HIỂU VỀ GIẢM TÁC HẠI VÀ CÁC CAN THIỆP KHÁC NHAU
Nhìn chung, những người cung cấp thông tin chính có thể mô tả được các nguyên tắc cơ bản
của giảm tác hại nhằm giảm thiểu sự lây lan của HIV trong nhóm người sử dụng ma tuý. Tuy
nhiên, ở tất cả các ban ngành, chỉ có một số ít đã nói tỷ mỷ về sự cần thiết phải cung cấp một
gói các chính sách và chương trình toàn diện để giải quyết các hậu quả về y tế, xã hội và kinh
tế của việc sử dụng ma tuý. Cần chú trọng hơn nữa việc khuyến khích, thúc đẩy gói các dịch
vụ giảm tác hại toàn diện.
Các chiến luợc giảm tác hại được nhắc tới nhiều nhất là chương trình bơm kim tiêm, phân
phát bao bao su, tài liệu thông tin, giáo dục và truyền thông và các chương trình liệu pháp
điều trị thay thế, đặc biệt là mê-tha-đôn. Ở tất cả các ban ngành, chỉ có một số người đưa ra ý
kiến về hoạt động tiếp cận cộng đồng và giáo dục đồng đẳng. Khó có thể suy đoán được các
lý do đằng sau điều này nhưng có thể mọi người cho rằng các biện pháp đó được kết hợp vào,
và là các can thiệp không tách rời của chương trình bơm kim tiêm. Một số người đã đưa ra
nhận xét về tư vấn xét nghiệm HIV tự nguyện cho người sử dụng ma tuý, giảm thiểu kỳ thị và
phân biệt đối xử, và các cơ hội việc làm.
Một số người đã gợi ý đưa những người sử dụng ma tuý vào các trung tâm cai nghiện phục
hồi như là một hình thức của giảm tác hại. Trong bối cảnh của Việt Nam, việc cai nghiện này
thường xảy ra như một hệ quả của sự cưỡng ép hoặc bắt buộc. Tài liệu về tỷ lệ tái nghiện cao
trong các cơ sở khép kín này, con số chính thức là 70% - 80% trên toàn quốc, và tỷ lệ mắc
HIV thường xuyên cao tới 50% cho thấy rằng các trung tâm cai nghiện sẽ không thể cho một
kết quả đầu ra như mong muốn về giảm tác hại. Cần khuyến khích việc khảo sát các lựa chọn
thay thế cho việc điều trị phục hồi cai nghiện và việc thực hiện giáo dục giảm tác hại lồng
ghép với cai nghiện.
58 trang |
Chia sẻ: trungkhoi17 | Lượt xem: 465 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Dự án Phòng chống HIV/AIDS Khu vực châu Á, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
. Bằng chứng về lợi ích của giảm tác hại liên quan tới
giảm tội phạm có thể làm giảm kỳ thị và phân biệt đối xử mà cộng đồng có đối với
người sử dụng ma tuý, đồng thời trợ giúp việc chấp thuận các sáng kiến ở địa phương.
(Trung hạn và dài hạn) (Đối tượng đích: Phương tiện truyền thông đại chúng)
• ARHP/HAARP có thể đóng vai trò trong việc đảm bảo rằng các kết quả tích cực của
các hoạt động giảm tác hại khu vực và địa phương được phổ biến trên các phương tiện
truyền thông đại chúng (miễn là có sự ủng hộ của chính quyền về việc sử dụng
phương tiện này). (Trung hạn và dài hạn) (Đối tượng đích: Các tổ chức quốc tế, các tổ
chức phi chính phủ quốc tế)
Mục tiêu vận động 5
Phát hiện: Cộng tác và điều phối đa ngành của việc đáp ứng vẫn còn yếu và cần được cải
thiện.
