Quy phạm kỹ thuật an toàn về thiết bị nâng TCVN4244-86

I. Móc:

1. Những yêu cầu đối với móc:

Vật liệu chế tạo: Hình dạng và kết cấu móc chọn để đảm bảo được kích thước nhỏ nhất (nhất là chiều cao) và trọng lượng nhỏ nhất với sức bền đều tại tất cả các tiết diện của nó. Trong ngành cần trục dùng nhiều loại kết cấu móc: móc đơn, móc hai ngạnh .

Móc phải được chế tạo bằng phương pháp rèn hoặc dập. Cho phép chế tạo móc từ những tấm thép riêng biệt được liên kết với nhau bằng đinh tán. Cho phép chế tạo móc bằng phương pháp đúc nếu đơn vị chế tạo có khả năng dò khuyết tật vật đúc và được cơ quan kỹ thuật an toàn địa phương cho phép.

Những móc chịu tải từ 30.000N trở lên phải có cấu tạo quay được trên ổ bi chặn, được che kín trừ các móc của thiết bị nâng chuyên dùng.

Lắp các móc rèn, dập, chạc của móc tấm lên thanh ngang phải loại trừ khả năng tự tháo lỏng của đai ốc. Móc treo tải của thiết bị nâng phải được trang bị khoá an toàn loại trừ khả năng tự rơi của các bộ phận mang tải bổ sung, trừ móc của các thiết bị nâng sau:

- Cần trục chân đế làm việc ở cảng biển.

- Máy trục dùng để di chuyển kim loại nóng chẩy hoặc xỉ lỏng.

 

doc35 trang | Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 4857 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Quy phạm kỹ thuật an toàn về thiết bị nâng TCVN4244-86, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
năng xẩy ra áp xuất nguy hiểm của mỗi mạch thuỷ lực phải đặt van hạn chế áp xuất. Van này được điều chỉnh tới áp xuất cho phép và phải được kẹp chì. Phải chọn các thông số cơ bản của thiết bị thuỷ lực phù hợp với khả năng chịu tải của các phần tử chịu tải trong kết cấu cần trục. Phải đảm báo có các chi tiết ghép nối cần thiết cho các thiết bị đo tại các vị trí cần phải kiểm tra áp suất trong hệ thống thuỷ lực. Hệ thống điều khiển cần trục phải đảm bảo cho các cơ cấu khi tăng tốc và hãm được đều đặn (không giật). Khi thiết bị thuỷ lực bị ngừng hoạt động, cần trục phải giữ được hàng một cách tin cậy ở bất kỳ vị trí nào. Yêu cầu với thiết bị thuỷ lực về ống dẫn Giữa bơm và van an toàn thuỷ lực không được phép lắp van chặn cản trở hoạt động của van an toàn. Phải kiểm tra được độ bẩn các bộ lọc thuỷ lực chính mà không cần tháo rời chúng. Phải có bộ phận chỉ báo mức chất lỏng công tác cao nhất và thấp nhất trong thùng chứa thuỷ lực. Việc kiểm tra mức chất lỏng phải đơn giản và an toàn. Trường hợp trong cần trục sử dụng nhiều thùng chứa chất lỏng, các thùng chứa đó phải được ghi nhãn khác nhau. Các ống dẫn quan trọng (về phương diện kỹ thuật an toàn) phải được tính toán độ bền với hệ số an toàn: K ³ 2,2 - Đối với ống thép giữa cơ cấu thuỷ lực điều khiển và xi lanh thuỷ lực công tác. K ³ 5,5- Đối với ống thép không có thiết bị phòng tránh đứt. K ³ 5 - Đối với ống mềm giữa cơ cấu thuỷ lực điều khiển và xi lanh thuỷ lực công tác. Đối với các ống thép hệ số an toàn được xác định theo quan hệ với giới hạn chẩy, còn đối với ống mềm - tương ứng với giới hạn bền kéo. Các ống dẫn chịu áp quan trọng (về phương diện kỹ thuật an toàn) phải được thử nghiệm với áp xuất bằng 1,5 lần áp xuất công tác danh nghĩa với điều kiện vẫn phải đảm bảo độ kín khít của hệ thống. Các ống dẫn mềm phải được bố trí trên cần trục sao cho không bị hư hại do cọ sát các kết cấu bằng kim loại. Các ống dẫn mền