Nội dung Trang
Lời cảm ơn i
Mục lục ii
Danh mục chữ viết tắt iv
Danh mục bảng v
Danh mục hình vi
Chương 1. Mở đầu 1
1.1 Đặt vấn đề 1
1.2 Mục đích và yêu cầu 2
1.2.1 Mục đích 2
1.2.2 Yêu cầu 2
Chương 2. Tổng quan 3
2.1 Sơ lược về kỹ thuật nhân giống in vitro 3
2.1.1 Khái niệm 3
2.1.2 Lịch sử và thành tựu đạt được trong nuôi cấy in vitro 4
2.1.3 Một số phương pháp nuôi cấy in vitro 5
2.1.4 Các bước nhân giống in vitro 7
2.1.5 Ảnh hưởng của mẫu cấy 9
2.1.6 Ảnh hưởng của môi trường nuôi cấy 12
2.1.7 Ảnh hưởng của điều kiện nuôi cấy 19
2.1.8 Một số chất khử trùng hóa học được sử dụng trong nuôi cấy 20
2.1.9 Một số vấn đề trong nuôi cấy in vitro 21
2.1.10 Ưu nhược điểm của phương pháp nuôi cấy in vitro 23
2.2 Giới thiệu cây Dầu mè 25
2.1.1 Phân loại khoa học 25
2.2.2 Nguồn gốc 26
2.2.3 Đặc điểm cây Dầu mè 26
59 trang |
Chia sẻ: NguyễnHương | Lượt xem: 1202 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đồ án Sự tái sinh chồi trực tiếp từ mẫu cấy lá dầu mè (jatropha curcas l.), để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
uồn nitơ này được tế bào hấp thu nhanh hơn so với nitơ vô cơ. Các nguồn nitơ hữu cơ thường sử dụng là hỗn hợp amino acid như casein hydrolysate, L-glutamine, L-asparine và adenine.
Than hoạt tính: việc bổ sung than hoạt tính vào môi trường nuôi cấy có tác dụng khử độc. Ảnh hưởng của than hoạt tính: hút các hợp chất cản, hút các chất điều hòa sinh trưởng và làm đen môi trường. Người ta cho rằng tác dụng cản tăng trưởng của mô cấy trong môi trường có than hoạt tính là do nó hút các chất điều hòa sinh trưởng trong môi trường như: NAA, kinetin, BAP, IAA và 2iP. Khả năng kích thích sự tăng trưởng của mô thực vật là do than hoạt tính kết hợp với các hợp chất phenol độc do mô tiết ra trong suốt thời gian nuôi cấy.
Yếu tố làm đặc môi trường: agar là chất thường sử dụng để tạo môi trường đặc hay môi trường bán rắn trong nuôi cấy mô thực vật. Khi agar được trộn chung với nước thì tạo ra dạng gel và tan ở nhiệt độ 60-100oC, đặc lại khi nhiệt độ xuống còn 45oC vì vậy agar ổn định trong tất cả các điều kiện nhiệt độ môi trường và không bị phân hủy bởi enzyme thực vật. Hơn nữa, agar không phản ứng với các chất trong môi trường. Độ cứng của agar quyết định bởi nồng độ agar sử dụng và pH của môi trường. Loại agar sử dụng để làm đông môi trường có thể ảnh hưởng đến kết quả thí nghiệm (Griffis và cs., 1991; Debergh, 1983; Halquist và cs., 1983). Nếu như agar không tinh sạch lắm thì nó có thể làm đục màu môi trường do các chất cặn trong agar gây nên. Bởi vì agar là một sản phẩm lấy từ tảo biển, nó có thể có những tác động sinh lý trên mô thực vật. Thỉnh thoảng những khác biệt sâu sắc trên phản ứng của mẫu cấy có thể quan sát thấy khi thay đổi loại agar sử dụng. Do đó, để hạn chế những ảnh hưởng đến mô cấy do agar không tinh, có thể mua các loại agar tinh, sạch.
Có một số công thức môi trường được sử dụng chủ yếu để nuôi cấy mô và tế bào thực vật như môi trường MS (Murashige và Skoog), B5 (Gamborg và cộng sự), SH (Schenk và Hilderbrandt) có hàm lượng khoáng đa lượng cao và một số môi trường khác được mô tả bởi White, Gautheret, Nitsch, Loyd và Mc Cown có hàm lượng khoáng đa lượng thấp.