Mục tiêu: Khuyến khích đáp ứng đa ngành đối với các vấn đề chung của HIV và sử dụng
ma tuý thông qua việc điều phối và cộng tác nhiều hơn nữa giữa các ngành
hành pháp, y tế và xã hội
Chiến lược 5.1: Các tài liệu và nguồn thông tin chủ yếu của ARHP và các tổ chức quốc tế
như UNAIDS, Tổ chức Y tế Thế giới cần được phân phát tới tất cả các bên có
liên quan để đảm bảo sự hiểu biết nhất quán về các biện pháp giảm tác hại và
để cung cấp các công cụ thiết yếu cho các hoạt động giảm tác hại
Các hoạt động được khuyến nghị:
• Thêm vào các chức năng hiện có của trang web của ARHP một danh mục tất cả các
tài liệu của ARHP và gửi cho tất cả các đối tượng, tổ chức và cơ quan chính có liên
quan đến vấn đề sử dụng ma tuý, HIV hoặc giảm tác hại. Danh mục các tài liệu sẽ có
thông tin về ngôn ngữ và loại tài liệu. Các thông tin liên lạc của ARHP sẽ được cung
cấp và các yêu cầu về thông tin sẽ được đáp ứng trong vòng 2 tuần. (Ngắn hạn) (Đối
tượng đích: Các cơ quan khác nhau của chính phủ về y tế và hành pháp, các tổ chức
quốc tế, các tổ chức phi chính phủ quốc tế, các tổ chức đoàn thể)
Chiến lược 5.2: Phạm vi và quy mô của các chương trình giảm tác hại và tỷ lệ bao phủ vẫn
còn hạn chế. Điều này làm tăng sự cần thiết phải động viên việc phát triển các
chương trình dựa vào cộng đồng kết hợp với các cơ quan chính quyền địa
phương để có đáp ứng phù hợp với nhu cầu của người sử dụng ma tuý.
Các hoạt động được khuyến nghị:
• ARHP/HAARP, cộng tác với chính quyền và các cơ quan hữu quan, tổ chức một ‘hội
thảo về giảm tác hại và vận động các phương tiện truyền thông’ dành cho các đơn vị
tham gia vào công tác giảm tác hại để học cách thức trình bày các thông điệp có hiệu
quả nhằm đạt được sự ủng hộ và khuyến khích sự thay đổi với chính quyền địa
phương và các cán bộ chính quyền. (Ngắn và trung hạn) (Đối tượng đích: các tổ chức
quốc tế, các tổ chức phi chính phủ quốc tế, các tổ chức đoàn thể)
• Học viên tại tất cả các trung tâm 06 ở Việt Nam là đối tượng chủ yếu của các tài liệu
truyền thông về giảm tác hại. Một mô hình giáo dục đồng đẳng được ARHP giới thiệu
và đưa vào hoạt động tại một trung tâm 06 ở ngoại ô Hà Nội có thể được nhân rộng
tại các trung tâm 06 khác ở Việt Nam. Tổ chức các cuộc họp/hội thảo, v.v với các
bên có liên quan để khuyến khích và tăng cường việc sử dụng tài liệu giáo dục về
Chiến lược Vận động ủng hộ của Dự án ARHP – Việt Nam 25
Dự án Phòng chống HIV/AIDS Khu vực Châu Á (ARHP)
giảm tác hại cho các học viên một cách bền vững và rộng rãi hơn. (Trung hạn) (Đối
tượng đích: Bộ LĐTBXH, SODC)
Mục tiêu vận động 6
Phát hiện: Các chương trình giảm tác hại trên toàn quốc còn bị hạn chế về số lượng và
cần được mở rộng. Tỷ lệ bao phủ của các dịch vụ để giải quyết việc sử dụng
ma tuý và HIV còn thấp, và không có sự mở rộng này thì tác động đối với dịch
HIV sẽ bị rất hạn chế.
Mục tiêu: Tăng cường sự hỗ trợ của đảng và chính quyền ở trung ương và cấp tỉnh đối
với các dự án giảm tác hại toàn diện, kể cả các dự án đang triển khai ở trong
các trung tâm cai nghiện, cũng như đánh giá và mở rộng tiếp theo nhằm gia
tăng tỷ lệ bao phủ.
Chiến lược 6.1: Xây dựng các chương trình “thực hành tốt nhất” về giảm tác hại mà sẽ được
sử dụng như các điểm trung tâm về học tập để có thể cung cấp cơ sở bằng
chứng cho việc tăng cường hỗ trợ đối với các sáng kiến về giảm tác hại. Các
chương trình như vậy cung cấp cơ hội cho các nhà cung cấp dịch vụ được đi
thăm, học tập và được các nhân viên của trung tâm trợ giúp, chỉ bảo như một
phương thức tăng cường năng lực và chuyển giao kỹ năng và thực hành.
Trong thời gian ngắn, các trung tâm đào tạo của ARHP tại Trung Quốc cũng
có thể được sử dụng cho các chuyến tham quan về vận động và xây dựng năng
lực.
Các hoạt động được khuyến nghị:
• Các trung tâm đào tạo ở Trung Quốc tiếp tục nhận được các trợ giúp kỹ thuật và trợ
giúp cần thiết khác để hoạt động hiệu quả như các trung tâm về vận động ủng hộ và
học tập cho những người đến thăm từ Việt Nam và khu vực. (Ngắn hạn) (Đối tượng
đích: Các cán bộ cấp Trung ương và tỉnh của ngành y tế và hành pháp.)
