Ebook Hỏi đáp về địa lí (THCS)

HỎI: Trong lịch sửphát triển lãnh thổ, các núi non ởnước ta đã được hình thành trong những thời kì

nào?

ĐÁP: Trong lịch sửphát triển của lớp vỏTrái Đất nói chung, và của cảchâu Á, các nhà địa chất học đã

xác định được các thời kì xảy ra các vận động tạo núi lớn sau đây:

- Thời kì trước Đại CổSinh cách đây hàng nghìn triệu năm đã có một vài lần xảy ra các vận động tạo

núi.

- Trong Đại CổSinh, cách đây từ285 triệu năm đến 570 triệu năm đã có 2 thời kì vận động tạo núi lớn:

a) Vận động tạo núi Calêđôni cách đây trên 400 triệu năm.

b) Vận động tạo núi Hecxini cách đây khoảng 300 triệu năm.

- Trong Đại Trung Sinh cũng có 2 thời kì vận động tạo núi lớn:

a) Vận động tạo núi Inđôxini cách đây khoảng trên 200 triệu năm.

b) Vận động tạo núi Kimêri cách đây khoảng trên 150 triệu năm

pdf54 trang | Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 2168 | Lượt tải: 2download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Ebook Hỏi đáp về địa lí (THCS), để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
hi vượt qua mấy dãy núi, họ xuống đến một thung lũng có núi cao bao bọc xung quanh. Mọi người loá mắt bởi lớp muối trắng như tuyết, những cồn cát vàng và những tảng đá đỏ thắm. Mặt Trời thiêu đốt, nóng không sao chịu nổi. Đoàn người bị khát, chân tay rã rời. Khi họ tìm tới được một dòng sông thì lòng sông đã khô cạn, chỉ còn vài vũng nước mặn chát, vì độ bốc hơi quá lớn. Hầu hết những người trong nhóm đã chết, chỉ có vài người sống sót. Từ đó, họ đặt tên cho thung lũng khủng khiếp đó là “Thần chết”. Thung lũng “Thần chết” nằm thấp hơn mực nước biển 85m. Nhiệt độ trung bình tháng 7 lên tới 390C, nhưng trong mùa đông, đôi khí giá lạnh, nước có thể đóng băng, ở đây một năm có tới 350 ngày trời quang. Trong khi đó, đằng sau dãy núi là bờ biển Thái Bình Dương, một trong những nơi mưa nhiều nhất Bắc Mĩ. Nhưng sau đó, người ta lại phát hiện thấy một nơi khác ở Bắc Phi có nhiệt độ còn cao hơn. Ngày 13 tháng 9 năm 1922, ở cách thủ đô Tripôli của Libi 40 km về phía nam, người ta đã đo được nhiệt độ không khí lên tới 580C. đây mới là nơi nóng nhất địa cầu. Những nơi lạnh nhất trên địa cầu cũng thường thấy ở các miền cận cực hoặc địa cực. Nơi có nhiệt độ trung bình năm thấp nhất ở nửa cầu Bắc là miền gần bờ biển phía tây bắc đảo Grơnlen (-20,40C), còn 24 nhiệt độ thấp nhất tức thời ở đây chỉ đo được -650C (do đoàn thám hiểm Vêghêne quan sát được năm 1931). Ở lục địa Nam Cực, nhiệt độ còn thấp hơn nữa. Theo tài liệu của đoàn thám hiểm Nga thì năm 1957, nhiệt độ thấp nhất đo được ở trạm Phương Đông là -870C, còn các nhà khoa học Nga cũng đã chứng minh là nhiệt độ trung bình năm ở đây còn thấp hơn nhiệt độ trên đảo Grơnlen. Trước đây, người ta cũng đã coi thung lũng Ôimyacôn ở Xibia (LB Nga), là cực lạnh của trái đất. Nhiệt độ ở đây đã xuống tới -720C vào mùa đông năm 1933. Đó cũng là nơi lạnh nhất của nửa cầu Bắc. Tuy nhiên, Ôimyacôn chỉ lạnh về mùa đông, còn nhiệt độ trung bình năm vẫn cao hơn nhiều so với đảo Grơnlen. HỎI: Đỉnh núi cao nhất thế giới ở trên dãy Himalaya là đỉnh Êvơrét hay Chômôlungma. Hai tên đó có phải chỉ cùng một đỉnh núi không? ĐÁP: Đỉnh núi cao nhất trên dãy Himalaya theo tiếng địa