Đồ án Tìm hiểu hệ thống bồn bể chứa dầu thô của nhà máy lọc dầu số một Dung Quất

Đáy và nắp bồn chứa

Đáy và nắp là 2 chi tiết cùng với thân tạo thành thiết bị, hình dạng đáy và nắp của thiết bị phụ thuộc vào nhiệm vụ của nó, vào áp suất làm việc và phương pháp chế tạo. Đáy và nắp có thể được hàn , đúc liền với thân hoặc được lắp ghép với thân bằng mối ghép bích. Trong các thiết bị tồn chứa thường hay dùng các loại đáy , nắp có hình : elip, chỏm cầu, nón (côn ) hoặc phẳng.

- Với các thiết bị làm việc ở áp suất thường, nên dùng đáy nắp phẳng( tròn hoặc hình chữ nhật ) vì chế tạo đơn giản, rẻ tiền.

- Đáy và nắp hình cầu, hình elip được dùng trong thiết bị làm việc với áp suất lớn.

- Đáy nón được dùng với các mục đích sau :

+ Để tháo sản phẩm rời hoặc chất lỏng có hàm lượng pha rắn cao.

+ Để phân phối tốt chất khí hoặc lỏng theo tất cả tiết diện thiết bị.

+ Để khuyếch tán làm thay đổi từ từ tốc độ chất lỏng hoặc chất khí nhằm mục đích giảm bớt sức cản thủy lực.

 

doc58 trang | Chia sẻ: netpro | Lượt xem: 8836 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đồ án Tìm hiểu hệ thống bồn bể chứa dầu thô của nhà máy lọc dầu số một Dung Quất, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
g từ 1.800 ÷ 2000h/năm. - Gió: Tỉnh Quảng Ngãi có gió Tây khô nóng trong mùa hè, nhưng không khốc liệt như vùng đồng bằng Bắc Trung Bộ. Hiện tượng nắng nóng kéo dài nhiều ngày, kèm với gió Tây Nam mạnh cũng gây ra khô hạn trong vùng. Gió mùa Đông Bắc: Thường gây ra gió giật, các cơn lốc và thường gây ra mưa to, ẩm ướt, đồng thời nhiệt độ giảm mạnh. + Vận tốc gió trung bình: 2,9m/s. + Vận tốc gió cực đại: 40m/s. + Gió chủ đạo: mùa Đông - gió Đông Bắc, mùa hè - gió Tây Nam, gió Tây. - Bão: Quảng Ngãi cũng như các tỉnh ven biển miền Trung hàng năm chịu ảnh hưởng của bão. Trung bình hàng năm có 01 cơn bão hoặc áp thấp nhiệt đới ảnh hưởng trực tiếp đến tỉnh Quảng Ngãi gây mưa to và gió rất mạnh từ cấp 6 trở lên. Ngoài ra cũng có những năm có đến 3-4 cơn bão thường gây ra mưa to và gió rất mạnh, có khi kèm theo hiện tượng nước biển dâng. 2.1.3 Mục tiêu phát triển chủ yếu của khu kinh tế Dung Quất Dung Quất được chính phủ Việt Nam quy hoạch là khu kinh tế tổng hợp, nơi tập trung nhiều nhà máy công nghiệp nặng quy mô lớn. Đây là điểm động lực trong chiến lược phát triển vùng kinh tế trọng điểm miền Trung và là khu kinh tế lớn thứ 3 của Việt Nam. Những ngành, lĩnh vực được tập trung đầu tư phát triển tại Dung Quất gồm: hoàn thành xây dựng và đưa Nhà máy lọc dầu Dung Quất vào hoạt động sản xuất năm 2009; đồng thời triển khai xây dựng một số nhà máy hóa dầu, hóa chất, hình thành cụm liên hợp lọc - hóa dầu, hóa chất; xây dựng một số nhà máy công nghiệp nặng có qui mô lớn, gắn với cảng biển nước sâu Dung Quất như nhà máy đóng và sửa chữa tàu biển giai đoạn 2, nhà máy luyện cán thép... 2.2 Nhà máy lọc dầu Dung Quất 2.2.1 Tầm quan trọng của việc xây dựng nhà máy lọc dầu Dung Quất Trong những năm qua thế giới đã chứng kiến những biến động lớn trong thị trường dầu mỏ và các sản phẩm lọc dầu. Bất ổn tại những khu vực cung cấp dầu mỏ chính và sự gia tăng của nhu cầu do nền kinh tế thế giới tăng trưởng nhanh đã góp phần đẩy giá dầu lên mức kỉ lục. Năm 2008, thị trường dầu thô thế giới liên tục