Giải thoát trong phật giáo và cứu độ trong kitô giáo theo chiều hướng hiện sinh

Nhập thể, Thập giá và Phục sinh là những mầu nhiệm trung tâm và chính yếu của Kitô giáo. Nếu không có những mầu nhiệm này thì cũng không có Kitô giáo. Nói khác đi, không có Nhập thể và Phục sinh thì cũng không có ơn cứu độ. Ðức Kitô nhập thể vào đời, chia sẻ thân phận làm người, chịu chết ô nhục trên cây Thập tự, chính là vì yêu thương con người và để cứu độ con người. Chính nhờ cái chết và sự Phục sinh vinh hiển của Ngài mà nhân loại được chia sẻ vinh quang danh dự với Ngài bên hữu Chúa Cha. Ðây là điểm khác biệt, đồng thời cũng là nét tinh hoa và độc đáo của Kitô giáo so với các tôn giáo khác.

Cứu độ ở đây không chỉ là cứu vớt linh hồn, mà còn cứu cả thân xác. Không chỉ xóa sạch tội lỗi mà còn thông ban sự sống cho con người. Ðức Kitô đến cứu độ trần gian qua việc khử thiêng thế giới vật chất, xếp đặt lại trật tự tự nhiên, đem lại giá trị cho thế giới vật chất này, đồng thời làm cho toàn thể tạo thành được thông phần vinh quang với Thiên Chúa trong "trời mới đất mới". Ðặc biệt là hướng lịch sử thế giới này đi vào trong chương trình cứu độ của Thiên Chúa.

Theo thần học Thánh Phao lô, đặc biệt là qua hai thư Rôma và Galata, con người được cứu độ hay được "công chính hóa" là nhờ đức tin, chứ không do chế độ lề luật (Rm 1, 16-17; 3,27-31; 4,1), được cứu độ là được giải thoát khỏi tội lỗi, sự chết và ách nô lệ của lề luật, được biến đổi thành tạo vật mới, được giao hòa với Thiên Chúa, được làm con Chúa, và được hưởng ân sủng và bình an (x. Rm 5,12-21).

 

docx73 trang | Chia sẻ: oanh_nt | Lượt xem: 4967 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Giải thoát trong phật giáo và cứu độ trong kitô giáo theo chiều hướng hiện sinh, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
, chính Ðức Kitô thực hiện ơn Cứu chuộc cho toàn thể nhân loại qua cái chết và sự phục sinh của Ngài[69]. Người Kitô hữu được "mua" hoặc "chuộc" có nghĩa là người Kitô hữu thuộc về Thiên Chúa và được cứu thoát khỏi ách nô lệ cũng như cảnh lưu đày, tội lỗi và chết chóc. Cứu rỗi: từ này tương ứng với từ Yacha của Hípri và từ Sozein của Hylạp. Cứu rỗi nghĩa là được cứu khỏi một tai họa, một cơn nguy khốn, chẳng hạn như : lưu đày, chiến tranh, bệnh tật, chết chóc... Thiên Chúa Cứu có nghĩa là đưa con người thoát ra khỏi cảnh nô lệ, khổ đau và cái chết, đem con người đến một cuộc sống tự do, an vui và hạnh phúc[70]. Theo Kinh Thánh Cựu ước, Gia-vê Thiên Chúa chính là Ðấng cứu độ, Ðấng giải phóng, vì Ngài đã giải thoát dân Israel ra khỏi cảnh nô lệ Ai cập (Xh 12-14; Lc  24,21), bảo vệ họ khỏi quân thù xung quanh, và đưa họ về miền đất tự do an vui, hạnh phúc.  Theo Mặc khải Kitô giáo, ơn cứu độ được trình bày như là một chương trình, một kế độ Thiên Chúa thực hiện cho loài người. Lịch sử Cứu Ðộ ấy được khởi đi từ  lời hứa "Tiền Tin Mừng" trong sách Sáng Thế 3,15: Giavê Thiên Chúa sẽ cho xuất hiện trong dòng dõi Evà một người, và người ấy sẽ "đạp nát đầu con rắn". Từ lời "hứa tiên khởi" ấy, Thiên Chúa thực hiện chương trình cứu độ một cách tiệm tiến qua việc thiết lập giao ước với các tổ Phụ. Trước hết, Thiên Chúa ký kết giao ước với Ông Nô-ê, người đại diện cho toàn thể nhân loại (St 8,21; 9,9-10); qua giao ước này, Thiên Chúa không bao giờ hủy diệt nhân loại nữa. Rồi giao ước với tổ Phụ Abraham, người đại diện cho những kẻ tin; qua giao ước