MỤC LỤC
Chương mở đàu 2
MỤC ĐÍCH VÀ NỘI DUNG NGHIÊN CỨU CỦA ĐỀ TÀI 2
1. Đặt vấn đề 2
2. Mục đích của đề tài. 2
2.1. Tìm hiểu, giới thiệu về phân pha điều khiển và ví dụ cụ thể về 1 nút cụ thể. 2
2.2. Điều khiển phối hợp trên một tuyến đường chính có nhiều đèn điều khiển. 2
3. Đường lối nghiên cứu. 3
3.1. Để phục vụ nghiên cứu nội dung 1 3
3.2. Để tiến hành nghiên cứu nội dung 2 3
4. Đối tượng nghiên cứu 3
Chương 1 4
NỘI DUNG ĐIỀU TRA KHẢO SÁT 4
1. Về hệ thống điều khiển GTĐT ở Hà Nội 4
1.1. Giới thiệu sơ lược về đèn tín hiệu giao thông ở Hà Nội 4
1.2. Giới thiệu cấu trúc hệ thống điều khiển tự động đèn tín hiệu giao thông 5
2. Hiện trạng đèn tín hiệu giao thông ở Hà Nội 21
2.1. Hiện trạng bố trí đèn tín hiệu ở Hà Nội 21
2.2. Một số kiến nghị bố trí lắp đặt đèn tín hiệu 22
3. Vài nét về đặc điểm giao thông trên đường 24
3.1. Mục đích và phạm vi điều tra khảo sát về một số đặc điểm giao thông 24
3.2. Nội dung điền tra phân tích 24
Chương 2 33
TỔ CHỨC PHA NÂNG CAO HIỆU QỦA 33
1. Mục đích đặt đèn tín hiệu điều khiển giao thông 33
1.1. Đặt vấn đề 33
1.2. Các chế độ làm việc của đèn giao thông 33
2. Giới thiệu về phương pháp tổ chức pha 35
3. Phương pháp tính toán chu kỳ đèn tín hiệu điều khiển giao thông nút độc lập 38
3.1. Tổng quan về phương pháp tính toán chu kỳ đèn tín hiệu 38
4. Điều khiển giao thông phối hợp 46
4.1. Hệ thống điều khiển giao thông phối hợp đồng bộ 46
4.2. Hệ thống điều khiển giao thông phối hợp luân phiên 47
4.3. Hệ thống điều khiển giao thông phối hợp liên tiến (làn sóng xanh). 47
Chương 3 50
VÍ DỤ ÁP DỤNG 50
Thí dụ 1: Tính toán điều khiển liên kết (làn sóng xanh) tuyến đường Phố Huế. 50
Thí dụ 2: Tính toán điều chỉnh chu kỳ đèn tại nút giao thông Chùa Bộc – Tây Sơn . 69
Chương 4 76
KẾT LUẬN 76
79 trang |
Chia sẻ: lethao | Lượt xem: 3752 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đồ án Tìm hiểu biện pháp nâng cao hiệu quả khai thác hệ thống đèn tín hiệu điều khiển giao thông ở Hà Nội, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
PHẦN CHUYÊN ĐỀ
TÌM HIỂU BIỆN PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ
KHAI THÁC HỆ THỐNG ĐÈN TÍN HIỆU ĐIỀU KHIỂN GIAO THÔNG Ở HÀ NỘI
Chương mở đàu
MỤC ĐÍCH VÀ NỘI DUNG NGHIÊN CỨU CỦA ĐỀ TÀI
1. Đặt vấn đề
Việt Nam nói chung, Hà Nội nói riêng đã và đang chuyển biến rất nhanh để phát triển kinh tế. Muốn vậy hệ thống giao thông vận tải tất yếu phải đi trước một bước, xây dựng cải tạo hệ thống đường sá, quy hoạch và phát triển phương tiện có định hướng, tạo tiền đề phát triển kinh tế. Vì vậy, vấn đề xây dựng một hệ thống điều khiển giao thông tự động cũng là phục vụ hiện đại hoá ngành Giao thông vận tải của đô thị.
Năm 1994-1999, chính phủ dùng khoản viện trợ ODA (Pháp) cho việc xây dựng hệ thống đèn tín hiệu, điều khiển giao thông cho thành phố Hà Nội từ trung tâm đặt tại 40 Hàng Bài. Đây là công cuộc cải tổ phương pháp điều khiển giao thông bằng đèn tín hiệu ở Việt Nam nói chung và Hà Nội nói riêng.
