MỤC LỤC
MỤC LỤC 1
DANH MỤC SƠ ĐỒ, BẢNG BIỂU 4
LỜI CẢM ƠN 6
LỜI MỞ ĐẦU 7
CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN VỀ ĐỀ TÀI 9
1.1. GIỚI THIỆU VỀ NƠI THỰC TẬP 9
1.1.1. Giới thiệu về đơn vị thực tập 9
1.1.2. Sơ đồ tổ chức 13
1.2. GIỚI THIỆU VỀ SỰ PHÁT TRIỂN PHẦN MỀM 14
1.2.1. Các sản phẩm phần mềm 14
1.2.2. Phân loại 14
1.2.3. Thuộc tính của sản phẩm phần mềm 15
1.2.4. Các mô hình phát triển sản phẩm phần mềm 15
1.3. PHÁT BIỂU ĐỀ TÀI 19
1.3.1. Giới thiệu 19
1.3.2. Đặt vấn đề 19
1.3.3. Chức năng 20
1.3.4. Yêu cầu bài toán 20
1.3.5. Tính năng kỹ thuật 21
1.3.6. Thiết kế đồ họa 21
1.3.7. Lập trình 21
CHƯƠNG 2: KHẢO SÁT HỆ THỐNG 22
2.1. KHẢO SÁT QUY TRÌNH NGHIỆP VỤ 22
2.1.1. Sơ đồ hoạt động của hệ thống cũ 22
2.1.2. Mô tả hoạt động nghiệp vụ 22
2.2. YÊU CẦU XÂY DỰNG CHỨC NĂNG CHI TIẾT CỦA HỆ THỐNG MỚI 22
2.2.1. Phần đầu của phần mềm 22
2.2.2. Các tiện ích 23
2.2.3. Những lợi ích mang lại cho khách hàng 23
2.3. MỘT SỐ BIỂU MẪU BÁO CÁO THU THẬP ĐƯỢC 24
2.4. LỰA CHỌN MÔI TRƯỜNG CÀI ĐẶT 24
2.4.1. Giới thiệu ngôn ngữ Visual Basic 24
2.4.2. Giới thiệu Cơ sở dữ liệu Access 26
2.4.3. Giới thiệu công cụ Crystal Report 27
CHƯƠNG 3: PHÂN TÍCH THIẾT KẾ HỆ THỐNG 32
3.1. XÂY DỰNG BIỂU ĐỒ PHÂN CẤP CHỨC NĂNG TOÀN HỆ THỐNG 32
3.3.1. Biểu đồ phân cấp chức năng 32
3.3.2. Mô tả các chức năng 33
3.2. XÂY DỰNG BIỂU ĐỒ LUỒNG DỮ LIỆU 34
3.3.1. Biều đồ luồng dữ liệu mức khung cảnh 34
3.3.2. Biểu đồ luồng dữ liệu mức đỉnh 35
3.3.3. Biểu đồ luồng dữ liệu mức dưới đỉnh 36
3.3. SƠ ĐỒ THỰC THỂ LIÊN KẾT(E-R) 40
3.3.1. Xác định thực thể 40
3.3.2. Xác đinh các liên kết giữa các thực thể 40
3.3.3. Xây dựng sơ đồ thực thể - liên kết (E-R) 42
CHƯƠNG 4: THIẾT KẾ VÀ CÀI ĐẶT HỆ THỐNG 43
4.1. THIẾT KẾ CƠ SỞ DỮ LIỆU 43
4.3.1. Thiết kế các bảng dữ liệu 43
4.3.2. Các Query sử dụng trong hệ thống 51
4.3.3. Mối quan hệ giữa các bảng dữ liệu 52
4.2. THIẾT KẾ GIAO DIỆN MÀN HÌNH 52
4.3.1. Giao diện chính của chương trình 52
4.3.2. Chương trình kiểm tra vé 54
4.3.3. Chương trình bán vé 55
4.3.4. Chương trình đổi vé 57
4.3.5. Chương trình trả vé 58
4.3.6. Chương trình tìm kiếm 60
4.3. SỬ DỤNG PHẦN MỀM 61
4.3.1. Biểu tượng desktop 61
4.3.2. Giao diện 62
4.3.3. Chương trình đăng ký tài khoản của nhân viên hàng không 64
4.3.4. Chương trình đổi mật khẩu 64
KẾT LUẬN 66
TÀI LIỆU THAM KHẢO 67
68 trang |
Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 8450 | Lượt tải: 5
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đồ án Xây dựng hệ thống quản lý chuyến bay và bán vé máy bay cho hãng Pacific Airline, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
từ khi có PC tình hình hoàn toàn thay đổi. Các phần mềm được phát triển và bán cho hàng trăm ngàn khách hàng là chủ các PC và do đó giá bán các sản phẩm này cũng rẻ hơn nhiều. Microsoft là nhà sản xuất phần mềm lớn nhất hiện nay.
