Đồ án Thiết kế đường miền núi

MỤC LỤC

PHẦN I: THIẾT KẾ SƠ BỘ 9

CHƯƠNG 1: TÌNH HÌNH CHUNG CỦA KHU VỰC XÂY DỰNG VÀ SỰ CẦN THIẾT PHẢI XÂY DỰNG TUYẾN ĐƯỜNG 9

1.1. Vị trí địa lý. 9

1.2. Khí hậu khu vực. 9

1.3. Điều kiện địa hình, thủy văn, vật liệu xây dựng địa phương . 9

1.4. Điều kiện dân cư, quốc phòng. 10

CHƯƠNG 2: CÁC CHỈ TIÊU KĨ THUẬT 11

2.1. Số liệu thiết kế và cấp hạng kĩ thuật. 11

2.2. Các chỉ tiêu kĩ thuật chủ yếu. 11

CHƯƠNG 3: THIẾT KẾ CẢNH QUAN 19

3.1. Mục đích. 19

3.2. Nội dung của thiết kế cảnh quan. 19

3.3. Các yêu cầu kỹ thuật khi thiết kế tuyến. 19

3.4. Thiết kế tuyến phù hợp với cảnh quan thiên nhiên. 21

CHƯƠNG 4: THIẾT KẾ TUYẾN TRÊN BÌNH ĐỒ 22

4.1. Vị trí của tuyến đường trên bình đồ. 22

4.2. Các yêu cầu về hướng tuyến. 22

4.3. Chọn các phương án tuyến trên bình đồ. 23

CHƯƠNG 5: CÔNG TRÌNH THOÁT NƯỚC NGANG 31

5.1. Tính toán thủy văn. 31

5.2. Xác định các thông số ban đầu. 31

5.3. Xác định khẩu độ cống thoát nước ngang. 42

5.4. Xác định khẩu độ cầu nhỏ phương án 1. 46

5.5. Xác định khẩu độ cầu nhỏ phương án 2. 50

CHƯƠNG 6: THIẾT KẾ MẶT CẮT DỌC 53

6.1 Cao độ của mặt cắt dọc. 53

6.2. Các nguyên tắc thiết kế. 54

6.3. Các yêu cầu về độ dốc dọc. 54

6.4. Chiều dài của đoạn dốc. 55

6.5. Đường cong đứng. 55

CHƯƠNG 7: THIẾT KẾ KẾT CẤU ÁO ĐƯỜNG 56

7.1. Số trục xe tiêu chuẩn tích lũy. 56

7.2. Xác định modul đàn hồi và modul đàn hồi chung. 58

7.3. Cấu tạo kết cấu áo đường. 59

7.4. Giải bài toán móng kinh tế. 60

7.5. Chọn phương án cấu tạo kết cấu áo đường. 67

7.6. Kiểm tra khả năng chống trượt của kết cấu áo đường. 68

7.7. Xác định các lớp kết cấu áo đường của lề gia cố theo tiêu chuẩn độ võng đàn hồi cho phép 72

CHƯƠNG 8: TÍNH TOÁN ĐÀO ĐẮP 76

8.1. Mục đích tính toán. 76

8.2. Số liệu ban đầu. 76

8.3. Thể tích đất đá đào đắp. 76

CHƯƠNG 9: BIỂU ĐỒ VẬN TỐC 96

9.1. Ý nghĩa của biểu đồ vận tốc. 96

9.2. Yêu cầu chung khi lập biểu đồ vận tốc. 96

9.3. Lập biểu đồ vận tốc. 96

9.4. Thời gian xe chạy và vận tốc trung bình. 107

CHƯƠNG 10: VẬN DOANH KHAI THÁC 109

10.1. Tổng quan. 109

10.2. So sánh chi phí khi xét đến việc đẩy lùi vốn đầu tư ban đầu. 109

10.3. Chất lượng khai thác sử dụng tuyến đường. 118

10.4. Lựa chọn phương án. 119

PHẦN II: THIẾT KẾ KĨ THUẬT 120

CHƯƠNG 11: BÌNH ĐỒ KĨ THUẬT 120

11.1. Sơ lược về phương án chọn. 120

11.2. Các yếu tố của đường cong trên bình đồ. 120

CHƯƠNG 12: THIẾT KẾ MẶT CẮT NGANG 133

12.1.Tính siêu cao 133

12.2. Thiết kế rãnh biên trên mặt cắt ngang. 135

12.3. Thiết kế mặt cắt ngang 137

CHƯƠNG 13. TRẮC DỌC KĨ THUẬT 138

13.1. Sơ bộ về đoạn tuyến thiết kế kĩ thuật. 138

13.2.Đường cong đứng 138

13.3. Tính tọa độ các dường cogn đứng 140

PHỤ LỤC 1. TRẮC NGANG ĐOẠN THIẾT KẾ KĨ THUẬT 144

TÀI LIỆU THAM KHẢO 200

 