Ảnh hưởng của điều kiện nuôi cấy
Ánh sáng
Mẫu cấy ở trên môi trường chứa một nguồn năng lượng sẵn có là đường, được sử dụng ít hay nhiều là tùy khả năng quang hợp của cây. Tuy nhiên, nhiều nghiên cứu cho thấy ánh sáng hấp thụ đóng vai trò quan trọng tạo hình cây nuôi cấy in vitro. Ánh sáng đỏ và xanh của quang phổ khả kiến ảnh hưởng đến việc nuôi cấy in vitro. Việc nuôi cấy in vitro tốt nhất trong điều kiện ánh sáng khoảng 1000 lux. Trong giai đoạn chuẩn bị cây in vitro trước khi đem trồng ngoài vườn ươm, cần cường độ ánh sáng tăng khoảng từ 3000 đến 10000 lux.
Phần lớn các phòng nuôi cấy có thời gian chiếu sáng từ 16-18 giờ/ngày.
Nhiệt độ
Nhiệt độ có ảnh hưởng lớn đến sự sinh trưởng và phát triển của cây nuôi cấy in vitro. Nhiệt độ tối ưu cho nhiều loại cây trồng trong khoảng 20-25oC vì một số loài cây cần có nhiệt độ tối ưu để tạo hình. Thực tế này cần tôn trọng, bởi vì nhiệt độ thật của các mô trong bình nuôi có thể cao hơn từ 2-4oC đối với nhiệt độ của phòng nuôi cấy. Thông thường, người ta điều chỉnh nhiệt độ phòng nuôi cấy thấp hơn 2oC đối với nhiệt độ mà người ta muốn cho mô. Các loại cây sống ở khí hậu ôn đới thường quen với nhiệt độ thấp hơn là cây nhiệt đới, chính vì vậy mà người ta sẽ có lợi hơn khi có những phòng nuôi cấy có nhiệt độ 20oC ± 1oC dành cho cây ôn đới và nhiệt độ 25oC ± 1oC dành cho cây nhiệt đới.
Một số chất khử trùng hóa học được sử dụng trong nuôi cấy
Có thể nói, khó khăn lớn nhất khi tiến hành nuôi cấy mô là phải tạo được thể nhân giống in vitro vô trùng. Có nhiều nguyên nhân gây ra sự nhiễm trùng, trong quá trình nuôi cấy có thể bị nhiễm vi sinh vật từ: mẫu cấy, người cấy, hệ thống lọc khí trong tủ cấy, côn trùng, dụng cụ hay bản thân môi trường nuôi cấy.
Mẫu cấy, các mảnh mô thực vật, dùng để nuôi cấy thường là nguồn nhiễm chính vì có rất nhiều vi sinh vật bám trên bề mặt, trong các rãnh nhỏ hoặc giữa các lớp vảy chồi, mầm chồi. Đối với một số loài thực vật được bao phủ bên ngoài bởi một lớp sáp dày hoặc có lông tơ thì càng khó khử trùng vì đây là nơi cư ngụ của rất nhiều vi sinh vật Ngoài ra, những cây đã bị nhiễm ngay trong hệ thống mô mạch thì xem như không thể dùng phương pháp khử trùng thông thường để loại bỏ vi sinh vật được.
Để giải quyết những vấn đề này, đầu tiên người ta sử dụng các chất khử trùng. Để tăng hiệu quả khử trùng của các chất khử trùng, người ta thường rửa sơ mô cấy với xà phòng để loại bỏ bụi đất và gia tăng sự tiếp xúc với các chất khử trùng, ngoài ra có thể dùng dung dịch Tween-20 như là chất hoạt động bề mặt. Sau khi khử trùng phải rửa sạch mẫu cấy bằng nước cất vô trùng 3-5 lần.
Một số chất khử trùng thường được sử dụng như:
Chlorur thủy ngân (HgCl2): đây là chất khử trùng rất hiệu quả, thường dùng với lượng rất thấp từ 0.01-0.05%, chất này rất khó đào thải, vì vậy cẩn thận khi tiếp xúc.
Sodium hypochlorite (NaOC)l: có trong các dung dịch tẩy trắng 5-20%. Thời gian khử trùng từ 5-30 phút, sau đó rửa sạch bằng nước cất vô trùng 3-5 lần. Chất này ngấm vào trong mô thực vật, làm cản trở sự tăng trưởng của mô về sau.
Calcium hypochlorite (Ca(OCl)2): nồng độ khoảng 5-10%, xử lý mô cấy từ 5-30 phút.
Ethyl hay isopropyl alcohol 70%: thường sử dụng để lau sạch các vật liệu nuôi cấy trước khi khử trùng hoặc dùng để ngâm nguyên liệu trước hoặc sau khi xử lý với NaOCl hoặc Ca(OCl)2 trong khoảng 1 - 5 phút.
Nước oxy già (H2O2): là một chất oxy hóa cực mạnh, có thể sử dụng ở nồng độ 3 - 10% trong 1 - 30 phút trước khi rửa bằng nước cất vô trùng khi sử dụng. Sự kết hợp giữa NaOCl và H2O2 là rất độc đối với mô thực vật, do đó phải rửa thật sạch.