biến động bất thường. Vào thời điểm giữa tháng 7, giá dầu thô leo thang đến mức kỷ lục, đạt ngưỡng gần 150 USD/thùng, sau đó lại sụt giảm đến mức chóng mặt, có lúc xuống dưới 45 USD/thùng. Biến động giá dầu thô đã tác động tiêu cực tới nhiều nền kinh tế, kéo theo nhiều hệ lụy, ảnh hưởng tới tốc độ tăng trưởng của nhiều quốc gia, trong đó có nước ta. Để giảm bớt những tác động tiêu cực của sự biến động giá dầu, và đảm bảo an ninh năng lượng quốc gia, Việt Nam cần chủ động trong việc đáp ứng nhu cầu trong nước. Xây dựng nhà máy lọc dầu sẽ tạo tiền đề cho ngành công nghiệp hoá chất phát triển. Các sản phẩm lọc dầu là nguyên liệu chủ yếu của quá trính sản xuất polime, các phụ gia bôi trơn, một số loại mĩ phẩm…Hiện nay, hơn 99% lượng dầu mỏ xuất khẩu, 50% lượng sản phẩm dầu nhập khẩu do phương tiện nước ngoài chuyên trở. Việc sản xuất và tiêu thụ dầu trong nước sử dụng các phương tiện của Việt Nam làm cho ngành hàng hải, công nghiệp đóng tàu phát triển nhanh chóng. Đây là hai ngành quan trọng, có khả năng tạo ra giá trị gia tăng lớn mà chúng ta có nhiều tiềm năng để phát triển. Việt Nam đã quyết định đầu tư xây dựng nhà máy lọc dầu đầu tiên tại Dung Quất – Quảng Ngãi. Dung Quất nằm trên địa bàn tỉnh Quảng Ngãi, thuộc khu vực trung bộ của Việt Nam là nơi có tăng trưởng kinh tế thuộc loại thấp nhất cả nước. Bản thân nhà máy lọc dầu đặt ở đây không trực tiếp tạo ra nhiều công ăn việc làm hay đóng góp cho ngân sách địa phương. Nhưng với sự phát triển cơ sở hạ tầng bao gồm cảng nước sâu, giao thông đường bộ, điện, mạng lưới viễn thông… phục vụ nhà máy lọc dầu (mà nếu không có nhà máy thì không có những đầu tư này) cùng với chính sách thông thoáng cởi mở sẽ thu hút được các dự án đầu tư trong và ngoài nước vào khu kinh tế Dung Quất nói riêng và của khu vực miền trung. Dung Quất có những lợi thế so sánh hấp dẫn: nằm ở vị trí trung điểm của Việt Nam và khu vực; có sân bay quốc tế Chu Lai, cảng biển nước sâu; có thành phố mới với đầy đủ hạ tầng tiện ích và dịch vụ chất lượng cao; được hưởng những ưu đãi cao nhất Việt Nam và được áp dụng thể chế, cơ chế quản lý thông thoáng, phù hợp với thông lệ quốc tế và thích ứng với tính chất toàn cầu hoá kinh tế hiện nay… 2.2.2 Nguyên liệu cung cấp cho nhà máy lọc dầu Dung Quất Nhà máy lọc dầu Dung Quất được xây dựng trên địa bàn 2 xã Bình Trị và Bình Thuận trong khu kinh tế Dung Quất, huyện Bình Sơn , tỉnh Quảng Ngãi. Nhà máy có tổng vốn đầu tư trên 3 tỉ USD, công suất thiết kế là 6,5 triệu tấn dầu thô / năm. Hợp đồng chính xây dựng NMLD Dung Quất đã được Petrovietnam ký với tổ hợp nhà thầu Technip gồm các nhà thầu: Technip (Pháp), Technip (Malaysia), JGC (Nhật Bản) và Tecnicas Reunidas (Tây Ban Nha). Tổng diện tích phần đất và phần mặt biển của nhà máy là 816,03ha trong đó : - Nhà máy chính: 110 ha. - Khu bể chứa dầu thô, sản phẩm: 85,83 ha. - Tuyến ống dẫn dầu thô, sản phẩm, cấp và xả nước biển: 94,46 ha.  - Bến cảng xây dựng, khu cảng xuất sản phẩm, hệ thống phao rót dầu không bến (SPM), đường ống ngầm dưới biển và khu vực vòng quay tàu: 486,04 ha đất và mặt biển. Đường vào Nhà máy lọc dầu, khu nhà ở cho cán bộ, công nhân viên tại Vạn Tường: 39,7 ha. Dầu thô dùng làm nguyên liệu cho nhà máy là dầu thô từ mỏ Bạch Hổ và dầu nhập khẩu. Mỏ dầu Bạch Hổ nằm ở vị trí Đông Nam, cách bờ biển Vũng Tàu khoảng 145km. Đây là mỏ cung cấp dầu mỏ chủ yếu cho Việt Nam hiện nay. Từ mỏ này có đường ống dẫn khí đồng hành vào bờ cung cấp cho nhà máy khí hóa lỏng Dinh Cố, nhà máy điện Bà Rịa và trung tâm điện lực Phú Mỹ cách Vũng Tàu 40km. Mỏ Bạch Hổ hiện nay đang khai thác bằng chế độ tự phun, góp phần không nhỏ cho nền kinh tế nước nhà. Dầu thô được khai thác từ mỏ Bạch hổ là loại dầu có phẩm chất tốt, là dầu ngọt, nhẹ và hàm lượng tạp chất thấp. Mỏ dầu Bạch Hổ có trữ lượng khoảng 300 triệu tấn và được khai thác thương mại từ giữa năm 1986. Đây là mỏ dầu lớn nhất Việt Nam và hiện nay đã đạt công suất khai thác tối đa. Mỗi ngày khai thác được từ mỏ này 38000 tấn dầu thô chiếm 80% sản lượng dầu thô Việt Nam. Theo thiết kế, nhà máy lọc dầu Dung Quất sẽ sử dụng 100% dầu thô từ mỏ Bạch Hổ trong giai đoạn 1 và trong giai đoạn 2 sẽ chế biến dầu thô hỗn hợp ( 85% dầu thô Bạch hổ và 15% dầu chua Dubai ) khi đã nâng cấp, mở rộng phân xưởng xử lý lưu huỳnh. 2.2.3 Hệ thống phân xưởng và các hạng mục phụ trợ trong nhà máy lọc dầu Dung Quất Theo hồ sơ thiết kế kỹ thuật tổng thể được duyệt cho giai đoạn chế biến dầu ngọt, bao gồm các phân xưởng chính sau:           - Phân xưởng chưng cất dầu thô ở áp suất khí quyển (CDU);           - Phân xưởng xử lý naphtha bằng hyđro (NHT);           - Phân xưởng reforming xúc tác liên tục;           - Phân xưởng xử lý LPG (LTU);           - Phân xưởng thu hồi propylene (PRU);           - Phân xưởng xử lý kerosene (KTU);           - Phân xưởng xử lý naphta từ RFCC (NTU);           - Phân xưởng xử lý nước chua;           - Phân xưởng nước chua (SWS);           - Phân xưởng tái sinh amin (ARU);           - Phân xưởng trung hòa kiềm (CNU);           - Phân xưởng thu hồi lưu huỳnh (SRU);           - Phân xưởng isomer hóa (ISOM); Phân xưởng xử lý LCO bằng hyđro (LCO-HDT). * Khu bồn bể chứa : - Bể chứa dầu thô gồm 6 bể có tổng dung tích 390.000 m3 - Bể chứa trung gian - Bể chứa sản phẩm * Các hạng mục phụ trợ của nhà máy : Công suất các hạng mục phụ trợ và ngoại vi như nhà máy điện, hệ thống cung cấp hơi, khí trơ, nhiên liệu, khí nén, xử lý nước thải, nhà hành chính, xưởng bảo dưỡng sửa chữa,... được thiết kế phù hợp với nhu cầu công nghệ và yêu cầu vận hành của Nhà máy. * Các công trình biển:           - Hệ thống phao rót dầu không bến nhập dầu thô tại vịnh Việt Thanh được thiết kế để tiếp nhận tàu dầu có trọng tải 80.000 – 110.000 DWT.           - Công suất 6 bến xuất sản phẩm của cảng kín bố trí tại vịnh Dung Quất như sau:           + Bến số 1 và 2 cho tàu có trọng tải tới 50.000 DWT;           + Bến số 3, 4 và 5 cho tàu có trọng tải tới 30.000 DWT;           + Bến số 6 cho tàu có trọng tải tới 30.000 DWT.           - Đê chắn sóng được thiết kế bảo đảm việc xuất sản phẩm tại cảng kín liên tục và an toàn.           - Bến phục vụ cho giai đoạn xây dựng và phục vụ cho công tác bảo dưỡng các công trình biển sau này. * Ngoài ra còn các cơ sở hạ tầng khác như : Hệ thống cung cấp điện cho giai đoạn xây dựng từ trạm biến áp Dung Quất đến mặt bằng Nhà máy, khu cảng và hệ thống cung cấp điện dự phòng từ mạng lưới điện quốc gia cho vận hành Nhà máy lọc dầu (nguồn 2).           - Hai đoạn đường nối Nhà máy với đường cao tốc và một đoạn đường nối khu bể chứa sản phẩm với đường cao tốc (tổng cộng dài 2,5km).           - Nhà ở và cơ sở dịch vụ cho cán bộ, công nhân viên vận hành Nhà máy (khu đê quai bao Sông Trà và khu nhà ở và cơ sở dịch vụ tại Vạn Tường). 2.2.4 Sản phẩm của nhà máy lọc dầu Dung Quất - Chủng loại sản phẩm: propylen, khí hóa lỏng (LPG), xăng ô tô không pha chì (xăng A-90/92/95 RON), nhiên liệu phản lực/dầu hỏa dân dụng, nhiên liệu diezel ô tô (DO) và dầu nhiên liệu (FO).          - Chất lượng sản phẩm: đối với các sản phẩm tiêu thụ trong nước tuân theo các tiêu chuẩn chất lượng sản phẩm của Việt Nam. Đối với các sản phẩm xuất khẩu phải đáp ứng các yêu cầu chất lượng xuất khẩu. - Khi vận hành công suất ở mức 100% (dự kiến vào tháng 8-2009), mỗi tháng NMLD Dung Quất sẽ sản xuất gần 150.000 tấn xăng, 240.000 tấn dầu diesel, khoảng 23.000 tấn LPG và các sản phẩm khác như propylene (trên 8.000 tấn), xăng máy bay Jet-A1 (khoảng 30.000 tấn) và dầu F.O (khoảng 25.000 tấn). NMLD Dung Quất sẽ đáp ứng khoảng 30% nhu cầu sử dụng xăng dầu trong nước, từng bước bảo đảm về an ninh năng lượng. 2.2.5 Nguồn nhân lực cho nhà máy : Nguồn nhân lực cho vận hành nhà máy được chủ đầu tư quan tâm hàng đầu. Sau khi tuyển chọn nguồn nhân lực, ban quản lý dự án và nhà thầu đã phối hợp đưa đi đào tạo trong nước và nước ngoài. Đến nay có hơn 1.046 người tham gia vận hành nhà máy gồm các kỹ sư và công nhân ở khối kỹ thuật, công nghệ lọc hóa dầu, điện - điện tử, tự động hóa, cơ khí, công nghệ thông tin..., trong đó có 510 kỹ sư, công nhân kỹ thuật là người Quảng Ngãi. Hầu hết cán bộ kỹ sư, công nhân ở đây đều rất trẻ, trên dưới 30 tuổi, đảm đương được các phần việc từ quản lý đến vận hành sản xuất cho ra sản phẩm Chương III : Tổng quan về thiết bị tồn chứa trong nhà máy lọc dầu 3.1 Giới thiệu Các thiết bị tồn chứa đóng vai trò quan trọng trong công nghiệp hóa chất nói chung và trong công nghiệp dầu khí nói riêng. Trong công nghiệp hóa dầu, tất cả các hoạt động sản xuất, buôn bán, tồn trữ đều liên quan đến khâu bồn bể chứa. Bồn bể chứa tiếp nhận nguyên liệu trước khi đưa vào sản xuất và tồn trữ sau sản xuất. Bồn, bể chứa có vai trò rất quan trọng, nó có nhiệm vụ : tồn trữ nguyên liệu và sản phẩm giúp ta nhận biết được số lượng tồn trữ. Tại đây các hoạt động kiểm tra số lượng, chất lượng, phân tích các chỉ tiêu trước khi xuất hàng đều được thực hiện. Nó được hỗ trợ bởi các hệ thống thiết bị phụ trợ : van thở, nền móng, thiết bị chống tĩnh điện, mái che… 3.2 Phân loại bồn chứa Có nhiều cách phân loại các thiết bị tồn chứa. Dựa vào công dụng, sự vận hành, hình dạng thiết bị ta phân loại các thiết bị tồn chứa theo các loại sau: Phân theo chiều cao xây dựng: Bể ngầm : được đặt bên dưới mặt đất, thường dùng trong các cửa hàng bán lẻ. Bể nổi : được xây dựng trên mặt đất sử dụng ở các kho lớn. Bể nửa ngầm : Loại bể có ½ chiều cao bể nhô lên mặt đất, hiện nay rất ít sử dụng. Bể ngoài khơi : được thiết kế nổi trên mặt nước , có thể di chuyển từ nơi này đến nơi khác một cách dễ dàng. Phân loại theo áp suất làm việc : Bể cao áp : Áp suất chịu đựng trong bể > 200mmHg Bể áp lực trung bình : áp suất chịu đựng trong bể từ 20-200 mmHg, thường dùng bể chứa KO, DO Bể áp thường : áp suất =20mmHg áp dụng cho bể dầu