Động cơ điện một chiều là động cơ hoạt động với dòng điện một chiều. Trong công nghiệp, động cơ điện một chiều được sử dụng ở những nơi yêu cầu momen mở máy lớn và điều chỉnh tốc độ trong phạm vi rộng.
Cấu tạo của động cơ điện một chiều gồm 2 phần chính: stato và roto. Stato của động cơ thường là nam châm vĩnh cửu, hay nam châm điện. Roto có các cuộn dây quấn và được nối với nguồn một chiều. Một bộ phận quan trọng của động cơ điện một chiều là bộ phận chỉnh lưu. Nó có nhiệm vụ đổi chiều dòng điện trong khi chuyển động quay của roto là liên tục. Thông thường bộ phận này gồm 1 cổ góp và 1 chổi than tiếp xúc với cổ góp.
69 trang |
Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 6327 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đồ án Thiết kế cơ cấu nâng hạ cầu trục, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
nơi yêu cầu momen mở máy lớn và điều chỉnh tốc độ trong phạm vi rộng.
Cấu tạo của động cơ điện một chiều gồm 2 phần chính: stato và roto. Stato của động cơ thường là nam châm vĩnh cửu, hay nam châm điện. Roto có các cuộn dây quấn và được nối với nguồn một chiều. Một bộ phận quan trọng của động cơ điện một chiều là bộ phận chỉnh lưu. Nó có nhiệm vụ đổi chiều dòng điện trong khi chuyển động quay của roto là liên tục. Thông thường bộ phận này gồm 1 cổ góp và 1 chổi than tiếp xúc với cổ góp.
+ Nguyên tắc hoạt động của động cơ điện một chiều:
Khi đặt lên dây quấn kích từ một điện áp Uk nào đó, trong dây quấn kích từ sẽ xuất hiện dòng điện kích từ Ik. Dòng kích từ này sẽ sinh ra từ thông Φ chạy trong mạch từ của động cơ. Nếu ta đặt lên mạch phần ứng của động cơ một điện áp U thông qua hệ thống chổi than và cổ góp thì trong dây quấn phần ứng sẽ có dòng điện I chạy qua. Tương tác giữa dòng điện phần ứng I và từ thông kích từ Φ sẽ sinh ra một momen điện từ. Giá trị của momen điện từ được tính như sau:
Với K là hệ số kết cấu của động cơ.
Momen điện từ này kéo phần ứng của động cơ quay quanh trục.
Trong các máy điện một chiều lớn, người ta có nhiều cuộn dây nối ra nhiều phiến góp khác nhau trên cổ góp. Nhờ vậy dòng điện và lực quay được liên tục và hầu như không bị thay đổi theo các vị trí khác nhau của roto.
+ Đặc tính cơ của động cơ điện một chiều:
Hình 3.1. Sơ đồ thay thế động cơ điện một chiều kích từ độc lập
Từ sơ đồ thay thế của động cơ ( Hình 3.1 ), ta có phương trình cân bằng điện áp:
Uư = Eư + ( Rư + Rf )Iư [3 – 1]
Trong đó:
Uư - điện áp phần ứng
Eư - suất điện động phần ứng
Rư - điện trở phần ứng
Rf - điện trở phụ mạch phần ứng
Với Rư = rư + rcf + ri + rcl
rư - điện trở cuộn dây phần ứng
rcf - điện trở cuộn cực từ phụ
ri - điện trở cuộn bù
rcl - điện trở tiếp xúc giữa chổi than và phiến góp
Sức điện động Eư của động cơ được xác định theo biểu thức:
Eư = KΦω [ 3 – 2]
Trong đó: K = - hệ số cấu tạo của động cơ
p – số đôi cực từ chính
N – số thanh dẫn tác dụng của cuộn dây phần ứng
a – số đôi mạch nhánh song song của cuộn dây phần ứng
Φ – từ thông kích thích dưới một cực từ
Nếu biểu diễn sức điện động theo tốc độ quay n ( vòng/phút )
Eư = Ke. Φ. n [3 – 3]
Với ω =
Vì vậy Eư =
Ke = : hệ số sức điện động của động cơ
Từ ( 3 – 1 ) và ( 3 – 2 ta có phương trình đặc tính cơ điện:
[3 – 4]
Mặt khác momen điện từ của động cơ được xác định bởi:
Mđt = KΦIư
Suy ra : Iư =
Thay giá trị Iư vào ( 3 – 4 ) ta được phương trình đặc tính cơ:
[3 – 5]
Từ các biểu thức trên, ta vẽ được dạng đặc tính cơ của động cơ điện một chiều:
Hình 3.2. Đặc tính cơ của động cơ điện một chiều.
