Giải pháp quản lý hệ thống thoát nước thành phố Hòa bình – Tỉnh Hòa Bình

MỤC LỤC

Lời cảm ơn

Lời cam đoan

Mục lục

Danh mục các ký hiệu, các chữ viết tắt

Danh mục các bảng

Dang mục các hình vẽ, sơ đồ, đồ thị

PHẦN MỞ ĐẦU 1

Lý do chọn đề tài 1

Mục đích nghiên cứu 3

Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 3

Phương pháp nghiên cứu 3

Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài 3

Khái niệm cơ bản về quản lý hệ thống thoát nước đô thị 4

Cấu trúc của luận văn 5

PHẦN NỘI DUNG 7

Chương I. Thực trạng công tác quản lý hệ thống thoát nước

TP Hòa Bình – tỉnh Hòa Bình

7

1.1.Giới thiệu chung về TP Hòa Bình 7

1.1.1. Vị trí địa lý 7

1.1.2. Đặc điểm tự nhiên 8

1.1.3. Đặc điểm kinh tế xã hội 11

1.1.4. Hiện trạng hệ thống hạ tầng kỹ thuật TP Hòa Bình 14

1.2.Hiện trạng hệ thống thoát nước TP Hòa Bình 20

pdf24 trang | Chia sẻ: mimhthuy20 | Lượt xem: 704 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Giải pháp quản lý hệ thống thoát nước thành phố Hòa bình – Tỉnh Hòa Bình, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BỘ XÂY DỰNG TRƯỜNG ĐẠI HỌC KIẾN TRÚC HÀ NỘI --------------------------- NGUYỄN DỰ LOAN KHÓA : 2013-2015 GIẢI PHÁP QUẢN LÝ HỆ THỐNG THOÁT NƯỚC THÀNH PHỐ HÒA BÌNH – TỈNH HÒA BÌNH Chuyên ngành : Quản lý đô thị & công trình Mã số : 60.58.01.06 LUẬN VĂN THẠC SĨ QUẢN LÝ ĐÔ THỊ VÀ CÔNG TRÌNH NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC : PGS.TS. TRẦN THỊ HƯỜNG Hà Nội - 2015 BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BỘ XÂY DỰNG TRƯỜNG ĐẠI HỌC KIẾN TRÚC HÀ NỘI __________________ NGUYỄN DỰ LOAN KHÓA : 2013-2015 GIẢI PHÁP QUẢN LÝ HỆ THỐNG THOÁT NƯỚC THÀNH PHỐ HÒA BÌNH – TỈNH HÒA BÌNH Chuyên ngành : Quản lý đô thị và công trình Mã số : 60.58.01.06 LUẬN VĂN THẠC SĨ QUẢN LÝ ĐÔ THỊ VÀ CÔNG TRÌNH HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: PGS.TS. TRẦN THỊ HƯỜNG Hà Nội, 2015 LỜI CẢM ƠN Tôi xin chân thành cảm ơn sự quan tâm giúp đỡ của Khoa Sau đại học- Trường Đại học Kiến trúc Hà Nội và sự tận tình giảng dạu của các thầy cô trong suốt quá trình học tập tại trường. Tôi xin chân thành cảm ơn và bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc sự giúp đỡ tận tình của PGS TS Trần Thị Hường. Cô đã hướng dẫn và chỉ bảo tôi trong suốt quá trình nghiên cứu và hoàn thành luận văn này. Tôi xin chân thành cảm ơn sự giúp đỡ của Phòng quản lý đô thị, Công ty Cổ phần Môi trường Đô thị Hòa Bình đã tạo điều kiện tốt nhất, giúp đỡ tôi trong quá trình thu thập số liệu và các tài liệu liên quan để tôi nghiên cứu và hoàn thành luận văn này. Cuối cùng, tôi xin chân thành cảm ơn bạn bè, đồng nghiệp và người thân đã động viên giúp đỡ tôi trong thời gian học tập và nghiên cứu luận văn. Hà Nội, tháng 6 năm 2015 Tác giả luận văn LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan Luận văn thạc sỹ đề tà “ Giải pháp quản lý hệ thống thoát nước thành phố Hòa Bình – tỉnh Hòa Bình “ là công trình nghiên cứu khoa học độc lập của tôi. Các số liệu khoa học, kết quả nghiên cứu của luận văn là trung thực và có nguồn gốc rõ ràng. Tác giả luận văn Nguyễn Dự Loan MỤC LỤC Lời cảm ơn Lời cam đoan Mục lục Danh mục các ký hiệu, các chữ viết tắt Danh mục các bảng Dang mục các hình vẽ, sơ đồ, đồ thị PHẦN MỞ ĐẦU 1 Lý do chọn đề tài 1 Mục đích nghiên cứu 3 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 3 Phương pháp nghiên cứu 3 Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài 3 Khái niệm cơ bản về quản lý hệ thống thoát nước đô thị 4 Cấu trúc của luận văn 5 PHẦN NỘI DUNG 7 Chương I. Thực trạng công tác quản lý hệ thống thoát nước TP Hòa Bình – tỉnh Hòa Bình 7 1.1. Giới thiệu chung về TP Hòa Bình 7 1.1.1. Vị trí địa lý 7 1.1.2. Đặc điểm tự nhiên 8 1.1.3. Đặc điểm kinh tế xã hội 11 1.1.4. Hiện trạng hệ thống hạ tầng kỹ thuật TP Hòa Bình 14 1.2. Hiện trạng hệ thống thoát nước TP Hòa Bình 20 1.2.1. Các loại nước thải 20 1.2.2. Hiện trạng mạng lưới thoát nước 21 1.2.3. Hiện trạng xử lý nước thải 22 1.3. Thực trạng công tác quản lý hệ thống thoát nước của TP Hòa Bình 26 1.3.1. Thực trạng cơ cấu tổ chức và năng lực quản lý thoát nước 26 1.3.2. Thực trạng cơ chế chính sách quản lý thoát nước 31 1.3.3. Thực trạng về công tác xã hội hóa trong quản lý hệ thống thoát nước ở TP Hòa Bình 31 1.4. Đánh giá về thực trạng quản lý hệ thống thoát nước của TP Hòa Bình – tỉnh Hòa Bình 32 1.4.1. Đánh giá về hiện trạng hệ thống thoát nước của TP Hòa Bình – tỉnh Hòa Bình 32 1.4.2. Đánh giá về thực trạng quản lý hệ thống thoát nước của TP Hòa Bình – tỉnh Hòa Bình 33 Chương II. Cơ sở lý luận và thực tiễnquản lý hệ thống thoát nước TP Hòa Bình – tỉnh Hòa Bình 37 2.1. Cơ sở lý luận quản lý hệ thống thoát nước đô thị 37 2.1.1. Phân loại nước thải, chỉ tiêu đánh giá chất lượng nước thải 37 2.1.2. Thành phần và đặc tính nước thải đô thị 41 2.1.3. Các yêu cầu kỹ thuật trong công tác quản lý hệ thống thoát nước đô thị 43 2.1.4. Các nguyên tắc cơ bản trong công tác quản lý hệ thống thoát nước đô thị 48 2.2. Cơ sở pháp lý quản lý hệ thống thoát nước đô thị 56 2.2.1. Các văn bản quản lý hệ thống thoát nước do Nhà nước ban hành 56 2.2.2. Quy chuẩn, tiêu chuẩn xây dựng về công tác thiết kế, xây dựng, nghiệm thu, vận hành hệ thống thoát nước 57 2.2.3. Các văn bản về quản lý hệ thống thoát nước do địa phương ban hành 57 2.3. Định hướng quy hoạch chung xây dựng TP Hòa Bình đến năm 2025 58 2.3.1. Định hướng phát triển kinh tế - xã hội 58 2.3.2. Định hướng quy hoạch sử dụng đất và phân khu chức năng 61 2.3.3. Định hướng hạ tầng kỹ thuật 63 2.4. Kinh nghiệm quản lý hệ thống thoát nước đô thị trên thế giới và ở Việt Nam 69 2.4.1. Kinh nghiệm quản lý hệ thống thoát nước đô thị tại TP Hiroshima – Nhật Bản và TP Terneuzen – Hà Lan 69 2.4.2. Kinh nghiệm quản lý hệ thống thoát nước đô thị tại TP Hải Phòng và TP Vĩnh Yên 72 Chương III. Đề xuất giải pháp quản lý hệ thống thoát nước TP Hòa Bình – tỉnh Hòa Bình 76 3.1. Đề xuất giải pháp quản lý kỹ thuật áp dụng cho hệ thống thoát nước TP Hòa Bình 76 3.1.1. Đề