Giải quyết xung đột pháp luật và xung đột thẩm quyền về nuôi con nuôi có yếu tố nước ngoài trong tư pháp quốc tế

Tuyệt đại đa số các nước đều áp dụng hệ thuộc “nơi thực hiện việc nuôi con nuôi” (nơi xảy ra hành vi pháp lý) để xác định pháp luật áp dụng đối với hệ quả pháp lý của việc nuôi con nuôi. Trong các Hiệp định hợp tác về nuôi con nuôi giữa Việt Nam với các nước cũng áp dụng hệ thuộc này. Điều đó hiểu rằng, trong trường hợp trẻ em Việt Nam được nhận làm con nuôi tại các nước đã ký kết Hiệp định hợp tác về nuôi con nuôi với Việt Nam, thì hệ quả pháp lý của việc nuôi con nuôi đó sẽ được xác định theo pháp luật của nước ký kết, nơi thường trú của cha mẹ nuôi. Như vậy, Việt Nam đã chấp nhận toàn bộ nội dung của hệ quả pháp lý phát sinh từ việc cho trẻ em Việt Nam làm con nuôi tại nước ký kết Hiệp định, tất nhiên, bao gồm cả việc chấm dứt hoàn toàn quan hệ pháp lý tồn tại trước đó giứa cha mẹ đẻ và trẻ em, trong đó có quan hệ thừa kế theo pháp luật.

 

 

doc7 trang | Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 5913 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giải quyết xung đột pháp luật và xung đột thẩm quyền về nuôi con nuôi có yếu tố nước ngoài trong tư pháp quốc tế, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
GIẢI QUYẾT XUNG ĐỘT PHÁP LUẬT VÀ XUNG ĐỘT THẨM QUYỀN VỀ NUÔI CON NUÔI CÓ YẾU TỐ NƯỚC NGOÀI TRONG TƯ PHÁP QUỐC TẾ NGUYỄN CÔNG KHANH Phó Cục trưởng Cục Con nuôi quốc tế, Bộ Tư pháp Việt Nam Quan hệ nuôi con nuôi trong tư pháp quốc tế Việt Nam là quan hệ nuôi con nuôi có yếu tố nước ngoài, tức là nuôi con nuôi giữa công dân Việt Nam với người nước ngoài – xét theo nghĩa hẹp. Tuy rằng Việt Nam chưa ban hành đạo luật riêng về tư pháp quốc tế để điều chỉnh tất cả các quan hệ dân sự theo nghĩa rộng có yếu tố nước ngoài, trong đó có quan hệ nuôi con nuôi, song trên thực tế, các quan hệ này đã được điều chỉnh “lồng ghép” trong các văn bản pháp luật dân sự của Việt Nam. Các quan hệ nuôi con nuôi có yếu tố nước ngoài được điều chỉnh chủ yếu trong Bộ luật dân sự; Luật hôn nhân và gia đình (chương XI); Nghị định 68/2002/NĐ-CP và đặc biệt, trong các hiệp định song phương về tương trợ tư pháp và hợp tác về nuôi con nuôi giữa Việt Nam với các nước (xin lưu ý, cho đến nay, Việt Nam chưa là thành viên của bất kỳ điều ước quốc tế đa phương nào trong lĩnh vực tư pháp quốc tế liên quan đến vấn đề nuôi con nuôi). Dưới góc độ tư pháp quốc tế, theo tôi, có hai vấn đề cơ bản cần xem xét giải quyết khi đề cập đến quan hệ nuôi con nuôi có yếu tố nước ngoài là: lựa chọn pháp luật áp dụng đối với các vấn đề xoay quanh quan hệ nuôi con nuôi (như điều kiện nuôi con nuôi – đối với người xin nhận con nuôi, đối với trẻ em; sự đồng ý cho trẻ em làm con nuôi; hệ quả pháp lý của việc nuôi con nuôi) và lựa chọn cơ quan có thẩm quyền giải quyết