• ARHP cần tổ chức một hội nghị/hội thảo phổ biến cho nhiều đối tượng ở Hà Nội để
thông báo các kết quả đánh giá và các thành công tích cực của các Dự án Các Mô
hình Hiệu quả (EAPs) của ARHP ở My-an-ma, tỉnh Quảng Tây và Vân Nam ở Trung
Quốc. (Ngắn hạn). (Đối tượng đích: Các cán bộ cao cấp y tế và hành pháp, các tổ
chức phi chính phủ quốc tế, các tổ chức đoàn thể, các nhà tài trợ)
• HAARP sẽ cộng tác với UNAIDS và các cơ quan khác để xác định một danh sách
đồng thuận các tiêu chí về “thực hành tốt nhất” cho các chương trình giảm tác hại
(Trung hạn) (Đối tượng đích: các tổ chức quốc tế, các tổ chức phi chính phủ quốc tế)
• Nếu không tìm được các chương trình giảm tác hại có “thực hành tốt nhất”, cần đầu tư
để tiến hành phát triển từ hai đến bốn chương trình giảm tác hại thành chương trình có
“thực hành tốt nhất”. Các chương trình này sẽ được sử dụng như là các trung tâm đầu
mối để mọi người có thể đến học tập các kiến thức và kinh nghiệm. (Trung hạn và dài
hạn) (Đối tượng đích: các tổ chức quốc tế, các nhà tài trợ và các tổ chức phi chính phủ
quốc tế)
Chiến lược 6.2: Xây dựng năng lực cho các giảng viên của trường Đại học Lao động – Xã hội
(ĐHLĐXH) để tạo khả năng hỗ trợ nhằm mở rộng các hoạt động tại các trung
tâm 05 - 06.
Chiến lược Vận động ủng hộ của Dự án ARHP – Việt Nam 26
Dự án Phòng chống HIV/AIDS Khu vực Châu Á (ARHP)
Các hoạt động được khuyến nghị:
• ARHP tổ chức một hội thảo định hướng với cán bộ giảng dạy của trường ĐHLĐXH
để khẳng định các nhu cầu về một chương trình giảng dạy cho sinh viên ĐHLĐXH
với trọng tâm về HIV, các vấn đề sử dụng ma tuý và giảm tác hại. Khoá học này được
dự kiến bắt đầu từ tháng 8 năm 2007. (Ngắn/trung hạn) (Đối tượng đích: ARHP,
ĐHLĐXH)
Chiến lược 6.3: Thảo luận và đánh giá các mô hình thay thế về điều trị cai nghiện ma tuý và
phục hồi (ngoài các mô hình tồn tại như một phần của các trung tâm 06) sẽ
được hỗ trợ như một phần của việc đánh giá và rà soát chương trình quốc gia.
Các hoạt động được khuyến nghị:
• Các mô hình thay thế về điều trị phục hồi cai nghiện (ngoài các mô hình tồn tại như
một phần của TT 06) cần được tìm hiểu kỹ hơn, bao gồm đánh giá và phân tích thêm
tính khả thi về kinh tế. (Trung và dài hạn) (Đối tượng đích: Bộ LĐTBXH)
• Khuyến khích các cuộc tham quan học tập cho các cán bộ cấp cao trong ngành y tế và
lao động xã hội để chứng kiến và đánh giá các mô hình điều trị cai nghiện thay thế
khác đang hoạt động ở những nơi khác để đảm bảo chúng là khả thi đối với các bối
cảnh văn hoá và kinh tế của Việt Nam (Trung hạn) (Đối tượng đích: Bộ LĐTBXH)
Chiến lược 6.4: Cộng tác cùng với các cơ quan quốc tế khác về việc vận động thường xuyên
để bảo đảm rằng chính phủ huy động kinh phí cho giảm tác hại, phân bổ kinh
phí một cách hợp lý và cụ thể cho giảm tác hại, và mức độ kinh phí cần có này
sẽ được duy trì để đáp ứng các vấn đề một cách thoả đáng.
