Ebook Địa lý và lịch sử Việt Nam

Đời vua Minh Mạng đổi các trấn thành sáu tỉnh ĐịnhTường, Biên Hòa, Gia Định,

Vĩnh Long, An Giang và HàTiên. Sau khi Pháp chiếm trọn miền Nam, chúng đổi

sáu tỉnh thành 21 tỉnh, tỉnh Định Tường mất tên để thành lập ba tỉnh mới là Tân

An, Mỹ Tho và Gò Công. Đất Long An thuộc tỉnh Tân An.

Trong thời Pháp thuộc, đồng bào Long An tham gia kháng chiến dưới sự lãnh đạo

của các anh hùng Võ Duy Dương, Trương Công Định, Nguyễn Hữu Huân, Nguyễn

Trung Trực, xuôi ngược khắpcác vùng đầm lầy thuộc các tỉnh Đông - Nam phần,

đánh các đồn bót Pháp. Đất và sông nước Long An đã ghi vào lịch sử những tấm

lòng nghĩa dũng đó.

pdf602 trang | Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 3142 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Ebook Địa lý và lịch sử Việt Nam, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
uộc Lào Cai) quan Than Uyên (thuộc Yên Bái). Những tháng năm sau đó quân Pháp trở lại truy kích nghĩa quân nhiều lần nhưng toàn gặp thất bại, vì nghĩa quân sử dụng chiến thuật du kích miền núi, đánh bất ngờ và rút lui để lại "vườn không nhà trống". Ngày 18-2-1888, hơn 200 nghĩa quân ở huyện Tuần Giáo vây đánh quân Pháp do tên Đại tá Pernot chỉ huy khi chúng dự định tiến về Sơn La. 300 Quân Pháp còn khốn đốn hơn nữa khi thủ lãnh người Mèo là Giàng Pà Chay khởi nghĩa từ năm 1918 đến năm 1922. Ông trải địa bàn hoạt động khắp vùng Tây - Bắc đến Thượng Lào và lập căn cứ địa trọng yếu trên cao nguyên Sin Chảy thuộc huyện Điện Biên. Giặc Pháp phải dùng đủ mọi thủ đoạn thương thuyết, mua chuộc, chia rẽ các lãnh tụ kháng chiến, gây mâu thuẫn sắc tộc mới dẹp được cuộc nổi dậy này. Quân Pháp lập Xứ Thái Tự Trị gồm diện tích của ba tỉnh Lai Châu, Sơn La và Nghĩa Lộ vì chỉ kiểm soát được một số thung lũng lớn, đông người Thái cư ngụ. Trước năm 1975, Lai Châu có các huyện Mường Tè, Tsin Hô, Quỳnh Nhai, Tuần Giáo, Sốp Cộp, Điện Biên Phủ và Mường Lay. Phong cảnh, di tích Đèo Pha Đin : Từ Hà Nội lên Điện Biên, nếu đi đường không chỉ sau một giờ bay, bạn sẽ xuống nhà ga sân bay Mường Thanh. Nếu đi đường bộ, bạn sẽ phải vượt đèo Pha Din dài 37 km. Pha Đin tiếng địa phương nghĩa là trời đất. Theo truyền thuyết địa phương là nơi tiếp giáp giữa trời và đất. Xưa kia, vì có sự tranh chấp ranh giới giữa hai tỉnh Sơn La và Lai Châu, người ta đã giải quyết bằng cuộc đua ngựa. Từ hai phía đèo, cùng một lúc ngựa hai bên phi hướng về nhau. Nơi gặp gở sẽ là ranh giới. Ngựa Lai Châu phi nhanh hơn, nên phần đèo thuộc về Lai Châu dài hơn phần đèo của Sơn La. Với độ cao trên 1000 m khi lên dốc, lúc xuống dốc, con đường ngoằn ngoèo, chênh vênh, một bên là vách núi dựng đứng, một bên là vực sâu thăm thẳm, lại nhiều "cua" hiểm trở. Được vượt đèo Pha Đin là một cuộc du lịch đầy