Đồ án Thiết kế bố trí chung ô tô trộn bê tông trên cơ sở ô tô sát xi nhập khẩu

MỤC LỤC

Mục lục 1

Đặt vấn đề 3 Chương 1: Những vấn đề chung 6

1.1 Một số văn bản pháp lý kỹ thuật liên quan đến công việc thiết kế 6

1.2 Nội dung bản thiết kế phương tiện cơ giới đường bộ 25

Chương 2. Thiết kế bố trí chung ô tô trộn bê tông trên cơ sở xe sát xi

HINO FM1JNUA 31

2.1 Nhiệm vụ, mục đích của việc thiết kế 31

2.1.1 Nhiệm vụ của việc thiết kế 31

2.1.2 Mục đích của việc thiết kế 31

2.2 Tiến trình thiết kế 31

2.2.1 Khảo sát nhu cầu và kết cấu thực tế 31

2.2.2 Tiến trình thiết kế 32

a. Chọn xe cơ sở 33

b. Chọn thùng trộn bê tông 38

c. Bố trí chung 39

d. Tính toán lắp đặt 40

Chương 3. Tính toán kiểm nghiệm theo tiêu chuẩn 49

3.1 Tính toán kéo 49

3.1.1 Xây dựng đặc tính ngoài động cơ J08C-TG 49

3.1.2 Đặc tính kéo 51

3.1.3 Nhân tố động lực học và đặc tính động lực học 53

3.1.4 Khả năng tăng tốc của xe 55

3.1.5 Tính toán kiểm tra khả năng vượt dốc lớn nhất và vượt dốc

theo điều kiện bám của bánh xe chủ động với mặt đường 60

3.2 Kiểm tra tính ổn định của ô tô 61

3.2.1 Tính toán ổn định khi không tải 61

3.2.2 Tính toán ổn định khi đầy tải 66

3.3 Nhận xét về các hệ thống khác 67

Kết luận 70

Tài liệu tham khảo 71

Phụ lục

 