đặt sát chỗ làm việc của người thao tác phải có vỏ che hoặc màn chắn. Phải cố định chắc chắn các ống dẫn, tránh được các dao động và hư hại nguy hiểm, đảm bảo độ kín khít của các mối nối. Nói chung không được phép nối dài các ống chịu áp bằng hàn. Trong trường hợp cần thiết phải hàn (ví dụ ở mối nối với đầu nối hình cầu), đoạn ống có mối hàn phải bền bằng đoạn ống không có mối hàn. Khi đó phải đảm bảo khả năng làm sạch mối hàn ở trong lòng ống. Trên đoạn ống giữa thiết bị an toàn và xi lanh thuỷ lực công tác không được phép hàn các phần tử của thiết bị thuỷ lực (ví dụ mối nối côn, cầu....) Khi đặt ắc qui thuỷ lực vào hệ thống thuỷ lực phải đảm bảo: áp xuất trong ắc qui không tăng khi nạp nhờ van an toàn. Đo được áp xuất trong ắc qui. Tháo cạn được ắc qui. Ngắt được ắc qui khỏi hệ thống thuỷ lực. Phải có tín hiệu âm thanh hoặc ánh sáng đến bàn điều khiển khi áp xuất trong ắc qui quan trọng (về phương diện kỹ thuật an toàn) bị giảm. Trên các cần trục có ắc qui thuỷ lực phải viết ở nơi dễ nhìn dòng chữ: ”cẩn thận có ắc qui thuỷ lực! trước khi tháo rời hệ thống phải ngắt ắc qui hoặc giảm áp xuất" hoặc các dẫn hiệu tương ứng. Khi chuyển động ngược lại, cần piton không được mang chất bẩn vào khoang công tác của xi lanh thuỷ lực. Trong các cơ cấu thuỷ lực điều khiển phải loại trừ được khả năng vô ý bật tay gạt và tay vặn điều khiển. Lực tác động lên các bộ phận điều khiển không được vượt quá các trị số qui định trong bảng sau: Bộ phận điều khiển Lực cho phép, N Tay gạt 120 Bàn đạp loại ít được sử dụng 400 Bàn đạp loại thường được sử dụng 150 Vô lăng 100 (đo theo vành) Sau khi ngừng tác động vào các bộ phận điều khiển thường ngắt (không được đóng thường xuyên) chúng phải trở lại vị trí ban đầu và phải ngắt hoặc dừng các cơ cấu mà chúng điều khiển. Các bộ phận điều khiển thiết bị thuỷ lực của cần trục lưu động (trừ cần trục có hệ thống thuỷ lực duy nhất vừa để di chuyển cần trục vừa để nâng hàng) phải được tách khỏi các bộ phận điều khiển cơ cấu di chuyển cần trục. Khi chế tạo và lắp đặt các cơ cấu thuỷ lực và các bộ phận điều khiển phải tận dụng khả năng tương ứng giữa hướng chuyển động của các bộ phận điều khiển với hướng chuyển động của cần trục do chúng gây ra. Khi ngừng truyền năng lượng cho cần trục hoặc cho các tổ hợp dẫn động trung tâm thì tất cả các cơ cấu dẫn động thuỷ lực đã được đóng mạch phải tự dừng trong trường hợp các phần tử điều khiển không nằm ở vị trí dừng. Khi tiếp tục truyền năng lượng phải loại trừ khả năng tự động của bộ dẫn động điều khiển bằng điện, còn đối với bộ dẫn động điều khỉển bằng các dạng khác thì phải loại trừ khả năng khởi động không chủ định. Khi ngừng truyền năng lượng phải đảm bảo hạ được hàng cũng như hạ hoặc kéo được cần nâng tới vị trí an toàn cho cần trục ngay cả khi có gió. Nếu việc sử dụng cần trục một cách tin cậy đòi hỏi sự kiểm tra có hệ thống tình trạng của thiết bị thuỷ lực thì tại nơi điều khiển phải lắp đặt các thiết bị chỉ báo áp suất, nhiệt độ..... Nếu người thao tác không theo dõi trực tiếp được các bộ phận thuỷ lực quan trọng (về phương diện kỹ thuật an toàn) trong các cơ cấu dẫn động thì hoạt động của chúng phải được báo bằng đèn hiệu hoặc bằng biện pháp khác. Phải tách các đèn báo hiệu và dụng cụ kiểm tra của các cần trục lưu động (trừ cần trục có hệ thống thuỷ lực duy