- Hệ thống cấp điện:
+ Nguồn cung cấp điện của công trình là điện 3 pha 380V/ 220V lấy từ nguồn điện của thị xã, được kéo vào hộp cầu dao tổng đặt riêng ngoài công trình . Từ đó được cung cấp tới các bảng phân phối điện cục bộ tại các tầng và đến các bảng phân phối điện của các phòng học bằng các tuyến dây đi trong hộp kỹ thuật điện.
+ Dây dẫn từ bảng phân phối điện đến công tắc, ổ cắm điện và từ công tắc đến đèn đều được chôn ngầm trần, tường.
- Hệ thống thông tin tín hiệu:
+ Dây điện thoại dùng loại 4 lõi được luồn trong ống PVC và chôn ngầm trong tường, trần và được bố trí các ổ cắm sẵn trong phòng nghỉ của giáo viên.
+ Dây tín hiệu angten tivi trong phòng nghỉ của giáo viên dùng cáp đồng trục 75, luồn trong ống PVC chôn ngầm trong tường. Tín hiệu tivi được lấy từ trên mái xuống rồi truyền xuống phòng.
8 trang |
Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 1868 | Lượt tải: 5
Bạn đang xem nội dung tài liệu Đồ án Thiết kế Sở tài nguyên môi trường tỉnh Hải Dương, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Lời Nói đầu
Sau 4 năm học tập và nghiên cứu tại lớp C.Tu 2006X1 – X.Hoà, Khoa Xây dựng- Trường Đại học Kiến Trúc Hà Nội, dưới sự giảng dạy tận tình và hiệu quả của các thầy giáo, các cô giáo trong khoa. Sự giúp đỡ và hướng dẫn tận tình của thầy giáo, cô giáo trong quá trình làm tốt nghiệp, cộng với sự nỗ lực của bản thân nên em đã hoàn thành tốt đồ án tốt nghiệp kỹ sư xây dựng với đề tài “Sở tài nguyên môi trường tỉnh Hải Dương”. Với những kiến thức đã tiếp thu được qua năm năm học và những kiến thức mới lĩnh hội được sau khoá tốt nghiệ sẽ giúp em làm tốt nhiệm vụ của mình sau khi ra trường.
Em xin chân thành cảm ơn các cấp lãnh đạo Trường Đại học Kiến Trúc Hà Nội, Khoa Xây Dựng,Khoa Tại Chức các thầy các cô giáo cùng cán bộ công nhân viên trong Trường và Khoa đã tạo mọi điều kiện thuận lợi cho chung em trong quá trình học tập và nghiên cứu.
Em đặc biệt cảm ơn các thầy, cô giáo đã hướng dẫn tốt nghiệp cho em, đó là: Thầy:Th.s.Ngô Quang Hưng, cô: ThS.Nguyễn Thị Thanh Hương, Thầy:TS.Bùi Mạnh Hùng, đã tận tình chỉ bảo giúp em hoàn thành tốt đồ án tốt nghiệp này./.
Sinh viên
Đào Đức Anh
Lớp CT2006X1- Xuân Hoà
Giới thiệu công trình
=====&&&=====
Tên công trình: sở tài nguyên môi trường-t.hải dương.
1 .Giới thiệu chung:
Mục đích xây dựng công trình:
Nhằm đáp ứng nhu cầu quản lí trong công việc phục vụ cán bộ trong Nhà nước làm việc hiệu quả nhất,tỉnh Hải Dương đã đầu tư xây dựng mới công trình sở tài nguyên môi trường tỉnh Hải Dương.
Công trình có chức năng chính là nơi làm việc, phòng họp, hội thảo và tổ chức chương trình có liên quan.
2. Địa điểm xây dựng:
- Công trình “Sở tài nguyên môi trường tỉnh Hải Dương” được xây dựng tại trung tâm thị xã Hải Dương.
- Hiện trạng toàn bộ khu đất đã được quy hoạch xây dựng có hệ thống hạ tầng kỹ thuật hoàn chỉnh.
- Hình dạng khu đất là hình chữ nhật, diện tích của khu đất khoảng 1000 m2 đủ để xây dựng công trình và các công trình phụ trợ khác.
3. ảnh hưởng của điều kiện xã hội và tự nhiên:
3.1. Điều kiện xã hội:
- Công trình được xây dựng trên một khu đất bằng phẳng rộng rãi bên cạnh đường giao thông chính của thị xã, cạnh công trình là các công sở khác đã và đang xây dựng. Do vậy rất thuận lợi cho quá trình thi công công trình được đảm bảo về chất lượng và tiến độ thi công.
