Dự án Cải thiện điều kiện vệ sinh, nâng cao nhận thức, thay đổi hành vi vệ sinh và giảm thiểu ô nhiễm môi trường; thu gom và xử lý chất thải, nước thải

MỞ ĐẦU 3

NỘI DUNG 4

I. MỤC TIÊU, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP 4

1. Mục tiêu thực hiện thí điểm 4

2. Nội dung thực hiện 4

II. KẾT QUẢ TRIỂN KHAI THỰC HIỆN 6

1. Thông tin chung về địa bàn thực hiện thí điểm 6

1.1. Điều kiện tự nhiên, kinh tế, xã hội của xã Thụy Chính 6

1.2. Một số thông tin chung liên quan đến chất thải rắn sinh hoạt tại xã Thụy Chính 8

1.2.1 Hiện trạng rác thải sinh hoạt trên địa bàn xã 8

1.2.2. Hiện trạng công tác quản lý, thu gom, xử lý rác thải sinh hoạt ở xã Thụy Chính 12

2. Triển khai thực hiện thí điểm phân loại, thu gom, xử lý rác thải sinh hoạt tại nguồn 17

2.1 Các bước triển khai thực hiện 17

2.2 Nội dung tập huấn hướng dẫn triển khai thí điểm mô hình tại xã Thụy Chính 28

3. Đánh giá bước đầu các kết quả đạt được sau khi triển khai thí điểm mô hình 37

3.1 Đánh giá hiệu quả về môi trường của mô hình thí điểm 39

3.2. Đánh giá hiệu quả về kinh tế của mô hình thí điểm 41

3.3 Đánh giá hiệu quả về xã hội của mô hình thí điểm 46

 

docx69 trang | Chia sẻ: honganh20 | Ngày: 12/02/2022 | Lượt xem: 416 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Dự án Cải thiện điều kiện vệ sinh, nâng cao nhận thức, thay đổi hành vi vệ sinh và giảm thiểu ô nhiễm môi trường; thu gom và xử lý chất thải, nước thải, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
và xử lý chất thải rắn sinh hoạt và nước thải tại nguồn. Thành phần tham dự Hội thảo gồm đại diện của các cơ quan nghiên cứu; Văn phòng điều phối nông thôn mới, đại diện UBND tỉnh; đại diện của Sở TN&MT, Sở NN&PTNT, UBND các huyện/xã, hội phụ nữ các huyện/xã; hội nông dân, đoàn thanh niên, Công ty thu gom, xử lý chất thải. Hội thảo tập trung vào các nội dung như hiện trạng môi trường nông thôn tỉnh Thái Bình và Xã Thụy Chính; đánh giá quá trình triển khai về thực hiện việc phân loại thu gom và xử lý; đánh giá nhận thức, ý thức người dân quá trình thực hiện; đánh giá khó khăn vướng mắc; đánh giá theo dõi giám sát mô hình; trao đổi, thảo luận, giải đáp các thắc mắc về thực trạng và giải pháp; đề xuất giải pháp thực hiện; đề xuất các giải pháp tháo gỡ khó khăn vướng mắc; tham vấn ý kiến để tiếp tục thực hiện tốt quy trình thí điểm. Hội thảo đánh giá kết quả quá trình thí điểm, chia sẻ kết quả, đề xuất giải pháp và phương án xã hội hóa nhân rộng mô hình được tổ chức tại Hà Nội nhằm trao đổi, đánh giá kết quả thực hiện thí điểm; đánh giá lợi ích của quá trình và đề xuất giải pháp nhân rộng mô hình trên cả nước. Thành phần chính của Hội thảo gồm đại diện các Viện nghiên cứu; các Bộ Ngành; các sở ban ngành thành phố Hà Nội; Văn phòng điều phối nông thôn mới trung ương, Văn phòng điều phối nông thôn mới các tỉnh, đại diện UBND các tỉnh; hội phụ nữ các tỉnh; hội nông dân, đoàn thanh niên, Công ty thu gom, xử lý chất thải Nội dung tập trung thảo luận một số mô hình thu gom, xử lý chất thải rắn tại nguồn tại một số địa phương vùng nông thôn Việt Nam; đánh giá quá trình triển khai thí điểm, những khó khăn vướng mắc trong quá trình thực hiện; đánh giá hiệu quả về kinh tế, môi trường, xã hội của việc thực hiện thí điểm; đánh giá về nhận thức và mức độ quan tâm của người dân về công tác bảo vệ môi trường sau thực hiện thí điểm; đánh giá mức độ quan tâm của chính quyền địa phương về công tác bảo vệ môi trường sau thực hiện thí điểm; dự báo dân số và lượng phát sinh chất tahỉ rắn vùng nông thôn Việt Nam; đề xuất các giải pháp nhân rộng mô hình; trao đổi, thảo luận, giải đáp các thắc mắc về giải pháp; tham vấn ý kiến để nhân rộng quy trình thí điểm. 2.2 Nội dung tập huấn hướng dẫn triển khai thí điểm mô hình tại xã Thụy Chính 2.2.1 Hướng dẫn phân loại và thu gom rác thải tại nguồn a) Phương pháp phân loại rác thải sinh hoạt Nhóm nghiên cứu tiến hành tập huấn, hướng dẫn cho 500 hộ dân về sự cần thiết phân loại rác thải sinh hoạt tại hộ gia đình trước khi rác được mang đi xử lý. Để phân loại rác thải sinh hoạt đúng và đạt hiệu quả mỗi thành viên trong các hộ dân cần biết cách nhận biết và phân loại rác thải thành các nhóm như sau: Nhóm chất thải hữu cơ dễ phân hủy: Là các loại rác dễ bị thối rữa trong điều kiện tự nhiên sinh ra mùi hôi thối. Nhóm chất thải có khả năng tái chế: Các loại rác có thể sử dụng lại nhiều lần trực tiếp hoặc chế biến lại. Đối với rác tái chế, người dân có thể bán cho các cá nhân, tổ chức thu gom hoặc lực lượng thu gom tại nguồn. Nhóm chất thải vô cơ: Các loại rác thải không thể sử dụng được cũng như không thể tái chế. Nhóm chất thải nguy hại: Các sản phẩm chứa chất nguy hại thường thấy từ các hộ gia đình gồm: Sơn các loại: sừ dụng trong trang trí nội thất, xây dựng. Pin, acquy (ví dụ như pin điện di động, ô tô, điện thoại di động hoặc pin gia dụng thông thường). Các loại dầu mỡ đã qua sử dụng (ví dụ từ ô tô, xe máy, máy cắt cỏ). Hóa chất làm sạch và đánh bóng, các loại nước tẩy rửa. Nhiệt kế, ống huỳnh quang, đèn compact. Thuốc diệt côn trùng (muỗi, ruồi, ) Chất tẩy rửa nhà bếp và phòng tắm, các loại bình xịt, bình đựng hóa chất Sơn móng tay Dung môi và keo Bình dập lửa Các loại linh kiện điện tử (*) Riêng đối với chất thải nguy hại từ hoạt động của tổ chức, cá nhân sản xuất, kinh doanh, dịch vụ phải được thực hiện phân loại, lưu chứa, chuyển giao theo Thông tư số 36/2015/TT-BTNMT ngày 30/6/2015 của Bộ Tài nguyên và Môi trường về quản lý chất thải nguy hại. Lưu ý: Các loại rác thải có kích thước lớn (chất thải từ phá hủy công trình xây dựng (xà bần), cánh cửa, tủ, bàn, ghế, đệm,) không để lẫn vào “rác” thải sinh hoạt hàng ngày. Sơ đồ cách phân loại rác tại nhà b) Phương pháp thu gom rác thải sinh hoạt Thu gom rác vô cơ: có thể phân loại thành 2 loại là rác tái chế và rác không tái chế (rác khô). Thu gom rác tái chế: Rác tái chế bao gồm kim loại, giấy, cao su, nhựa, đồ điện phần lớn đã được những người đồng nát thu nhặt, phần còn lẫn trong rác vô cơ người thu gom đựng riêng trong túi nilon hoặc túi vải để bán lại cho cơ sở tái chế. Thu gom rác khô: Các thành phần rác không có khả năng tái chế sẽ được thu gom, đựng trong thùng rác màu vàng, sau đó định kỳ chuyển ra địa điểm tập kết rồi người thu gom vận chuyển tới bãi xử lý rác thải của xã. Thu gom rác hữu cơ (rác ướt): Rác ướt bao gồm thức ăn thừa, rau, hoa quả, bã chè, vỏ tôm cua, vỏ ốc... dễ thối rữa nên phải thu gom hàng ngày. THÙNG ĐỰNG RÁC HỮU CƠ Mỗi gia đình được trang bị 02 thùng rác hữu cơ có khả năng tái chế (màu xanh) và vô cơ không có khả năng tái chế (màu vàng). 2.2.2 Hướng dẫn các hộ dân xử lý rác thải tại hộ gia đình và tại các khu vực công cộng, tổ đội thu gom a) Xử lý rác vô cơ không táichế Để xử lý rác vô cơ không tái chế, các gia đình cần: + Tự tổ chức thu gom phần rác của gia đình mình và vận chuyển ra bãi chứa rác tạm (hoặc nơi chờ xe rác đến lấy). + KHÔNG đốt rác ngay tại hộ gia đình. + KHÔNG đổ rác bừa bãi ven đường làng, bờ kênh, ao hồ Lưu ý: Trong chất thải rắn vô cơ, có một số thành phần được gọi là chất thải nguy hại dễ nổ (bình gas, bật lửa,), dễ cháy (vật dính xăng dầu, bình ắc quy), ăn mòn (các chất có tính axit hoặc kiềm mạnh), gây nhiễm trùng (chất thải người bệnh, bơm kim tiêm,), chứa chất độc hại (vỏ thuốc bảo vệ thực vật, pin).. Các chất thải nguy hại này được thu gom sau đó bỏ vào 1 thùng màu vàng có dán nhãn đựng chất thải nguy hại riêng tại bãi rác của xã. b) Xử lý rác hữu cơ bằng hố chôn rác thải di động Hố rác di động là một trong những mô hình xử lí rác thải hữu cơ là mô hình dễ ứng dụng, linh hoạt, ít chi phí mà không kém phần hiệu quả. Được gọi là hố rác di động vì hố này có thể tích nhỏ, khi hố đầy có thể lấy phân hữu cơ ở trong hố để sử dụng trong nông nghiệp hoặc chuyển sang hố khác sử dụng và hố được chính người dân xây dựng và duy trì hoạt động. Hố rác di động là một trong những giải pháp xử lí rác hữu cơ đơn giản và hiệu quả. Ưu điểm – lợi ích Ưu điểm Đơn giản, dễ thực hiện, Giải quyết tại chỗ rác thải sinh hoạt hữu cơ của các hộ gia đình và không gây ô nhiễm môi trường. Không tốn diện tích của các hộ gia đình. Mùn tạo ra từ rác thải hữu cơ có thể sử dụng cho việc cải tạo đất, trồng cây trong nhà. Lợi ích trực tiếp Giảm thiểu ô nhiễm không khí (mùi rác phân hủy). Hạn chế sự sinh sôi và phát triển của các bệnh truyền nhiễm (rác hữu cơ thường là nguồn thức ăn của ruồi, muỗi, nhặng). Giảm tải cho hố rác tập trung tại xã, lấy lại cảnh quan sạch đẹp