có bánh xe.
Ống vách được lắp đặt trong một hố khoan gần như thẳng đứng đã được khoan qua các khu vực nghi ngờ có dịch chuyển. Ống vách cũng có thể được đặt trong bờ đắp, bên trong bê tông hoặc được gắn vào các công trình.
Hình 4.1: Cấu tạo ống vách đo dịch chuyên ngang.
1. ống vách 2. ống nối 3. Nắp đáy
Vị trí ban đầu của ống vách được thiết lập khi khảo sát cùng với đầu dò đo nghiêng. Dịch chuyển của mặt đất làm cho ống vách dịch chuyển khỏi vị trí ban đầu của nó. Tốc độ, độ sâu và độ lớn của dịch chuyển này được tính toán bằng cách so sánh số liệu khảo sát ban đầu với các số liệu khảo sát sau đó.
Hình 4.2: Ống vách
4.2 Đầu dò đo nghiêng
Đầu dò đo nghiêng có bánh xe chạy theo các rãnh dọc trong ống vách. Nó bao gồm hai tốc kế đã cân bằng lực. Một tốc kế đo độ nghiêng trong mặt phẳng của các bánh xe đầu đo nghiêng. Mặt phẳng này được gọi là trục A. Tốc kế kia đo độ nghiêng trong mặt phẳng vuông góc với mặt phẳng của các bánh xe. Mặt phẳng này được gọi là trục B. Các số đọc nghiêng thường thu được ở các khoảng cách đều đặn 2m khi đầu dò được kéo từ đáy lên đỉnh của ống vách. Các khoảng cách 2 feet được dùng cho các đầu dò của Anh.
Chỉ sử dụng một loại đầu dò cho tất cả các chu kỳ đo
Hình 4.3 đầu dò đo nghiêng
4.3 Cáp điều khiển
Cáp điều khiển được sử dụng để kiểm tra độ sâu của đầu dò đầu đo nghiêng. Nó cũng dẫn điện và các tín hiệu giữa đầu dò và bộ phận thu. Các dây cáp điểu khiển (theo đơn vị mét) được đánh dấu đều đặn 0,5m một. Các dây cáp điều khiển (theo đơn vị Anh) được đánh dấu đều đặn 1 foot một.
4.4 Bộ hiển thị số liệu Digitilt
Bộ hiển thị số đo nghiêng nhận được từ đầu dò đầu đo nghiêng. Các thiết bị thu số liệu tình vi như Digitilt Date Mate lưu giữ các số đọc trong bộ nhớ, loại trừ nhu cầu ghi các số đọc với bút chì và giấy.
Hình 4.4 – Bộ hiển thị số Inclinometer Logger GK-603
4.5 Đo nghiêng
Đầu dò đầu đo nghiêng và cảm biên đặt tại chỗ đo độ nghiêng của ống vách. Với đầu dò, các số đo nghiêng thường được lấy ở các cự ly để đặn 1/2m hoặc 2 feet từ đáy lên đỉnh của ống vách. Các cảm biến đặt tại chỗ được lắp đặt tại các vị trí cố định trong ống vách tại các khoảng cách đều đặn hoặc lớn hơn. Trong cả hai trường hợp, số đọc nghiêng quan hệ với độ sâu hoặc cao độ.
4.6 Độ lệch ngang
Khi các số đọc của đầu đo nghiêng được xử lý, độ nghiêng được chuyển đổi sang một khoảng cách theo chiều ngang như hình vẽ dưới đây. Độ lệch tại mỗi khoảng cách được gọi là độ lệch khoảng cách tăng dần. Tổng các độ lệch khoảng cách được gọi là tổng độ lệch cho thấy độ nghiêng của ống vách.
Các độ lệch cho thấy vị trí của ống vách. Đồ thị của tổng độ lệch cho thấy đo nghiêng của ống vách
Hình 4.5: Độ lệch ngang
4.7 Dịch chuyển ngang
Đầu dò luôn được thả theo một hướng bánh xe cố định cho tất cả các chu kỳ đo
Dịch chuyển biểu thị một sự thay đổi vì trí của ống vách, tức là một sự thay đổi độ lệch. Dịch chuyển được tính bằng cách lấy độ lệch hiện tại trừ đi độ lệch ban đầu. Độ lệch khoảng cách là sự thay đổi tại một khoảng cách. Tổng dịch chuyển là tổng của các dịch chuyển khoảng cách.