thú vị của du khách trước cảnh thiên nhiên hùng vĩ. Hồ chứa nước Pa Khoang : Hồ nằm ở xã Mường Phăng, huyện Điện Biên, cách thị xã Điện Biên Phủ khoảng 10 km. Nguyên xưa hồ có tên là suối Pa Khoang, sau được xây dựng thành một hồ chứa nước hiền hòa, thơ mộng với hệ thống đập tràn, đập chắn và cống dẫn để điều hòa nước cho hàng ngàn héc ta ruộng. Hồ Pa Khoang là nơi có phong cảnh hữu tình, diện tích mặt hồ khoảng 600 ha. Những nếp nhà sàn nhỏ xinh xắn soi bóng xuống mặt hồ trong xanh, điểm thêm một vài con thuyền độc mộc lướt trên mặt nước khiến cho cảnh sắc thêm thơ 301 mộng. Đây là một điểm du lịch của tỉnh Lai Châu, có thể kết hợp các loại hình sinh thái, thể thao và nghỉ dưỡng. Hang Động : Hang Động Pa Thơm thuộc xã Pa Thanh, huyện Điện Biên; hang động Tiên Sơn xã Bình Lư, Huyện Phong Thổ; hang động Thẳm Khuông xã Chiềng Sinh, hụyện Tuần Giáo đều là những hang động rất đẹp, hoang sơ, hấp dẫn khách du lịch. Hang Thẩm Báng : Hang thuộc xã Báng Lao, huyện Tuần Giáo, là một hang cổ, có vẻ đẹp thiên nhiên còn nguyên vẹn. Lòng hang rộng và sâu, cao gần 100 m, có nhiều ngách. Giữa hang có phiến đá to bằng phẳng như mặt bàn. Nhìn lên các vách đá, nhiều măng đá, nhũ đá tạo thành những hình thù khác nhau như những con rồng, con phượng, sư tử, voi quỳ hoặc những đóa phong lan tuyệt đẹp. Hang Thẩm Báng không chỉ là một hang động đẹp mà tại đây, nhân dân địa phương còn tìm được các loại rìu, chày nghiền thức ăn bằng đá, một số mẫu xương động vật đã hóa thạch. Hang động Thẩm Báng đã được xếp hạng di tích và đang trở thành điểm tham quan nghỉ mát của khách du lịch. Đền Đại Giá Đại Vương : Đền được xây dựng ở xã Mường Thanh, huyện Điện Biên. Đền thờ vị tướng đời Trần cầm quân đánh giặc và đã tử trận ở địa phương này. Để tưởng nhớ công ơn ông, dân làng đã lập đền thờ ông. Cụm di tích Điện Biên Phủ : Điện Biên Phủ là một địa danh không chỉ đi vào lịch sử Việt Nam mà còn được cả thế giới biết đến bởi nơi đây gắn liền với chiến thắng của Việt Nam năm 1954 thắng quân đội viễn chinh Pháp. Thành Bản Phủ : Thành thuộc địa phận xã Nong Hẹt, huyện Điện Biên. Đây là một di tích về cuộc khởi nghĩa nông dân do Hoàng Công Chất lãnh đạo (1759 - 1789). Nhân dân lập đền thờ để tưởng nhớ và ghi công ơn ông đã có một thời đánh giặc cứu nước. Thị xã Lai Châu : Là một thị xã nhỏ nhưng xinh xắn nằm trong một dãi thung lũng hẹp, bên các sườn núi. Ba bên là núi, một mặt là sông. Thị xã nằm bên ngã ba của con sông Nậm Na và sông Đà. Nếu đi theo đường số 6, sau khi xuống hết đèo Palavô, qua cây cầu có tên Hang Tôm là tới địa phận thị xã. Nơi đây, trên vách núi trên bờ sông Đà còn có một bia đá (từ năm 1432)ø ghi lại dấu tích của vua Lê 302 Lợi trên đường dẹp giặc đã để lại. Đến thị xã Lai Châu hẳn bạn sẽ mê mẫn ngắm nhìn các cô