phương (Tây Tạng) là Chômôlungma, có nghĩa là “Thánh mẫu”. Từ năm 1717, địa danh này đã được sử dụng trên bản đồ Tây Tạng do triều đình nhà Thanh cho biên vẽ và có sự tham gia của Lạt Ma. Đến năm 1852, cục Trắc địa của Ấn Độ, sau khi đo được độ cao của đỉnh núi đã đặt tên cho nó là Êvơrét để ghi nhớ công lao của Gioocgiơ Êvơrét, một người Anh đã từng làm Cực trưởng cục đo đạc ở Ấn Độ. Địa danh Êvơrét từ đó đã được dùng phổ biến trong các bản đồ thế giới. Thực ra, tên Chômôlungma đã có trước khi có tên Êvơrét. Ngày 8-5-1952, chính phủ Cộng hoà Nhân dân Trung Hoa đã ra thông báo cho sử dụng lại địa danh cũ là Chômôlungma thay cho địa danh Êvơrét trong các sách, báo và văn kiện chính thức. HỎI: Sông Nin ở châu Phi được hình thành từ hai nguồn nước: Nin Trắng và Nin Xanh. Nin Trắng dài hơn Nin Xanh nhiều. Tại sao lại nói rằng lượng nước cung cấp cho sông Nin lại chủ yếu do sông Nin Xanh? ĐÁP: Sông Nin ở châu Phi là sông dài nhất thế giới (6671km) chiều dài đó chủ yếu là tính từ nguồn của sông Nin Trắng. Nếu tính từ nguồn của sông Nin Xanh thì chiều dài của nó chỉ vào khoảng trên dưới 4000km, thua xa chiều dài của nhiều sông khác trên thế giới như: Amadôn (6400km), Mixixipi (6019km), Trường Giang (5800km) v.v…Cho nên, đúng là sông Nin Trắng dài hơn sông Nin Xanh nhiều. Sông Nin Trắng phát nguyên từ vùng cao nguyên ẩm ướt ở phía đông Trung Phi. Thượng nguồn là sông Caghera ở phía đông bắc hồ Tanganica (phía nam đường xích đạo) chảy vào hồ Vichtôria, nối sang hồ Kiaga, hồ Môbôtu Xexe Xelô rồi chảy lên phía bắc thành sông Nin Trắng. Vùng cao nguyên này nằm ở miền xích đới cho nên có lượng mưa phong phú quanh năm, trung bình từ 1200mm đến 1300mm. Tháng khô hạn nhất cũng có trung bình từ 50mm đến 60mm nước. Trong hai mùa xuân và thu, lượng mưa cao nhất vì lúc này ánh sáng Mặt Trời chiếu thẳng góc trên xích đạo. Tuy nhiên, sự sai biệt về lượng mưa giữa các tháng trong năm không có ảnh hưởng lớn đến thuỷ chế của sông, vì hồ Vichtôria có vai trò điều tiết 25 nước rất lớn. Sau khi ra khỏi hồ Môbôtu Xexe Xelô sông Nin Trắng chảy qua một vùng đất bằng phẳng, lòng sông nâng lên đột ngột, nước tràn ra ngoài, tạo thành một vùng ngập nước. Chính vì lý do này mà sau khi ra khỏi vùng hồ, lượng nước của sông Nin Trắng đã giảm đi mất một nửa. Sông Nin Xanh phát nguyên từ hồ Tana trên cao nguyên Abixini chảy về phía đông nam, lúc đầu là sông Apbai, sau đó khi chảy lên phía bắc trở thành sông Nin Xanh. Cao nguyên Abixini là vùng có mưa nhiều nhất châu Phi về mùa hạ. Trung bình lượng mưa từ tháng 5 đến tháng 9 chiếm 75% lượng mưa toàn năm. Từ tháng 7 đến tháng 9 là thời kì nước lớn của sông Nin Xanh. Ở Khactum, lượng nước lớn chảy trong một ngay đêm của sông Nin Xanh vào mùa này lớn gấp 4 lần lượng nước chảy của sông Nin Trắng trong một ngày đêm vào thời kì nước lớn nhất. Chính vì vậy, ở đoạn sông từ Khactum (nơi hội lưu của hai sông Nin Trắng và Xanh) về xuôi, thời kì nước to của sông Nin phụ thuộc vào lượng nước của sông Nin Xanh. Theo thống kê thì mỗi năm lượng nước của sông Nin ở Ai Cập nhận được từ sông Nin Xanh 57% từ sông Nin Trắng 29%, 14% còn lại là do sông Atbara cung cấp. Tuy nhiên, lượng nước cung cấp đó không như nhau trong các mùa. Ở Atxuan, vào