Cho đến nay sau hơn 10 năm triển khai và khai thác tại Hà Nội, hiệu quả đèn điều khiển giao thông đã được khẳng định. Cả Hà Nội đã có khoảng 200 nút lắp đặt đèn tín hiệu giao thông trên tổng số 600 nút giao thông trên toàn thành phố. Trong đó có nhiều đèn chưa hoạt động hoặc hoạt động còn chập chờn không hiệu qủa, làm thiệt hại kinh tế và gây bức xúc cho người sử dụng. Đi đôi với việc lựa chọn thiết bị là hàng loạt những yếu tố khác liên quan đến việc sử dụng đèn tín hiệu cho có hiệu qủa.
Vấn đề này đặc biệt quan trọng, đòi hỏi công tác nghiên cứu nâng cao hiệu qủa sử dụng của công trình đã xây dựng và sẽ xây dựng.
Trong nhiều giải pháp để giải quyết vấn đề đó như giải pháp:
- Chọn thiết bị sử dụng cho hệ thống điều khiển giao thông tự động
- Bố trí, lắp đặt đèn tín hiệu giao thông.
- Phối hợp điều khiển giữa các tín hiệu đèn ...
Do thời gian có hạn nên em tập trung đi vào 02 vấn đề:
- Thiết kế phân pha điều khiển.
- Bảo trì, nghiên cứu điều chỉnh trong suốt quá trình hoạt động.
2. Mục đích của đề tài.
2.1. Tìm hiểu, giới thiệu về phân pha điều khiển và ví dụ cụ thể về 1 nút cụ thể.
2.2. Điều khiển phối hợp trên một tuyến đường chính có nhiều đèn điều khiển.
3. Đường lối nghiên cứu.
Với mục đích trên, cần tiến hành các công việc như sau:
3.1. Để phục vụ nghiên cứu nội dung 1
- Tìm hiểu cấu trúc 1 hệ thống điều khiển giao thông tự động và phân tích nhứng thiết bị đã sử dụng ở Hà Nội, từ đó đưa ra những khuyến nghị lựa chọn thiết bị thích hợp với điều kiện Hà Nội và Việt Nam.
- Tiến hành điều tra các nút giao thông với việc bố trí một số đèn tín hiệu không hiệu quả.
- Tiến hành điều tra quan trắc đặc điểm giao thông trên đường Chùa Bộc.
3.2. Để tiến hành nghiên cứu nội dung 2
- Tiến hành điều tra quan trắc đặc điểm giao thông trên đường Phố Huế-Hàng Bài.
- Sử dụng đặc điểm giao thông này để tính toán chọn chu kỳ thích hợp tiến tói tìm ra độ lệch pha có tín hiệu điều khiển của trục đường.
4. Đối tượng nghiên cứu
- Hệ thông điều khiển giao thông tự động của Hà Nội.
- Nghiên cứu điều khiển phối hợp một cụm nút trên một trục đường ở Hà Nội.
Chương 1
NỘI DUNG ĐIỀU TRA KHẢO SÁT
1. Về hệ thống điều khiển GTĐT ở Hà Nội
1.1. Giới thiệu sơ lược về đèn tín hiệu giao thông ở Hà Nội
1.1.1. Lịch sử sử dụng đèn ở Hà Nội
Lịch sử phát triển của việc điều khiển giao thông bằng đèn tín hiệu ở thủ đô Hà Nội được tóm tắt như sau:
- Từ năm 1964, bắt đầu từ ngã tư Tràng Tiền, Hàng Đào, Cửa Nam (đèn treo trên dây điện) với phương thức 3 công tắc điện bật tay. Đến năm 1970 xuất hiện công tắc xoay với các tiếp điểm khác nhau. Năm 1975, Sài Gòn được giải phóng, thành phố Hà Nội mới có 5 nút giao thông có đèn điều khiển đó là:
+ Tràng Tiền – Hàng Bài
+ Cửa Nam
+ Nguyễn Khuyến – Lê Duẩn
+ Khâm Thiên
+ Trần Hưng Đạo – Bà Triệu
Thực tế vẫn là công tắc xoay do 1 cảnh sát theo dõi các dòng xe đi ở ngã tư điều khiển.
- Từ năm 1980 -1990 các nhà lãnh đạo cảnh sát giao thông chọn phương thức điều khiển bằng tay (vì không có điện) trong các giờ cao điểm. Chính vì vậy 15 bộ đèn tồn tại nhưng không được sử dụng thường xuyên. Bên cạnh đó các bộ đèn này có hình thức cũng như công nghệ lạc hậu không đáp ứng được các yêu cầu đặt ra. Cho đến trước năm 1994 nhiều cụm đèn ở Hà Nội đã được xây dựng nhưng do nhiều đơn vị sản xuất phụ tùng linh kiện lạc hậu … không thoả mãn điều kiện làm việc và nhu cầu giao thông, bên cạnh đó tín hiệu ở các nút chỉ làm việc độc lập gây ra ùn tắc, ở nút giao thông này mất thì ở nút giao thông khác lại tăng.
