Những ngày đầu thành lập siêu thị đã gặp phải rất nhiều khó khăn xong ban lãnh đạo siêu thị đã có những đường lối lãnh đạo đúng đắn, nên công ty đã vượt qua được và ngày càng phát triển mạnh mẽ.
v Đến nay công ty có thêm 1 chi nhánh trong thành phố Đà Nẵng và 1 chi nhánh trong thành phố Hồ Chí Minh. Các chi nhánh này của công ty hoạt động tương đối hiệu quả và phần nào mang lại niềm tin cho khách hàng. Đặc biệt bây giờ công ty đang triển khai việc bán hàng trên mạng để phục vụ khách hàng ở mọi nơi mọi thời điểm và giúp khách hàng tìm hiểu thông tin về sản phẩm một cách đầy đủ nhất.
104 trang |
Chia sẻ: huong.duong | Lượt xem: 1179 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đôi nét về siêu thị ô tô con Hà Nội, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
t và minh hoạ cho khách hàng thấy tính hữu dụng của Website có thể được cải thiện như thế nào với một giao diện như thế.
Em có thể dùng JavaScript để tạo ra các đơn mua hàng, để nhận các thông tin đặt hàng và kiểm tra tính hợp lệ của các thông tin đó. Em sẽ tập trung tất cả các cố gắng, nỗ lực của mình trong việc phát triển ứng dụng chạy trên trình duyệt này.
JavaScript ra đời với tên gọi là LiveScript, tuy nhiên Netscape đã thay đổi tên gọi thành JavaScript, có lẽ là do họ có ấn tượng mạnh với Java. Tuy nhiên, tên gọi này đã gây ra lúng túng cho một số người khi cho rằng có một mối quan hệ gần gũi giữa Java và JavaScript. Trong thực tế, giữa hai ngôn ngữ này có rất ít điểm chung, dù rằng cú pháp của chúng có thể giống nhau.
Java được thiết kế cho mục đích đa nền nên mã của chương trình Java sau khi biên dịch thường ra một dạng file nhị phân khác với các file thực thi nhị phân của Windows mà em thường thấy như .exe hay .com .java biên dịch ra mã nhị phân gọi là byte_code và được triệu gọi thực thi trong máy ảo Java. File nhị phân của Java thường mang tên mở rộng là .class. Máy ảo của Java thực sự là một trình thông dịch bình thường có khả năng thực thi các mã byte-code tương tự như bộ xử lý của máy tính thực thi các mã nhị phân là các chỉ thị mã máy. Nói đúng hơn, máy ảo của Java là một kiến trúc của bộ xử lý nhưng thực thi bằng cơ chế phần mềm thay vì phần cứng. Chính vì lý do này mà em chỉ cần viết máy ảo Java cho từng hệ điều hành là chương trình Java có thể chạy như nhau ở mọi nơi trên cùng một kiến trúc máy ảo. Em không cần phải lo về máy ảo Java, cha đẻ của ngôn ngữ Java là hãng Sun Microsystem chịu trách nhiệm xây dựng các máy ảo Java cho những hệ điều hành khác nhau. Nhiệm vụ của lập trình viên Java chỉ là viết chương trình bằng mã nguồn Java sau đó biên dịch chương trình ra dạng file thực thi byte-code để chạy trên máy ảo. Vậy thì có thể tìm thấy máy ảo Java và trình biên dịch trong bộ JDK ( Javs Development Kit) hỗ trợ bởi Sun và rất nhiều hãng khác như IBM, oracle, symantec … Hiện nay JDK của Sun được xem là chuẩn và sử dụng nhiều nhất. Em có thể tìm thấy phiên bản mới nhất JDK1.3 tại địa chỉ của Sun bộ công cụ phần mềm này được cho tải về miễn phí. Java có thể dùng để viết chương trình ứng dụng tương tợ như mọi ngôn ngữ lập trình khác. Java thiên về lập trình cho các ứng dụng mạng và Internet. Ngoài ra em có thể dùng Java để viết Applet hoặc Servlet hay mã trang JSP là những thành phần ứng dụng đặc biệt dùng cho trình duyệt và trình chủ.
Cài đặt: cài đặt Java cũng rất đơn giản, em chỉ cần kích chuột vào file cài đặt JDK. Em được yêu cầu chỉ định thư mục cài đặt, mọi chuyện còn lại sẽ được trình cài đặt thực hiện tự động. Nếu em cài đặt ở thư mục mặc định là C:\ jdk1.3 thì vẫn có thể sử dụng Java trên Linux, Unix và cài đặt ở thư mục khác. Trên Window Java sử dụng máy ảo là chương trình mang tên java.exe. Trình biên dịch Java là javac.exe. Cả hai chương trình này đặt trong thư mục C:\jdk1.3\bin. Em có thể thiết lập đường dẫn bằng biến môi trường path để có thể gọi hai chương trình này từ bất kỳ nơi nào như sau.
SET PATH = %PATH% ; C:\jdk1.3\bin
Sau đó biên dịch chương trình Java bằng lệnh
C:\ sample >java application
Biến môi trường CLASSPATH là điều cần đặc biệt lưu ý khi bắt đầu tìm hiểu và viết ứng dụng Java. Không như các chương trình DOS hay Windows triệu gọi chương trình thực thi .exe, .com ngay trong thư mục hiện hành hay trên đường dẫn tuyệt đối trỏ đến file thực thi, máy ảo Java khi chạy thường tìm các file nhị phân byte-code (.class) trong đường dẫn lưu bởi biến môi trường CLASPATH .Ví dụ để yêu cầu máy ảo Java tìm các file.class trong thư mục C:\ sample thiết lập biến môi trường CLASSPATH như sau
SET CLASSPATH = . ; C:\ sample
Dấu chấm chỉ thư mục hiện hành liệt kê một loạt các thư mục mà em dùng để lưu file chương trình .class của Java trong đó.
Các file .class của Java có thể là chương trình nhưng cũng có thể là các lớp thư viện. Thay vì lưu trong thư mục, Java cho phép lưu các file.clas trong file nén .zip hoặc .jar. Trong trường hợp lưu file .clas trong file nén, phải chỉ rõ file nén trong đường dẫn của biến môi trường CLASSPATH.
Biến môi trường CLASSPATH được sử dụng bởi cả hai chương trình, trình biên dịch javac.exe dùng CLASSPATH để truy tìm các thư viện và trình thực thi máy ảo java.exe dùng CLASSPATH để tìm ra chương trình hay file.class để thực thi .
Ngoài bộ JDK ra những gì mà em cần là một trình soạn thảo kiểu như Notepad của Window hay edit.exe của Dos. Trên Linux\ Unix em có thể dùng các môi trường phát triển và biên dịch Java có giao diện đồ hoạ trực quan như Jbuider, Visual age…tuy nhiên ở trong bài toán này em sử dụng trình soạn thảo Notepad và trình dịch dòng lệnh javac.exe của JDK biên dịch mã nguồn dạng văn bản. Chúng có sẵn và dễ dàng giúp chỉnh sửa trên mọi hệ điều hành.
Ngôn ngữ Java có phong cách lập trình khác hẳn với c\c++ mặc dù ngôn ngữ có vẻ giống nhau. Trong Java mọi thứ đều quy về lớp và đối tượng. Đối tượng là thể hiện thật sự của một lớp. Nói cách khác lớp mô tả tổng quát về đối tượng bao gồm thuộc tính, phương thức, cách xử lý tình huống … Lớp là khai báo kiểu còn đối tượng là khai báo biến. Mọi hàm và thủ tục phải đặt trong một lớp, vì lý do này mà Java không có khái niệm hàm hay thủ tục đơn lẻ.
Visual Basic:
Visual Basic là một ngôn ngữ lập trình nhanh nhất và dễ học nhất để tạo ra các ứng dụng trên môi trường Window. Visual Basic cung cấp cho em một tập hợp phong phú các công cụ cần thiết để đơn giản hoá việc phát triển nhanh các ứng dụng.
Các thành phần của IDE trong môi trường lập trình Visual Basic:
Các biểu mẫu – form:
Form (biểu mẫu) là thành phần quan trọng tạo ra các giao diện của ứng dụng viết bằng Visual Basic.