các việc về nuôi con nuôi của Việt Nam hay của nước ngoài (cơ quan hành chính đối với việc đăng ký hộ tịch và cơ quan tố tụng đối với tranh chấp về nuôi con nuôi). Đó là những vấn đề, tuy được quy định trong pháp luật Việt Nam hiện nay liên quan đến chế định nuôi con nuôi dưới khía cạnh tư pháp quốc tế, nhưng chắc chắn rằng, chưa hoàn toàn đầy đủ và ở mức độ nhất định, còn có tính áp đặt chủ quan, mang nặng tư duy pháp lý của một nước cho trẻ em làm con nuôi là chủ yếu (nước gốc). 1. Luật nhân thân (lex personalis) – nguyên tắc cơ bản được lựa chọn để giải quyết xung đột pháp luật về nuôi con nuôi Phù hợp với tư pháp quốc tế của nhiều nước, tư pháp quốc tế Việt Nam cũng thừa nhận và áp dụng hệ thuộc Luật Nhân thân (lex personalis) như một hệ thuộc cơ bản để giải quyết xung đột pháp luật trong các quan hệ về nuôi con nuôi có yếu tố nước ngoài, như xung đột về điều kiện nuôi con nuôi, về các hệ quả pháp lý của việc nuôi con nuôi. 1.1. Điều kiện nuôi con nuôi 1.1.1. Đối với người xin nhận con nuôi - Theo Điều 105 Luật Hôn nhân và gia đình năm 2000 (HNGĐ), có hai hệ thuộc cùng được áp dụng để xác định điều kiện nuôi con nuôi đối với người xin nhận con nuôi là pháp luật Việt Nam và pháp luật của nước mà người xin nhận con nuôi có quốc tịch (Lex Nationalis). - Theo Điều 37 Nghị định 68/2002/NĐ-CP, cũng có hai hệ thuộc cùng được áp dụng để xác định điều kiện nuôi con nuôi đối với người xin nhận con nuôi thường trú (Lex Domicili). - Trong các Hiệp định tương trợ tư pháp giữa Việt Nam với các nước (Nga, Séc, Xlôvakia, Bungary, Hungary, Ucraina, Cuba,…), áp dụng hệ thuộc luật quốc tịch (Lex Nationalis) của người xin nhận con nuôi để xác định điều kiện nuôi con nuôi đối với người đó; riêng Hiệp định tương trợ tư pháp với Lào thì áp dụng hệ thuộc luật quốc tịch của trẻ em được xin làm con nuôi. - Còn trong các Hiệp định hợp tác về nuôi con nuôi giữa Việt Nam với các nước (Pháp, Italia, Đan Mạch, Ailen, Thụy Điển, Bỉ), cũng áp dụng hai hệ thuộc để xác định điều kiện nuôi con nuôi đối với người xin nhận con nuôi là pháp luật của Nước nhận (nơi người xin con nuôi thường trú) và pháp luật của Nước gốc (nơi trẻ em thường trú và có quốc tịch). Như vậy, trong tư pháp quốc tế Việt Nam, hệ thuộc luật nhân thân của người xin con nuôi (Lex Personalis) là hệ thuộc cơ bản được thống nhất áp dụng để xác định điều kiện nuôi con nuôi đối với người xin nhận con nuôi. Tuy nhiên, thực tiễn thi hành các quy định trên đây, đôi khi cũng nảy sinh những khó khăn, phức tạp, bởi các quy định trên đây, tưởng như chặt chẽ và phù hợp với thông lệ quốc tế, nhưng bản thân nó lại chứa đựng những điểm mâu thuẫn hoặc không rõ ràng, gây khó khăn trong việc áp dụng. Đó là việc áp dụng quy định tại Điều 105 khoản 1 của Luật hôn nhân và gia đình và Điều 37 của Nghị định 68/2002/NĐ-CP. Ví dụ, trong