nhờn, FO, bể mái phao Phân loại theo vật liệu xây dựng Vật liệu chế tạo bể dầu là loại không cháy, cá biệt có thể dùng bê tông cốt thép nhưng chủ yếu là thép. Bể kim loại : làm bằng thép, áp dụng cho hầu hết các bể lớn hiện nay. Bể phi kim : làm bằng vật liệu như gỗ, composite… nhưng chỉ áp dụng cho các bể nhỏ Phân loại theo hình dáng bồn chứa Bể trụ đứng Bể trụ nằm ngang Bể hình cầu, hình giọt nước Phân loại theo sự vận hành Bể tồn trữ dầu thô Bể chứa trung gian (các loại bồn chứa sử dụng trong các phân đoạn chế biến trong nhà máy lọc hóa dầu) Bồn chứa hỗn hợp và sản phẩm cuối. 3.3 Cấu tạo và nguyên tắc hoạt động Cấu tạo của một thiết bị tồn chứa sử dụng trong công nghiệp dầu khí nói chung thường gồm ba bộ phận chính sau : Thân thiết bị Đáy, nắp thiết bị Các thiết bị phụ trợ 3.3.1 Thân thiết bị Thân của các thiết bị tồn chứa thường là hình trụ hoặc hình cầu, chúng được chế tạo bằng phương pháp cuốn, dập, vê, hàn nhiều tấm thép lại với nhau. Độ dày của tấm thép tùy thuộc vào kích thước của bồn chứa. Dung tích của bồn chứa có thể lớn hay nhỏ phụ thuộc vào đối tượng sử dụng. Nếu đối tượng sử dụng là các đơn vị kinh doanh các sản phẩm thương phẩm thì thể tích bồn chứa thường vào khoảng 10-30 m3 . Nếu là kho cấp 1, 2, 3 trong các nhà máy lọc dầu thì thể tích bồn chứa thường từ 100-500 m3 . Thân bồn chứa hình trụ thường được sử dụng nhiều hơn thân bồn chứa dạng hình cầu do dễ chế tạo, lắp đặt các thiết bị phụ trợ. Tuy nhiên đối với các dạng chất lỏng hoặc khí ( tồn chứa LPG) đòi hỏi thiết bị tồn chứa chịu áp lực cao và tính thẩm mỹ người ta lại thường sử dụng bồn hình cầu do ứng suất được phân bố đều trong thành bồn. 3.3.2 Đáy và nắp bồn chứa Đáy và nắp là 2 chi tiết cùng với thân tạo thành thiết bị, hình dạng đáy và nắp của thiết bị phụ thuộc vào nhiệm vụ của nó, vào áp suất làm việc và phương pháp chế tạo. Đáy và nắp có thể được hàn , đúc liền với thân hoặc được lắp ghép với thân bằng mối ghép bích. Trong các thiết bị tồn chứa thường hay dùng các loại đáy , nắp có hình : elip, chỏm cầu, nón (côn ) hoặc phẳng. Với các thiết bị làm việc ở áp suất thường, nên dùng đáy nắp phẳng( tròn hoặc hình chữ nhật ) vì chế tạo đơn giản, rẻ tiền. Đáy và nắp hình cầu, hình elip được dùng trong thiết bị làm việc với áp suất lớn. Đáy nón được dùng với các mục đích sau : + Để tháo sản phẩm rời hoặc chất lỏng có hàm lượng pha rắn cao. + Để phân phối tốt chất khí hoặc lỏng theo tất cả tiết diện thiết bị. + Để khuyếch tán làm thay đổi từ từ tốc độ chất lỏng hoặc chất khí nhằm mục đích giảm bớt sức cản thủy lực. 3.3.3 Các thiết bị phụ trợ Các thiết bị phụ trợ được sử dụng trong hệ thống tồn chứa nhằm đảm bảo cho thao tác xuất nhập tại bồn chứa xăng dầu được thuận tiện và đảm bảo an toàn trong việc chứa xăng dầu trong bể. Dưới đây là một số thiết bị phụ trợ thường được sử dụng trong các bể chứa xăng dầu : Cầu thang : để phục vụ cho việc đi lại lên xuống bồn chứa xăng dầu trong quá trình thao tác tại bồn của công nhân giao nhận. Lỗ ánh sáng : Được đặt trên nắp bể trụ đứng, có tác dụng để thông gió trước khi lau chùi bồn, sửa chữa và kiểm tra bên trong bể. Cửa người : Có tác dụng để đi vào trong bồn khi tiến hành lau chùi, sửa chữa, bảo dưỡng bên trong bể. Lỗ đo lường lấy mẫu : Có tác dụng để thả các