Đồ án Xây dựng hệ thống kinh doanh thương mại điện tử

 

Chương 1 13

TỔNG QUAN VỀ THƯƠNG MẠI ĐIỆN TỬ 13

1.1. Khái niệm TMĐT 13

1.2. Mô hình thương mại điện tử 13

1.2.1. Phân loại theo bản chất 13

1.2.2. Phân loại theo mục tiêu ứng dụng 14

1.3. Thị trường điện tử 14

1.4. Sàn giao dịch 14

1.5. Thanh toán điện tử 15

1.6. Một số vấn đề khác trong Thương mại điện tử 15

1.6.1. Bảo mật 15

1.6.2. Vận chuyển hàng 16

1.7. Tổng quan về hệ thống kinh doanh thương mại điện tử 16

1.7.1. Kinh doanh điện tử 16

1.7.2. Đánh giá hiện trạng (đối với những mô hình thực tế) 17

1.7.3. Đề tài xây dựng hệ thống môi giới bán hàng qua mạng. 17

Chương 2 18

LẬP TRÌNH WEB 18

2.1. Internet. 18

2.1.2. Họ giao thức TCP/IP. 18

2.1.3. Những dịch vụ thông tin phổ biến nhất trên Internet. 20

2.2. World Wide Web. 20

2.2.1. URL (Uniform Resource Locator - Bộ định vị tài nguyên thống nhất) 20

2.2.2. Web Server. 21

2.2.3. Trình duyệt Web (Web Browser). 21

2.2.4. Ngôn ngữ HTML và DHTML. 21

2.2.5. Script và Ngôn ngữ Script. 22

2.3. Network Computing. 23

2.3.1. Mô hình File Server. 23

2.3.2. Mô hình Client/Server. 23

2.3.3. Mô hình Webbase. 24

2.4. ADO và ASP 25

2.4.1. ADO (ActiveX Data Objects). 25

2.4.2. ASP (Active Server Page). 30

2.4.2.1. Active Server Page và các kịch bản (script). 30

2.4.2.2. Active Server Page và các thành phần đối tượng. 31

2.4.2.3. Active Server Page truy xuất cơ sở dữ liệu. 32

Chương 3 33

PHÂN TÍCH VÀ THIẾT KẾ 33

4.1. Mô tả hoạt động của hệ thống kinh doanh Thương mại điện tử 33

4.1.1. Hoạt động đăng ký khách hàng hoặc nhà cung cấp : 33

4.1.2. Hoạt động đăng nhập : 33

4.1.3. Hoạt động của khách hàng : 34

4.1.4. Hoạt động của nhà cung cấp : 34

4.1.5. Hoạt động của người quản trị : 34

4.1.6. Hoạt động tự động của hệ thống : 34

4.2. Chức năng hệ thống. 36

4.2.1. Các sơ đồ luồng dữ liệu 36

a. Sơ đồ mức đỉnh hệ thống kinh doanh Thương mại điện tử 36

Sơ đồ phân rã mức đỉnh 36

Sơ đồ phân rã mức đỉnh 37

Sơ đồ phân rã hoạt động đăng ký người dùng (1.0) 38

Sơ đồ phân rã hoạt động đăng nhập (2.0) 38

Sơ đồ phân rã hoạt động cập nhật (3.0) 39

Sơ đồ phân rã hoạt động tra cứu (4.0) 40

Sơ đồ phân rã hoạt động thống kê (5.0) 41

Sơ đồ phân rã hoạt động mua hàng (6.0) 42

4.2.2. Sơ đồ chức năng 43

4.3. Thiết kế hệ thống 44

4.3. Thiết kế hệ thống 45

4.3. Thiết kế hệ thống 46

4.3.1. Các thực thể. 46

4.3.2. Mối quan hệ của các thực thể 49

4.3.3. Cơ sở dữ liệu hiện thực 49

4.3.3. Cơ sở dữ liệu hiện thực 50

 