này, Thiên Chúa hứa ban một dòng dõi, một vùng đất chảy sữa và mật, kèm theo lời chúc phúc cho muôn dân (x. Xh 12,2-3,7). Tiếp theo là giao ước với Môsê, vị thủ lãnh dân tộc Israel; qua giao ước này, Thiên Chúa đích thân thành lập một quốc gia, tuyển chọn một Dân riêng và ban truyền lề luật cho Dân Ngài tuyển chọn (x. Xh 19, 5tt.). Sau khi đã thiết lập giao ước với dân riêng, Thiên Chúa không ngừng thực hiện các lời giao ướ c ấy qua dòng lịch sử thăng trầm, bằng việc tuyển chọn các thủ lãnh và các ngôn sứ để các ngài nhắc lại "lời hứa" cho dân và hướng dẫn dân trung thành với lời giao ước. Ðặc biệt, Thiên Chúa đã thiết lập một vương triều vĩnh viễn với Nhà Israel qua việc xức dầu tấn phong David làm vua, với lời hứa: "vương trượng sẽ không rời khỏi nhà David" (x. 2Sm 1,14-15). Qua ngôn sứ Isaia, Thiên Chúa hứa ban "Ðấng cứu độ" là Emmanuel cho mọi dân nước (x. Is 7,14). Như vậy, theo Cựu Ước, được cứu độ hay giải thoát là: cứu khỏi ách nô lệ Ai cập (Ðnl 7,8; 15,15); khỏi cảnh lưu đày ở Babylon (Is 41,14; 43,1); được thoát khỏi tình trạng nguy hiểm nào đó, chẳng hạn như chiến tranh, bệnh tật, đau khổ, nghèo đói; và sâu xa nhất là cứu khỏi tội lỗi (Tv 130,8). Tuy nhiên, Cựu Ước chỉ là giai đoạn chuẩn bị và dọn đường cho Ðấng cứu độ đến. Phải đợi đến Tân Ước, khi Ðức Kitô, Ngôi Lời nhập thể làm người và ở giữa chúng ta (x. Ga 1, 1-18), thì ơn cứu độ mới được thực hiện một cách thành toàn và viên mãn (x. 1Cr 1,30; Cl 1,14). Vâng! Ðức Kitô đã đến trần gian, thiết lập một giao ước mới, giao ước vĩnh cửu muôn đời bằng chính máu thịt Ngài. Nhờ cái chết và sự phục sinh vinh hiển của Ngài mà muôn người được ơn tha tội (x. Mt 26,26-29), được hưởng ơn cứu độ và bình an. Nhờ mầu nhiệm vượt qua, Ðức Giêsu đã giải thoát con người ra khỏi cảnh tối tăm, nô lệ của tội lỗi và tử thần, khôi phục lại tình trạng công chính nguyên thủy cho con người, hướng lịch sử nhân loại đến cùng đích, đem Nước Chúa hiển ngự giữa trần gian, để con người được sống tự do trong Thần Khí và sự thật (x. Ga 4,24). Trong Tân ước, Ðức Kitô không chỉ là Ðấng Cứu Ðộ mà còn là Tin Mừng Cứu độ cho con người. Không những Ngài cứu độ thân xác mà Ngài còn "cứu chữa tâm linh" con người. Do đó, được cứu độ cũng có nghĩa là được "phần rỗi đời đời" hay hạnh phúc Thiên đàng mai sau. Với Ðức Kitô, ơn cứu độ trở nên phổ quát cho mọi người, và được ban một lần cho toàn thể nhân loại, không trừ một ai. Ngài đã hoàn tất chương trình cứu độ của Thiên Chúa và làm trọn lời hứa trong Cựu ước xưa kia. Do đó, ơn cứu độ chính là món quà Thiên Chúa ban cho nhân loại nhờ Ðức Kitô.   2/  Cứu Ðộ theo truyền thống Kitô giáo Tiếp nối Cựu Ước, truyền thống Kitô giáo cũng trình bày ơn "Cứu Ðộ" như là "một lịch sử ", một "chương trình", một "kế độ" của Thiên Chúa. Trương trình ấy được thực hiện qua mầu nhiệm Nhập thể, Tử nạn và Phục sinh của Ðức Giêsu Kitô, Ðấng trung gian duy nhất giữa Thiên Chúa và con người. Nhập thể, Thập giá và Phục sinh là những mầu nhiệm trung tâm và chính yếu của Kitô giáo. Nếu không có những mầu nhiệm này thì cũng không có Kitô giáo. Nói khác đi, không có Nhập thể và Phục sinh thì cũng không có ơn cứu độ. Ðức Kitô nhập thể vào đời, chia sẻ thân phận làm người, chịu chết ô nhục trên cây Thập tự, chính là vì yêu thương con người và để cứu độ con người. Chính nhờ cái chết và sự Phục sinh vinh hiển của Ngài mà nhân loại được chia sẻ vinh quang danh dự với Ngài bên