Thuộc tính của sản phẩm phần mềm
Thuộc tính của một sản phẩm phần mềm là các đặc tính xuất hiện từ sản phẩm một khi nó được cài đặt và được đưa ra dùng. Các thuộc tính này không bao gồm các dịch vụ được cung cấp kèm theo sản phẩm đó.
Thí dụ: mức hiệu quả, độ bền, khả năng bảo trì, khả năng dùng ở nhiều nền là các thuộc tính.
Các thuộc tính biến đổi tùy theo phần mềm. Tuy nhiên những thuộc tính tối quan trọng bao gồm:
Khả năng bảo trì: Nó có khả năng thực hành những tiến triển để thỏa mãn yêu cầu của khách hàng.
Khả năng tin cậy: Khả năng tin cậy của phần mềm bao gồm một loạt các đặc tính như là độ tin cậy, an toàn, và bảo mật. Phần mềm tin cậy không thể tạo ra các thiệt hại vật chất hay kinh tế trong trường hợp hư hỏng.
Độ hữu hiệu: Phần mềm không thể phí phạm các nguồn tài nguyên như là bộ nhớ và các chu kì vi xử lý.
Khả năng sử dụng: Phần mềm nên có một giao diện tương đối dễ cho người dùng và có đầy đủ các hồ sơ về phần mềm.
Các mô hình phát triển sản phẩm phần mềm
Quá trình phát triển phần mềm là tập hợp các thao tác và các kết quả tương quan để sản xuất ra một sản phẩm phần mềm. Hầu hết các thao tác này được tiến hành bởi các kỹ sư phần mềm. Các công cụ hỗ trợ máy tính về kỹ thuật phần mềm có thể được dùng để giúp trong một số thao tác.
Có 4 thao tác là nền tảng của hầu hết các quá trình phần mềm là:
Đặc tả phần mềm: Các chức năng của phần mềm và điều kiện để nó hoạt động phải được định nghĩa.
Sự phát triển phần mềm: Để phần mềm đạt được đặc tả thì phải có quá trình phát triển này.
Đánh giá phần mềm: Phần mềm phải được đánh giá để chắc chắn rằng nó làm những gì mà khách hàng muốn.
Sự tiến hóa của phần mềm: Phần mềm phải tiến hóa để thỏa mãn sự thay đổi các yêu cầu của khách hàng.
Mô hình thác nước
Mô hình này làm cho ý nghĩa việc sản xuất phần được thấy rõ hơn.
Phân tích các yêu cầu và định nghĩa: hệ thống dịch vụ, khó khăn và mục tiêu được hình thành bởi sự trợ ý của hệ thống người tiêu dùng. Sau đó các yếu tố này được định nghĩa sao cho có thể hiểu được bởi cả người phát triển và người tiêu dùng.
Thiết kế phần mềm và hệ thống: Thiết kế hệ thống các quá trình, các bộ phận và các yêu cầu về cả phần mềm lẫn phần cứng. Hoàn tất hầu như tất cả kiến trúc của các hệ thống này. Thiết kế phần mềm tham gia vào việc biểu thị các chức năng hệ thống phần mềm mà có thể được chuyển dạng thành một hay nhiều chương trình khả thi.
hực hiện và thử nghiệm các đơn vị: Trong giai đoạn này, thiết kế phần mềm phải được chứng thực như là một tập họp nhiều chương trình hay nhiều đơn vị nhỏ. Thử nghiệm các đơn vị bao gồm xác minh rằng mỗi đơn vị thỏa mãn đặc tả của nó.
Tổng hợp và thử nghiệm toàn bộ: Các đơn vị chương trình riêng lẻ hay các chương trình được tích hợp lại và thử nghiệm như là một hệ thống hoàn tất và chứng tỏ được các yêu cầu của phần mềm được thỏa mãn. Sau khi thử nghiệm phần mềm được cung ứng cho người tiêu dùng.
Sản xuất và bảo trì: Thông thường (nhưng không bắt buộc) đây là pha lâu nhất của chu kỳ sống (của sản phẩm). Phần mềm được cài đặt và được dùng trong thực tế. Bảo trì bao gồm điều chỉnh các lỗi mà chưa được phát hiện trong các giai đọan trước của chu kì sống; nâng cấp sự thực hiện của hệ thống các đơn vị và nâng cao hệ thống dịch vụ cho là các phát hiện vê yêu cầu mới.
Chỗ yếu của mô hình này là nó không linh hoạt. Các bộ phận của đề án chia ra thành những phần riêng của các giai đoạn. Hệ thống phân phối đôi khi không dùng được vì không thỏa mãn được yêu cầu của khách hàng. Mặc dù vậy mô hình này phản ảnh thực tế công nghệ. Như là một hệ quả đây vẫn là mô hình cơ sở cho đa số các hệ thống phát triển phần mềm - phần cứng.
Mô hình phát triển tiến hoá của phần mềm
Phân loại sự phát triển tiến hóa
Lập trình thăm dò: đối tượng của quá trình bằng cách làm việc với khách hàng để thăm dò các yêu cầu và phân phối phần mềm dứt diểm. Sự phát triển nên bắt đầu với những phần nào đã được hiểu rõ. Phần mềm sẽ được thêm vào các chức năng mới khi mà nó được đề nghị cho khách hàng (và nhận về các thông tin).
Mẫu thăm dò: đối tượng của phát triển tiến hoá này là nhằm hiểu các yêu cầu của khách hàng và do đó phát triển các định nghĩa yêu cầu tốt hơn cho phần mềm. Các mẫu tập trung trên các thí nghiệm với những phần đòi hỏi nào của khách hàng mà có thể gây sự khó hiểu hay ngộ nhận.
Phân tích mô hình: Mô hình phát triển tiến hóa này hiệu quả hơn mô hình thác nước. Tuy nhiên, nó vẫn còn các khuyết điểm:
Quá trình thì không nhìn thấy rõ được: Các nhà quản lý cần phân phối thường xuyên để đo lường sự tiến bộ. Nó không kinh tế trong việc làm ra các hồ sơ cho phần mềm.
Phần mềm thường dược cấu trúc nghèo nàn: Sự thay đổi liên tục dễ làm đổ vỡ cấu trúc của phần mềm, tạo ra sự khó khăn và tốn phí.
Thường đòi hỏi những kỹ năng đặc biệt: Hầu hết các hệ thống khả dĩ theo cách này được tiến hành bởi các nhóm nhỏ có kỹ năng cao cũng như các cá nhân phải năng động.
Mô hình này thích hợp với:
Phát triển các loại phần mềm tương đối nhỏ
Phát triển các loại phần mềm có đời sống tương đối ngắn
Tiến hành trong các hệ thống lớn hơn ở những chỗ mà không thể biểu thị được các đặc tả chi tiết trong lúc tiến hành. Thí dụ của trường hợp này là các hệ thống thông minh nhân tạo (AI) và các giao diện cho người dùng.
Mô hình xoắn ốc Boehm
Đây là mô hình phát triển từ mô hình thác nước cho thấy mức độ tổng quát hơn của các pha sản xuất của một sản phẩm. Mô hình được đề nghị bởi Boehm vào năm 1988. Mô hình này có thể chỉ ra các rủi ro có thể hình thành trên căn bản của mô hình quá trình (sản xuất) tổng quát.
Mô hình Boehm có dạng xoắn ốc. Mỗi vòng lặp đại diện cho một pha của quá trình phần mềm. Vòng trong cùng tập trung về tính khả thi, vòng kế lo về định nghĩa các yêu cầu, kế đến là thiết kế, ...
Không có một pha nào được xem là cố định trong vòng xoắn. Mỗi vòng có 4 phần tương ứng với một pha.
Cài đặt đối tượng: Chỉ ra các đối tượng của pha trong đề án. Những khó khăn hay cưỡng bức của quá trình và của sản phẩm được xác định và được lên kế hoạch chi tiết. Xác định các yếu tố rủi ro của đề án. Các phương án thay thế tùy theo các rủi ro này có thể được dự trù.
Lượng định và giảm thiểu rủi ro. Tiến hành phân tích mỗi yếu tố rủi ro đã xác định. Các bước đặt ra để giảm thiểu rủi ro.
Phát triển và đánh giá: Sau khi đánh giá các yếu tố rủi ro, một mô hình phát triển cho hệ thống được chọn.
Lên kế hoạch: Đề án được xem xét và quyết định có nên hay không tiếp tục pha mới trong vòng lặp.
PHÁT BIỂU ĐỀ TÀI
Giới thiệu
Thực tế hiện nay hầu hết các phần mềm quản lý đều bằng tiếng nước ngoài gây khó khăn rất lớn cho người sử dụng thông thường.
Giao diện sử dụng chưa thân thiện, khó sử dụng, muốn sử dụng được các chương trình đó thì yêu cầu nhân viên phải có trình độ về công nghệ thong tin và có hiểu biết về phần mềm, tức là phải qua quá trình đào tạo chuyên sâu về phần mêm.