doc2 trang | Chia sẻ: lethao | Lượt xem: 3457 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Đồ án Thiết kế đường miền núi, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
PHẦN I: THIẾT KẾ SƠ BỘ ---oOo--- CHƯƠNG 1 TÌNH HÌNH CHUNG CỦA KHU VỰC XÂY DỰNG VÀ SỰ CẦN THIẾT PHẢI XÂY DỰNG TUYẾN ĐƯỜNG ((( 1.1. VỊ TRÍ ĐỊA LÝ. Tuyến đường thiết kế mới nối liền hai địa phương nằm trong lưu vực Phan Thiết, tỉnh Bình Thuận. Đây là tuyến đường được xây dựng để phục giao thông trong tỉnh nhằm liên kết các huyện và tạo nên sự luân chuyển hàng hóa cũng như việc đi lại của dân cư được thông suốt. Khu vực này có bước phát triển rất nhanh, góp nhiều tỷ trọng trong nền kinh tế quốc dân. Trong tương lai, khu vực sẽ là một trong những vùng trọng điểm kinh tế của tỉnh Bình Thuận cũng như của cả nước. Cơ sở hạ tầng chính là một trong những yếu tố cần thiết có tính chiến lược để đảm bảo tính liên thông về kinh tế nói trên. Trước yêu cầu đó, tuyến đường là một trong những khâu then chốt nhất cần sớm đầu tư xây dựng. 1.2. KHÍ HẬU KHU VỰC. Khí hậu của khu vực mang đặc điểm khí hậu nhiệt đới gió mùa phân biệt rõ rệt. Mùa mưa từ tháng 5 đến tháng 10, mùa khô từ khoảng tháng 12 năm trước đến tháng 4 năm sau. Trong mùa mưa, số ngày có mưa trong tháng là 15 ngày . Tháng mưa nhiều nhất là tháng 9. Tháng mưa ít nhât là tháng 3. Lượng mưa trung bình cả năm từ 800mm – 1500mm. Nhiệt độ trung bình năm là 28.50C Nhiệt độ trung bình tháng cao nhất là 390C (tháng 7) Nhiệt độ trung bình tháng thấp nhất là 200C (tháng 12) Gió: Khu vực chịu ảnh hưởng của 2 hướng gió: Đông Bắc và Tây Nam theo 2 mùa: Mùa khô: gió Đông chuyển dần sang Đông Bắc, tốc độ bình quân 4.5m/s Mùa mưa: gió Đông chuyển dần sang Tây Nam, tốc độ bình quân 4,2m/s Độ ẩm: Trung bình hàng năm khoảng 80.2% đến 89,2% Các số liệu về khí hậu là cơ sở để chọn hướng tuyến có lợi về mặt thủy văn, thời hạn xây dựng và chi phí xây dựng các công trình cầu cống, nền đường, mặt đường cũng như việc bố trí lán trại phục vụ thi công. 1.3. ĐIỀU KIỆN ĐỊA HÌNH, THỦY VĂN, VẬT LIỆU XÂY DỰNG ĐỊA PHƯƠNG . Tuyến đường xây dựng trên vùng núi, địa hình phức tạp, các dãy núi và đồi đan xen nhau. Hướng tuyến từ thượng lưu xuôi xuống theo hạ lưu sông và cắt ngang qua nhiều khe lạch, sông suối và một số nơi tập trung nước vào mùa mưa. Sườn dốc đứng và đồi trọc nhiều nên dễ xảy ra lũ quét. Do đó, quá trình thi công đòi hỏi phải tuân thủ các biện pháp đảm bảo an toàn. Tuyến đường đặt trên vùng đồi núi có địa chất tương đối tốt nên thuận lợi trong công tác xử lí nền, sử dụng vật liệu tại chỗ dẫn đến giảm dự toán công trình. 