Đồ án Quy hoạch mạng lưới thoát nước thị xã Phú Thọ - Tỉnh Phú Thọ

MỤC LỤC

PHẦN MỞ ĐẦU

1.1 Sự cần thiết phải thiết kế quy hoạch mạng lưới thoát nước thị xã Phú Thọ

1.2 Các căn cứ lập quy hoạch

1.3 Mục tiêu và nhiệm vụ

1.4 Những thuận lợi khó khăn trong quá trình thực hiện đề tài

PHẦN NỘI DUNG

A. PHẦN QUY HOẠCH CHUNG

CHƯƠNG I : ĐẶC ĐIỂM TỰ NHIÊN VÀ HIỆN TRẠNG

KHU VỰC NGHIÊN CỨU

1.1. Đặc điểm tự nhiên

1.1.1 - Vị trí địa lý

2.1.1 Vị trí địa lý

1.1.2 - Đặc điểm địa hình

1.1.3 - Điều kiện địa chất công trình, điạ chất tài nguyên

1.1.4 - Điều kiện địa chất thuỷ văn

1.1.5 - Điều kiện khí hậu

1.1.6 - Điều kiện thủy văn

1.1.7 - Điều kiện địa chấn

1.2. Đặc điểm hiện trạng

1.2.1 - Giới thiệu chung về hiện trạng đô thị

1.2.2 - Tính chất, quy mô dân số và diện tích

1.2.3 - Đặc điểm về kinh tế và xã hội

1.2.4 - Hiện trạng về cơ sở hạ tầng

1.2.4.1 Hạ tầng xã hội

1.2.4.2 Hạ tầng kỹ thuật

1.2.5 - Đánh giá tổng hợp

 

 

CHƯƠNG II : QUY HOẠCH XÂY DỰNG KHU VỰC ĐÔ THỊ

2.1 - Cơ sở hình thành quy hoạch xây dựng

2.2 - Dự kiến phát triển kinh tế xã hội và phát triển dân số đến năm 2020

2.2.1 Phát triển kinh tế xã hội

2.3 Đánh giá tổng hợp quỹ đất xây dựng đô thị

2.4 - Định hướng phát triển không gian kiến trúc

2.4.1 Phân vùng chức năng

a. Công nghiệp và kho tàng

b. Các cơ quan, trường học, trường chuyên nghiệp phục vụ ngoài phạm vi đô thị.

c. Khu ở

d. Công cộng và dịch vụ

e. Công viên cây xanh thể dục thể thao

2.4.2 Quy hoạch sử dụng đất

2.4.3 Bố cục quy hoạch - kiến trúc và bảo vệ cảnh quan thiên nhiên

2.5 - Định hướng phát triển hạ tầng kỹ thuật

2.5.1 Giao thông

2.5.2 Chuẩn bị kỹ thuật đất đai

2.5.3 Định hướng cấp nước

2.5.4 Thoát nước bẩn và vệ sinh môi trường

2.5.5 Rác thải

2.56. Nghĩa địa

2.5.7Thông tin bưu điện

2.6 Quy hoạch xây dựng đợt đầu đến 2010

A- MỤC TIÊU

B- QUY HOẠCH SỬ DỤNG ĐẤT ĐAI

2.6.1 Nhu cầu sử dụng đất đai

2.6.2 Quy hoạch khai thác quỹ đất hiện có

2.6.3 Quy hoạch xây dựng các khu mở rộng

CHƯƠNG III

QUY HOẠCH XÂY DUNG HỆ THỐNG THOÁT NƯỚC MƯA.

3.1 Lựa chọn hệ thống thoát nước .

3.2 Nguyên tắc vạch mạng lưới thoát nước mưa

3.3. Tính toán thủy lực mạng lưới thoát nước

 

PHẦN B : PHẦN THIẾT KẾ KỸ THUẬT

CHƯƠNG V: GIỚI THIỆU CHUNG KHU VỰC THIẾT KẾ

5.1. Các điều kiện tự nhiên và hiện trạng khu vực nghiên cứu thiết kế

5.1.1. Vị trí, phạm vi nghiên cứu

5.1.2. Đặc điểm tự nhiên

5.2. Những tiêu chí và các yếu tố khống chế của quy hoạch chung khi nghiên cứu và thực hiện quy hoạch chi tiết cho khu vực

5.3. Giới thiệu và phân tích về quy hoạch mặt bằng

5.4. Quy hoạch hạ tầng kỹ thuật trong khu vực thiết kế

CHƯƠNG VI: THIẾT KẾ MẠNG LƯỚI THOÁT NƯỚC MƯA

6.1. Nguyên tắc thiết kế

6.2. Tính toán thuỷ lực

6.3. Thiết kế giếng thu nước

 

 

 

 

 

 

 

 