Sau khi Việt Nam gia nhập WTO thì vấn đề bản quyền là yêu cầu của pháp luật, mà đa số các phần mềm trên thị trường được xây dựng chưa tuân thủ đầy đủ vấn đề bản quyền. Môi trường chạy các chương trình đó đa số cũng là hệ điều hành Microsoft Window cần phải mua bản quyền sử dụng. Khi đó rất tốn kém để có thể có một phần mềm quản lý cho một công ty hay doanh nghiệp.
Đặt vấn đề
Chương trình xây dựng phục vụ các hãng hàng không giúp nhân viên hàng không rễ ràng sử dụng mà không yêu cầu sự hiểu biết về lĩnh vực tin học nhiều.
Chương trình được thiết kế hoàn toàn bằng tiếng Việt, có phần hướng dẫn trực tiếp bằng tiếng Việt trên máy tính, làm cho chương trình rất dễ sử dụng, không đòi hỏi người sử dụng phải mất nhiều thời gian học sử dụng chương trình.
Chương trình được phát triển trên công cụ hoàn toàn miễn phí của VB6.0 với hệ quản trị cơ sở dữ liệu Access có thể sử dụng trên nhiều hệ điều hành khác nhau.
Chức năng
Các chức năng cơ bản của hệ thống:
Quản lý toàn bộ chuyên bay tại điểm xuất phát cũng như điểm đến của máy bay
Quản lý toàn bộ lượng vé máy bay của từng chuyến bay.
Quản lý thông tin nhân viên bán hàng của hãng.
Quản lý thông tin khách hàng
Quản lý doanh thu của hãng.
Quản lý số lượng máy bay của hãng.
Quản lý được điểm đi, điểm đến của các chuyến bay.
Giao diện tiếng Việt rất dễ sử dụng đồng thời các báo cáo được thiết kế dễ hiểu và rõ ràng.
Dễ dàng sao lưu và bảo mật.
Yêu cầu bài toán
Các mục tiêu cụ thể cần đạt được:
+ Cung cấp thông tin về các chuyến bay cũng như số ghế còn cho khách hàng cũng như cho nhân viên khi khách hàng hoặc nhân viên kiểm tra.
+ Thực hiên quá trình bán vé và cập nhật thông tin về khách hàng, vé vào cơ sở dữ liệu.
+ Thống kê, thêm mới, sửa, xóa danh mục máy bay hiên có.
+ Thống kê, thêm mới, sửa, xóa danh mục hành trình của hãng.
+ Thống kê, sửa chữa, xóa thông tin về khách hàng
+ Lập báo cáo về doanh thu của hãng.
+ Cập nhật lịch bay cho hãng trong các quý sau.
Tính năng kỹ thuật
+ Hỗ trợ khách hàng kiểm tra thông tin về chuyến bay, lịch bay của các hành trình.
+ Hỗ trợ nhân viên hàng không kiểm tra thông tin khách hàng.
+ Hỗ trợ kiểm tra và bán vé cho khách.
+ Hỗ trợ đổi trả vé cho khách hàng.
+ Thao tác đơn giản, dễ hiểu không cần hiểu biết nhiều về hệ thống.
+ Dễ dàng sao lưu và bảo mật.
Thiết kế đồ họa
Chương trình có đồ họa và giao diện đẹp mắt, sử dụng các phần mềm xử lý đồhọa như photoshop CS3. Trong chương trình còn sử dụng flash làm banner cho chương trình chính.
Lập trình
Các form trong chương trình để được xử lý bằng ngôn ngữ Visual Basic 6.0 và sử dụng hệ quản trị dữ liệu Access với cách lập trình hiên đại, giao diên thân thiên với người dùng.
Các form trong chương trình đều có các button hướng dẫn người dùng bằng tiếng việt và các message thông báo cho người dùng quá trình sử dụng chương trình.
Chương trình lập trình trên hệ thống window sử dụng hệ thống mạng cho cả hãng.
CHƯƠNG 2: KHẢO SÁT HỆ THỐNG
KHẢO SÁT QUY TRÌNH NGHIỆP VỤ
Sơ đồ hoạt động của hệ thống cũ
Bán vé cho khách hàng, vào hồ sơ vé bán.
Khách hàng mua,đổi, trả vé tìm đến
Các điểm bán vé của hãng
Đến điểm bán vé kiểm tra vé trên giấy tờ và sổ sách
Hình 2.1: Sơ đồ hoạt động của hệ thống cũ
Mô tả hoạt động nghiệp vụ
Trên thực tế, khi khách hàng cần mua vé, trả vé, đổi vé hay tìm kiếm bất cứ thông tin nào cũng đều phải đến điểm bán vé của hãng. Tại mỗi điểm bán vé của hãng chỉ có số vé nhất định. Khi khách hàng yêu cầu thì nhân viên của hãng tại điểm bán vé phải kiểm tra thông tin của khách hàng rất phức tạp và mất thời gian. Ngay cả khi bán vé cho khách hàng xong nhân viên phải cập nhật vé bán cũng như các thông tin về khách hàng hay vé bán cũng rất khó khăn. Hệ thống không thể kiểm soát được, hơn nữa cũng xẩy ra tình trạng mà điểm bán vé này thì hết vé nhưng điểm bán vé kia thì lại thừa vé.