gái Thái Đen (mặc áo đen), Thái Trắng (mặc áo trắng) hay những cô gái H'Mông, Phù Lá... với đủ thứ sắc phục rất duyên dáng. chính họ đã tô đẹp thêm cho cái thị xã vốn đã xinh xắn nhưng xa xôi ấy. Các dịp lễ hội Lai Châu là tỉnh có nhiều dân tộc cư trú, mỗi dân tộc đều có những nét riêng trong đời sống văn hóa truyền thống. Dân tộc Thái có tiếng nói, chữ viết riêng, có nghề dệt vải truyền thống. Họ có nhiều tác phẩm cổ viết về lịch sử, phong tục, luật tục và văn học, có hát thơ, đối đáp giao duyên phong phú. Dân tộc H' Mông có trang phục đa dạng về màu sắc, kiểu dáng, có vốn văn học nghệ thuật dân gian đặc sắc, có kèn môi độc đáo, có kèn lá, khèn bè,... và những điệu múa ô khỏe mạnh, duyên dáng. Tất cả những áng dân ca trữ tình, những âm sắc của các loại nhạc cụ như trống, chiên, đàn tính, khèn, múa xòe, múa sạp là niềm hân hoan và tự hào của các dân tộc sống ở vùng Tây Bắc Việt Nam. Lễ Hạn Khuống : Hạn Khuống là một sinh hoạt truyền thống văn hóa, vui tươi, lành mạnh, giàu sáng tạo (lời hát, truyện kể) trong không khí ấm cúng và tao nhã. Người Thái cùng một số dân tộc Tây Bắc thường tổ chức hạn khuống sau vụ thu hoạch vào khoảng giữa thu - đông. Nơi tổ chức trò vui trên là một khoảng đất rộng thoáng ở bản, thanh niên nam nữ dựng sàn. Sàn cao khoảng 1,5 m, có hàng rào bao quanh bằng phên mắt cáo, chỉ có một cửa ra vào. Cuộc vui mở vào đêm bên bếp lữa sàn. Thanh niên nam nữ đến hát làm quen, vui chơi ca hát và thi tài khéo léo. Nam nữ hát đối đáp với nhau cho đến sáng họ mới chia tay nhau. Đêm hôm sau họ lại tiếp tục ca hát vui đùa trò chuyện. Hạn Khuống do bên gái tổ chức thực ra là cuộc vui để tìm hiểu bạn đời và sau đó là để chia tay về nhà chồng. Hạn Khuống là để lại trong tâm khảm tuổi trẽ ấn tượng đẹp về một thời trẽ trung sôi nổi. Lễ hội Mừng măng mọc : Là lễ hội của các dân tộc Mãng, Kháng, Xinh Mun, La Hủ, Khơ Mú, Phù Lá... ở tỉnh Lai Châu. Lễ hội thường diễn ra vào đầu mùa mưa khi những búp măng bắt đầu mọc mà theo quan niệm của họ là thời điểm bắt đầu 303 của mùa sản xuất trong năm. Người dân ở đây mở hội mừng măng mọc với niềm vui và nhiều ước mơ về một mùa nương rẫy mưa thuận gió hòa, lúa ngô đầy kho, hy vọng bản làng tươi vui, no ấm đồng thời bày tỏ lòng biết ơn thần trời, thần đất... Lễ Cúng bản của người Cống : Hàng năm, cứ đến tháng 3 âm lịch, các bản đều tổ chức lễ cúng bản trước vụ gieo hạt. Vào ngày lễ, các ngã đường vào bản làm cổng, cắm dấu hiệu kiêng kỵ một ngày không ai được vào bản. Sau đó từng gia đình làm lễ cúng trên nương. Đây là lễ cầu mùa màng tốt tươi, côn trùng và chim chóc không phá hoại mùa màng. Tết Cơm mới của người La Hủ : Người La Hủ thường tổ chức Tết cơm mới vào đầu tháng 10 hoặc tháng 11 âm lịch. Điều đặc biệt trong dịp Tết cơm mới này, người La Hủ kiêng 3 ngày không đi hái rau, lấy củi, chặt cây, phát cỏ trong rừng để cầu mong cây cỏ tốt tươi quanh năm. Trong dịp lễ Tết , người La Hủ dùng trống để giữ nnhịp điệu xòe múa. 304 Lạng Sơn Diện tích : 8178,25 km². Dân số : 715.300 người (2001). Tỉnh lỵ : Thị xã Lạng Sơn. Các huyện : Tràng Định, Văn Lãng, Văn Quan, Bình Gia, Bắc Sơn, Hữu Lũng, Chi Lăng, Cao Lộc, Lộc Bình, Đình Lập. Dân tộc : Việt (Kinh), Tày, Nùng, Dao, Mông, Sán Chay, Ngái. Địa thế Lạng Sơn có những cao độ thay đổi từ 100 thước đến 1009 thước. Phía Đông - Bắc thành phố Lạng Sơn là dãy núi Mẫu Sơn cao 1500 thước chế ngự cả thung lũng sông Kỳ Cùng. Phía Đông - Nam cũng có một dãy núi trung bình cao 700 thước. Phía Tây và Tây - Nam có dãy núi Cao Kinh cao 600 thước. Phía Đông và phía Bắc là những dãy núi đá bao trùm thung lũng Thất Khê và làm thay đổi hướng sông Kỳ Cùng. Sông Kỳ Cùng là sông chính của tỉnh, dài 170 cây số, bắt nguồn từ Hải Ninh, chảy tới theo hướng Đông Nam - Tây Bắc cho đến châu Điềm He. Từ đây, giòng sông chảy theo hướng Tây - Bắc cho tới Na Sầm rồi chảy vào đồng bằng Thất Khê, theo hướng từ Tây - Bắc xuống Đông - Nam, ngược hẳn với hướng lúc mới vào địa phận Lạng Sơn. Rồi sông chảy bao quanh dãy núi Khao Kỳ cho đến biên giới Hoa - Việt và chảy thẳng sang Trung Hoa đổ vào sông Bằng Giang ở Long Châu. Sông Kỳ Cùng có nhiều sông nhánh, nhưng chỉ có hai sông đáng kể là sông Bắc Giang dài 54 cây số và Ba Khê dài 30 cây số. Sông Thương cũng khá quan trọng, dài 80 cây số, có hai chi lưu là sông Rồng dài 30 cây số và sông Trung dài 50 cây số. Khí hậu Lạng Sơn lạnh hơn tỉnh Hải Ninh vì ở xa bờ biển hơn và chịu ảnh hưởng nhiều của địa thế vì Lạng Sơn ở vị trí khá cao, ở mức bình nguyên cao độ còn trên 270 m. Khí hậu trung bình 21,7°C. Về giao thông, hai quốc lộ 1 và 4 nối Lạng Sơn với các tỉnh lân cận và đi qua Trung Hoa. Sinh hoạt, kinh tế Dân chúng Lạng Sơn gồm các sắc dân Tày, Thổ, Mường, Nùng, Mãn và Dao; người Kinh sống nhiều ở những thị trấn. Đồng bào Thổ có phong tục giống như người Kinh; đặc biệt là tính hiếu khách, đón tiếp khách lạ rất nồng hậu nhất là 305 trong những ngày hội. Vì là vùng rừng núi nên Lạng Sơn không phát triển về canh nông, dân chúng chỉ trồng được một ít lúa cạn, lúa nước. Hoa màu phụ có khoai tây, sắn, ngô và dâu để nuôi tằm... Ngược lại, Lạng Sơn có những lâm sản và khoáng sản đáng kể và có nhiều loại cây kỹ nghệ vì rừng núi chiếm diện tích khá lớn trong tỉnh. Lâm sản có các loại gỗ quí như hoàng đàn, lim, lát hoa, sến, lý, thông,... và rất nhiều tre, song, mây, nứa, vầu, mộc nhĩ, nấm hương, mật ong. Về loại cây kỹ nghệ, dân chúng trồng thuốc lá, trà, trầu, mía, cây có dầu, và rất nhiều cây hồi (dầu hồi là nguồn lợi chính của tỉnh). Rừng Mẫu Sơn có loại trà rất ngon. Cây ăn trái có nhiều