 

doc67 trang | Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 1731 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đồ án Xây dựng hệ thống kinh doanh thương mại điện tử, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
giới thiệu những thông tin chung nhất về công ty và sản phẩm, dịch vụ với giao diện đơn giản và các tính năng kỹ thuật còn rất sơ khai. Kết quả điều tra những doanh nghiệp đã lập Website cho thấy 99,6% số Website có cung cấp thông tin giới thiệu doanh nghiệp, 93,1% đưa ra thông tin giới thiệu sản phẩm, trong khi chỉ 32,8% bước đầu có tính năng hỗ trợ giao dịch TMĐT như cho phép hỏi hàng hoặc gửi yêu cầu, một số ít cho phép đặt hàng trực tuyến. Trong số những Website có tính năng hỗ trợ giao dịch Thương mại điện tử này, 82% thuộc về các công ty kinh doanh dịch vụ, trên các lĩnh vực du lịch, vận tải giao nhận, quảng cáo, thương mại, … 1.7.3. Đề tài xây dựng hệ thống môi giới bán hàng qua mạng. Nhằm giới thiệu về Thương mại điện tử và làm quen với các hình thức, cách thức, thao tác cũng như thói quen khi tham gia vào Thương mại điện tử, bên cạnh những điều kiện về công nghệ và một số khó khăn chung của Việt Nam. Đề tài xây dựng hệ thống kinh doanh Thương mại điện tử đảm bảo một số yêu cầu chính sau: Thực hiện việc nhận hàng gửi của nhà cung cấp. Hiển thị thông tin về các mặt hàng môi giới. Cho phép khách hàng thăm quan, tìm kiếm các mặt hàng và nhận đơn đặt hàng của khách hàng. Thực thi các đơn đặt hàng(tính tổng lượng hàng, tổng số tiền trả, tính thuế, tính phí vận chuyển ...). Gửi tới khách hàng “giấy” biên nhận mua hàng. Thực hiện việc tìm kiếm, thống kê, tổng hợp. Chương 2 LẬP TRÌNH WEB 2.1. Internet. Internet là khái niệm dùng để chỉ mạng của mạng. Tuy nhiên Internet cũng được hiểu như là danh từ riêng chỉ tên một mạng máy tính có phạm vi toàn cầu. Các mạng con trong Internet có cấu hình không giống nhau, nhưng vẫn có thể trao đổi thông tin cho nhau do chúng tuân theo một chuẩn chung 2.1.1. Sự hình thành và phát triển của Internet. Tiền thân của Internet là mạng ARPANET; đó là mạng máy tính được xây dựng bởi Bộ Quốc phòng Mỹ vừa để thử nghiệm độ tin cậy của mạng vừa có mục đích kết nối trong các cơ sở nghiên cứu quân sự. ARPANET khởi đầu với quy mô nhỏ nhưng đã nhanh chóng phát triển trên khắp nước Mỹ. Giai đoạn đầu ARPANET sử dụng giao thức NCP (Network Control Protocol). Đến giữa những năm 70, giao thức TCP/IP do Wint Cerf (đại học Stanford) và Robert Kahn (BBN) phát triển, ban đầu cũng tồn tại với NCP nhưng đến năm 1983 thì giao thức NCP hoàn toàn bị thay thế bằng TCP/IP. Trong thập niên 80, số lượng các mạng máy tính thành viên của Internet phát triển nhanh chóng. Số lượng lớn các thành viên của mạng ARPANET gây khó khăn trong vấn đề quản lý mạng. Do đó, mạng ARPANET được chia thành hai mạng nhỏ: MILNET là hệ thống mạng dành cho quân sự và mạng ARPANET mới nhỏ hơn dành cho các mục đích khác. Đến năm 1990, cùng với sự phát triển lan rộng của mạng ARPANET, thuật ngữ "ARPANET" cũng không được sử dụng nữa và Internet đã trở thành tên gọi chính thức của hệ thống mạng máy tính toàn cầu này. 2.1.2. Họ giao thức TCP/IP. Việc trao đổi thông tin dù là đơn giản nhất cũng cần phải tuân theo các quy tắc nhất định, như hai người nói chuyện thì khi một người nói người kia lắng nghe và ngược lại. Việc truyền tín hiệu trên mạng cũng phải tuân theo các quy tắc, quy ước từ khuôn dạng dữ liệu cho tới các thủ tục gửi, nhận tin, xử lý các lỗi ... Tập hợp tất cả các quy tắc đó được gọi chung là giao thức (protocol) của mạng. TCP/IP là một họ giao thức cung cấp phương tiện truyền thông liên mạng. Giao