nhất vừa để di chuyển cần trục vừa để nâng hàng) khỏi các dụng cụ tương tự dùng để kiểm tra cơ cấu di chuyển cần trục. Các thiết bị an toàn chống đứt ống dẫn phải được nối trực tiếp vào xi lanh hoặc mô tơ thuỷ lực. Trong trường hợp không thể thực hiện được yêu cầu đó, ống dẫn giữa thiết bị an toàn và xi lanh hoặc mô tơ thuỷ lực phải được làm bằng thép có hệ số an toàn K ³ 5,5. Nếu các thiết bị an toàn và ống dẫn nối giữa xi lanh thuỷ lực với thiết bị an toàn có khả năng bị hư hại thì các thiết bị an toàn phải được xếp lồng vào xi lanh hoặc mô tơ thuỷ lực. Phải lắp van một chiều điều khiển được cho các xilanh và mô tơ thuỷ lực không có phanh hãm mà cần phải đảm bảo trạng thái không thay đổi (vị trí xi lanh thuỷ lực của chân kích) để loại trừ dịch chuyển không chủ định. G. Thiết bị an toàn trong thiết bị nâng hạ Để ngăn ngừa sự cố và tai nạn lao động trong quá trình sử dụng thiết bị nâng, thì mỗi thiết bị nâng phải được trang bị các thiết bị an toàn phù hợp. Trên máy trục có các thiết bị an toàn sau: Thiết bị chống quá tải. Thiết bị hạn chế góc nâng cần. Thiết bị hạn chế hành trình xe con máy trục. Thiết bị hạn chế góc quay. Thiết bị chống máy trục di chuyển tự do. Thiêt bị hạn chế độ cao nâng tải. Thiết bị đo góc nghiêng của mặt bằng máy trục dừng và báo hiệu khi góc nghiêng lớn hơn góc nghiêng cho phép. Thiết bị báo hiệu máy trục đi vào vùng nguy hiểm của đường dây tải điện. Thiết bị đo tốc độ gió và tín hiệu thông báo âm thanh và ánh sáng khi gió đạt đến tốc độ giới hạn qui định. Thiết bị chỉ tầm với và tải trọng cho phép tương ứng. Thiết bị hạn chế độ cao nâng tải: Thiết bị hạn chế độ cao nâng tải nhằm mục đích ngăn ngừa trường hợp nâng tải lên đến đỉnh cần hoặc đến dầm cầu. Nguyên tắc hoạt động của thiết bị hạn chế độ cao nâng tải là khi tải nâng đến độ cao giới hạn thiết bị liên động sẽ tự động ngắt dẫn động của cơ cấu nâng để ngừng nâng tải tiếp. Thiết bị hạn chế độ cao nâng tải có thể được lắp đặt liên kết với tang cuộn cáp của cơ cấu nâng tải hoặc lắp đặt liên kết với cáp nâng tải. Thiết bị chống quá tải là thiết bị dùng để tự động ngắt dẫn động của cơ cấu nâng tải khi trọng lượng của tải vượt quá 10% trọng tải. Yêu cầu đối với thiết bị chống quá tải là cho phép cơ cấu hoạt động theo chiều ngược lại. Nguyên tắc hoạt động chung của các thiết bị chống quá tải là khi trọng lượng của tải đạt 110% trọng tải thì thiết bị liên động sẽ tác động lên công tắc ngắt dẫn động của cơ cấu nâng. Đối với các loại cần trục ô tô thiết bị này được lắp ở hệ thống cáp chằng cần và biến động với mạng điều khiển cơ cấu nâng. Thiết bị hạn chế hành trình di chuyển xe con và xe lớn máy trục Thiết bị hạn chế hành trình di chuyển xe con và xe lớn máy trục là thiết bị nhằm ngăn ngừa trường hợp xe con, xe lớn máy trục di chuyển về tận cùng của hành trình. Nguyên tắc hoạt động của thiết bị hạn chế hành trình di chuyển xe con và xe lớn máy trục là khi xe con, xe lớn di chuyển đến điểm cuối của đường ray thì thiết bị liên động sẽ tác động lên công tắc ngắt dẫn động của cơ cấu di chuyển xe con và xe lớn máy trục. Thiết bị hạn chế góc nâng hạ cần nhằm mục đích ngắt dẫn động của cơ cấu nâng hạ cần khi góc tạo lên giữa cần và phương nằm ngang đạt trị số giới hạn (hoặc giá trị cực đại hoặc giá trị cực tiểu). Sau khi ngắt dẫn động của cơ cấu nâng hạ tải cần thì thiết bị hạn chế góc nâng cần cho phép cơ cấu hoạt động về chiều ngược lại tức là nếu khi nâng cần đến góc cực đại thì thiết bị hạn chế góc nâng hạ cần sẽ ngắt dẫn động của cơ cấu không cho cơ cấu nâng tiếp nữa, nhưng nó cho phép cơ cấu nâng cần hoạt động theo hướng giảm góc nâng cần. Thiết bị hạn chế góc quay của thiết bị nâng. Những thiết bị nâng có cơ cấu quay có thể được phép quay với những góc quay khác nhau tuỳ theo đặc điểm của mỗi thiết bị. Ví dụ: các cần trục điện có dây dẫn điện đến phần quay không có biện pháp chống xoắn thì góc quay cho phép của chúng không vượt quá 2 vòng tức 720 độ. Để đảm bảo góc quay không vượt quá qui định phải lắp đặt thiết bị hạn chế góc quay tự động ngắt dẫn động của cơ cấu quay khi góc đạt đến giá trị giới hạn cho phép. Thiết bị báo hiệu máy trục đi vào vùng nguy hiểm của đường dây dẫn điện. Phần 2: Hướng dẫn vận hành cầu trục điện có ca bin điều khiển q=10T Công dụng và phân loại cầu trục điện Cầu trục được dùng chủ yếu trong các phân xưởng, nhà kho đẻ nâng hạ và vận chuyển hàng hoá với lưu lượng lớn. Cầu trục là một kết cấu dầm hộp hoặc dàn trên đó đặt xe con có cơ cấu nâng. Dầm cầu có thể chạy trên các đường ray đặt trên cao dọc theo nhà xưởng còn xe con có thể chạy dọc theo dầm cầu. Vì vậy mà cầu trục có thể nâng hạ và vận chuyển hàng theo yêu cầu tại bất kỳ điểm nào trong không gian của nhà xưởng. Cầu trục được sử dụng trong tất cả các lĩnh vực của nền kinh tế quốc dân với các thiết bị mang vật rất đa dạng như móc treo, thiết bị cặp, nam châm điện, gầu ngoạm…….đặc biệt cầu trục được sử dụng phổ biến trong ngành công nghiệp chế tạo máy và luyện kim với các thiết bị chuyên dùng. Cầu trục được chế tạo với tải trọng nâng từ 1 đến 500tấn; khẩu độ dầm cầu đến 32m; chiều cao nâng đến 16m; tốc độ nâng vật từ 2 đến 40m/ph; tốc độ di chuyển xe con đến 60m/ph và tốc độ di chuyển cầu trục đến 125m/ph. Cầu trục có tải trọng nâng trên 10T thường được trang bị hai hoặc ba cơ cấu nâng vật: một cơ cấu nâng chính và một hoặc hai cơ cấu nâng phụ. Tải trọng nâng của cầu trục này thường được kí hiệu bàng một phân số với các tải trọng nâng chính và phụ. Ví dụ:15/3T;20/5T;150/20/5T.... Theo công dụng có các loại cầu trục có công dụng chung và cầu trục chuyên dùng. Cầu trục có công dụng chung chủ yếu dùng với móc treo để xếp dỡ, lắp ráp và sửa chữa máy móc. Loại cầu trục này có tải trọng nâng không lớn và khi cần có thể dùng với gầu ngoạm, nam châm điện hoặc thiết bị cặp để xếp dỡ một loại hàng nhất định. Cầu trục chuyên dùng được sử dụng chủ yếu trong công nghiệp luyện kim với các thiết bị mang vật chuyên dùng và có chế độ làm việc rất nặng. Theo kết cấu dầm cầu có các loại cầu trục 1 dầm và cầu trục hai dầm. Dầm cầu của cầu trục 1 dầm thường là dầm chữ I hoặc dầm tổ hợp với các dàn thép tăng cứng cho dầm. Cầu trục một dầm thường dùng pa lăng điện chạy dọc theo dầm chữ I nhờ cơ cấu di chuyển pa lăng. Cầu trục hai dầm có các loại dầm hộp và dầm dàn không gian. Theo cách tựa của dầm cầu lên đường ray di chuyển cầu trục coá các loại cầu trục tựa và cầu trục treo. Loại cầu trục tựa được sử dụng phổ biến hơn. Theo cách bố trí cơ cấu di chuyển cầu trục có các loại cầu trục dẫn dộng chung và cầu trục dẫn động riêng. Ngoài ra theo nguồn dẫn động có các loại cầu trục dẫn độngtay và cầu trục dẫn