3.1.2. Đặc tính cơ trong các trạng thái hãm:
a) Hãm tái sinh:
Hãm tái sinh xảy ra khi tốc độ quay động cơ lớn hơn tốc độ không tải lí tưởng. Khi hãm tái sinh, Uư < Eư , động cơ làm việc như một máy phát điện song song với lưới. Dòng hãm và momen hãm đã đổi chiều và có giá trị:
Ih = < 0
Mh = KΦIh < 0
Trị số hãm lớn dần cho đến khi cân bằng với momen phụ tải của cơ cấu sản xuất thì hệ thống làm việc ổn định với ođ > 0. Đường đặc tính cơ ở chế độ hãm tái sinh nằm trong góc phần tư thứ II và thứ IV của mặt phẳng tọa độ.
Trong thực tế, với cơ cấu nâng hạ cầu trục, khi nâng tải, động cơ được đấu theo cực tính thuận và làm việc trong góc phần tư thứ I. Khi hạ tải trọng, ta phải đảo chiều điện áp đặt vào phần ứng động cơ. Lúc này, nếu momen do tải trọng gây ra lớn hơn momen ma sát trong các cơ cấu của hệ thống, động cơ làm việc ở chế độ hãm tái sinh.
Hình 3.3. Đặc tính hãm tái sinh.
(a) Ứng với tải thế năng.
(b) Trong trường hợp cơ cấu nâng – hạ.
b) Hãm ngược:
Trạng thái hãm ngược của động cơ xảy ta khi phần ứng dưới tác dụng của các bộ phận chuyển động hoặc do momen thế năng quay ngược chiều với momen của động cơ. Momen của động cơ khi đó chống lại sự chuyển động của cơ cấu sản xuất.
Có 2 trường hợp hãm ngược:
Đưa điện trở phụ vào mạch phần ứng
Giả sử động cơ đang làm việc nâng tải với tốc độ xác lập ứng với điểm a. Ta đưa một
điện trở đủ lớn vào mạch phần ứng, động cơ sẽ chuyển sang làm việc tại điểm b trên đặc tính biến trở.
Tại điểm b, momen do động cơ sinh ra nhỏ hơn momen cản nên động cơ giảm tốc nhưng tải vẫn theo chiều nâng lên. Đến điểm c, tốc độ bằng không nhưng vì momen động cơ nhỏ hơn momen tải nên dưới tác dụng của tải trọng, động cơ quay theo chiều ngược lại. tải trọng được hạ xuống với tốc độ tăng dần. Đến điểm d, momen động cơ bằng với momen cản nên hệ ổn định với tốc đôh hạ không đổi. Sức điện động lúc này đổi dấu.
Như vậy, trong trạng thái hãm ngược, sức điện động cùng chiều với điện áp lưới. Động cơ làm việc như một máy phát điện nối tiếp với lưới, biến điện năng nhận được từ lưới và cơ năng trên trục thành nhiệt năng đốt nóng điện trở, vì vậy tổn thất năng lượng lớn.
Đảo chiều điện áp phần ứng:
Giả sử động cơ đang làm việc tại điểm a trên đặc tính cơ tự nhiên, ta đảo chiều điện
áp phần ứng và đưa vào một điện trở phụ đủ lớn. Động cơ chuyển sang làm việc tại điểm b trên đặc tính cơ biến trở. Tại b momen đã đổi chiều, chống lại chiều quay của động cơ nên tốc độ động cơ giảm theo đoạn bc. Tại c, tốc độ bằng 0. Nếu ta cắt điện áp đặt vào phần ứng động cơ, động cơ sẽ dừng lại, còn nếu vẫn giữ nguyên điện áp đặt vào động cơ, động cơ sẽ quay theo chiều ngược lại và làm việc ổn định tại điểm d. Đoạn bc chính là đặc tính hãm ngược.
(a)
(b)
Hình 3.4. Đặc tính cơ khi hãm ngược
Khi đưa Rf vào mạch phần ứng
Đảo cực tính điện áp phần ứng.
c) Hãm động năng:
Là trạng thái động cơ làm việc như một máy phát mà năng lượng cơ học của động cơ
tích lũy trong quá trình làm việc trước đó biến nhiệt năng tiêu tán dưới dạng nhiệt trong quá trình hãm.
Hãm động năng kích từ độc lập:
Khi động cơ đang quay, muốn thực hiện hãm động năng kích từ độc lập, ta cắt phần ứng động cơ khỏi lưới điện một chiều và đóng vào một điện trở hãm, còn mạch kích từ vẫn được nối như cũ.
Khi hãm động năng kích từ độc lập, năng lượng chủ yếu được tạo ra do động năng của động cơ tích lũy đc nên công suất tiêu tốn chỉ ở trên mạch kích từ.