xuất giải pháp quản lý kỹ thuật đối với mạng lưới đường ống thoát nước 76 3.1.2. Đề xuất giải pháp quản lý kỹ thuật đối với các công trình trên MLTN 80 3.2. Đề xuất giải pháp nâng cao hiệu quả công tác quản lý thoát nước của TP Hòa Bình 82 3.2.1. Đề xuất giải pháp đổi mới cơ chế và mô hình tổ chức quản 82 lý hệ thống thoát nước của TP Hòa Bình 3.2.2. Đề xuất bổ sung, sửa đổi một số cơ chế chính sách trong công tác quản lý thoát nước 87 3.2.3. Đề xuất giải pháp quản lý thoát nước của thành phố theo hướng xã hội hóa các dịch vụ thoát nước có sự tham gia của cộng đồng 88 3.2.4. Đề xuất thu phí thoát nước và phí bảo vệ môi trường đối với nước thải 90 KẾT LUẬN 94 KIẾN NGHỊ 96 TÀI LIỆU THAM KHẢO DANH MỤC CÁC KÝ HIỆU, CÁC CHỮ VIẾT TẮT STT Chữ viết tắt Nội dung viết tắt 1 BTCT Bê tông cốt thép 2 CTR Chất thải rắn 3 HTX Hợp tác xã 4 HTTN Hệ thống thoát nước 5 KKT Khu kinh tế 6 MT Môi trường 7 TCVN Tiêu chuẩn Việt Nam 8 TNHH Trách nhiệm hữu hạn 9 TP Thành phố 10 TTCN Tiểu thủ công nghiệp 11 TB Trạm bơm 12 TBTM (1, 2, 3) Trạm bơm Trung Minh (1, 2, 3) 13 TLS-TM Trạm làm sạch nước thải Trung Minh 14 TXL Trạm xử lý 15 XLNT Xử lý nước thải DANH MỤC CÁC BẢNG STT Bảng Nội dung 1 Bảng 1.1 Danh sách các cơ sở gây ô nhiễm nước thải trên địa bàn TP Hòa Bình năm 2012 2 Bảng 2.1 Kích thước các loại chất rắn trong nước thải 3 Bảng 2.2 Khoảng cách an toàn vệ sinh môi trường tối thiểu 4 Bảng 2.3 Quy hoạch mạng lưới đường 5 Bảng 3.1 Hệ số điều chỉnh phụ thuộc hàm lượng chất gây ô nhiễm, K DANH MỤC CÁC HÌNH VẼ, SƠ ĐỒ, ĐỒ THỊ STT Hình vẽ, sđ, đt Nội dung 1 Hình 1.1 Vị trí địa lý TP Hòa Bình 2 Hình 1.3 Cống cũ tại khu vực trung tâm 3 Hình 1.4 Cống hộp BTCT khu vực trong đê 4 Hình 1.4 Sơ đồ hiện trạng TP Hòa Bình 5 Hình 1.5 Trạm bơm Quỳnh Lâm 6 Hình 1.6 Trạm bơm Ngòi Dong 7 Hình 1.7 Ngòi Dong 8 Hình 1.8 Công ty Cổ phần Môi trường – Đô thị Hòa Bình 8 Hình 2.1 Sơ đồ quy hoạch thoát nước thải TP Hòa Bình 9 Hình 2.2 Nhà máy xử lý nước thải Vĩnh Yên 10 Hình 3.1 Sơ đồ tổ chức HTTN cho khu đô thị cũ 11 Hình 3.2 Sơ đồ tổ chức HTTN cho khu đô thị mới và khu đô thị mở rộng 12 Hình 3.3 Đề xuất sơ đồ cơ cấu tổ chức Công ty thoát nước Hòa Bình 1 PHẦN MỞ ĐẦU Lý do chọn đề tài Đất nước ta đang tích cực đẩy nhanh quá trình công nghiệp hóa và hiện đại hóa, nhằm mục đích phát triển kinh tế xã hội và nâng cao thu nhập cho người lao động. Quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước đang tạo nên một sức ép lớn đối với môi trường. Trong sựphát triển kinh tế xã hội, tốc độ đô thị hóa ngày càng gia tăng. Để góp phần đảm bảo cho môi trường không bị suy thoái và phát triển một cách bền vững thì phải chú ý giải quyết vấn đề cung cấp nước sạch, thoát nước, xử lý nước thải vệ sinh môi trường một cách hợp lý nhất. Một trong các biện pháp tích cực để bảo vệ môi trường sống, bảo vệ nguồn nước, tránh không bị ô nhiễm bởi các chất thải do hoạt động sống và làm việc của con người gây là việc quản lý hệ thống thoát nước thải, xử lý nước thải trước khi