doc71 trang | Chia sẻ: lethao | Lượt xem: 2906 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đồ án Thiết kế bố trí chung ô tô trộn bê tông trên cơ sở ô tô sát xi nhập khẩu, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
MỤC LỤC Trang Mục lục 1 Đặt vấn đề 3 Chương 1: Những vấn đề chung 6 Một số văn bản pháp lý kỹ thuật liên quan đến công việc thiết kế 6 Nội dung bản thiết kế phương tiện cơ giới đường bộ 25 Chương 2. Thiết kế bố trí chung ô tô trộn bê tông trên cơ sở xe sát xi HINO FM1JNUA 31 2.1 Nhiệm vụ, mục đích của việc thiết kế 31 2.1.1 Nhiệm vụ của việc thiết kế 31 2.1.2 Mục đích của việc thiết kế 31 2.2 Tiến trình thiết kế 31 2.2.1 Khảo sát nhu cầu và kết cấu thực tế 31 2.2.2 Tiến trình thiết kế 32 a. Chọn xe cơ sở 33 b. Chọn thùng trộn bê tông 38 c. Bố trí chung 39 d. Tính toán lắp đặt 40 Chương 3. Tính toán kiểm nghiệm theo tiêu chuẩn 49 3.1 Tính toán kéo 49 3.1.1 Xây dựng đặc tính ngoài động cơ J08C-TG 49 3.1.2 Đặc tính kéo 51 3.1.3 Nhân tố động lực học và đặc tính động lực học 53 3.1.4 Khả năng tăng tốc của xe 55 3.1.5 Tính toán kiểm tra khả năng vượt dốc lớn nhất và vượt dốc theo điều kiện bám của bánh xe chủ động với mặt đường 60 3.2 Kiểm tra tính ổn định của ô tô 61 3.2.1 Tính toán ổn định khi không tải 61 3.2.2 Tính toán ổn định khi đầy tải 66 3.3 Nhận xét về các hệ thống khác 67 Kết luận 70 Tài liệu tham khảo 71 Phụ lục ĐẶT VẤN ĐỀ Đồ án tốt nghiệp là đồ án cuối cùng nằm trong hệ thống các môn học được giảng dạy ở các trường đại học do Bộ GD&ĐT quy định. Đồ án tốt nghiệp có ý nghĩa vô cùng quan trọng. Nó không chỉ tổng kết, củng cố lại các kiến thức đã được học mà còn giúp cho sinh viên dần tiếp cận được với những yêu cầu của thực tế đặt ra. Đề tài tốt nghiệp tôi chọn là : “Thiết kế bố trí chung ô tô trộn bê tông trên cơ sở ô tô sát xi nhập khẩu”. Tôi chọn đề tài trên bởi vì: Hiện nay, ô tô trộn bê tông là một phương tiện chuyên dùng được sử dụng rất phổ biến trong ngành xây dựng, đặc biệt là trong giai đoạn công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước hiện nay thì ô tô trộn bê tông lại đóng một vai trò vô cùng quan trọng. Nó không chỉ giảm sức lao động của con người mà còn tăng năng suất lao động, giảm chi phí đầu vào, tăng hiệu quả kinh tế. Các loại ô tô này có thể được nhập khẩu nguyên chiếc hoặc được thiết kế, lắp ráp trong nước.Việc thiết kế, lắp ráp loại ô tô này trong nước nhắm đáp ứng một phần nhu cầu sử dụng của thị trường trong nước đồng thời tận dụng được nguồn vật liệu, nhân công, thay thế các xe nhập khẩu, giảm được giá thành cho doanh nghiệp. Vì những lý do trên mà tôi chọn đề tài tốt nghiệp của mình là : Thiết kế bố trí chung ô tô trộn bê tông trên cơ sở ô tô sát xi nhập khẩu Mẫu xe tôi chọn là xe HINO FM1JNUA. Việc thiết kế và thi công phải dựa trên cơ sở các yêu cầu sau: Thiết kế chế tạo để lắp rắp mang nhãn hiệu hàng hóa trong nước theo quyết định 34/2005/ QĐ- BGTVT ngày 21/10/2005 Đảm bảo được các tiêu chuẩn của ngành. Cụ thể là tiêu chuẩn 22TCN 307-06. Mua ô tô sat xi HINO FM1JNUA do công ty liên doanh HINO MOTORS VIỆT NAM sản xuất, mới 100%. Nhập khẩu cụm thùng trộn bê tông CIFA RH65 do Italia sản xuất, chất lượng mới 100%. Toàn bộ vật tư, phụ tùng thay thế để chế tạo lắp đặt bồn trộn lên ô tô cơ sở được sản xuất trong nước. Công nghệ chế tạo đơn giản, dễ thực hiện và giá thành thấp, phù hợp với khả năng cung cấp vật tư, phụ tùng và khả năng công nghệ thi công của các cơ sở sản xuất trong nước. Giá thành thấp hơn so với ô tô cùng chủng loại nhập khẩu của nước ngoài. Đảm bảo được các