- Vì công trình được xây dựng trong trung tâm thị xã nên nguồn cung cấp nguyên vật liệu, máy móc thiết bị thi công luôn đảm bảo được liên tục, không gián đoạn làm ảnh hưởng tới thi công công trình.
- Mặt khác do tính chất là một trung tâm thị xã, bên cạnh là một số các công sở đang hoạt động. Vì vậy trong quá trình thi công cần đảm bảo vấn đề vệ sinh môi trường, tránh ồn ào và an toàn lao động.
3.2. Điều kiện tự nhiên:
- Địa điểm xây dựng công trình không ảnh hưởng đặc biệt của điều kiện tự nhiên, cho phép công trình xây dựng và sử dụng bình thường trên cơ sở khảo sát địa chất.
4. Giải pháp kiến trúc :
4.1.Yêu cầu về thiết kế kiến trúc:
- Công trình được xây dựng nhằm phục vụ cho quá trình làm việc, hội họp và giao lưu văn hóa.
- Hình thức về kiến trúc được thiết kế theo mẫu nhà làm việc và là nơi tổ chức các cuộc họp của Công Ty và các kế hoạch khác. Vì vậy, có một dáng dấp của công trình có tính thiết thực và phù hợp với bản sắc dân tộc Việt Nam.
- Do công trình mang tính chất học tập, nên thiết kế cần có một không gian thoáng, mát mẻ, yên tĩnh đảm bảo cho quá trình làm việc và tạo cảm giác thoải mái trong giờ nghỉ giải lao.
4.2. Giải pháp kiến trúc chi tiết :
4.2.1. Một số chỉ tiêu kỹ thuật như sau:
- Công trình được xây dựng gồm 5 tầng, với tổng chiều cao từ cốt nền tới đỉnh mái là 21.0 m.
+ Chiều cao mỗi tầng là : 3,9m.
+ Chiều dài công trình là : 26,1 m.
+ Chiều rộng công trình là : 12,3m.
+ Tổng diện tích khuôn viên đã được quy hoạch chi tiết xác định là:1000 (m2).
+ Tổng diện tích xây dựng công trình : 321(m2).
+ Công trình xây dựng với quy mô 5 tầng, nhà có 1 cầu thang nằm ở đầu công trình, ở trục B-C-1-2-3.
4.2.2. Giải pháp mặt bằng:
- Thiết kế tổng mặt bằng tuân thủ các quy định về số tầng, chỉ giới xây dựng và chỉ giới đường đỏ.
- Công trình được bố trí thành một khối đơn nguyên khép kín, nhịp khung lớn nhất là 3,9 m, thuận lợi cho việc bố trí ô cầu thang.
- Phần sảnh được bố trí phía trước tạo dáng kiến trúc thêm cho công trình, với không gian rộng được kết hợp với hành lang góp phần làm tăng khối tích không gian cho phần sảnh đón khách.
- Xung quanh công trình được trồng các cây xanh lấy bóng mát và góp phần làm tăng cảnh quan tự nhiên.
4.2.3. Giải pháp thiết kế mặt đứng, hình khối không gian của công trình.
- Từ chức năng, nhiệm vụ của công trình là nhà làm việc, công trình có mặt đứng tạo cảm giác thông thoáng, đảm bảo yên tĩnh để làm việc, đặc biệt lối kiến trúc được kết hợp hài hoà phong nhã bởi đường nét của các ô ban công với những phào chỉ, của các ô cửa sổ quay ra bên ngoài. Hình khối của công trình có dáng vẻ bề thế vuông vức nhưng không cứng nhắc, đơn giản nhưng không đơn điệu. Nhìn chung mặt đứng của công trình có tính hợp lý và hài hoà kiến trúc với tổng thể kiến trúc quy hoạch của các công trình xung quanh.
4.2.4. Các giải pháp kỹ thuật tương ứng của công trình:
a. Giải pháp thông gió chiếu sáng.
- Mỗi phòng đều có hai mặt tiếp xúc trực tiếp với bên ngoài. Có hệ thống cửa đi, cửa sổ thông gió với nhau, hệ thống hành lang thông thoáng, do đó sẽ tạo được lực âm hút khí từ các phòng làm việc ra.
- Các phòng làm việc đều được thông thoáng và được chiếu sáng tự nhiên từ hệ thống cửa sổ 1,6 x1,8m, cửa đi 1,2 x 2,4m kết hợp với thông gió và chiếu sáng nhân tạo.
b. Giải pháp bố trí giao thông.
- Giao thông theo phương ngang:
Trên mặt bằng được phục vụ bởi hệ thống hành lang 2 phía của công trình được nối với các nút giao thông theo phương đứng (cầu thang).