Khí Clo (Cl2): thường sử dụng nhiều trong khử trùng hạt khô.
Sodium dichloroisocyanurate (NADCC): chất này ít độc đối với mô thực vật, không cần rửa lại mẫu cấy bằng nước cất vô trùng sau khi xử lý bằng chất này.
Chất kháng sinh (Gentamicine và Ampicilline): những kháng sinh này có tác dụng hỗ trợ thêm cho việc sử dụng ethanol và thuốc tẩy. Dung dịch kháng sinh 50 – 100 mg/l được dùng để ngâm mẫu trong 30 phút trước khi nuôi cấy.
Iso thiazolone biocide (PPM): là một loại sản phẩm được chào bán của viện Plant Cell Technology (Washinngton DC) và được quảng cáo là: “ có khả năng ngăn chặn sự tạp nhiễm vi sinh trong nuôi cấy mô thực vật ”. Cũng đã có những thử nghiệm và khẳng định công dụng diệt trùng của chất này nhưng nếu sử dụng với nồng độ cao sẽ gây độc cho tế bào thực vật.
Một số vấn đề trong nuôi cấy in vitro
Tính bất định về mặt di truyền
Tính bất định về mặt di truyền là do tác động của một số chất kích thích sinh trưởng. Tần số biến dị thường khác nhau và không lặp lại. Việc nuôi cấy mô sẹo hay tế bào đơn thường tần số biến dị thường cao hơn so với nuôi cấy đỉnh sinh trưởng. Tần số biến dị xảy ra còn phụ thuộc các yếu tố:
Kiểu di truyền hay giống cây nuôi cấy;
Loại mô cấy;
Số lần cấy chuyền nhiều hay ít, trong đó loại biến dị về nhiễm sắc thể sẽ xuất hiện cao khi thời gian nuôi cấy kéo dài. Số lần cấy chuyền ít và thời gian cấy chuyền giữa hai lần ngắn sẽ làm giảm khả năng gây biến dị.
Sự nhiễm mẫu
Do mẫu nhiễm virus hay vi sinh vật. Có thể giảm khả năng nhiễm bằng cách:
Sử dụng mẫu nuôi cấy là mô phân sinh đỉnh;
Sử dụng các loại kháng sinh như: Amphostericin B, Gentamicin, Vacomicin hoặc Penicillin với nồng độ phụ thuộc vật liệu nuôi cấy.
Sự hóa thủy tinh thể
Hiện tượng thủy tinh thể là một dạng bệnh lý của cây, cây sẽ bị mất nước khi chuyển cây từ môi trường in vitro ra môi trường ngoài.
Nguyên nhân là do cây in vitro có lớp sáp ở bên ngoài biểu bì mỏng, tế bào chứa nhiều phân tử có cực dễ dàng nhận các phân tử nước, về cấu tạo khí khổng của cây thường có hình tròn thay vì hình ellip như cây trong tự nhiên, khí khổng mở suốt trong quá trình nuôi cấy và mật độ khí khổng cao. Ngoài ra nhu mô thịt lá và lớp mô bảo vệ mặt ngoài của lá kém phát triển, tế bào chất kém đậm đặc, diệp lục ít so với các cây bình thường nên khi đưa cây ra môi trường ngoài với điều kiện tự nhiên hoàn toàn khác, cây không thể thích nghi dẫn đến bị stress và chết.
Có một số phương pháp hạn chế quá trình hóa thủy tinh thể như sau:
Giảm sự hút nước của cây trong in vitro bằng cách tăng nồng độ đường trong môi trường cấy hoặc dùng các chất có áp suất thẩm thấu cao. Tuy nhiên, điều này có thể làm giảm sự tổng hợp của diệp lục tố và ức chế sự hình thành chồi.
Tránh gây thương tổn trên mẫu cấy khi khử trùng và tiếp xúc với môi trường cấy ít nhất.
Ở một số loài có thể sử dụng chất ABA
Giảm nồng độ đạm trong môi trường cấy
Giảm C2H2 trong bình nuôi cấy bằng cách thông gió tốt, tăng cường ánh sáng và giảm nhiệt độ phòng cấy.
Ưu nhược điểm của phương pháp nuôi cấy in vitro
Phương pháp nuôi cấy mô và tế bào thực vật có những ưu điểm vượt trội so với phương pháp truyền thống:
Có khả năng tái sinh cây con từ các vùng mô và cơ quan khác nhau của cây (trục thân, lóng thân, phiến lá, cuống lá, hoa, chồi phát hoa, hạt phấn,) mà ngoài tự nhiên không thể thực hiện được.