thức IP và địa chỉ IP. IP là một giao thức không kết nối, tức là không cần có giai đoạn thiết lập đường truyền trước khi thực hiện gửi dữ liệu. Sơ đồ địa chỉ hoá dùng để xác định các trạm làm việc (host) trong mạng được gọi là địa chỉ IP. Mỗi địa chỉ IP dài 32 bits (hiện nay đang được chuyển thành 64 bits) được tách thành bốn vùng (mỗi vùng một byte). Để dễ quản lý người ta chia địa chỉ IP thành 5 lớp: Lớp A: cho phép xác định 126 mạng, với tối đa 16 triệu host trên mỗi mạng. Lớp B: cho phép xác định 16384 mạng, với tối đa 65534 host trên mỗi mạng. Lớp C: cho phép xác định 16384 mạng, với tối đa 65534 host trên mỗi mạng. Lớp D: cho phép xác định 2 triệu mạng, với tối đa 254 host trên mỗi mạng. Lớp E: dự phòng cho tương lai. Giao thức điều khiển truyền TCP. TCP là một giao thức kiểu kết nối có hướng, có nghĩa là cần phải thiết lập liên kết giữa hai máy tính trong mạng trước chúng trao đổi dữ liệu với nhau. Giao thức TCP tiến hành truyền các gói tin và máy nhận sẽ chịu trách nhiệm kiểm tra các gói tin khi chúng đến đích và thông báo kết quả trả lại cho máy gửi. Do phải chia nhỏ gói tin và duy trì kết nối nên giao thức TCP chiếm một số tài nguyên của hệ thống và cách lập trình cho giao thức này tương đối phức tạp. Giao thức TCP thường được dùng cho các dịch vụ đòi hỏi độ tin cậy cao như dịch vụ truyền tệp tin, dịch vụ trực tuyến ... Giao thức UDP. UDP (User Datagram Protocol) cũng là giao thức không kết nối. Giao thức UDP có độ tin cậy không cao bởi không có kết nối nào được tạo lập giữa nơi gửi và nơi nhận trước khi truyền dữ liệu. Dữ liệu được gửi đi với mặc định rằng máy nhận luôn sẵn sàng đón nhận dữ liệu và khi xảy ra lỗi, không có thông báo lỗi nào được gửi trả lại. Do UDP không đòi hỏi nhiều tài nguyên của hệ thống nên UDP có hoạt động nhanh hơn hẳn TCP và cách lập trình với giao thức này tỏ ra khá đơn giản. Truyền dữ liệu sử dụng giao thức UDP thường được thấy trong các dịch vụ không cần độ chính xác cao như: dịch vụ thông báo giờ, nhắn tin ... 2.1.3. Những dịch vụ thông tin phổ biến nhất trên Internet. Thư điện tử (Electronic Mail) Email là dịch vụ được sử dụng nhiều nhất để trao đổi thư từ, thông tin giữa hàng triệu thành viên của mạng Internet. Truyền tệp tin (File Transfer Protocol): Dịch vụ truyền tệp (File Transfer Protocol) là dịch vụ truyền và nhận các tệp tin trên Internet. Dịch vụ cung cấp siêu văn bản (WWW): WWW (World Wide Web) hay ngắn gọn hơn là Web, đây là dịch vụ mới hấp dẫn nhất trên Internet hiện nay. WWW cung cấp các siêu văn bản, đó là các văn bản chứa dữ liệu và những hình ảnh, âm thanh, các tập tin video kết hợp lại, cùng các siêu liên kết Một số dịch vụ mới: Những dịch vụ khác cũng đang trở nên phổ biến trên mạng là dịch vụ trò chuyện (Chatting), hội nghị trên mạng (Net Meeting), mua bán hàng hoá dịch vụ qua mạng (thương mại điện tử), điện thoại và Fax qua mạng... Trong số đó, dịch vụ nhận được nhiều quan tâm nhất là Thương mại điện tử. Trong vài năm gần đây, Thương mại điện tử là đề tài được thường xuyên đề cập đến trong các hội thảo, thảo luận của nhiều chuyên gia trong lĩnh vực Công nghệ thông tin ở trong nước cũng như trên thế giới. 2.2. World Wide Web. World Wide Web là một hệ thống thông tin siêu văn bản rộng lớn, tương tác, động, liên nền và phân phối hoạt động trên Internet. Tin học hoá khái niệm siêu văn bản bắt nguồn từ ý tưởng của một kỹ sư trẻ người Anh là Tim Berners-Lee. Vào năm 1989 cùng với Tim, Robert Callliau đã đưa ra thiết kế World Wide Web (WWW) dựa trên ý tưởng sử dụng siêu văn bản. 2.2.1. URL (Uniform Resource Locator - Bộ định vị tài nguyên thống nhất) Mỗi