Các hoạt động được khuyến nghị:
• Vận động cho một biện pháp cân bằng hơn để phân bổ kinh phí nhận được từ Quỹ
Toàn cầu Chu kỳ 6, và cần phải chú ý thêm về nhu cầu của những người có nguy cơ
nhất với HIV và được xác định có tỷ lệ nhiễm HIV cao nhất - người tiêm chích ma
tuý. (Trung hạn) (Đối tượng đích: các tổ chức quốc tế, các tổ chức phi chính phủ quốc
tế, Cục Phòng chống HIV/AIDS Việt Nam và Quỹ Toàn cầu Việt Nam)
• Khuyến khích việc phổ biến rộng rãi hơn và một cách chiến lược hơn bản “Phân tích
Kinh tế và Y tế công cộng của các Đáp ứng thể chế và Cộng đồng với Tiêm chích ma
tuý và HIV/AIDS ở Việt Nam” – báo cáo của chương trình Sáng kiến Chính sách Y tế
(Health Policy Initiative) và Bộ LĐTBXH. Kết quả phát hiện gợi ý rõ ràng rằng đầu
tư kinh phí hiện tại cho các đáp ứng dựa vào thể chế sẽ tăng theo cấp số mũ với sự gia
tăng của người sử dụng ma tuý ở Việt Nam, và có sự cải thiện tối thiểu ở đầu ra, hoặc
có liên quan đến giảm thiểu sử dụng ma tuý hoặc lây nhiễm HIV trong những người
sử dụng ma tuý. Vì đây là điều quan trọng nên cần đa dạng hoá biện pháp hiện tại
nhằm giảm thiểu tác hại có liên quan đến ma tuý bằng cách tăng đầu tư cho các dịch
vụ dựa vào cộng đồng. (Trung và dài hạn) (Đối tượng đích: Chương trình Sáng kiến
Chính sách Y tế, Bộ LĐTBXH, các tổ chức quốc tế và nhà tài trợ, các tổ chức phi
chính phủ quốc tế)
Mục tiêu vận động 7
Phát hiện: Cần thiết phải có sự cộng tác thường xuyên trong khu vực để vận động cho
các biện pháp giảm tác hại ở các cấp chính quyền khác nhau, và để cho các
nước Đông Nam Á học tập kinh nghiệm lẫn nhau
Chiến lược Vận động ủng hộ của Dự án ARHP – Việt Nam 27
Dự án Phòng chống HIV/AIDS Khu vực Châu Á (ARHP)
Mục tiêu:
Cần phải có sự tiếp tục hỗ trợ và tạo điều kiện cho việc cộng tác khu vực ở các
cấp khác nhau của chính quyền thông qua ARHP, HAARP và các bên tham
gia có liên quan khác
Chiến lược 7.1: ARHP cần tiếp tục tạo điều kiện và tăng cường các hoạt động khu vực tập
trung vào việc vận động ủng hộ các phương pháp giảm tác hại, thu hút các cá
nhân chủ chốt và các cơ quan chính quyền ở Trung Quốc, Việt Nam và My-
an-ma (cũng như các nước khác trong khu vực) để học tập kinh nghiệm của
nhau.
Các hoạt động được khuyến nghị
• Tiếp tục các cuộc hội nghị và gặp gỡ khu vực ở cấp cao giữa các cán bộ y tế và hành
pháp. (Trung hạn) (Đối tượng đích: các tổ chức quốc tế và các nhà tài trợ)
Trao đổi học tập
• Nếu khẳng định được sự quan tâm và tính phù hợp, các quan chức y tế nhà nước của
Khu vực sẽ tham quan Việt Nam để học tập về quá trình xây dựng Luật Phòng chống
HIV/AIDS. (Trung hạn) (Đối tượng đích: các tổ chức quốc tế và các nhà tài trợ)
• Trao đổi kinh nghiệm học tập ở cấp “cơ sở” cho các cán bộ chính quyền ở địa
phương và nhân viên phòng chống HIV/giảm tác hại bằng việc đi tham quan các
trung tâm đào tạo của dự án khu vực và các địa bàn “thực hành tốt nhất” và chia sẻ
kinh nghiệm. (Trung hạn) (Đối tượng đích: các tổ chức quốc tế và các nhà tài trợ; các
cán bộ ngành y tế và hành pháp ở tuyến tỉnh)
Chiến lược Vận động ủng hộ của Dự án ARHP – Việt Nam 28
Dự án Phòng chống HIV/AIDS Khu vực Châu Á (ARHP)
4.0 XÁC ĐỊNH CÁC NHU CẦU CẦN GIẢI QUYẾT KHÔNG
THÔNG QUA HOẠT ĐỘNG VẬN ĐỘNG
Các cuộc phỏng vấn và thảo luận được tiến hành để hình thành bản báo cáo này đã xác định
được nhiều vấn đề, các trở ngại và thách thức có liên quan đến việc chấp thuận các biện pháp
tiếp cận giảm tác hại toàn diện ở Việt Nam. Phần phân tích tình hình được trình bày trong
Phụ lục A đã đưa ra một sự nhắc nhở kịp thời về các vấn đề còn tồn tại cần được giải quyết.
Tuy nhiên nhiều nhu cầu không thể được giải quyết mà chỉ thông qua việc vận động ủng hộ.