Đặc tính cơ của trạng thái hãm động năng kích từ độc lập:
Hình 3.5. Đặc tính cơ hãm động năng kích từ độc lập
Hãm động năng kích từ tự kích:
Nhược điểm của hãm động năng kích từ độc lập là mất điện lưới thì không thực hiện hãm được do cuộn dây kích từ vẫn phải nối với nguồn. Muốn khắc phục nhược điểm này, người ta sử dụng phương pháp hãm động năng kích từ tự kích.
Hãm động năng kích từ tự kích xảy ra khi động cơ đang quay, ta cắt cả phần ứng lẫn cuộn kích từ khỏi lưới điện để đóng vào một điện trở hãm.
Trong quá trình hãm, tốc độ giảm dần, dòng kích từ giảm dần, do đó dòng kích từ cũng giảm dần và là hàm số của tốc độ, vì vậy đặc tính cơ có dạng phi tuyến.
Hình 3.6. Đặc tính cơ hãm động năng kích từ tự kích
3.1.3. Ảnh hưởng của các tham số tới đặc tính cơ.
+ Ảnh hưởng của điện trở phần ứng:
Giả thiết Uư = Uđm , Φ = Φđm
Muốn thay đổi điện trở mạch phần ứng, ta nối thêm điện trở phụ Rf vào mạch phần ứng. Trong trường hợp này, tốc độ không tải lí tưởng:
= const
Độ cứng đặc tính cơ:
Khi tăng điện trở, độ cứng đặc tính cơ suy giảm., nghĩa là đặc tính cơ càng dốc. Ứng với = 0, ta có đặc tính cơ tự nhiên.
Hình 3.7. Các đặc tính cơ của động cơ khi thay đổi điện trở phụ mạch phần ứng.
+ Ảnh hưởng của điện áp phần ứng:
Giả thiết Φ = Φđm , điện trở phụ Rf = 0, khi thay đổi điện áp theo hướng giảm so với Uđm , ta có:
Khi Uư giảm, giảm theo.
Độ cứng đặc tính cơ:
= const
Như vậy, khi thay đổi điện áp phần ứng, ta được một họ đặc tính cơ song song với đặc tính cơ tự nhiên.
Hình 3.8. Các đặc tính cơ của động cơ khi giảm điện áp đặt vào phần ứng.
+ Ảnh hưởng của từ thông:
Giả thiết điện áp phần ứng Uư = Uđm , điện trở phụ Rf = 0. Muốn thay đổi từ thông, tat hay đổi dòng kích từ Ikt động cơ trong đoạn tuyến tính của đặc tính từ hóa. Trong trường hợp này, tốc độ không tải:
Độ cứng đặc tính cơ:
Từ biểu thức trên, ta nhận thấy, khi giảm từ thông, đặc tính cơ mềm hơn.
Hình 3.9. Các đặc tính cơ của động cơ khi giảm từ thông.
Ứng với những ảnh hưởng trên, người ta đưa ra 3 phương pháp điều chỉnh tốc độ động cơ:
Mắc thêm điện trở phụ vào mạch phần ứng.
Điều chỉnh điện áp phần ứng.
Điều chỉnh từ thông.
3.2. Các hệ truyền động dùng cho động cơ điện một chiều.
3.2.1. Hệ truyền động máy phát-động cơ( F-Đ ).
Hệ truyền động F-Đ là hệ truyền động là bộ biến đổi điện là máy phát điện một chiều kích từ độc lập. Máy phát này thường do động cơ sơ cấp không đồng bộ ba pha ĐK quay và coi tốc độ quay của máy phát là không đổi.
Hình 3.10. Sơ đồ hệ truyền động F - Đ
Theo sơ đồ trên, động cơ chấp hành trên có thể làm việc ở chế độ điều chỉnh cả hai phía: kích thích máy phát F và kích thích động cơ Đ, đảo chiều quay bằng cách đảo chiều dòng kích thích máy phát, hãm động năng khi dòng khích thích máy phát bằng 0, hãm tái sinh khi giảm tốc độ hoặc đảo chiều dòng kích từ, hãm ngược ở cuối giai đoạn hãm tái sinh khi đảo chiều hoặc khi làm việc ổn định với momen tải có tính chất thế năng…. Hệ F-Đ có đặc tính cơ điền đầy cả 4 góc phần tư của mặt phẳng ( ,M ).
+ Ở góc phần tư thứ I và thứ III, tốc độ quay và momen quay của động cơ luôn cùng chiều nhau, sức điện động máy phát và động cơ có chiều xung đối nhau công suất điện từ của máy phát và động cơ là:
PF = Ef.I > 0
PĐ = E.I < 0
Pcơ = M. > 0
Suy ra năng lượng được vận chuyển từ nguồn tới máy phát tới động cơ và đến tải.