Phương pháp tốt nhất để minh hoạ một form là xem một form. Khởi động Visual Basic bằng các bước:
Các Menu:
Phần lớn các chương trình máy tính đều có các menu. Các menu được trình bày một dạng quen thuộc nhất định mà em có thể thực hiện các mục chọn từ đó. Các tuỳ chọn trên menu chuẩn này cho phép em mở một Project mới, lưu, in ấn, và thực hiện nhiều việc khác với Project đó.
Cửa sổ Project Explorer.
Cửa sổ này thường được hiển thị bên góc phải trên màn hình Visual Basic. Project Explorer giúp em tổ chức các tập tin trong dự án (Visual Basic cho phép tổ chức nhiều đề án trong một nhóm gọi là Project group).
Project Explorer có cấu trúc cây phân lớp. Các dự án nằm về phần trên của cây, các bộ phận của đề án như biểu mẫu, module... chứa trong phần dưới của cây.
Em có thể chọn vào một biểu mẫu trong cửa sổ Project Explorer, sau đó chọn New Code để vào cửa sổ viết chương trình cho biểu mẫu đó hoặc chọn View form để mở cửa sổ.
Mục đích chính của thiết kế biểu mẫu là để tạo giao diện
Cửa sổ Properties.
Cửa sổ Properties cho thấy nhiều thuộc tính khác nhau của đối tượng. Mỗi thuộc tính có thể có nhiều giá trị. Các đối tượng có thể là form, nút lệnh(command), thanh cuốn(scroll bar), hình ảnh(picture)... Những thuộc tính của đối tượng xác định cách thể hiện và thao tác của nó.
2.2.2 Hệ quản trị cơ sở dữ liệu Access
Năm 1985, Microsoft đã bắt đầu đi vào chương trình liên quan đến cơ sở dữ liệu(CSDL) của họ. Sau 7 năm, Microsoft đã đưa ra phần mềm ứng dụng Access. Một cơ sở dữ liệu có hai sức mạnh và dễ sử dụng.
Access là chương trình CSDL giúp em và duy trì các danh sách thông tin.
Ví dụ: Nếu làm việc trong mội doanh nghiệp, giữ vài danh sách thông tin khách hàng. Duy trì danh sách tên khách hàng, địa chỉ, số điện thoại ... Access giúp thiết lập duy trì, cập nhật các loại danh sách đó cho phép sử dụng chúng tốt hơn (Access gọi các danh sách đó là table, và các tập hợp các table liên quan là database).
Như Steve Shay, phân tích viên lâu năm của nhóm công nghệ thông tin Hallmark Card tại Kansas City, nhận xét “Microsoft đã làm được việc xuất sắc khi thiết kế giao diện cho phép em sử dụng hoàn toàn được các chức năng của sản phẩm”.
Đặc tính mới và lôi cuốn nhất của Access là cách liên kết các câu hỏi truy suất với dữ liệu và bảng trả lời kết quả. Với CSDL thông thường trên máy PC, em sử dụng bảng để nhập và sửa chữa dữ liệu, nhưng khi cần truy suất CSDL, một bảng trả lời kết quả tĩnh sẽ được tạo ra. Access thay thế bảng trả lời tĩnh bằng một bảng động, có khả năng cập nhật theo thực tế gọi là Dynaset. Các mẫu biểu các báo cáo và ngay cả các Dynaset luôn sẵn sàng cập nhật trở lại cho các CSDL. Access sẽ thực hiện sự thay đổi trong dữ liệu gốc, ý tưởng này không phải là mới. Việc cập nhật dữ liệu trong lúc xem đã là một phần lý thuyết của CSDL nhiều thập kỷ nay. Nhưng cho đến bây giờ không một nhà sản xuất hàng đầu nào có khả năng mang đến cho em những tính năng mà họ mong muốn này.
Khả năng On-Line là tiêu chuẩn của CSDL cho PC, nhưng Access còn cải tiến hiện trạng kỹ thuật với Cue-Card. Chỉ dẫn từng bước các quá trình phức tạp. Không như các chương trình trước đây, Cue-Card luôn định vị trên màn hình khi em thực hiện các công việc. Cue-Card có thể thiết kế giúp em một câu hỏi hay một Macro.
Giống các chương trình khác của Microsoft, Access có phần Wizads mẫu để giúp cho việc khởi sự một công việc, như lập biểu mẫu hay báo cáo.