Có thể sản xuất được số lượng lớn cây giống trong một thời gian ngắn, trên một diện tích nhỏ nhằm đáp ứng nhu cầu thương mại.
Cây con tạo ra đồng nhất về mặt di truyền.
Tạo cây sạch virus thông qua xử lý nhiệt hay nuôi cấy đỉnh sinh trưởng.
Sản xuất quanh năm và chủ động kiểm soát được các yếu tố ngoại cảnh như nhiệt độ, ánh sáng, độ ẩm,
Bảo quản nguồn giống cây in vitro với số lượng lớn nhưng lại chiếm diện tích nhỏ.
Tạo cây có khả năng ra hoa, quả sớm.
Tạo dòng toàn cây cái hoặc toàn cây đực theo mong muốn.
Dễ dàng tạo giống cây trồng mới bằng phương pháp chuyển gene.
Bên cạnh những ưu điểm nổi bật thuận lợi cho mục đích nhân giống như đã đề cập ở trên thì phương pháp vi nhân giống cũng có những nhược điểm cần khắc phục:
Giá thành cây con được sản xuất bằng kỹ thuận vi nhân giống còn khá cao.
Tến trình nhân giống còn phức tạp gồm nhiều giai đoạn liên quan và cần khoảng thời gian dài trước khi có thể thích ứng trồng ngoài vườn ươm.
Sự đa dạng của dòng sản phẩm nhân giống rất hạn chế, nghĩa là cây con tạo ra thường ít đồng nhất về mặt kiểu hình.
Có thể xảy ra đột biến do tác dụng của các chất điều hòa sinh trưởng được bổ sung vào môi trường nuôi cấy.
Hiện nay, vấn đề đáng quan tâm nhất trong việc áp dụng kỹ thuật vi nhân giống vào sản xuất thương mại là giá thành sản phẩm tạo ra còn quá cao. Theo Kozai và cộng sự (1992), nguyên nhân chính của vấn đề là sự thất thoát do nhiễm khuẩn và nấm trong quá trình nuôi cấy, tỷ lệ sống sót thấp của cây trong giai đoạn chuyển ra vườn ươm, giá nhân công lao động chiếm 60 - 70% tổng giá thành sản phẩm cần thiết trong quá trình cấy chuyền mẫu cấy sang môi trường mới, giá thành trang thiết bị (thiết bị chiếu sáng, bình nuôi cấy,) và nguyên liệu cơ bản (đường, agar,) còn khá cao. Việc cấy chuyền lặp lại nhiều lần làm giảm đáng kể sức sinh trưởng và phát triển của thực vật, có khi còn làm tăng tính bất thường về di truyền của tế bào. Tuy nhiên, hạn chế nghiên trọng nhất trong kỹ thuật vi nhân giống là tỷ lệ sống sót của cây con sau khi chuyển ra vườn ươm thường rất thấp do sự khác biệt lớn giữa điều kiện môi trường in vitro và ex vitro.
Hình 2.1. Cây Dầu mè
Giới thiệu cây Dầu mè
Phân loại khoa học
Giới: Plantae
Ngành: Embryophyta
Lớp: Spermatopsida
Bộ: Malpighiales
Họ: Euphorbiaceae
Chi: Jatropha
Loài: J.curcas
Hình 2.2. Thân, lá và quả cây Dầu mè
Nguồn gốc
Cây Dầu mè (Jatropha curcas L.) thuộc chi Dầu mè (Jatropha), họ Thầu dầu. Chi Jatropha có nguồn gốc từ tiếng Hy Lạp, ghép từ hai chữ Jatrós (bác sĩ) và trophé (thức ăn), ám chỉ công dụng làm thuốc của cây này. Curcas là tên gọi thông thường của cây Physic nut ở Malabar, Ấn Độ. Tên thông dụng ở các nước hiện nay là Jatropha, ở Việt Nam gọi là cây Cọc giậu, Dầu mè, Cây li, Dầu mè,... .
Jatropha là một loài cây có lịch sử 70 triệu năm, nguồn gốc từ Mexico (nơi duy nhất có hóa thạch của cây này) và Trung Mỹ, được người Bồ Đào Nha đưa qua Cape Verde, rồi lan truyền sang châu Phi, châu Á, sau đó được trồng ở nhiều nước, trở thành cây bản địa ở khắp các nước nhiệt đới, cận nhiệt đới trên toàn thế giới.