 

doc49 trang | Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 2759 | Lượt tải: 4download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đồ án Quy hoạch mạng lưới thoát nước thị xã Phú Thọ - Tỉnh Phú Thọ, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
2 ngày, ngập do lũ sông Hồng trên đường giáp sông gần xí nghiệp gỗ (ngập 0,3 - 1m thời gian ngập 1-2 ngày). + Hiện tượng úng ngập đã gây ô nhiễm nước thải tại các trục đường. Nước mưa và nước thải sinh hoạt chảy tự do không có cống và giếng thu. g. Thoát nước bẩn - Vệ sinh môi trường Thoát nước thải + Thị xã Phú Thọ thuộc vùng núi phía Bắc được xây dựng từ thời Pháp thuộc. Hệ thống nước mưa, nước bẩn chảy chung theo đường ống cũ xây dựng từ trước năm 1954. Hiện tại còn một vài tuyến có chiều dài 800m. Nước thoát theo rãnh 2 bên đường. + Nước sinh hoạt trong thị xã tự làm cống thoát ra các rãnh dọc đường gây nên hiện tượng nước chảy tràn ứ đọng. + 90% dân nội thị xã đã được sử dụng nước máy, còn lại dân thị xã dùng nước giếng khơi. + Nước thải công nghiệp không đáng kể, chỉ có xí nghiệp sản xuất đồ gốm, phấn trắng và HTX cao cấp sản xuất phèn chua phục vụ Nhà máy giấy Việt Trì tự xử lý về nước thải. + Mới có 50% dân có xí tự hoại (chỉ tính số dân trên mặt phố). Còn lại dùng xí 2 ngăn, dân ngoại thị vào lấy bón ruộng. + Nhiều cơ quan trường học và công trình công cộng vẫn dùng xí 2 ngăn. + Riêng khu UBND thị xã và chợ Mè dùng xí công cộng có bể tự hoại. + Đặc biệt bệnh viện đa khoa 150 giường bệnh chưa có công trình xử lý nước thải, bông, băng, rác... đều đổ xuống hồ rồi từ hồ đổ ra sông. Nhà vệ sinh thì dùng xí thùng và xí có 2 ngăn trực tiếp thải xuống hồ cạnh sông Hồng. Do vậy gây mất vệ sinh và ô nhiễm môi trường xung quanh. Rác thải Hình 18: Bãi tập kết rác thải gần sân bay Công ty môi trường dịch vụ đô thị giải quyết thu gom tương đối tốt. Đường phố sạch sẽ, không có hiện tượng rác đổ đống nhiều ngày. Hiện tại công ty có khoảng 50 công nhân môi trường. Tổng diện tích quét, thu gom là 75 triệu m3 rác/năm. Rác sinh hoạt được thu dọn và chuyển về bãi tập kết trong ngày. Khu vực bãi tập kết rác ở Sân bay, rác chưa được xử lý, chôn lấp gây ô nhiễm môi trường. Nghĩa địa - Nghĩa địa nằm gần đầm Trầm Bưng, bên cạnh có đài liệt sỹ, bên đường đi từ thị xã về xã Thanh Minh. - Nghĩa địa đặt tại cây số 4 cách trung tâm thị xã 4 km. Nhưng không đủ diện tích phát triển. Về mặt kỹ thuật khu vực nghĩa địa này không phù hợp với nhiều yếu tố vệ sinh. Do vậy cần cải tạo cho phù hợp. - Ngoài ra cần phải kể đến các nghĩa địa lẻ ở gần khu vực phà Ngọc Tháp, các nghĩa địa cho các xã, nghĩa địa cho các thôn. - Đánh giá tổng hợp Thị xã Phú Thọ đã hình thành hơn 100 năm nay. Nhưng dến nay thị xã vẫn chưa phát triển mạnh cả về không gian đô thị lẫn cơ sở hạ tầng do nhiều nguyên nhân. - Công nghiệp nhỏ bé. - Giao thông đường bộ và đường thuỷ hạn chế, nên vai trò và vị trí trong vùng của thị xã cũng bị hạn chế theo. - Cơ sở hạ tầng ít được quan tâm đầu tư. - Tỷ lệ số dân nông thôn lớn hơn dân số đô thị. - Diện tích đất thuận lợi cho xây dựng không nhiều, khi mở rộng phát triển thị xã cần có các biện pháp chuẩn bị kỹ thuật đất đai xây dựng cho thích hợp. Nhưng thị xã Phú Thọ lại có quỹ đất tự nhiên lớn, có nguồn nước phong phú, có vị trí giao thông đường thuỷ, đường bộ, đường sắt thuận lợi, xung quanh thị xã có nhiều cụm công nghiệp. Phú Thọ có rất nhiều điều kiện để xây dựng thành một đô thị có qui mô trung bình, cảnh quan đẹp mang đậm bản sắc của vùng trung du. Chương II : quy hoạch xây dựng khu vực đô thị - Cơ sở hình thành quy hoạch xây dựng Liên hệ vùng Thị xã Phú Thọ nằm ở vùng tiếp giáp giữa miền núi và đồng bằng Bắc Bộ. Xung quanh thị xã Phú Thọ đã hình thành các nhà máy, các khu vực công nghiệp, các cơ quan nghiên cứu tài nguyên, các cơ quan nghiên cứu tài nguyên, các cơ quan nghiên cứu khoa học, các xí nghiệp quốc phòng, các trường đại học, trung học chuyên nghiệp các trường công nhân kỹ thuật quân đội, các kho tàng quốc gia tập trung ở quanh khu vực này tạo điều kiện thuận lợi cho thị xã phát triển. Thị xã Phú Thọ có đường giao thông khá thuận lợi về đường sắt, đường thuỷ, đường bộ và kể cả đường hàng không khi cần. Thị xã Phú Thọ nằm trên tuyến du lịch quốc gia và quốc tế. Ngoài đường sắt, đường bộ tuyến du lịch đường thuỷ cũng có thể mở ra nhiều triển vọng. Tính chất Thị xã Phú Thọ mang những tính chất sau: - Trung tâm của khu vực phía Tây và Tây Bắc của tỉnh Phú Thọ về các lĩnh vực: văn hoá, giáo dục, đào tạo, thương mại, dịch vụ, y tế. - Đô thị công nghiệp. - Trung tâm dịch vụ công nghiệp, cho toàn vùng công nghiệp đang phát triển ở các huyện Thanh Ba, Hạ Hòa, Lâm Thao. Đầu mối giao thông đường sắt, bộ, thuỷ. - Dự kiến phát triển kinh tế xã hội và phát triển dân số đến năm 2020 2.2.1 Phát triển kinh tế xã hội Phương hướng nhiệm vụ xây dựng thị xã Phú Thọ được xác định qua các chỉ tiêu cụ thể như sau: - Tốc độ tăng trưởng tổng giá trị sản xuất bình quân hàng năm từ 16,0% trở lên. Trong đó: + Công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp tăng 18,0% + Thương mại, dịch vụ tăng 18,2% + Nông, lâm nghiệp tăng 7,0% - Cơ cấu kinh tế đến năm 2010: + Công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp: 52,0% + Thương mại, dịch vụ: 38,0% + Nông, lâm nghiệp: 10,0% - Thu ngân sách tăng bình quân 15%/năm - Năm 2010, số hộ giầu ít nhất 15 ~ 20%, hộ khá 30 ~ 35%, xóa vững chắc hộ đói, không còn hộ nghèo. Công nghiệp Định hướng phát triển lĩnh vực công nghiệp và tiểu thủ công nghiệp: Phát triển công nghiệp sản xuất hàng tiêu dùng, chế biến nông - lâm sản và sản xuất vật liệu xây dựng, đẩy mạnh phát triển tiểu thủ công nghiệp hướng ra thị trường xuất khẩu. Xây dựng một số khu công nghiệp, cụm sản xuất tiểu thủ công nghiệp - Nhà máy gốm sứ, công suất 1 triệu V/ năm - Phát triển công nghiệp chế biến nông lâm sản, thực phẩm. Vùng nguyên liệu rộng lớn từ Lào Cai, Yên Bái và các huyện trong tỉnh sẽ cung cấp cho Phú Thọ. - Xây dựng nhà máy chế biến tinh bột, cung cấp cho các xí nghiệp bánh kẹo. - Xây dựng nhà máy chế biến chuối xuất khẩu. - Công nghiệp cơ khí: Công nghiệp cơ khí Phú Thọ sản xuất các mặt hàng cơ khí phục vụ nông lâm nghiệp cho các tỉnh, huyện. Sản xuất công cụ cầm tay: cuốc, xẻng, dao... Sửa chữa trung đại tu máy móc nông nghiệp như: máy kéo, máy công cụ, ô tô, ca nô, xà lan. - Phát triển công nghiệp nhẹ như may mặc, dệt, da - Phát triển tiểu thủ công nghiệp. - Phát huy nghề truyền thống của địa phương như mây, tre, đan lát xuất khẩu. Làm sống lại một số nghề truyền thống đã mai một: sơn. - Làm các hàng thủ công mỹ nghệ phục vụ du lịch tại lễ hội Đền Hùng và các du khách, đồng thời có thể xuất khẩu. Giao thông: - Đường quy hoạch của Bộ Giao thông Vận tải, có xây dựng một cảng sông ở thị xã Phú Thọ, là cảng tổng hợp địa phương phục vụ bốc xếp vật liệu xây dựng với quy mô cho tầu 200 tấn, đoàn xà lan 800 tấn, năng lực thông qua 100.000 tấn/năm, một bến dài 45m, tổng mức đầu tư khoảng 15 tỷ đồng. Đồng thời có thể tiếp nhận nguyên liệu cho nhà máy giấy Bãi Bằng. Hiện nay nguyên liệu cho giấy Bãi Bằng có thể vận chuyển bằng đường sông về cảng Ngọc Tháp khoảng 20.000 tấn/ năm. Hợp tác xã sông Hồng có công suất vận tải bằng đường sông cập cảnh Phú Thọ là 