+ Vùng hãm tái sinh nằm ở góc phần tư thư II và IV, lúc này , dòng điện chảy ngược động cơ về máy phát làm cho momen quay ngược chiều với tốc độ quay. Công suất điện từ của máy phát, công suất điện từ và công suất cơ học của động cơ là:
PF = Ef.I < 0
PĐ = E.I > 0
Pcơ = M. < 0
Năng lượng lúc này lại được chuyển theo chiều từ tải đến động cơ đến máy phát và đến nguồn. Máy phát và động cơ đổi chức năng cho nhau. Hãm tái sinh được dùng triệt để khi giảm tốc độ, hãm để đảo chiều quay và khi làm việc ổn định với tải có tính chất thế năng.
+ Vùng hãm ngược của động cơ được giới hạn bởi đặc tính hãm động năng và trục momen. Sức điện động của động cơ lúc này trùng với chiều sức điện động của máy phát. Biểu thức tính công suất sẽ là:
PF = Ef.I > 0
PĐ = E.I > 0
Pcơ = M. < 0
Hai nguồn suất điện động E và Ef cùng chiều với nhau và cùng cung cấp cho mạch phần ứng tạo nên nhiệt năng tiêu tán trên nó.
Hình 3.11. Đặc tính từ hóa và đặc tính tải hệ F-Đ
+ Nhận xét chung về hệ F-Đ:
- Chuyển đổi trạng thái làm việc linh hoạt, khả năng quá tải lớn.
- Dùng nhiều máy điện quay, trong đó ít nhất là hai máy điện một chiều, gây ồn lớn, công suất lắp đặt máy ít nhất cũng phải gấp 3 lần công suất động cơ chấp hành.
- Các máy phát điện một chiều có từ dư, đặc tính từ hóa có trễ nên khó điều chỉnh sâu tốc độ.
3.2.2. Hệ truyền động chỉnh lưu thyristor-động cơ ( T-Đ ).
Do yêu cầu công nghệ có đảo chiều quay của động cơ nên hệ truyền đông T-Đ được chọn cũng phải đáp ứng được yêu cầu trên. Có 2 nguyên tắc cơ bản để xây dựng hệ truyền động T-Đ có đảo chiều:
Giữ nguyên dòng điện phần ứng và đảo chiều dòng kích từ của động cơ.
Giữ nguyên dòng kích từ và đảo chiều dòng điện phần ứng động cơ.
Trong thực tế, các sơ đồ truyền động T-Đ đều được xây dựng theo nguyên tắc trên và được chia ra thành 5 loại sơ đồ:
Truyền động dùng một bộ biến đổi cấp cho phần ứng và đảo chiều quay bằng đảo chiều dòng kích từ.
Truyền động dùng một bộ biến đổi cấp cho phần ứng và đảo chiều quay bằng công tắc tơ chuyển mạch ở phần ứng ( từ thông giữ không đổi ).
Truyền động dùng 2 bộ biến đổi cấp cho phần ứng điều khiển riêng.
Truyền động dùng 2 bộ biến đổi nối song song ngược, điều khiển chung.
Truyền động dùng 2 bộ biến đổi nối theo sơ đồ chéo, điều khiển chung.
Phương án đảo chiều dòng kích từ
Hình 3.12. Truyền động dùng một bộ biến đổi cấp cho phần ứng và đảo chiều quay bằng đảo chiều dòng kích từ.
Sơ đồ này đòi hỏi đảo chiều rất chặt chẽ. Ngoài ra, hằng số thời gian của cuộn kích từ Tk lớn, đặc tính từ hóa có tính phi tuyến mạnh,phạm vi điều chỉnh hẹp và bị ảnh hưởng mạnh bởi nhiễu phụ tải Mc, từ dư của động cơ có ảnh hưởng xấu tới chất lượng hệ truyền động.
à Phương án này chỉ phù hợp với tải công suất lớn, ít đảo chiều.
Phương án dùng bộ biến đổi chỉnh lưu, dùng công tắc tơ chuyển mạch.
Hình 3.13. Truyền động dùng một bộ biến đổi cấp cho phần ứng và đảo chiều quay bằng công tắc tơ chuyển mạch ở phần ứng.
Phương án này chỉ dùng cho tải công suất nhỏ, tần số đảo chiều thấp.
Ngày nay, phương pháp này ít được sử dụng do giá thành công tắc tơ cao hơn rất nhiều so với các thiết bị bán dẫn.
c) Phương án dùng 2 bộ biến đổi điều khiển riêng.
Khi điều khiển riêng hai bộ biến đổi làm việc riêng rẽ nhau, tại một thời điểm chỉ phát xung cho một bộ biến đổi, còn bộ kia khóa do không có xung điều khiển. Như vậy sẽ không còn tồn tại điện áp cân bằng và điều này dẫn đến mạch lực sẽ không còn cuộn kháng cân bằng, làm cho kích thước mạch lực nhỏ gọn hơn, giá thành giảm đáng kể.