Từ năm 1991, Giáo sư người Đức là Klause Becker của Trường Đại học Stuttgart đã nhận đơn đặt hàng của Tập đoàn Daimler Chrysler hợp tác với hãng tư vấn của Áo tiến hành nghiên cứu cây Jatropha ở Nicaragua để làm nguyên liệu sản xuất diesel sinh học, từ đó dấy lên cơn sốt Jatropha trên phạm vi toàn cầu. Hiện nay nhiều nước trên thế giới đang chạy đua phát triển cây này, nhất là các nước Ấn Độ, Trung Quốc, Thái Lan, Malaixia, Indonexia, Philippin, Mianma và nhiều nước Châu Phi, nhằm phục vụ nhu cầu năng lượng tại chỗ và xuất khẩu.
Đặc điểm cây Dầu mè
Cây Dầu mè là một cây nhỏ cao 1 – 5m, có dạng thân bụi sống lưu niên ra hoa quanh năm, cành to mẫm, nhẵn, trên có những vầu nổi lên do sẹo của lá, khi bị khứa sẽ chảy ra một thứ nhựa mủ trắng. Lá đơn, xẻ chân vịt, chia làm 3 – 5 thùy nông, dài 10 – 13cm, rộng 8- 11cm. Hoa màu vàng, nhỏ, cùng gốc, mọc thành chùy tận cùng hay ở nách lá, hoa đực mọc ở đầu các nhánh với cuống ngắn có khủy, hoa cái mọc ở giữa nhánh, với những cuống không có khủy. Quả nang hình trứng, đen nhạt hay đỏ nhạt, lúc đầu mẫm sau thành khô, dai nhẵn, mở theo ba mép ( Đỗ Tất Lợi, 2004 )
Thân mọng nước rất khó cháy nên không gây cháy rừng, mà còn có thể làm hàng rào ngăn lửa. Trâu, bò, gia súc, chuột sợ mùi cây nên ít bị chúng phá. Cây Dầu mè ít bị sâu bệnh, chịu hạn (nếu hạn hán 8, 9 tháng nó vẫn không bị chết), thích hợp với đất cát nhưng cũng có thể mọc ở nhiều loại đất khác, kể cả đất sỏi đá và nhiễm mặn. Có thể trồng bằng hạt hay bằng hom cành.
Hiện nay, trồng cây này dùng rất ít phân bón. Cây lớn nhanh, sau 1 năm có thể cho quả, đến 5 năm cho năng xuất cao và sống tới 50-60 năm. Cây có thể sinh trưởng và phát triển ở nơi có độ cao 0 - 500m so với mặt biển, trên các vùng đất xấu, khô hạn.
Hình 2.3. Quả và hạt Dầu mè
Điều kiện sinh thái:
Trồng ở khu vực có khí hậu nóng. Cây chịu được sương giá nhẹ. Nhiệt độ chênh lệch trung bình hàng năm từ 20-28oC. Lượng mưa trung bình hàng năm từ 200 – 300 mm trở lên. Trời lạnh sẽ làm rụng lá cây. Cây cũng có khả năng chịu được sương mù nhẹ nhưng chỉ trong thời gian ngắn. Cây càng già càng có khả năng kháng cự tốt. Sương mù sẽ làm chết cây non.
Dễ bén rễ, phát triển tương đối nhanh, cũng có khả năng chịu rét vừa phải.
Giàu nitơ, thức ăn chính là phân bón hữu cơ.
Cây thích ứng trên mọi loại đất và không cần chăm bón nhiều. Cây phát triển tốt trong đất khô chứa cacbonic và thích ứng tốt với các loại đất khó trồng có hàm lượng dinh dưỡng thấp. Đất trồng tốt nhất phù hợp cho cây là đất cát khô. Cây sống được trong đất nghèo dinh dưỡng và phát triển trong điều kiện có muối. Những người quan tâm đến cây Dầu mè đều khuyên nên sử dụng phân bón hữu cơ để tăng sản lượng.
Giá trị của cây Dầu mè
Jatropha vốn dĩ là một cây dại, bán hoang dại mà người dân các nước trồng chỉ để làm bờ rào và làm thuốc, nhưng với những phát hiện mới của khoa học, đã cho thấy Jatropha có tiềm lực giá trị vô cùng to lớn, được đánh giá rất cao, Jatropha vẫn là một loại cây hết sức quý giá mà loài người phải quan tâm khai thác tốt những giá trị sinh học của cây này.
Về kinh tế, xã hội
Phát hiện quan trọng nhất từ Jatropha là lấy hạt làm nguyên liệu sản xuất dầu diesel sinh học.
Hạt Jatropha có hàm lượng dầu trên 30%, từ hạt ép ra dầu thô, từ dầu thô tinh luyện được diesel sinh học và glyxerin. Mặc dầu diesel sinh học được sản xuất từ nhiều loại nguyên liệu: cải dầu, hướng dương, đậu tương, dầu cọ, mỡ động vật, nhưng sản xuất từ Jatropha vẫn có giá thành rẻ nhất, chất lượng tốt, tương đương với dầu diesel hóa thạch truyền thống.