chỉ tiêu về an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường theo các quy định hiện hành đồng thời đáp ứng được yêu cầu về kỹ thuật công nghệ. Ô tô đóng mới phải đảm bảo không ảnh hưởng đến đặc tính động học, động lực học của xe cơ sở. Ô tô đóng mới phải đảm bảo chuyển động ổn định và an toàn trên các loại đường giao thông công cộng. Mầu sơn do cơ sở sản xuất tự đăng ký theo loạt sản phẩm. Nội dung của bản thuyết minh bao gồm: Thuyết minh: Đặt vấn đề Chương 1: Những vấn đề chung Chương 2: Thiết kế bố trí chung xe trộn bê tông trên cơ sở xe sat xi HINO FM1JNUA Chương 3: Tính toán kiểm nghiệm theo tiêu chuẩn Kết luận Các bản vẽ kỹ thuật: - Bản vẽ xe sat xi cơ sở HINO FM1JNUA (01 A0) - Bản vẽ bố trí chung của xe thiết kế (01 A0) - Bản vẽ bồn trộn bê tông CIFA RH65 (01 A0) - Bản vẽ kết cấu liên kết giữa khung và bồn trộn (01 A0) - Bản vẽ kết cấu rào chắn cạnh (01 A0) Trong thời gian làm đồ án tốt nghiệp, tôi xin chân thành cảm ơn sự giúp đỡ tận tình của các thầy trong bộ môn xe ô tô, đặc biệt là thầy Vũ Đức Lập đã giúp tôi hoàn thành đồ án tốt nghiệp này. Do trình độ còn hạn chế nên trong quá trình tính toán, thiết kế, nội dung đồ án không tránh khỏi có những thiếu sót, rất mong được sự chỉ bảo thêm của các thầy. Sinh viên thực hiện Nguyễn Ngọc Khánh CHƯƠNG 1 NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG Một số văn bản pháp lý kỹ thuật liên quan đến công việc thiết kế. 1.1.1 Quyết định số 4134/2001/QĐ-BGTVT của Bộ trưởng Bộ Giao thông Vận tải, ban hành ngày 05 tháng 12 năm 2001: ban hành “Tiêu chuẩn an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường của phương tiện giao thông cơ giới đường bộ”. Số đăng ký: 22 TCVN 224 - 01. 1.1.2 Quyết định số 1362/2000/QĐ-BGTVT của Bộ trưởng Bộ Giao thông Vận tải, ban hành ngày 29 tháng 05 năm 2000: “Quy định về việc cải tạo phương tiện cơ giới đường bộ”. 1.1.3 Quyết định số 2070/2000/QĐ-BGTVT của Bộ trưởng bộ giao thông vận tải, ban hành ngày 28 tháng 07 năm 2000: “Quy định về việc kiểm tra chất lượng và an toàn kỹ thuật các loại phương tiện cơ giới đường bộ được sản xuất, lắp ráp theo thiết kế trong nước”. 1.1.4 Quyết định số 4381/2001/QĐ-BGTVT của Bộ trưởng Bộ Giao thông Vận tải về việc ban hành cấp đăng ký, biển số, kiểm tra an toàn và bảo vệ môi trường xe máy chuyên dùng có tham gia giao thông đường bộ. 1.1.5 Quyết định số 1143/2001/QĐ-BGTVT của Bộ trưởng Bộ Giao thông Vận tải, ban hành ngày 18 tháng 04 năm 2001, quy định “Sai số cho phép và quy định làm tròn số đối với kích thước, khối lượng phương tiện cơ giới đường bộ”. Số đăng ký: 22 TCVN 275 - 01. 1.1.6 Quyết định số 4597/2001/QĐ - BGTVT của Bộ trưởng Bộ Giao thông Vận tải, ban hành ngày 18 tháng 4 năm 2001, “Quy định kiểu loại phương tiện giao thông cơ giới đường bộ được phép tham gia giao thông”. 1.1.7 Quyết định số 152/2001/ĐK của Cục trưởng Cục Đăng kiểm, ban hành ngày 14 tháng 12 năm 2001, “Quy định kiểm định an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường đối với phương tiện giao thông cơ giơi đương bộ”. 1.1.8 Quyết định số 1397/1999/QĐ-BGTVT, của Bộ trưởng Bộ Giao thông Vận tải, công bố đối tượng và mức bắt buộc áp dụng TCVN về môi trường đối với các phương tiện giao thông đường bộ. 1.1.9 Quyết định số 4331/2002/QĐ-BGTVT của Bộ trưởng Bộ Giao thông Vận tải, ban hành ngày 24 tháng 12 năm 2002, về việc sửa đổi bổ sung tiêu chuẩn ngành 22 TCN 224 - 01. Công văn 966/2002ĐK: Hướng dẫn bổ sung việc kiểm tra an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường đối với các ôtô cũ và ôtô khách. 