8400T. Trạm than Phú Thọ cho biết hàng năm vận chuyển than bằng đường thuỷ là 4000 - 5000 T/năm. Nhập về kho Phú Thọ khoảng 1 vạn tấn/ năm. - Đường bộ Đường Hồ Chí Minh và Cầu Ngọc Tháp nối liền QL 32 với QL2 lượng vận chuyển thông qua Phú Thọ sẽ tăng lên. Cầu Tĩnh Cương được hình thành sẽ mở rộng việc giao lưu với một vùng kinh tế miền núi phía Bắc (Tân Lập, Yên Bái). + Đường sắt: Đường sắt xuyên á được mở 2 tuyến song song sẽ đòi hỏi ga Phú Thọ nâng cấp. Kiến nghị với Bộ Giao thông xem xét việc làm ga lập tầu, sửa chữa tại Phú Thọ. Kho tàng Thị xã Phú Thọ có vị trí trung tâm hình học của tỉnh Phú Thọ. Vì vậy thị xã cần có các kho tàng phục vụ cho thị xã và các vùng xung quanh. Dự kiến khoảng 40 ha. Kho được bố trí ở hai khu vực gần ga đường sắt và gần cảng Phú Thọ. Thưong mại, du lịch dịch vụ Thị xã Phú Thọ được xây dựng thành trung tâm thương mại thứ hai của tỉnh, hình thành các cụm dịch vụ, chợ trung tâm, phát triển nhanh hệ thống dịch vụ vận tải Thị xã Phú Thọ có khoảng 2300 người dân làm thương mại, dịch vụ + Thương nghiệp: thương nghiệp Phú Thọ không chỉ phục vụ cho nhân dân thị xã mà còn là trung tâm phát luồng đi các huyện xung quanh. + Du lịch: hiện nay thị xã chưa có cơ sở du lịch nào. Nhưng xét toàn cục thì Phú Thọ nằm trên tuyến du lịch quốc gia và quốc tế: Hà Nội - Đền Hùng - Sa Pa hoặc Côn Minh (Trung Quốc). Việt Trì - Phú Thọ - Rừng nguyên sinh Xuân Sơn hoặc Việt Trì - Phú Thọ - Ao Châu. Quy hoạch thêm tuyến đường sông Hà Nội - Phú Thọ. Dự kiến Phú Thọ sẽ có khoảng 180 phòng phục vụ cho du khách. Dự kiến lựa chọn điểm Hà Lộc làm nơi vui chơi giải trí. Phú Thọ có khí hậu tốt, dự kiến sẽ có 120 giường cho khu an dưỡng, du lịch sinh thái tại đầm Trầm Sắt, khu đồi An Ninh Hạ. Lao động thương mại trong ngành thương mại dịch vụ du lịch và các ngành khác ước tính khoảng 6500 người cho đợt đầu và 8000 cho tương lai. Các trường chuyên nghiệp và dạy nghề Hiện thị xã có các truờng: Đại học Hùng vương, trường Trung học Y tế, trường cán bộ quản lý giáo dục, trường Dân tộc nội trú, trường trung học kỹ thuật lâm nghiệp TW4, trường trung học công nghiệp Quốc phòng Số lượng giáo viên và CBCNV hiện có khoảng 500 người. Dự kiến có thể lên khoảng 600 người đợt đầu và 800 người trong tương lai, số học sinh hiện nay đã có 3500 học sinh sẽ đưa lên 4000 trong đợt đầu và 5000 trong tương lai. Các cơ quan không thuộc thị xã Hiện tại có các cơ quan phục vụ chung cho vùng như: Bệnh viên tâm thần, Bệnh viện đa khoa, bảo hiểm, các trạm chè, lâm nghiệp, thương nghiệp, ngân hàng, bưu điện… Liên đoàn địa Chất Tây Bắc (Liên đoàn Địa chất 3), đoạn quản lý đường bộ I, Liên đoàn điều tra Quy hoạch rừng, Viện cây ăn quả… hiện có khoảng 1000 người dự kiến đợt đầu đưa lên khoảng 1500 người và tương lai đưa lên 2000 người. 2.2.2 Phát triển dân số Tính toán dân số theo tăng tự nhiên và cơ học Với việc trở thành trung tâm phía Tây của tỉnh Phú Thọ, cộng với việc tập trung đẩy nhanh tốc độ phát triển kinh tế - xã hội theo nghị quyết 16NQ/TU của Ban thường vụ tỉnh ủy Tỉnh Phú thọ và tác động của việc triển khai dự án đường Hồ Chí Minh qua địa bàn Thị xã, trong tương lai đến năm 2020, dân số Thị xã sẽ có những bước tăng vọt. Cụ thể là đến năm 2010, do việc hình thành nhanh chóng các khu công nghiệp, đồng thời việc củng cố vị trí trung tâm hoạt động thương mại vùng, tỷ lệ tăng dân số cơ học sẽ tăng mạnh, có thể lên đến 5%/năm. Giai đoạn 2010 – 2020 kinh tế tiếp tục phát triển nhanh, nhưng bắt đầu đi vào thế tăng trưởng ổn định, nên tỷ lệ tăng dân số cơ học vẫn đạt từ 3% đến 4%/năm. Bảng 1: Bảng tính dân số thị xã Phú Thọ STT 2003 2005 2010 2020 