việc xác định pháp luật áp dụng về điều kiện nuôi con nuôi đối với một công dân Nga nhưng thường trú tại Pháp, muốn xin nhận trẻ em Việt Nam thường trú tại Việt Nam làm con nuôi. Về nguyên tắc, trước hết, người đó phải đáp ứng đủ các điều kiện nuôi con nuôi theo pháp luật Việt Nam (Điều 69 Luật hôn nhân và gia đình). Ngoài ra, theo Điều 105 của Luật Hôn nhân và gia đình, người đó còn phải tuân theo pháp luật của Nga về nuôi con nuôi (theo hệ thuộc lex nationalis). Điều đó cũng phù hợp với quy định tại Điều 28 khoản 1 Hiệp định tương trợ tư pháp giữa Việt Nam và Nga. Tuy nhiên, vì người đó thường trú tại Pháp, nên người đó lại còn phải tuân theo pháp luật của Pháp (nơi thường trú) về điều kiện nuôi con nuôi (theo Điều 37 Nghị định 68/2002/NĐ-CP và Điều 10 Hiệp định hợp tác về nuôi con nuôi Việt – Pháp). Như vậy, ở đây có ba hệ thống pháp luật cùng được áp dụng để xác định điều kiện nuôi con nuôi đối với cha mẹ nuôi (pháp luật Việt Nam – nơi trẻ em thường trú và có quốc tịch; pháp luật Pháp – nơi người đó thường trú). Vấn đề phức tạp đặt ra là, nếu pháp luật của ba nước này có những quy định khác nhau về điều kiện nuôi con nuôi (mà chắc chắn là khác nhau), thì áp dụng pháp luật nước nào? Điều may mắn là, trong pháp luật Việt Nam có quy định một nguyên tắc “nếu điều ước quốc tế mà Việt Nam ký kết hoặc gia nhập có quy định khác, thì áp dụng quy định của điều ước quốc tế đó” (Điều 7 khoản 2 Luật HNGĐ, Điều 4 Nghị định 68/2002/NĐ-CP). Nhưng lưu ý là, trong ví dụ trên đây có hai loại điều ước quốc tế của Việt Nam liên quan đến vấn đề chọn luật áp dụng để xác định điều kiện nuôi con nuôi đối với cha mẹ nuôi, trong đó Hiệp định tương trợ tư pháp Việt Nam – Nga thì theo hệ thuốc luật quốc tịch và Hiệp định hợp tác về nuôi con nuôi Việt – Pháp thì theo hệ thuộc luật nơi cư trú. Do đó, câu hỏi tôi muốn đặt ra tại hội thảo này là, sẽ phải áp dụng quy định của hiệp định nào trên đây để xác định điều kiện nuôi con nuôi đối với trường hợp cụ thể trong ví dụ nêu trên? 1.1.2. Đối với trẻ em được cho làm con nuôi Trong tất cả các Hiệp định hợp tác về nuôi con nuôi giứa Việt Nam với các nước, đều thống nhất áp dụng pháp luật của Nước gốc (nước mà trẻ em có quốc tịch và thường trú) để xác định điều kiện của trẻ em được cho làm con nuôi. Điều kiện cho trẻ em Việt Nam làm con nuôi được quy định tại Điều 68 Luật Hôn nhân và gia đình và Điều 36 Nghị định 68/2002/NĐ-CP. Điều này cũng phù hợp với thông lệ quốc tế ở chỗ, trên nguyên tắc chủ quyền quốc gia, mỗi nước đều có quyền đặt ra những điều kiện, tiêu chuẩn và đối tượng của trẻ em được cho làm con nuôi, có thể theo hướng mở rộng hoặc hạn chế, tùy thuộc vào điều kiện đối với trẻ em được cho làm con nuôi là theo hướng “mở rộng có điều kiện”, bảo đảm chặt chẽ, tránh bị lợi dụng. 1.2. Về sự đồng ý cho trẻ em làm con