- Năm 1994, thành phố Hà Nội đã phê duyệt cho phép xây dựng hệ thống đèn tín hiệu điều khiển giao thông tự động gồm 35 cụm đèn, 6 camera, 4 detector và một trung tâm điều khiển ở 40 Hàng Bài.
- Năm 1996, thành phố đã tiến hành xây dựng hệ thống đèn tín hiệu đợt 2. Gồm 60 cụm đèn tín hiệu, 14 camera và 5 detector các thiết bị chủ yếu là do hãng SILEC là loại hiện đại có nhiều ưu điểm trong khi làm việc. Chính sách đầy sáng suốt đó đã góp phần to lớn trong việc giải quyết các vấn đề của giao thông thành phố, góp phần đưa đô thị nước ta ngày thêm phát triển sánh ngang tầm với các đô thị trong khu vực và trên thế giới.
- Cho đến nay sau hơn 10 năm triển khai trên thành phố Hà Nội đã có trên 200 nút giao thông điều khiển bằng đèn tín hiệu
1.1.2. Lợi ích sử dụng đèn tín hiệu giao thông
Để thấy được lợi ích thiết thực của việc sử dụng đèn tín hiệu giao thông ta hãy xem xét nguyên nhân ra đời của nó.
Giao thông ngày càng phát triển theo sự tiến bộ của con người và đặc biệt là giao thông đô thị. Giao thông đô thị phát triển, số lượng các phương tiện tham gia giao thông tăng lên . Điều đó làm cho giao trong các đô thị trở nên khó khăn, hiện tượng ùn tắc do xe cộ và tai nạn giao thông tăng lên rõ rệt. Trong điều kiện đó, đèn tín hiệu giao thông đã ra đời để giải quyết vấn đề bức xúc về giao thông. Chính vì vậy mục tiêu cơ bản và cũng là hiệu quả của hệ thống đèn tín hiệu là:
- Cải thiện điều kiện giao thông
- Nâng cao an toàn giao thông
Cải thiện điều kiện giao thông do đèn tín hiệu có hiệu quả rất to lớn. Chính nó đã lập lại được trật tự giao thông, khắc phục được hiện tượng “ùn tắc giả tạo”, giảm bớt xung đột của các luồng xe tới nút. Từ đó tốc độ trung bình của các dòng xe trên đường tăng, dẫn đến tiết kiệm được thời gian đi lại, tăng thời gian làm việc, chi phí nhiên liệu cho các phương tiện giao thông ít hơn, giảm được ô nhiễm môi trường không khí.
Nâng cao an toàn giao thông do đèn tín hiệu cũng vô cùng thiết thực từ việc giảm xung đột giữa các luồng xe làm giảm tai nạn giao thông đưa đến tiết kiệm được một lượng kinh phí không nhỏ cho xã hội trong việc chi phí sửa chữa xe cộ, chạy chữa nạn nhân và đặc biệt là bảo vệ tính mạng con người, sử dụng đèn có thể giảm 45% tai nạn so với khi chưa lắp đèn tín hiệu.
Bên cạnh đó hệ thống điều khiển giao thông bằng đèn tín hiệu cũng góp phần cho thủ đô văn minh, hiện đại hơn, góp phần vào việc nâng cao ý thức chấp hành luật giao thông của nhân dân.
1.2. Giới thiệu cấu trúc hệ thống điều khiển tự động đèn tín hiệu giao thông
1.2.1. Sơ đồ cấu trúc và công nghệ làm việc
1.2.2. Các thiết bị tại trung tâm
Xem xét cấu trúc của hệ thống điều khiển giao thông tự động ta thấy được hầu hết các thiết bị của trung tâm điều khiển:
Tủ điều khiển đèn tín hiệu
Tủ điều khiển camera
Máy in, máy tính, máy vẽ biểu đồ, điện thoại
Bản đồ tường mạng GTTP
Các màn hình Video theo dõi bằng camera
Phát thanh …
Hiện nay các thiết bị đang sử dụng phần lớn của hãng SILEC (Pháp) tuy nhiên một số thiết bị khác như: máy tính, máy in, phát thanh, có thể dùng thiết bị do hãng khác nhưng có cùng tính năng.