1.1.10 Tiêu chuẩn an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường xe máy chuyên dùng tham gia giao thông đường bộ: 22 TCVN 287 - 01 1.1.11 Tiêu chuẩn an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường phương tiện cơ giới đường bộ: 22 TCVN 224 - 01. 1.1.12 Các tiêu chuẩn Việt Nam về bảo vệ môi trường: - TCVN 6335 - 98 - TCVN 6338 - 2001 1.1.13 Tiêu chuẩn Việt Nam: phương tiện giao thông đường bộ - Mã nhận dạng phương tiện giao thông (VIN) - Nội dung và cấu trúc. Số đăng ký: TCVN - 6578:2000 (ISO 3779:1977) 1.1.14 Tiêu chuẩn Việt Nam: Ôtô - Hệ thống phanh - Yêu cầu an toàn chung và phương pháp thử. Số đăng ký: TCVN - 5658:1999 1.1.15 Tiêu chuẩn ISO 3450 : 1996 1.1.16 Tiêu chuẩn EN 500 : 1995 # TRÍCH DẪN QUY ĐỊNH VỀ VIỆC CẢI TẠO PHƯƠNG TIỆN GIAO THÔNG CƠ GIỚI ĐƯỜNG BỘ: (Ban hành kèm theo quyết định số 1362/2000/QĐ - BGTVT của Bộ trưởng Bộ Giao thông Vận tải, ban hành ngày 29 tháng 5 năm 2000): +) Quy định chung: Các thuật ngữ trong quy định này được hiểu như sau: - Phương tiện CGĐB là các loại phương tiện được định nghĩa tại TCVN 6211:1996 “Phương tiện giao thông cơ giới đường bộ - Kiểu Thuật ngữ và định nghĩa” - Thay đổi tính năng sử dụng là thay đổi công dụng nguyên thủy của phương tiện. - Thay đổi tổng thành là thay thế tổng thành nguyên thủy bằng tổng thành khác có tính năng kỹ thuật tương đương. - Thời hạn sử dụng của ohơpng tiện là khoảng thời gian được tính từ năm sản xuất đến thời điểm cải tạo. Đối tượng, phạm vi áp dụng: - Quy định này áp dụng cho tất cả các lọa phương tiện CGĐB cải tạo (theo quy định tại mục trên), trừ các loại xe máy hai, ba bánh, các loại xe lam và xích lô máy. - Quy định này không áp dụng đối với phương tiện CGĐB dùng vào mục đích quân sự của Bộ Quốc phòng và mục đích bảo đảm an ninh, trật tự an toàn xã hội của Bộ Công an. Mỗi phương tiện CGĐB chỉ được cải tạo, thay đổi một trong hai tổng thành chính là động cơ hoặc khung và không quá ba trong sáu hệ thống, tổng thành sau: - Hệ thống truyền lực (ly hợp, hộp số, trục các đăng, truyền lực chính) - Hệ thống chuyển động (bánh xe, cầu bị động) - Hệ thống treo - Hệ thống phanh - Hệ thống lái - Buồng lái, thân xe hoặc thùng hành, thùng tự đổ. Trọng lượng toàn bộ của phương tiện sau khi cải tạo không được vượt quá trọng lượng toàn bộ toàn bộ cho phép lớn nhất theo quy định của nhà sản xuất, trừ trường hợp trọng lượng toàn bộ tăng lên do thay đổi các tổng thành của phần không được treo. +) Quy định về thiết kế và thẩm định thiết kế: Đơn vị thiết kế là các đơn vị có tư cách pháp nhân, có đăng ký kinh doanh nghề thiết kế cải tiến phương tiện CGĐB phù hợp với các quy định pháp luật hiện hành. Nội dung hồ sơ thiết kế gồm có: Các bản vẽ: - Bản vẽ bố trí chung của phương tiện sau khi cải tạo. - Bản vẽ bố trí chung của phương tiện trước khi cải tạo để đối chiếu. - Bản vẽ lắp đặt tổng thành hệ thống được cải tạo hoạc thay thế. - Bản vẽ những chi tiết được cải tạo, thay thế bao gồm cả hướng dẫn, công nghệ và vật liệu được phép sử dụng khi cải tạo, thay thế. Các bản vẽ kỹ thuật phải được trình bày theo đúng các Tiêu chuẩn Việt Nam hiện hành. Thuyết minh tính toán gồm các nội dung: - Giới thiệu nhu cầu cải tạo. - Đặc tính kỹ thuật cơ bản của xe cơ giới trước và sau khi thực hiện cải tạo. - Nội dung thực hiện cải tạo và các bước công nghệ thi công. - Tính toán các đặc tính động học, lực học có liên quan tới nội dung cải tạo. - Tính toán kiểm nghiệm sức bền liên quan đến nội dung cải tạo. - Những hướng dẫn cần thiết cho việc sử dụng xe cơ giới sau khi cải tạo. - Kết luận. +) Quy