Trong đồ thị dưới đây, các dịch chuyển được tham khảo so sánh với một điểm cố định gần đáy của ống vách. Khi đáy của ống vách không ổn định trong đất, các dịch chyển được so sánh với đỉnh của ống vách đã được khảo sát.
Hình 4.6 - Biểu đồ dịch chuyển và cột địa tầng
4.8 Nguyên lý đo
Sự chuyển dịch của tường chắn làm thay đổi độ nghiêng của ống vách, sự thay đổi này được ghi lại bởi bộ thu số liệu INCLINOMETER LOGGER thông qua các tốc kế cân bằng lực (accelerometer).
Giá trị chuyển dịch ngang của tường chắn được xác định trên cơ sự thay đổi vị trí của ống vách. Số liệu đo được của chu kỳ 1 được xem là giá trị ban đầu (dịch chuyển bằng 0). Các số liệu của các chu kỳ tiếp theo là giá trị dịch chuyển thực tế đo được.
4.9 Công thức tính độ lệch
Ký hiệu
Miêu tả
Z
Góc phương vị thực tế
ZY
Tính toán góc phương vị
ZZ
Chỉnh góc (thông thường là 0º)
RINT
Khoảng đọc tuyệt đối bằng mét
IA+, IA-
Trục dữ liệu số A ban đầu
PA+, PA-
Trục dữ liệu số A ban đầu
IB+, IB-
Trục dữ liệu số B ban đầu
PB+, PB-
Trục dữ liệu số B hiện tại
SA
Tính toán sự thay đổi số liệu cho trục A
SB
Tính toán sự thay đổi số liệu cho trục B
M
Tổng hợp 2sin =0.0025 for mỗi mét, milimet
CA
Độ lệch A (bằng centimet hoặc milimet, đơn vị mét, không chỉnh sửa)
CB
Độ lệch B (bằng centimet hoặc milimet, đơn vị mét, không chỉnh sửa)
Cos
Hàm Cosin
Sin
Hàm Sin
Công thức:
SA = [( PA+) – (PA-)] – [( IA+) – (IA-)]
SB = [( PB+) – (PB-)] – [(IB+) – (IB-)]
CA = M * RINT * SA
CB = M * RINT * SB
Lưu ý: Tích lũy (∑) kết quả SA và SB tại mỗi chiều sâu tăng thêm (từ đáy lên hoặc trên đỉnh xuống) để đạt được sự thay đổi độ lệch.
4.10 Kết quả quan trắc
Hướng A+
Hướng B+
Trục A
Trục B
Hướng A-
Hướng B-
Hình 4.7: Các hướng quy ước trong quan trắc chuyển dịch ngang
Trục A: Đánh dấu trục này, luôn bắt đầu đo với các bánh xe phía trên đạt trong trục này, các trục “A” được sắp thẳng hàng với hướng dịch chuyển.
Trục B: là trục vuông góc với trục A.
Ghi chú
Số liệu đo chính xác được tính từ 1.0 m trở xuống
CHƯƠNG 5: HƯỚNG DẪN SỬ DỤNG
5.1 Kiểm tra đầu dò.
Kiểm tra bánh xe đầu dò quay nhe nhàng không. Nếu cần thiết, lau chùi các bánh xe và phun chất bôi trơn hoặc một lượng nhỏ vào mỗi vòng bi.
Kiểm tra các kẹp bánh xe chuyển động một cách tự do không. Ấn kẹp bánh xe vào than đầu dò sau đó nhả ra từ từ. Kẹp bánh xe cần quay hoàn toàn trở lại vị trí ban đầu.
Kiểm tra các khe hở trong các bánh xe và kẹp bénh xe.
Kiểm tra các đinh vít không bị hỏng.