nơi hộ gia đình đang sinh sống. Lợi ích gián tiếp Khi hố đầy, sau khoảng 20 – 25 ngày người dân có thể sử dụng trực tiếp làm hố trồng cây hoặc dùng rác đã phân hủy làm phân bón cho cây trồng. + Những điểm cần lưu ý khi thực hiện hố rác di động tại gia đình: Tránh nước xâm nhập vào trong hố rác (nước mưa); tránh đào hố gần mạch nước ngầm; chỉ cần hố đủ rộng và không quá sâu; tuy lượng khí sinh ra trong quá trình ủ rác là không nhiều nhưng khi mở nắp hố cần tránh đứng trực diện với miệng hố và nên mang khẩu trang. c) Cách thực hiện * Cách đào hố Vị trí đặt hố: Trong vườn, môi trường đất, không quá khô hay quá ẩm ướt, cách xa nơi ở trên 3m, lối vào thuận tiện. Chiều sâu: 0,7 –1m (không nên đào quá sâu chạm vào mạch nước ngầm). Kích thước miệng hố: 0,7 x 0,7m. Nắp: Kích thước 0,7 x 0,7m, chất liệu thường bằng kim loại hoặc gỗ (tùy điều kiện từng hộ gia đình có thể chọn cách vật liệu khác nhau nhưng cần đảm bảo tính an toàn, kín để tránh cho vật thể lạ lọt vào cũng như mùi từ trong hố thoát ra). Nắp hố Lớp đất 0,7 – 1m Mặt đất Lớp rác hữucơ 0,7 m Sơ đồ hố chôn rác thải di động * Cách pha chế phẩm vi sinh Chế phẩm vi sinh có tác dụng kích hoạt phân hủy nhanh các chất hữu cơ, không gây mùi hôi, sản phẩm sau ủ tơi xốp, mịn. - Pha chế phẩm vi sinh với nước sạch + đường (nếu muốn phân hủy nhanh hơn) vào chai nhựa đã chuẩn bị sẵn đục lỗ phun nhỏ trên nắp chai - Tỷ lệ: 2 thìa chế phẩm vi sinh + 5 thìa đường (nếu cần) + 1 lít nước sạch - Đặt chai vi sinh cạnh hố ủ, tránh ánh nắng trực tiếp - Không sử dụng quá 10 ngày - Gói bột chế phẩm buộc chặt, để nơi khô ráo tránh chuột gặm Chú ý: nước và dụng cụ pha chế phẩm không được lẫn hóa chất, chất tẩy rửa như xà phòng, nước giặt * Cách xử lý rác hàng ngày - Chuẩn bị khoảng 3-5kg rác làm lớp lót (trấu, lá cây, hoa quả hỏng, phân chuồng làm lớp lót hố - Phun 1 lít chế phẩm sinh học pha sẵn vào lớp rác lót - Rác hữu cơ hàng ngày được đổ vào hố, sau đó phun chế phẩm sinh học lên mặt được các hộ gia đình pha sẵn. - Không cho các chất khó phân hủy vào hố như xương động vật, cành cây - Tưới nước bổ sung nếu cần, đảm bảo độ ẩm rác 40-50%. - Trong quá trình xử lý nếu rác quá ẩm phát sinh ròi và mùi có thể rắc một lớp bột chế phẩm vi sinh, bỏ thêm tro/trấu rải lên trên một lớp mỏng khoảng 2 – 5cm và đậy nắp để tránh ruồi, muỗi, chuột,và nước mưa; * Rác sau xử lý - Khi rác phân hủy (sau 30 ngày), có thể kiểm tra rác đã phân hủy hết lấy phân để bón cây. - Khi hố rác đầy có thể lấp một lớp đất mỏng chờ sau 30 ngày lấy phân, tiến hành đào hố ủ mới và di chuyển nắp rác. Lưu ý: có thể không cần sử dụng chế phẩm sinh học trong xử lý rác tại hố Hình 13: Hố rác di động hộ gia đình Cơ chế hoạt động: Rác hữu cơ hàng ngày được người dân đổ xuống hố rác di động (chú ý cần lọc bỏ bao bì, bao nilon...) được phân hủy do vi khuẩn và các loại sinh vật đất hay nói cách khác là tự phân hủy. 3. Đánh giá bước đầu các kết quả đạt được sau khi triển khai thí điểm mô hình Có thể nói, phân loại rác thải tại nguồn là nhiệm vụ thiết thực của mỗi người dân do một số lý do sau: - Phân loại rác tại nguồn góp phần tiết kiệm được tài nguyên; mang lại lợi ích cho chính chủ nguồn thải từ việc tận dụng phế liệu tái chế và phân compost tự chế biến. - Phân loại rác tại nguồn góp phần giảm thiểu ô nhiễm môi trường. - Phân loại rác tại nguồn góp phần nâng cao nhận thức cộng đồng về bảo vệ và sử dụng hợp lý tài nguyên và môi trường. - Phân loại rác tại nguồn góp phần giảm thiểu tổng lượng rác thải trong cộng đồng thải ra môi trường nhằm giảm tải cho môi trường, tiết kiệm chi phí thu gom, vận chuyển, xử lý. Trong quá trình triển khai thực hiện thí điểm mô