một trang WEB có một URL duy nhất để xác định vị trí của nó trong W3. Một URL thường có cấu trúc dạng sau: Protocol://host.domain/directory/file.name Trong đó: Protocol: Giao thức được sử dụng để tìm tài nguyên Web (HTTP hay FTP). Host.domain: Tên máy chủ nơi Web Server đang chạy. Directory: Tên thư mục ảo chứa trang Web. Thư mục ảo ở đây được định nghĩa sẵn trên Web Server. Nó tham chiếu đến thư mục vật lý nằm ở bộ nhớ ngoàI của Server. File.name: Tên của trang Web. Trang Web có phần mở rộng là .htm, hoặc .html nhưng cũng có thể có phần mở rộng là ASP. 2.2.2. Web Server. Web Server (HTTP Server) là một phần mềm chạy trên các Server, nhận yêu cầu (Request) từ máy trạm, thực hiện các yêu cầu đó gửi trả lại kết quả xử lý cho trình duyệt của máy trạm dưới dạng các trang siêu văn bản. 2.2.3. Trình duyệt Web (Web Browser). Web Browser là một phần mềm dùng thu thập các thông tin từ người dùng sau đó gửi các yêu cầu này tới Web Server để xử lý. Web Browser còn làm nhiệm vụ hiển thị các thông tin kết quả của yêu cầu cho người sử dụng. Có nhiều loại Browser khác nhau (Lynx trong Unix, Netscape Navigator, hay Internet Explorer ...). Hầu hết các trình duyệt Web đều hỗ trợ một số kiểu tệp tin đặc trưng như: HTML, CGI, GIF, BMP, JPG ... Nhiều Web Browser thế hệ mới còn cho phép mở rộng khả năng tương tác của các trang Web bằng cách hỗ trợ thêm ngôn ngữ kịch bản (Script). 2.2.4. Ngôn ngữ HTML và DHTML. Dùng để mô tả các cấu trúc siêu văn bản bằng cách đưa ra các mã định dạng đoạn và trình duyệt Web sử dụng những mã này để tạo hiệu ứng cho các trang siêu văn bản (hypertext file). Ngôn ngữ HTML là ngôn ngữ đánh dấu: bổ sung vào trang văn bản các thẻ đoạn (tag) đặc biệt bao quanh các từ và đoạn văn bản. Các thẻ đoạn chỉ ra các thành phần trang văn bản và tạo cho văn bản các hiệu ứng khác nhau khi được hiển thị bởi trình duyệt. Cấu trúc của một file HTML Là một file văn bản dạng ASCII có thể đọc được bằng bất cứ trình soạn thảo văn bản nào, bao gồm: văn bản dạng Text và các thẻ đoạn (tag) xác định các yếu tố cấu trúc định dạng hình ảnh và các siêu liên kết đến các file .HTML khác. Một thẻ đoạn (Tag) được bố trí như sau: đoạn văn bản Thẻ đoạn HTML gồm hai phần bao phía trên đoạn văn bản cần tạo hiệu ứng. Tuy nhiên không phải tất cả các thẻ đoạn đều tuân thủ theo quy định trên một số thẻ chỉ bao phía đầu đoạn văn bản. Các Tag không phân biệt chữ hoa hay chữ thường. Cấu trúc một trang Web điển hình: Tiêu đề Đoạn văn bản Các Tag khác Đoạn văn bản Các Tag khác * Ngôn ngữ DHTML (Dynamic HTML). DHTML là HTML động với nhiều tính năng mới mà lại nâng cao tốc độ duyệt Web bằng cách tập trung xử lý nhiều hơn ở phía Client. DHTML đưa lên màn hình đối tượng mới, các trang định dạng động, thực hiện điều chỉnh vị trí các phần tử trong trang Web ngay trong thời gian thực hiện trang đó mà không cần truy xuất tới Server. 2.2.5. Script và Ngôn ngữ Script. Script (kịch bản) là phần mở rộng cho các trang .HTML nhằm nâng cao khả năng điều khiển và phản ứng lại với tác động của người sử dụng vào trang Web. VBScript và JavaScript là hai ngôn ngữ kịch bản thường được nhúng vào trong các trang Web. Khi người sử dụng yêu cầu trang Web, các Script sẽ được tải xuống cùng với phần còn lại của trang Web, trình duyệt dễ dàng biên dịch các script này và bổ sung các hiệu ứng cần thiết. JavaScript của Netscape được biết với tên LiveScript. Tên này được thay đổi một phần để làm cho cú pháp của JavaScript phần nào đó tương tự với Java, nhưng chủ yếu là để lợi dụng tính phổ cập ngày càng cao của ngôn ngữ lập trình Java này. Microsoft có hỗ trợ JavaScript nhưng lại gọi nó là JScript vì những lý do bản quyền. Ngoài ra, Microsoft còn phát triển VBScript, một tập con của ngôn ngữ lập trình thông dụng Visual Basic và Visual Basic for Application. VBScript có nhiều ưu điểm trong khi phát triển một giải pháp Web dùng công nghệ ActiveX. Có một ngôn ngữ kịch bản dùng cho máy chủ rất thông dụng hiện nay là ASP. Mã lệnh của ASP sẽ được xử lý trên máy chủ (server) và gửi trả kết quả xử lý về cho trình duyệt ở máy khách. (ASP sẽ được trình bày chi tiết trong phần sau). 