tháng 9, trong một ngày đêm lượng nước do sông Nin Trắng cung cấp là 10%, do sông Nin Xanh cung cấp là 68%, do sông Atbara cung cấp là 22%. Nhưng vào tháng 5, cũng trong một ngày đêm, lượng nước do sông Nin Trắng cung cấp lại là 83%, do sông Nin Xanh cung cấp chỉ còn 17%, còn sông Atbara thì cạn khô không có một giọt nước nào. Như vậy có thể rút ra kết luận: Nếu vai trò của sông Nin Xanh là cung cấp cho sông Nin một lượng nước rất lớn, thì sông Nin Trắng lại có vai trò điều tiết lượng nước, làm cho sông này quanh năm lúc nào cũng có nước chảy. HỎI: Tại sao quần đảo Haoai nằm ở giữa Thái Bình Dương lại là một bang thuộc lãnh thổ Hoa Kì? Bang này được sáp nhập vào liên bang từ bao giờ? ĐÁP: Quần đảo Haoai là một trong nhiều quần đảo thuộc Thái Bình Dương, nằm giữa các vĩ độ 180 – 250B và các kinh độ 1540 – 1700T. Hầu hết các đảo lớn ở đây đều là đảo núi lửa. Tổng diện tích vào khoảng 16600km2. Đảo lớn nhất là đảo Haoai có diện tích 10400km2. Trên đảo này có hai núi lửa lớn là Maona Kêa (4205m) và Maona Loa (4100m). Đảo lớn thứ hai là đảo Maoy, nằm ở phía tây bắc đảo Haoai, rộng 1880km2. Ngoài ra, hai đảo khác cũng có diện tích tương đối lớn nữa là đảo Oahu và đảo Caoai. Thủ phủ Hônôlulu và quân cảng lớn Piec Hacbo (cảng Trân Châu) đều nằm trên đảo Oahu. Có thể nói quần đảo Haoai có vị trí trung gian giữa 3 châu lục Á, Mĩ và Ôxtrâylia. Khoảng cách từ Hônôlulu đến các cảng Xan Phranxixcô (Hoa Kì) hay đến Iôcôhama (Nhật) hoặc Brixban (Ôxtrâylia) đều vào khoảng trên dưới 7000 km. Dân cư trên quần đảo vốn là người Pôlinêdi. Cho đến những năm cuối cuối của thế kỉ XVIII, họ vẫn sống gần như biệt lập, chủ yếu dựa vào nghề nông và đánh cá. 26 Vào thế kỉ XVI, tuy các thuỷ thủ Tây Ban Nha đã đặt chân lên quần đảo này, nhưng vì trên đảo không có vàng, bạc và các tài nguyên quý giá đối với họ lúc bấy giờ, nên họ đã bỏ đi. Đến cuối thế kỉ XVIII, quần đảo lại một lần nữa được phát hiện do nhà hàng hải người Anh: Giêm Cúc. Từ 1784 trở đi, khi người Mĩ bắt đầu có sự trao đổi, buôn bán với Trung Quốcũng phatvề lông vũ da thú thì quần đảo Haoai trở thành trạm trung chuyển hàng hoá của các thương nhân Hoa Kì. Họ cũng phat hiện thấy ở đây có nhiều rừng gỗ trầm hương quý giá nên đã tích cực khai thác. Đến cuối thế kỉ XIX thì các rừng gỗ trầm trên quần đảo đã cạn kiệt. Năm 1820, Hoa Kì lập đoàn đại diện thường trú ở Haoai để trông coi thương vụ và hàng hải. Theo chân họ là các giáo sĩ và thực dân. Năm 1893 một nhóm thực dân đã nhúng tay vào việc lật đổ quốc vương bản xứ và thành lập nước Cộng hoà Haoai. Năm năm sau thì Hoa Kì tuyên bố quần đảo Haoai là của Hoa Kì. Năm 1906, Hoa Kì xây dựng Trân Châu cảng, một căn cứ hải quân lớn ở Thái Bình Dương. Căn cứ này đã bị thiệt hại nghiêm trọng trong trận đánh phá bằng không quân và hải quân của Nhật trong Đại chiến thế giới II vào tháng 12 – 1941. Từ sau khi thuộc về Hoa Kì, quần đảo Haoai trở thành nơi sản xuất 3 loại nông sản nhiệt đới quan trọng là mía, dứa và cà phê. Khi Giêm Cúc phát hiện ra quần đảo Haoai, số dân bản xứ ở đây có khoảng 40 vạn người. trong lần điều tr thứ nhất vào năm 1832, số đó chỉ còn 13 vạn. Đến năm 1940, theo số thống kê thì người Pôlinêdi thuần chủng chỉ còn 1,4 vạn, người lai chiếm 5 