hình phân loại, thu gom, xử lý chất thải rắn sinh hoạt tại nguồn tại 03 thôn Miếu, thôn Chính và thôn Hòe Nha thuộc xã Thụy Chính cho thấy bước đầu hoạt động phân loại, thu gom rác thải sinh hoạt đã góp phần chuyển biến nâng cao nhận thức cộng đồng trong công tác thu gom và xử lý chúng. Mô hình triển khai thí điểm tại xã Thụy Chính là mô hình tiêu biểu phù hợp, thiết thực với đời sống, giảm lượng rác thải ra môi trường, giảm thiểu ô nhiễm môi trường, đồng thời tận dụng được nguồn phân bón hữu cơ cho cây trồng. Chính vì vậy, việc triển khai mô hình thí điểm được ban lãnh đạo, chính quyền và ban ngành, đoàn thể quan tâm chỉ đạo. Do đó, các cán bộ, nhân dân nhiệt tình đăng ký tham gia thực hiện. Người dân đã nhận thức được vai trò của việc phân loại, thu gom, xử lý chất thải rắn sinh hoạt tại nguồn là bảo vệ môi trường sống, đã có ý thức trong việc phân loại, thu gom, xử lý chất thải rắn sinh hoạt tại nguồn theo hướng bảo vệ môi trường. Tại xã Thụy Chính, phụ nữ là người gần gũi với việc sinh hoạt gia đình nên có vai trò lớn trong việc thực hiện các mô hình thí điểm phân loại, thu gom và xử lý rác thải tại nguồn. Đồng thời đối tượng này cũng có trách nhiệm cao trong việc sát sao đôn đốc quá trình phân loại, thu gom và xử lý rác thải sinh hoạt tại nguồn. Chính vì vậy, các cán bộ Hội liên hiệp phụ nữ tại địa phương là đội ngũ cần được khai thác thế mạnh do họ không ngại hướng dẫn các hộ gia đình thực hiện và nhiệt tình tuyên truyền lôi kéo các hội viên tham gia. Nghiên cứu rác thải sinh hoạt tại xã Thụy Chính, huyện Thái Thụy năm 2019 cho thấy: lượng rác thải sinh hoạt nông thôn bình quân đầu người: Trong ngày: 0,18 kg/người/ngày, Trong năm: 0,18 kg *365 ngày = 65,7 kg/người/năm (trong đó 60 đến 70% lượng rác thải là rác hữu cơ). Như vậy, thành phần chất thải rắn sinh hoạt tại khu vực nông thôn đa dạng, tỷ lệ hữu cơ chiếm khá lớn. Đặc điểm này cần quan tâm và có phương pháp thu gom, phân loại rác khác nhau, thích hợp, đồng thời xử lý rác hữu cơ thành phân hữu cơ phục vụ sản xuất nông nghiệp. Số lượng rác thải sinh hoạt phát sinh và thải ra môi trường so với trước khi thực hiện mô hình thí điểm đã giảm 1/2 khối lượng. Tỷ lệ hộ gia đình thực hiện phân loại rác đúng theo hướng dẫn chiếm 89,7%. Khả năng phân hủy rác hữu cơ tại hộ gia đình sau khi thực hiện mô hình thí điểm đạt 85,3%. Đây là những kết quả đạt được sau khi thí điểm mô hình phân loại, thu gom và xử lý chất thải rắn sinh hoạt tại nguồn tại xã Thụy Chính, tỉnh Thái Bình. Hộp 1: Theo ông Chu Việt Đáp – thôn Miếu: “Từ ngày thực hiện mô hình phân loại, thu gom và xử lý rác thải sinh hoạt tại nhà, gia đình chúng tôi đã giảm được 1 nửa lượng rác thải sinh hoạt so với trước đây do các loại rác thải như cơm thừa, canh cặn một phần cho gà, lợn ăn, phần thừa còn lại thì cho xuống hố để ủ phân hữu cơ rất tiện, nhanh chóng và đơn giản. Các loại vỏ trái cây như chuối, cam quýt, bưởi hay lá cây khô tôi đều cho xuống hố ủ phân hữu cơ để sau này trồng cây tại vị trí đó hoặc mang đi bón cho cây trồng rất tốt”. 3.1 Đánh giá hiệu quả về môi trường của mô hình thí điểm Phân loại chất thải rắn sinh hoạt tại nguồn mang lại nhiều lợi ích đối với môi trường. Giảm được khối lượng chất thải rắn sinh hoạt đồng nghĩa với việc giảm tác động tiêu cực đến môi trường, như hạn chế mùi hôi, nước rỉ rác, giảm ô nhiễm nguồn đất, nguồn nước ngầm, nước mặt. Phân loại chất thải rắn tại nguồn còn góp phần nâng cao nhận thức của cộng đồng trong việc bảo vệ môi trường. Phân loại chất thải rắn tại nguồn giảm những tác động có hại đối với môi trường và sức khỏe con người. Hộp 2: Ông Nguyễn Duy Nguyện – thôn Miếu cho biết: “Đào