I Tỷ lệ tăng dân số trung bình cuối kỳ 1.09% 2.52% 5.80% 3.60% 1.1 Tỷ lệ tăng tự nhiên 1.09% 1.02% 0.80% 0.06% 1.2 Tỷ lệ tăng cơ học 0.00 1.50% 5.00% 3.00% II Quy mô dân số 61 622 64 767 85 858 122 287 2.1 Dân số ngoại thị 40 343 41 170 42 844 45 485 2.2 Dân số nội thị 21 279 23 597 43 015 76 802 III Tỷ lệ dân số nội thị 34,53% 36,43% 50,10% 62,80% Dự báo cơ cấu nhân khẩu theo lao động xã hội Theo tính chất đô thị đã nêu ở phần trên những thành phần nhân khẩu đô thị được phân chia như sau: - Thành phần nhân khẩu cơ bản + Cán bộ, công nhân viên, sinh viên các trường Đại học và trung học chuyên nghiệp, bệnh viện. + Nhân khẩu làm việc trong các cơ quan dịch vụ kinh tế xã hội, bảo hiểm, ngân hàng ...v.v. các cơ quan đại diện thương mại, trung tâm thương mại. + Thương nhân, người hoạt động thương nghiệp bán buôn. + Nhân khẩu hoạt động trong các ngành giao thông vận tải: đường sắt, đường bộ, đường thủy và hàng không. + Cán bộ, công nhân làm việc tại các khu công nghiệp và các dịch vụ công nghiệp. - Thành phần nhân khẩu phục vụ + Cán bộ công nhân viên các cơ quan hành chính của Thị xã, phường, xã + Cán bộ công nhân viên các cơ quan dịch vụ đô thị. + Thương nhân bán lẻ hàng tiêu dùng. + Cán bộ, giáo viên hệ thống giáo dục phổ thông, nhân viên mạng lưới y tế cơ sở. - Thành phần nhân khẩu phụ thuộc + Học sinh chưa đến tuổi lao động + Người già quá tuổi lao động. + Người tàn tật không còn khả năng lao động. Bảng 2: Bảng dự báo thành phần nhân khẩu đến năm 2020 STT Thành phần nhân khẩu Hiện trạng năm 2003 Dự báo năm 2020 Nhân khẩu Tỷ lệ Nhân khẩu Tỷ lệ 1 Nhân khẩu cơ bản 24 126 39,2% 41 577 34% 2 Nhân khẩu phục vụ 4 658 7,6% 22 011 18% 3 Nhân khẩu lệ thuộc 32 838 53,3% 58 697 48% Do kinh tế xã hội chưa phát triển, thành phần nhân khẩu hiện tại của thị xã có nhiều bất hợp lý. Tỷ lệ nhân khẩu phục vụ quá thấp, biểu hiện các ngành dịch vụ còn kém phát triển, đời sống nhân dân còn chưa cao. Dự báo đến năm 2020, dân số đô thị đạt 120 000 dân, trở thành đô thị loại trung bình, cơ cấu dân số sẽ phải là: Nhân khẩu cơ bản: 33% Nhân khẩu phục vụ: 18% Nhân khẩu lệ thuộc: 49% Quy mô dân số năm 2020: 12 vạn người Đợt đầu năm 2010: 8,4 vạn người. b. Đất đai Sau khi có sự thay đổi địa giới hành chính. Hiện nay, thị xã Phú thọ bao gồm 6 xã và 4 phường như sau: Tổng diện tích 6 xã ngoại thị: 5.648ha Tổng diện tích 4 phường nội thị: 692ha Trong đó có: + Diện tích đất xây dựng đô thị: 429ha + Đất nông nghiệp: 263ha Bảng 3: Thống kê hiện trạng đất đai thị xã Phú Thọ năm 2003 STT Tên phường, xã Diện tích (ha ) Tỷ lệ ( % ) I Các phường 692 10,91 1.1 Hùng Vương 82 1,29 1.2 Âu cơ 116 1,83 1.3 Phong Châu 74 1,17 1.4 Trường Thịnh 420 6,62 II Các xã 5640 89,09 2.1 Văn Lung 578 9,12 2.2 Hà Lộc 1324 20,88 2.3 Thanh Minh 603 9,51 2.4 Hà Thạch 1088 17,16 2.5 Thanh Vinh 426 6,72 2.6 Phú Hộ 1630 25,71 III Tổng diện tích 6340 100 Bảng 4: Bảng dự báo thành phần đất đai khu vực nội thị TT Các loại đất Đơn vị Hiện trạng Dự báo Năm 2010 Năm 2020 I Đất khu dân dụng ha 311.9 346.5 633.6 Bình quân diện tích m2/người 80.5 82.50 1 Đất ở m2/người 46 45 2 Giao thông m2/người 20 23 3 Công trình công cộng m2/người 6 7 4 Cây xanh m2/người 8.5 7.5 II Đất ngoài khu dân dụng ha 117.1 283.5 518.4 Bình quân diện tích m2/người 55.00 65.9 67.5 1 Đất công nghiệp ha 15.19 86.03 138.24 Bình quân m2/người 7.14 20 18 2 Kho tàng ha 7.7 16.9 Bình quân m2/người 1.8 2.2 3 Đất giao thông ha 12.0 23.8 Bình quân m2/người 2.8 3.1 4 Đất khác ha 177.7 339.5 Cộng ha 429.00 630 1152 2.3 Đánh giá tổng hợp quỹ đất xây dựng đô thị Diện tích đất tự nhiên thị xã khá rộng, nhưng do địa hình phức