nuôi Về sự đồng ý của những người có quyền cho trẻ em làm con nuôi, cũng như hình thức thể hiện sự đồng ý đó, theo thực tiễn tư pháp quốc tế ở nhiều nước hiện nay, phải tuân theo pháp luật của nước nơi trẻ em đó có quốc tịch và thường trú (Nước gốc). Trong các Hiệp định về nuôi con nuôi của Việt Nam được xin làm con nuôi, thì sự đồng ý của những người có quyền cho trẻ em làm con nuôi, kể cả của bản thân trẻ em đó (từ đủ 9 tuổi trở lên) và hình thức thể hiện sự đồng ý đó (bằng văn bản), phải tuân theo pháp luật Việt Nam (Nước gốc). Quy định này cũng được thể hiện thống nhất trong các hiệp định hợp tác về nuôi con nuôi của Việt Nam với các nước. Tuy nhiên, trên thực tế, trong quá trình thực hiện, vẫn có những vướng mắc nhất định. Đó là trong việc đồng ý cho trẻ em làm con nuôi theo hình thức “trọn vẹn”, nhiều khi cha mẹ đẻ hoặc những người có quyền khác, không nhận thức được một cách đầy đủ những hệ quả pháp lý của việc nuôi con nuôi trọn vẹn là như thế nào. Do đó, trong biểu mẫu giấy tờ về sự đồng ý của những người này, các cơ quan có thẩm quyền của các nước đã ký kết hiệp định con nuôi với Việt Nam đều yêu cầu phía Việt Nam phải đưa thêm một câu là “… sau khi đã nhận thức một cách đầy đủ về các hệ quả pháp lý của việc nuôi con nuôi, tôi hoàn toàn tự nguyện đồng ý cho con tôi làm con nuôi theo hình thức trọn vẹn…”. Tôi cho rằng, cách làm này cũng là cần thiết, nhưng chỉ là biện pháp tình thế và có phần áp đặt. Cần tính đến giải pháp lâu dài và an toàn hơn. 1.3. Hệ quả pháp lý của việc nuôi con nuôi 1.3.1. Nội dung các hệ quả pháp lý của việc nuôi con nuôi Theo pháp luật của nhiều nước hiện nay, tùy thuộc vào mỗi hình thức nuôi con nuôi (đơn giản hay trọn vẹn), có thể làm phát sinh các hệ quả pháp lý sau đây: - Quan hệ pháp lý cha mẹ và con (đầy đủ) giữa cha mẹ nuôi và con nuôi: quan hệ cấp dưỡng, quyền đại diện theo pháp luật, quyền đại diện theo pháp luật, quyền thừa kế tài sản… - Trẻ em mặc nhiên có quốc tịch của cha mẹ nuôi. - Chấm dứt quan hệ pháp lý tồn tại trước đó giữa cha mẹ đẻ (và họ hàng gốc) với trẻ em được cho làm con nuôi, kể cả quan hệ thừa kế theo pháp luật. 1.3.2. Pháp luật áp dụng Tuyệt đại đa số các nước đều áp dụng hệ thuộc “nơi thực hiện việc nuôi con nuôi” (nơi xảy ra hành vi pháp lý) để xác định pháp luật áp dụng đối với hệ quả pháp lý của việc nuôi con nuôi. Trong các Hiệp định hợp tác về nuôi con nuôi giữa Việt Nam với các nước cũng áp dụng hệ thuộc này. Điều đó hiểu rằng, trong trường hợp trẻ em Việt Nam được nhận làm con nuôi tại các nước đã ký kết Hiệp định hợp tác về nuôi con nuôi với Việt Nam, thì hệ quả pháp lý của việc nuôi con nuôi đó sẽ được xác định theo pháp luật của nước ký kết, nơi thường trú của cha mẹ nuôi. Như vậy, Việt Nam đã chấp nhận toàn bộ nội dung của hệ quả pháp lý phát sinh từ việc cho trẻ em Việt Nam