hố xử lý rác thải hữu cơ như hướng dẫn của Viện Khoa học môi trường rất đơn giản, tiện lợi và đem lại hiệu quả cao. Gia đình tôi không nuôi lợn, gà nên thức ăn thừa, cuộng rau, phải để trong thùng rác, cuối tuần mới có đội thu gom rác nên để trong nhà rất nhiều mùi hôi. Khi thực hiện ủ phân hữu cơ theo cách của các anh chị hướng dẫn, hàng ngày gia đình tôi đổ rác hữu cơ ra hố, phun chế phẩm để ủ phân. Việc làm này giúp giảm tối đa mùi hôi trong khu vực bếp nấu ăn, tận dụng được lượng rác hữu cơ để ủ phân phục vụ cho trồng cây. Đây là mô hình rất tốt nên mở rộng ra quy mô toàn xã”. Diện tích bãi chôn lấp thu hẹp sẽ góp phần hạn chế hiệu ứng nhà kính do khí của bãi chôn lấp. Ở các bãi chôn lấp, các khí chính gây nên hiệu ứng nhà kính gồm CH4, CO2, NH3. Theo báo cáo nghiên cứu của các chuyên gia, tương ứng với một tấn chất thải rắn sinh hoạt lưu lượng khí tạo ra là 266 m3, trong đó chủ yếu là khí CH4. Khí CH4 có khả năng tác động ảnh hưởng đến tầng ôzôn cao gấp 21 lần so với CO2. Việc giảm chôn lấp chất thải rắn có thể phân hủy kéo theo việc giảm lượng khí làm ảnh hưởng đến tầng ôzôn. Việc tận dụng các chất thải rắn có thể tái sinh tái chế giúp bảo tồn nguồn tài nguyên thiên nhiên. Thay vì khai thác tài nguyên để sử dụng, chúng ta có thể sử dụng các sản phẩm tái sinh tái chế này như một nguồn nguyên liệu thứ cấp. Phân loại chất thải rắn tại nguồn góp phần nâng cao nhận thức của cộng đồng trong việc bảo vệ môi trường. Để công tác phân loại này đạt được hiệu quả như mong đợi, các cấp chính quyền tại huyện, xã phải triệt để thực hiện công tác tuyên truyền hướng dẫn cho cộng đồng. Lâu dần, mỗi người dân sẽ hiểu được tầm quan trọng của việc phân loại chất thải rắn sinh hoạt cũng như tác động của nó đối với môi trường sống. Lợi ích xã hội lớn nhất do hoạt động phân loại chất thải rắn tại nguồn mang lại chính là việc hình thành nhận thức bảo vệ môi trường sống ở mỗi cá nhân. Việc tận dụng các chất thải rắn có thể tái sinh tái chế giúp bảo tồn nguồn tài nguyên thiên nhiên. Thay vì khai thác tài nguyên để sử dụng, chúng ta có thể sử dụng các sản phẩm tái sinh tái chế này như một nguồn nguyên liệu thứ cấp. Chẳng hạn, chúng ta có thể sử dụng lượng nhôm có trong chất thải rắn sinh hoạt thay vì khai thác quặng nhôm. Nhờ đó, chúng ta vừa bảo tồn được nguồn tài nguyên, vừa tránh được tình trạng ô nhiễm do việc khai thác quặng nhôm mang lại. Ngoài ra, kết quả thí điểm còn góp phần thực hiện tiêu chí số 17 của Chương trình Nông thôn mới trong việc xử lý chất thải tại nông thôn. 3.2. Đánh giá hiệu quả về kinh tế của mô hình thí điểm Hiện chất thải rắn sinh hoạt hàng ngày trên địa bàn xã Thụy Chính chủ yếu được xử lý bằng phương pháp đốt và chôn lấp. Với khối lượng rác thải của xã khoảng 6.200 kg/tuần và có xu hướng tiếp tục tăng thì sắp tới bãi chôn lấp rác hiện tại không đáp ứng được. Phương pháp xử lý chất thải rắn bằng phương pháp đốt có chi phí cao, gây áp lực cho việc cân đối ngân sách của các địa phương. Vì vậy, nếu thực hiện tốt việc phân loại rác tại nguồn sẽ mang lại nhiều lợi ích, trước hết là về kinh tế. Trong rác thải rắn sinh hoạt, rác có nguồn gốc hữu cơ chiếm khoảng 60-70%; còn lại là rác vô cơ, khó phân hủy. Nếu được phân loại, rác hữu cơ là nguồn nguyên liệu rất lớn để chế biến thành các loại phân bón. Còn rác vô cơ, như nhựa, thủy tinh, nylon, kim loại, cao su là nguồn nguyên liệu tái chế, dùng cho sản xuất các loại hàng hóa khác đem lại lợi ích cho xã hội, thậm chí biến rác thành nguồn tài nguyên quý giá. Hơn nữa, việc tận thu các loại rác sẽ tiết kiệm cho ngân sách xã khi xử lý rác bằng phương pháp đốt, đồng thời giảm được nhiều diện tích