thiết bị đo , thiết bị lấy mẫu trong trường hợp xác định độ cao mức nhiên liệu và lấy mẫu nhiên liệu. Lỗ đo lường, lấy mẫu nhiên liệu được lắp đặt trên mái bể trụ đứng. Ống thông hơi : chỉ dùng trên các bể trụ đứng, để chứa dầu nhờn và DO, FO, ống này có tác dụng điều hòa không gian hơi nhiên liệu của bể với áp suất khí quyển. Ống tiếp nhận cấp phát : dùng để đấu nối với đường ống công nghệ tiếp nhận cấp phát nhưng ống này được đặt ngay ở tầng thép thứ nhất của bể thép trụ đứng. Van hô hấp và van an toàn : + Van hô hấp : van hô hấp kiểu cơ khí dùng để điều hòa áp suất dư và chân không trong bể chứa . + Van hô hấp được lắp kết hợp với van ngăn tia lửa có tác dụng điều chỉnh bên trong bể chứa trong giới hạn 2 atm đến 20 atm và ngăn tia lửa tử bên ngoài vào trong bể. + Van an toàn kiểu thủy lực : có tác dụng điều hòa áp suất dư hoặc chân không trong bể chứa khi van hô hấp không làm việc. Dưới áp suất dư từ 5,5 – 6 atm và chân không từ 3,5 – 4 atm. Hộp ngăn tia lửa : được lắp trên bể chứa phía dưới van hô hấp loại không kết hợp tác dụng ngăn chặn sự phát sinh ngọn lửa hoặc tia lửa bên trong bể. Van bảo vệ : Có tác dụng hạn chế tổn thất mất mát nhiên liệu trong trường hợp đường ống bị vỡ hoặc khi van 2 chiều chính của bể chứa bị hỏng hóc. Van bảo vệ được lắp đặt ở đầu cuối ống tiếp nhận cấp phát quay vào phía trong bể chứa. Bộ điều khiển của van bảo vệ : được lắp phía trên của ống tiếp nhận – cấp phát có tác dụng để mở van bảo vệ, giữ nó ở tư thế mở và đóng van bảo vệ lại. Van xi phông : có tác dụng định kỳ xả nước lắng lẫn trong bồn chứa. Thiết bị đo mức nhiên liệu trong bể chứa : với mục đích tiết kiệm thời gian đo mức nhiên liệu trong bể chứa. Đồng thời đảm bảo kiểm tra dễ dàng được mức nhiên liệu. Thiết bị cứu hỏa : phụ thuộc vào thể tích của bể chứa người ta có thể lắp đặt trên bể đến 6 bình bọt cứu hỏa hỗn hợp và các bình bọt cố định, có tác dụng để đẩy bọt khí cơ học vào bể khi trong bể xảy ra sự cố cháy. Hệ thống tiếp địa : để tránh hiện tượng sét đánh vào bể. Trên bồn chứa thường được hàn từ 3 – 6 cột thu lôi. Hệ thống tưới mát : dùng để làm mát bể khi trời nắng to để giảm hao hụt xăng dầu do bay hơi. Hệ thống thoát nước. 3.4 Các công tác kiểm tra trước khi đưa vào vận hành 3.4.1 Kiểm tra độ kín 3.4.1.1 Kiểm tra độ kín đáy bể Có thể tiến hành bằng hai cách : Phương pháp chân không Phương pháp thuốc thử Phương pháp chân không Người ta dùng thiết bị gọi là rùa thử chân không, đó là một hình hộp một mặt trống, mặt đối diện có kính và các ống nối đến máy hút chân không và đến áp kế. Người ta đặt thiết bị lên một đoạn đường hàn cần thử, trát matit xung quanh, dùng bơm chân không hút không khí trong hộp để tạo độ chân không trong hộp. Nếu đường hàn không kín thì xà phòng bôi trên đường hàn sẽ có bong bóng, ta phải đánh dấu lại, tuy vậy cũng có thể đổ nước khi thủng sẽ có tăm khí nổi lên. Để thử độ kín đáy bể bằng phương pháp chân không với tôn dày 4mm thì trong rùa cần là 500mm cột thủy ngân. Nếu dày hơn thì tạo độ chân không là 600mm Phương pháp thuốc thử Người ta đắp đất xung quanh thành bể ngăn không cho khí thoát ra, khí nén vào đáy bể, chiều cao đất đắp khoảng 100mm. Người ta đưa 3 – 4 vòi bơm khí amoniac vào đáy bể với áp suất dư 8 – 9 mm cột nước dưới đáy bể. Trên