vạn. Việc phát triển các đồn điền trồng cây công nghiệp đã thu hút một nguồn nhân lực khá lớn di cư tới. Theo thống kê thì năm 1948, trên quần đảo Haoai có tổng cộng 54 vạn người. Trong đó có 17,6 vạn người Nhật, 5,4 vạn người Philipin, 3 vạn người Trung Quốc, 0,7 vạn người Triều Tiên và một số người Pooctô ricô. Năm 1990 dân số trên quần đảo đã lên đến 96,5 vạn người, đa số là người lai. Quần đảo Haoai cũng trở thành ban thứ 50 của Hoa Kì kể từ năm 1959. HỎI: Kênh đào Xuyê ở Ai Cập được đào từ bao giờ và giá trị của nó như thế nào? ĐÁP: Kênh đào Xuyê được xây dựng trên một eo đất ở Ai Cập, nằm giữa Địa Trung Hải và Hồng Hải. Toàn bộ chiều dài kênh đào từ cảng PoXait trên bờ Địa Trung Hải đến cảng Xuyê trên bờ Hồng Hải là 166 km, chiều rộng từ 80 đến 135m. Kênh đào do một công ti hỗn hợp của tư bản Anh, Pháp và Hà Lan bỏ vốn. Công trình được tiến hành bắt đầu từ năm 1859, đến năm 1869 mới hoàn thành. Người đảm nhiệm thiết kế và xây dựng là kĩ sư Phecđinăng đờ Letxep, một nhà quý tộc người Pháp. Từ sau khi kênh đào được đưa vào sử dụng, con đường giao thông vận tải, buôn bán giữa châu Âu và châu Á đã thuận tiện hơn nhiều. Từ Luân Đôn đi Ấn Độ, trước kia phải vòng qua mũi Hảo Vọng ở châu Phi, nay qua kênh đào Xuyê đã rút ngắn được 24 ngày. Từ Mácxây (Pháp) đi Bombay giảm được già nửa 27 đường. Năm 1882, hải quân Anh đã độc chiếm và đóng quân trên vùng đất kênh đào Xuyê, buộc Ai Cập phải cho Anh thuê vùng đất này trong 99 năm để phục vụ cho mục đích củng cố các thuộc địa và buôn bán với các nước châu Á. Sau khi giành độc lập, Ai Cập đã tiến hành quốc hữu hoá kênh đào vào năm 1956. Việc này đã dẫn tới một cuộc xung đột có tính quốc tế giữa Ixraen, Anh, Pháp và sự can thiệp của Liên Xô (trước đây), Hoa Kì và Liên hiệp quốc. Tiếp sau đó, do cuộc chiến tranh ở Trung Đông, kênh đào lại bị thiệt hại và đóng cửa để sửa chữa không cho tàu bè qua lại từ năm 1967 đến năm 1975. Từ khi kênh đào Xuyê được khai thông, nó đã có vai trò rất tích cực đối với sự phát triển chủ nghĩa tư bản ở Tây Âu. Dựa theo số liệu thống kê, riêng năm 1950, sau Đại chiến thế giới II kết thức, số tàu bè qua lại trên kênh Xuyê là 11750 chiếc, trong đó đa số là tàu của Anh. Trong số 82 triệu tấn hàng hoá được chuyên chở, thì trên 70 triệu tấn là hàng đi từ Hồng Hải vào Địa Trung Hải. Điều đó cũng chứng tỏ rằng, sau chiến tranh thế giới II, các nước Tây Âu đã dựa chủ yếu vào các nguồn tài nguyên to lớn của các thuộc địa để khôi phục và phát triển nền kinh tế đã bị kiệt quệ của mình. HỎI: Kênh đào Panama được khai thông từ bao giờ và giá trị của nó? ĐÁP: Nằm ở nửa cầu Tây, giữa lục địa Bắc Mĩ và Nam Mĩ là một eo đất hẹp ngăn cách Đại Tây Dương sang Thái Bình Dương đều phải vòng qua cực Nam của Nam Mĩ, đi qua eo Magienlan nếu không muốn đi theo một con đường dài hơn là vượt qua cực Nam châu Phi và Ấn Độ Dương. Từ khi kênh đào Panama được khai thông, con đường biển nối bất cứ hải cảng nào trên bờ Đại Tây Dương với các cảng trên bờ Thái Bình Dương cũng đều rút ngắn được một nửa. Dự án đầu tiên về kênh đào Panama cũng do Phecđinăng đờ Letxep, người đã hoàn thành kênh đào Xuyê vào năm 1869 đề ra. Năm 1879, công ti kênh đào Panama được thành lập do các nhà tư bản Pháp bỏ vốn. Năm 