Đồ án Thiết kế Giảng đường trường Đại học sư phẩm kỹ thuật Hưng Yên

* Theo phương ngang:

Đó là các hành lang ở phía trước công trình nối với nút giao thông theo phương đứng (cầu thang) đảm bảo rộng rãi cho sinh viên đi lại và học tập, đáp ứng đủ yêu cầu về giao thông.

* Theo phương đứng:

Giao thông chính trong công trình theo phương đứng đựơc tổ chức thuận tiện bằng 2 cầu thang bộ ở phía đầu hồi, đảm bảo giao thông thuận lợi và thoát hiểm dễ dàng khi xẩy ra sự cố. Cầu thang được thiết kế theo các tiêu chuẩn về kiến trúc trường học, cầu thang phía đầu hồi nên hạn chế rất tốt tiếng ồn do việc đi lại ở cầu thang mà không anh hưởng nhiều đến các lớp học xung quanh , đảm bảo sự độc lập tuỳ theo yêu cầu sử dụng.

 

doc9 trang | Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 3762 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Đồ án Thiết kế Giảng đường trường Đại học sư phẩm kỹ thuật Hưng Yên, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Phần mở đầu Đồ án tốt nghiệp là một môn học tổng hợp của tất cả các môn học chuyên ngành đào tạo. Đây là giai đoạn cuối cùng của sinh viên trước khi ra trường. Có nhiều đề tài cho sinh viên lựa chọn cho thiết kế đồ án tốt nghiệp. Nhà cao tầng là một đề tài nhiều sinh viên lựa chọn vì nó vừa tập trung nhiều kiến thức cơ bản mà sinh viên được các thầy, cô giáo cung cấp tại trường, đồng thời nắm bắt kịp với nhu cầu xây dựng nhà cao tầng hiện nay,đề tài mà em được nhận thiết kế kết cấu và thiết kế thi công thuộc dạng nhà lớp học có tên: Giảng đường Trường đhsp kỹ thuật hưng yên đồ án được chia làm 4 phần: + Phần 1: Kiến trúc : 10% + Phần 2: Kết cấu : 45% + Phần 3: Nền móng: 15% + Phần 4: Thi công: 30% Đề tài tốt nghiệp được thực hiện trong khoảng thời gian là 3 tháng cùng với nhiệm vụ tìm hiểu kiến trúc và chức năng của toàn bộ công trình, thiết kế kết cấu, đề ra các biện pháp thi công phần thân, phần mái và hoàn thiện toàn bộ công trình. Bằng các kiến thức được các thầy cô trong nhà trường trang bị trong suốt thời gian học với sự nỗ lực của bản thân cùng sự hướng dẫn chỉ bảo tận tình của các thầy: Th.S : Vũ Trọng Huy Th.S : Võ Thị Thư Hường T.S : Nguyên Quang Vinh Qua đó em sẽ làm tốt công việc của mình và em xin bày tỏ lòng cảm ơn chân thành đến các thầy cô đã hết lòng chỉ bảo và giúp đỡ em hoàn thành đồ án tốt nghiệp này. Em xin chân thành cảm ơn! Hà nội, ngày … tháng … năm 2010. Bộ xây dựng Trường đại học kiến trúc hà nội Khoa xây dựng ====* * *==== phần I Kiến trúc ( 10% ) Nhiệm vụ: - Giới thiệu đặc điểm công trình và các điều kiện - Thể hiện bản vẽ kiến trúc gồm có: + Các mặt bằng tầng nhà. + Các mặt đứng nhà. + Mặt cắt qua cầu thang - Thuyết minh khổ giấy A4 Giáo viên hướng dẫn : Th.S: Vũ Trọng Huy Sinh viên thực hiện : Lê Huy Tăng Lớp : CT2006X2- Xuân Hòa Hà Nội : 2010 Kiến trúc công trình I.Giới thiệu công trình: Tên công trình: Giảng đường trường đhsp kỹ thuật hưng yên Sau những năm đổi mới, được sự đầu