hữu Chúa Cha. Ðây là điểm khác biệt, đồng thời cũng là nét tinh hoa và độc đáo của Kitô giáo so với các tôn giáo khác. Cứu độ ở đây không chỉ là cứu vớt linh hồn, mà còn cứu cả thân xác. Không chỉ xóa sạch tội lỗi mà còn thông ban sự sống cho con người. Ðức Kitô đến cứu độ trần gian qua việc khử thiêng thế giới vật chất, xếp đặt lại trật tự tự nhiên, đem lại giá trị cho thế giới vật chất này, đồng thời làm cho toàn thể tạo thành được thông phần vinh quang với Thiên Chúa trong "trời mới đất mới". Ðặc biệt là hướng lịch sử thế giới này đi vào trong chương trình cứu độ của Thiên Chúa. Theo thần học Thánh Phao lô, đặc biệt là qua hai thư Rôma và Galata, con người được cứu độ hay được "công chính hóa" là nhờ đức tin, chứ không do chế độ lề luật (Rm 1, 16-17; 3,27-31;  4,1), được cứu độ là được giải thoát khỏi tội lỗi, sự chết và ách nô lệ của lề luật, được biến đổi thành tạo vật mới, được giao hòa với Thiên Chúa, được làm con Chúa, và được hưởng ân sủng và bình an (x. Rm 5,12-21). Thánh Kinh, truyền thống Giáo Phụ và Thần học của Giáo hội đều khẳng định ơn Cứu Ðộ là do Ðức Giêsu Kitô thực hiện, Ngài là "Ðấng Cứu Ðộ duy nhất", là "Ðấng trung gian duy nhất giữa Thiên Chúa và loài ngươi" (x 1Tim 2,5). Trong  kinh Tin Kính, Giáo hội tuyên xưng, Ðức Kitô nhập thể làm người là "vì loài người chúng ta và để cứu độ chúng ta". Sách Công Vụ tuyên bố: "Dưới gầm trời này không có ơn cứu độ nào khác ngoài Danh Ðức Giêsu Kitô" (Cv 4,12), Tin Mừng Gioan xác quyết: "Không ai đến được với Cha mà không qua Thầy" (Ga 14,6). Vì thế, muốn được cứu độ, con người phải tin vào Ðức Kitô và lãnh nhận Phép rửa: ai tin và chịu phép rửa sẽ được cứu độ, ai không tin sẽ bị kết án (x, Mc 16,16; Ga 3,5). Dựa vào một số bản văn Kinh thánh, Thánh truyền này, truyền thống Giáo Phụ và thần học Công giáo đã đi đến một kết luận hiển nhiên là: ngoài Giáo hội không có ơn Cứu độ - "Extra Ecclesiam nulla salus". Ðây là mô hình thần học chính thức chung của thế giới Kitô giáo suốt hai mươi thế kỷ qua, mãi cho đến công Ðồng Vat. II. Tuy nhiên, mô hình thần học "loại trừ" này có lẽ không thích hợp với lòng từ bi nhân hậu của Thiên Chúa, "Ðấng muốn cho mọi người được cứu độ" (1Tim 2,4). Vì nếu hiểu như vậy thì số phận của biết bao người cả đời công chính, ăn ngay ở lành bên ngoài Giáo hội sẽ ra sao? Chẳng lẽ hơn 2/3 dân số trên thế giới này sẽ không được lãnh nhận hồng ân cứu độ?  Chẳng lẽ Thiên Chúa giàu lòng thương xót, Ðấng hằng muốn cứu độ mọi người, lại đối xử bất công với người ngoài Giáo hội như vậy sao? Do đó, tư tưởng "truyền thống" này không còn mấy thu hút hay hấp dẫn con người thời đại, đôi khi nó còn ngăn cản tiến trình đối thoại liên tôn và hội nhập Tin Mừng vào lòng văn hóa các dân tộc. Chẳng hạn như Tông huấn gởi các Giáo hội Á châu[71] và mới đây là Tuyên ngôn "Dominus Jesus"[72]. Hai văn kiện này đều lập lại những tư tưởng truyền thống qua kiểu nói: Ðức Giêsu là "Ðấng Cứu Thế duy nhất" của nhân loại (x. EA., số 19-20); Tuyên ngôn Dominus Jesus thì khẳng định lập trường của Giáo hội qua những kiểu nói như: "Ngoài Ðức Giêsu, không ai đem lại ơn cứu độ, vì dưới gầm trời này, không có một danh nào khác đã được ban cho nhân loại để chúng ta nhờ vào đó mà được cứu độ" (DJ. số, 13,2), vì "chỉ có một Thiên Chúa duy nhất, chỉ có một Ðấng trung gian giữa Thiên Chúa và con người, đó là một con người, Ðức Giêsu Kitô, Ðấng tự hiến và làm giá cứu