1880, công trình được bắt đầu tiến hành. Tuy nhiên, do những mâu thuẫn và tiêu cực nội bộ, cho nên 9 năm sau công ti kênh đào Panama phải giải tán. Lúc đó, kênh đào mới chỉ hoàn thành được một đoạn nhỏ. Đến năm 1894, các nhà tư bản Pháp lại lập lại công ti mới và muốn tiếp tục công trình bỏ dở. Lúc này Hoa Kì đang mở rộng lãnh thổ và củng cố vị trí ở Trung Mĩ đã dùng mọi thủ đoạn để mua lại công ti này và buộc chủ nhân của mảnh đất có kênh đào đi qua (lúc đó là chính phủ Colômbia) thông qua những điều ước bất bình đẳng. Nhưng chính phủ Côlômbia không chịu khuất phục. Hoa kì đã đạo diễn và giúp đỡ cho cuộc khởi nghĩa của nhân dân Panama thành công. Năm 1903, nước cộng hoà Panama với 40 vạn dân ra đời. Chính phủ mới đã kí với Hoa Kì điều ước cho thuê vĩnh viễn dải đất có kênh đào đi qua, hai bên bờ kênh mỗi bên rộng 16 km. Năm 1904, Hoa Kì tiếp tục công trình bỏ dở và 11 năm sau, năm 1915 kênh đào Panama đã hoàn thành. Tổng cộng chiều dài của kênh đào là 79,6 km, chiều rộng là 100m, được chia làm 6 đoạn. Mỗi đoạn có một cửa đập. Vì mực nước trong kênh đào không ngang bằng với mực nước trong đại dương, nên mỗi khi 28 tàu bè qua lại, phải sử dụng một hệ thống bơm nước phối hợp với việc mở đóng các cửa đập. Như vậy là việc khai thông kênh đào Panama, từ lúc bắt đầu khởi công cho đến khi hoàn thành phải mất 35 năm (1880 – 1915). Khả năng của kênh đào mỗi năm có thể cho qua từ 15000 đến 17000 tàu với trọng tải tổng cộng trên 80 triệu tấn. Kênh đào Panama đã góp phần tăng cường việc giao lưu mậu dịch quốc tế, nhưng đồng thời cũng trong nhiều năm qua cũng đã phục vụ đắc lực cho nhiều mưu đồ quân sự của Mĩ. Năm 1979 việc quản lí kênh đào đã được trả lại cho chính quyền Panama, nhưng Hoa Kì vẫn còn giữ lại các căn cứ quân sự trên một diện tích đất rộng 1676km2. 29 III. CÁC CÂU HỎI ĐÁP VỀ ĐỊA LÍ TỰ NHIÊN VIỆT NAM HỎI: Vị trí địa lí nước ta “nằm hoàn toàn trong vòng đai nhiệt đới của nửa cầu Bắc, thiên về phía chí tuyến hơn là phía xích đạo”, lại ở bờ đông bán đảo Đông Dương. Điều đó có ý ngiã như thế nào đối với sự hình thành các đặc điểm địa lí tự nhiên độc đóa của nước ta? ĐÁP: Phần đất liền nước ta có toạ độ địa lí từ 8030’B đến 23022’B và từ 1020Đ đến 1090Đ. Do vị trí như vậy nên nước ta có những đặc điểm sau: - Nước ta nằm hoàn toàn trong vòng đai nhiệt đới của nửa cầu Bắc, ở phía Đông Nam của châu Á, trong vùng gió mùa nhiệt đới điển hình, nên có khí hậu nóng, ẩm. Một năm có hai mùa rõ rệt: mùa mưa và mùa khô. - Nước ta không bị hoang mạc và bán hoang mạc như một số nước có cùng vĩ độ ở Tây Nam Á và châu Phi. - Nhờ nhiệt độ cao, độ ẩm lớn, lượng mưa dồi dào nên thực vật phát triển xanh tốt quanh năm. Đặc biệt vị trí đó lại là nơi hội tụ của các hệ thực vật Ấn – Miến từ tây sang và Mã Lai – Inđônexia từ phía nam tới. - Bờ biển nước ta dài, có nhiều vũng, vịnh. Ngoài biển lại có nhiều đảo và quần đảo. Thềm lục địa chứa nhiều tài nguyên (khoáng sản, hải sản) có giá trị. Ảnh hưởng của biển vào sâu trong đất liền. Tuy nhiên, hàng năm cũng có nhiều cơn bão gây tác hại cho sản xuất và sinh hoạt. HỎI: “Diện tích phần đất liền nước ta thuộc loại trung bình so với nhiều nước khác trên thế giới, nhưng lãnh thổ toàn vẹn của nước ta thì rất rộng lớn”. Nói