xả ra nguồn tiếp nhận, đáp ứng được các tiêu chuẩn môi trường hiện hành. Hòa Bình là một tỉnh miền núi phía Tây Bắc Việt Nam, có vị trí quan trọng, là cửa ngõ của vùng Tây Bắc với thủ đô Hà Nội và đồng bằng sông Hồng. Là một tỉnh nằm trong vùng Tây Bắc đồng thời cũng nằm trong vùng thủ đô Hà Nội nên chịu sự tác động tích cực của 2 vùng này. Ngoài ra Hòa Bình nằm trên 2 trục kinh tế, kỹ thuật quan trọng là đường Quốc lộ 6 và đường Hồ Chí Minh, có trục đường thủy Sông Đà rất giàu tiềm năng Thành phố Hòa Bình là trung tâm chính trị - hành chính, kinh tế của tỉnh Hòa Bình, trung tâm lớn văn hóa, khoa học, giáo dục, kinh tế của vùng Tây Bắc. Thành phố Hòa Bình còn là đô thị cấp vùng của vùng thủ đô Hà Nội, là nơi tập trung các dịch vụ đô thị, du lịch, đào tạo, thương mại hỗ trợ trực tiếp cho Hà Nội. 2 Với lợi thế về địa lý, có lịch sử phát triển, có cơ sở hạ tầng mang tầm quốc gia (thủy điện Hòa Bình), với tài nguyên thiên nhiên phong phú phục vụ tốt cho du lịch, dịch vụ và công nghiệp, thành phố Hòa Bình luôn có sức hút và tác động rộng lớn đối với quốc gia và khu vực Tây Bắc, vùng kinh tế trọng điểm Bắc Bộ, đặc biệt là vai trò, vị thế trong vùng thủ đô Hà Nội. Mấy năm nay, thành phố Hòa Bình có sự thay đổi lớn trong diện mạo. Thành phố đang triển khai nhiều giải pháp đồng bộ về quy hoạch và đầu tư cơ sở hạ tầng hướng tới mục tiêu xây dựng thành phố Hòa Bình trở thành trung tâm động lực, cửa ngõ vùng Tây Bắc. Năm 2005, thành phố được công nhận là đô thị loại III, đến năm 2006 được công nhận là thành phố trực thuộc tỉnh. Từ đó đến nay, nhiều nguồn lực đầu tư, giải pháp triển khai đã và đang mang lại diện mạo mới cho thành phố. Hàng nghìn tỷ đồng từ ngân sách Trung ương, tỉnh và công tác xã hội hóa, thu hút đầu tư tạo nên sự bứt phá về cơ sở hạ tầng của thành phố nói chung và hệ thống thoát nước nói riêng. Tuy nhiên, sự phát triển này mới phản ánh kết quả về lượng, chưa phản ánh được về chất mà nguyên nhân chính của vấn đề này đó là công tác quản lý hạ tầng kỹ thuật đô thị nói chung và hệ thống thoát nước đô thị nói riêng. Đối với các đô thị phát triển hiện nay đã có rất nhiều những đề tài và công trình nghiên cứu về quản lý hệ thống thoát nước đã được công bố và ứng dụng, nhưng đối với một đô thị mới như thành phố Hòa Bình, việc nghiên cứu, xây dựng phương pháp quản lý hệ thống thoát nước phù hợp với điều kiện riêng của thành phố là nhu cầu cấp thiết. Hệ thống thoát nước thành phố Hòa Bình hiện nay đã được các cơ quan chức năng quan tâm đầu tư xây dựng mới cũng như nâng cấp, cải tạo hệ thống đã có nhằm mục tiêu thoát nước đảm bảo yêu cầu, giảm bớt các điểm ngập lụt trong mùa mưa lũ cũng như hạn chế nguyên nhân gây ô nhiễm môi trường từ nguồn nước thải. Tuy nhiên, công tác quản lý hệ thống thoát nước hiện nay 3 chưa thật sự đáp ứng được yêu cầu về nhân lực, thiết bị, bảo dưỡng duy tu hệ thống thoát nước. Chính vì vậy, luận văn thạc sĩ nghiên cứu đề tài“Giải pháp quản lý hệ thống thoát nước thành phố Hòa Bình – tỉnh Hòa Bình”là thực sự cần thiết, có ý nghĩa khoa học và thực tiễn. Mục đích nghiên cứu - Đánh giá thực trạng công tác quản lý hệ thống thoát nước TP Hòa Bình – tỉnh Hòa Bình. - Đề xuất giải pháp quản lý hệ thống thoát nước TP Hòa Bình – tỉnh Hòa Bình. Đối tượng và phạmvi nghiên cứu - Đối tượng nghiên cứu: quản lý hệ thống thoát nước chung. - Phạm vi nghiên cứu: TP Hòa Bình – tỉnh Hòa Bình theo Quy hoạch chung xây dựng TP Hòa Bình đến năm 2025. Phương pháp nghiên cứu - Điều tra, thu thập số liệu, khảo sát hiện trạng . - Phân tích, tổng hợp tài liệu. - Kế thừa. - So sánh, đối chiếu. - Phương pháp chuyên gia. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài Ý nghĩa khoa học: Đánh giá thực trạng công tác quản lý hệ thống thoát nước TP Hòa Bình – tỉnh Hòa Bình để đề xuất các giải pháp quản lý hiệu quả cho thành phố Hòa Bình và cả các đô thị khác. Ý nghĩa thực tiễn: Đưa ra giải pháp quản lý để nâng cao hiệu quả hoạt động của hệ thống thoát nước TP Hòa Bình – tỉnh Hòa Bình, nhằm đảm bảo yêu 4 cầu thoát nước, giảm ngập lụt, ô nhiễm do nước thải của thành phố, đồng thời có thể áp dụng cho những đô thị có điều kiện tương đồng. Khái niệm cơ bản về quản lý hệ thống thoát nước đô thị - Khái niệm nước thải: Nước đã qua sử dụng cho các nhu cầu khác nhau có lẫn thêm chất bẩn, làm thay đổi tính chất hóa – lý – sinh so với ban đầu được gọi là nước thải. Nước thải chứa nhiều chất hữu cơ dễ thối rữa, là môi trường tốt cho sự phát triển của các vi sinh vật, kể cả vi vật gây bệnh. Sự tích lũy nước thải trên mặt đất và trong lòng đất, ở các nguồn nước mặt sẽ gây ô nhiễm môi trường xung quanh và khí quyển. Kết quả là không thể sử dụng các nguồn nước mặt, nước ngầm bị ô nhiễm cho các mục đích ăn uống, sinh hoạt và kinh tế. Đó là nguyên nhân gây ra các bệnh dịch, truyền nhiễm. Để đảm bảo vệ sinh đô thị và các điểm dân cư, công nghiệp, phải thu dẫn một cách nhanh chóng ra khỏi phạm vi đô thị và xử lý, khử trùng sau đó. Tùy vào nguồn gốc hình thành người ta phân biệt các loại nước thải như sau: Nước thải sinh hoạt: theo bản chất chất bẩn được chia thành: nước thải từ khu vệ sinh; nước thải sinh hoạt từ chậu rửa, giặt, tắm - Khái niệm hệ thống thoát nước: Hệ thống thoát nước là một tổ hợp các thiết bị, công trình kỹ thuật và các phương tiện để thu nước thải tại nơi hình thành, dẫn – vận chuyển đến các công trình làm sạch (xử lý) khử trùng và xả nước thải đã làm sạch ra nguồn tiếp nhận. Hệ thống thoát nước bao gồm các bộ phận chủ yếu sau: thiết bị vệ sinh thu nước thải và thoát nước trong nhà; mạng lưới thoát nước ngoài sân nhà hoặc tiểu khu; mạng lưới thoát nước ngoài đường phố; các trạm bơm và ống dẫn có 5 áp (nếu cần); các công trình làm sạch và các ống, cống xả nước thải đã làm sạch ra nguồn. Tùy thuộc vào phương thức thu gom, vận chuyển, mục đích yêu cầu xử lý và sử dụng các loại nước thải, người ta phân biệt các hệ thống thoát nước sau: Hệ thống thoát nước chung: là hệ thống trong đó tất cả các loại nước thải được dẫn – vận chuyển trong cùng một mạng lưới tới trạm xử lý hoặc xả ra nguồn. Hệ thống thoát nước riêng: là hệ thống trong đó từng loại nước thải riêng biệt chứa các chất bẩn đặc tính khác nhau, được dẫn và vận chuyển theo các mạng lưới thoát nước độc lập. Hệ thống thoát nước nửa riêng: là hệ thống trong đó ở những điểm giao nhau giữa hai mạng lưới độc lập sẽ xây dựng các giếng tràn – tách nước mưa. - Khái niệm cơ bản quản lý hệ thống thoát nước đô thị: Quản lý hệ thống thoát nước nói chung và thoát nước đô thị nói riêng có nội dung bao quát từ quy hoạch phát triển, kế hoạch hóa việc đầu tư, thiết kế, xây dựng đến vận hành, duy tu sửa chữa, cải tạo nâng cấp và theo dõi thu thập số liệu thống kê, đánh giá kết quả hoạt động của hệ thống thoát nước. Như vậy, quản lý hệ thống thoát nước đô thị là toàn bộ phương thức điều hành (phương pháp, trình tự, dữ liệu, chính sách, quyết định) nhằm kết nối và đảm bảo sự tiến bộ tất cả các hoạt động có liên quan đến quản lý hệ thống thoát nước đô thị. Cấu trúc của luận văn Ngoài phần mở đầu, kết luận và kiến nghị, tài liệu tham khảo và phụ lục, nôi dung chính của luận văn có cấu trúc 3 chương: Chương I: Thực trạng công tác quản lý hệ thống thoát nước TP Hòa Bình – tỉnh Hòa Bình. 6 Chương II: Cơ sở lý luận và thực tiễn quản lý hệ thống thoát nước TP Hòa Bình – tỉnh Hòa Bình. Chương III: Đề xuất giải pháp quản lý hệ thống thoát nước TP Hòa Bình – tỉnh Hòa Bình. THÔNG BÁO Để xem được phần chính văn của tài liệu này, vui lòng liên hệ với Trung Tâm Thông tin Thư viện – Trường Đại học Kiến trúc Hà Nội. Địa chỉ: T.13 – Nhà H – Trường Đại học Kiến trúc Hà Nội Đ/c: Km 10 – Nguyễn Trãi – Thanh Xuân Hà Nội. Email: digilib.hau@gmail.com TRUNG TÂM THÔNG TIN THƯ VIỆN 94 KẾT LUẬN 1. Hiện nay trên thế giới sử dụng nhiều loại hệ thống thoát nước như : hệ thống thoát nước chung, hệ thống thoát nước riêng hoàn toàn, hệ thống thoát nước nửa riêng. Ở các đô thị Việt Nam chủ yếu đã sử dụng hệ thống thoát nước chung hoặc hệ thống thoát nước hỗn hợp. Hệ thống thoát nước là một trong những điểm còn yếu kém của hệ thống hạ tầng đô thị Việt Nam. Hầu hết các hệ thống thoát nước chung đều đã được xây dựng lâu năm và đều đã xuống cấp. 2. Thoát nước đô thị giữ một vai trò quan trọng trong kết cấu hạ tầng đô thị, thoát nước là một trong những yếu tố chính tạo nên hoạt động của một đô thị. Quản lý thoát nước đô thị là một trong những giải pháp quản lý môi trường đô thị nhằm đạt mục tiêu phát triển kinh tế, xã hội bền vững, bảo vệ sức khỏe, nâng cao chất lượng cuộc sống của nhân dân và bảo vệ nguồn tài nguyên nước. 3. Xuất phát từ những vấn đề còn tồn tại, yếu kém trong công tác quản lý, việc nghiên cứu đề xuất giải pháp quản lý hệ thống thoát nước thành phố Hòa Bình là một đòi hỏi cần thiết và cấp bách nhằm khai thác và sử dụng có hiệu quả các công trình thoát nước cũng như các nguồn vốn đầu tư cho xây dựng và quản lý hệ thống thoát nước thành phố Hòa Bình. 4. Với mô hình tổ chức quản lý hệ thống thoát nước