định về thi công cải tạo: Việc thi công cải tạo phương tiện CGĐB phải được thực hiện theo đúng thiết kế đã được thẩm định, đáp ứng các yêu cầu về chất lượng và an toàn kỹ thuật tại cơ sở sản xuất có tư cách pháp nhân, có đang kỹ kinh doanh thực hiện cải tạo phương tiện CGĐB phù hợp với các quy định pháp luật hiện hành. Cơ sở sản xuất phải tự kiểm tra chất lượng sản phẩm (KCS) và phải chịu trách nhiệm về chất lượng sản phẩm cải tạo của mình... # TRÍCH TCVN 6211:1996 “PHƯƠNG TIỆN GIAO THÔNG ĐƯỜNG BỘ - KIỂU THUẬT NGỮ VÀ ĐỊNH NGHĨA” +) Phạm vi: Tiêu chuẩn này quy định các thuật ngữ cho một số kiểu phương tiện giao thông đường bộ có kết cấu và đặc tính kỹ thuật đã xác định. +) Lĩnh vực áp dụng: Các điều khoản của tiêu chuẩn này áp dụng cho tất cả các phương tiện giao thông chạy trên đường (ôtô, xe mốc, ôtô liên hợp, xe máy, môtô). Tiêu chuẩn này không áp dụng cho các loại phương tiện như máy kéo nông nghiệp chỉ ngẫu nhiên được sử dụng để chở người hoặc hàng hóa trên đường hoặc để kéo xe chở người hoặc hàng hóa trên đường. +) Thuật ngữ và định nghĩa: Ôtô: Một loại phương tiện giao thông đường bộ chạy bằng động cơ, có bốn hoặc nhiều hơn bốn bánh xe, không chạy trên đường ray và dùng để: - Chở người và / hoặc hàng hóa. - Cho các xe lai dắt dùng để chở người và / hoặc hàng hóa. - Cho các dịch vụ vận chuyển đặc biệt. Ôtô chuyên dùng: Là ôtô có kết cấu và trang bị đặc biệt, dùng để: - Chỉ để chuyên chở người và / hoặc hàng hóa cần có sự sắp xếp đặc biệt. - Chỉ để thực hiện một chức năng, nhiệm vụ đặc biệt. Ví dụ: ôtô ghép, ôtô khách - vận tải, ôtô chữa cháy,... # TRÍCH DẪN: 22 TCVN - 224 - 2001, “TIÊU CHUẨN AN TOÀN KỸ THUẬT VÀ BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG CỦA PHƯƠNG TIỆN GIAO THÔNG CƠ GIỚI ĐƯỜNG BỘ” (Ban hành kèm theo Quyết định số 4134/2001/QĐ-BGTVT của Bộ trưởng Bộ Giao thông Vận tải, ban hành ngày 05 tháng 12 năm 2001). +) Quy định chung: Phạm vi đối tượng áp dụng: - Áp dụng cho việc kiểm tra an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường của các phương tiện giao thông cơ giới đường bộ nói trên theo định kỳ hoặc khi tham gia giao thông trên đường bộ, đường đô thị; đồng thời làm căn cứ kiểm tra chứng nhận chất lượng. - Làm căn cứ kỹ thuật cho các chủ phương tiện và người lái thực hiện đầy đủ yêu cầu về bảo dưỡng, sửa chữa để phương tiện luôn đạt tiêu chuẩn an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường khi tham gia giao thông. Đối tượng áp dụng: - Các loại phương tiện giao thông cơ giới đường bộ: Ôtô con, ôtô khách, ôtô tải, ôtô kéo moóc hoặc sơ mi moóc, ôtô chuyên dùng các loại, các loại rơ moóc và sơ mi rơ moóc. Các loại phương tiện ba bánh gắn động cơ có hai bánh đồng trục (các loại xe lam, xích lô máy,...) Tiêu chuẩn này không áp dụng cho các phương tiện giao thông cơ giới đường bộ của Quân đội, Công an sử dụng vào mục đích quốc phòng, an ninh (trừ các phương tiện sử dụng vào hoạt động kinh tế do Bộ Công an đăng ký và cấp biển số). +) Quy định về tiêu chuẩn an toàn kỹ thuật của phương tiện cơ giới đường bộ: Nhận dạng, tổng quát: - Biển số đăng ký và biểu trưng: Đủ số lượng, đúng quy cách, rõ nét, không nứt gẫy, lắp chặt, đúng vị trí. - Số động cơ, số khung: Đúng ký hiệu và chữ số ghi trong giấy chứng nhận đăng ký của phương tiện. - Hình dáng, bố trí chung, kích thước giới hạn: + Hình dáng, kích thước và bố trí chung: Đúng với hồ sơ kỹ thuật của xe. + Kích thước không vượt quá quy định cho phép hiện hành (Kể cả đối với xe theo thiết kế có 2 khung mui mềm để che chắn hàng hóa). - Thân vỏ, buồng