loại nổi tiếng như mận thép, mận đường ở Thất Khê, lê ở Tràng Định, đào ở vùng Mẫu Sơn nữa hồng nữa trắng, hồng ở Bảo Lâm. Về khoáng sản có những mỏ vàng, đồng, chì, phốt-phát, kẽm, thạch miên... Lược sử Đất Lạng Sơn xưa thuộc bộ Lục Hải, một trong 15 bộ của nước Văn Lang. Thời Hán thuộc, đất Lạng Sơn nằm trong quận Giao Chỉ. Thời Đường thuộc, đất này là một trong ba huyện của Lục Châu. Đời nhà Đinh nước ta gọi là đạo Lam Giang. Đến thời Minh thuộc, Lạng Sơn trở thành một trấn, sau đó đổi tên là Bắc Đạo dưới đời nhà Lê. Từ năm 1490 cho đến đời Minh Mạng. Bắc Đạo đổi thành Lạng Sơn, dân ta thường gọi là xứ Lạng. Nằm ở vùng đất giáp ranh Trung Hoa, lại chứng kiến bao cảnh ngoại xâm khốc liệt trong mấy ngàn năm lịch sử, nên tinh thần yêu nước của đồng bào Lạng Sơn được trui rèn thành ý chí sắt đá. Tháng Ba năm Tân Tị (981), nhà Tống sai tướng Hầu Nhân Bảo đem quân đánh nước ta qua ngã Lạng Sơn. Vua Lê Đại Hành dụng kế chém tướng giặc ở Chi Lăng (thuộc Ôn Châu), đuổi quân Tống về nước. Tháng Chạp năm Giáp Thân (1284), giặc nhà Nguyên sang đánh nước ta lần thứ hai, Thoát Hoan đã xua quân thành hai ngã : Một ngã dùng đường biển do Toa Đô cầm đầu : ngã còn lại là đại binh của Thoát Hoan kéo sang Lạng Sơn chiếm hai ải Khả Li, Lộc Châu và núi Kỳ Cấp. Khi quân Nguyên đến trại Ma Lục thì bị hai thổ hào là Nguyễn Thế Lộc và Nguyễn Lĩnh đem dân binh trong vùng ra đánh. Tháng sáu năm Ất Dậu (1285), chỉ trong sáu tháng với nhiều trận đánh kinh hồn ở khắp 306 nơi, Hưng Đạo Vương Trần Quốc Tuấn đã đánh đuổi 50 vạn quân Mông Cổ ra khỏi bờ cõi. Trấn Nam Vương Thoát Hoan phải chui vào ống đồng để quân lính khiêng chạy về Tàu. Và khi chúng xua quân xâm lăng nước ta lần thứ ba, từ tháng Hai năm Đinh Hợi (1287) đến tháng Ba năm Mậu Tí (1288), chúng đã bị hai anh hùng Phạm Ngũ Lão và Nguyễn Chế Nghĩa đem quân phục kích đánh chạy trối chết qua hải ải Lộc Châu và núi Kỳ Cấp để về Tàu. Trong các trận đánh này, đồng bào Thổ góp công rất lớn. Thời Bình Định Vương Lê Lợi kháng chiến, dân chúng Lạng Sơn đã tham gia đông đảo. Ải Chi Lăng chân núi Mã Yên của Lạng Sơn là nơi kiêu tướng An Viễn Hầu Liễu Thăng của Đại Minh bị chém chết. Ải Nam Quan - cửa ngõ sang Trung Hoa - cũng là nơi ghi nhớ câu nói của Nguyễn Phi Khanh : "Hãy giữ tận trung là tận hiếu. Trở về rửa mối nhục cho nước, chứ đừng theo cha khóc lóc vô ích". Theo lời cha dặn, Nguyễn Trãi đã tham gia kháng chiến và là người tham mưu đắc lực giúp Bình Định Vương Lê Lợi đánh tan giặc Minh, sau mười năm kháng chiến gian khổ. Tháng Giêng năm Kỷ Dậu (1789), sau khi Quang Trung Hoàng Đế đại phá quân Thanh tại Thăng Long, tàn binh Mãn Thanh bị tướng sĩ ta rượt đuổi qua khỏi ải này. Tôn Sĩ Nghị chạy qua ải mà chưa tin là còn sống, dân chúng sống quanh vùng biên giới khiếp