1.2.3. Các thiết bị ngoại vi
1.2.3.1. Mô tả về thiết bị đèn tín hiệu giao thông
Khái niệm cơ bản về đèn tín hiệu giao thông và cấu tạo của đèn tín hiệu giao thông.
- Đèn tín hiệu giao thông là một loại thiết bị dùng để điều khiển giao thông trên đường đặc biệt là các nút giao thông. Đèn tín hiệu giao thông được áp dụng 3 màu là xanh, vàng, đỏ có dạng hình tròn và được lắp theo chiều thẳng đứng hoặc nằm ngang.
- Cấu tạo của đèn tín hiệu: Đèn tín hiệu giao thông chỉ là một thiết bị ngoại vi của hệ thống điều khiển tự động giao thông của nó bao gồm các loại sau:
Đèn giao thông: đèn giao thông có hình dáng kích thước rất đa dạng tuỳ từng nước sản xuất và tuỳ từng tiêu chuẩn kỹ thuật khác nhau. Nhưng nói chung chúng có những đặc điểm giống nhau như sau:
Phân tích một hộp đèn ta thấy:
Kính bảo vệ màu có các thấu kính thích nghi với việc phát sáng, màu sắc và kiểu nguồn sáng.
Joăng khít tại của hộp đèn.
Lỗ đục sẵn để lắp ráp và mắc vào bên trong hộp.
Vòng xoay định hướng có mốc.
Định vị để gắn hộp với bản tương phản.
Cho phép đặt hộp đèn một cách nhanh chóng: lắp ráp bằng các cái kẹp.
Thiết kế đặc biệt để có thể lắp ráp các kiểu hộp đèn khác nhau.
Các cái kẹp.
Các kích thước của một số loại đèn:
Kích thước và hình dạng đèn tín hiệu trong” Điều lệ báo hiệu đường bộ 22TCN237-01”.
Với hình dáng bề ngoài như sau:
Ngoài ra còn có đèn một màu, đèn hai màu:
Hoặc loại có bản tương phản:
Các loại đèn này đều là loại đèn hiện đại có chung các đặc điểm sau:
Chất liệu khoang đèn Polycacbonat sơn đen.
Lưỡi trai che nắng.
Hệ thống chống mất cắp.
Thiết bị chống bụi và chống nước, chống chấn động là 6 poales.
Góc toả sáng lớn hơn 50
Các thấu kính lọc màu bằng Polycacbonat do đó bền, chịu được chấn động và va đập, mặt trong cấu tạo vân hoa để phân bố đều ánh sáng trong không gian.
Với loại đèn dùng nguồn sáng là khí thắp (bóng huỳnh quang) thì các thấu kính lọc màu sẽ là màu trắng. Với đèn dùng nguồn sáng là sợi đốt thì các thấu kính sẽ là màu của tín hiệu đèn.
Nguồn sáng cho các loại đèn tín hiệu:
Đèn huỳnh quang Halogen.
Đèn tín hiệu giao thông Halogen hoàn toàn phù hợp để sử dụng trong mọi ứng dụng về tín hiệu giao thông. Đèn được thiết kế đặc biệt để thay thế trong 12 tháng. Đèn đạt yêu cầu tiết kiệm năng lượng hữu ích, trong suốt thời gian sử dụng đèn luôn đạt được ánh sáng thực, không bị biến đổi.Dây tóc cực ngắn của đèn Halogen làm tăng hiệu quả của hệ thống quang học. Đèn hoàn toàn có khả năng tạo chùm ánh sáng thực hoàn hảo.
PKX22 và BA15d dựa trên những nét đặc trưng của đèn Halogen đảm bảo đặt vị trí chính xác của đèn trong hệ thống tín hiệu sử dụng quang học. Một số loại đèn Halogen theo tiêu chuẩn của Anh.
Loại
Điện áp (V)
Công suất (W)
Trụ
Độ dài cáp
Độ sáng (Lm)
6611
10
35
PKv22s
280
525
6613
10
35
BA15d
280
525
13563
10
50
PKx22s
280
950
13557
10
50
BA15d
280
820
13512
42
50
GY635-15
280
900
13909
42
65
PKx22s
110
900
Đèn bao gồm: “ buồng Halogen” được đặt trong gương phản xạ đa sắc có lượng nhỏ và độ láng bóng cao, dày 50 mm. Các chỉ tiêu liên kết linh hoạt.
Loại
Điện áp (V)
Công suất (W)
Trụ
Độ dài cáp
Độ sáng (Lm)
13757
42
65
100
950
Đèn tín hiệu giao thông nóng sáng:
Đặc điểm: Chi phí thấp, thay thế đơn giản, nhanh chóng. Cấu trúc cho phép lắp đặt phù hợp mọi trường hợp sử dụng đèn tín hiệu.