Việc xác định các chiến lược để giải quyết các nhu cầu không thông qua vận động là nằm
ngoài phạm vi của tài liệu này. Tuy nhiên, các nhu cầu đã được xác định được trình bày dưới
đây để chúng có thể cung cấp thông tin cho việc thảo luận trong tương lai về các ưu tiên và
việc lập kế hoạch để tiến tới chấp thuận công tác giảm tác hại ở Việt Nam.
4.1 ĐÀO TẠO TẬP HUẤN VÀ NÂNG CAO NĂNG LỰC
Trung tâm Đào tạo Quốc gia
• Cần tìm hiểu tính khả thi về việc kết hợp và mở rộng trung tâm tư liệu về ma tuý của
nhà nước và trung tâm giáo dục/đào tạo vào trong Trường Đào tạo Thanh thiếu niên.
Việc này sẽ tăng cường sự tiếp cận với các cơ hội về thông tin và giáo dục. Các dịch
vụ cần bao gồm tư vấn qua điện thoại cho nhân viên giảm tác hại, hỗ trợ mạng lưới,
và đào tạo cơ bản và nguồn lực cho phát triển và giáo dục cộng đồng.
• Cần phải phát triển một kế hoạch đào tạo tổng thể ở cấp quốc gia để xây dựng nguồn
nhân lực có kỹ năng cho công tác giảm tác hại ở tất cả các cấp và cho tất cả các ban
ngành có liên quan, kể cả cộng đồng.
• Cần triển khai các chương trình đào tạo phù hợp và thiết kế cụ thể cho các đối tượng
khác nhau như các cán bộ lập chương trình và người hành nghề y đến những người ở
cấp cơ sở như nhân viên tiếp cận cộng đồng và giáo dục viên đồng đẳng. Các chương
trình đào tạo cần được chuẩn hoá và chú trọng vào các khía cạnh thực tế của các can
thiệp cũng như về phát triển các kỹ năng/kỹ thuật cơ bản cần thiết.
Thực thi pháp luật
• Ở Việt Nam việc đào tạo cho cảnh sát về giảm tác hại đã được thực hiện ở cấp đào tạo
chính quy nhưng có thể được phát triển thêm và tăng cường để phù hợp với Luật
Phòng chống HIV mới. Các nguồn lực của ARHP và chương trình đào tạo tiếp theo
có thể được cung cấp ở cấp đào tạo chính quy cho tất cả cảnh sát thông qua các giảng
viên cảnh sát tâm huyết ở học viện cảnh sát.
• Cần xây dựng một cơ cấu để cho tất cả cảnh sát trực tiếp thực thi nhiệm vụ ở tuyến
tỉnh và huyện tham dự tập huấn tối thiểu 2 ngày về giảm tác hại.
Chương trình giảng dạy chuyên môn và đào tạo
• Có nhu cầu để phát triển, làm cho phù hợp và chấp thuận các chương trình giảng dạy
đào tạo về giảm tác hại tại các cơ sở đào tạo đã được xác định. Ví dụ, một chương
trình giảng dạy chuyên môn trong môi trường của bậc đại học nhằm xây dựng năng
lực cho nguồn nhân lực của Việt Nam hoạt động trong lĩnh vực giảm tác hại có thể
Chiến lược Vận động ủng hộ của Dự án ARHP – Việt Nam 29
Dự án Phòng chống HIV/AIDS Khu vực Châu Á (ARHP)
Chiến lược Vận động ủng hộ của Dự án ARHP – Việt Nam 30
cung cấp một đáp ứng có hiệu quả, phù hợp với địa phương và đáp ứng được các nhu
cầu của người sử dụng ma tuý, bạn bè của họ và cộng đồng rộng rãi hơn.2
• ARHP dự kiến tổ chức một khoá đào tạo giảng viên (TOT) cho cán bộ của trường
ĐHLĐXH vào tháng 5 năm 2007. Chương trình này sẽ cung cấp kiến thức và kỹ năng
trong việc giảng dạy về giảm tác hại.
• Nhân viên của Phòng Quản lý Y tế khối Trại giam (PHMO) đã được yêu cầu cùng
tham dự vào chương trình đào tạo cho giảng viên của trường ĐHLĐXH như là một
phần của chương trình xây dựng năng lực cho văn phòng mới được thành lập này.
ARHP có thể cũng xem xét để đề xuất hoặc cung cấp hỗ trợ tiếp theo/cố vấn cho cán
bộ của PHMO sau chương trình đào tạo ở trường ĐH LĐXH để họ có thể giảng dạy
cho các cán bộ khác và học viên trong các trại giam dưới sự quản lý của PHMO.
4.2 GIÁO DỤC ĐỒNG ĐẲNG VÀ TIẾP CẬN CỘNG ĐỒNG
• Phương pháp hiệu quả nhất để tiếp cận với quần thể ẩn như những người sử dụng ma
tuý là qua các nhân viên tiếp cận cộng đồng. Lực lượng này cần được mở rộng thật
nhiều về số lượng và được đào tạo để có các kỹ năng làm việc trong các bối cảnh khác
nhau.