Kiểm tra các đầu nối và các miếng đệm hình chữ O để phát hiện sự ăn mòn.
Nối đầu dò với thiết bị thu số liệu. Bởi thiết bị thu, các số đọc cần lớn hơn 0 (dương) khi đầu dò nghiêng đằng hướng A+ và B+
Đặt đầu dò vào hộp của nó để vận chuyển.
5.2 Lắp đặt tại hiện trường
Trải tấm chất dẻo hoặc nhựa gần nơi lắp đặt ống vách. Tấm nhựa giữ cho thiết bị sạch sẽ. trong khi đo, giữ cáp trên tấm nhựa tốt hơn là để trên mặt đất tự nhiên. Một hộp hoạc thùng chứa có thỉ có ích để đựng cáp điều khiển.
Tháo nắp khỏi ống vách. Gán bộ ròng rọc.
5.2.1 Nối cáp
-Tháo các nắp bảo vệ ra khỏi đầu dò và cáp điều khiển.
-Giữ đầu dò ngang dưới kẹp bánh xe phía trên như trong hình vẽ minh họa. không giữ vảo các bánh xe đầu dò.
-Nối các đầu nối của cáp điều khiển với đầu dò. Không cố nối bằng cách xoay đầu nối.
-Vặn chặt các đai ốc để bảo vệ đầu nối. không văn quá chặt vì vong đệm chữ O sẽ bị biến dạng và hiệu quả của nó giảm.
5.2.2 Định vị đầu dò
-Bật thiết bị thu để tiếp điện cho các tóc kế. các tố kế đã được tiếp điện ít khả năng bị ảnh hưởng đầu dò bị thả rợi một cách tình cờ.
-Chỉnh các bánh xe trên vào rãnh AO sau đó đặt đầu dò vào ống vách. Nếu sử dụng bộ ròng rọc tháo bỏ bánh xe ròng rọc, đặt đầu dò rồi lắp lại bánh xe ròng rọc.
Hạ thấp đầu dò từ từ xuống đầu ống vách. Không cho phép đầu dò rơi tự do xuống ống vách. Để 5 đến 10m phút cho đầu dò tự điều chỉnh với nhiệt độ bên trong ống vách.
Hình 5: Đầu dò
5.2.3 Ghi số hiệu
-Kéo đầu dò tới độ sâu tiếp theo. Đợi cho số đọc ổn định sau khi ghi số liệu. Lặp lại quá trình cho tới khi đầu dò lên tới đỉnh ống vách.
-Tháo đầu dò và xoay 180o. Chỉnh các bánh xe phía trên vào rãnh A- và đặt vào ống vách.
-Hạ đầu dò xuống đáy sau đó kéo lên tới độ sâu bắt đầu đo. Lấy các số đọc tại mỗi độ sâu cho đến khi đầu dò lên tới đỉnh của ống vách.
-Tháo đầu dò ra khỏi ống vách.
-Nếu sử dụng Datamate, chạy lệnh: valid date data. (xác định tính hợp lệ của số liệu)
5.3 Lau chùi
-Lau sạch đầu dò và cáp điều khiển.
-Lắp các nắp đậy vào đầu dò đầu cáp.
-Cất đầu dò vào hộp bảo vệ.
-Đậy các ổ cắm trong thiết bị thu.
-Cuộn cáp điều khiển
-Tháo bộ ròng rọc.
-Lắp nắp đậy lên ống vách
5.4 Bảo dưỡng
-Lau sạch thiết bị thu số liệu và nạp điện cho pin
-Bôi dầu lên các bánh xe của đầu do.
-Nếu nơi cất giữ khô ráo, tháo bỏ các nắp bảo vệ khỏi đầu dò và đầu cáp
-Điều khiển để làm khô tất cả các đầu nối
CHƯƠNG 6: LẮP ĐẶT ỐNG QUAN TRẮC CHUYỂN VỊ NGANG
6.1 Các lưu ý chung
Đường kính ống vách ảnh hưởng tới tuổi thọ lắp đặt. Dịch chuyển têng làm cho ống vách biến dạng và cản trở đầu đò chuyển động trong ống vách. Ống vách đường kính lớn hơn cho phép dịch chuyển của tường lớn hơn và tạo đường vào dài hơn so với ống vách đường kính nhỏ hơn. Luôn sử dụng ống vách đường kính lớn nhất mà thiết bị khoan và cỡ lỗ khoan có thể thích ứng được .