2.3. Network Computing. 2.3.1. Mô hình File Server. Trong quá trình phát triển mạng LAN, có nhiều chuẩn đã được đề xuất, thử nghiệm và được sự công nhận bởi các tổ chức chuẩn hoá quốc tế. Đó là các chuẩn 10Base Ethenet, Token Ring ... và gần đây là chuẩn GigaEthenet. Những mô hình mạng LAN ban đầu dựa trên cơ sở chia sẻ tài nguyên sử dụng chung: chia sẻ chung đường truyền, các tài nguyên vật lý (máy in, máy fax ...), các tài nguyên thông tin: dữ liệu và các chương trình ứng dụng trên một hoặc nhiều Server của mạng. Mô hình này có nhược điểm là: Dễ gây hiện tượng tắc nghẽn đường truyền khi có nhiều yêu cầu từ các trạm làm việc gửi tới Server cùng một lúc nên tổng dung lượng các dữ liệu trên đường truyền nhiều khi là rất lớn. 2.3.2. Mô hình Client/Server. Trong mô hình này, các máy trạm được coi là các Client và các máy phục vụ được gọi là Server. Mỗi phần mềm xây dựng theo mô hình Client/Server được chia thành hai phần: Phần hoạt động trên Server (phía Server): quản lý các giao tiếp với môi trường ngoài tại Server và tới các Client, tiếp nhận yêu cầu của Client (Query String), xử lý các yêu cầu và gửi kết quả cho Client. Phần hoạt động tại Client (phía Client): tổ chức giao tiếp với người dùng và với Server. Thực hiện tiếp nhận yêu cầu của người dùng và gửi về Server, sau đó nhận kết quả trả lời từ Server rồi hiển thị ra màn hình cho người sử dụng. d. Thông tin hàng nhập Phần mềm phía Server Phần mềm phía Client Dữ liệu Môi trường Server Máy Server Máy Client Môi trường Server Người dùng Query String Kết quả xử lý M« h×nh Client/Server Ưu điểm: - Server không phải gửi toàn bộ dữ liệu liên quan trả lại cho Client khi có yêu cầu mà chỉ cần gửi phần dữ liệu đã được xử lý. - Client không đòi hỏi cao về cấu hình. Nhược điểm: - Server phải có cấu hình mạnh. - Phần mềm xây dựng và phát triển theo mô hình Client/Server khá phức tạp, người lập trình phải xây dựng chương trình trên cả Server và Client. - Vấn đề bảo trì, nâng cấp phần mềm gặp nhiều khó khăn trong môi trường mạng diện rộng. 2.3.3. Mô hình Webbase. Mô hình Webbase được xây dựng dựa trên mô hình WWW (Web). Đây là mô hình Client/Server dùng trên Internet và Intranet theo định hướng: thống nhất sử dụng trình duyệt Web (Web Browser) làm phần mềm phía Client cho mọi ứng dụng. Phía Server sẽ tổ chức giao tiếp giữa Web Server với trình duyệt Web phía Client. Web Server (còn gọi là HTTP Server) làm việc trên Server, quản lý các trang siêu văn bản cũng như giao tiếp với Client. Giao tiếp được thực hiện thông qua giao thức trên nền TCP/IP là HTTP( HyperText Markup Language). Web browser giao tiếp trực tiếp với người dùng và với Web Server thông qua giao thức HTTP. Web browser nhận yêu cầu của người dùng, sau đó chuyển tới Web Server dưới dạng yêu cầu URL. Khi nhận được trả lời từ Web Server, Web browser sẽ trình diễn kết quả ra màn hình của người dùng. Một Web browser có thể thực hiện giao tiếp với nhiều Web Server không phụ thuộc vào hệ điều hành và vị trí của Web Server đó. Máy Client Máy Server Dữ liệu siờu văn bản Cơ sở dữ liệu Mụi trường Client Query String Web Browser Web