như vậy có gì mâu thuẩn không? Tại sao? ĐÁP: Nói như vậy không mâu thuẫn, bởi vì lãnh thổ toàn vẹn của nước ta bao goầm cả phần đất liền, các đảo, quần đảo và vùng biển thuộc chủ quyền nước ta. Diện tích phần đất liền nước ta khoảng 330.363 km2. Nếu so với nhiều nước khác trên thế giới thì không lớn quá, nhưng cũng không nhỏ quá. Ngoài phần đất liền, nước ta còn có một vùng biển rộng gấp nhiều lần so với phần đất liền, với hang nghìn hòn đảo lớn nhỏ, nằm rải rác hoặc hợp thành những quần đảo trong Biển đông, như Hoàng Sa, Trường Sa v.v…Như vậy cả phần đất liền lẫn vùng biển và các đảo, quần đảo của nước ta hợp lại thì lãnh thổ toàn vẹn của nước CHXHCN Việt Nam không nhỏ. HỎI: Nước ta có bao nhiêu tỉnh và thành phố. Miền Bắc, miền Trung và miền Nam có những tỉnh và thành phố nào? ĐÁP: Theo tài liệu chính thức năm 2009, nước ta có 58 tỉnh và 5 thành phố trực thuộc Trung ương. - Miền Bắc có 23 tỉnh gồm: Hà Giang, Tuyên Quang, Cao Bằng, Lạng Sơn, Lai Châu, Lào Cai, Yên Bái, Sơn La, Điện Biên, Bắc Kạn, Thái Nguyên, Bắc Giang, Hoà Bình, Vĩnh Phúc, Bắc Ninh, Phú Thọ, Hà Nam, Quảng Ninh, Hải Dương, Hưng Yên, Thái Bình, Nam Định, Ninh Bình và 2 thành phố trực thuộc trung ương là Hà Nội và Hải Phòng. Ngoài ra, có 19 thành phố thuộc tỉnh là: Việt trì (thuộc Phú Thọ) và 30 Hạ Long (thuộc Quảng Ninh)… - Miền Trung có 18 tỉnh gồm: Thanh Hoá, Nghệ An, Hà Tĩnh, Quảng Bình, Quảng Trị, Thừa Thiên - Huế, Quảng Nam, Quảng Ngãi, Bình Định, Phú Yên, Khánh Hoà, Ninh Thuận, Bình Thuận, Gia Lai, Kon Tum, Đắk Lắk, Đắk Nông và Lâm Đồng. Có 1 thành phố trực thuộc trung ương là Đà Nẵng, có 18 thành phố thuộc tỉnh là: Thanh Hoá (thuộc Thanh Hoá), Vinh (thuộc Nghệ An), Huế (thuộc Thừa Thiên - Huế), Quy Nhơn (thuộc Bình Định), Nha Trang (thuộc Khánh Hoà) và Đà Lạt (thuộc Lâm Đồng)… - Miền Nam có 15 tỉnh gồm: Bình Dương, Bình Phước, Tây Ninh, Đồng Nai, Bà Rịa – Vũng Tàu, Long An, Đồng Tháp, An Giang, Tiền Giang, Hậu Giang, Bến Tre, Vĩnh Long, Trà Vinh, Sóc Trăng, Kiên Giang, Bạc Liêu và Cà Mau. Có 2 thành phố trực thuộc Trung ương là: Thành phố Hồ Chí Minh và Cần Thơ. Ngoài ra, còn có 11 thành phố thuộc tỉnh là: Vũng Tàu (thuộc Bà Rịa – Vũng Tàu), Biên Hoà (thuộc Đồng Nai), Mĩ Tho (thuộc Tiền Giang)… HỎI: Các đảo và quần đảo Côn Đảo, Phú Quốc, Hoàng Sa, Trường Sa thuộc các tỉnh nào? ĐÁP: Côn đảo là một huyện thuộc tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu. Phú Quốc là một huyện thuộc tỉnh Kiên Giang. Hoàng Sa là một huyện thuộc tỉnh Quảng Nam - Đà Nẵng, còn Trường Sa là một huyện thuộc tỉnh Khánh Hoà. HỎI: Ở nước ta, tỉnh nào có diện tích lớn nhất, nhỏ nhất? ĐÁP: Theo số liệu, cho đến năm 2009: 1. Tỉnh có diện tích lớn nhất là Nghệ An (16490.7 km2). Tỉnh có diện tích nhỏ nhất là Bắc Ninh (822.7 km2). 