Nếu 1 ha Jatropha đạt năng suất 8-10 tấn hạt/hecta/năm có thể sản xuất được 3 tấn diesel sinh học. Loại dầu này sẽ thay thế được 1 phần dầu diesel truyền thống đang cạn kiệt, giảm thiểu được lượng khí thải gây hiệu ứng nhà kính, là loại dầu cháy hết và không có lưu huỳnh, là dầu sạch, thân thiện với môi trường.
Hạt Jatropha sau khi ép dầu, 30% là sản phẩm dầu, 70% là khô dầu, có hàm lượng protein khoảng 30%, dùng làm phân hữu cơ, nếu khử hết độc tố có thể làm thức ăn gia súc cao đạm.
Một hecta Jatropha, giả thiết đạt 10 tấn hạt/hecta/năm sẽ thu được các loại sản phẩm chủ yếu có giá trị cao như sau:
Dầu diesel sinh học: 3 tấn x 700 USD/tấn = 2.100 USD
Bã khô dầu: 7 tấn x 300 USD/tấn = 2.100 USD
Như vậy 1 hecta Jatropha tạo ra giá trị khoảng 4.200 USD/năm (hơn 60 triệu đồng/hecta/năm), lợi nhuận thu được sẽ phân phối cho nông dân sản xuất nguyên liệu và nhà đầu tư công nghiệp chế biến dầu.
Jatropha còn tạo ra hiệu ứng xã hội cực kỳ to lớn. Do trồng ở các vùng miền núi nghèo túng, cây Jatropha sẽ tạo nhiều việc làm và thu nhập khả quan cho đồng bào các dân tộc, trong khi cho đến nay, trên đất dốc còn lại của các vùng này vẫn chưa tìm kiếm được bất cứ cây gì khả dĩ trồng được trên diện tích lớn, có thu nhập cao, lại có thị trường ổn định.
Về môi trường
Jatropha là cây lâu năm, phủ đất tốt, tuổi thọ 50 năm, sinh trưởng phát triển được ở hầu hết các loại đất xấu, nghèo kiệt, đất dốc, đất trơ sỏi đá, không cháy, gia súc không ăn. Bởi vậy cây Jatropha trồng trên các vùng đất dốc sẽ được coi là cây “lấp đầy” lỗ hổng sinh thái ở các vùng sinh thái xung yếu miền núi, sớm tạo ra thảm thực bì dày đặc chống xói mòn, chống cháy, nâng cao độ phì của đất. Không những vậy, Jatropha còn có thể trồng ở các vùng đất sa mạc hóa, bãi thải khai thác khoáng sản, góp phần phục hồi hệ sinh thái các vùng này. Vì vậy, cây Jatropha được đánh giá là “vệ sĩ sinh thái”, tạo ra hiệu ứng to lớn về bảo vệ môi trường.
Bã sau khi ép dầu làm phân hữu cơ và thức ăn chăn nuôi
Sau khi ép dầu, bã khô dầu có hàm lượng 4.14-4.78% N, 0.5-0.66% P2O5, 0.60-0.65% CaO, 0.17-0.21% MgO được sử dụng làm phân hữu cơ rất tốt để bón cho các loại cây trồng, nhất là cho vùng sản xuất nông nghiệp hữu cơ, nông nghiệp sạch, vừa góp phần sản xuất sản phẩm sạch, vừa nâng cao độ phì của đất.
Trong thành phần hạt Jatropha có độc tố curcin, có thể gây tử vong cho người và gây hại cho vật nuôi. Phân tích 2 giống được sử dụng trong vườn giống của Trường Đại học Thành Tây, hàm lượng dinh dưỡng trong bã khô dầu: protein đạt 25,87-29,91%, xơ đạt 21,41-29,77%, tro đạt 4,86-5,11%, chất béo đạt 28,61-31,67%, sắt đạt 177,89-177,94 mg/kg và nhiều chất khoáng khác. Nếu khử hết độc tố thì bã khô dầu Jatropha trở thành một loại thức ăn giàu đạm cho các loài gia súc, gia cầm, tạo ra nguồn thức ăn chăn nuôi quý, góp phần giải quyết nhu cầu thức ăn công nghiệp sẽ thiếu hụt trầm trọng đối với ngành chăn nuôi nước nhà trong tương lai gần.