Hình 3.14. Mạch lực hê T – Đ điều khiển riêng.
Đối với chiều thuận, bộ biến đổi 1 (BBĐ1)làm việc ở chế độ chỉnh lưu ở góc phần tư thứ nhất, BBĐ2 khóa hoàn toàn. Ngược lại, đối với chiều ngược, BBĐ2 làm việc ở chế độ chỉnh lưu ở góc phần tư thứ ba, BBĐ2 khóa hoàn toàn.
Khi truyền động đảo chiều hoặc giảm tốc độ sẽ thực hiện ở góc phần tư thứ II do BBĐ2 đảm nhận hoặc ở góc phần tư thứ IV do BBĐ1 đảm nhận. Tuy nhiên, việc chuyển chế làm việc từ BBĐ1 sang BBĐ2 và ngược lại, cần tuân theo điều kiện logic chặt chẽ.
Ưu điểm của hệ truyền động này là làm việc an toàn, không có dòng điện chạy giữa các bộ biến đổi.
Nhược điểm: logic đảo chiều phức tạp do phải đảm bảo tại 1 thời điểm chỉ có một bộ biến đổi được mở, nếu không sẽ gây ngắn mạch nguồn cấp, quá trình đảo chiều diễn ra chậm.
Phương án này có thể dùng cho mọi dải công suất, có tần số đảo chiều lớn.
Phương án dùng hai bộ biến đổi điều khiển chung.
Hình 3.15. Mạch lực hệ T – Đ điều khiển chung.
Về mạch lực, có 2 sơ đồ: sơ đồ đấu chéo và sơ đồ đấu song song ngược, có cuộn kháng cân bằng.
Đối với sơ đồ đấu chéo cần có biến áp 3 cuộn dây, còn với sơ đồ song song ngược bắt buộc phải có cuộn kháng cân bằng. Tuy khác nhau về cấu trúc nhưng vốn đầu tư 2 mạch này tương đương nhau cả về lượng đồng, sắt và số lượng thyristor.
Để có đặc tính điều chỉnh như hệ F - Đ, người ta dùng nguyên tắc điều khiển chung, tức là tại một thời điểm, cả hai bộ biến đổi đều nhận được xung điều khiển, nhưng lại bị rằng buộc bởi điều kiện:
α 1 + α 2 =1800
Trên sơ đồ, một bộ biến đổi làm việc ở chế độ chỉnh lưu, bộ còn lại làm việc ở chế độ nghịch lưu. Khi ta giảm tốc độ, truyền động làm việc ở chế độ hãm tái sinh.
Khi đảo chiều từ chiều thuận sang chiều ngược và ngược sang thuận thì quá trình tương tự như ở hệ F-Đ. Chỉ khác vai trò máy phát được thay thế bằng bộ biến đổi.
Ưu điểm của phương án này là đảo chiều khá đơn giản, ta chỉ phải tăng hoặc giảm góc mở để một bộ biến đổi chuyển từ trạng thái động cơ sang trạng thái hãm. Hệ có thể làm việc ở cả 4 góc phần tư.
Nhược điểm: do điện áp tức thời tai một thời điểm ở 2 bộ biến đổi khác nhau nên luôn tồn tại dòng điện vòng chạy qua 2 bộ biến đổi. Để hạn chế điều này cần mắc them cuộn kháng cân bằng . Tuy nhiên, điều này làm cho quá trình đảo chiều diễn ra chậm, sau một thời gian sử dụng phải thay cuộn kháng cân bằng.
3.2.3. Hệ truyền động điều chỉnh xung-áp.
Hình 3.16. Sơ đồ nguyên lí hệ điều chỉnh xung áp.
Theo sơ đồ nguyên lí hình 3.16, dòng điện phần ứng có thể đảo chiều, nhưng suất điện động phần ứng chỉ có chiều dương. Khi khóa S1 và van D1 vận hành, dòng điện phần ứng luôn dương, máy điện làm việc ở chế độ động cơ. Để đảo chiều dòng điện, ta đưa khóa S2 và van D2 vào vận hành, còn khóa S1 thì bị ngắt. Nếu E > 0 thì sẽ có dòng điện chảy ngược lại chiều ban đầu do trong mạch chỉ có nguồn duy nhất là suất điện động E. Công suất động cơ lúc này được tính dựa vào điện cảm L. Khi S2 ngắt, trên điện cảm L xuất hiện suất điện động tự cảm ∆UL dương, cùng chiều với suất điện động E. Tổng của 2 suất điện động này lớn hơn điện áp nguồn làm van D2 dẫn dòng ngược về nguồn và trả lại nguồn phần năng lượng đã tích lũy trong điện cảm L trước đó.