2. Những tỉnh và thành phố có số dân đông nhất là: Thành phố Hồ Chí Minh (7396.5 nghìn người), Hà Nội (6561.9 nghìn người), Thanh Hoá (3406.8 nghìn người), Nghệ An (2917.4 nghìn người), Đồng Nai (2596.4 nghìn người), An Giang (2149.5 nghìn người). Những tỉnh và thành phố có mật độ dân số lớn nhất là: Thành phố Hồ Chí Minh (3530 người/km2), Thành phố Hà Nội (1962 người/km2), Hưng Yên (1226 người/km2), Hải Phòng (1221 người/km2). HỎI: Tại sao nói Biển Đông nước ta là một biển lớn và nửa kín? ĐÁP: Biển Đông bao bọc nước ta ở phần phía đông và phía nam, chủ yếu là phía đông nên có tên gọi là Biển Đông (Việt Nam). Đây là một biển lớn, đứng hàng thứ 2 về diện tích trong số các biển ven Thái Bình Dương. Biển rộng trung bình trên 1000 km, dài khoảng trên 3000 km, diện tích khoảng 3.447.000 km2. Đặc điểm nổi bật của Biển Đông là tính chất biển nửa kín của nó, được bao bọc 4 phía bởi lục địa châu Á, các quần đảo Philipin, Malaixia và Inđônêxia, chỉ thông ra Thái Bình Dương và các biển lân cận bằng những eo biển hẹp. Ý nghĩa của tính chất biển nửa kín ở chỗ nó làm ảnh hưởng đến đặc điểm của các 31 dòng biển, của thuỷ triều và cả của giới sinh vật (các đàn cá,…) HỎI: Những đặc điểm cơ bản nào chứng tỏ nước ta có khí hậu nhiệt đới gió mùa ẩm? ĐÁP: Nằm gọn trong vùng nội chí tuyến nửa cầu Bắc từ 8030’B đến 23022’B, đồng thời lại nằm gọn trong vùng hoạt động của gió mùa Đông Nam Á, nước ta có khí hậu nhiệt đới ẩm gió mùa, với đặc điểm nổi bật là nóng ẩm và mưa nhiều theo mùa. - Nhiệt độ trung bình cả năm trong toàn quốc trên 230C, mỗi năm có ít nhất 1200 giờ nắng, cán cân bức xạ quanh năm dương. Tổng lượng nhiệt hoạt động xê dịch từ 8000 đến 10.0000C. - Lượng mưa trung bình hang năm bằng 1700 – 1800mm, có nơi vượt quá 3000mm (tuy nhiên cũng có nơi chỉ có trên 500mm). Lượng bốc hơi: 700 – 800mm. Nước ta nói chung thừa ẩm. - Trong một năm có 2 mùa rõ rệt: mùa khô bắt đầu từ tháng 10 đến tháng 4 trùng hợp với mùa gió Đông Bắc thịnh hành và mùa mưa kéo dài từ tháng 5 đến tháng 11 trùng hợp với mùa có gió mùa từ các biển ấm thổi vào theo hướng đông nam và tây nam. HỎI: Trong lịch sử phát triển lãnh thổ Việt Nam có nói đến các mảnh nền cổ. Vậy nền cổ là gì? Và ở nước ta có những mảng nền cổ nào? ĐÁP: Nền là một yếu tố cấu trúc cơ bản của vỏ Trái Đất. Nền cổ là một bộ phận của lục địa trước kia được hình thành cách đây hang triệu năm. Các loại đá cấu tạo nên nền cổ đã bị biến chất rất mạnh, trở nên rắn chắc và không bị tác động uốn nếp lại vào những thời kì tạo núi sau này. Các hoạt động địa chất mạnh cũng chỉ có thể làm cho các nền cổ bị nứt vỡ thành từng mảng, có bộ phận được nâng cao, có bộ phận bị sụt xuống. Các bộ phận được nâng cao thường trở thành các cao nguyên rộng lớn, còn các bộ phận sụt lún thường bị các lớp trầm tích dày phủ lên, có khi dày tới 5000 – 8000m. Các lớp trầm tích này có thể bị uốn nếp trong các chu kì tạo núi trẻ hơn hoặc bị các khối mắc ma xâm nhập hoặc phún xuất tạo tạo núi lửa. Trên lãnh thổ Việt Nam có các mảng nền cổ (còn gọi là các địa khối) tương đối lớn là: mảng nền cổ Vòm Sông Chảy ở phía Bắc và mảng nền cổ Kontum ở phía Nam. Ngoài ra, còn có những mảng nền cổ nhỏ hơn lộ ra như các khối Phanxipăng, Sông Mã, Puhuat, Rào Cỏ. Mảng nền cổ Kontum là bộ phận phía đông của nền cổ Inđôxini bao gồm cả vùng Hạ Lào, miền Đông Thái Lan và lãnh thổ Campuchia. HỎI: Địa máng là gì? Hoạt động của địa máng như thế nào? ĐÁP: Cũng giống như nền, địa máng là một yếu tố cấu trúc của vỏ Trái Đất. Đó là những bộ phận trũng của vỏ Trái Đất bị nước biển phủ ngập. Trải qua một thời gian rất dài, trong địa máng có trầm tích lắng đọng (chiều dày có thể tới 10 – 15 km). Tiếp sau thời kì lắng đọng