chuộc mọi người" (DJ. số 13, 3). Mặc dù chúng ta không hiểu từ "duy nhất" này theo nghĩa loại trừ "những con đường cứu độ" và giải thoát trong các tôn giáo khác. Những kiểu nói này cũng không sai, xét về khía cạnh thần học (nên khẳng định trong nội bộ Giáo hội thì tốt hơn là công bố cho toàn thế giới). Nhưng xét theo khía cạnh đối thoại, hiệp thông và truyền bá Tin Mừng thì kiểu nói này hơi "cứng rắn", có thể đưa đến những đụng chạm, rất khó được người ngoài Giáo hội đón nhận, nếu không muốn nói là gặp phải sự chống đối. Mà thật sự là thế, tuyên ngôn Dominus Jesus ra đời đã làm phát sinh nhiều phán ứng và chống đối cả trong và ngoài Giáo hội, thậm chí có thể đưa đến "những nguy cơ rạn nứt" về tiến trình đại kết các tôn giáo. Nhiều người cho rằng Tuyên ngôn này đã đi ngược lại đường hướng của Cồng đồng Vat. II. Theo Công Giáo thế giới, Tuyên ngôn này đã "giáng một đòn nặng vào các nỗ lực đại kết"[73]. Nhà thần học giải phóng Leonardo Boff đã thẳng thắn phê bình tuyên ngôn Dominus Jesus, vì tuyên ngôn này "không hề đề cập đến tình yêu và người nghèo", đó là hai chủ đề quan trọng trong toàn bộ Tân Ước. Ðức Giêsu coi tình yêu là tất cả (x. Mt 22, 38-39), vì Thiên Chúa là tình yêu (1Ga 4,8.16), chỉ có tình yêu mới có thể cứu độ chúng ta (x. Mt 25,34-47). Cũng vậy, người nghèo trong Tin Mừng là tiêu chí tối hậu để xem xét ai được cứu rỗi, ai bị luận phạt. Thế nhưng, "cả hai khía cạnh này đều hoàn toàn vắng bóng" trong tài liệu quan trọng này, nên nó "sẽ phá hủy mọi niềm tin của người khác"[74]. Vì thế, không thể hiểu vai trò "Trung Gian" của Ðức Giêsu theo nghĩa "Duy Nhất", độc nhất, tuyệt đối khép kín và loại trừ mọi hình thức trung gian khác. Trái lại, nên nhìn ơn Cứu độ phổ quát của Ðức Giêsu theo chiều hướng nhân bản và hiện sinh hơn. Ðó cũng là cái nhìn rất tích cực và đổi mới của Công đồng Vat. II khi nhìn nhận "những con đường cứu độ", sự hiện diện của "hạt giống Ngôi lời" và "tia sáng chân lý chiếu soi mọi người" trong các tôn giáo khác. Ðó cũng là niềm hy vọng cho các Giáo hội Á châu: "Cùng với Giáo hội hoàn cầu, Giáo hội Á châu sẽ bước qua ngưỡng cửa ngàn năm thứ ba Kitô giáo, với sự ngạc nhiên Thiên Chúa đã thực hiện từ thủa ban đầu cho tới ngày nay và biết rõ rằng, cũng như trong ngàn năm thứ nhất, Thánh giá được cắm trên đất Âu châu, rồi trong ngàn năm thứ hai được cắm trên đất Mỹ châu và Phi châu thì chúng ta có thể xác tín trong ngàn năm thứ ba Kitô giáo, một mùa gặt đức tin sẽ được bội thu nơi lục địa rộng lớn và quan trọng này".[75] Vì thế, ở đây chúng ta không dừng lại nơi tư tưởng truyền thống mà hướng mở ơn cứu độ theo chiều hướng nhân bản và hiện sinh. Theo chiều kích hiện sinh, ơn Cứu Ðộ sẽ là sự giải phóng hoàn toàn; cứu độ là chữa lành thân xác và tâm linh; cứu độ là làm cho sống và sống dồi dào; cứu độ là sự hòa giải toàn diện; cứu độ là hội nhập Tin Mừng vào lòng dân tộc. Vâng, Ðức Kitô Nhập thể làm người là để xóa tan tăm tối mù lòa, chắp cho con người đôi cánh hy vọng hầu bay cao trên vùng trời tự do, an vui và hạnh phúc sáng ngời. 3/ Cứu độ theo chiều kích hiện sinh Với cái nhìn hiện sinh, ơn cứu độ không phải là một quan niệm xa vời, cao tít, tách biệt khỏi cuộc sống con người. Và càng không phải là hạnh phúc Thiên đàng vĩnh cửu mà người ta chỉ có thể đạt được sau khi chết. Trái lại, cứu độ là một nhu cầu thiết thực ăn sâu trong máu thịt mỗi người. Ðó là vấn đề sống còn của cuộc