Địa hình có ảnh hưởng lớn đến thủy văn. Địa hình có thểlàm
thay đổi mật độsông ngòi, diện tích lưu vực, chiều dài, độdốc và tốc
độcủa dòng chảy.
Biểu hiện ởthủy văn Việt Nam
- Do tính chất đồi núi bịcắt xẻhình dạng hẹp ngang mạnh của
lãnh thổnên phần lớn các sông ởnước ta là những sông ngắn có diện
tích lưu vực nhỏ. Có đến 91% sốsông ngòi dài 10 đến 50 km, sau đó tụt
hẳn xuống thì sông dài 50km đến 100km chiếm trên 6% và sông dài
trên 100km chỉquá 2%.
- Hướng chính của sông ngòi cũng theo hướng của địa hình
nước ta là theo hướng Tây Bắc-Đông Nam và hướng vòng cung. Trên
cùng một dòng sông cũng có khúc già khúc trẻxen kẽ, điển hình nhất là
các sông chảy trên các cao nguyên xếp tầng như: sông Đa Nhim và Đa
Đưng. Trong vùng núi mà phần lớn các sông trẻ đang đào lòng dữdội
,thung lũng hẹp ,có nơi là những hẻm vực.
- Ởnhững vùng đá vôi mật độsông ngòi thuộc dạng thấp nhất,
dưới 0,5km/km2, chủyếu ởmiền Bắc ,đồng thời lượng dòng chảy mặt
giảm xuống rõ rệt.
- Khu vực miền núi cao có sườn đón gió là nơi có mật độsông
suối lớn .
9 trang |
Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 1994 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem nội dung tài liệu Gián án Địa lý - Bài điều kiện: Địa lý tự nhiên, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
1
Trường Đại học Sư phạm Hà Nội
Khoa: Địa lý
BÀI ĐIỀU KIỆN:
ĐỊA LÝ TỰ NHIÊN
Giảng viên: Nguyễn Quyết Chiến
Sinh viên: Đào Thị Hồng Sen
Lớp: K60C – Địa lý
2
Câu hỏi: Phân tích mối quan hệ giữa địa hình với các thành phần
tự nhiên khác? Mối quan hệ này thể hiện ở địa hình Việt Nam như
thế nào?
Địa hình là một trong những thành phần quan trọng nhất của môi
trường địa lý tự nhiên tạo nên diện mạo cảnh quan thực địa. Địa hình có
mối quan hệ chặt chẽ với các thành phần tự nhiên khác như: khí hậu,
sinh vật, thổ nhưỡng, thủy văn….
I. Mối quan hệ giữa địa hình với khí hậu.
Địa hình và khí hậu có mối quan hệ chặt chẽ với nhau. Địa hình
có ảnh hưởng lớn đến khí hậu.
• Địa hình ảnh hưởng đến gió bằng cách tạo ra chắn gió và các
đường hầm gió:
Chắn gió là nơi mà sự tăng hoặc giảm cảnh quan tạo ra một bức
tường chắn đất từ phía sau gió.
Đường hầm gió là nơi mà một hẻm núi hoặc thung lũng gió vào
một đoạn hẹp tạo ra những cơn gió mạnh trong khu vực đó.
Gió nhanh có thể tạo ra một cơn gió lạnh, yếu tố làm cho thời
tiết có vẻ lạnh hơn.
• Địa hình ảnh hưởng đến nhiệt độ:
Càng lên cao không khí càng loãng nên khả năng hấp thụ nhiệt
của không khí ngày càng giảm => càng lên cao nhiệt độ càng giảm.
• Địa hình ảnh hưởng đến độ ẩm:
Càng lên cao nhiệt độ càng giảm, độ ẩm tăng, khả năng tạo mưa
(ở vĩ độ thấp), băng tuyết (ở vĩ độ cao) càng lớn.