1.4. ĐIỀU KIỆN DÂN CƯ, QUỐC PHÒNG. Dân cư tập trung chủ yếu ở các thị trấn hai đầu tuyến đường và rải rác ở các khu đất canh tác rừng nên công tác di dời và giải phóng mặt bằng thuận lợi. Chi phí đền bù chủ yếu là đất lâm nghiệp. Tuy nhiên, do tuyến đường là tiên phong nên việc tập kết nhân vật lực và xe máy thi công gặp nhiều khó khăn. Tuyến đường giúp việc giao thông vùng đồi núi Bình Thuận vốn khó khăn sẽ trở nên dễ dàng hơn và góp phần phát triển kinh tế địa phương. Sự ra đời của tuyến đường là nhân tố tích cực giúp phát triển các thế mạnh của địa phương, khai thác hết các tiềm năng kinh tế khu vực và tạo điều kiện phát triển mạng lưới giao thông, hệ thống các khu công nghiệp sau này. Bên cạnh đó, việc xây dựng tuyến đường còn mở ra nhiều điều kiện cho cư dân dọc tuyến phát triển kinh tế gia đình, kinh tế cá thể quy mô vừa và nhỏ.Tuyến đường cũng góp phần tạo nên một diện mạo mới cho việc điện khí hóa ở khu vực nông thôn, và cơ hội phát triển cho các ngành tiểu thủ công, làng nghề truyền thống của địa phương. Vì vậy sự quan tâm và đầu tư đúng mức cho tuyến đường thực sự là cần thiết cả về ý nghĩa kinh tế lẫn ý nghĩa quốc phòng.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docChuong 1-Tinh hinh chung.doc
  • dwg1 Binh do so bo.dwg
  • dwg2-3 Bieu do van toc.dwg
  • dwg4-5-9-10-13 Trac doc ky thuat.dwg
  • dwg6-7 Duong cong nam.dwg
  • dwg8 Duong cong dung.dwg
  • dwg11 Ao duong.dwg
  • dwg12 Chi tieu ki thuat.dwg
  • dwgBANG_CN1.dwg
  • dwgBANG_CN2.dwg
  • docBia luan van tot nghiep.doc
  • docChuong 2-Chi tieu ky thuat.doc
  • docChuong 3-Thiet ke canh quan.doc
  • docChuong 4-Thiet ke binh do.doc
  • docChuong 5-Thuy van.doc
  • docChuong 6-Trac doc.doc
  • docChuong 7-Ao Duong.doc
  • docChuong 8-Dao dap.doc
  • docChuong 9-Bieu do van toc.doc
  • docChuong 10-Van doanh.doc
  • docChuong 11-Binh do ky thuat.doc
  • docChuong 12-TK mat cat ngang.doc
  • docChuong 13-Trac dọc ky thuat.doc
  • docLoi cam on.doc
  • docMuc luc.doc
  • docTai lieu tham khao.doc