sống. Cứu độ là cứu một ai đó, thoát khỏi một cái gì đó, hay đem lại một giá trị cụ thể nào đó cho con người và xã hội hôm nay. Ðặc biệt là nhưng người nghèo khổ, bệnh tật bị xã hội quên lãng bỏ rơi hay bị những kẻ giàu sang, quyền thế bóc lột và chà đạp lên nhân phẩm nhân quyền họ. Cụ thể, đối với Á châu, một vùng đất của những tôn giáo và những nền văn hóa nhân bản, tâm linh lâu đời cao vút, nhưng cũng nhiều người đói khổ nhất thì cứu độ hay "truyền giáo không phải là giới thiệu một Thiên Chúa, một Ðức Kitô hoàn tàn xa lạ, mà là một Ðức Kitô giàu lòng thương xót trước đau khổ của con người. Một cách nào đó, có thể nói là làm "sáng tỏ cái đức sáng" (minh minh đức) vốn hiện hữu tiềm tàng hay là giúp cho người ta "ngộ" được cái chân lý, mà theo công đồng Vat. II phần nào đã có trong các tôn giáo khác"[76]. a. Cứu Ðộ là "hòa giải"   Trong cái nhìn hiện sinh, cứu độ trước hết là "hòa giải", một cuộc hòa giải toàn diện. Không thể có cứu độ nếu con người không thực hiện một cuộc hòa giải với chính mình, với tha nhân và với Thiên Chúa. Vì Tin mừng của Ðức Giêsu là Tin mừng hòa giải: "Thiên chúa đã nhờ Ðức Kitô mà cho chúng ta được hòa giải với Người và trao cho chúng ta chức vụ hòa giải. Thật vậy, trong Ðức Kitô, Thiên Chúa đã cho thế gian được hòa giải với Người. Người không còn chấp tội nhân loại nữa và giao cho chúng tôi công bố lời hòa giải" (2Cr 5,18-19). Tại sao lại phải hòa giải? Vì đó là nhu cầu cấp bách của thời đại, của mỗi cá nhân, gia đình và xã hội. Nhân loại ngày nay có quá nhiều mâu thuẫn, quá nhiều căng thẳng, hận thù và chia rẽ. Người ta tranh giành nhau về kinh tế, hục hặc nhau về chính trị, đua tranh nhau về khoa học kỹ thuật, mâu thuẫn nhau về ý thức hệ, tôn giáo và kỳ thị nhau về màu da, sắc tộc. Vì thế, muốn xây dựng tự do, công lý, hòa bình và hạnh phúc, nhân loại hôm nay cần phải thực hiện một cuộc hòa giải đại đồng, một cuộc hòa giải toàn cầu hóa trên mọi lãnh vực. Ðây không phải là chuyện nhỏ và cũng không phải là điều dễ thực hiện. Bởi vì trong một xã hội quá đề cao cái ngã, cái tôi của mình, đúng hơn là tôn sùng lối sống "cá nhân chủ nghĩa", thì khó có thể có một cuộc hòa giải thật sự. Thế nên, muốn thực hiện cuộc hòa giải đại đồng đó, trước hết, cá nhân mỗi người phải tự hòa giải với mình, thống nhất toàn diện con người mình. Vì, có hòa giải với mình, mới mở ra hòa giải với tha nhân và Thiên Chúa. -         Hòa giải với chính mình Tại sao Ta lại phải hòa giải với Mình? Vì trong bản thân ta thường xảy ra những cuộc xung đột mâu thuẫn, căng thẳng, những cuộc giằng co, ray rứt khôn nguôi, tự ta mâu thuẫn với mình. Giữa Ta và Mình luôn có một bức tường ngăn cách phân ly khiến ta không thể sống hòa điệu với mình, "giữa cái tôi lý tưởng và cái tôi thực sự, luôn có một hố cách biệt khiến tôi có thể bực tức buồn phiền: tôi muốn là thế này nhưng thực sự tôi lại là thế khác, có khi ngược hẳn lại. Tôi là một kẻ khác đối với tôi, một kẻ xa lạ, một kẻ nghịch với chính mình, một kẻ đang chết. Tôi không chấp nhận chính tôi"[77]. Một vị đại thánh như Phaolô cũng phải thú nhận về sự xung đột, giằng co giữa con người Thần Khí và cái tôi xác thịt của mình như sau: Ðiều thiện tôi muốn tôi lại không làm; điều ác không muốn tôi lại cứ làm" (Rm 7,15;  x. Gl 5,16-17). Chắc chắn, mỗi người chúng ta cũng không thoát khỏi những cuộc vật lộn khắc khoải giữa cái Tôi và cái Ta, giữa Thần Khí và xác thịt, giữa tinh