Server Database Server HTTP Siờu văn bản Chương trình ứng dụng Người dựng Mô hình phần mềm Webbase Ưu điểm: - Thuận lợi cho cụng tỏc bảo trỡ phần mềm, do thay đổi chỉ diễn ra trờn Server. - Tốc độ hoạt động của phần mềm cao, ổn định. - Thuận lợi trong việc bảo vệ dữ liệu. - Khụng bị giới hạn bởi qui mụ của mạng. 2.4. ADO, MSSQL Server và ASP 2.4.1. ADO (ActiveX Data Objects). Là công nghệ cho phép truy xuất tới nhiều kiểu cơ sở dữ liệu khác nhau một cách dễ dàng và nhanh chóng thông qua ngôn ngữ script đơn giản. ADO là bước phát triển tiếp theo của OLE DB. ADO dễ dàng sử dụng, độc lập ngôn ngữ, có ít tầng trung gian giữa application và data source. ADO cung cấp khả năng truy xuất dữ liệu trong CSDL với hiệu suất cao. Các ứng dụng dùng ADO rất dễ xây dựng, hiệu quả làm việc cao, chi phí thấp. Active Server Pages Active Database Component Active Data Object Date Provider Inteface Data Source ODBC Drivers Mô hình ADO (ActiveX Data Objects) Các đối tượng và tập hợp trong ADO: Các đối tương chính: Command: Các câu lệnh điều khiển. Connection: Tạo kết nối đến một vùng lưu trữ dữ liệu. Recordset: Lưu toàn bộ các record từ một bảng hay từ kết quả của việc thực thi lệnh truy xuất CSDL vào biến kiểu Record. Các đối tượng khác: Error: Chứa các thông báo lỗi khi truy xuất đến dữ liệu. Field: Trường của dữ liệu, đây là kiểu phổ biến. Parameter: Tham số hay đối số được dùng trong đối tượng Command khi tương tác với các thủ tục lưu trữ dữ liệu (store procedure). Property: Xác định các thuộc tính riêng biệt (tuỳ thuộc kiểu dữ liệu) của một đối tượng ADO. Các tập hợp: Errors: Chứa tất cả các đối tượng Error. Fields: Chứa tất cả các đối tượng Field của đối tượng Recordset. Parameters: Chứa tất cả các đối tượng Parameter của đối tượng Command. Propertys: Chứa tất cả các đối tượng Property. 2.4.2. MSSQL Server SQL Server là một hệ thống quản lý cơ sở dữ liệu quan hệ hay RDBMS. Một RDBMS lưu trữ dữ liệu theo một dạng cấu trúc trên một server cơ sở dữ liệu nhằm cho phép nhiều người sử dụng dữ liệu từ các máy tính khác nhau được gọi là các client, cùng một lúc. SQL Server đã cho ra nhiều ấn bản, bao gồm: - SQL Server 2000 Enterprise Edition. - SQL Server 2000 Standard Edition. - SQL Server 2000 Personal Editon. - SQL Server Developer Edition. - SQL Server 2000 Desktop Engine. - SQL Server 2000 Windows CE Edition. Trong đó SQL Server 2000 Enterprise Edition là phiên bản có tính thích nghi cao và đáng tin cậy. 2.4.2.1. Các đặc trưng của SQL Server 2000 - Dễ dàng cài đặt: SQL Server cung cấp một bộ công cụ quản trị và phát triển để đơn giản hóa quá trình sử dụng và phát triển. - Tính thích nghi cao và tiện dụng: SQL Server có nhiều dịch vụ có thể chạy trên nhiều nền hệ điều hành khác nhau như Windows NT/Windows 2000 hay các chương trình nền trên Windows 98. - Hỗ trợ mô hình Client – Server: SQL Server được thiết kế theo mô hình Client – Server. Ứng dụng chạy phía client và gửi yêu cầu tới Server. Sau khi xử lý Server gửi lại kết quả cho Client. Các công việc của Client và Server là độc lập với nhau. - Sự tương thích về hệ điều hành: Là sản phẩm của Microsoft SQL Server chạy trên WindowsNT 4 và Windows 2000. Microsoft WindowsNT 4.0 Service Pack 5 (SP5) và các các phiên bản sau đó cần được cài đặt các yêu cầu tối thiểu cho các phiên bản của SQL Server 2000. - Sử tương thích với các giao thức mạng: SQL Server hỗ trợ hầu hết các giao thức phổ biến như AppleTalk, TCP/IP. - Tạo kho dữ liệu: SQL Server cung cấp các công cụ cho việc tạo kho dữ liệu. Sử dụng bộ thiết kế DTS có thể định nghĩa từng bước các tiến trình và việc chuyển đổi dữ liệu để tạo kho dữ liệu từ rất nhiều nguồn dữ liệu khác nhau. - Tuân theo chuẩn: ANSI/ISO SQL-92 - Hỗ trợ tái tạo dữ liệu: SQL Server hỗ trợ việc tạo thêm bản sao dữ liệu. Điều này có nghĩa là một hay nhiều bản copy của dữ liệu có thể được đồng bộ hóa, khi có thay đổi ở một bản copy nó sẽ ánh xạ tới các bản copy khác. - Full-Text Search: hỗ trợ tìm kiếm dữ liệu dựa trên việc tạo ra các chỉ mục FullText Index cho các bảng được đưa ra. Books online: công cụ trợ giúp cho việc sử dụng MSSQL Server 2000. 