• Học viên tại tất cả các trung tâm 06 ở Việt Nam có thể là một đối tượng tiếp nhận các
tài liệu truyền thông. Một mô hình giáo dục đồng đẳng được ARHP giới thiệu và đưa
vào hoạt động ở một trong các trung tâm 06 ngoại thành Hà Nội có thể được nhân
rộng cho các trung tâm 06 khác trên toàn quốc.
4.3 THEO DÕI KIỂM TRA VÀ ĐÁNH GIÁ
• Cần thiết lập một hệ thống báo cáo (cấp quốc gia) được chuẩn hoá cho các chương
trình giảm tác hại. Một Hệ thống Quản lý Thông tin (MIS) cho các chương trình giảm
tác hại ở My-an-ma hiện đang được phát triển và được dự kiến đưa vào hoạt động
trong năm 2007. Điều này sẽ giúp cho số liệu được điều phối khi thu thập. Hệ thống
mới này cũng sẽ có thể trợ giúp trong quá trình phổ biến thông tin thu thập được từ
thực địa. Hệ thống MIS cần được coi như là một lựa chọn có thể thực hiện được cho
các chương trình giảm tác hại ở Việt Nam.
• Một hệ thống kiểm tra tốt cần được thiết lập để theo dõi các hoạt động giảm tác hại
được thực hiện trong các cơ sở khép kín và cần thiết lập một kết nối với các hoạt động
giảm tác hại tại cộng đồng (hoặc một hệ thống chuyển tiếp) để đảm bảo tính liên tục
của các dịch vụ trong các cơ sở khép kín và tại cộng đồng nếu các dịch vụ đó có sẵn.
Bất cứ các dịch vụ nào dành cho người sử dụng ma tuý có sẵn trong cộng đồng cần
thông báo để các học viên biết trước khi họ được ra khỏi trung tâm. Khi họ trở về
cộng đồng, các giáo dục viên đồng đẳng đã được đào tạo ở các cơ sở khép kín này sẽ
trở thành các nguồn lực sẵn có có giá trị để sử dụng.
4.4 LẬP KẾ HOẠCH VÀ PHÂN BỔ NGÂN SÁCH Ở CẤP QUỐC GIA/TỈNH
• Tăng cường năng lực kỹ thuật của Uỷ ban Quốc gia phòng chống HIV, Ma tuý và Mại
dâm để cải thiện các kết nối và điều phối giữa Bộ Y tế, Bộ LĐTBXH và Bộ Công an
để cải thiện việc lập kế hoạch cho các đáp ứng và hướng dẫn giảm tác hại, các cơ
quan thực hiện về các đáp ứng chương trình phù hợp.
2 Một chương trình giảng dạy như vậy có thể phù hợp với Việt Nam đã được xây dựng và đang được triển khai
thành công tại trường Đại học Atma Jaya, Jakarta, In-do-nê-xia.
Dự án Phòng chống HIV/AIDS Khu vực Châu Á (ARHP)
• Tăng cường năng lực của nhóm làm việc kỹ thuật về giảm tác hại trong VAAC, thông
qua việc tăng cường các cơ hội đào tạo và khuyến khích việc tuyển các nhân viên có
tay nghề cao, có chiều sâu kinh nghiệm làm việc về giảm tác hại.
4.5 CÁC VẤN ĐỀ KHÁC
• Kiểm tra các hướng dẫn của quốc tế và quốc gia hiện có sẵn cho các hợp phần khác
nhau của các can thiệp giảm tác hại trong các bối cảnh khác nhau, có tham khảo ý
kiến với các cơ quan và tổ chức của Việt Nam.
• Phù hợp hoá các hướng dẫn theo cách của Việt Nam theo hướng phát triển cộng đồng
nhằm đảm bảo tính bền vững và bối cảnh văn hoá phù hợp.
Chiến lược Vận động ủng hộ của Dự án ARHP – Việt Nam 31
Dự án Phòng chống HIV/AIDS Khu vực Châu Á (ARHP)
5.0 CÁC BƯỚC ĐỂ TRIỂN KHAI THỰC HIỆN CHIẾN LƯỢC
VẬN ĐỘNG
Vận động ủng hộ là một khía cạnh quan trọng trong hoạt động của ARHP ở Việt Nam, bắt
đầu với việc tham vấn, nâng cao nhận thức và quá trình vận động thiết lập các địa bàn cho Dự
án các Mô hình Hiệu quả (EAP) trong giảm tác hại. Các mục tiêu, chiến lược và các hoạt
động vận động được khuyến nghị trong tài liệu này bao gồm công tác vận động thường xuyên
của ARHP cũng như các hoạt động mới dựa trên nhu cầu nảy sinh từ quá trình phỏng vấn
rộng rãi đã đề cập trong Phần 2: Tóm tắt và Phân tích các Kết quả chính.