thần và thân xác để thống nhất con người mình. Ðức Khổng Tử từng nói: "Ðánh thắng một vạn quân không bằng chiến thắng được chính mính". Do đó, ngài dạy, nếu mỗi người biết : "tu thân" và "tề gia", thì đương nhiên xã hội sẽ được thái bình: "thiên hạ bình". Còn theo Ðức Phật, muốn thực hiện cuộc hòa giải với mình thì mỗi người cần phải thực hiện lý tưởng "vô ngã" hay "chân không hóa" chính mình, tức là trở về với Chân tâm, Phật tính nơi mình. Ðức Giêsu thì dạy môn đệ: "Ai muốn theo ta thì hãy bỏ mình, vác thập giá mỗi ngày mà theo" (Mt 16, 24). Vì : "Ai muốn cứu mạng sống mình thì sẽ mất; còn ai liều mất mạng sống mình vì Thầy thì sẽ tìm được mạng sống ấy" (Mt 16,25), hay "Ai nâng mình lên sẽ bị hạ xuống, ai hạ mình xuống sẽ được nâng lên" (Mt 23,12). Như vậy, muốn hòa giải với mình thì mỗi người cần phải có tinh thần từ bỏ và khiêm tốn thật sự. Hòa giải với chính mình, tức là giải phóng bản thân mình khỏi lòng ham muốn, ích kỷ, ghen ghét, mê lầm và nô lệ của chính bản thân mình. Ðiều đó cũng có nghĩa là hóa giải những mặc cảm tự tôn, tự ti trong mình, cả những mặc cảm về tội lỗi đang trói buộc, khiến ta sợ đối diện với mình và không dám ngẩng đầu vươn lên tới Chúa và anh em mình. Mặc dù thân phận con người là bất toàn, mê lầm, yếu đuối và tội lỗi, ai bảo mình không có tội, thì người đó lại phạm thêm một tội nói dối (1 Ga 1,8-10). Nhưng không vì thế mà ta phải mặc cảm, tự ti, "Thiên Chúa là Ðấng trung thành và công chính sẽ tha tội cho chúng ta" (1 Ga 1,9). Ðức Kitô đã đến trần gian cũng vì mục đích ấy, Ngài đã lấy máu mình xóa sạch tội lỗi con người, nâng con người lên hàng "khanh tướng", để con người được làm con Chúa (x. 1Ga 3, 5-6). Ngay cả khi ta còn là thù địch, Thiên Chúa đã cho Con của Người phải chết để chúng ta được hòa giải với Người (Rm 5,10). Vì thế, "nếu Thiên Chúa đã chấp nhận ta, thì không lẽ ta lại không chấp nhận mình? Nói cách khác: nếu Thiên Chúa đã hòa giải với ta, thì không lẽ ta lại chẳng hòa giải với chính mình?"[78]. Như vậy, hòa giải với chính mình cũng có nghĩa là chấp nhận chính mình, hay đón nhận sự thật về mình với tất cả chiều sâu hiện hữu của mình. Có đối diện với chính mình mới nhận ra con người thật của mình, từ đó mới có hoán cải, đổi đời và thăng hoa cuộc sống. Có chấp nhận mình mới vượt qua được mình để đi đến hòa giải với mình. Như lời kinh Bát Nhã Ba La Mật Ða thôi thúc: "Yết Ðế, Yết Ðế, Ba La Yết Ðế, Ba La Tăng Yết Ðế, Bồ Ðề Tát Bà Ha" - Vượt qua, vượt qua, hãy vượt qua bờ bên kia, hãy giác ngộ đi. Xét cho cùng, hòa giải với chính mình tức là trở về với Sự Thật, sống trong Sự Thật, trong Chúa, trong cái Thấy Biết thường hằng bất biến nơi mình. Một khi đã thống nhất con người mình, đã hòa giải với mình và tìm được sự hòa điệu trong cuộc sống thì ta cũng dễ dàng đi tới một cuộc hòa giải với tha nhân và vũ trụ. -         Hòa giải với tha nhân, với thiên nhiên vạn vật: Hòa giải với mình mà không hòa giải với tha nhân với thiên nhiên vạn vật, thì sự hòa giải đó cũng chỉ là một cuộc giao hòa hướng chiều ích kỷ, nếu không muốn nói là khuyết tật, không có lối thoát, vì thế,  không sớm thì muộn nó cũng dẫn đến bế tắc. Ðọc Tin mừng ta thấy, Ðức Giêsu đòi hỏi con người phải triệt để giao hòa với nhau, trước cả khi làm hòa với Thiên Chúa : "Nếu khi anh sắp đi dâng lễ vật trước bàn thờ, mà sực nhớ có người anh em đang có chuyện bất bình với anh, thì hãy để của lễ lại đó trước