tạp, chia cắt nhiều, nên diện tích đất thuận lợi cho xây dựng đô thị không lớn. - Các dải đồi hẹp chạy dài nằm ở phía Tây thị xã thuộc địa phận phường Trường Thịnh, và xã Thanh Vinh. - Các dải đồi xen kẽ ruộng nằm dọc theo tuyến đường tỉnh lộ 315 từ thị xã ra Quốc lộ 2. - Các sườn đồi thuộc tuyến 312 ở phía Đông thị xã. Tuy nhiên các vùng đồi này đều có độ dốc tự nhiên ít thuận lợi cho xây dựng, do vậy khi khai thác sử dụng vào quỹ đất xây dựng cần có biện pháp chuẩn bị kỹ thuật để cải tạo độ dốc địa hình Cánh đồng Bạch Thủy, địa hình tương đối bằng phẳng hiện đã có hệ thống bơm tiêu úng, có thể khai thác xây dựng đô thị Ngay trong khu vực đô thị hiện tại, mật độ dân cư còn chưa cao, do chưa khai thác hết quỹ đất hiện có trong đô thị. - Định hướng phát triển không gian kiến trúc Công nghiệp Hình thành 3 khu công nghiệp tập trung - Khu công nghiệp tập trung Gò Gai phía Đông có diện tích khoảng 100 ha. Khu vực Hà Thạch phía Nam Gò Gai là đất dự trữ phát triển - Khu công nghiệp phía Tây nằm bên tỉnh lộ 313 sẽ phát triển công nghiệp quy mô nhỏ và công nghiệp chế biến thực phẩm. - Khu công nghiệp quốc phòng ở Phú Hộ được hoàn thiện Giao thông - Mở tuyến giao thông thẳng từ quốc lộ 2 qua cánh đồng Bạch Thủy nối vào trung tâm cũ của thị xã, hình thành trung tâm mới tại cánh đồng Bạch Thủy - Xây dựng cảng Ngọc Tháp phục vụ thị xã và nhà máy giấy Bãi Bằng - Chuyển ga đường sắt về phía Đông gắn với khi công nghiệp Gò Gai và Cảng Ngọc Tháp. - Xây dựng cầu Tình Cương Dân cư Phát triển dân cư đô thị tập trung tại cụm trung tâm gồm trung tâm cũ và mới nối với Văn Lung và Hà Lộc, phát triển các điểm dân cư tại trung tâm các xã ngoại thị Hà Thạch, Thanh Vinh, Thanh Minh, Phú Hộ 2.4.1 Phân vùng chức năng a. Công nghiệp và kho tàng Công nghiệp - Phát triển khu công nghiệp phía Đông, trên trục nối quốc lộ 2 vào trung tâm thị xã và tỉnh lộ 325. Thu hút các ngành công nghiệp quy mô lớn, đòi hỏi năng lực vận tải hàng hoá lớn, bao gồm cả đường sắt, bộ và thuỷ. Khu đất phía Nam dành dự trữ phát triển. - Cụm công nghiệp phía Tây phát triển công nghiệp cơ khí, chế biến nông lâm sản. Đồng thời bố trí khu sản xuất tập trung các ngành nghề tiểu thủ công nghiệp. - Khu công nghiệp quốc phòng ở Phú Hộ được hoàn thiện Kho tàng Bố trí dọc theo khu vực gần ga đường sắt mới và cảng Ngọc Tháp. b. Các cơ quan, trường học, trường chuyên nghiệp phục vụ ngoài phạm vi đô thị. Duy trì và nâng cấp các trường trung học Y tế, trường cán bộ quản lý giáo dục, trường dân tộc nội trú, trường công nhân kỹ thuật lâm nghiệp TW4, trường trung học công nghiệp Quốc phòng. Quy hoạch quỹ đất xây dựng nhà ở cho cán bộ và học sinh các trường chuyên nghiệp tại khu trung tâm mới, dành quỹ đất hiện có cho việc mở rộng phát triển các trường. Duy trì và nâng cấp các cơ quan không thuộc thị xã như Đoạn quản lý đường bộ I, Liên đoàn địa chất Tây Bắc, Liên đoàn điều tra quy hoạch rừng Viện cây ăn quả, Viện cây chè… c. Khu ở Cải tạo nâng cấp khu ở hiện có trong nội thị, phát triển khu dân cư mới hiện đại tại trung tâm thị xã mới, phát triển dần các khu dân cư mới phía Bắc và phía Tây phục vụ cho các khu công nghiệp. Tạo ra các trung tâm ở mới tại trung tâm các xã ngoại thị. Phát triển một số khu ở sinh thái tại các khu đồi có địa thế đẹp gần các hồ nước. Khu ở của thị xã Phú Thọ có thể phân thành 4 khu vực chủ yếu sau: - Khu ở của thị xã cũ mở rộng. (khu ở 1) - Khu ở đô thị mới hiện đại xây dựng trên cơ sở trung tâm mới xây dựng của thị xã. (khu ở 2) - Khu ở mở rộng tại các trung tâm công cộng cấp xã. (khu ở 3) - Khu nhà ở sinh thái gần hồ Trần Sắt và đồi An Ninh Hạ. (khu ở 