Biểu hiện ở khí hậu Việt Nam
1. Địa hình ảnh hưởng đến gió
- Gió mùa mùa đông (Tháng 11-tháng 4): vùng Đông Bắc bao gồm
đồng bằng Bắc Bộ, Trung du miền núi phía Bắc (phía Đông dãy
Hoàng Liên Sơn). Phía Bắc có các dãy núi không cao lắm (1000m-
<3000m), theo hình nan quạt trên các hướng Đông Bắc-Tây Nam,
Bắc-Nam..rồi chụm lại hướng về dãy núi Tam Đảo (đó là các cánh
cung Đông Triều, Bắc Sơn, Ngân Sơn, sông Gâm và kết thúc là dãy
3
Hoàng Liên Sơn trên ranh giới vùng Tây Bắc Bộ không ngăn cản mà
tạo thành các sườn dẫn gió mùa Đông Bắc và gió bắc thường thổi về
mùa đông. Vùng này tiếp giáp với vịnh Bắc Bộ về phía Đông. Phía
Tây bị chắn bởi dãy Hoàng Liên Sơn cao nhất Việt Nam nên chịu ảnh
hưởng của khí hậu đại dương nhiều hơn vùng Tây Bắc Bắc Bộ. Gió
mùa mùa đông thổi đến dãy Hoành Sơn bị suy yếu và kết thúc ở dãy
Bạch Mã.
- Gió mùa mùa hạ (Gió mùa Tây Nam) (Tháng 5-Tháng 10):
+ Nửa đầu mùa hạ: không khí từ Ấn Độ dương vào nước ta
theo hướng Tây Nam gây mưa nhiều cho Nam bộ và Tây nguyên.
+ Nửa cuối mùa hạ: không khí từ áp cao cận chí tuyến nửa cầu
nam vài nước ta theo hướng Tây Nam, qua vùng biển xích đạo gây
mưa cho Nam bộ, Tây Nguyên, cùng với dải hội tụ nhiệt đới gây mưa
vào mùa hạ cho miền Nam, Bắc và mưa rào cho Nam Trung Bộ.
- Gió foehn (gió fơn): Về mùa hè, khi gió mùa Tây Nam hoạt
động mạnh thổi từ vịnh Thái Lan qua vùng lục địa rộng lớn đến dãy
Trường Sơn thì bị trút hết mưa xuống Tây Trường Sơn nhưng vẫn tiếp
tục vượt qua dãy núi để thổi sang vùng này. Lúc này do không còn
hơi nước nên gió mùa Tây Nam gây ra thời tiết khô nóng => được gọi
là gió fơn.
2 Địa hình ảnh hưởng đến nhiệt.
- Địa hình thoải nhận được nhiều bức xạ hơn địa hình dốc:
·Về tổng bức xạ, phía Bắc: các trị số khoảng 110-140
kcal/cm2/năm, còn về phía Nam thì thừ 140-160 kcal/cm2/năm.
·Ở miền Bắc thì khu Đông Bắc có cân bằng bức xạ thấp, chỉ
trong khoảng 70-75kcal/cm2/năm, trên địa hình núi cao khoảng 50-70
kcal/cm2/năm, còn vùng đồng bằng và đồi núi thấp từ 75-85
kcal/cm2/năm, riêng đồng bằng Thanh-Nghệ tới 85-90 kcal/cm2/năm.
·Từ sau đèo Hải Vân, cân bằng bức xạ cao dần khi xuống
dưới địa hình thấp. Tây Nguyên là 90-95 kcal/cm2/năm, duyên hải
Nam Trung Bộ và Nam Bộ 95-100 kcal/cm2/năm, ở cực Nam Trung
Bộ từ Nha Trang đến Phan Thiết có thể trên 100 kcal/cm2/năm.
- Nơi nào có độ cao lớn hơn có nhiệt độ trung bình thấp hơn:
Vào mùa đông lạnh vừa, tại đồng bằng Bắc Bộ là lạnh thì trên
núi phía Bắc là rét và rất rét.