bàn thờ, đi làm hòa với người anh em ấy đã, rồi trở lại dâng lễ vật của mình" (Mt 5,23-24). Ðối với xã hội siêu cạnh tranh hôm nay, thì hòa giải giữa người với người là một vấn đề thật nhiêu khê và phức tạp. Qua thông tin, báo chí cho thấy, xã hội hôm nay chưa có sự hòa giải thật sự giữa người với người, giữa cá nhân với tập thể và giữa nước này với nước kia. Người ta vẫn đối xử với nhau bằng bạo lực, bom đạn. Người ta vẫn dùng tiền của vật chất để làm cán cân công lý. Người ta vẫn trọng nam khinh nữ. Kẻ mạnh vẫn đàn áp kẻ yếu. Nước giàu vẫn thống trị nước nghèo. Những người bất hạnh vẫn bị chà đạp và bị bỏ rơi. Thế giới bạo lực, khoa học hóa, máy móc hóa, vật chất hóa và tiêu thụ hóa mỗi ngày càng đẩy con người xa nhau vời vợi. Hố ngăn cách càng sâu thì xung đột và mâu thuẫn lại càng nhiều. Từ mâu thuẫn trong mỗi cá nhân, và gia đình cho đến xung đột trong tập thể, xã hội và tôn giáo. Thời nào cũng vậy, luôn có những kẻ núp bóng tôn giáo, lợi dụng Ðạo, mê hoặc quần chúng để làm kinh tế, chính trị phá hoại xã hội, gây chia rẽ, xung đột giữa người với người, giữa đời với đạo. Chẳng hạn như vụ Tà giáo và lừa đảo lớn nhất thế kỷ ở Ðài Loan, do Tống Thất Lực cầm đầu, hay mưu đồ làm chính trị của Lê Quang Liêm là một bằng chứng[79]. Trong lãnh vực tôn giáo cũng chưa có sự hòa giải với nhau. Người ta vẫn nhân danh Ðạo mình để loại trừ và sát hại đạo khác. Không những có sự chia rẽ, phân biệt đối xử giữa các tôn giáo với nhau mà ngay trong từng nội bộ mỗi tôn giáo cũng có sự ly khai, chia rẽ và đấu đá nhau. Và lý kẻ mạnh bao giờ cũng thắng. Vì thế, hơn bao giờ hết, nhân loại ngày nay, cần phải học tấm gương nhân từ (Từ, Bi, Hỷ, Xả) và bác ái, yêu thương của Ðức Phật và Ðức Giêsu, tha thứ tất cả, yêu thương tất cả, ôm ấp tất cả vũ trụ và thế giới vào lòng. Nói đến hòa giải là nói đến tha thứ và yêu thương. Không thể có hòa giải, nếu người ta không sẵn sàng tha thứ cho nhau đến "bảy mươi lần bảy" (Mt 18,22), nghĩa là tha thứ hoài, tha thứ mãi. Mức độ của tha thứ là thứ tha không mức độ, tức là vô cùng vô tận, không có giới hạn. Không những tha thứ mà còn phải: yêu thương kẻ thù và cầu nguyện cho họ (Mt 5,44),  nghĩa là luôn mở rộng cõi lòng đón nhận tha nhân, đến với anh chị em mình, đồng thời cũng để cho người khác đến với mình, đó mới là sự hòa giải đích thực. Không những hòa giải với tha nhân mà còn hòa giải với vũ trụ vạn vật. Vì theo quan niệm đông phương, Thiên nhiên, vạn vật và con người là một thể thống nhất, hòa quyện vào nhau "Thiên địa vạn vật nhất thể"; "Thiên nhân tương dữ". Lão Tử thì nói: Người bắt chước đất, đất bắt chước trời, trời bắt chước đạo, đạo bắt chước tự nhiên" (Ðạo Ðức Kinh, ch.21). Phải làm sao để cho trời đất giao duyên, vì "Tín nghĩa mọc lên từ đất thấp, công lý nhìn xuống từ trời cao" (Tv 84,11-12 ). Con người không thể cư ngụ trên trái đất, hay không thể "an cư lạc nghiệp" khi thiên nhiên gầm thét, khi thiên lôi nổi trận lôi đình hay khi vũ trụ bị đảo lộn. Vì thế, hòa giải với thiên nhiên vạn vật là để cho trời cao đất thấp thẩm thấu vào mình, để cho huyền nhiệm sự sống nảy sinh và hòa quyện vào trong tất cả mọi sự. Thế nhưng con người ngày nay lại đang ra sức hủy hoại thiên nhiên, phá hoại môi trường sinh thái. Cụ thể là sự báo động về nạn phá rừng, tiêu diệt những động vật quý hiếm, bên cạnh đó là những chất thải độc hại của nền công nghiệp hóa đang hủy hoại môi trường sống tự