chôn lấp rác sinh hoạt. Phân loại rác thải sinh hoạt tại nguồn ngoài những lợi ích về môi trường còn mang lại nhiều lợi ích về kinh tế. Trước hết, tạo nguồn nguyên liệu sạch cho sản xuất phân hữu cơ. Để đánh giá được hiệu quả kinh tế của mô hình thí điểm, nhóm nghiên cứu đã thống kê tổng lượng rác thải phát sinh trước và sau khi áp dụng mô hình thí điểm tại thôn Miếu. Cụ thể như sau: Bảng 4: So sánh tổng lượng rác thải phát sinh tại thôn Miếu Trước khi triển khai thí điểm Sau khi triển khai thí điểm Lượng rác thải phát sinh (kg/tuần) Tỷ lệ, % Lượng rác thải phát sinh sau 1 tuần (kg/tuần) Tỷ lệ, % Lượng rác thải phát sinh sau 2 tuần (kg/tuần) Tỷ lệ, % Lượng rác thải phát sinh sau 3 tuần (kg/tuần) Tỷ lệ, % Lượng rác thải phát sinh sau 4 tuần (kg/tuần) Tỷ lệ, % 1800 100 1200 66,7 1000 55,6 900 50 900 50 Nguồn: Điều tra thực tế, 2019 Sau 1 tuần áp dụng thí điểm mô hình: - Tổng lượng rác thải phát sinh sau 1 tuần áp dụng thí điểm mô hình tại thôn Miếu là: 1200 kg/tuần. Như vậy, sau khi áp dụng mô hình thí điểm phân loại, thu gom rác thải tại nguồn tại các hộ gia đình, phần lớn các hộ đã thực hiện phân loại rác thải hữu cơ và vô cơ riêng biệt. Lượng rác thải vô cơ sẽ được tổ thu gom rác thu gom ra bãi rác thải tập trung để xử lý. Còn lại lượng rác thải hữu cơ đã được các hộ ủ phân hữu cơ tại hố rác di động tại nhà. Có thể tính được lượng rác thải hữu cơ phát sinh tại thôn Miếu sau 1 tuần áp dụng mô hình thí điểm như sau: 1800 kg/tuần – 1200 kg/tuần = 600 kg/tuần Vậy lượng rác thải hữu cơ phát sinh của từng hộ gia đình như sau: 600 kg/tuần / 395 hộ = 1,52 kg /tuần Theo nghiên cứu, giá thành phân bón hữu cơ trên thị trường sẽ dao động trong khoảng từ 900.000 – 950.000 đồng/tấn. Như vậy giá trung bình khoảng 925.000đồng/tấn hay 925 đồng/kg. Có thể tính giá thành phân bón hữu cơ tự ủ của các hộ dân bằng: 1,52 kg * 725 đồng = 1406 đồng. Như vậy trong 1 năm, 1 hộ sẽ tiết kiệm được: 1406 đồng * 48 tuần = 67.488 đồng/năm Thôn Miếu sẽ tiết kiệm được: 67.488 đồng * 395 hộ = 26.657.760 đồng/năm Sau 2 tuần áp dụng thí điểm mô hình: - Tổng lượng rác thải phát sinh sau 2 tuần áp dụng thí điểm mô hình tại thôn Miếu là: 1000 kg/tuần. Lượng rác thải hữu cơ phát sinh tại thôn Miếu sau 2 tuần áp dụng mô hình thí điểm như sau: 1800 kg/tuần – 1000 kg/tuần = 800 kg/tuần Vậy lượng rác thải hữu cơ phát sinh của từng hộ gia đình như sau: 800 kg/tuần / 395 hộ = 2,03 kg /tuần Giá thành phân bón hữu cơ tự ủ của các hộ dân: 2,03 kg * 925 đồng = 1878 đồng. Như vậy trong 1 năm, 1 hộ sẽ tiết kiệm được: 1878 đồng * 48 tuần = 90.144 đồng/năm Thôn Miếu sẽ tiết kiệm được: 90.144 đồng * 395 hộ = 35.606.800 đồng/năm Sau 3,4 tuần áp dụng thí điểm mô hình: - Tổng lượng rác thải phát sinh sau 3,4 tuần áp dụng thí điểm mô hình tại thôn Miếu là: 900 kg/tuần. Lượng rác thải hữu cơ phát sinh tại thôn Miếu sau 3,4 tuần áp dụng mô hình thí điểm như sau: 1800 kg/tuần – 900 kg/tuần = 900 kg/tuần Vậy lượng rác thải hữu cơ phát sinh của từng hộ gia đình như sau: 900 kg/tuần / 395 hộ = 2,3 kg /tuần Giá thành phân bón hữu cơ tự ủ của các hộ dân: 2,3 kg * 925 đồng = 2128 đồng. Như vậy trong 1 năm, 1 hộ sẽ tiết kiệm được: 2128 đồng * 48 tuần = 102.144 đồng/năm Thôn Miếu sẽ tiết kiệm được: 102.144 đồng * 395 hộ = 40.346.880 đồng/năm Ngoài giá trị kinh tế của phân bón hữu tự ủ mang lại, trong quá trình phân loại, thu gom rác thải sinh hoạt còn có một lượng rác thải vô cơ (giấy vụn, đồ nhôm, đồ thủy tinh, đồ kim loại, dép, săm lốp, vỏ hộp sữa, vỏ thùng carton, đồ nhựa các loại,) người dân đã chủ động phân loại để bán đồng nát. Đây cũng là thói quen của các hộ dân từ trước khi triển khai mô hình thí