Địa điểm Độ cao Nhiệt độ T.B nă
4
Sơn La 676m 21,00C
Tam Đảo 897m 18,00C
Phó Bảng 1400m 15,70C
Sín Hồ 1529m 15,90C
Sapa 1570m 15,20C
Hoàng Liên Sơn 2170m 12,80C
- Tổng nhiệt độ giảm dần từ thấp lên cao. Ở địa hình đồng
bằng từ Nam ra Bắc, tổng nhiệt độ giảm khoảng 1500C cho mỗi vĩ độ,
do đó phía Bắc đèo Hải Vân tổng nhiệt trên dưới 80000C/năm đến
đồng bằng sông Cửu Long tới 10.0000C. Trên núi, tổng nhiệt độ giảm
khoảng 180-2000C/100m, vì vậy tại cùng núi ở miền Bắc, tổng nhiệt
độ có thể giảm xuống còn 6000-50000C, còn tại vùng núi miền Nam
là 7000-60000C.
3 Ảnh hưởng đến chế độ ẩm
- Cùng một sườn núi càng lên cao nhiệt độ càng giảm mưa càng nhiều,
nhưng tới một độ cao nào đó độ ẩm không khí đã giảm nhiều sẽ không
còn mưa nữa, vì thế những đỉnh núi thường khô ráo.
- Lượng mưa trung bình năm ở : ·đồng bằng: 1500mm
·núi cao: 2000-3000mm
·nơi khuất gió: khoảng
700mm
- Mưa nhiều nhất ở những vùng núi cao chắn gió:
·Ở miền Bắc: vùng núi thượng nguồn sông Chảy, vùng núi
Hoàng Liên Sơn, vùng núi Nam Châu Lãnh (Sapa 2833mm, Móng Cái
2749mm)
·Ở Nam Trung Bộ: các đỉnh núi cao của dải Trường Sơn Nam
(Hòn Ba-Khánh Hòa 3751mm). Cũng mưa nhiều như vậy là vùng núi
Ngọc Lĩnh (trên 3000mm), vùng núi Vọng Phu (trên 2800mm). Không
những dải Trường Sơn mưa nhiều mà các đồng bằng ven biển cũng có
lượng mưa tới trên 2500mm (Hà Tĩnh 2642, Huế 2868mm)
- Những nơi có lượng mưa trung bình là hai đồng bằng miền Bắc,
miền Nam và đồng bằng Trung Bộ từ Quảng Ngãi đến Phú Yên ( Hà
Nội 1676mm, Tp Hồ Chí Minh 1931mm, Quy Nhơn 1692mm).
- Nơi mưa ít do khuất gió ẩm có lượng bốc hơi tăng, còn tại vùng
đón gió thì lượng bốc hơi giảm. Lên miền núi, nhiệt độ giảm theo độ
cao, lượng bốc hơi cũng giảm.
5
- Độ ẩm trung bình năm cũng có sự khác biệt giữa địa hình. Ở miền
núi phía Bắc, ở Hoàng Liên Sơn độ ẩm trung bình năm là 90%, Việt
Bắc và sườn đông Fansipan là 84-88%. Tại miền Nam, nơi khô nhất là
Ninh Thuận (Nha Hố 75%) .
II. Mối quan hệ giữa địa hình với thủy văn
Địa hình có ảnh hưởng lớn đến thủy văn. Địa hình có thể làm
thay đổi mật độ sông ngòi, diện tích lưu vực, chiều dài, độ dốc và tốc
độ của dòng chảy.
Biểu hiện ở thủy văn Việt Nam
- Do tính chất đồi núi bị cắt xẻ hình dạng hẹp ngang mạnh của
lãnh thổ nên phần lớn các sông ở nước ta là những sông ngắn có diện
tích lưu vực nhỏ. Có đến 91% số sông ngòi dài 10 đến 50 km, sau đó tụt
hẳn xuống thì sông dài 50km đến 100km chiếm trên 6% và sông dài
trên 100km chỉ quá 2%.