- Giao thông theo phương đứng :
Gồm một cầu thang bộ được bố trí ở đầu công trình trục B-C, mỗi vế thang rộng 1,28m thuận tiện cho việc đi lại của cán bộ và nhân viên và đáp ứng được yêu cầu đi lại giữa các các tầng.
c. Giải pháp cung cấp điện và thông tin.
- Hệ thống cấp điện:
+ Nguồn cung cấp điện của công trình là điện 3 pha 380V/ 220V lấy từ nguồn điện của thị xã, được kéo vào hộp cầu dao tổng đặt riêng ngoài công trình . Từ đó được cung cấp tới các bảng phân phối điện cục bộ tại các tầng và đến các bảng phân phối điện của các phòng học bằng các tuyến dây đi trong hộp kỹ thuật điện.
+ Dây dẫn từ bảng phân phối điện đến công tắc, ổ cắm điện và từ công tắc đến đèn đều được chôn ngầm trần, tường.
- Hệ thống thông tin tín hiệu:
+ Dây điện thoại dùng loại 4 lõi được luồn trong ống PVC và chôn ngầm trong tường, trần và được bố trí các ổ cắm sẵn trong phòng nghỉ của giáo viên.
+ Dây tín hiệu angten tivi trong phòng nghỉ của giáo viên dùng cáp đồng trục 75W, luồn trong ống PVC chôn ngầm trong tường. Tín hiệu tivi được lấy từ trên mái xuống rồi truyền xuống phòng.
d. Giải pháp phòng hoả.
- Bố trí hộp bình bọt khí Co2 chữa cháy đặt ở mỗi sảnh, cầu thang của từng tầng. Vị trí của bình chữa cháy được bố trí sao cho dễ thấy, có kèm theo bảng qui định và hướng dẫn sử dụng.
- Có lắp sẵn các đầu vòi cứu hỏa tại các đầu nút giao thông, tại các cổng chính cổng phụ, được thiết kế hợp lý khi có sự cố xảy ra sử dụng thuận tiện.
5. Giải pháp kết cấu.
5.1. Phương án kết cấu móng:
- Thông qua tài liệu khảo sát địa chất, căn cứ vào tải trọng công trình có thể chọn giải pháp móng nông trên nền thiên nhiên cho kết cấu móng của công trình.
5.2 Sơ bộ về lựa chọn hệ chịu lực chính cho công trình:
- ở nước ta hiện nay đang áp dụng rất nhiều các sơ đồ kết cấu khác nhau, với nhà có chiều cao tương đối lớn từ 4 đến 8 tầng chủ yếu chọn sơ đồ khung chịu lực. Các nhà có số tầng lớn hơn thì có lực xô ngang tác dụng vào công trình là rất lớn đòi hỏi kết cấu phải có khả năng chống uốn lớn, nên người ta có thể dùng kết cấu hỗn hợp khung bê tông cốt thép đổ toàn khối kết hợp với tường chịu lực. Nhưng do sự khác nhau khá lớn về độ cứng, khả năng chịu nén và chịu kéo, do vậy mà dạng này thường bị nứt khi chịu tải trọng động hoặc tải trọng gió lớn. Vì vậy mà không được sử dụng nhiều cho các công trình có tải trọng lớn.
- Để phù hợp với các công trình nhà cao tầng có tải trọng lớn, thường sử dụng kết cấu khung bê tông cốt thép kết hợp với vách cứng, khung bê tông cốt thép chịu tải trọng đứng, vách chịu tải xô ngang. Nhưng có nhược điểm giá thành cao thi công khó khăn.
- Đối với công trình này với quy mô là không lớn gồm 5 tầng, chiều cao đỉnh mái H = 21,0m, chọn giải pháp khung chịu lực, tường bao che. Đảm bảo được khả năng chịu lực, tính toán đơn giản, tạo sự linh hoạt về không gian kiến trúc, thi công dễ dàng cũng như giảm được giá thành của công trình.
6. Sơ bộ chọn vật liệu sử dụng trong quá trình tính toán:
6.1. Với bê tông:
- Sử dụng bê tông cấp độ bền B20, đá 1x2, cát vàng, có các chỉ tiêu sau:
+ Trọng lương riêng : = 2500 Kg/m3
+ Cường độ chịu nén : Rb = 11,5 MPa
+ Cường độ chịu kéo : Rbt = 0,90 MPa
+ Mô đuyn đàn hồi : Eb = 27x103 MPa
6.2. Với cốt thép :
- Với loại thép đường kính < F 10 dùng nhóm thép C-I có Rs = Rsc= 225 MPa.
- Với loại thép đường kính ³ F 10 dùng nhóm thép C-II có Rs = Rsc= 280MPa
- Mô đuyn đàn hồi : Es = 21.104 MPa.