Theo Microsoft Access phụ trợ cho ObjectLink and Embedding (OLE) có thể sử dụng để lưu trữ một đồ thị, một ảnh hoặc một bảng tính điện tử. Chương trình còn giúp xác định các nguyên tắc có hiệu lực và mối liên hệ giữa các biểu mẫu.
Cấu trúc của Microsoft Access gồm các phần sau:
Phần ứng dụng (Application layer).
Phần tập tin (File hay còn gọi là Database Container).
Phần đối tượng (Database Objects).
Phần ứng dụng:
Phần ứng dụng lưu trữ các thành phần như: menu, toolbar. Tại đây cũng lưu cơ chế xử lý dữ liệu của Microsoft được biết đến dưới tên gọi Microsoft Jet Database Engine( Jet Engine) và tất cả các phần bổ sung (Add-ins) viết bằng Visual Basic cho ứng dụng
Jet Database Engine (Jet Engine):
Cùng với Access hình thành một hệ thống quản lý CSDL hoàn chỉnh. Micrsoft Access là một thành phần của hệ thống chịu trách nhiệm về giao diện người dùng, cách người dùng xem, chỉnh sửa và xử lý các dữ liệu của mình thông qua các form, query, report. Jet Engine chịu trách nhiệm về truy xuất và lưu trữ dữ liệu vào các CSDL của em và của hệ thống. Với Access, Jet Engine còn cung cấp các dữ liệu để kết nối với các ứng dụng khác. Có thể nói Jet Engine là thành phần quản lý dữ liệu của tổng thể hệ thống, Jet Engine thực chất là một nhóm các thư viện liên kết động *.dll, có khả năng hiểu nhiều kiểu dữ liệu khác nhau. Những thư viện có thể cài đặt riêng khi có nhu cầu.
Add-ins :
Add-ins là những chương trình viết bằng Visual Basic dùng để bổ sung thêm một số chức năng đặc biệt cho Access. Các tập tin Add-ins tương tự như các Library Database, có phần mở rộng là MDA. Em có thể thêm hoặc bớt các Add-ins bằng cách chọn Add-ins manager trong thư mục Add-ins tools. Thông thường các Add-ins được dùng để thực hiện các thao tác phức tạp hoặc có tính lặp. Trong Access có 3 nhóm Add-ins đó là: Wizard, Builder và menu Add-ins. Hai nhóm đầu thay đổi tuỳ theo mục đích sử dụng (Context Specific) và được gọi trực tiếp trong ứng dụng khi em muốn thực hiện các thao tác cụ thể nào đó.
Wizard:
Cho phép em thực hiện nhiều thao tác nhanh và đơn giản mà không cần nhiều kiến thức sâu về Access. Một Wizard là một chuỗi các hội thoại hướng dẫn em sử dụng từng bước, từng bước thực hiện các yêu cầu hay thủ tục phức tạp. Hình thức hội thoại của Wizard cho phép em dễ dàng quyết định sự chọn lựa và xác định được hướng tiếp theo để giải quyết vấn đề bên cạnh các Wizard của Access, em có thể tự viết các Wizard theo ý riêng của mình, Access trực tiếp hỗ trợ một số dạng Wizard.
Wizard bảng truy vấn(Table and Query Wizard).
Wizard mẫu và báo cáo (Form and Report Wizard).
Wizard thuộc tính (Properties Wizard).
Wizard điều khiển (Control Wizard).
Builder:
Có thể hiểu là công cụ xây dựng dữ liệu. Builder đơn giản hơn Wizard và thường được thể hiện dưới dạng một hộp thoại hay một biểu mẫu (table) đơn giản có chức năng dẫn dắt em đi suốt quá trình thiết kế các biểu thức hay các thành phần dữ liệu đơn lẻ. Access hỗ trợ các dạng Builder sau:
Builder thuộc tính (Property Builder).
Builder điều khiển (Control Builder).
Phân tích thiết kế hệ thống gồm các giai đoạn cụ thể:
Khảo sát: Mô tả hệ thống với mức ngoại.
Phân tích: Mô tả hệ thống mức xây dựng hệ thống Logic.
Thiết kế một hệ thống ở mức vật lý.
Xây dựng CSDL logic từ CSDL qua các bước: Tinh chỉnh CSDL ý niệm, xác định trường khoá chính và khoá ngoại, chuẩn hoá CSDL.