Một đặc điểm của bộ băm xung loại B là: dòng điện có phần âm nên có giá trị nhỏ bất kì, thậm chí bằng không và truyền động không có chế độ dòng gián đoạn. Đặc tính cơ của hệ thống là những đường thẳng liên tục, chạy song song từ góc phần tư thứ I sang góc phần tư thứ II của mặt phẳng (
Nhận xét:
Do đặc điểm của cơ cấu nâng hạ là làm việc ở chế độ ngắn hạn lặp lại, thường xuyên phải dừng máy và không đòi hỏi đảo chiều ngay lập tức mà thường có trễ sau một thời gian nhất định nên ta chọn phương án dùng hệ truyền động T-Đ, dùng 2 bộ biến đổi điều khiển riêng. Chọn bộ biến đổi là sơ đồ cầu 3 pha đối xứng.
3.3. Nguyên tắc hoạt động của sơ đồ
Hình 3.17. Sơ đồ chỉnh lưu cầu 3 pha.
Sơ đồ cầu 3 pha gồm 6 thyristor, chia thành 2 nhóm:
Nhóm catot chung: T1, T3, T5.
Nhóm anot chung : T2, T4, T6.
Tại bất kì thời điểm nào cũng có một diode nhóm trên dẫn với một diotde nhóm dưới. Điện áp ra tải lúc này chính là điện áp dây của nguồn xoay chiều Uab. Trong một chu kì của điện áp xoay chiều, điện áp ra Ud sẽ hình thành từ 6 đoạn điện áp dây của nguồn xoay chiều.
Điện áp trung bình nhận được trên tải:
Ud = . = = 2,34U2
Điện áp ngược lớn nhất trên van:
Ungmax =
Dòng trung bình chảy qua các van:
It =
Hình 3.18. Sơ đồ dòng và áp.
+ Ưu điểm của sơ đồ:
Số xung áp chỉnh lưu trong một chu kì lớn, vì vậy độ đập mạch của điện áp chỉnh
lưu thấp, chất lượng điện áp cao.
Giá trị trung bình của dòng điện chạy qua mỗi van trong một chu kì thấp, chỉ bằng
1/3 dòng chỉnh lưu.
Do sơ đồ là đối xứng nên không làm lệch pha lưới điện.
Sơ đồ có thể làm việc ở chế độ nghịch lưu.
+ Nhược điểm
Nhược điểm chủ yếu của sơ đồ là sử dụng số van lớn, giá thành thiết bị cao.
Cơ cấu mạch điều khiển phức tạp.
Hình 3.19. Sơ đồ mạch lực.
Chương 4:
TÍNH TOÁN MẠCH LỰC
4.1. Tính toán máy biến áp nguồn.
4.1.1. Xác định điện áp không tải của chỉnh lưu và thông số máy biến áp.
Bộ biến đổi chỉnh lưu thyristor cần có giá trị điện áp không tải đãm bảo cấp cho động cơ điện một chiều có các tham số: suất điện động định mức (Eưđm ), sụt áp tổng ở mạch khi dòng phản ứng cực đại (Iưmax ). Cụ thể:
γ1 Ud0 cosαmin = γ2 Eưđm + ΣUv + Iưmax RưΣ + ∆Uγmax
Trong đó:
Ud0 - điện áp không tải chỉnh lưu
γ1 - hệ số tính đến sự suy giảm điện áp lưới, γ1 = 0,95
γ2 - hệ số dự trữ máy biến áp , γ2 = 1,04 ÷ 1,06
αmin - góc điều khiển cực tiểu. Đối với sơ đồ đảo chiều, αmin = 120
ΣUv - tổng sụt áp trên van
RưΣ - điện trở đẳng trị tổng quy đổi về mạch một chiều.
Iưmax - dòng phần ứng cực đại, nằm trong khoảng ( 2÷ 2,5 ) Iưđm
Sụt áp cực đại do trùng dẫn được tính:
∆Uγmax = ∆Uγđm.