sợ chạy dạt khỏi Nam Quan đến mấy trăm dặm. Thời Pháp thuộc, từ năm 1884, dân quân Lạng Sơn nổi lên đánh trường kỳ khiến quân Pháp thất điên bát đảo. Chúng phải mang nhiều tướng, tá, bộ binh, pháo binh quyết chiếm Lạng Sơn. Năm 1885, trong cả tháng 2, nghĩa quân chặn giặc trong các trận đánh ở Đồng Sơn, Đồng Đăng. Nguyên tháng 3, ta dồn chúng từ trận Bằng Bộ đến trận Kỳ Lừa, giặc phải chạy khỏi Lạng Sơn, vứt cả đại bác xuống sông Kỳ Cùng. Năm 1886, ông Hoàng Đình Kinh lập chiến khu trong dãy núi hiểm trở giữa hai tỉnh Lạng Sơn - Bắc Giang. Trận Bình Gia làm giặc tổn thất nặng. Hai năm sau, ngày 6-7-1888, ông đã hy sinh, dân chúng nhớ ơn nên dãy núi Cai Kinh ghi tên ông từ đó. Năm 1915, quân Việt Nam Quang Phục Hội do hai anh hùng Hoàng Trọng Mậu và Nguyễn Tùng Hương chỉ huy tấn công các đồn Pháp, rồi lại đánh Lạng Sơn năm 1917 khi cuộc khởi nghĩa Thái Nguyên bùng nổ. Hạ tuần tháng 9-1940, anh hùng Trần Trung Lập chỉ huy quân Việt Nam Quang 307 Phục Hội tấn công Đồng Đăng và chiếm đóng Lạng Sơn; rồi đem quân đánh phá các đồn bót Pháp dọc theo biên thùy, khí thế rất mạnh mẽ. Sau ông bị bắt trong một trận kịch chiến. Quân Pháp sợ ông lắm nên đã đem xử tử ngay tại Lạng Sơn và phải bắn ông nhiều lần mới chết. Phong cảnh, di tích Thị xã Lạng Sơn : Thị xã nằm ở tả ngạn sông Kỳ Cùng ở độ cao 500 m so với mặt biển. Thị xã trải mình trong một thung lũng lớn. Con sông Kỳ Cùng êm đềm uốn khúc chảy qua thị xã. Cầu Kỳ Cùng nối liền hai bờ và nối liền các danh thắng nổi tiếng là chùa Tiên, giếng Tiên và Nhất Nhị Tam Thanh, núi nàng Tô Thị. Bên kia sông là chợ Kỳ Lừa, chợ lúc nào cũng đông vui tấp nập. Thị trấn Đồng Đăng cách Lạng Sơn chừng 14 km . Biên giới Việt - Trung cách Đồng Đăng 3 km . Động Tam Thanh : Động nằm sát thị xã Lạng Sơn gồm có 3 động là : Nhất Thanh, Nhị Thanh, Tam thanh. Nổi tiếng nhất là động Tam Thanh ở phía tây phố Kỳ Lừa, trong một dãy núi có hình đàn voi phủ phục trên mặt cỏ xanh. Hang động Tam Thanh ở lưng chừng núi. Cửa hang nhìn về hướng đông cao chừng 8 m có lối lên là 30 bậc đá đục vào sườn núi, có nhiều cây cối um tùm che khuất ánh nắng. Vách động bên phải có khắc bài thơ của Ngô Thì Sĩ (1726 - 1780) khi ông làm đốc trấn Lạng Sơn, ca ngợi vẻ đẹp thiên nhiên hùng vĩ. Ý của bài thơ là : "suối trong tuôn chảy trên hàng trăm mỏm đá như đang trò chuyện. Quay lưng lại nhìn sang ngọn núi phía trước thấy hòn Vọng Phu". Trong động có tượng Phật A - di - đà và nhiều nhũ đá ngoạn mục. Ngô Thì Sĩ còn là người phát hiện ra động Nhị Thanh và cho tu sửa tôn tạo thành nơi du ngoạn. Động Nhị Nhanh khá rộng, có nhiều ngóc ngách, nhiều nhũ đá rơi xuống muôn hình vạn trạng. Động Nhị Thanh ở gần động Tam Thanh. Từ cửa động chính nhìn lên là ngôi chùa Tam Giác thờ cả Khổng Tử, Lão Tử, Thích