2.4.2.2 Các thành phần cơ sở dữ liệu của SQL Các đối tượng.: hầu như những thứ trong chính cơ sở dữ liệu là các đối tượng (object). Các đoạn sau đây giới thiệu các đối tượng phổ biến nhất. Những đối tượng này được gọi là những đối tượng cố định; nghĩa là chúng được lưu trữ trong cơ sở dữ liệu và không biến mất khi bạn thoát khỏi hệ thống hay khi server tắt. Một table là một cấu trúc dữ liệu cơ bản của một cơ sở dữ liệu. Tất cả thông tin trong cơ sở dữ liệu được lưu giữ trong các table, trong một kiểu trình bày hàng/cột để dễ xử lý dữ liệu. Trong một table, mỗi hàng là một record (bản ghi) của dữ liệu, và các cột là các field (trường) của record. Các table được giải thích chi tiết ở phần sau. Một index tương tự như bảng tra cứu nhanh trong một cuốn sách, nhưng thay vì giúp bạn tìm một chủ điểm, nó giúp server cơ sở dữ liệu tìm một hàng dữ liệu trong table. Khi bạn yêu cầu các hàng có các giá trị cụ thể, SQL Server tìm một index mà có thể giúp xác định những hàng đó trước khi nó tìm qua tất cả dữ liệu trong table. Nếu không có index, SQL Server phải duyệt tất cả các hàng trong table. Một view (khung xem) được xem là một phần được truy xuất cố định, được ấn định từ trước từ cơ sở dữ liệu. Nếu bạn có một tập hợp thông tin mà bạn thường cần tìm kiếm trong cơ sở dữ liệu, bạn có thể tạo một view, bạn không cần gõ nhập lại lệnh mỗi lần bạn cần dữ liệu; những người khác cũng có thể sử dụng view để xem dữ liệu một cách tốt hơn. Điều này thực sự tiết kiệm được nhiều thời gian, đặc biệt nếu lệnh dùng để truy tìm dữ liệu phức tạp, hoặc truy tìm dữ liệu từ nhiều table khác nhau. Một constraint là một đối tượng ấn định một giới hạn về cách hay loại dữ liệu nào đó có thể được lưu trữ trong cơ sở dữ liệu với mục đích là giữ cho dữ liệu nhất quán hay hiện thực. Ví dụ, một table kiểm kê có thể đặt một constaint NOT NULL trên cột chứa số lượng có sẵn. Các constraint được thảo luận ở bài 2. Nhất quán: một cơ sở dữ liệu nhất quán nếu tất cả dữ liệu trong đó hoà hợp với nhau và bản thiết kế của cơ sở dữ liệu. Việc lưu trữ một số bộ phận trong một bảng kiểm kê vốn không tương xứng với một bộ phận trong một bảng ấn định về các bộ phận hay lưu trữ một số âm cho tuổi của một người là hai ví dụ về dữ liệu không nhất quán. Một thủ tục được lưu trữ (stored procedure) tương tự như một view bởi vì nó lưu trữ các lệnh SQL trong cơ sở dữ liệu nhưng một thủ tục được lưu trữ có thể thực thi bất kỳ SQL (chứ không phải một phần được truy xuất), và có thể lấy các tham số chẳng hạn như một tiêu chuẩn truy xuất của nó, nhằm chỉnh sửa hoạt động của nó mỗi lần bạn thực thi nó. Một trigger (bộ kích khởi) có thể được xem là một loại thủ tục được lưu trữ đặc biệt. Các trigger được liên kết với các table trong cơ sở dữ liệu và có thể được thực thi bất cứ lúc nào dữ liệu được bổ sung, được chỉnh sữa hay bị xoá khỏi table. Một defaut (xác lập mặc định) là một giá trị mà SQL Server sẽ cung cấp cho một cột nếu bạn thêm vào một hàng vào một table và không điền vào cột đó. Một kiểu dữ liệu do người cùng dùng ấn định (UDT) là một phần ấn định cụ thể về loại dữ liệu mà có thể được