nhiên của con người, cộng thêm với những chất độc của vũ khí chiến tranh khiến cho trái đất và vũ trụ này ngày thêm tiều tụy, mất dần sức sống. Con người có thể cải tạo thiên nhiên, nhưng không thể dùng sức mạnh hay sự khôn ngoan của mình để chống lại trời đất theo cái kiểu: "đội đá vá trời", hay "vắt đất ra nước, thay trời làm mưa". Rồi đây nhân loại sẽ còn phải hứng chịu những cơn thịnh nộ của thiên nhiên với sức tàn phá mãnh liệt của thiên tai, lũ lụt, động đất, bão táp và "áp thấp nhiệt đới". Nhưng cơn bão tàn phá và những cơn lụt trong những năm qua ở Việt nam và trền toàn thế giới cũng đủ để chứng minh điều đó. Ðây chính là dấu chỉ cho thấy chưa có sự hòa điệu giữa con người với thiên nhiên, vũ trụ vạn vật. Vì thế, hơn bao giờ hết, con người ngày nay cần phải trở về với mình để làm hòa với anh em và hòa giải với vũ trụ vạn vật để đi đến cuộc giao hòa với Thiên Chúa. -         Hòa giải với Thiên Chúa: Hòa giải với mình, hòa giải với tha nhân và vũ trụ vạn vật là để đi đến đích điểm cuối cùng là hòa giải với Thiên Chúa. Nếu chưa hòa giải với Chúa, con người không thể hoàn tất cuộc đời mình. Chưa hòa giải với Chúa, con người sẽ còn khắc khoải, lo âu xao xuyến mãi, cho đến khi nào được nghỉ an bên Chúa (Augustino). Chỉ khi nào con người trở về làm hòa với Chúa, con người được bình an và hạnh phúc đí ch thật, vì : "Chỉ trong Thiên Chúa mà thôi, Hồn tôi mới được nghỉ ngơi yên hàn" (Tv 61,2). Thiên Chúa đã làm người, để con người được giao hòa với Chúa. Nhờ mầu nhiệm Nhập Thể, Con Thiên Chúa đã giao hòa tất cả nhân loại với Cha. Thật vậy, Thiên Chúa đã nhờ Ðức Kitô mà cho chúng ta được giao hòa với Người: Trong Ðức Kitô Thiên chúa đã cho thế gian được hòa giải với Người. Người không còn chấp tội nhân loại nữa. Không những thế, Người còn giao cho chúng ta công bố lời hòa giải (2Cr 5,18-19). Vì thế, Thánh Phao lô đã nhân danh Ðức Kitô mà nài xin các tín hữu hãy làm hòa với Thiên Chúa: "Ðấng chẳng hề biết tội là gì, thì Thiên Chúa đã biến Người thành hiện thân của tội lỗi vì chúng ta, để làm cho chúng ta nên công chính trong Người" (2Cr 5, 20-21). Cho nên, "Phàm ai ở trong Ðức Kitô đều là thọ tạo mới. Cái cũ đã qua và cái mới đã có đây rồi" (2Cr 5,17). Thật vậy, trong Ðức Kitô Thiên Chúa muốn cho mọi người được ơn cứu độ và nhận biết Ngài là Cha: "Vì Thiên Chúa đã muốn làm cho tất cả sự viên mãn hiện diện ở nơi Người, cũng như muốn nhờ Người mà làm cho muôn vật được hòa giải với mình. Nhờ máu Người đổ ra trên thập giá, Thiên Chúa đã đem lại bình an cho mọi loài dưới đất và muôn vật trên trời" (Cl 1,19-20). Vì thế, "chúng tôi dám khẳng định rằng sự "cứu rỗi" đối với người Á đông sẽ là một cuộc giao hòa toàn diện: thông qua phép Thánh tẩy, con người được đưa vào trong mối tương quan với Thiên Chúa là Cha trong người Con của Ngài là Ðức Giêsu Kitô, và trong sự sống thần linh thật phong phú của "tình con" đối với Thiên Chúa, họ mở rộng và liên kết với toàn thể gia đình nhân loại trong tình huynh đệ đại đồng"[80].  Hai ngàn năm Chúa đã làm người. Thế nhưng, theo con số thống kê trên thế giới cho thấy, con người ngày nay vẫn xa lạ với Thiên Chúa. Ðiều đó cũng có nghĩa là con người chưa có sự giao hòa với Người: hiện nay, dân số thế giới đã lên tới 6,3 tỷ, K

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docxGiải thoát trong phật giáo và cứu độ trong kitô giáo theo chiều hướng hiện sinh.docx
Tài liệu liên quan