+ Đèn dây tóc đơn nạp chân không hoặc khí gas, bóng đèn trong suốt, đường kính từ 45-65 mm tuỳ theo công suất. Sử dụng vít lắp tiêu chuẩn E27.
+ Sự đa dạng về chủng loại cho phép sử dụng tuỳ ý cho cả đèn tín hiệu giao thông, tín hiệu cho người đi xe, đi bộ, đèn nhấp nháy. Đèn được thay thế trong 6 tháng sử dụng.
Loại
Điện áp
Công suất
Đường kính
Khí nạp
Độ dài cáp
Độ sáng
6998E
220-230
25
45
Chân không
52.5
135
6974E
220-240
40
60
Chân không
692
240
6945E
220-240
60
60
Chân không
692
420
6937E
220-240
60
60
Chân không
692
360
6943E
220-240
75
60
Gas
692
525
6939E
220-240
100
65
Gas
792
830
6938E
220-240
100
65
Gas
793
720
Loại 60w-240Lm được thiết kế để có thể điều chỉnh thay thế đối với những khu vực đòi hỏi những thông số trên ở mức độ cao như vậy, sao cho thích hợp cả vào ban đêm.
c. Đèn tín hiệu giao thông nóng sáng có gương phản xạ “hình nhẫn”:
Loại đèn này có cấu tạo tương tự như loại trên nhưng đặc biệt hơn là sử dụng gương phản xạ “hình nhẫn” có thể tiết kiệm 25% năng lượng tiêu tốn cho đèn tín hiệu bằng phương pháp thay thế bóng 75w cho 100w.
Loại
Điện áp
Công suất
Đường kính
Khí nạp
Độ dài cáp
Độ sáng
6966E
220-230
75
60
Gas
692
380
6967E
220-240
75
65
Gas
792
470
6968E
220-240
100
65
Gas
792
700
d. Đèn tín hiệu nóng sáng sử dụng điện áp thấp:
Đặc điểm: Sử dụng năng lượng hiệu quả và dễ thay thế, bóng đèn trong suốt.Dựa theo đèn B20 chịu được những rung động mạnh bất ngờ.
Loại
Điện áp
Công suất
Đường kính
Khí nạp
Độ dài cáp
Độ sáng
13580
10
20
36
Gas
312
200
13581
10
30
36
Gas
312
200
13575
40
25
36
Gas
312
200
13576
40
40
36
Gas
312
500
13577
40
60
36
Gas
312
500
e. Đèn nhắc lại:
Đèn nhắc lại có tác dụng nhắc lại những tín hiệu của đèn tín hiệu giao thông nhưng đường kính nhỏ hơn và được lắp thấp, vít chặt vào chân cột cách đất 1-1,2m.
Đèn nhắc lại thường dùng:3 đèn 100mm, đèn hỗn hợp, đèn 200mm
Như đã nói ở trên, đèn nhắc lại cấu tạo tương tự đèn tín hiệu giao thông nên các nguồn sáng đèn sử dụng cũng như đèn tín hiệu giao thông.
Đèn huỳnh quang
Đèn sợi đốt nóng sáng
f. Đèn tín hiệu dành cho người đi bộ (đèn bộ hành)
Đèn bộ hành có kích thước như đèn tín hiệu giao thông có thể dùng một đèn hay hai đèn để điều khiển giao thông cho người đi bộ.
Đèn bộ hành lại có thể dùng loại một đèn 300 mm có hai hình vẽ:
Người dừng màu đỏ
Người đi màu xanh
Đèn có thể dùng hai loại hai đèn 300 mm hay 200 mm mỗi đèn ghi một ký hiệu và đảm bảo màu sắc như đèn 1.
Loại đèn bộ hành có cấu tạo như đèn giao thông, chỉ đặc biệt là đèn một có hai ngăn khác nhau.