tư của nhà nước, hoà nhập với sự phát triển của đất nước, Việt Nam đã có những phát triển vượt bậc, đã xây dựng được những cơ sở vật chất hiện đại phục vụ tốt cho công cuộc đổi mới đi lên của đất nước. Công trình “Giảng đường trường đhsp hưng yên” là một trong nhiều công trình được xây dựng nhằm mục đích tạo điều kiện thuận lợi cho việc phát triển và phục vụ cho việc học tập của sinh viên,ngoài ra công trình còn góp phần tạo nên một môi trường học tập tốt cho sinh viên cũng như quá trình giảng dậy của giảng viên trường. Công trình được xây dựng gần đường giao thông, đặt trên khu đất rộng, thuộc diện quy hoạch của tỉnh. Vị trí của trường khá thuận lợi cho việc đi lại trong quá trìng học tâp của các sinh viên. Công trình được xây dựng tại vị trí thoáng và đẹp, đồng thời tạo nên sự hài hoà, hợp lý và nhân bản cho tổng thể cảnh quan của khu vực. II. Các giải pháp kiến trúc: 1. Giải pháp mặt bằng: Công trình đựơc xây dựng đảm bảo chứa được nhiều sinh viên trong giờ học nên việc bố trí mặt bằng trong từng tầng đòi hỏi phải thông thoáng và diện tích lớn, công trình có mặt bằng hinh chữ nhật đảm bảo được các yêu cầu về sử dụng. Công trình gồm 5 tầng, có tổng chiều cao là 22.4 m kể từ cốt 0.00. Gồm có:8 phòng học,trong đó có 6 phòng học nhỏ và 02 phòng học lớn ở tầng 2,1 hội trường ở tầng 5và 01 khu vệ sinh cho mỗi tầng. _Chiều cao tầng 5 là: 5 m;chiều cao tầng1, 2,3,4 là :3,9m _Chiều rộng công trình là: 11,1 m _Chiêu dài công trình là 39,3 m _Tổng diện tích sàn 1 tầng là: 436.23 m2 Mặt bằng công trình được bố trí theo hình chữ nhật rất thích hợp với việc tận dụng được diện tích đất nhưng vẫn có diện tích sân chơi thông thoáng và rông rãi, phù hợp với việc nhìn tổng thể, bao quát toàn bộ cảnh quan của trường và tạo khoảng không rộng lớn cho hoạt động sinh hoạt của sinh viên. 2. Giải pháp mặt đứng: Đặc điểm cơ cấu bên trong về bố cục mặt bằng, giải pháp kết cấu, tính năng vật liệu cũng như điều kiện quy hoạch kiến trúc quyết định vẻ đẹp bên ngoài của công trình, ở đây ta chọn giải pháp đường nét kiến trúc thẳng, kết hợp với vật liệu nhôm kính, tạo nên nét kiến trúc hiện đại, phù hợp với tổng thể cảnh quan xung quanh. 3. Giải pháp giao thông: * Theo phương ngang: Đó là các hành lang ở phía trước công trình nối với nút giao thông theo phương đứng (cầu thang) đảm bảo rộng rãi cho sinh viên đi lại và học tập, đáp ứng đủ yêu cầu về giao thông. * Theo phương đứng: Giao thông chính trong công trình theo phương đứng đựơc tổ chức thuận tiện bằng 2 cầu thang bộ ở phía đầu hồi, đảm bảo giao thông thuận lợi và thoát hiểm dễ dàng khi xẩy ra sự cố. Cầu thang được thiết kế theo các tiêu chuẩn về kiến trúc trường học, cầu thang phía đầu hồi nên hạn chế rất tốt tiếng ồn do việc đi lại ở cầu thang mà không anh hưởng nhiều đến các lớp học xung quanh , đảm bảo sự độc lập tuỳ theo yêu cầu sử dụng. 4. Giải pháp về thông gió: Công trình thiết kế hệ thống thông gió tự nhiên, có hệ thống lỗ thông gió trên cửa sổ và cửa đi. Hệ thống quạt trần, máy điều hoà đủ để cung cấp gió phục vụ cho mùa hè, ấm về mùa đông. 5. Giải pháp về chiếu sáng: Các phòng được liên hệ trực tiếp với hành lang, là hệ thống giao thông chính ở các tầng, đều được tận dụng hết khả năng chiếu sáng tự nhiên. Công trình sử dụng khung nhôm kính cho toàn bộ cửa sổ với kích thước 1,8x1,8)mvà bộ phận cửa đi (1,8x3)m,( 1,2x2,7)đảm bảo được ánh sáng tự nhiên, phù hợp cho điều kiện học tập cũng như giảng dậy của sinh viên và giảng viên của trường. Hệ thống chiếu sáng nhân tạo, có hệ thống đèn tường, đèn trần dọc nhà, hành lang, cầu thang. 6. Hệ thống cấp nước và thoát nước: a. Cấp nước: Điều kiện kỹ thuật và khả năng của thành phố cho phép sử dụng nguồn nước máy phục vụ cho các hoạt động. Ngoài ra còn kết hợp các két nước đặt trên tầng 5 để dự trữ nước. b. Thoát nước. Hệ thống thoát nước mưa và thoát nước thải được bố trí riêng biệt cho đi qua các đường ống thoát từ trên tầng xuống và được đưa đi qua hè rãnh và hố ga chạy quanh nhà. Hệ thống thoát nước mưa đựơc chảy ra hệ thống thoát nước chung còn nước thải được đưa vào hệ thống xử lý trước khi thải ra hệ thống thoát nước chung 7. Hệ thống cung cấp điện và sử dụng: Nguồn điện cung cấp cho công trình được lấy từ hệ thống cung cấp điện của thành phố Qua trạm biến thế phân phối cho các tầng bằng các dây cáp bọc chì và các dây đồng bọc nhựa. Với các kích cỡ khác nhau theo yêu cầu sử dụng. Tất cả đều được chôn sâu dưới đất hoặc chôn kín trong tường, sàn. Các bảng điện phải đủ rộng và đảm bảo yêu cầu kỹ thuật, hệ thống điện phải đảm bảo yêu cầu sử dụng. 8. Hệ thống phòng cháy chữa cháy: Hệ thống cứu hoả và phòng cháy chữa cháy được bố trí tại các hành lang và trong các khu cần thiết bằng các bình khí CO2 và các vòi phun nước nối với nguồn nước riêng để chữa cháy kịp thời khi có hoả hoạn xảy ra. III. Giải pháp kết cấu. Công trình có mặt bằng hình chữ nhật, Cột chịu lực được chọn là tiết diện hình chữ nhật. Công trình được thiết kế theo kết cấu khung bê tông cốt thép đổ toàn khối, chiều cao các tầng 2,3,4 là 3,9m,tầng 1và 5 là 5m; giải pháp kết cấu là bê tông dầm sàn đổ tại chỗ để chịu lực. Tận dụng được không gian tốt ( đặc biệt là không gian đứng) dễ bố trí các hệ thống điện nước. Với đồ án này, để phát huy hết được khối lượng kiến thức thu được sau quá trình học tập, em mạnh dạn đề ra giải pháp kết cấu cho công trình là: Kết cấu khung bê tông cốt thép dầm sàn đổ toàn khối, bố trí các dầm trên các đầu cột và dầm phụ liên kết với dầm chính, thiết kế khung theo phương ngang nhà.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docT.MINH.doc
  • dwgcau thang.dwg
  • dwgdan thep.dwg
  • dwgep coc_xong.dwg
  • docKET CAU.doc
  • dwgkien truc 10%.dwg
  • dwgmbkc+khung+san.dwg
  • dwlmbkc+khung+san.dwl
  • docnen mong da sua.doc
  • dwgnen mong.dwg
  • docnm2.doc
  • xlsto hop dan thep.xls
  • docthi cong.doc
  • dwgthi cong.dwg
Tài liệu liên quan