4) d. Công cộng và dịch vụ Trung tâm hành chính, chính trị Trước mắt vẫn giữa nguyên trung tâm hành chính chính trị. Trong tương lai, khi trục trung tâm mới mang tính chất hiện đại được xây dựng và phát triển, sẽ chuyển Trung tâm hành chính chính trị sang để hình thành một trung tâm khang trang, bề thế xứng tầm với thành phố đô thị loại 3, các cơ sở cũ sẽ chuyển giao cho các tổ chức kinh tế xã hội khác. Khu vực thị uỷ sẽ chuyển đổi thành đất phục vụ cho giáo dục chuyên nghiệp. Khu vực trụ sở uỷ ban hiện nay sẽ chuyển đổi thành đất xây dựng trung tâm thương mại, Hoàn thiện các UBND phường xã, kết hợp với các công trình hạ tầng xã hội khác như trạm y tế, nhà văn hóa, câu lạc bộ… hình thành các điểm trung tâm xã, phường Trung tâm văn hoá Tiếp tục khai thác trung tâm văn hoá cũ (nhà thiếu nhi, rạp chiếu phim, thư viện…). Đồng thời phát triển mở rộng sang trung tâm mới của thị xã với các công trình xây dựng mới như: nhà văn hóa trung tâm, quảng trường thành phố, tượng đài… Phát triển hệ thống văn hóa cơ sở tại trung tâm các xã phường. y tế Củng cố vị thế trung tâm dịch vụ và đào tạo y tế của Thị xã, bằng cách mở rộng cải tạo các bệnh viện trên địa bàn Thị xã. Tăng cường cơ sở vật chất cho trung tâm y tế thị xã, phát triển thêm trung tâm y tế dự phòng. Nâng cấp trường trung học Y tế thành trường Cao đẳng đáp ứng nhu cầu đào tạo đội ngũ cán bộ ngành Y cho toàn tỉnh. Riêng đối với Z121 sẽ có bệnh xá ngành, có cơ sở điều dưỡng và phục hồi chức năng riêng. Hoàn thiện hệ thống trạm xá xã phường, đặt tại trung tâm của các xã phường. Khuyến khích phát triển hệ thống phòng khám bệnh tư nhân. Trung tâm giáo dục Quan trọng nhất là trường THPT Hùng Vương có truyền thống đào tạo lâu đời cần được tiếp tục cải tạo nâng cấp nhằm nâng cao hơn nữa chát lượng đào tạo. Tổ chức thêm 1 trường cấp THPT tại Phú Hộ phục vụ cho khu vực phía Bắc thị xã. Hoàn thiện hệ thống trường Tiểu học và THCS tại các xã, phường. Tạo điều kiện cho sự hình thành và phát triển của các trường dân lập, trường bán công nhằm tăng cường xã hội hóa công tác giáo dục. Trung tâm thương mại du lịch dịch vụ: Củng cố Trung tâm thương mại truyền thống ở khu vực chợ Mè, trở thành trung tâm phân phối hàng tiêu dùng phục vụ cho nhu cầu của thị xã và các huyện phía Tây, Tây Bắc cũng như phía Nam của tỉnh. Nâng cấp bến hành khách bên bờ sông Hồng, trước chợ Mè. Biến chợ Mè thành trung tâm trên tuyến thương mại đường sông dọc sông Hồng theo hình thức “trên bến dưới thuyền”. Xây dựng trung tâm kinh tế, thương mại hiện đại tại khu trung tâm mới bao gồm: siêu thị, các trung tâm giao dịch, thương mại điện tử, các văn phòng đại diện của các tổ chức kinh tế trong và ngoài nước đầu tư vào Phú Thọ . Hình thành chợ đầu mối tại Phú Hộ. Tổ chức mạng lưới chợ xanh tới các phường xã. Xây dựng Khách sạn Phú Thọ là cơ sở hạ tầng cho sự phát triển du lịch của thị xã. e. Công viên cây xanh thể dục thể thao Tạo mặt nước thường xuyên trên khu vực phía Bắc trung tâm hiện tại, bao quanh là hệ thống cây xanh và khu ở sinh thái. Xây dựng khu liên hiệp thể thao đa năng bao gồm: Sân vận động trung tâm, khu thể thao dưới nước, Nhà thi đấu và luyện tập TDTT liền kề phía Bắc trung tâm đô thị mới Tổ chức các cụm trung tâm thể dục thể thao, công viên cây xanh tại các trung tâm xã phường. Riêng đối với khu Phú Hộ cần phối hợp với Z121. Xây dựng công viên trung tâm, kết hợp vui chơi giải trí động gắn liền với khu liên hiệp TDTT. Cần xây dựng công viên dọc sông Hồng, sau ga và và khu vực Đầm Trầm Sắt. Đây là khu vực có cảnh quan đẹp. Cần xây dựng công viên dạng công viên rừng trước thị uỷ và Đại học Hùng vương, tổ chức trục cây xanh từ đây ra đến bờ sông. Trong quá trình xây dựng trung tâm mới, đồng thời tiến hành cải tạo, hoàn thiện các đầm nước phía bắc ga. Xây dựng hệ thống đường bao xung quanh, biến đầm nước thành Hồ cảnh quan trung tâm thị xã. Cải tạo những cánh đồng trũng ngập nước một vụ phía Bắc thị xã cũ thành hồ nước nuôi trồng thuỷ sản, đồng thời tạo mặt nước lớn cho đô thị trong tương lai. 2.4.2 Quy hoạch sử dụng đất Căn cứ quy mô, tích chất đô thị và phân khu chức năng, quy hoạch sử dụng đất xây dựng đô thị của thị xã tính đến năm 2020 được xác định cụ thể theo bảng sau: Bảng 5: Quy hoạch sử dụng đất đến năm 2020 STT Các loại đất Diện tích (ha) Tỷ lệ% 1 Đất công cộng 64.37 5.59 2 Đất giáo dục 51.32 4.46 3 Đất công nghiệp 122.62 10.64 4 Đất cây xanh 81.15 7.04 5 Đất quân sự 97.13 8.43 6 Đất giao thông 230.41 20.00 7 Đất ở 505.00 43.84 - Đất ở quy hoạch đợt 1 334.84 29.07 - Đất ở sinh thái 111.32 9.66 - Đất ở quy hoạch đợt 2 58.84 5.11 Tổng 1152.01 100.00 2.4.3 Bố cục quy hoạch - kiến trúc và bảo vệ cảnh quan thiên nhiên Trên tinh thần duy trì các vị trí hiện thời đã có của thị xã. Hoàn thiện cơ cấu thị xã bằng cách phát triển những trung tâm và khu ở mới như đã trình bày ở trên. Những nét lớn nhất thay đổi trong bố cục kiến trúc đô thị Phú Thọ: - Tạo 2 khu công nghiệp: Khu công nghiệp tập trung phía Đông, phát triển công nghiệp trên quy mô trung bình và lớn. Khu công nghiệp phía Tây dành cho tiểu công nghiệp và công nghiệp chế biến thực phẩm. - Lập cảng mới phía hạ lưu cầu Ngọc Tháp. - Chuyển ga về phía Hà Thạch gắn với bến cảng, kho tàng và khu công nghiệp. - Cải tạo chỉnh trang các khu dân dụng hiện có, tổ chức thêm các khu dân dụng mới tại trung tâm mới của thị xã và các điểm dân cư trung tâm xã, phường. - Với khu vực thị xã Phú Thọ cũ tầng cao trung bình là 2 với các khu vực khác tầng cao trung bình là 1,5. Riêng khu trung tâm xậy dựng cao tầng trung bình 9 ~ 11 tầng tạo bộ mặt đô thị khang trang, hiện đại. Thị xã Phú thọ được hình thành trên cơ sở một chùm đô thị và cụm công nghiệp xung quanh trung tâm cũ được tạo ra bằng cách mở mới và cải tạo các tuyến giao thông trực tuyến nối với trung tâm và nối các điểm đô thị với nhau. Đồng thời bổ sung thêm một số khu dân cư đô thị tại các nút giao thông. - Định hướng phát triển hạ tầng kỹ thuật 2.5.1 Giao thông a. Giao thông đối ngoại - Mở tuyến đường từ trung tâm thị xã nối trực tiếp với quốc lộ 2 tại ngã ba Gò Giai quy mô mặt cắt 38m (7,5+10,5+2,0+7,5+10,5+7,5). - Xây dựng cảng ở hạ lưu cầu Ngọc Tháp theo định hướng quy hoạch của Bộ Giao thông vận tải công suất 100.000 tấn/năm. - Giữ nguyên tuyến đường sắt và xây dựng mở rộng nâng cấp ga hành khách Phú Thọ. Dự phòng cho đường sắt nâng cấp thành 2 tuyến đường.Trước mắt sử dụng ga hành khách Phú Thọ và ga hàng Tiên Kiên phục vụ vận tải hàng hoá bằng đường sắt. Trong tươn lai, dự kiến lập ga hàng hoá mới tại Hà Thạch tách riêng với ga hành khách khi có lượng hàng đủ lớn, gắn với cảng và cụm công nghiệp để kết nối giao thông đường sắt - đường thuỷ và đường bộ. - Cải tạo và nâng cấp các tuyến đường đối ngoại đi vào đô thị. - Giữa nguyên vị trí và quy mô sân bay, từng bước nâng cấp và hiện đại hoá để trở thành sân bay dân dụng quy mô nhỏ khi có nhu cầu cần thiết. b. Giao thông đô thị Hoàn thiện và nâng cấp các tuyến đường nội thị lưu ý đến việc đảm bảo vỉa hè, đặt cống rãnh điện nước. Mở trục khô

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docthuyet minh thoat nuoc.doc
  • dwgnen hien trang.dwg
  • dwgthoat nuoc 1-500.dwg
  • dwgthoat nuoc 10000.dwg
  • xlsTHUY LUC-500.xls
  • dwgtrac doc tuyen cong.dwg