đường hàn đã được đánh sạch người ta quét dung dịch phenolphtalein. Nếu thấy chỗ nào chuyển màu đỏ ta ghi lại. Còn nếu dùng dung dịch axit HNO3 2,5% thì quét dung dịch lên vải màn hoặc giấy bản phủ lên đường hàn, chỗ nào thủng chất chỉ thị ngả mầu đen. Thử đường hàn đáy và tôn thành thứ nhất có thể thử bằng rùa vuông góc hoặc thử bằng dầu hỏa quét bên ngoài, bên trong bể quét vôi hoặc phấn lên đường hàn 3.4.1.2 Kiểm tra độ kín mối hàn thành bể Các mối hàn thành bể kiểm tra độ kín bằng cách quét hoặc phun dầu hỏa ở phía trong, phía bên ngoài quét nước vôi hoặc quét phấn. Quét 2 lần dầu hỏa cách nhau 1 phút sau đó theo dõi nếu không có vết dầu loang coi như là được. Mối hàn gối ở đầu thành bể mà bên trong hàn ngắt quãng thì dùng máy hoặc đèn khò phun dầu vào kẽ 2 tấm tôn rồi quan sát bên ngoài. Những chỗ miếng vá tôn chồng lên nhau để thử độ kín phải khoan 1 lỗ nhỏ rồi bơm dầu vào trong giữa 2 lớp tôn ấy với áp suất 1 – 2 kg/m2 . Bên ngoài đường hàn quét nước vôi hoặc phấn theo dõi sau 12 giờ nếu không có vết dầu loang là tốt. 3.4.1.3 Thử độ kín mái bể Thử bằng phương pháp nén khí trong bể và bôi nước xà phòng lên đường hàn mái bể, tôn giáp thành bể. Nếu đường hàn không kín bọt xà phòng sẽ nổi lên( áp suất thử bằng 15% áp suất làm việc bể). Có thể thử độ kín mái bể bằng cách phun dầu hỏa vào phần tiếp giáp mái ngoài bể và phía ngoài bể, trên đường hàn ta bôi phấn hoặc quét nước vôi rồi quan sát theo dõi xem lớp vôi được quét có bị thấm ướt hay không. 3.4.2 Thử độ bền của bể 3.4.2.1 Thử cường độ của bể Thử cường độ của bể bằng cách bơm đầy nước vào bể chứa trong bể từ 3 - 7 ngày nếu độ lún của bể không đáng kể, bể không bị biến dạng thì có thể kết thúc việc thử, coi như là tốt. Còn nếu bể có sự biến dạng lớn thì phải tìm cách khắc phục. 3.4.2.2 Thử độ bền mái bể Thử độ bền của bể là thử ở 2 chế độ áp suất, áp suất dừng và áp suất chân không bằng cách : bơm nước hoặc nén khí vào trong bể, hoặc rút nước khi đó phải có van khống chế áp suất trong bể và áp kế theo dõi. Áp suất khống chế như phần thử kín nhưng thời gian giữa 2 áp suất là 2 – 3 giờ. 3.4.3 Thử độ lún bể 3.4.3.1 Phân loại các dạng lún bể * Lún đều : Nền bể sau khi xây dựng vào chứa dầu do xử lý bể nền không tốt bể bị lún không nghiêng lệch nhưng độ lún ấy giá trị số quy định. * Lún lệch : Sau khi đưa vào chứa dầu bể bị lún cục bộ từng phần làm cho bể nghiêng đi một góc theo phương thẳng đứng đối với bể trụ đứng. Với bể trụ nằm ngang do một bộ đỡ bị lún làm cho bể bị nghiêng. 3.4.3.2 Nguyên nhân Hiện tượng lún đều chủ yếu là do nền đất không đủ độ chịu lực, mà việc gia cố móng bể không đảm bảo nên thường xảy ra lún hoặc do thay đổi các yếu tố thủy văn như mực nước ngầm đột nhiên lên cao một thời gian dài cũng làm cho bể bị lún. Hiện tượng lún lệch là do xử lý nền móng không đều chỗ đầm kĩ, chỗ đầm không kĩ hoặc móng bể thi công một phần ở đất nền một phần trên lòng đất mượn phải đầm nén. Trong quá trình chứa dầu sẽ gây nên lún lệch. Cũng có thể móng bể xây trên nền đất đắp nhưng độ chịu lực khác nhau cũng gây ra lún lệch bể. 3.4.3.3 Kiểm tra độ lún theo chu vi bể Việc kiểm tra độ lún đáy bể có thể thực hiện bằng các phương pháp sau : Phương pháp đo thủy chuẩn xung quanh chu vi của bể. Đo độ nghiêng lệch của bể bằng