lái, thùng hàng: + Không được thủng rách, lắp ghép chắc chắn với khung xe, khung xương không có biến dạng. + Dầm ngang và dầm dọc đầy đủ, đúng quy cách. Đối với dầm bằng kim loại: không biến dạng, nứt, gỉ, thủng. Đối với các dầm bằng gỗ: không mục, gẫy vỡ,... + Cửa xe phải đóng nhự nhàng, không tự mở. + Các cơ cấu khóa (cabin, thùng hàng, khoang hành lý,...) khóa mở nhẹ nhàng, không tự mở. + Các thiết bị chuyên dùng phục vụ vận chuyển hàng hóa đúng hồ sơ kỹ thuật, lắp ghép chác chắn, hoạt động bình thường. + Chắn bùn đầy đủ theo thiết kế, đúng quy cách, chắc chăn, không thủng rách. + Sơn đúng màu ghi trong giấy chứng nhận đăng ký phương tiện, không bong tróc, long lở. + Tay vịn, cột chống đầy đủ, đúng quy cách, lắp ghép chắc chắn. + Giá để hàng, khoang hành lý đầy đủ, đúng quy cách, lắp ghép chắc chắn. - Khung xe: không có vết nứt, không mọt gỉ, không cong vênh ở mức nhận biết được bằng mắt. - Móc kéo: không rạn nứt, không biến dạng, lắp ghép chắc chắn. Cóc và chốt hãm không được tự mở. Xích hoặc cáp bảo hiểm (nếu có) phải chắc chắn. - Mâm kéo và chốt kéo: + Mâm kéo (Yên ngựa) của ôtô đầu kéo định vị đúng, lắp ghép chắc chắn. Các gối đỡ không có vết nứt, thanh hãm không mòn vẹt, cơ cấu khóa và mở chốt kéo hoạt động bình thường. + Chốt kéo của so mi rơ moóc không bị cong vênh; không được biến dạng, rạn nứt, mòn vẹt. - Chốt hãm container: hoạt động bình thường, không tự mở, không mòn vẹt. - Kính chắn gió, kính cửa: là loại kính an toàn, đúng quy cách, không rạn nứt, đảm bảo tầm nhìn cho người điều khiển. Kính chắn gió phía trước phải trong suốt. - Gạt nước, phun nước rửa kính: theo đúng hồ sơ kỹ thuật, hoạt động tốt. Diện tích quét của gạt nước đảm bảo tầm nhìn cho người điều khiển. - Gương quan sát phía sau: đầy đủ, đúng quy cách, không có vết nứt, cho hình ảnh rõ ràng, ít nhất quan sát được chiều rộng 4m cho mỗi gương ở vị trí cách gương 20m về phía sau. - Ghế người lái và ghế hành khách: đầy đủ, đúng quy cách, lắp đặt đúng vị trí, lắp ghép chắc chắn, có kích thước đạt tiêu chuẩn hiện hành; dây đai an toàn của người điều khiển và người ngồi hàng ghế phía trước đầy đủ theo hồ sơ kỹ thuật, hoạt động tốt, cơ cấu khóa của dây đai an toàn khóa mở nhẹ nhàng, không tự mở. Cơ cấu điều chình ghế (nếu có) phải hoạt động tốt. - Thiết bị phòng cháy chữa cháy: đầy đủ và còn thời hạn sử dụng theo quy định hiện hành. Động cơ và các hệ thống bảo đảm hoạt động của động cơ: - Kiểu loại động cơ và các hệ thống đảm bảo hoạt động của động cơ đúng theo hồ sơ kỹ thuật của phương tiện. - Động cơ phải hoạt động ổn định ở chế độ vòng quay không tải nhỏ nhất, không có tiếng gõ lạ. Hệ thống khởi động động cơ hoạt động bình thường. - Chất lỏng không rò rỉ thành giọt. Các hệ thống lắp ghép đúng và chắc chắn. - Bầu giảm âm và đường ống dẫn khí thải phải kín. - Dây cuaroa đúng chủng loại, lắp ghép đúng, không được chùng lỏng hoặc hư hỏng. - Thùng nhiên liệu lắp đúng, chắc chắn, không rò rỉ, nắp kín khít. - Các đồng hồ, đèn tín hiệu của động cơ và các hệ thống đảm bảo hoạt động của các động cơ hoạt động bình thường. Hệ thống truyền lực: - Các tổng thành đúng với hồ sơ kỹ thuật, lắp ghép đúng, đủ các chi tiết kẹp chặt và chống tháo, không rò rỉ chất lỏng thành giọt và không rò rỉ khí nén. - Ly hợp đóng nhẹ nhàng, cắt dứt khoát. Bàn đạp ly hợp phải có hành trình tự do theo quy định của nhà sản xuất. - Hộp số không nhảy số, không biến dạng, không nứt. - Trục các đang không biến dạng, không nứt. Độ rơ của then hoa và các trục chữ thập nằm trong giới hạn cho phép. - Cầu xe không biên