Các bước cho việc triển khai thực hiện hầu hết phụ thuộc vào khung thời gian. Một số các
hoạt động được khuyến nghị hiện đang được triển khai, và một số sẽ được thực hiện thông
qua ARHP trong thời gian ngắn, khoảng giữa năm 2007. Các hoạt động khác có khung thời
gian trung hạn và dài hạn và có các khuyến nghị cho HAARP, hoặc chính phủ, hoặc các bên
có liên quan khác trong tương lai. Các đề mục dưới đây phác thảo một số bước trước mắt và
thực tiễn để phổ biến Chiến lược Vận động này ở Việt Nam thông qua: duy trì liên lạc và sự
tham gia của những người cung cấp thông tin chính - những người đã cung cấp thông tin để
làm cơ sở cho Chiến lược này, và cũng tiến hành một loạt các hội thảo vận động với các cơ
quan chính phủ.
5.1 BIÊN DỊCH VÀ PHỔ BIẾN BÁO CÁO CHIẾN LƯỢC VẬN ĐỘNG Ở VIỆT
NAM
• ARHP cần biên dịch bản tiếng Anh của “Các Khuyến nghị Chiến lược về công tác Vận
động cho Giảm tác hại ở Việt Nam” sang tiếng Việt. Cả hai phiên bản cần được phân
phát cho tất cả những người cung cấp thông tin chính và cần được phổ biến sâu rộng
tới các ban ngành có liên quan, kể cả Đảng Cộng sản, Quốc hội và các bộ ngành trong
chính phủ.
• ARHP cần soạn thảo một bản tóm tắt [briefing paper] (2-4 trang) dựa trên phần tóm tắt
ý chính của “Các khuyến nghị Chiến lược về công tác Vận động cho Giảm tác hại ở
Việt Nam”.
• AHRP cần tổ chức một phiên đặc biệt cho Nhóm Làm việc về Giảm tác hại ở Hà Nội
để trình bày về “Các Khuyến nghị Chiến lược về công tác Vận động cho Giảm tác
hạiở Việt nam” và thảo luận cách thức để có các bước tiếp theo với tài liệu này.
5.2 HỘI THẢO VỚI NHỮNG NGƯỜI CUNG CẤP THÔNG TIN CHÍNH
• ARHP cần tổ chức một hội thảo vào đầu năm 2007 khi tất cả những người cung cấp
thông tin chính tham gia trong quá trình phát triển báo cáo này được mời thảo luận về
các kết quả, xem xét các khuyến nghị, nhận xét, cam kết và làm việc thành nhóm
nhằm xây dựng một kế hoạch chiến lược để “Các Khuyến nghị Chiến lược về công
tác Vận động cho Giảm tác hại ở Việt nam” có thể được sử dụng và quảng bá.
5.3 CÁC HỘI THẢO VỀ VẬN ĐỘNG
• ARHP cần tổ chức một hội thảo 1 ngày với Đoàn Thanh niên, Hội Phụ nữ với trọng
tâm là các thông tin cơ bản về cách thức thực hiện vận động ủng hộ, hiểu các bước
vận động nói chung và cụ thể, xem xét các mục tiêu và chiến lược về vận động và các
gợi ý chung cho một kế hoạch vận động phù hợp với đơn vị vủa mình.