Nguồn sáng dùng cho đèn bộ hành cũng như nguồn sáng của đèn tín hiệu giao thông:
Đèn huỳnh quang
Đèn sợi đốt nóng sáng
Sau khi nghiên cứu một loạt các mẫu đèn của Pháp (SILEC), GABRARIMI, Hà Lan (PHILIPS), Singapor (GAC), Úc (AWA)... Ta đưa ra kết luận chọn loại đèn do hãng SILIC (Pháp) sản xuất. Đặc tính chung của loại đèn này như sau:
- Đèn 3 màu 332 (300 mm tín hiệu đỏ, 200 mm tín hiệu xanh, vàng) theo chuẩn mực NFP 99 – 200, chất liệu khoang đèn bằng Polycacbonat. Trai che nắng đủ dài, cửa đóng mở chống phá, có thiết bị chống bụi và chống nước, chống chấn động 6 foales. Kính lọc màu bằng Polycacbonat, do đó bền, chịu được chấn động va đập, mặt trong cấu tạo vân hoa để phân bố ánh sáng trong không gian. Góc toả sáng >5o kết hợp với giá đỡ khoang đèn bằng tấm gương phản có kích thước lớn (1190x560) và tín hiệu đỏ lớn hơn tín hiệu vàng, xanh do đó rất thuận lợi cho việc phân biệt tín hiệu từ xa.
- Nguồn sáng của đèn sợi tóc tuy là không có ưu điểm về sự phân biệt màu sắc trong nắng nhưng nó có tuổi thọ gấp 4-5 lần đèn loại huỳnh quang.
1.2.3.2. Tủ điều khiển
a) Tủ điều khiển được thiết kế để tạo điều kiện cho các phương tiện vận chuyển công cộng vượt qua ngã tư có đèn tín hiệu một cách dễ dàng.
- Kéo dài thời gian đèn xanh khi phương tiện đến ngã tư
- Giảm thời gian đèn xanh khi không cần thiết
- Đếm các phương tiện và xử lý theo đèn xanh, tuỳ theo thời gian đèn xanh và tuỳ theo lượng xe đến theo chu kỳ màu.
- Điều khiển các đèn tín hiệu đặc biệt đối với các phương tiện giao thông công cộng bằng cách gài tín hiệu xanh vào mọi giai đoạn của chu kỳ màu.
b) Theo tính chất điều khiển có hai loại tủ
- Tủ điều khiển cục bộ: Là loại tủ đặt ở các nút giao thông độc lập, chương trình, lệnh được cài đặt sẵn không liên hệ được với trung tâm. Cũng có chức năng gọi là điều khiển thích ứng. Loại này chỉ dùng ở các nút độc lập, xa trung tâm hoặc không có trung tâm.
- Tủ điều khiển hệ thống: Làm việc được ở mọi chế độ ( theo lệnh từ một trung tâm), nhưng khi gắn với một trung tâm hay một tủ cái khác thì chịu sự điều khiển tại nơi đó.
Một tủ điều khiển loại này cấu tạo từ hai khối chính: Khối điều khiển và khối chấp hành. Ngoài ra còn khối điện thoại, điều khiển tay ( không liên lạc với trung tâm ) khối xung, khối kiểm tra. Vấn đề chọn tủ loại nào là chọn chế độ làm việc ( nêu ở trên ) và chọn tính năng của hai khối chính.
Sơ đồ cấu trúc của tủ điều khiển
Khối điều khiển
Là khối có thiết bị nhập thông tin và xử lý thông tin,và xử lý thích ứng ( vi xử lý). Để đồng bộ thì việc dùng máy tính 186/33 MHz bộ xử lý Pentium là thoả mãn công việc thông tin.
Khối chấp hành
Là bộ phận đường ra để xử lý tín hiệu đèn, ví dụ từ Chorus của hãng SILEC-Pháp có dung lượng 16 đường đèn và mở rộng đến 32 đường đèn. Một số thông số khác của nó:
+ Nguồn điện xoay chiều 1 pha 220 V (có dải điện áp từ 160 đến 250 V) cường độ ngắt 800VA/220V
+ Làm việc trong điều kiện không khí độ ẩm 95%
+ Nhiệt độ môi trường từ 0-700C, vỏ tủ băng nhôm 2 lớp có tiếp đất.
Kiến nghị: Chọn loại tủ CHORUS là loại tủ hiện đại, điều khiển hệ thống làm việc được ở mọi chế độ (theo lệnh của trung tâm). Loại này rất phù hợp trong việc cải tạo, nâng cấp.
1.2.3.3. Detector giao thông
Hiện nay ở các nước sản xuất và sử dụng rất nhiều loại detector giao thông, phụ thuộc vào nguyên lý làm việc mà ta có thể phân ra nhiều loại khác nhau: loại tiếp xúc cơ học, đo xung lượng, đo bức xạ của ôtô, … Mỗi loại lại phân ra theo vị trí: chôn dưới đường, treo cao hay dựng bên lề. Hoặc phân ra theo phương pháp đo đếm của từng loại. Như vậy chọn loại nào phải căn cứ vào mục đích sử dụng ( xác định lượng xe, số lượng trục xe, xác định kích thước,chiều dài xe, xác định tốc độ xe, số xe, thành phần xe). Tuy vậy chọn một số detector có chức năng vừa cho xe ôtô, vừa cho xe đạp, vừa cho xe máy thì không có.