hiện nay tại thành phố Hòa Bình chưa thực sự đáp ứng được yêu cầu kỹ thuật và chất lượng quản lý, sử dụng cũng như chưa đáp ứng được tốc độ phát triển đô thị mới. Việc đưa ra đề xuất về các giải pháp kỹ thuật, giải pháp đổi mới cơ cấu, cơ chế cơ quan quản lý thoát nước thành phố Hòa Bình, sửa đổi bổ sung cơ chế chính sách về thoát nước cũng như xã hội hóa các dịch vụ thoát nước có sự tham gia của cộng đồng như tác giả đề xuất trong luận văn này sẽ phù hợp với 95 thành phố Hòa Bình, khắc phục được các vấn đề còn tồn tại trong việc quản lý hệ thống thoát nước thành phố. 5. Nâng cao chất lượng dịch vụ thoát nước sẽ góp phần vào sự phát triển bền vững của đô thị. Điều này đồng nghĩa với việc thực sự cần phải đổi mới cơ chế chính sách quản lý thoát nước cho phù hợp với thực tế từng địa phương. Một trong những vấn đề này là việc đề xuất thu phí thoát nước mưa bên cạnh việc thu phí thoát nước thải và phí bảo vệ môi trường đối với nước thải theo pháp luật quy định để đảm bảo cho hoạt động dịch vụ thoát nước có hiệu quả. 96 KIẾN NGHỊ Trên cơ sở nghiên cứu đề xuất giải pháp quản lý hệ thống thoát nước thành phố Hòa Bình, tác giả kiến nghị bổ sung để hoàn chỉnh cơ cấu tổ chức và cơ chế quản lý đối với công tác quản lý hệ thống thoát nước thành phố Hòa Bình. 1. UBND tỉnh Hòa Bình cần sớm có chủ trương, chính sách khai thác mọi nguồn vốn đầu tư phát triển và quản lý hệ thống thoát nước trên toàn tỉnh nói chung và thành phố Hòa Bình nói riêng, đồng thời ban hành quy chế quản lý và sử dụng các nguồn vốn và ban hành chính sách, chế độ thu và sử dụng phí nước thải, phí bảo vệ môi trường đối với nước thải. Cần quan tâm hơn nữa đến nguồn tài chính cho hoạt động quản lý thoát nước đô thị, tạo điều kiện cho các đơn vị quản lý hệ thống thoát nước tự chủ về tài chính. 2. Huy động sự tham gia của cộng đồng vào công tác quản lý hệ thống thoát nước. Hỗ trợ việc áp dụng các công nghệ mới vào công tác khai thác, quản lý kỹ thuật hệ thống thoát nước. 3. Các sở, ban, ngành của tỉnh cũng như các cấp chính quyền và cộng đồng dân cư cần nâng cao ý thức trách nhiệm trong việc phối hợp với cơ quan quản lý thoát nước nhằm thực hiện tốt mục tiêu khai thác và sử dụng có hiệu quả hệ thống thoát nước. 4. Tăng cường công tác tuyên truyền giáo dục ý thức cộng đồng, đẩy mạnh công tác đào tạo và bồi dưỡng cán bộ quản lý có trình độ chuyên môn. TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. Bộ Tài nguyên và Môi trường (2011), QCVN 40:2011/BTNMT: Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về nước thải công nghiệp. 