động máy. Theo vị trí điều khiển có các loại cầu trục điều khiển từ ca bin gắn trên dầm cầu và cầu trục điều khiển từ dưới nền bằng hộp nút bấm. Điều khiển từ dưới nền bằng hộp nút bấm thường dùng cho loại cầu trục 1dầm có tải trọng nâng nhỏ. B.Cấu tạo chung của cầu trục có ca bin điều khiển. Hình vẽ 1: Cấu tạo chung của cầu trục có ca bin điều khiển Trên hình 1 là hình chung của cầu trục hai dầm có ca bin điều khiển. Hai đầu của các dầm chính 11 được liên kết cứng với dầm cuối 4 tạo thành một khung cứng trong mặt phẳng ngang, đảm bảo độ cứng cần thiết của kết cấu thép theo phương đứng và phương ngang. Trên dầm cuối có lắp các bánh xe di chuyển 3 chạy trên ray 2 đặt dọc theo nhà xưởng trên các vai cột. Khoảng cách theo phương ngang giữa tâm các ray 2 được gọi là khẩu độ của cầu trục. Chạy dọc theo các đường ray trên dầm chính là xe con 8. Trên xe con đặt cơ cấu nâng 7, cơ cấu di chuyển xe con 12. Tuỳ theo công dụng của cầu trục mà trên xe con có một hoặc hai cơ cấu nâng. Trường hợp có hai cơ cấu nâng thì cơ cấu nâng 7 được gọi là cơ cấu nâng chính còn cơ cấu nâng 6 có tải trọng nâng nhỏ hơn được gọilà cơ cấu nâng phụ. Cơ cấu di chuyển cầu trục 13 được đặt trên kết cấu dầm cầu. Ca bin điều khiển 1 được treo phía dưới dầm cầu. Nguồn điện cung cấp cho động cơ của các cơ cấu được lấy từ đường điện chạy dọc theo nhà xưởng và sàn đứng 10 dùng để phục vụ cho việc kiểm tra, bảo trì đường điện này. Cáp điện 5 được treo trên dây 9 để cấp điện cho các động cơ đặt trên xe con. Ngoài ra trên phần kết cấu thép của cầu trục còn có phần sàn đứng với lan can để có thể đi lại khi kiểm tra, bảo trì, sửa chữa. Dầm chính của cầu trục 2 dầm được chế tạo dưới dạng hộp hoặc dàn không gian. Dầm dàn không gian tuy có nhẹ hơn dầm hộp song khó chế tạo và thường chỉ dùng cho cầu trục có tải trọng nâng và khẩu độ lớn. Dầm cuối của cầu trục hai dầm thường được làm dưới dạng hộp và liên kết với các dầm chính bằng bu lông hoặc hàn. Cơ cấu di chuyển cầu trục có thể thực hiện theo hai phương án: dẫn động chung và dẫn động riêng. Trong phương án dẫn động chung, động cơ dẫn động được đặt ở khoảng giữa dầm cầu và truyền chuyển động tới các bánh xe chủ động ở hai bên ray nhờ các trục truyền. Trục truyền có thể là trục quay chậm, quay nhanh và quay trung bình. ở phương án dẫn động riêng mỗi bánh xe hoặc cụm bánh xe chủ động được trang bị một cơ cấu dẫn động. Cơ cấu di chuyển dẫn động chung với trục truyền quay chậm gồm động cơ điện 1, hộp giảm tốc 2 và các đoạn trục truyền 3 nối với nhau và nối với trục ra của hộp giảm tốc bằng các khớp nối 4. Trục truyền tựa trên các gối đỡ 5 bằng ổ bi C. Những chi tiết và bộ phận cơ bản của cầu trục Cáp thép. Cáp thép là chi tiết rất quan trọng, được sử dụng trong hầu hết các máy nâng. Các yêu cầu chung đối với cáp là: An toàn trong sử dụng. Độ mềm cao, dễ uốn cong, đảm bảo độ nhỏ gọn của cơ cấu, của máy. Đảm bảo độ êm dịu, không gây ồn khi làm việc trong cơ cấu và máy nói chung. Trọng lượng riêng nhỏ, giá thành thấp. Đảm bảo độ bền lâu, thời hạn sử dụng lớn. Cáp thép được chế tạo từ những sợi thép các bon tốt (ít lưu huỳnh, phốt pho). Các sưọi thép được chế tạo bằng công nghệ kéo nguội có đường kính từ 0,5 đến 2-3mm. cá sợi thép này được bện thành cáp bằng các thiết bị bện chuyên dùng. Để chống rỉ, người ta tráng lớp kẽm