Qua phân tích tính năng cũng như các điều kiện lắp đặt của detector, ta thấy rằng việc chọn detector phải dựa vào mục đích sử dụng của nó. Ở Hà Nội hiện nay, mục đích chính của detector là: thử nghiệm để nghiên cứu đếm xe, đo tốc độ xe cộ ôtô khi ra vào thành phố và bước đầu áp dụng thử nghiệm vào hệ thống giao thông thông minh ITS (Intelligent Transport System). Đồng thời sử dụng loại đơn giản, dễ thi công, không cản trở giao thông, không làm nhiễu hệ thống Radio, ổn định với cơ học và môi trường.
Kiến nghị chọn loại khung dây cảm ứng từ.
Cáp truyền
- Cáp thông tin điều khiển là loại cáp đồng series 74, có 2 loại cáp đồng, loại 5620.8 và loại 2820.8. Đặc tính chung là lõi đặc bằng đồng, vỏ cách điện bằng Polietilen, chất liệu kín. Ruban bằng nhôm gấp nếp, ống gen bằng Polietilen.
Loại này mềm, cơ động khi đi cong, khả năng chống đè nén cao, không thấm ẩm và không nhạy cảm đối với nước.
Các thông số khác: điện trở vòng 73.4/Km, điện trở cách điện 220V một chiều sau 2 phút 1500M/Km. Khai thác điện thoại tối đa là 10 Km.
Nhược điểm là có vỏ mỏng nên chịu ảnh hưởng rất nhiều của thời tiết mùa nóng, nhưng cáp được chạy ngầm trong hệ thống cống bể, do đó chỉ lưu ý khi thi công.
- Cáp sợi quang loại đang dùng do Pháp chế tạo là 12 F0-62.5/125 phục vụ cho truyền tín hiệu camera. Một số tính chất:
Đường kính lõi thép trong cùng: 62.5
Đường kính sợi quang: 125
Đường kính sợi bọc ngoài sợi quang: 250
Bán kính uốn cong cho phép: 150 mm
Măng sông cáp dùng: BPS-1
Một số thiết bị phụ
DEMO
Detecteur DE PASSAGE
DE VEHICULES
Miêu tả:
Từng đơn vị riêng biệt
Lắp ráp nhanh chóng: Bộ đèn bằng nhôm đảm bảo cơ học. Một thanh đực phía bên phải và một thanh cái phía bên trái cho phép liên kết các tủ đặt cạnh nhau trên đường ray, xe bus.
Vòng đầu dây bên trong cho phép nối trực tiếp với cáp của cái bắt,không cần sử dụng dây nối phụ.
Điều chỉnh độ nhạy thật hoàn chỉnh bằng quan sát. Nguyên tắc dò được sử dụng độc lập. Như vậy không cần thay đổi bộ dò hoặc thay đổi nhiệt độ ( thay đổi từ trường trên mặt đất bằng một khối kim loại chuyển động - Bằng sáng chế của SILEC số 1515997).
Linh hoạt: sử dụng nguyên tắc dò bằng mạch từ.
Hiệu năng cao: DEMO phát hiện mọi phương tiện giao thông kể cả xe đạp, ở các vận tốc khác nhau kể cả khi đang đỗ.
Kích thước nhỏ cho phép đưa vào trong mọi loại tủ.
Thích nghi với mọi logic điều khiển.
Dễ dàng lắp ráp: các DEMO được lắp trên các đường ray, xe bus. Các bộ dò được liên kết với nhau bằng các vít cố định.
Đặc tính kĩ thuật:
- Bộ dò:
+ Tiêu thụ điện nhỏ hơn 3.5VA
+ Kiểu máy dò: mạch từ của SILEC
+ Chiều dày tối đa của cáp giữa mạch vòng và cái cắt nhỏ hơn 300m.
+ Có thể cắt tiếp xúc đầu ra: 10VA ( 500 mA tối đa, 100 V tối đa).
+ Mặt trên màu xanh cho phép phân biệt DEMO với các sử dụng cùng loại hộp.
- Khối:
+ Bộ dò chuẩn trên đường ray, xe bus gồm một Rail bus có mạch cung cấp điện chung, hạ thế cho tất cả các bộ dò DEMO và cung cấp 220V45% một pha (110V là tốt nhất).
+ Số lượng tối đa các bộ dò DEMO cho phép: 10.