YÊU CẦU XÂY DỰNG CHỨC NĂNG CHI TIẾT CỦA HỆ THỐNG MỚI
Phần đầu của phần mềm
Khi truy nhập vào hệ thống chương trình nhân viên hay khách hàng gặp hình ảnh của máy bay Boing 777 của hãng và hệ thống đăng nhập dành cho nhân viên. Giao diện đầu tiên khi vào hệ thống bắt mắt và thân thiện với người dùng. Ngôn ngữ sử dụng đều dùng bằng tiếng việt rất dễ dàng cho người sử dụng.
Các tiện ích
- Tiện ích tra cứu thông tin
Chức năng này hỗ trợ cho việc tìm kiếm nhanh các chuyến bay và thông tin về chuyến bay cho khách hàng. Kết quả tìm kiếm được hiển thị dưới dạng liệt kê, từ đó hỗ trợ việc xem thông tin cho khách hàng một cách dẽ dàng.
- Tiện ích về tài chính
Hệ thống tự cập nhật về giá vé, lệ phí khi đổi trả vé và doanh thu của hãng.
- Tiện ích khác
Từ các form khác nhau nhân viên đều có thể truy nhập đến chương trình bán vé. Hệ thống hỗ trợ và chỉ dẫn chi tiết cho người dùng.
Những lợi ích mang lại cho khách hàng
Tiết kiệm được nhiều thời gian khi thực hiện các thủ tục cho chuyến bay của mình.Khách hàng chỉ việc gọi điện để tìm thông tin về chuyến bay mình muốn đặt và có thể đặt luôn với hãng hàng không để có được vé cho chuyến bay của mình.
Tính an toàn cao, khách hàng có thể thanh toán qua việc chuyển khoản qua tài khoản ngân hàng. Và vé sẽ được đưa đến tận nơi khách hàng.
MỘT SỐ BIỂU MẪU BÁO CÁO THU THẬP ĐƯỢC
Hình 2.2: Báo cáo doanh thu quý
LỰA CHỌN MÔI TRƯỜNG CÀI ĐẶT
Giới thiệu ngôn ngữ Visual Basic
Dùng Visual Basic 6.0 là cách nhanh và tốt nhất để lập trình cho Microsoft Windows. Cho dù là chuyên nghiệp hay mới mẻ đối với chương trình Windows, Visual Basic 6.0 sẽ cung cấp cho chúng ta một bộ công cụ hoàn chỉnh để đơn giản hóa việc triển khai lập trình ứng dụng cho MSWindows.
Visual Basic là gì? Phần "Visual" đề cập đến phương phàp được sử dụng để tạo giao diện đồ họa người dùng (Graphical User Interface hay viết tắc là GUI) . Có sẵn những bộ phận hình ảnh, gọi là controls, chúng ta tha hồ sắp đặt vị trí và quyết định các đặc tính của chúng trên một khung màn hình, gọi là form. Nếu đã từng sử dụng chương trình vẽ chẳng hạn như Paint, chúng ta đã có sẵn các kỹ năng cần thiết để tạo một GUI cho Visual Basic 6.0.
Phần "Basic" đề cập đến ngôn ngữ BASIC (Beginners All-Purpose Symbolic Instruction Code), một ngôn ngữ lập trình đơn giản, dễ học, được chế ra cho các khoa học gia (những người không có thì giờ để học lập trình điện toán) dùng.
Visual Basic đã được ra từ MSBasic, do Bill Gates viết từ thời dùng cho máy tính 8 bits 8080 hay Z80. Hiện nay nó chứa đến hàng trăm câu lệnh (commands), hàm (functions) và từ khóa (keywords). Rất nhiều commands, functions liên hệ trực tiếp đến MSWindows GUI. Những người mới bắt đầu có thể viết chương trình bằng cách học chỉ một vài commands, functions và keywords. Khả năng của ngôn ngữ này cho phép những người chuyên nghiệp hoàn thành bất kỳ điều gì nhờ sử dụng ngôn ngữ lập trình MSWindows nào khác.
Người mang lại phần "Visual" cho Visual Basic là ông Alan Cooper. Ông đã gói môi trường hoạt động của Basic trong một phạm vi dễ hiểu, dễ dùng, không cần phải chú ý đến sự tinh xảo của MSWindows, nhưng vẫn dùng các chức năng của MSWindows một cách hiệu quả. Do đó, nhiều người xem ông Alan Cooper là cha già của Visual Basic.