- Hướng chính của sông ngòi cũng theo hướng của địa hình
nước ta là theo hướng Tây Bắc-Đông Nam và hướng vòng cung. Trên
cùng một dòng sông cũng có khúc già khúc trẻ xen kẽ, điển hình nhất là
các sông chảy trên các cao nguyên xếp tầng như: sông Đa Nhim và Đa
Đưng. Trong vùng núi mà phần lớn các sông trẻ đang đào lòng dữ dội
,thung lũng hẹp ,có nơi là những hẻm vực.
- Ở những vùng đá vôi mật độ sông ngòi thuộc dạng thấp nhất,
dưới 0,5km/km2, chủ yếu ở miền Bắc ,đồng thời lượng dòng chảy mặt
giảm xuống rõ rệt.
- Khu vực miền núi cao có sườn đón gió là nơi có mật độ sông
suối lớn .
- Vùng đồng bằng châu thổ có mật độ mạng lưới sông ngòi đạt
giá trị cao nhất tới 2,0-4,0km/km2
.
- Là một mạng lưới sông miền núi, độ cao bình quân của các
lưu vực sông từ 500-1000m ,thuộc địa hình núi thấp, còn độ dốc bình
quân lưu vực khoảng 20% đến 25%.
- Do sự tương phản sâu sắc giữa địa hình đồi núi mà có sự thay
đổi đột ngột giữa vùng hạ du và vùng thượng du sông. Dòng sông ở
thượng lưu rất dốc, trắc diện dọc trong khoảng 10-20 km đầu nguồn gần
thẳng đứng, điển hình là thượng lưu sông Chảy. Ở thượng lưu sông
chảy xiết và lắm thác ghềnh, ở đồng bằng sông chảy êm đềm, uốn khúc
6
quanh co. Sự tương phản giữa đoạn miền núi và đoạn đồng bằng càng
rõ nét ở các sông sườn đông Trường Sơn ở Trung Bộ .
- Khu vực phía Bắc với địa hình cao về phía Tây Bắc và Bắc,
thấp dần về phía Đông Nam với nhiều núi và thung lũng đón gió ẩm
còn vùng khuất gió hẹp có những đặc điểm riêng về thủy văn như :
Hệ thống sông dài với lưu vực lớn, diện tích trên 10.000km2 và
chiều dài trên 200km: sông Thái Bình, sông Hồng, sông Mã…Các vùng
núi cao và thung lũng đón gió có dòng chảy tăng lên vào loại nhiều và
vùng khuất gió giảm xuống vào loại rất ít.
- Khu vực đông Trường Sơn: với các đồng bằng chân núi-ven
biển nhỏ hẹp, chỉ có những hệ thống sông ngắn và lưu vực nhỏ, nằm
hoàn toàn trong lãnh thổ nước ta. Diện tích lưu vực từ 1000-5000km2,
dài từ 70-170km, ví dụ: sông Gianh, sông Quảng Trị, sông Hương
…Khu vực này là vùng có dòng chảy nhiều nhất trong nước và không
có vùng ít nước
- Khu vực phía Nam (Tây Trường Sơn) bao gồm Tây Nguyên
và Nam Bộ có những lưu vực sông tương đối lớn có cả sông đổ về sông
Mê Kông góp phần đưa nước về vùng cửa sông ở Tây Nam Bộ và sông
đổ ra biển Đông qua vùng Đông Nam Bộ như: lưu vực sông Xrê Pôk,
lưu vực sông Đồng Nai–Vàm Cỏ ...sông Ba bắt nguồn ở Tây Trường
Sơn nhưng hạ lưu lại sang phía đông Trường Sơn tạo nên đồng bằng
Tuy Hòa. Như vậy dải Trường Sơn là nhân tố chính gây ra sự phân hóa
không gian giữa các lưu vực sông.