Trong đó:
Idđm – dòng định mức bộ biến đổi
∆Uγđm – sụt áp trùng dẫn định mức, được xác định:
∆Uγđm = Ud0.UK Yγ
UK: điện áp ngắn mạch ( % )
Yγ : đối với sơ đồ 6 xung và 12 xung, Yγ = 0,5
Nếu Iưđm = Idđm, ta có:
λ =
Thay số vào, ta có:
Idđm = Iưđm = 86 ( A )
Iưmax = 2 Iưđm = 2.86 = 172 ( A )
Eưđm = Uđm – Rư Iưđm = 220 – 0,17. 86 = 205,38 (V )
λ = = 2
= = 296,8 ( V )
U2 = = = 126,85 ( V )
Biến áp đấu theo kiểu ∆/Y, điện áp lưới 380 V
Hệ số biến áp:
Kba = 5,2
Dòng thứ cấp máy biến áp:
I2 = 0,816.Id = 70,176 ( A )
Dòng sơ cấp:
I1 = = = 13,5 ( A )
Công suất định mức máy biến áp:
Sba = 1,05 Pd = 1.05. Ud0 Id = 1,05.296,8.86 = 26,8 ( KVA )
+ Tính điện cảm và điện trở của máy biến áp
Chọn máy biến áp có hệ số tự cảm mạch từ Bm = 1,1 T
Rba =
Trong đó:
Kr – hệ số phụ thuộc vào sơ đồ chỉnh lưu và đặc điểm tải. Với sơ đồ cầu
pha, Kr = 2,5
S – số trụ của máy biến áp (S = 3 )
f – tần số biến áp nguồn
Điện kháng của máy biến áp:
Lba = KL.S.
KL : hệ số phụ thuộc sơ đồ chỉnh lưu. Với sơ đồ cầu 3 pha, KL = 10-3
Thay số vào, ta có:
Rba = = 0,03 ( Ω )
Lba = 10-3.3. = 0,152 ( mH )
+ Tính toán sơ bộ mạch từ máy biến áp
Tiết diện trụ được tính theo công thức kinh nghiệm:
Trong đó:
kQ – hệ số, phụ thuộc vào phương thức làm mát.
kQ = 4÷5 với máy biến áp dầu
kQ = 5÷6 với máy biến áp khô.
S – số trụ của máy biến áp. S = 3
à ( cm2 )
Ta chọn trụ là hình chữ nhật, với chiều dài là a (cm), chiều rộng trụ là b (cm)
Chọn lõi thép máy biến áp hình chữ E, được ghép từ tôn silic loại 310, có:
Bề dày tôn : 0,35mm
Tổn hao : 1,7 W/kg
Tỉ trọng : d = 7,8 kg/m3
Tiết diện : Q = a.b = 66,83 cm
Theo kinh nghiệm, tỉ lệ b/a = ( 0,5÷1,5) là tối ưu nhất.
à Chọn a = 7,5 (cm)
à ( cm )
Vậy, chọn b = 9 ( cm )
+ Tính toán dây quấn:
Số vòng dây mỗi pha sơ cấp máy biến áp:
( vòng )
à chọn W1 = 135 vòng
Số vòng dây mỗi pha thứ cấp máy biến áp:
( vòng )
Với các cuộn dây bằng đồng, máy biến áp khô, chọn sơ bộ mật độ dòng điện trong máy biến áp J = 2,75 (A/mm2)
Tiết diện dây quấn sơ cấp máy biến áp:
( mm2 )
Đường kính dây dẫn:
( mm )
Tiết diện dây quấn thứ cấp máy biến áp:
( mm2 )
Đường kính dây dẫn:
( mm )
+ Tiết diện cửa sổ máy biến áp:
Diện tích cửa sổ máy biến áp:
Qcs = Qcs1 + Qcs2
Qcs1 = klđ.W1.S1
Qcs2 = klđ.W2.S2
Trong đó:
Qcs – tiết diện cửa sổ máy biến áp
Qcs1, Qcs2 – là diện tích do cuộn sơ cấp và thứ cấp chiếm chỗ
klđ – hệ số lấp đầy. klđ = 2÷3, lấy klđ = 2
W1, W2 – số vòng dây sơ cấp và thứ cấp máy biến áp
Vậy:
Qcs1 = 2.135.4,9 = 1323 ( mm2 )
Qcs2 = 2.30.25,5 = 1530 ( mm2 )
Qcs = 1323 + 1530 = 2853 ( mm2 )
Ta lại có: Qcs = h.c
Trong đó:
h – chiều cao cửa sổ
c – chiều rộng cửa sổ
Chọn h/a = 2, c/a = 0,5 à h/c = 4
Qcs = h.c = 4c2 = 2853
à ( mm )
Chọn c = 27 mm
h = 4c = 4.27 = 108 ( mm )
+ Kết cấu dây quấn máy biến áp:
Dây quấn được bố trí theo dọc trục. Cuộn thứ cấp quấn sát trụ, cuộn sơ cấp quấn bên ngoài. Mỗi cuộn dây được quấn thành nhiều lớp dây, mỗi lớp dây được quấn liên tục, các vòng dây sát nhau. Các lớp dây được cách điện với nhau bằng bìa cách điện.