lên sợi thép, tuy nhiên sợi thép sau khi tráng kẽm có độ bền giảm đi 10%. Đặc điểm quan trọng nhất và quí nhất của cáp thép bện là chế tạo bằng các sợi thép có giới hạn bền tăng lên rất cao nhờ vật liệu được lèn đi lèn lại nhiều lần (biến cứng) trong quá trình kéo thành sợi, trị số Kk đạt đến 14000-20000kg/cm2, nghĩa là gấp 2-3 lần giới hạn của các loại thép tương ứng chế tạo bằng cán thông thường. Kết cấu của cáp, nghĩa là cách bện cáp có ảnh hưởng rất lớn đến độ mềm và độ bền mòn của cáp. Cáp bện đơn là loại có kết cấu đơn giản nhất, trong đó các sợi được bện thành những lớp đồng tâm quanh sợi lõi. Loại cáp này có độ cứng lớn, do đó không dùng được trong các công việc của những máy trục mà cáp phải vòng qua pu ly và quấn quanh tang có đường kính khá nhỏ. Cáp bện đơn được dùng để chằng cột buồm, dùng làm cáp kéo, làm cáp tải của đường gòng treo. Cáp bện kép thích hợp với các công việc của máy trục, như tên gọi, nó được bện bằng hai thao tác: đầu tiên các sợi thép bện thành dánh, sau đó dánh bện thành cáp. ở tâm của cáp và đôi khi ở cả tâm của dánh có lõi mềm bằng dây đay, sợi bông hoặc amiăng. Lõi này là một trong những nhân tố chính quyết định độ mềm của cáp. Việc nghiên cứu các loại cáp bện có kết cấu khác nhau chứng tỏ rằng độ mềm của cáp tăng lên cùng với số lượng lõi. Vì lý do đó một thời gian trong thực tế đã xuất hiện cáp bện ba, quá trình bện gồm ba thao tác: mới đầu những sợi dây nhỏ được bện thành dánh đơn, giữa có lõi mềm, sau đó dánh đơn bện thành dánh kép, giữa cũng có lõi và cuối cùng dánh kép bện thành cáp, giữa cũng lại có lõi. Do quá trình công nghệ như trên, giữa các sợi thép có lõi mềm khiến độ mềm của cáp tăng lên. Tuy vậy cáp bện ba không được dùng nhiều lắm vì phải dùng thép nhỏ, bị mòn nhanh do tiếp xúc với bề mặt pu ly và tang, chưa nói đến việc chế tạo phức tạp và giá thành cao. Như vậy loại cáp chính dùng cho máy trục là cáp bện kép. Cáp có thể bện xuôi, trong đó các sợi bện thành dánh và dánh bện thành cáp theo cùng một chiều; và bện chéo, trong đó các dánh và cáp được bện theo các chiều trái nhau. Cáp bện chéo áp không sát vào bề mặt của pu ly và tang, lại cứng hơn lên bị mòn nhanh hơn là cáp bện xuôi. Vì vậy chủ yếu lên dùng cáp bện xuôi. Trường hợp nâng tải trọng bằng một nhánh cáp (không có pa lăng) phải dùng cáp bện chéo vì cáp bên xuôi sẽ bị xoắn lại. Tiêu chuẩn loại bỏ cáp thép theo số sợi đứt và mức độ mòn của các sợi lớp ngoài cùng Khi dây cáp thép đang dùng có sợi đứt, rỉ, mòn phải căn cứ vào các qui định sau đây để xét việc loại bỏ: Những cáp thép được chế tạo từ những sợi có đường kính như nhau khi có số sợi đứt trên một bước bện lớn hơn giá trị ghi trong bảng 1 phải loại bỏ. Bảng 1 Số sợi đứt lớn nhất cho phép trên một bước bện Hệ số dự trữ bền ban đầu của cáp khi tỉ số D/d theo đúng qui định củatiêu chuẩn này Cấu tạo của cáp, số sợi 6x19=114 6x37=222 6x61=366 18x19=342 Bện chéo Bện xuôi Bện chéo Bện xuôi Bện chéo Bện xuôi Bện chéo Bện xuôi Số sợi đứt cho phép lớn nhất trên một bước bện Đến 6 Từ 6 đến 7 Trên 7 12 14 16 6 7 8 22 26 30 11 13 40 36 38 40 18 19 20 36 38 40 18 19 20 Bước bện của cáp là khoảng cách giữa điểm đầu và điểm cuối của một tao cáp sau khi đã cuộn đúng một vòng xung quanh dây cáp. Bước bện của cáp được xác định như sau: trên bề mặt của một tao bất kỳ nào đó đánh