Thiết lập mối quan hệ giữa các bảng: Từ CSDL đã được thiết lập, em thiết lập mối quan hệ giữa các bảng với nhau.
Các nhóm thông tin khách hàng trong CSDL: Nhóm thông tin mới được cập nhật và lưu trữ trong một Database(dưới dạng tệp tin). Do vậy giá xe thay đổi theo từng ngày được cập nhật qua các kỳ, các thông tin trên Database cũng được cập nhật theo. Quá trình phân tích được thực hiện để tạo bảng CSDL dưới ngôn ngữ Access.
2.2.3 Macromedia Flash MX 2004
Giới thiệu về Macromedia:
Là một phần mềm ứng dụng bao gồm các hoạt hình, đồ hoạ vectơ, các ứng dụng, phần mềm, các bản trình diễn hoặc các Website. Flash tạo ra các tập tin SWF- các tập tin này có kích thước nhỏ và tương thích với nhiều môi trường và em có thể xem thông qua trình thể hiện Flash Player 7. Flash có thể xuất ra các tập tin với phần mở rộng SWF chứa đựng ứng dụng mà em đã xây dựng trong Flash. Sau đó tập tin này có thể được xem thông qua trình thể hiện Flash Player 7.
Flash là một ứng dụng được thiết kế tốt để xây dựng các tập tin Multimedia. Em có thể đưa nhiều loại media vào trong Flash bao gồm văn bản, đồ hoạ, video, các tập tin vectơ, PDF và âm thanh. Em có thể tải các tập tin SWF, hình ảnh, văn bản và các tập tin Video vào trong Flash khi nó đang chạy trong một trình thể hiện Flash Player. Trình thể hiện Flash Player cho phép kết nối các tập tin của em có tính tương tác và tính động, trực quan và sinh động. Các công cụ đa dạng trong Flash cho phép em phát huy hết khả năng sáng tạo của em hoặc đi theo các chuẩn đã được thiết lập.
Khả năng của Flash:
Em có thể tích hợp Flash với các phần mềm khác, chẳng hạn như Macromedia Studio MX 2004 và nhiều ứng dụng của các hãng thứ ba. Việc tích hợp phần mềm cho phép em tạo ra các hồ sơ Flash theo một cách thức mạnh mẽ và tích hợp các phần tử phụ khác trực tiếp vào trong Flash, chẳng hạn như 3D và các hình vẽ vectơ phức tạp. Flash là một ứng dụng phần mềm có tính mở rộng, điều này có nghĩa là em có thể cài đặt thêm nhiều công cụ khác vào ngay trong Flash, chẳng hạn như các phần mềm mở rộng và các thành phần. Ngoài ra em còn có thể truy cập Website www.macromedia.com để có được các thông tin mới nhất về các thành phần mở rộng của Flash.
Tính dễ dùng của Flash:
Flash sử dụng ngôn ngữ kịch bản có tên là ActionScript và tương tự như Javascript và Java. ActionScript hiện thời là phiên bản 2.0, tuy nhiên các tập tin Flash MX 2004 vẫn có thể được tạo ra bằng cách sử dụng phiên bản của ngôn ngữ này. Cả hai phiên bản của ActionScript đều cho phép em tạo ra các ứng dụng mạnh và phức tạp. Mặc dù Flash có một ngôn ngữ kịch bản nhưng em không nhất thiết phải viết mã nhiều để xây dựng một ứng dụng tương tác. Em có thể kéo và thả các tính năng vào trong hồ sơ Flash bằng cách sử dụng các thành phần. Flash có nhiều công cụ tại chỗ giúp em giữ cho kích thước tập tin nhỏ gọn và các site chạy nhanh để em không cần phải có một giai đoạn “tải xuống”. Em có thể tạo ra các thư viện tài nguyên dùng chung mà em chia sẻ trên nhiều tập tin SWF. Việc kết hợp một lượng lớn dữ liệu động vào trong một tập tin SWF cũng là một công việc dễ thực hiện. Bằng cách tải động các nội dung em cho phép người dùng chọn thông tin mà họ muốn tải xuống thay vì toàn bộ ứng dụng.