Một lớp bảo vệ thường được lắp đặt tại đỉnh của ống vách. Lớp bảo vệ phải đủ rộng để gắn bộ ròng rọc vào đỉnh của ống vách. Lớp bảo vệ cũng phải định vị dễ dàng đưa đầu dò vào ống vách khi lún xảy ra.
Chiều sâu đặt ống được chọn trong lớp đất tốt mà tại độ sâu đấy, dưới tác dụng của công trình không có hiện tượng dịch chuyển ngang, người ta thường cho ống ngàm vào lớp đất này một khoảng tối thiểu 3m. Dưới đây là minh họa việc lắp đặt đúng và chưa đúng các ống đo nghiêng. Đối với trường hợp chiều dài ống không đủ đạt độ sâu yêu cầu, dịch chuyển ngang của ống được phát hiện tại vị trí lân cận đáy ống.
Hình 6.1 Kết quả đo với chiêu dài ống.
a. ống đo có chiều dài không đủ lớn. b. ống đo có chiều dài đủ lớn.
6.2 Cơ ống vách và vật liệu
Đường kính ống vách ảnh hưởng tới tuổi thọ sử dụng. dịch chuyển của đất làm cho ống vách biến dạng và cản trở đầu dò chuyển động trong ống vách. Ống vách đường kính lớn hơn cho phép dịch chuyển đất lớn hơn vả tạo đường vào dài hơn so với ống đường kính nhỏ. Luôn sử dụng ống vách đường kính lớn nhất mà thiết bị khoan và cỡ lõ khoan có thể thích ứng được.
Các vật liệu làm ống vách cũng ảnh hưởng tới tuổi thọ sử dụng. Ống vách làm bằng nhựa ABS là phù hợp cho việc tiếp xúc lâu dài với tất cả các loại đất, vữa và nước ngầm. nó không bị ăn mòn và thích ứng với các dịch chuyển của đất. Ống vách bằng nhôm có thể bị ăn mòn. Khi lắp đặt bằng ống nhôm cẩn thận không làm xước lớp keo epoxy bảo vệ của nó.
Lớp bảo vệ thường được lắp đặt tại đỉnh ống vách. Lớp bảo vệ phải đủ rộng để gắn bộ ròng rọc vào đỉnhcủa ống vách. Lớp bảo vị cũng phải định vị dể dễ dàng đưa đầu dò vào ống vách khi lún xảy ra.
6.3 Hướng ống vách
Hố khoan phải gần như thẳng đứng. Lỗi trong đo nghiêng tăng theo độ nghiêng của ống vách.
Lắp đặt ống vách với một bộ rãnh hướng về phía dự kiến có dịch chuyển. Duy trì hướng thích hợp này trong quá trình lắp đặt. Cố gắng sửa lại hướng của ống vách khi đã lắp đặt sẽ làm cho ống bị vặn.
6.4 Các ống nối
Keo (Bình Minh, ABS…) dùng trên các ống nối đòi hỏi 24 giờ để đạt được đầy đủ cường độ. Ống vách thường được lắp ráp và lắp đặt nhanh hơn nhiều. Trong các hố đầy nước, sự đẩy nổi giảm trọng lượng hiệu quả của ống vách do đó cường độ ít hơn được yêu cầu từ ống nối. Tuy nhiên, khi ống vách đước lắp đặt trong các hố khoan khô, ống nối phải giữ toàn bộ trọng lượng của ống vách. Trong trường hợp này, đóng chặt ống nối bằng các đinh tán. Một cáp treo gắn vào phần đáy của ống vách cũng có thể làm giảm tải trọng lên các mối nối.