Ca. Trong động có tượng truyền thần Ngô Thì Sỹ tạc vào vách đá và trên vách động còn ghi nhiều bài ký phú của ông. Núi Tô Thị (Vọng Phu) : Chếch về phía tây bắc núi Tam Thanh là Núi Tô Thị hay còn gọi là núi Vọng Phu đã đi vào truyền thuyết của dân tộc. Trên đỉnh núi có tảng đá tự nhiên giống hình người phụ nữ bồng con nhìn về phương xa. Từ xưa, 308 tảng đá hình người đã được gắn với truyện cổ tích nàng Tô Thị bồng con chung thủy đứng chờ chồng đi đánh trận Phương Bắc. Chờ mãi không được, nàng cùng con đã hóa đá. Vì thế nên người đời cũng gọi tảng đá là nàng Tô Thị. Trải qua bao năm tháng, do tác động của thiên nhiên và con người, di tích này đã bị hủy hoại. Tỉnh Lạng Sơn đã cho dựng lại như nguyên bản để gìn giữ một di tích đã đi vào tình cảm của người dân Việt Nam. Núi Mẫu Sơn : Cách thị xã Lạng Sơn 30 km về phía đông là đỉnh núi Mẫu Sơn nằm ở độ cao 1541 m so với mặt biển, khí hậu ôn hòa rất thích hợp cho nghỉ dưỡng. Núi Mẫu Sơn được bao bọc bởi hàng trăm quả núi nhỏ, mùa đông đỉnh núi luôn bị sương mù bao phủ. Về mùa hè, trong sắc nắng vàng rực rở, đỉnh núi Mẫu Sơn hiện lên sừng sững, cao nhất trông thật ngoạn mục. Vào mùa xuân, cả vùng Mẫu Sơn đã đỏ rực sắc hoa đào. Đào trái của Mẫu Sơn vừa to vừa ngọt. Một đặc sản nữa của Mẫu Sơn là chè Mẫu Sơn. Vị chè thơm ngọt, uống một lần để rồi nhớ mãi. Người ta đem so sánh Mẫu Sơn của Lạng Sơn đẹp chẳng kém gì Sa Pa của Lào Cai. Trong tương lai Mẫu Sơn có thể xây dựng thành khu nghỉ dưỡng và phát triển loại hình du lịch leo núi. Chợ Kỳ Lừa : Chợ đã có từ hàng trăm năm nay, nằm ở trung tâm thị xã Lạng Sơn, là một trung tâm mua bán sầm uất của nhân dân trong vùng cũng như khách ngoài tỉnh và các vùng lân cận. Chợ Kỳ Lừa cũng là nơi giao lưu văn hóa của các dân tộc ít người. Vào các ngày phiên chợ, thanh niên các dân tộc Tày, Nùng, Dao nô nức về đây để mua sắm hàng hóa, để tìm bạn gặp gỡ, trao đổi tâm tình. Chợ Kỳ Lừa nổi tiếng từ xưa đến nay, vì vậy du khách đã đến Lạng Sơn ai cũng rẽ vào chợ Kỳ Lừa vừa để biết, để chiêm ngưỡng và mua vài món quà kỷ niệm cho chuyến đi. Chợ Đồng Đăng và thị trấn Đồng Đăng : Từ Lạng Sơn đi tiếp 14 km là đến Đồng Đăng - một thị trấn biên giới. Phía đông là biên giới Việt - Trung chỉ cách Đồng Đăng 3 km. Đứng từ Đồng Đăng có thể thấy cửa khẩu Hữu Nghị. Từ những thế kỷ trước, nơi đây đã là cửa khẩu buôn bán trao đổi hàng hóa quan trọng ở vùng biên giữa hai nước. Ngày nay cửa khẩu biên giới đã mở thông thương. Mọi việc buôn bán và giao lưu văn hóa du lịch giữa nhân dân Việt Nam và Trung Quốc rất thuận 309 tiện. Cửa khẩu quốc tế Hữu Nghị trở thành một cửa khẩu quan trọng của tỉnh giúp cho các hoạt động thương mại và du lịch của tỉnh Lạng Sơn phát triển không ngừng. Chùa Tiên : Thị xã Lạng Sơn có một ngọn núi trông xa giống