Visual Basic còn có hai dạng khác: Visual Basic for Application (VBA) và VBScript. VBA là ngôn ngữ nằm phía sau các chương trình Word, Excel, MSAccess, MSProject, .v.v.. còn gọi là Macros. Dùng VBA trong MSOffice, ta có thể làm tăng chức năng bằng cách tự động hóa các chương trình.VBScript được dùng cho Internet và chính Operating System.
Dù cho mục đích của chúng ta là tạo một tiện ích nhỏ cho riêng mình, trong một nhóm làm việc của chúng ta, trong một công ty lớn, hay cần phân bố chương trình ứng dụng rộng rãi trên thế giới qua Internet, Visual Basic 6.0 cũng sẽ có các công cụ lập trình cần thiết.
Giới thiệu Cơ sở dữ liệu Access
Microsoft Access là một Hệ Quản Trị Cơ Sở Dữ Liệu tương tác người sử dụng chạy trong môi trường Windows. Microsoft Access cho chúng ta một công cụ hiệu lực và đầy sức mạnh trong công tác tổ chức, tìm kiếm và biểu diễn thông tin.
Microsoft Access cho ta các khả năng thao tác dữ liệu, khả năng liên kết và công cụ truy vấn mạnh mẽ giúp quá trình tìm kiếm thông tin nhanh. Người sử dụng có thể chỉ dùng một truy vấn để làm việc với các dạng cơ sở dữ liệu khác nhau. Ngoài ra, có thể thay đổi truy vấn bất kỳ lúc nào và xem nhiều cách hiển thị dữ liệu khác nhau chỉ cần động tác nhấp chuột.
Microsoft Access và khả năng kết xuất dữ liệu cho phép người sử dụng thiết kế
những biểu mẫu và báo cáo phức tạp đáp ứng đầy đủ các yêu cầu quản lý, có thể vận động dữ liệu và kết hợp các biểu mẫu va báo cáo trong một tài liệu và trình bày kết quả theo dạng thức chuyên nghiệp.
Microsoft Access là một công cụ đầy năng lực để nâng cao hiệu suất công việc.
Bằng cách dùng các Wizard của MS Access và các lệnh có sẵn (macro) ta có thể dễ dàng tự động hóa công việc mà không cần lập trình. Đối với những nhu cầu quản lý cao, Access đưa ra ngôn ngữ lập trình Access Basic (Visual Basic For application) một ngôn ngữ lập trình mạnh trên CSDL.
Các thành phần cơ bản của một tập tin cơ sở dữ liệu ACCESS
Một tập tin CSDL ACCESS gồm có 6 thành phần cơ bản sau:
Bảng (Tables) : Là nơi chứa dữ liệu
Truy vấn (Queries) : Truy vấn thông tin dựa trên một hoặc nhiều bảng.
Biểu mẫu (Forms) : Các biểu mẫu dùng để nhập dữ liệu hoặc hiển thị dữ liệu.
Báo cáo (Reports) : Dùng để in ấn.
Pages (Trang) : Tạo trang dữ liệu.
Macros (Tập lệnh) : Thực hiện các tập lệnh.
Modules (Đơn thể) : Dùng để lập trình Access Basic
Các bước thiết kế cơ sở dữ liệu
Bước 1: Xác định mục tiêu khai thác CSDL của chúng ta. Điều này quyết định các loại sự kiện chúng ta sẽ đưa vào MS Access.
Bước 2: Xác định các bảng dữ liệu cần thiết. Mỗi đối tượng thông tin sẽ hình thành một bảng trong cơ sở dữ liệu của chúng ta.
Bước 3: Sau khi đã xác định xong các bảng cần thiết, tiếp đến ta phải chỉ rõ thông tin nào cần quản lý trong mỗi bảng, đó là xác định các trường. Mỗi loại thông tin trong bảng gọi là trường. Mọi mẫu in trong cùng một bảng đều có chung cấu trúc các trường.
Bước 4: Xác định các mối quan hệ giữa các bảng. Nhìn vào mỗi bảng dữ liệu và xem xét dữ liệu trong bảng này liên hệ thế nào với dữ liệu trong bảng khác. Thêm trướng hoặc tạo bảng mới để làm rõ mối quan hệ này. Đây là vấn đề hết sức quan trọng, tạo được quan hệ tốt sẽ giúp chúng ta nhanh chóng truy tìm tìm và kết xuất dữ liệu.
Bước 5: Tinh chế, hiệu chỉnh lại thiết kế. Phân tích lại thiết kế ban đầu để tim lỗi, tạo bảng dữ liệu và nhập vào vài bản ghi, thử xem cơ sở dữ liệu đó phản ánh thế nào với những yêu cầu truy xuất của chúng ta, có rút được kết quả đúng từ những bảng dữ liệu đó không.