phương pháp dây dọi. Bộ đo thủy chuẩn có ống cao su vòng chu vi bể Những quy định và cách đo : Tùy theo chu vi bể mà chia các điểm đo xung quanh bể nhiều hay ít số điểm đo nhưng không được nhỏ hơn 8 điểm và khoảng cách giữa các điểm không nhỏ hơn 6m. Với bể 2000 – 3000 m3 sau 4 năm sử dụng chênh lệch hai điểm đo cạnh nhau không quá 40mm, hai điểm đối diện nằm trên đường kính không quá 180mm. Nếu bể sử dụng quá 4 năm chênh lệch cho phép lần lượt là 60mm và 150mm. Những bể bé 400 – 500 m3 chênh lệch độ cao bằng 50% giá trị của bể lớn. 3.4.3.4 Kiểm tra độ lún trong nền bể Có thể đổ nước vào đáy bể cho phủ khắp được nơi cao nhất sau đó đo chiều cao nước ở những chỗ lõm. Hoặc có thể đo khô đáy bể bằng phương pháp thủy chuẩn số điểm. Số đo phải lớn hơn 8 điểm trên bề mặt. Chiều cao vết lồi lõm trên đáy bể không được lồi quá 150mm, diện tích vết lõm không quá 2m2 3.4.3.5 Xử lý lún bể Việc xử lý lún bể tùy theo mức độ lún, nguyên nhân lún ta có cách xử lý khác nhau : Nếu do nền đất có độ chịu lực không tốt mà lún bể thì có thể phải kích bể đào móng bể lên, đóng các cọc tre, cọc gỗ, cọc bê tông hoặc các cọc cát xuống lại móng bể là công việc khá phức tạp và tốn nhiều công sức. Nếu do lún cục bộ thì ta có thể chỉ cần kích phần lún quá nhiều tiến hành đóng cọc, làm lại nền móng, gia cố cọc cát... phục hồi lại phần móng bể đó là được. 3.4.4 Bảo quản bể chứa 3.4.4.1 Sơn bể Tùy thuộc vào vị trí đặt bể chứa dầu mà người ta sơn các loại sơn khác nhau, có thể sơn cả trong bể và ngoài bể để chống ăn mòn thành bể. Bể đặt ngoài trời ngoài việc sơn chống ăn mòn còn phải sơn thêm lớp sơn chống trắng để phản xạ ánh sáng mặt trời nhằm giảm thiểu tổn thất hao hụt về chất lượng và số lượng xăng dầu chứa trong bể. Việc sơn phía trong bể lớp sơn chống ăn mòn thường phải tiến hành sơn bể khi mới bắt đầu đưa bể vào sử dụng. Đối với bên ngoài bể thường sơn một lớp chống gỉ, để khô lớp sơn này sau đó mới sơn các lớp sơn và nhũ khác. 3.4.4.2 Định kì bảo dưỡng bể Các kho tồn chứa xăng dầu cần có kế hoạch xúc rửa bể chứa xăng dầu một cách định kỳ có niên hạn. Tuy nhiên trong các trường hợp sau cần nhất thiết phải xúc rửa bể chứa xăng dầu nhằm đảm bảo chất lượng xăng dầu tồn chứa không bị ảnh hưởng về mặt chất lượng. Khi đưa bể mới vào sử dụng, do bể mới thi công nên có thể bị bùn đất bám vào, các rỉ sắt, các mẩu que hàn... do vậy cần phải xúc rửa bình thật sạch trước khi đưa vào sử dụng. Khi thay đổi chủng loại dầu chứa trong bể. Khi bể bị hư hỏng phải xúc rửa bể chứa trước và sau khi sửa chữa Thời gian cần thiết phải xúc rửa bể chứa xăng dầu. Tùy theo từng loại xăng dầu chứa trong bể, tính chất của kho ta định ra thời gian cần thiết cần phải xúc rửa bể chứa : Ít nhất 1 năm 2 lần đối với bể chứa nhiên liệu dùng cho động cơ phản lực , xăng máy bay, dầu mỡ dùng cho ngành hàng không. Ít nhất mỗi năm 1 lần đối với các bể chứa nhiên liệu đã pha phụ gia, các bể chứa phụ gia, các loại xăng ô tô và dầu mỡ dùng cho ô tô. Ít nhất 2 năm 1 lần đối với các bể chứa dầu nhờn, dầu FO, dầu DO... Trình tự xúc rửa được tiến hành như sau: Phải rút hết xăng dầu ra khỏi bể b

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docTìm hiểu hệ thống bồn bể chứa dầu thô của nhà máy lọc dầu số 1 Dung Quất.doc
Tài liệu liên quan