hình voi phục và được gọi là núi Đại Tượng. Trong lòng núi có một động lớn, có chùa Tiên ngoạn mục được dựng vào thời Lê Thánh Tông (1460 - 1497). Vào chùa Tiên du khách sẽ thấy một nhũ đá to nhô lên tựa hình người ngồi trên bệ đá lớn. Tương truyền đó chính là Tiên Ông đã xuống trần dẫm chân xuống đá thành giếng nước, giúp dân chống hạn. Giếng nước đó gọi là Giếng Tiên, nước đầy trong vắt quanh năm không cạn. Dân đã lập bàn thờ để thờ Tiên Ông, còn gọi là Thần Nông. Hàng năm cứ đến tháng 6 âm lịch, dân đến đây mở hội lễ cúng Thần Nông. Đền Bắc Lệ : Đền thuộc xã Tân Thành, huyện Hữu Lũng, thờ bà chúa Thượng Ngàn - một trong ba vị Mẫu vẫn được thờ phụng trong tín ngưỡng thờ Mẫu ở Việt Nam. Đền nằm trên đồi cao, dưới bóng những cây cổ thụ hàng trăm tuổi. Đền chính được dựng theo kiểu chữ Đinh gồm có tiền tế và hậu cung. Trên nóc mái nhà tiền tế có tượng long chầu lưỡng nghi tượng trưng cho trời và đất, vạn vật sinh sôi. Nhà bái đường gồm 6 gian, gian phía trong thờ Hoàng Thượng Đế, ông Hoàng Mười, Hoàng Bảy. Gian chính cung thờ tam tòa Thánh Mẫu, 2 bên có am thờ Trần Hưng Đạo và chúa Sơn Trang. Chùa được trùng tu năm 1922 và 1933. Đây cũng là điểm du lịch để du khách tới lễ Mẫu và vãn cảnh. Đền Kỳ Cùng : Đền nằm bên bờ sông Kỳ Cùng, thuộc phường Vĩnh Trại. Đền thờ thủy thần sông Kỳ Cùng. Tương truyền trước đây có một con giao long đào hang ở đây và ăn sâu vào động Nhị Thanh. Du khách thăm Lạng Sơn thường ghé vào đây để lễ thần. Chùa Diên Khánh : Chùa nằm ở đầu cầu Kỳ Lừa, đối diện là đền Kỳ Cùng, phía bắc thị xã Lạng Sơn. Chùa được dựng từ thời Lê, kiến trúc theo kiểu "nội công ngoại quốc" bao gồm: tiền tế, hậu cung, nhà tổ, nhà trai. Bàn thờ có tòa Cửu Long, tượng Phật, tượng La Hán. Đặc biệt chùa có quả chuông do nhân dân địa phương và khách buôn Trung Quốc cúng tiến vào năm 1671 (thời Lê Huyền Tông). 310 Di tích Bắc Sơn : Bắc Sơn là một huyện có nhiều dãy núi đá vôi thuộc tỉnh Lạng Sơn, cách Hà Nội khoảng 200 km. Đây là nơi phát sinh ra nền "văn hóa Bắc Sơn" thuộc thời đồ đá sơ kỳ. Các nhà khảo cổ tìm ra nhiều công cụ đá và nhiều di chỉ về sự cư trú của người Việt cổ trong các hang động đá vôi ở Bắc Sơn. Di tích thành cổ Đoàn Thành Lạng Sơn : Đoàn Thành Lạng Sơn là thành cổ được xây dựng từ lâu đời, là một trong những trấn án ngữ cửa ngõ phía bắc. Ngày xưa, thành được xây dựng với quy mô rất lớn. Bên trong thành có nhiều binh lính, xung quanh thành là chợ và phố xá đông đúc như Kỳ Lừa, Trường Thịnh, Đồng Đăng... Buôn bán giao lưu với Trung Quốc diễn ra khá tấp nập. Thời Pháp có xây thêm nhiều trại lính, nhiều dinh thự trong thành. Trải qua thời gian, Đoàn Thành bị phá hủy gần hết. Dấu vết còn lại cu

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfdia_ly_lich_su_viet_nam_full__7777.pdf