Thực hiện các chỉnh sửa thiết kế nếu thấy cần thiết.
Giới thiệu công cụ Crystal Report
Crystal Reports là một trong những phần mềm hàng đầu để tạo ra các report tương tác, nó được tích hợp rộng rãi vào ứng dụng Windows và Web. Với hơn 4 triệu licenses được bán, nó dẫn đầu trong các cách tạo ra Report cho Windows. Crystal Report đã được sử dụng trong VS từ 1993 nhưng với sự ra mắt của VS. Net 2002 thì phiên bản mới Crystal Reports .NET ra đời và được tích hợp vào VS. Net.Từ VS.Net 2003 trở đi thì Crystal Report đã được tích hợp vào trong VS. Net và là Crystal Report Net (tuy nhiên phần tích hợp có 1 số tính năng bị cắt giảm) nhưng không ảnh hưởng nhiều lắm đến những nhu cầu bình thường.Các khái niệm nền tảng về Crystal Report.- Report Section:
Một Crystal Report thì bao gồm nhiều section khác nhau. Mỗi section là tập hợp các thuộc tính được thể hiện như các hành vi. Để xem thuộc tính của một section ta chọn Report--> Section Expert
- Các section chuẩn:
Report Header : Xuất hiện trên cùng của trang đầu tiên của report và thường được bị ẩn đi. Nó có thể được dùng để chỉ ra điểm bắt đầu của 1 report mới hay dùng để bao bọc.
Report Footer : Xuất hiện ở cuối của trang cuối cùng của report, mặc định được hiển thị, có thể dùng để tóm tắt cho report.
Page Header : Xuất hiện trên cùng của mỗi trang và dùng để hiển thị column header, tựa của report, và đếm số trang, giữa những item khác.
Page Footer : Xuất hiện ở cuối mỗi trang và dùng để hiển thị số trang, ngày in, thời gian ...
Group Header : Xuất hiện ở đầu mỗi nhóm và dùng để hiển thị tên nhóm.Group Footer : Xuất hiện ở cuối của 1 nhóm record và dùng để hiển thị tên nhóm, subtotal và tóm tắt.
Details Section : Có một cho mỗi record trong report của bạn. Chúng thường được dùng để hiển thị thông tin về column và có thể mở rộng để bao đóng một số section của field để tạo form.
- Field Objects:
Chứa đựng đa số nội dung của report. Từ những field hiển thị reocord, đến text object mô tả mỗi column hay summary field cung cấp tổng số, bất kỳ report nào đều là một tập hợp của Field object. Có 8 kiểu khác nhau của field objects được add vào report.- Database Fields:
Database field có thể được chèn vào từ bất kỳ bảng nào và nó sẽ xuất hiện trong report. Field này chính là nơi mà dữ liệu sẽ hiển thị.- Text Objects:
Được sử dụng để nhập text như column heading và comments.- Special Fields:
Là những field được xác định trước với những chức năng xác định.
Print Date Ngày tháng mà report được in.
Print Time Thời gian mà report được in.
Modification Date : Ngày tháng mà report được sửa lần cuối.
Modification Time : Thời gian mà report được sửa lần cuối.
Data Date : Date mà data được đọc từ database.
Data Time : Time mà data được đọc từ database.
Record Number : Số record tuần tự được gán vào cho tất cả record trả về cho report.
Page Number : Số trang.
Group Number : Số tuần từ đuóc gán vào tất cả các nhóm.
Total Page Count : Tổng số trang.
Report Title : Tựa của Report, được save lại trong phần tóm tắt của file report.
Report Comments : Comment được nhập vào thông tin summary.
Record Selection Formula : Record Selection Formula được dùng cho report.
Group Selection Formula : The group selection formula được dùng cho report.
File Path and Name : của report file.
File Author : Tác giả của report từ report file’s Summary Information.
File Creation Date : The date the report file được tạo ra.
Page N of M : N là trang hiện tại và M là tổng số trang.- Summary Fields:
Summary fields thường được dùng với nhóm trong report.
Subtotal và summary fields thì tương tự nhau nhưng subtotal đặc trưng như là 1 phép cộng sum, ngược lại summary field có thể là sum, average hay độ lệch tiêu chuẩn.- Formula Fields:
Được bao bọc trong cặp ngoặc nhọn {} và đứng trước nó là ký tự @{@SalesTax} + {@InvoiceTotal}.
Formula fields được tạo ra bằng cách sử dụng Formula editor tích hợp.- Parameter Fields:
Được sử dụng để cho user nhập thông tin vào khi report run. Parameter có thể được sử dụng theo 1 số cách khác nhau, từ dạng đơn giản (như nhập tên của một user để hiển thị lên report ) đến chọn lựa record (lọc nội dung).