Để làm thuốc
Trong thành phần cây Jatropha đã chiết xuất được những hợp chất chủ yếu như terpen, flavon, coumarin, lipid, sterol và alkaloid. Nhiều bộ phận của cây này có thể chữa bệnh như lá, vỏ cây, hạt và rễ. Rễ trị tiêu viêm, cầm máu, trị ngứa; dầu của hạt có thể nhuận tràng; dịch nhựa trắng tiết ra từ vết thương của cành có thể trị viêm lợi, làm lành vết thương, chữa trị bệnh trĩ và mụn cơm; nước sắc từ lá dùng để chữa trị bệnh phong thấp, đau răng
Trong cây Jatropha có nhiều thành phần độc tố, nhất là phytotoxin (curcin) trong hạt, nếu được nghiên cứu sâu hơn rất có thể tạo ra hợp chất mới về nguồn dược, từ đó độc tố thực vật có thể trở thành một loại tài nguyên về nguồn dược liệu mới.
Tình hình phát triển cây Dầu mè ở Việt Nam
Ở Việt Nam, cây Dầu mè được du nhập từ rất lâu và có mặt ở hầu hết các tỉnh như Lạng Sơn, Sơn La, Hòa Bình, Thanh Hóa, Ninh Thuận, Bình Thuận, Khánh Hòa, thường được trồng tại các đình chùa, miếu mạo, bờ rào quanh nhà, ven đường và được dùng làm thuốc Nam. Hiện nay, đang được trồng thử nghiệm tại Sóc Sơn, Sơn La, Quảng Trị, Bình Phước, Ninh Thuận, kết quả cho thấy cây Dầu mè thích hợp với điều kiện đất đai, khí hậu nhiệt đới, sinh trưởng nhanh và có thể cho quả trong từ khoảng 6 tháng đến 1 năm sau khi trồng.
Phân Viện Hóa hợp chất tự nhiên tại TPHCM đã có bộ sưu tầm hơn 10 giống từ trong nước và 10 giống có nguồn gốc từ Brasil, Senegal, Mali, Ấn Độ, Campuchia, Lào.
Năm 2006, tiến sĩ Thái Xuân Du, Trưởng phòng Công nghệ tế bào thực vật, Viện Sinh học nhiệt đới đã chiết xuất thành công dầu diesel từ hạt Dầu mè (tỷ lệ dầu tới 32-37%)
Năm 2007, Trung tâm Công nghệ Sinh học Lâm nghiệp đã tiến hành nghiên cứu gây trồng phát triển cây Dầu mè (Jatropha curcas). Trung tâm đã thu thập được 8 xuất xứ hạt Dầu mè và tuyển chọn được 29 cây trội với các đặc tính vượt trội về sinh trưởng, năng suất hạt (2,8-5,0 kg) và hàm lượng dầu trong hạt (25-39%). Trong khuôn khổ thực hiện đề tài và hợp tác nghiên cứu xây dựng các mô hình gây trồng thử nghiệm cây Dầu mè với Công ty Green Energy Vietnam, đề tài đã thiết lập được vườn tập hợp giống cây trội, xuất xứ, các mô hình thí nghiệm và thử nghiệm gây trồng, khảo nghiệm xuất xứ tại Đại Lải, Phú Thọ, Bình Thuận, Ninh Thuận, Bình Định, Đăk Lăc, Thừa Thiên Huế và Quảng Trị vởi tổng số diện tích là 38 hecta. Sự hợp tác nghiên cứu cũng đã đưa ra được hướng dẫn kỹ thuật về cắt tỉa cành tạo tán làm tăng năng xuất tới 15%.
Năm 2008, tỉnh Ninh Thuận đã chấp thuận cho Công ty Năng lượng Xanh tiến hành trồng 100 hecta cây Dầu mè trên vùng đất hoang mạc ở huyện Ninh Phước, Ninh Sơn và Bác Ái với các giống năng suất cao nhập từ Ấn Độ, Thái Lan. Phấn đấu đến năm 2025 phát triển 50.000 hecta trên vùng hoang mạc và gò đồi.
Tại tỉnh Kon Tum, Công ty cổ phần Sài Gòn-Măng Đen đã lập dự án trồng 5.000 hecta cây Jatropha. Cuối năm 2007, công ty này đã thành lập Công ty Vinasinh và lập Nông trường Đăk Nên. Trước mắt Công ty đã khảo sát để tiến hành trồng 2.000 hecta cây Jatropha tại xã Đăk Nên huyện Kon Plông vào năm 2008. Cùng với việc lập quy hoạch chi tiết để phát triển vùng kinh tế động lực Khu du lịch sinh thái Măng Đen gắn với phát triển thị trấn Kon Plông, huyện Kon Plông sẽ ưu tiên dành nhiều diện tích đất hoang hoá, đồi núi trọc để trồng cây Jatropha trong những năm đến.
Những thành công trong nhân giống in vitro cây Dầu mè
Phôi vô tính được cảm ứng trực tiếp từ những mẫu cấy lá mầm xanh trên môi trường MS có bổ sung 2 mg/l BAP. Quá trình ra rễ được tiến hành trên môi trường MS có bổ sung 1,0 mg/l IAA (K. Kalimuthu và cs., 2007).