trầm tích là thời kì hoạt động của địa máng. Các lớp trầm tích được uốn nếp và nâng lên trong các vận động tạo núi. Ở vị trí địa máng bị nước biển phủ ngập trước kia, nay có các dãy núi nổi lên. Độ cao của núi tuỳ thuộc vào cường độ nâng lên mạnh hay yếu. Như vậy có thể coi địa máng là nơi sinh ra các dãy núi uốn nếp, còn vật liệu trầm tích 32 trong địa máng là nguyên liệu hình thành các loại đá cấu tạo nên các dãy núi. Trong quá trình phát triển lâu dài của một lãnh thổ (qua các thời đại địa chất), sự kế tiếp của các giai đoạn: lúc là địa máng, lúc trở thành nền, rồi lại địa máng…thường xảy ra. Đó là các giai đoạn có chế độ: biển, rồi lục địa, rồi lại biển,…những thời kì biển xuất hiện thường được gọi là thời kì biển tiến, còn các thời kì lục địa xuất hiện là thời kì biển thoái. Ở nước ta, các địa máng cũng đã được hình thành và tồn tại trước khi có các vận động tạo núi xảy ra. HỎI: Trong lịch sử phát triển lãnh thổ, các núi non ở nước ta đã được hình thành trong những thời kì nào? ĐÁP: Trong lịch sử phát triển của lớp vỏ Trái Đất nói chung, và của cả châu Á, các nhà địa chất học đã xác định được các thời kì xảy ra các vận động tạo núi lớn sau đây: - Thời kì trước Đại Cổ Sinh cách đây hàng nghìn triệu năm đã có một vài lần xảy ra các vận động tạo núi. - Trong Đại Cổ Sinh, cách đây từ 285 triệu năm đến 570 triệu năm đã có 2 thời kì vận động tạo núi lớn: a) Vận động tạo núi Calêđôni cách đây trên 400 triệu năm. b) Vận động tạo núi Hecxini cách đây khoảng 300 triệu năm. - Trong Đại Trung Sinh cũng có 2 thời kì vận động tạo núi lớn: a) Vận động tạo núi Inđôxini cách đây khoảng trên 200 triệu năm. b) Vận động tạo núi Kimêri cách đây khoảng trên 150 triệu năm. - Trong Đại Tân Sinh, vào kỉ Đệ Tam, cách đây từ 25 đến 67 triệu năm, có thời kì vận động tạo núi hết sức mãnh liệt. Đó là vận động tạo núi Himalaya – Anpi. Các thời kì tạo núi lớn đó đều có ít nhiều ảnh hưởng đến sự hình thành địa hình trên lãnh thổ nước ta. Trước hết, cách đây hang nghìn triệu năm, chắc chắn là trên lãnh thổ nước ta đã có nhiều núi xuất hiện. Những núi đó dần dần đã bị phá huỷ, trở thành các nền cổ mà một vài bộ phận còn sót lại cho đến ngày nay. Trong vận động tạo núi Calêđôni ở đầu Đại Cổ Sinh, ở miền Bắc các khối nền cổ Vòm Sông Chảy, Phanxipăng và Sông Mã đã được nâng cao và mở rộng them. Ở phía Nam, nền cổ Inđôxini cũng bị nứt vỡ mạnh và nhiều bộ phận đã bị sụt lún xuống sâu. Vận động tạo núi Hecxini xảy ra tương đối yếu ở miền Bắc, chắc chăn đã hình thành nên nhiều dãy núi uốn nếp đá vôi, nhưng các dãy núi này về sau lại bị các vận động tạo núi trong Đại Trung Sinh phát triển tiếp hoặc cải tạo lại. Ở miền Nam vận động tạo núi Hecxini lại khá mạnh, phần lớn các núi non ở phía bắc Đà Nẵng và ở Nam Trung Bộ đều xuất hiện trong thời kì này. Ngoài ra, suốt từ Trường Sơn Bắc trở xuống phía nam đều có hiện tượng xâm nhập hoặc phún xuất măcma. Trong các vận động tạo núi Trung Sinh, ở miền Bắc hình thành các dãy núi đá vôi dọc song Đà, chạy dài suốt từ Sơn La đến Ninh Bình và các dãy núi cánh cung ở Đông Bắc đều chụm về Tam Đảo. Nhiều hiện 33 tượng xâm nhập và phún xuất

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfhoi_dap_ve_dia_ly_3906.pdf
Tài liệu liên quan