2.2.4 Macromedia Dreamweaver
Cơ bản về Dreamweaver:
Dreamweaver là một chương trình dùng để tạo ra và quản lý các trang Web. Nằm ở phần cốt lõi của nó là HTML- một ngôn ngữ chứa đựng một loạt các thẻ dùng để định nghĩa cấu trúc của trang.
Dreamweaver là một công cụ dễ dùng, là một công cụ mạnh và đã trở thành một trong số những công cụ được ưa thích của các nhà thiết kế Web chuyên nghiệp. Với Dreamweaver, em có thể dễ dàng phát triển một trang Web hoặc một Website lớn.
Dreamweaver là một công cụ trực quan mà trong đó em có thể bổ sung Javascript, biểu mẫu, bảng biểu và nhiều loại đối tượng khác mà không cần phải viết một đoạn mã nào. Khi kỹ năng của em phát triển, em có thể muốn có nhiều khả năng truy xuất đến mã nguồn hơn và Dreamweaver có sẵn chức năng này để em sử dụng.
Dreamweaver sử dụng công nghệ Web, các chuẩn HTML và cũng cung cấp khả năng tương thích với các trình duyệt cũ. Dreamweaver được thiết kế cho các nhà phát triển Web chuyên nghiệp. Về cơ bản, có hai loại nhà phát triển Web: những người viết mã và những người thiết kế. Khi thiết kế nói chung em thường muốn thiết kế trong môi trường trực quan vì thế Dreamweaver cung cấp chế độ làm việc Design. Đối với những lúc em cần thiết kế mã, Dreamweaver cung cấp chế độ làm việc Code. Ngoài ra còn có chế độ vừa Design và Code để những lúc em muốn làm việc với cả hai môi trường này.
Các đặc điểm mới:
Có nhiều đặc điểm mới trong Dreamweaver. Một số được dùng khi em thiết kế trực quan và một số dành cho khi em viết mã. Các tính năng của nó đã được tích hợp hoàn toàn vào trong Dreamweaver.
Đối với những lúc em phát triển hướng thiết kế
Bố cục của vùng làm việc được cải tiến, thể hiện qua một giao diện người dùng dưới dạng cửa sổ tích hợp với các bảng điều khiển và các nhóm bảng điều khiển có thể được gắn vào các cạnh của cửa sổ làm việc, cũng như các cửa sổ hồ sơ với các thẻ truy cập. Cũng có tuỳ chọn để em có thể làm việc với bố cục vùng làm việc của Dreamweaver với các bảng điều khiển trôi nổi nếu em cảm thấy thuận tiện hơn.
Các bố cục trang mẫu được trình bày sẵn hoặc các thành phần Web có kèm theo các bố cục trình bày chuyên nghiệp giúp cho em có thể bắt đầu các thiết kế của mình.
Một đặc điểm mới là bảng điều khiển Snippet, nó cho phép em viết các đoạn HTML, Javascript, ASP và nhiều thứ khác nữa và lưu mã này dưới dạng Snippet ( đoạn mã nhỏ) để dùng lại.
Hỗ trợ bảng kiểu được cải tiến, thể hiện qua các bảng kiểu có hiệu lực lúc thiết kế, khả năng phân biệt giữa bảng kiểu được định nghĩa cục bộ với các bảng kiểu bên ngoài, cũng như nhiều đặc điểm bảng kiểu 2 mới.
Site Setup Wizard cho phép em thiết lập các thông tin của site dùng cho các site động hoặc với mục đích sử dụng FTP
Đối với lúc em viết mã và phát triển
Em có thể sử dụng HomeSite hoặc Macromedia ColdFusion và thiết lập vùng làm việc để giống với các ứng dụng này.
Các gợi ý dạng Menu Pop_up có chứa đựng một danh sách các chức năng và một danh sách các thuộc tính của các gợi ý.
Bảng điều khiển Snippets chứa các Snippet viết bằng HTML, ASP, Javascript,…mà em có thể sử dụng lại, chèn hoặc bao bọc một phần chọn lựa,.
Có nhiều thư viện mã dành cho máy chủ viết bằng ColdFusion, ASP, PHP, JSP.
Hỗ trợ đầy đủ về DataSets, DataGrids và DataLists, ASP.NET Web Forms và các thẻ ASP.NET tuỳ biến của Macromedia.