Môi trường MS có bổ sung 2,3 – 4,6 μM Kinetin và 0,5 – 4,9 μM IBA; 2,3 μM Kinetin và 1,0 μM IBA được chứng minh là sự kết hợp hiệu quả nhất trong việc cảm ứng phôi vô tính ở cây Dầu mè.(Timir baran Jha và cs., 2007)
Nuôi cấy mô sẹo từ mẫu cấy lá và trụ dưới lá mầm của cây con Jatropha curcas L. bốn ngày tuổi trên môi trường cơ bản MS (1962) có bổ sung các chất điều hòa tăng trưởng khác nhau bao gồm 2,4-D, BA, GA3, và nước cốt dừa. Sự tăng trưởng của mô sẹo đạt được tốt nhất trên môi trường chỉ bổ sung 0,5mg/l 2,4-D và với 2% v/v nước cốt dừa đối với các mẫu cấy trụ dưới lá mầm, mô sẹo được hình thành từ các mẫu cấy trụ dưới lá mầm phát triển nhanh hơn trong suốt 7 đến 30 ngày nuôi cấy sau đó được ổ định ở một tỉ lệ tăng trưởng thấp (Shah Abdul Latif University và cs., 2007).
Tái sinh chồi bất định trên môi trường MS có bổ sung BA (3,0 mg/l) + IBA (1,0 mg/l) + Adenine sulfate (25 mg/l) + Glutamine (50 mg/l) + L-arginine (15 mg/l) + Citric acid (25 mg/l) sau 3 – 4 tuần nuôi cấy. Chồi in vitro phát triển rễ trên môi trường MS có bổ sung IBA (1,0 – 4,0 mg/l) và NAA (1,0 – 4,0 mg/l). Tần suất cảm ứng rễ cao nhất đạt được trên môi trường có bổ sung 3,0 mg/l IBA (K. Kalimuthu và cs., 2008)
Những chồi bất định đã được cảm ứng từ những mẫu lá nuôi cấy còn non của cây trồng từ hạt nảy mầm trong ống nghiệm, cũng như cây trưởng thành ngoài tự nhiên được nuôi cấy trên môi trường MS có bổ sung 2.27 µM TDZ + 2.22 µM BA + 0.49 µM IBA. (Ajay C. Deore và T. Sudhakar Johnson, 2008)
CHƯƠNG 3: VẬT LIỆU VÀ PHƯƠNG PHÁP
Vật liệu
Đối tượng nghiên cứu
Đối tượng chính được sử dụng trong nghiên cứu này là cây Dầu mè (Jatropha curcas L.) được trồng tại vườn thực nghiệm của Viện Sinh học nhiệt đới. Hạt được thu nhận, khử trùng và nuôi cấy trên môi trường MS cơ bản.
Lá phát triển từ lá mầm của hạt nuôi cấy trên môi trường MS được sử dụng để nghiên cứu cảm ứng tái sinh chồi trực tiếp.
Hình 3.1. Cây Dầu mè ở Viện Sinh học nhiệt đới
Hình 3.2. Hạt Dầu mè
Trang thiết bị và dụng cụ
Thiết bị: tủ vô trùng, nồi hấp, máy đo pH, cân điện tử, kệ đặt bình, .
Dụng cụ: đĩa petri, dao cấy, kéo, chai nước biển 500ml, đèn cồn, đũa thủy tinh, kẹp, .
Môi trường nuôi cấy
Các thí nghiệm đều được thực hiện trên môi trường nuôi cấy cơ bản của Murashige và Skoog (1962) có bổ sung thêm đường sucrose (30g/l), agar (8 - 9g/l) và các chất điều hòa sinh trưởng thực vật.
Tùy vào mục đích của từng thí nghiệm mà bổ sung vào môi trường các chất điều hòa sinh trưởng thực vật ở các nồng độ khác nhau.
Môi trường sau khi bổ sung đầy đủ các chất cần thiết thì được điều chỉnh về pH 5.7 ± 1 (bằng NaOH 1N và HCl 1N) trước khi bổ sung agar. Sau đó môi trường được hấp khử trùng bằng autoclave ở 1atm, 121oC trong 20 phút.
Điều kiện nuôi cấy ở phòng nuôi cấy in vitro
Thời gian chiếu sáng: 16 giờ/ngày
Cường độ chiếu sáng: 2500 lux
Nhiệt độ : 22 - 25oC
Phương pháp nghiên cứu
Tạo mẫu lá in vitro cho các thí nghiệm
Sử dụng mẫu lá Dầu m
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- noi dung 3.doc