nhập vào một cột. SQL Server cung cấp các kiểu chuẩn vốn có thể xử lý các số và dữ liệu text. Bạn có thể sử dụng các UDT để ấn định dữ liệu một cách cụ thể hơn so với các kiểu dữ liệu được cài sẵn. Tuy nhiên, chúng có thể có nhiều vấn đề khó hiểu và nằm ngoài phạm vi của sách này. Các quan hệ. Một cơ sở dữ liệu chỉ lưu trữ các table chắc chắn hữu dụng. Các cơ sở dữ liệu PC phổ biến nhất vào những năm 1980, dBASE của Ashton - tate là một cơ sở dữ liệu chỉ chứa table, thường được gọi là một cơ sở dữ liệu file det (flat-file). Bạn có thể thực hiện được nhiều điều với chỉ phương pháp tổ chức đơn giản này, nhưng SQL Server và các RDBMS khác bổ sung tính năng quan trọng bằng cách cho phép bạn kết hợp các hàng trong các table khác nhau bằng cách sử dụng một khái niệm được gọi là một quan hệ (relation). Với một cơ sở dữ liệu flat file, hầu như dữ liệu luôn cần được liên kết từ các file khác nhau, nhưng hoạt động này phải được thực hiện trong mã người dùng của trình quản lý cơ sở dữ liệu. Trong các cơ sở dữ liệu quan hệ, các quan hệ này được lưu trữ trong chính cơ sở dữ liệu. Hầu như không có dữ liệu nào mà bạn sẽ làm việc với chứa dữ liệu không liên quan đến bất kỳ dữ liệu khác, do đó bằng cách xử lý cụ thể những quan hệ này, bạn có thể dễ dàng tạo và bảo trì một cơ sở dữ liệu đáng tin cậy, nhất quán. 2.4.3. ASP (Active Server Page). ASP là môi trường kịch bản trên máy server (Server-side Scripting Environment). ASP được dùng để tạo các ứng dụng Web động tương tác với Web Server. Thông qua việc kết hợp các đối tương được xây dựng sẵn ( Built-in Object), các thành phần HTML, kịch bản (VBScript, JScript), các thành phần ActiveX... ASP cung cấp giao diện lập trình mạnh, dễ phát triển các ứng dụng Web trên WWW. Một trang ASP là một file có đuôi .ASP nằm trên Web Server. Phần mở rộng đặc biệt này phân biệt một trang ASP với một file HTML thông thường (luôn kết thúc bằng .HTML hay .HTM). Các script của ASP được chứa các lệnh của ngôn ngữ Javascript hay Vbscript. Khi Web browser gửi yêu cầu tới Web server, file *.asp nằm tại Web Server sẽ biên dịch script chứa trong nó, thực hiện tương tác rồi trả kết quả về cho browser. Khi Web Server nhận được yêu cầu (request) tới một file .asp, nó sẽ biên dịch file đó từ đầu tới cuối, thực hiện các lệnh script, sau đó trả kết quả đã được định dạng bằng HTML, về cho Web browser. 2.4.2.1. Active Server Page và các kịch bản (script). Script là kịch bản mở rộng cho trang HTML nhằm nâng cao khả năng điều khiển và phản ứng lại với tác động của người sử dụng. Có hai loại kịch bản thông dụng hiện nay là Javacript và VBScript. Những ngôn ngữ kịch bản khác với những ngôn ngữ lập trình về sự giản dị trong cú pháp và các cấu trúc điều khiển và đặc biệt là không cần biên dịch thành file chương trình một trang Web có chứa kịch bản trước khi thực thi nó. Active Server Page chứa các kịch bản phía Server sẽ tạo thuận lợi cho việc tạo ra các trang Web và hỗ trợ khả năng sửa đổi dữ liệu trên Web site sau khi Web site này được kích hoạt. Các script ASP chạy trong cùng một tiến trình với Web server và chúng hoạt động theo cơ chế đa luồng (multithread). Điều này cho phép một trang ASP hỗ trợ hiệu quả nhiều người sử dụng cùng một lúc mà không ảnh hưởng tới tốc độ xử lý. 2.4.2.2. Active Server Page và các thành phần đối tượng. Một trang ASP sẽ bị hạn chế rất nhiều nếu nó chỉ chứa các script. Để có thể thu thập được thông tin từ người sử dụng, lưu trữ dữ liệu trong cơ sở dữ liệu hoặc tạo các tập tin trên server, Active Server P

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • doc32924.doc
Tài liệu liên quan