dạng, không nứt. Bánh xe: - Các chi tiết kẹp chặt và chống tháo đầy đủ, đúng quy cách. - Vành, đĩa, vòng hãm đúng kiểu loại, không biến dạng, không rạn nứt không cong vênh không có biểu hiện hư hỏng. Vòng hãm phải kín khít vào vành bánh xe. - Moayơ quay trơn, không bó kẹt, không có độ rơ dọ trục và hướng kính. - Lốp đúng kích cỡ và đúng tiêu chuần kỹ thuật của từng loại xe, đủ số lượng, đủ áp suất, không phồng rộp, không nứt vỡ và không mòn tới lớp sợi mành. - Lốp của bánh xe dẫn hướng không sử dụng lốp đắp, cùng kiểu hoa lốp, chiều cao hoa lốp phải đồng đều: Stt  Loại xe  Chiều cao hoa lốp   1  Ôtô con đến 09 chỗ  ≥ 1,6 cm   2  Ôtô khách trên 09 chỗ  ≥ 2,0 cm   3  Ôtô tải, ôtô chuyên dùng  ≥ 1,0 cm   Hệ thống treo: Các bộ phận, chi tiết đầy đủ, đúng hồ sơ kỹ thuật, lắp ghép đúng và chắc chắn, không nứt gẫy, không rò rỉ dầu và khí nén, đảm bảo cân bằng thân xe. Hệ thống lái: - Các cụm, chi tiết đúng hồ sơ kỹ thuật, lắp ghép đúng và chắc chắn, đầy đủ các chi tiết kẹp chặt và chống tháo, các chi tiết được bôi trơn theo quy định. - Vô lăng: đúng kiểu loại, lắp ghép đúng và chắc chắn, không rơ dọc trục và rơ ngang. - Cơ cấu lái: đúng kiểu loại, không rò rỉ dầu thành giọt, lắp ghép đúng và chắc chắn, đủ chi tiết kẹp chặt và chống tháo. - Thanh và đòn dẫn động lái: đúng kiểu loại, không biến dạng, không có vết nứt, đủ các chi tiết chống tháo, không rỏ, không có tiếng kêu khi lắc vô lăng lái, không có vế nứt. Vỏ bọc chắn bụ không được thủng rách. - Ngõng quay lái: đúng kiểu loại, không biến dạng, không có vết nứt, không ro giữa bạc và trục, không rơ khớp cầu, lắp ghép đúng và chắc chắn. - Độ rơ góc của vô lăng lái không lớn hơn: Stt  Loại xe  Độ rơ góc lái   1  Ôtô khách đến 12 chỗ, ôtô có tải trọng đến 1500 kg  ≤ 100   2  Ôtô khách trên 12 chỗ  ≤ 200   3  Ôtô tải có tải trọng trên 1500 kg  ≤250   Giới hạn độ rơ góc vô lăng lái của các loại ôtô chuyên dùng tương ứng với giới hạn của ôtô cơ sở hoặc theo tài liệu kỹ thuật của nhà sản xuất. - Trợ lực lái: Lắp ghép đúng và chắc chắn, đảm bảo hoạt động bình thường và có hiệu quả, không rò rỉ dầu thành giọt, không có sự rò rỉ khí nén, không có sự khác biệ lớn giữa lực tay lái trái và lực tay lái phải. - Độ trượt ngang của bánh xe dẫn hướng: ở vị trí tay lái thẳng, độ trượt ngang không lớn hơn 5mm/m khi thử trên băng thử. Hệ thống phanh: - Các cụm, chi tiết đúng hồ sơ kỹ thuật, lắp ghép đúng và chắc chắn. Đầy đủ các chi tiết kẹp chặt và chống tháo. - Không được rò rỉ dầu phanh hoặc khí nến trong hệ thống, các ống dẫn dầu hoặc khí không được rạn nứt. - Dẫn động cơ khí của phanh chính và phanh dừng: linh hoạt, nhẹ nhàng, không biến dạng, không rạn nứt, hoạt động tốt. Bàn đạp phanh có hành trình tự do theo quy định của nhà sản xuất. Cáp phanh dừng (nếu có) không hỏng, không chùng lỏng khi phanh. - Đối với hệ thống phanh dẫn động khí nén (phanh hơi): áp suất của hệ thống phanh hơi phải đạt áp suất quy định theo tài liệu kỹ thuật. Bình chứa khí nén đủ số lượng theo hồ sơ kỹ thuật, không rạn nứt. Các vàn đầy đủ, hoạt động bình thường. - Trợ lực phanh đúng theo hồ sơ kỹ thuật, kín khít, hoạt động tốt. - Hiệu quả của phanh chính và phanh dừng: + Thử trên mặt đường bê tông nhựa hoặc bê tông xi măng bằng phẳng và khô, hệ số bám không nhỏ hơn 0,6. + Hiệu quả phanh được đánh giá bằng một trong hai chỉ tiêu: SP (quãng đường phanh) hay JPmax (gia tốc chậm dần lớn nhất khi phanh) Stt  Nhóm  SP (m)  JPmax (m/s2)   1  Ôtô con đến 09 chỗ  ≤ 7,2  ≥ 5,8   2  Ôtô khách trên 09 chỗ, ôtô tải ≤ 8000kg, tổng chiều dài ≤ 7,5m  ≤ 9,5  ≥ 5,0   - Hiệu quả phanh chính khi thử trên băng thử: + Chế độ thử: không tải + Tổng lực phanh không nhỏ hơn 50% trọng lượng phương tiện không tải G0 đối với tất cả các loại xe. + Sai lệch lực phanh trên một trục (giữa bánh bên phải và bánh bên trái) không được quá 25%. - Phanh dừng (điều khiển bằng tay hoặc bằng chân): + Chế độ thử: không tải. + Dừng được ở độ dốc 20% đối với tất cả các loại xe khi thử trên dốc hoặc tổng lực phanh Pf không nhỏ hơn 16% trọng lượng phương tiện không tải G0 khi thử trên băng thử. Quãng đường phanh không lớn hơn 6m khi thử phanh trên đường với vận tốc xe chạy 15 km/h. Hệ thống chiếu sáng, tín hiệu: - Đủ số lượng, đúng hồ sơ kỹ thuật, lắp ghép đúng và chắc chắn, không nứt vỡ. - Đèn chiếu sáng phía trước: + Đồng bộ, đủ dải sáng xa và gần. + Khi kiểm tra bằng thiết bị: cường độ sáng của một đèn chiếu xa (pha) không nhỏ hơn 10000 cd. Theo phương thẳng đứng, chùm sáng không được hướng lên trên và không được hướng xuống dưới quá 2%. Theo phương ngang, chùm sáng của đèn bên phải không được lệch trái quá 2%, không được lệch phải quá 1%, chùm sáng của đèn bên trái không được lệch phải hoặc trái quá 2%. + Khi kiểm tra bằng quan sát: dải sáng xa không nhỏ hơn 100m với chiều rộng 4m, dải sáng gần không nhỏ hơn 50m, ánh sáng trắng. - Các đèn tín hiệu: Đồng bộ, đủ số lượng, đúng vị trí, lắp ghép chắc chắn. Riêng đèn xin đường phải có tần số nháy từ 60 đến 120 lần / phút và thời gian khởi động từ lúc bật công tắc đến khi đèn sáng không quá 3s. + Khi kiểm tra bằng thiết bị: Loại đèn  Vị trí  Màu  Cường độ sáng (cd)   Tín hiệu xin đường  Trước  Vàng  80 - 700   Tín hiệu xin đường  Sau  Vàng  40 - 400   Đèn tín hiệu kích thước  Trước  Trắng  2 - 60   Đèn tín hiệu kích thước  Sau  Đỏ  1 -12   Đèn tín hiệu phanh  Sau  Đỏ  20 - 100   Đèn soi biển số  Sau  Trắng  2 - 60   + Khi kiểm tra bằng quan sát: Trong điều kiện ánh sáng ban ngày phải nhận biết được tín hiệu rõ ràng ở khoảng cách 20m đối với đèn phanh, đèn xin đường và 10m đối với đèn tín hiệu kích thước, đèn soi biển số. - Còi điện: Âm lượng đo ở khoảng cách 2m tính từ đầu xe, cao 1,2m không nhỏ hơn 90 dB(A), không lớn hơn 115dB. +) Quy định về tiêu chuẩn bảo vệ môi trường của phương tiện cơ giới đường bộ: Phương tiện cơ giới đường bộ phải đảm bảo các tiêu chuẩn về bảo vệ môi trường theo quy định hiện hành - “Đối tượng và mức bắt buộc áp dụng các Tiêu chuẩn Việt Nam về môi trường đối với các phương tiện giao thông đường bộ” của Bộ trưởng Bộ Giao thông Vận tải. # TRÍCH DẪN “QUY ĐỊNH KIỂU LOẠI PHƯƠNG TIỆN GIAO THÔNG CƠ GIỚI ĐƯỜNG BỘ ĐƯỢC PHÉP THAM GIA GIAO THÔNG” (Ban hành kèm theo quyết định số 4597/2001/QĐ-BGTVT của Bộ trưởng Bộ Giao thông Vận tải ngày 28 tháng 12 năm 2001) +) Quy định chung: Quy định này quy định các thông số kỹ thuật cơ bản của các kiểu loại phương tiện giao thông cơ giới đường bộ (xe cơ giới) nhập khẩu, sản xuất, lắp ráp và cải tạo để tham gia giao thông đường bộ trên lãnh thổ nước Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam. Quy định này không áp dụng đối với các loại xe cơ giới của Quân đội, Công an sử dụng vào mục đích quốc phòng, an ninh.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docThiết kế bố trí chung ô tô trộn bê tông trên cơ sở ô tô sát xi nhập khẩu.doc
  • dwg01 Xe sat xi2004.dwg
  • doc1.Bia ngoai.doc
  • dwg02 Bo tri chung2004.dwg
  • doc2.Bia trong.doc
  • dwg03 thung tron be tong2004.dwg
  • dwg04 Ket cau rao chan canh2004.dwg
  • dwg05 Lien ket2004.dwg
  • rarChuong trinh tinh toan.rar
  • docNhiem vu.doc
  • docPhu luc .doc