làm con nuôi tại nước ký kết Hiệp định, tất nhiên, bao gồm cả việc chấm dứt hoàn toàn quan hệ pháp lý tồn tại trước đó giứa cha mẹ đẻ và trẻ em, trong đó có quan hệ thừa kế theo pháp luật. Nhưng điều quan trọng cần lưu ý là, hiện nay trong pháp luật Việt Nam, chưa có văn bản pháp luật nàp quy định một cách đầy đủ, rõ ràng về những hệ quả pháp lý của việc nuôi con nuôi giống như pháp luật nhiều nước quy định, ngoại trừ quy định tại Điều 74 và Điều 75 của Luật hôn nhân và gia đình. Nhưng hai điều này cũng chỉ quy định một cách chung chung rằng, sau khi việc nuôi con nuôi được đăng ký tại cơ quan nhà nước có thẩm quyền, thì giữa người nuôi và con nuôi phát sinh đầy đủ các quyền và nghĩa vụ giữa cha mẹ và con theo quy định của pháp luật; cha mẹ nuôi có quyền thay đổi họ tên cho con nuôi. Còn các hệ quả pháp lý khác thì không được quy định. Mặt khác, theo quy định tại Điều 679 và Điều 681 Bộ luật dân sự Việt Nam năm 1995, thì có thể gián tiếp hiểu rằng, pháp luật Việt Nam vẫn cho phép cha mẹ đẻ và trẻ em (được cho làm con nuôi) duy trì các quan hệ pháp lý của cha mẹ và con. Tức là, trẻ em được cho làm con nuôi vẫn duy trì quan hệ pháp lý với cha mẹ đẻ, kể cả quan hệ thừa kế theo pháp luật (vì pháp luật vẫn thừa nhận họ cùng ở hàng thừa kế thứ nhất). Đây là một thực trạng gây nhiều khó khăn, phức tạp không chỉ cho vấn đề nuôi con nuôi trong nước (giữa công dân Việt Nam với nhau), mà nhất là vấn đề nuôi con nuôi có yếu tố nước ngoài. Vì thế, để giải quyết vấn đề này, giải pháp tối ưu được đưa vào các hiệp định hợp tác về nuôi con nuôi là xây dựng quy phạm xung đột, dẫn chiếu đến pháp luật của Nước nhận để xác định các hệ quả pháp lý của việc nuôi con nuôi. Giải pháp này được 6 nước đã ký kết hiệp định với Việt Nam hoàn toàn ủng hộ. Tuy nhiên, trong quá trình đàm phán, trao đổi với một số nước khác, nhất là Canađa (Quê bếc), giải pháp xây dựng quy phạm xung đột lại không được phía Canađa ủng hộ. Đó cũng là sự khác nhau cơ bản trong dự thảo hiệp định hợp tác về nuôi con nuôi Việt Nam – Canađa hiện nay. 2. Lựa chọn cơ quan có thẩm quyền Giải quyết xung đột về thẩm quyền đối với vấn đề con nuôi quốc tế là nội dung quan trọng thứ hai của tư pháp quốc tế Việt Nam điều chỉnh quan hệ nuôi con nuôi có yếu tố nước ngoài. Trong phạm vi bài viết này, tôi xin phép không đề cập đến thẩm quyền xét xử của Toà án Việt Nam đối với các tranh chấp về nuôi con nuôi có yếu tố nước ngoài, mà chỉ đề cập đến thẩm quyền giải quyết việc nuôi con nuôi, tức là quyền quyết định cho người nước ngoài nhận trẻ em Việt Nam làm con nuôi. 2.1. Cơ sở pháp lý và căn cứ xác định thẩm quyền Việc xác định thẩm quyền giải quyết vấn đề con nuôi quốc tế ở Việt Nam hiện nay dựa trên cơ sở pháp lý sau: 2.1.1. Pháp luật Việt Nam - Luật hôn nhân và gia đình năm 2000: Điều 102 (Ủy ban nhân dân cấp tỉnh, Cơ quan đại diện ngoại giao, Cơ quan Lãnh sự Việt Nam ở nước ngoài). - Nghị định 68/2002/NĐ-CP: Điều 39 (Ủy ban nhân dân cấp tỉnh – thẩm quyền theo địa hạt, nơi cư trú của trẻ em được cho làm con nuôi). 