Có 7 kiểu khác nhau : Boolean, Currency, Date, Date Time, Number, String, Time.- SQL Expression Fields:
Để làm hầu hết mọi công việc trên Database server, ta dùng SQL Expression Fields thay vì Crystal Formulas. Việc sử dụng SQL Expression sẽ đảm bảo tính toán sẽ được thực hiện trên Server database của nó, và cho phép truy cập các function của SQL.
-Unbound Fields:
Sử dụng field này , bạn sẽ tạo ra được một report chung và có thể lập trình thiét lập nội dung của nó lúc runtime.
CHƯƠNG 3: PHÂN TÍCH THIẾT KẾ HỆ THỐNG
XÂY DỰNG BIỂU ĐỒ PHÂN CẤP CHỨC NĂNG TOÀN HỆ THỐNG
Biểu đồ phân cấp chức năng
Hình 3.1: Biều đồ phân cấp chức năng
Mô tả các chức năng
Người quản trị hệ thống có toàn quyền sử dụng các chức năng của chương trình. Chịu trách nhiệm chính về khâu bảo mật an toàn cho hệ thống. Người quản trị hệ thống có trách nhiệm sao lưu và khôi phục hệ thống theo định kỳ, quản lý toàn bộ tài khoản của các nhân viên cũng như sự đảm bảo về thông tin cá nhân của khách hàng
Người quản lý có thể xem tất cả các danh sách dữ liệu của hệ thống. Ngoài ra có trách nhiệm quản lý doanh số các nhân viên, danh sách các chuyến bay, quản lý lượng vé bán ra cũng như lượng vé tồn đọng của từng chuyến bay, lập các báo cáo phân tích tổng hợp.
Người quản lý chuyến bay chịu trách nhiệm quản lý chuyến bay trong ngày , trong tuần, trong quý, trong năm, lập các các báo cáo về sự thay đổi hay cập nhật chuyến bay về hãng. Cho phép kiểm tra, nhâp mới hủy bỏ máy bay ra khỏi danh mục máy bay. Tìm kiếm thông tin về chuyến bay, máy bay, số lượng vé thương gia cũng như lượng vé phổ thông.
Chịu trách nhiệm cập nhật lại giá vé của từng chuyến bay. Quản lý số lượng vé trong từng chuyến bay. Số lượng vé đã bán, số lượng vé trả lại, số lượng vé đổi. lập báo cáo vể doanh thu của tưng chuyến bay lên cấp trên.
Cũng cấp thông tin vể lượng vé còn, số chuyến bay hết vé khi khách hàng yêu cầu. Bán vé cho khách, cập nhật vé bán vào cơ sở dữ liệu. Đổi vé, thu hồi vé khi khách hàng trả.
Chức năng tìm kiếm, báo cáo sẽ cung cấp cho người dùng khả năng tìm kiếm thông tin chính xác về các chuyến bay, vé máy bay… và có thể in ra thông tin báo cáo cụ thể về chuyến bay, lịch trình,…
XÂY DỰNG BIỂU ĐỒ LUỒNG DỮ LIỆU
Biều đồ luồng dữ liệu mức khung cảnh
Hình 3.2: Biểu đồ luồng dữ liệu mức khung cảnh
Biểu đồ luồng dữ liệu mức đỉnh
Hình 3.3: Biểu đồ luồng dữ liệu mức đỉnh
Biểu đồ luồng dữ liệu mức dưới đỉnh
*Chức năng tìm kiếm, báo cáo
Hình 3.4: BLD thực hiện chức năng báo cáo, tìm kíêm
* Thực hiện chức năng quán lý bán vé máy bay
Hình 3.5: BLD thực hiện chức năng quán lý bán vé máy bay
* Thưc hiện chức năng quản lý chuyến bay
Hình 3.6: BLD thực hiện chức năng quản lý chuyến bay
* Thực hiện chức năng quản lý người dùng
Hình 3.7: BLD thực hiện chức năng quản lý người dùng
SƠ ĐỒ THỰC THỂ LIÊN KẾT(E-R)
Xác định thực thể
Qua phân tích bài toán ta có thể đưa ra các bảng thực thể như sau:
Admin (tên truy nhập, mật khẩu, chức vụ)
Đổi trả vé ( Mã lệ phí, mã vé, lệ phí)
Hạng vé ( Mã hạng, tên hạng, hệ số)
Loại vé ( Mã loại, tên loại, hệ số vé)
Máy bay ( Mã máy bay, Tên máy bay, loại máy bay, số ghế thương gia, số ghế phổ thông, tổng số ghế)
Hành trình ( Mã hành trình, điểm đi, điểm đến, giá gốc)
Chuyến bay (
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- 22366.doc