dấu (điểm A hình 1) từ đó đếm dọc theo tâm cáp bằng số tao cáp có trong cáp ( ví dụ bằng 6 đối với cáp 6 tao) và ở sau tao cuối cùng (ở trong trường hợp 6 tao lấy tao thứ 7) đánh dấu thứ 2 (điểm B). Khoảng cách giữa A và B là bước bện của cáp. Đối với cáp được bện theo nhiều lớp (ví dụ cáp 18x19=342 sợi lõi gai có 6 tao ở lớp trong và 12 tao ở lớp ngoài) thì bước bện được xác định theo số tao ở lớp ngoài. Những dây cáp thép được chế tạo từ những sợi có đường kính khác nhau thì lúc xác định việc loại bỏ cáp phải căn cứ vào bảng 1 nhưng trong trường hợp này số sợi đứt phải tính theo số sợi đứt qui đổi. Khi tính số sợi đứt qui đổi, qui ước cứ 1 sợi nhỏ đứt là 1 còn 1 sợi lớn đứt là 1,7. Ví dụ: cáp 6x19=114 + lõi gai bện chéo có hệ số dự trữ bền ban đầu là 6 có 6 sợi nhỏ và 5 sợi lớn bị đứt, hãy xác định chất lượng cáp. Số sợi đứt qui đổi trong trường hợp này là: 6x1+5x1,7=14,5 sợi Theo bảng 1 thì số sợi đứt cho phép đến 12 nhưng ở đây số sợi là 14,5 vậy cáp phải loại bỏ. Khi cáp thép có cấu tạo không giống cấu tạo của các cáp ở trong bảng 1 thì số sợi đứt cho phép trên 1 bước bện của cáp đó được xác định bằng cách sau: Lấy tiêu chuẩn loại bỏ của cáp ở trong bảng 1 có cấu tạo và số lượng sợi bện gần giống với cấu tạo và số lượng sợi bện của cáp đang cần tìm rồi nhân với hệ số sau đây: Tổng số sợi của cáp không có trong bảng 1 Tổng số sợi của cáp có trong bảng 1 sẽ được tiêu chuẩn loại bỏ cáp không có trong bảng 1. Ví dụ: cáp 8 x19=152 bện xuôi có hệ số dự trữ bền ban đầu là 10 (loại cáp này không có trong bảng 1). Xác định số sợi đứt cho phép của cáp đó. Cáp 6x19=114 sợi là cáp trong bảng 1 có cấu tạo giống với cáp 8x19=152 sợi, theo bảng 2 thì số sợi đứt cho phép lớn nhất của cáp 6x19=114 sợi là 8 sợi khi hệ số dự trữ bền ban đầu của cáp trên 7. Vậy số sợi đứt cho phép của cáp là 8x19=152 sợi là: 8x152/114 = 10,64 = 11 sợi. Cáp của những thiết bị nâng dùng để nâng người, vận chuyển kim loại nóng chẩy, kim loại nóng, chất nổ, chất dễ cháy và chất độc hại phải loại bỏ khi số sợi đứt trên một bước bện bằng một nửa số sợi đứt ghi trong bảng 1. Khi cáp bị mòn hoặc rỉ ở mặt ngoài thì số sợi đứt để loại bỏ cáp phải giảm xuống tương ứng với độ mòn của lớp sợi bên ngoài, xác định theo bảng 2. Bảng 2: Tiêu chuẩn loại bỏ cáp theo độ mòn của đường kính của các sợi lớp ngoài cùng Độ giảm đường kính các sợi do bị mòn, rỉ so với đường kính ban đầu % Số sợi đứt cho phép trên độ dài 1 bước bện so với mức cho phép ở bảng 1, % 10 15 20 25 30 và lớn hơn 40 85 75 70 60 50 Phải loại bỏ Khi cáp bị đứt mòn quá tiêu chuẩn cho phép thì được phép sử dụng để nâng những tải nhỏ hơn trọng tải. Trọng tải của cáp phải được qui định lại dựa trên cơ sở thực tại tình trạng của cáp và phải đảm bảo hệ số dự trữ bền theo đúng qui định của tiêu chuẩn này. Nếu tải được treo trên 2 cáp riêng biệt thì mỗi cáp phải được xem xét và loại bỏ riêng. Khi cáp có 1 tao bị đứt phải loại bỏ ngay không cần xét đến số sợi đứt và độ mòn các sợi lớp ngoài cùng. Móc: Những yêu cầu đối với móc: Vật liệu chế tạo: Hình dạng và kết cấu móc chọn để đảm bảo được kích thước nhỏ nhất (nhất là chiều cao) và trọng lượng nhỏ nhất với sức bền đều tại tất cả các tiết diện của nó. Trong ngành cần trục dùng nhiều loại kết cấu móc: móc đơn, móc hai ngạnh…. Móc phải được chế tạo bằng phương