- Do ảnh hưởng của cấu trúc địa hình phần lớn sông ngòi nước
ta đều mang đặc điểm của sông ngòi miền đồi núi dốc nên trong mùa lũ
có nước lớn và mực nước dâng cao nhanh đồng thời tăng cường khả
năng xâm thực và vận chuyển phù sa (tổng lượng phù sa của sông ngòi
tới 200 triệu tấn/năm)
III. Mối quan hệ giữa địa hình và thổ nhưỡng
Địa hình có mối quan hệ chặt chẽ với thổ nhưỡng. Địa hình ảnh
hưởng đến sự hình thành đất. Địa hình làm thay đổi nhiệt độ, độ ẩm, tạo
khả năng giữ đất khác nhau.
7
Biểu hiện ở thổ nhưỡng Việt Nam
- Lãnh thổ nước ta nhiều đồi núi, lại nằm ven biển với nhiều châu thổ
lớn nhỏ là một nguyên nhân chiến cho thổ nhưỡng Việt Nam đa dạng và
phức tạp: thực tế phân loại thổ nhưỡng, phát hiện 19 nhóm và 54 đơn vị
đất chủ yếu, còn khi tiết nữa thì đến 373 đơn vị đất .
- Địa hình ảnh hưởng đến thổ nhưỡng chủ yếu thông qua việc phân phối
lại các nguyên tố địa hóa trong lớp vỏ phong hóa và điều kiện theo các
yếu tố địa hình (đỉnh, sườn, chân) và nhất là theo độ cao.
Tại đỉnh diễn ra quá trình tàn tích và có sự tích tụ các oxit Fe,
Al theo dòng nước di chuyển lên xuống thẳng đứng trong phẫu diện đất.
Tại các sườn dốc, quá trình bào mòn xảy ra mạnh nên tầng đất
mỏng, nhưng ít có kết von và không bao giờ thấy đá ong, đồng thời sự
phân bố của các phần tử sét và các bazơ trao đổi có xu hướng tăng dần
từ trên cao xuống dưới thấp.
Tại chân núi diễn ra quá trình tích tụ vật chất và nước ngầm,
tạo điều kiện dễ dàng cho việc hình thành các kết von và đá ong, đồng
thời tầng đất cũng dày hơn, đôi chi mang tính chất đất đọng.
Tại các địa hình trũng, úng thủy xuất hiện các loại đất đặc biệt
như đất lầy, đất magic thủy thành.
Ở đồng bằng, sự chênh lệch rất nhỏ về độ cao cũng dẫn đến sự
khác biệt rõ rệt trong tính chất đất,biểu hiện ở thành phần cơ giới thô tại
các ruộng bậc thang cao, kèm theo là sự rửa trôi phì nhiêu, sự bạc màu
của đất đai….
- Độ dày của tầng đất phụ thuộc vào độ dốc của địa hình: những nơi có
độ dốc lớn thì quá trình xói mòn, rửa trôi diễn ra mạnh khiến cho tầng
đất mỏng đi rất nhiều. Độ dốc của địa hình cũng quyết định đến độ dày
của tầng đất, độ dốc càng nhỏ thì tầng đất càng dày.
Những nơi có độ dốc < 150C thì tầng đất dày, lớp đất mịn có
thể chiếm tới 69%.
Những nơi có độ dốc từ 150C-250C thì tầng đất dày, lớp đất
mịn có thể chiếm 34%
Những nơi có độ dốc > 250C thì tầng đất mỏng, lớp đất mịn có
thể chiếm khoảng 25%
- ¾ diện tích là đồi núi, địa hình có ảnh hưởng lớn đến sự hình thành và
phân bố đất đai theo đai cao.
Từ 150m trở xuống, quá trình feralit diễn ra mạnh, càng lên
cao quá trình feralit yếu dần.
Lên tới độ cao 600-700m hình thành đất feralit-mùn vàng đỏ
trên núi
8
Đến độ cao 1600-1700m, hình thành đất mùn trên núi cao.
