Bên cạnh đó, 70% doanh nghiệp xem tài chính -chi
phí là vấn đề đau đầu nhất trong khi 46% và 40%
quan tâm đến vấn đề lãi suất tín dụng và áp lực cạnh
tranh.
23% doanh nghiệp cho rằng họ cần hỗ trợ tài chính
để nâng cấp công nghệ và trang thiết bị, 19% mong
muốn Chính phủ có chính sách hỗ trợ thương hiệu
hàng Việt Nam.
8 trang |
Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 1487 | Lượt tải: 4
Bạn đang xem nội dung tài liệu Doanh nghiệp nhỏ và vừa nhìn về triển vọng kinh tế, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Doanh nghiệp nhỏ và vừa nhìn về triển vọng kinh tế
Kết quả khảo sát thường niên về tình hình hoạt động
kinh doanh ở khu vực châu Á-Thái Bình Dương vừa
được công ty chuyên về vận tải, kho vận UPS công
bố hồi tuần rồi cho thấy các doanh nghiệp nhỏ và vừa
(DNNVV) của Việt Nam có cái nhìn lạc quan về triển
vọng phát triển kinh doanh trong khu vực và các vùng
khác trên thế giới.
Lạc quan
Cuộc khảo sát do Công ty Nghiên cứu thị trường
TNS, đối tác của UPS, thực hiện trong tháng 3 và
tháng 4 năm nay. Đối tượng của cuộc khảo sát là các
DNNVV của 13 thị trường trong khu vực châu Á-Thái
Bình Dương.
Tuy nhiên, đây là lần đầu tiên các doanh nghiệp Việt
Nam tham gia cuộc khảo sát. Phạm vi khảo sát bao
gồm tất cả các lĩnh vực của nền kinh tế như điện-điện
tử, xây dựng, thực phẩm đồ uống, dịch vụ, máy móc,
sản xuất, ô tô, dệt và may mặc, công nghệ thông tin,
du lịch và khách sạn, chăm sóc sức khỏe-dược
phẩm.
Có 100 DNNVV của Việt Nam tham gia cuộc khảo
sát, chủ yếu tại TPHCM và Hà Nội. Khi được hỏi về
triển vọng phát triển kinh tế của khu vực cũng như
của chính bản thân các doanh nghiệp, 59% doanh
nghiệp cho rằng kinh tế khu vực châu Á-Thái Bình
Dương sẽ tiếp tục phát triển, khoảng 9% cho rằng
nền kinh tế khu vực có chiều hướng đi xuống và 32%
còn lại cho rằng mức tăng trưởng kinh tế sẽ vẫn giữ
nguyên.
Trong khi đó, 58% doanh nghiệp cho rằng kinh doanh
quốc tế có những tác động rất tích cực và mở ra
nhiều cơ hội mới cho hoạt động kinh doanh của họ.
Ông Jeff McLean, Tổng giám đốc UPS Việt Nam, cho
biết: “Qua cuộc khảo sát, chúng tôi nhận thấy 86%
chủ doanh nghiệp ở Việt Nam khẳng định những
DNNVV sẽ đóng vai trò rất quan trọng trong tương lai
nền kinh tế quốc gia”.
Cũng theo kết quả cuộc khảo sát, Việt Nam là thị
trường lạc quan thứ nhì trong khu vực về triển vọng
phát triển kinh doanh trong năm 2010 với 72% doanh
nghiệp được khảo sát cho rằng công ty của họ sẽ
hoạt động tốt hơn trong năm nay.
Mặc dù 90% DNNVV Việt Nam chú trọng vào việc
kinh doanh tại thị trường châu Á-Thái Bình Dương,
nhưng họ vẫn trông đợi vào sự tăng trưởng ở các thị
trường khác. Khoảng 81% doanh nghiệp tham gia
khảo sát dự đoán những hoạt động kinh doanh trong
khu vực của Việt Nam trong năm nay vẫn sẽ tăng
trưởng. Song song đó, hoạt động kinh doanh ở thị
trường Bắc Mỹ sẽ tăng 61% so với năm trước, thị
trường châu Âu sẽ tăng 60%.