điểm nên nhóm nghiên cứu không tính vào lợi ích kinh tế trong nghiên cứu này. Thống kê về chi phí liên quan đến việc xử lý rác thải tại xã Thụy Chính theo số liệu xã cung cấp như sau (Bảng 5): Bảng 5: Chi phí liên quan đến việc xử lý rác thải tại xã Thụy Chính STT Các chi phí Số tiền, đồng/năm Ghi chú 1 Chi phí mua sắm trang phục bảo hộ lao động, gang tay, ủng, cuốc, xẻng,: 5.000.000 - 2 Chi phí trả công cho cán bộ thu gom, vận chuyển rác 58.000.000 Chi phí cho 12 cán bộ vận chuyển rác từ các hộ dân ra bãi rác (bao gồm cả bảo hiểm y tế cho 12 cán bộ). 3 Chi phí điện, dầu phục vụ đốt tại bãi rác 8.000.000 4 Chi phí đốt rác 95.000.000 Chi phí cho 3 người đốt rác và chôn lấp tại bãi rác (bao gồm cả công bảo vệ). Tổng 166.000.000 (Nguồn: Điều tra thực tế, 2019) Theo kết quả thực tế, lượng rác thải sau 4 tuần triển khai áp dụng mô hình đã giảm 1 nửa, số lượng nhân công phục vụ cho công tác thu gom rác sẽ giảm đi 1 nửa. Do đó các chi phí liên quan đến mua sắm, phục bảo hộ lao động, gang tay, ủng, cuốc, xẻng,; trả công cho cán bộ thu gom, vận chuyển rác; điện, dầu phục vụ đốt tại bãi rác; đốt rác sẽ giảm 1 nửa tương ứng 83.000.000 đồng/năm. Như vậy, nếu mở rộng mô hình phân loại, thu gom, xử lý rác thải cho cả thôn Chính, thôn Hòe Nha thì sẽ phát huy tối đa hiệu quả và tiết kiệm được chi phí liên quan đến xử lý rác thải là 83.000.000 đồng/năm. Hộp 3: Theo ông Nguyễn Viết Xô thôn Miếu: “Lượng rác thải nhà tôi đã giảm 1 nửa sau khi áp dụng mô hình phân loại, thu gom và xử lý rác thải như hướng dẫn. Tôi nghĩ rằng nếu mỗi gia đình đều có ý thức thực hiện tốt công việc này thì sẽ giúp giảm tải cho đội thu gom rác thải. Nếu duy trì tốt thì xã có thể xem xét đến phương án giảm bớt số cán bộ thu gom rác để giảm các chi phí như hiện nay, từ đó có thể thu phí vệ sinh môi trường thấp hơn”. Mô hình đã tiết kiệm cho mỗi hộ dân mỗi năm là: 102.144 đồng + (83.000.000 đồng /1411 hộ) = 160.968 đồng/năm ≈ 161.000 đồng/năm Như vậy, số tiền mỗi hộ sẽ tiết kiệm được trong 1 năm là 161.000 đồng/hộ/năm do người dân tự ủ phân hữu cơ bón cho cây trồng, giảm chi phí thu gom rác thải và các chi phí phát sinh khác của địa phương như: sắm sửa dụng cụ, bảo dưỡng, sửa chữa chuyên dụng Đối với xã, chi phí về cấp xe chuyên dụng, cấp phương tiện bảo hộ cho công nhân, nhất là hàng tuần, hàng tháng ở khu dân cư không còn tình trạng rác thải tập trung gây ô nhiễm môi trường. Trong khu dân cư thôn Miếu đã có hơn 100% số hộ tham gia chương trình phân loại và xử lý rác thải sinh hoạt tại hộ gia đình. Hiện trong khu dân cư không còn rác thải bừa bãi. Môi trường sạch đẹp, nhận thức của người dân về việc phân loại rác thải đã chuyển biến tích cực. Như vậy, quá trình thực hiện thí điểm đã mang lại hiệu quả kinh tế, khối lượng chất thải hữu cơ được xử lý 100% chiếm khoảng 60-70% tổng lượng chất thải rắn sinh hoạt làm giảm chi phí thu gom vận chuyển, chi phí nhân công xử lý tại lò đốt và giảm thời gian cũng như điện để đốt rác. Sau xử lý, phân hữu cơ được tận dụng cho cây trồng giảm chi phí cho sản xuất. Nguồn lợi thu được từ xử lý chất thải hữu cơ kết hợp thu từ nguồn các sản phẩm tái chế có thể đủ bù đắp chi phí xử lý mua chế phẩm vi sinh. Đây cũng là tiêu chí quan trọng để có thể chia sẻ và nhân rộng kết quả thí điểm, và duy trì có hiệu quả hoạt động thường xuyên của hộ gia đình. 3.3 Đánh giá hiệu quả về xã hội của mô hình thí điểm 3.3.1 Đánh giá về nhận thức của người dân về rác thải sinh hoạt Nhận thức của người dân về rác thải sinh hoạt và tá

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docxdu_an_cai_thien_dieu_kien_ve_sinh_nang_cao_nhan_thuc_thay_do.docx
Tài liệu liên quan