Chương 3: phân tích thiết kế hệ thống
3.1 Các chức năng của website
3.1.1 Phần giao tiếp khách hàng
ứng dụng thương mại điện tử siêu thị ô tô với mục đích bán hàng và cung cấp dịch vụ thông qua mạng Internet sẽ bao gồm các chức năng cơ bản sau:
Trang chủ: Trang chủ giới thiệu ứng dụng, các chức năng của ứng dụng sẽ thể hiện hầu hết trong trang này.
Nhà máy: Bao gồm các thông tin có liên quan đến công ty, như là
Giới thiệu về công ty, ngành nghề kinh doanh, cơ cấu tổ chức công ty, sơ đồ nhân sự,…
Các thông tin về chính sách của công ty.
Cơ hội nghề nghiệp, phục vụ cho siêu thị có nhu cầu tuyển nhân viên.
Trình bày các thông tin giúp khách hàng liên hệ với công ty. Bằng cách thiết kế form cho phép người dùng nhập các thông tin cần gửi, địa chỉ liên lạc
Sản phẩm: Bao gồm các thông tin liên quan đến sản phẩm và dịch vụ mà công ty kinh doanh bằng ứng dụng thương mại điện tử cung cấp.
Đăng ký người sử dụng: Nếu ứng dụng cho phép người dùng trở thành các khách hàng thường xuyên, em có thể cho phép người dùng đăng ký tài khoản đăng nhập để trở thành khách hàng thân thiết sau này.
Tìm kiếm : Cho phép người dùng tìm kiếm sản phẩm hay dịch vụ có trong Website bán ô tô. Em cung cấp các chức năng tìm kiếm từ đơn giản đến phức tạp. Bằng cách thiết kế các chức năng tìm kiếm cho phép người dùng cung cấp các thông tin cần tìm kiếm.
Đơn đặt hàng: Trên mạng Internet, khái miệm đơn đặt hàng mang tính trừu tượng hoá, nhưng nó cũng có công dụng tương tự. Cho phép người dùng chọn sản phẩm mà mình cần mua. Để lưu được sản phẩm trong đơn đặt hàng, em thiết kế chức năng lưu các thông tin liên quan đến sản phẩm mà người dùng chọn để đặt hàng như số lượng, đơn giá, tổng số tiền,…
Xử lý đơn đặt hàng: Sau khi người dùng chọn sản phẩm cho vào trong đơn đặt hàng. Bước kế tiếp, em xây dựng chức năng cho phép người sử dụng đặt mua hàng chính thức qua mạng.
Phương thức thanh toán: Trình bày một số phương thức thanh toán có thể áp dụng khi người dùng mua hàng qua mạng.
Yêu cầu: Cho phép người dùng góp ý, khiếu nại, phản hồi một số thông tin có liên quan đến sản phẩm hay dịch vụ.
Chức năng khác: Như là FAQ câu hỏi và trả lời thông thường về cách sử dụng của ứng dụng.
3.1.2 Chức năng quản trị ứng dụng
Trong trường hợp ứng dụng bán hàng qua mạng, em sẽ thiết kế chức năng quản lý, bao gồm các phần tử như:
Đăng nhập thoát khỏi ứng dụng.
Đăng ký người sử dụng( nhân viên ) ứng dụng.
Phân quyền người dùng đối với ứng dụng.
Quản lý danh mục sản phẩm hay dịch vụ.
Danh mục loại sản phẩm
Danh sách sản phẩm chi tiết
Nhà sản xuất, phương thức thanh toán,…
Xử lý đơn đặt hàng, khách hàng, thanh toán của khách hàng đối với hợp đồng mua hàng. Sau khi người dùng chọn sản phẩm để đặt hàng em thiết kế chức năng cho phép người dùng đặt mua hàng.
Báo cáo kết quả kinh doanh, biểu đồ doanh thu,…
Xử lý khiếu nại, góp ý,…
Một số chức năng khác như Site Map,…
3.2 Phân tích và xây dựng chi tiết các chức năng
3.2.1 Chức năng đăng ký người dùng
Để cho phép người dùng có thể đăng nhập vào hệ thống thì trước tiên người dùng cung cấp một số thông tin như: Tài khoản người dùng, Password, họ và tên đầy đủ, địa chỉ liên lạc, Email, điện thoại và một số thông tin khác.