2. Bộ Tài chính, Thông tư số 88/2012/TT-BTC ngày 28/5/2012 về việc ban hành khung giá tiêu thụ nước sạch sinh hoạt. 3. Bộ Xây dựng (1997), Quy chuẩn xây dựng Việt Nam, tập 1, Nhà xuất bản Xây dựng. 4. Bộ Xây Dựng (2008), QCXDVN 01:2008/BXD: Quy chuẩn xây dựng Việt Nam về Quy hoạch xây dựng. 5. Bộ Xây dựng (1984), Thoát nước mạng lưới bên ngoài và công trình 20TCVN 51-84, Hà Nội. 6. Bộ Xây dựng (2010), QCVN 07:2010/BXD: Quy chuẩn kỹ thuật Quốc gia các công trình hạ tầng kỹ thuật đô thị. 7. Công ty TNHH 1TV Thoát nước Hà Nội (2009), Báo cáo công tác quản lý hệ thống thoát nước và bảo vệ môi trường trên địa bàn Thành phố. 8. Công ty Môi trường đô thị Vĩnh Yên (2009), Báo cáo công tác quản lý hệ thống thoát nước và vệ sinh môi trường trên địa bàn thành phố, thị xã. 9. Công ty Cổ phần Môi trường Đô thị Hòa Bình (2009), Báo cáo công tác quản lý hệ thống thoát nước và vệ sinh môi trường trên địa bàn thành phố. 10. Chính phủ, Nghị định số 80/2014/NĐ-CP về thoát nước và xử lý nước thải. 11. Chính phủ (2007), Nghị định số 88/2007/NĐ-CP ngày 28/05/2007 về thoát nước đô thị và khu công nghiệp. 12. Chính phủ (2003), Nghị định 67/2003/NĐ-CP về phí bảo vệ môi trường đối với nước thải. 13. Chính phủ (2009), Quyết định 1930/2009/QĐ-TTq, về việc phê duyệt định hướng phát triển thoát nước đô thị và khu công nghiệp Việt Nam đến năm 2025 và tầm nhìn đến năm 2050. 14. Đồ án điều chỉnh quy hoạch chung xây dựng TP Hòa Bình – tỉnh Hòa Bình đến năm 2025. 15. Hoàng Văn Huệ, Thoát nước – Tập 1: Mạng lưới thoát nước, Nhà xuất bản khoa học và kỹ thuật. 16. Lê Văn Nãi (1999), Bảo vệ môi trường trong xây dựng cơ bản, Nhà xuất bản Khoa học và kỹ thuật. 17. Mai Liên Hương, Nghiên cứu một số giải pháp quy hoạch cải tạo hệ thống thoát nước nhằm cải thiện vệ sinh sông hồ ở các đô thị Việt Nam, Luận án tiến sĩ, ĐH Kiến trúc Hà Nội 2006. 18. Nguyễn Ngọc Châu (2001), Quản lý đô thị, Nhà xuất bản Xây dựng. 19. Nguyễn Thế Bá (1998), Quy hoạch xây dựng và phát triền đô thị, Nhà xuất bản Xây dựng. 20. Nguyễn Thị Ngân (2011), Luận văn thạc sĩ:Quản lý hệ thống thoát nước thành phố Tuyên Quang – tỉnh Tuyên Quang, Trường Đại học Kiến trúc Hà Nội. 21. Phạm Trọng Mạnh (2006), Quản lý hạ tầng kỹ thuật, Nhà xuất bản Xây dựng. 22. Trần Thị Hường, Nguyễn Lâm Quảng, Nguyễn Quốc Hùng, Bùi Khắc Toàn, Cù Huy Đấu (2009), Hoàn thiện kỹ thuật khu đất xây dựng đô thị, Nhà xuất bản Xây dựng. 23. Trần Văn Nhân, Ngô Thị Nga (1999), Giáo trình công nghệ xử lý nước thải, NXB Khoa học và Kỹ thuật. 24. TCVN 5576:1991: Hệ thống cấp thoát nước – Quy phạm quản lý kỹ thuật. 25. TCVN 5945:2005: Nước thải công nghiệp – Tiêu chuẩn thải. 26. Trung tâm đào tạo ngành nước và môi trường, Sổ tay xử lý nước tập 1, tập 2, Nhà xuất bản Xây dựng. 27. Vũ Cao Đàm (2008), Phương pháp luận nghiên cứu khoa học, Nhà xuất bản khoa học và kỹ thuật. 28. Ủy ban Nhân dân tỉnh Hòa Bình (2011), Quyết định số 1354/QĐ- UBND ngày 03/08/2011 về việc duyệt đồ án điều chỉnh quy hoạch chung xây dựng thành phố Hòa Bình đến năm 2025. 29. Ủy ban Nhân dân tỉnh Hòa Bình (2013), Quyết định số 382/QĐ-UBND ngày 02/04/2013 về việc phê duyệt danh sách các cơ sở gây ô nhiễm môi trường nghiêm trọng trên địa bàn tỉnh Hòa Bình năm 2012 cần xử lý. 30. Website của công ty TNHH Một thành viên Thoát nước Hải Phòng: thoatnuochp.com.vn

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfnguyenduloan_tomtat_0548_2058161.pdf
Tài liệu liên quan