Phía thứ cấp:
Tính sơ bộ số vòng dây trên một lớp:
Trong đó:
h – là chiều cao cửa sổ
hg – là khoảng cách cách điện với gông. Chọn hg = 2 (mm)
kc – là hệ số ép chặt. kc = 0,95
b – là bề dày trụ máy biến áp, b = 8,9 (mm)
( vòng/lớp )
Số lớp dây quấn sẽ là: ( lớp )
à chọn n12 = 3 (lớp)
Vậy, cuộn thứ cấp có 30 vòng, chia thành 3 lớp, mỗi lớp 10 vòng.
Chiều cao thực tế của cuộn thứ cấp:
( mm )
Đường kính trong của cuộn thứ cấp: Dt2 = b + 2a02 = 9 + 2.1 = 11 ( cm )
(a02 là khoảng cách từ trụ tới cuộn thứ cấp, chọn a02 = 1 cm)
Chọn bề dày cách điện giữa các lớp dây cuộn thứ cấp cd12 = 0,1 (mm)
Bề dày cuộn thứ cấp:
Bd2 = (d2 + cd12).n12 = (5,7 + 0,1).3 = 17,4 ( mm )
Đường kính ngoài cuộn thứ cấp:
Dn2 = Dt2 + 2.Bd2 = 11 + 2.1,74 = 14,428 (cm )
Đường kính trung bình của cuộn thứ cấp:
( cm )
Chiều dài dây quấn thứ cấp:
l2 = π.W2.Dtb2 = 1200 ( cm )
Phía sơ cấp
Số vòng dây trên một lớp:
( vòng/lớp )
Số lớp dây quấn sẽ là: ( vòng )
à chọn n11 = 4 lớp
Vậy, cuộn sơ cấp có 135 vòng, chia làm 4 lớp. Chọn 3 lớp đầu 34 vòng, lớp thứ 4 có 33 vòng.
Chiều cao thực tế của cuộn sơ cấp:
( cm )
Chọn khoảng cách từ cuộn thứ cấp tới cuộn sơ cấp là a21 = 1 (cm)
Đường kính trong của cuộn sơ cấp:
Dt1 = Dn2 + 2.a21 = 14,428 + 2 = 16,428 ( cm )
Chọn bề dày cách điện giữa các lớp dây cuộn sơ cấp: cd11 = 0,1 (mm)
Bề dày cuộn sơ cấp:
Bd1 = (d1 + cd11).n11 = (2,5 +0,1).4 = 10,4 ( mm )
Đường kính ngoài cuộn sơ cấp:
Dn1 = Dt1 + 2Bd1 = 16,428 + 1,04 = 17,468 ( cm )
Đường kính trung bình cuộn sơ cấp:
( cm )
Vậy, chiều dài cuộn sơ cấp:
l1 = π.W1.Dtb1 = π.135.16,948 = 7188 (cm) = 7,188 ( m )
4.1.2. Xác định tham số mạch chỉnh lưu
+ Tính chọn van lực:
Dòng trung bình qua thyristor:
It = = = 28,67 ( A )
Dòng cực đại qua thyristor:
Itmax = = = 57.3 ( A )
Điện áp ngược cực đại đặt lên thyristor:
Ungmax = 2,45 U2 = 2,45.126,85 = 310 ( V )
Chọn hệ số dự trữ về điện áp và dòng điện: ki = 1,5 , ku = 1,5
Vậy thyristor cần chọn phải chịu được:
Điện áp ngược cực đại:
Ung = 1,5. 310 = 465 ( V )
Dòng cực đại:
IT = 1,5. 57,3 = 89,95 ( A )
Chọn thyristor NO44RH05 có các thông số:
It – 100 ( A )
Igt – 100 ( A )
Vgt – 3 ( V )
Vdrm – 500 ( V )
Tc – 85 ( o C )
dV/dt – 200 ( V/µs )
+ Tính chọn cuộn kháng lọc một chiều:
Điện cảm mạch phần ứng động cơ điện một chiều có thể tính gần đúng:
Lư = KL.
Trong đó:
KL – hệ số, lấy giá trị từ 1,4 ÷ 1,9
Zp – số đôi cực ( Zp = 2 )
Cuộn kháng lọc một chiều được mắc vào mạch phần ứng của động cơ để giảm vùng dòng điện gián đoạn, đồng thời cải thiện điều kiện chuyển mạch ở vành góp động cơ điện. Điện áp đầu ra của bộ biến đổi chứa sóng điều hòa bậc cao với tần số góc:
ωk = K m ω1
với K là số nguyên bậc của các thành phần điều hòa.
Điện áp này gây ra trong mạch phần ứng dòng xoay chiều điều hòa với giá trị hiệu dụng:
Với LΣ : điện cảm tổng của mạch một chiều.
Ta gọi gϬ là hệ số đập mạch điện áp đầu ra bộ biến đổi:
Ϭi là h
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- do_an_0065.doc