Bước tiếp theo, em yêu cầu người dùng xác nhận lại các thông tin đã nhập. Trong trường hợp người sử dụng chưa hài lòng hay cần chỉnh sửa thông tin, người dùng có thể chọn nut Back để nhập liệu lại từ đầu.
Nếu người sử dụng đồng ý với thông tin vừa nhập, người dùng có thể chọn nút Save để lưu thông tin vào cơ sở dữ liệu. Trong trường hợp tài khoản của người sử dụng đã có trong cơ sở dữ liệu thì người dùng phải chọn tài khoản khác.
Sau khi đăng ký thành công, em trình bày thông báo kết quả đăng ký đến trang lưu thông tin cơ sở dữ liệu
Đăng ký
Xác nhận các thông tin
Lưu thông tin vào cơ sở
dữ liệu
Trang tài khoản của ngưòi dùng
CSDL
Gửi email
CSDL
Kiểm tra tên và Passord trên trình khách
Tài khoản chưa có trong CSDL
Tài khoản đã tồn tại
Sơ đồ chức năng đăng ký người dùng
3.2.2 Chức năng đăng nhập
Khi người dùng đăng ký thành công, em có thể trỏ đến trang cá nhân dành cho người sử dụng của ứng dụng hay trang đăng nhập.
Sau khi người dùng cung cấp tên, password và đăng nhập. Bước kế tiếp là kiểm tra tính hợp lệ trên phía trình khách. Nếu đúng thì hệ thống cho phép người dùng truy cập trang taikhoan.asp.
Đăng nhập
Kiểm tra tên và
Mật khẩu
Kiểm tra
Trang tài khoản
Logout
Sai mật khẩu
Sai tên
Sơ đồ chức năng đăng nhập hệ thống
3.2.3 Chức năng liệt kê sản phẩm
Đối với Website bán ô tô qua mạng này em xây dựng nhiều trang Web để trình bày sản phẩm dưới nhiều hình thức khác nhau. Mục đích giúp cho người dùng dễ dàng tìm kiếm sản phẩm.
Theo nhóm
Top 10
Bán chạy
Chữ cái tên
Chi tiết sản phẩm
Thêm vào đơn đặt hàng
Sơ đồ liệt kê sản phẩm
3.2.4 Chức năng tìm kiếm sản phẩm
Ngoài cách liệt kê sản phẩm như ở mục 3, em xây dựng chức năng tìm kiếm sản phẩm. Kết quả sau đó sẽ được phân trang và điều hướng.
3.2.5 Chức năng đơn đặt hàng
Sau khi xem chi tiết một sản phẩm hay dịch vụ mà người sử dụng cần mua, nếu đồng ý, khách hàng có thể chọn lưu sản phẩm này vào đơn đặt hàng, để làm điều này người dùng chỉ cần ấn vào nút có chữ đơn đặt hàng…
Trong trường hợp người dùng tiếp tục tìm kiếm, hệ thống trỏ đến trang tìm kiếm. Ngược lại, người dùng xem những sản phẩm có trong đơn đặt hàng
Tìm kiếm
Kết quả tìm kiếm
Chi tiết sản phẩm
Đặt mua
Chi tiết sản phẩm
Kiểm tra
Thêm sản phẩm
Sơ đồ: Tìm kiếm sản phẩm Thêm sản phẩm vào đặt mua
3.2.6 Chức năng đặt hàng
Xem đơn đặt hàng
Liệt kê sản phẩm trong đơn đặt hàng
Chọn loại khách hàng
Đăng nhập
Đăng ký
Chọn phương thức thanh toán
Chuyển khoản ngân hàng
Tiền mặt
Kết thúc
Thanh toán
Thanh toán
Sơ đồ: chức năng đặt hàng
3.3 Sơ đồ luồng dữ liệu các mức
Tên chức năng
3.3.1 Các quy ước trong sơ đồ
Biểu diễn các chức năng xử lý dữ liệu. Tên chức năng bao gồm động từ và có thể kèm thêm bổ ngữ tóm tắt về chức năng đó.
Chỉ luồng dữ liệu đi từ tác nhân, kho dữ liệu hay các chức năng xử lý này đến xử lý khác. Tên loại dữ liệu g
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- DA0602.DOC