pháp rèn hoặc dập. Cho phép chế tạo móc từ những tấm thép riêng biệt được liên kết với nhau bằng đinh tán. Cho phép chế tạo móc bằng phương pháp đúc nếu đơn vị chế tạo có khả năng dò khuyết tật vật đúc và được cơ quan kỹ thuật an toàn địa phương cho phép. Những móc chịu tải từ 30.000N trở lên phải có cấu tạo quay được trên ổ bi chặn, được che kín trừ các móc của thiết bị nâng chuyên dùng. Lắp các móc rèn, dập, chạc của móc tấm lên thanh ngang phải loại trừ khả năng tự tháo lỏng của đai ốc. Móc treo tải của thiết bị nâng phải được trang bị khoá an toàn loại trừ khả năng tự rơi của các bộ phận mang tải bổ sung, trừ móc của các thiết bị nâng sau: Cần trục chân đế làm việc ở cảng biển. Máy trục dùng để di chuyển kim loại nóng chẩy hoặc xỉ lỏng. Móc phải được loại bỏ trong các trường hợp sau: Móc không quay được. Móc bị rạn nứt. Móc bị mòn quá 10% kích thước ban đầu. Móc bị biến dạng do mỏi hoặc do va đập. Tang quấn cáp: Tang là một bộ phận của máy trục dùng để biến chuyển động quay của truyền động trong cơ cấu nâng (trục của tay quay hoặc động cơ) thành chuyển động tịnh tiến để nâng hoặc hạ vật. Thông thường tang có dạng hình trụ. Trường hợp đặc biệt khi lực căng nhánh cáp chạy lên tang thay đổi theo qui luật từ cực tiểu đến cực đại, nên làm tang hình nón để mô men tải trọng tác dụng lên tang được giữ nguyên không đổi. Đa số trường hợp là cáp quấn lên tang một lớp. Khi chiều cao nâng rất lớn, muốn giảm bớt kích thước của tang, cáp được quấn làm nhiều lớp trên tang. Quấn như vậy sẽ làm cho các lớp cáp ở dưới chịu lực ép lớn do các lớp trên đè xuống. Đường kính tang được chọn sao cho các sợi trong cáp khi quấn vào sẽ không chịu ứng suất uốn quá lớn. Nếu thiết bị nâng làm việc trong điều kiện dễ rối cáp khi cuộn vào tang thì phải làm thiết bị xếp cáp. Tang phải có thành chắn ở hai đầu và thành phải cao hơn lớp cáp trên cùng ít nhất bằng đường kính cáp. Tang phải loại bỏ khi bị rạn, nứt, vỡ. Hình 3: Tang quấn cáp nhiều lớp Hình 4: Tang quấn cáp một lớp Động cơ điện: Để làm nguồn dẫn động cho máy nâng, có thể sử dụng các dạng năng lượng khác nhau. Động cơ là một bộ phận quan trọng của bất cứ một cơ cấu công tác nào trên máy nâng. Nó biến đổi các nguồn năng lượng điện, hoá học hoặc thuỷ lực sang cơ năng. Có nhiều loại động cơ và phương pháp điều khiển chúng. So với các loại động cơ khác, động cơ điện có ưu điểm là: độ tin cậy khi sử dụng và tính kinh tế cao hơn. Nó phù hợp với các dạng chất tải khác nhau, có khả năng quá tải, điều khiển tốc độ bằng thiết bị tương đối đơn giản, có thể thay đổi chiều quay. Các động cơ chuyên dùng trên máy nâng có khả năng quá tải cao, mô men mở máy lớn, làm việc đảm bảo trong điều kiện đóng, mở máy liên tục. Pu ly: Pu ly được dùng trong cơ cấu nâng, hoặc để thay đổi phương của dây, hoặc như một khâu của pa lăng để giảm bớt mô men tải. Trục các pu ly trên cùng của pa lăng được giữ cố định, còn trục các pu ly dưới di động khi nâng và hạ vật. Vì vậy trong pa lăng pu ly chia ra: pu ly cố định và pu ly di động. Kết cấu của pu ly phải đảm bảo sao cho cáp và xích chạy vào một cách ổn định và không bị trượt ra khỏi rãnh pu ly. Không nên để cho cáp, xích bị uốn nhiều và mài mòn nhanh khi vòng qua pu ly. Khớp nối: Dùng để nối trục động cơ v

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docCautruc.doc