Các ống nối cần được gắn lại bằng vữa. Vữa chui vào ống vách có thể gây tắc, làm rãnh dẫn hướng thiếu chính xác và làm hỏng các bánh xe của đầu dò đầu đo nghiêng.
6.5 Vữa bịt hố khoan
Vữa cần được trộn để có một cường độ tương tự như cường độ của đất.
Dung trọng của vữa tạo ra một lực đẩy nổi tác dụng lên ống vách, do đó cần thiết tạo một tải trọng phụ để giữ cho ống vách trong hố khoan khi lắp đặt. Một ống thép có thể dược hạ xuống bên trong ống vách tựa vào nắp đáy.
Không ấn ống vách xuống bằng máy khoan vì phương pháp này có thể làn ống vách bị xoắn trong lỗ khoan.
Sau khi vữa đông cứng, tường bị co ngót, vì vạy cần đổ them vữa vào lỗ khoan trước khi lớp bảo vệ được lắp đặt.
6.6 PHƯƠNG PHÁP HẠ TRONG HỐ KHOAN ĐÃ ĐƯỢC BƠM VỮA
Máy phun vữa
Hộp bảo vệ
xi
măng
Ống
vách
Ống
nối
Nắp
đậy
Hình 6.2 trình tự hạ ống trong hố khoan đã bơm vữa
Làm sạch dung dịch khoan và mảnh vỡ rong hố khoan. Hạ ống phun vữa xướng đáy hố khoan. Bơm sau đó rút ống phun vữa lên.
Gắn nắp vào phần đáy của ống vách. Lắp đặt ống vách trong hố khoan.
Thêm ống vách khi cần thiết cho đến khi ống vách đạt độ sâu yêu cầu. Giữ ống vách đầy nước để chống lại sự đẩy nổi và hạn chế vữa chảy vào.
Hạ tấm thép hoặc ống khoan xuống đáy của ống vách để chống sự đẩy ngược khi vữa đông cứng. đổ them vữa lên đỉnh hố khoan và lắp đặt hộp bảo vệ. Sau đó, ghi các số đọc ban đầu bàn giao cho khách hàng.
6.7 PHƯƠNG PHÁP LẮP ĐẶT BẰNG MÁY PHUN VỮA
Hình 6.3 Trình tự hạ ống trong hố khoan bơm vữa sau
Làm sạch dung dịch khoan và mảnh vụn trong hố khoan. Gắn nắp đậy vào phần cuối của ống vách.
Lắp đặt ống vách trong hố khoan tới độ sâu yêu cầu. trong các hố khoan đầy nược đổ đầy nước vào ống vách để chống lại sự đẩy nổi. Trong các hố khoan khô, lắp đặt ống vách khô. Đổ đầy nước vào ống vách để chống lại sự đẩy nổi khi bắt đầu phun vữa. Giữ nước ở độ sâu của dung dịch vữa để tránh ảnh hưởng các đầu nối đã được gán chặt.
Sau đó thả ống phun vữa xuống đáy hố khoan và bơm vữa.
Ngưng bơm khi vữa xuất hiện trên mặt. Hạ tấm thép hoặc ống khoan xuống đáy của ống vách để chống sự đẩy ngược khi vữa đông cứng. Đổ thêm vữa lên đỉnh hố khoan và lắp đặt hộp bảo vệ. Sau đó, ghi các số đọc ban đầu bàn giao cho khách hàng.
Note: Tỷ lệ bơm vữa
No
Materials
Weight
Ratio of quantity
1
Cement PC40 or PC30
94 lbs (42 kg)
1
2
Bentonite
25 lbs (11.25 kg)
0.3
3
Water
30 galons (113 liter)
2.5
CHƯƠNG 7: CÔNG TÁC CHUẨN BỊ QUAN TRẮC
Đây là công đoạn thực hiện đầu tiên của một chương trình quan trắc, nhằm xác định mục đích của công tác quan trắc, những điều kiện có liên quan đến việc đánh giá kết quả quan của quá trình quan trắc, bao gồm các công việc sau.
Xem xét điều kiện địa chất công trình và điều kiên địa chất thủy văn.