+ Tiêu thụ năng lượng tối đa: 35 VA cho 10 DEMO
+ Nhiệt độ tối đa cho khối bộ dò hoạt động:-20 đến 700C.
DPM Detecteur DE PRESENCE
DE VEHICULES
Các đặc tính kỹ thuật
- Hộp bộ dò:
+ Cung cấp điện từ 18 – 35 V.
+ Tiêu thụ điện 28 mA
+ Kiểu cáp yêu cầu: Mạch từ của SILEC 30 – 1000 MH.
+ Chiều dài tối đa cáp của bộ dò: 200 m.
+ Tần số của 4 kênh từ 30KHz – 150 KHz.
+ Phối hợp tự động
+ Dễ dàng điều chỉnh: tối đa, tối thiểu, trung bình.
+ Có thể cắt công tắc nghỉ 30 V (DC), 1A max.
+ Chỉ đầu ra bằng đèn tín hiệu màu đỏ.
+ Thời gian xuất hiện bắt đầu ở 6 phút, không phụ thuộc vào mạch từ.
Trong trường hợp có sự cố thông tin được cung cấp thường xuyên, nếu bộ dò bị mất điện mạch từ bị đứt.
- Hộp cung cấp điện: xe bus (ALDET).
Điện áp cung cấp:220 V 15%, 1 pha. Tốt nhất là 110 V.
Tiêu thụ điện tuỳ theo số lượng bộ dò (tối đa là 35 VA).
Số bộ dò tối đa ( về cơ học và điện ): 10.
- Nhiệt độ vận hành: -200C đến 700C.
mặt trên
vít
đầu vào mạch từ ( một dây dẫn 0.5 m).
Diode led
độ nhạy
bộ tiếp xúc xe bus
đầu ra của tiếp xúc
cung cấp điện ổn định
Rail Bus
Màu xanh cho phép phân biệt nhanh chóng với các thiết bị khác
Ở các nước phát triển trình đổ tự động hoá điều khiển giao thông ở mức rất cao, dòng xe có đặc trưng rất ổn định do vậy việc sử dụng detector để cung cấp thông tin là cần thiết
1.2.3.3. Camera
Các camera thường được đặt tại các nút giao thông phức tạp để từ trung tâm điều khiển có thể quan sát trực tiếp hiện trạng giao thông của từng nút (có đặt camera) trên màn hình. Từ các quan sát trực tiếp bằng mắt trên màn hình ở trung tâm có thể thấy rõ được hình ảnh về mật độ, thành phần xe chạy, tình trạng ùn tắc, các phát sinh và nguyên nhân gây tai nạn giao thông ... Đồng thời từ thực tế quan trắc có thể nghiên cứu được quy luật các dòng xe, phản ứng của các lái xe trong dòng, tốc độ của từng loại phương tiện đi trong nút hoặc trên đường phố được quan sát.
Vị trí đặt camera phải đảm bảo chắc chắn an toàn, sao cho camera truyền được toàn bộ và đúng hình ảnh hiện trạng giao thông của nút bất kỳ thời điểm nào trong ngày và cả trong ban đêm. Tại trung tâm điều khiển có tổng đài chuyển kênh với nhiều máy thu cỡ lớn để quan sát được trực tiếp bất cứ hình ảnh của một camera nào cần kiểm tra
2. Hiện trạng đèn tín hiệu giao thông ở Hà Nội
2.1. Hiện trạng bố trí đèn tín hiệu ở Hà Nội
Hà Nội hiện nay có hơn 600 nút giao thông và trong đó có khoảng 200 nút giao thông được lắp đặt đèn tín hiệu. Nhiều nút đèn tín hiệu giao thông chỉ có tác dụng làm đẹp đường phố, thậm chí có nút ‘chết’ ngay khi đưa vào sử dụng.
Lấy đoạn đường Nguyễn Trãi làm một ví dụ điển hình. Một đoạn đường ngắn chỉ có 4 km từ địa phận Ngã Tư Sở đến giáp địa phận Hà Đông được lắp đặt tới 7 nút đèn tín hiệu giao thông, nhưng hầu hết các nút đèn này đều hoạt động cầm chừng và không muốn nói là không có hiệu quả.
Ngay cả khi có điện thì 3 trong 7 nút đèn vẫn không thể hoạt động: “Nếu đèn hoạt động thì ... đường tắc” - Một đồng chí CSGT đội 3 phân bua. Chính vì thế nhiều tháng nay 3 nút đèn nay luôn trong tình trạng nhấp nháy vàng
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- Tìm hiểu biện pháp nâng cao hiệu quả khai thác hệ thống đèn tín hiệu điều khiển giao thông ở Hà Nội.doc