2.1.2. Hiệp định tương trợ tư pháp Trong các Hiệp định tương trợ tư pháp giữa Việt Nam với các nước, việc xác định thẩm quyền giải quyết vấn đề nuôi con nuôi dựa trên các căn cứ sau: - Quốc tịch của cha mẹ nuôi. - Nơi thường trú chung của cha mẹ nuôi, nếu hai người khác quốc tịch. - Quốc tịch của con nuôi hoặc nơi thường trú của con nuôi. 2.1.3. Hiệp định hợp tác về nuôi con nuôi Trong các Hiệp định hợp tác về nuôi con nuôi giữa Việt Nam với các nước phân biệt hai giai đoạn (hai thủ tục) trong quá trình giải quyết việc nuôi con nuôi, tương ứng với mỗi giai đoạn là thuộc thẩm quyền của các nước khác nhau và do các cơ quan khác nhau thực hiện. - Thẩm quyền (quyết định) cho trẻ em làm con nuôi và tiến hành thủ tục giao nhận con nuôi, thuộc Nước ký kết mà trẻ em là công dân (Nước gốc). Đối với Việt Nam, thẩm quyền quyết định việc cho trẻ em Việt Nam làm con nuôi người nước ngoài thuộc Ủy ban nhân dân cấp tỉnh, nơi thường trú của trẻ em đó; thủ tục giao nhận con nuôi do Sở Tư pháp tiến hành. - Thẩm quyền công nhận việc nuôi con nuôi, cũng như các hệ quả pháp lý của việc nuôi con nuôi, thuộc Nước ký kết nơi tiến hành việc nuôi con nuôi (Nước nhận). Đối với Việt Nam, thẩm quyền này cũng thuộc Ủy ban nhân dân cấp tỉnh, nơi thường trú của con nuôi (cùng với cha mẹ nuôi). 3. Các điều kiện bảo đảm tính khả thi của quy phạm xung đột về nuôi con nuôi trong tư pháp quốc tế 3.1. Cần thừa nhận một nguyên tắc quan trọng: Xung đột pháp luật trong các quan hệ dân sự có yếu tốc nước ngoài nói chung, trong quan hệ nuôi con nuôi nói riêng là một hiện tượng thực tế tất yếu, khách quan trong bối cảnh mở rộng quan hệ đối ngoại giữa các quốc gia. Giải quyết xung đột pháp luật bằng phương pháp xung đột (xây dựng các quy phạm xung đột làm cơ sở lựa chọn pháp luật áp dụng) là giải pháp hữu hiệu nhất đã được các quốc gia thừa nhận và áp dụng hàng trăm năm nay. 3.2. Tính khả thi của quy phạm xung đột, phụ thuộc vào nhiều yếu tố, song quan trọng nhất là: - Pháp luật xung đột phải đầy đủ, đồng bộ; - Pháp luật nội dung phải thống nhất, rõ ràng; - Pháp luật thủ tục phải công khai, minh bạch. Các điều kiện nêu trên được gọi mà “sự hội tụ Tam Quy kỳ diệu”, bảo đảm tối đa cho tính khả thi của tư pháp quốc tế nói chung. Tóm lại, chừng nào con xung đột pháp luật, chừng đó việc xây dựng và áp dụng các quy phạm xung đột trong tư pháp quốc tế còn được xem như là một “nghệ thuật” lựa chọn kiểu mẫu!

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docGiải quyết xung đột pháp luật và xung đột thẩm quyền về nuôi con nuôi có yếu tố nước ngoài trong tư pháp quốc tế.doc
Tài liệu liên quan