Tuy nhiên, bên lề buổi công bố kết quả cuộc khảo sát,
ông McLean cho rằng trong quá trình tổng hợp ý kiến,
quan điểm, thái độ và góc nhìn của các chủ doanh
nghiệp tại Việt Nam, bên cạnh những cái nhìn lạc
quan vẫn còn có những lo lắng nhất định. Khoảng
61% doanh nghiệp cho biết có ý định cắt giảm nhân
lực. Không có doanh nghiệp nào có kế hoạch tăng
cường nguồn nhân lực. “Tôi thấy trong thời gian này
dường như họ vẫn còn lo lắng. Các doanh nghiệp
vẫn đang cố gắng phát huy nội lực hiện có, chờ thời
cơ đến mới tính đến chuyện phát triển, mở rộng”, ông
nói.
Còn đó những lo lắng
Bên cạnh đó, 70% doanh nghiệp xem tài chính - chi
phí là vấn đề đau đầu nhất trong khi 46% và 40%
quan tâm đến vấn đề lãi suất tín dụng và áp lực cạnh
tranh.
23% doanh nghiệp cho rằng họ cần hỗ trợ tài chính
để nâng cấp công nghệ và trang thiết bị, 19% mong
muốn Chính phủ có chính sách hỗ trợ thương hiệu
hàng Việt Nam.
Riêng các doanh nghiệp đang gặp phải vấn đề về tài
chính thì 45% cho biết nguyên do xuất phát từ việc
chậm trễ trong việc xử lý giấy tờ của các ngân hàng,
tiếp đến là việc các tổ chức tài chính không sẵn lòng
giúp đỡ các DNNVV (khoảng 25%).
Sự bền vững và tính cạnh tranh trong kinh doanh của
các doanh nghiệp Việt Nam cũng là vấn đề. Theo kết
quả cuộc khảo sát, độ tuổi trung bình của các DNNVV
chỉ là sáu năm, trong khi các quốc gia khác trong khu
vực có độ tuổi 15 năm trở lên. “Điều này cũng phản
ánh mức độ cạnh tranh không cao của doanh
nghiệp”, ông Mc Lean cho biết. “Các doanh nghiệp
trong khu vực chỉ đánh giá mức độ cạnh tranh của
các doanh nghiệp Việt Nam đứng thứ 3 từ dưới lên”.
Để duy trì sức cạnh tranh của các DNNVV Việt Nam,
cần nhiều hơn nữa những hỗ trợ của Chính phủ, từ
những chính sách hỗ trợ cho đến hạ tầng cơ sở, giao
thông, thủ tục pháp lý… Từ góc nhìn của bản thân
các doanh nghiệp Việt Nam, 31% cho rằng dịch vụ và
chất lượng sản phẩm là chìa khóa để giúp họ cạnh
tranh với các công ty lớn, 29% cho rằng yếu tố giúp
họ chiếm lợi thế hơn các công ty lớn là mối quan hệ
thân thiết, bền chặt hơn với khách hàng, đối tác và
17% cho rằng mức giá họ đưa ra cho các sản phẩm
và dịch vụ là tốt hơn.
Khi được hỏi về những điểm cần thay đổi trong chuỗi
cung ứng nhằm góp phần thúc đẩy kinh doanh, 31%
DNNVV Việt Nam cho biết sẽ cắt giảm chi phí giao
thông và phân phối, 21% nghĩ rằng sẽ chuyển những
trạm cung ứng đến gần điểm đến cuối cùng hơn.
Sự phát triển kinh tế nhanh chóng của Việt Nam kéo
theo nhu cầu đầu tư vào cơ sở hạ tầng tăng cao nên
xây dựng vẫn sẽ là ngành có tốc độ phát triển cao.
53% DNNVV Việt Nam tin rằng ngành xây dựng-địa
ốc vẫn là ngành mũi nhọn trong năm nay; tiếp theo là
công nghệ thông tin (36%) và du lịch (28%). Khi được
hỏi về những trụ cột kinh tế của Việt Nam trong 3-5
năm tiếp theo, kết quả thu được chỉ ra rằng xây dựng
vẫn là lựa chọn hàng đầu với 53% ý kiến, tiếp theo là
nông lâm ngư nghiệp (29%), du lịch (29%) và công
nghệ thông tin (26%).
Ông McLean cho biết: “Kết quả cuộc khảo sát cho
thấy các doanh nghiệp Việt Nam rất cần sự hỗ trợ từ
phía Chính phủ để phát triển, giúp các thương hiệu
của Việt Nam thực sự có chỗ đứng trong thị trường
khu vực nói riêng và thị trường toàn cầu nói chung
trong những năm tới”.
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- 6_1268.pdf