IV. Mối quan hệ giữa địa hình với sinh vật.
Độ cao, hướng sườn, độ dốc của địa hình ảnh hưởng đến sự
phân bố sinh vật. Sự thay đổi độ cao của địa hình dẫn đến hình thành
các vành đai sinh vật khác nhau. Các hướng sườn khác nhau thường
nhận được lượng nhiệt, ẩm chế độ khiếu sáng khác nhau do đó ảnh
hưởng tới độ cao bắt đầu và kết thúc của các vành đai sinh vật.
Biểu hiện ở sinh vật Việt Nam
- Địa hình núi, gặp các hệ sinh thái rừng rậm á chí tuyến gió
mùa ẩm thường xanh lá rộng hoặc hỗn giao lá rộng-lá kim.
- Địa hình đầm lầy đất phèn tiềm tàng hay hoạt động là rừng
tràm, ven biển có rừng ngập mặn sú, vẹt, đước, trên các cồn cát là
truông cỏ và cây bụi.
- Trên các địa hình cacxtơ vách đứng, lũng hẹp, rừng cũng có
sắc thái riêng với loại cây ưa canxi.
- Địa hình núi cao ở Tây Bắc, các đỉnh núi ở dải Trường Sơn
và vùng núi cực Nam Trung Bộ thích ứng với các loài thực vật di cư từ
luồng Himilaya-Xích Kim là các loài thực vật ôn đới ưa lạnh và khô,
chủ yếu là các loài cây lá kim thuộc ngành phụ hạt trần (Gymnopermae)
như Thông hai lá (Pinus khaya), Pơmu (Fokenia hodjinsii). Bên cạnh đó
còn có cây thuộc họ Hoa (Betulaceae), họ Oliu (Oleaceae)…..Động vật
Himalaya-Xích Kim với bộ lông dày ấm như: Gấu ngựa, Cầy mực,
Triết bụng vàng….
- Vùng núi ẩm ướt ở Bắc Bộ và khu rừng thưa ở Tây Nguyên
thích hợp với các loài động thực vật luồng Malaixia-Indonexia là các
loài thực vật á xích đạo và nhiệt đới nóng ẩm, một số loài rụng lá mọc
khá tập trung thành các rừng thưa ở Tây Nguyên, nơi có mùa khô sâu
sắc. Ví dụ: cây họ Dầu: cây Chò nâu. Khu hệ động vật thường gặp ở
Tây Nguyên, Nam Trung Bộ và Nam Bộ như Bò rừng, Nai đỏ, Chó
sói….
- Ở những vùng núi thấp phía nam khu vực Tây Bắc và ở
Trung Bộ thích hợp với các loài động thực vật luồng Ấn Độ-Mianma là
các loài ưa nóng và khô. Tiêu biểu là họ Bàng (Combreraceae), họ Cỏ
roi (Verbenaceae), họ Tử vi (Lythraceae). Khu Tây Bắc và khu Trường
Sơn Bắc cũng có nhiều loài động vật của khu hệ này như Voi, Bò tót,
Gấu chó….
9
- Ở các vùng núi do có sự phân hóa theo đai cao của địa hình
nên xuất hiện các rừng rậm á xích đạo, nhiệt đới ở các vùng đồi núi
thấp và chân núi cho đến các kiểu rừng á nhiệt đới và ôn đới trên núi
cao.
Ta thấy rằng địa hình có tác động rất lớn đến các thành phần tự
nhiên khác, đây là mối quan hệ hai chiều. Vì vậy chúng ta cần bảo vệ
và cải tạo các thành phần tự nhiên để môi trường tự nhiên được bền
vững.
Trên đây là phần trả lời câu hỏi của em, còn nhiều hạn chế về
vốn kiến thức nên không thể tránh khỏi sai sót. Kính mong thầy giáo
giúp đỡ để em hoàn thiện hơn về vốn kiến thức của mình.
Em xin chân thành cảm ơn!
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- nhan_to_tu_nhien_anh_huong_toi_dia_hinh_3008.pdf