Điều kiên địa chất công trinh bao gồm:
Cấu tạo các lớp đất chiều sâu cọc, tường vây.
Chỉ tiêu cơ lý của các lớp đất. Đối các lớp đất trong chiều sâu đào cần có thêm các kết quả nén 3 trục để đánh giá trị áp lực ngang tác động vào kết cấu chống đỡ trong quá trình thi công.
Điều kiên địa chất thủy văn bao gồm:
Chiều sâu mực nước ngầm lưu lượng nước ngầm.
Chế độ của nước ngầm trong suốt thời gian dự kiến thi công.
Tồn tại áp lực nước dư trong các tầng đất hay không.
Xem xét thiết kế của kết cấu phần móng của công trình dự kiến xây dựng, công nghệ thi công phần nền móng.
Kết cấu móng:
Cọc khoan nhồi, cọc ép hay cọc đóng.
Có tầng hầm.
Vị trí hình học.
Sơ đồ bố trí cọc trong mặt cắt công trình.
Chiều sâu đặt mũi cọc
Chiều sâu của tầng hầm hoặc độ sâu đào để thi công đài cọc
Khoảng cách của tường hầm hay các cây cọc ngoài biên công trình đến công trinh lân cận.
Công nghệ thi công:
Thi công cọc đóng (ép) hay cọc khoan nhồi. trinh tự thi công các cây cọ trong mặt bằng.
Kết cấu chống đỡ cho công tác đào (tường trong đất hay cừ tạm).
Phương pháp đào đất (trong trương hợp có tương trong đất có thể là đào hở hay kiểu top – down).
Trình tự tiến hành thi công hệ thống chống đỡ theo chiều sâu hố đào.
Tiến độ thi công
Xem xét kết quả khảo sát công trình lân cân khu vực thi công.
Mục đích công tác này nhằm đánh giá ảnh hưởng của quá trình thi công đến công trinh lân cận. những yếu tố của công trình lân cận cân xem xét bao gồm:
Thời gian sử dụng của các công trình.
Đặc điểm kết cấu móng:
Móng nông chiêu sâu chon móng.
Móng cọc: kích thước, chiều sâu, chiều dài các đoạn cọc tạo thành cây cọc.
Đặc điểm kết cấu bên trên:
Loại kết cấu: tường chịu lực, khung bê tong cốt thép.
thời gian đã tồn tại
Quá trình sử dụng (bao gôm thay đổi thay đổi có thể xảy ra với kết cấu ban đầu mà có thể tác động đên tuổi thọ công trình).
Mức độ hư hỏng của công trình.
Xác định vị trí quan trắc và thông số quan trắc tại công trình cần thi công.
Vị trí của các điểm đặt thiết bị quan trắc: dược dự kiến trên cơ sở xác trang thái ứng suất và biến dạng của tổng thể khu vực thi công, tại những vị trí có ứng suất hay chuyển vị lớn nhất hay những hiên tượng cơ học khác co thể xay ra. các thiết bị quan trắc sẽ được bố trí ở những vị trí này.
Thông số quan trắc: là những dấu hiệu được sử dungjddeer đánh giá khả năng xuất hiện sự cố công trình, bao gồm chuyền vị, ứng suất, áp lực nước, độ nghiêng.
Dự tính giới hạn ảnh hưởng đến công trình lân cận.
Các giới hàn là độ lún phất sinh thêm làm công trình bị lún lệch từ đó xuất hiên ứng suất phụ gây sự cố công trình. Hay giá trị lún lệch ảnh hưởng tới giá trị công trình.
Giá trị độ lún giới hạn được xác định bởi những phương pháp lý thuyết.
Chu kỳ đo dược xác định dựa trên cơ sở dự tính lý thuyết nêu trên phụ thuộc vảo tốc độ thi công.
Trong trường hợp tư vấn thiết kế là người lập đề cương quan trắc
Vị trí lắp đặt, chủng loại thiết bị, chu kỳ và thời gian quan trắc sẽ do đơn vị thiết kế chỉ định.