Chiến lược Vận động ủng hộ của Dự án ARHP – Việt Nam 32
Dự án Phòng chống HIV/AIDS Khu vực Châu Á (ARHP)
PHỤ LỤC A
DANH SÁCH CÁC CƠ QUAN/BAN NGÀNH/TỔ CHỨC THAM DỰ PHỎNG VẤN
VÀ THẢO LUẬN
1. Tổ chức Các Dịch vụ Dân số Quốc tế
(Population Services International - PSI)
2. Cục Phòng chống Tệ nạn Xã hội, Bộ Lao
động, Thương binh và Xã hội
3. Tổ chức Y tế Thế giới (World Health
Organization)
4. Vụ Pháp chế, Bộ Y tế
5. Ủy ban Các vấn đề Xã hội của Quốc hội
6. Ban Khoa giáo Trung ương
7. Chương trình Phối hợp của Liên Hiệp
Quốc về HIV/AIDS (UNAIDS)
8. Khoa Ma tuý - Học viện Cảnh sát
9. Văn phòng chính phủ
10. Cơ quan Phòng chống Ma tuý và Tội
phạm của Liên Hiệp Quốc (UNODC)
11. Trung tâm Giáo dục Lao động Xã hội số
6 Sóc Sơn, Hà Nội - Sở LĐTBXH
12. Sáng kiến về Chính sách Y tế (Health
Policy Initiative)
13. Hội Liên hiệp Phụ nữ
14. Văn phòng Thường trực Phòng chống Ma
tuý (Standing Office on Drug Control –
SODC)
15. Bộ Tư pháp
16. Cục Cảnh sát Điều tra Tội phạm Ma tuý
(C17), Bộ Công an
17. Đoàn Thanh niên
18. Tổ chức Sức khoẻ Gia đình Quốc tế
(Family Health International)
19. Văn phòng Thường trực Phòng chống
AIDS, Thành phố Hồ Chí Minh
20. Phòng Cảnh sát Điều tra Tội phạm Ma
tuý (PC17), Công an Thành phố Hồ Chí
Minh
21. Chi cục Phòng chống Tệ nạn Xã hội - Sở
LĐTBXH, Thành phố Hồ Chí Minh
22. Cục Phòng chống HIV/AIDS Việt Nam
(VAAC)
Chiến lược Vận động ủng hộ của Dự án ARHP – Việt Nam 33
Dự án Phòng chống HIV/AIDS Khu vực Châu Á (ARHP)
PHỤ LỤC B
CÁC CHỦ ĐỀ VÀ CÁC CÂU HỎI ĐÃ THẢO LUẬN
1. Ông (bà) có thể giải thích với tôi sự hiểu biết của ông (bà) về khái niệm giảm tác hại
và nêu ngắn gọn bằng lời của mình một số biện pháp giảm tác hại để giải quyết vấn đề
sử dụng ma tuý và HIV không?
2. Ông (bà) có thể giải thích với tôi là Việt Nam đang ở đâu và/hoặc cục, vụ/tổ
chức/ngành của ông (bà) đang ở đâu (nói về tiến độ) đối với việc thông qua và/hoặc
được hỗ trợ về các biện pháp giảm tác hại khác nhau?
3. Nếu các biện pháp giảm tác hại được thông qua và/hay được ủng hộ, ông (bà) có thể
giải thích với tôi các biện pháp đó là gì không (ví dụ, chương trình bơm kim tiêm,
MMT, trung tâm truyền thông và trao đổi (DIC), tiếp cận cộng đồng, giáo dục đồng
đẳng, các chương trình đào tạo ở trong Chủ đề này và v.v...) và đang được thực hiện
với cấp độ/quy mô nào?
4. Ông (bà) nghĩ có những thách thức và/hoặc các trở ngại nào Việt Nam và/hoặc cục,
vụ/tổ chức/ngành của ông (bà) hiện đang phải trải qua đối với việc chấp thuận và/hoặc
hỗ trợ về các biện pháp giảm tác hại?
5. Với quan điểm của mình và/hoặc quan điểm của cục, vụ/tổ chức/ngành của ông (bà),
sự hỗ trợ nào mà ông (bà) cho là cần thiết – trong nước và/hoặc ngoài nước - để khởi
tạo/quảng bá/duy trì sự thay đổi về chính sách và thực hành mà sẽ tăng cường năng
lực của chính quyền và cộng đồng để chấp thuận việc thực hiện các biện pháp phòng
chống HIV và sẽ làm giảm thiểu các tác hại có liên quan đến ma tuý?
HOẶC
Ông (bà) nghĩ cách tốt nhất để hướng tới việc giải quyết các thách thức đã được xác
định và cuối cùng để đạt được các biện pháp giảm tác hại đã được chấp thuận cho đất
nước của ông (bà) là gì?
Chiến lược Vận động ủng hộ của Dự án ARHP – Việt Nam 34
Dự án Phòng chống HIV/AIDS Khu vực Châu Á (ARHP)
PHỤ LỤC C
PHƯƠNG PHÁP CHI TIẾT
Các Điều phối viên Quốc gia Việt Nam của dự án ARHP, làm việc tại văn phòng ở Hà Nội đã
xác định các đối tượng và tổ chức chính có tham gia vào các chương trình giảm tác hại ở Việt
Nam. Danh sách này được chia sẻ với AusAID và UNAIDS tại Hà Nội nhằm tìm thêm các
mối liên lạc khác. Một danh sách gồm 50 cơ quan chính quyền, các tổ chức quốc tế và các tổ
chức khác nhau đại diện cho chính phủ và phi chính phủ đã được lập ra. Do có giới hạn về
thời gian nên khô
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- du_an_phong_chong_hivaids_khu_vuc_chau_a.pdf