Giáo án Âm nhạc khối 1 đến khối 5 - Trường tiểu học Hoa Thủy - Năm 2016 - 2017 - Tuần 19, 20

Nhắc HS tư thế ngồi học ngay ngắn.

- KTBC: Tiến hành trong quá trình ôn.

- GV giới thiệu bài và ghi đề lên bảng.

+ Cho HS xem tranh minh họa .

+ Hỏi học sinh bức tranh nói về bài hát nào đã học, tên tác giả sáng tác bài hát.

- GV hướng dẫn học sinh tập ôn lại bài hát để giúp học sinh hát thuộc lời ca và đúng giai điệu, bằng nhiều hình thức:

+ Hát đồng thanh, từng dãy, nhóm, cá nhân.

 

doc15 trang | Chia sẻ: hoanganh.21 | Lượt xem: 1398 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Âm nhạc khối 1 đến khối 5 - Trường tiểu học Hoa Thủy - Năm 2016 - 2017 - Tuần 19, 20, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Thứ 2 ngày 09 tháng 01 năm 2017. ( Dạy lớp 1B ). Thứ 3 ngày 10 tháng 01 năm 2017. ( Dạy lớp 1A ). Thứ 4 ngày 11 tháng 01 năm 2017. ( Dạy lớp 1C ). Thứ 6 ngày 13 tháng 01 năm 2017. ( Dạy lớp 1D ). TIẾT 1: KHỐI 1: TUẦN 19: HỌC HÁT BÀI BẦU TRỜI XANH. Nhạc và lời: Nguyễn Văn Quỳ. I. Mục tiêu: - HS hát thuộc lời, đúng giai điệu và tiết tấu lời ca. - Biết hát kết hợp vỗ tay hoặc gõ đệm theo phách hoặc theo tiết tấu lời ca. - HS hát đồng đều, rõ lời. - HS KT: Hát được lời của bài hát II. Chuẩn bị: *GV: - Hát chuẩn xác bài hát"Bầu trời xanh" - Đàn Organ, băng đĩa nhạc *HS: - Nhạc cụ gõ đệm ( thanh phách, song loan....) III. Hoạt động dạy học: Nội dung- TG Hoạt động của GV Hoạt động của HS 1.Ổn định tổ chức: (2- 3') 2. Bài mới *HĐ 1: Dạy bài hát:"Bầu trời xanh" (15 - 20') *HĐ 2: Hát kết hợp với gõ đệm theo phách và theo tiết tấu lời ca (8 - 10') 3. Củng cố - dặn dò: (3 - 4') - Nhắc học sinh ngồi ngay ngắn. - KTBC: GV cho cả lớp hát lại một trong các bài hát đã học ở học kỳ 1 để khởi động giọng. - GV giới thiệu bài và gi đề lên bảng. - GV vừa đệm đàn vừa hát cho HS nghe mẫu 1 lần. - Hướng dẫn đọc lời ca theo tiết tấu (Bài hát chia làm 4 câu hát). - GV tập cho HS hát từng câu, mỗi câu hát 2 - 3 lần để HS thuộc lời ca và giai điệu. Nhắc HS biết lấy hơi giữa mỗi câu hát. - GV tập cho HS hát theo lối mắc xích cho đến hết bài. - Sau khi tập xong bài hát GV cho HS hát lại nhiều lần để thuộc lời ca và giai điệu bài hát. - GV chú ý sửa sai cho HS. - GV hướng dẫn HS hát và vỗ tay hoặc gõ đệm theo phách: Em yêu bầu trời xanh xanh, yêu ´ ´ ´ ´ ´ đám mây hồng hồng. ´ ´ - GV hướng dẫn HS hát kết hợp gõ đệm theo tiết tấu lời ca. Em yêu bầu trời xanh xanh, yêu ´ ´ ´ ´ ´ ´ ´ đám mây hồng hồng. ´ ´ ´ ´ - GV hướng dẫn HS hát kết hợp vận động (nhún chân nhịp nhàng theo nhịp). - Nhận xét và sửa sai kịp thời. - Gọi HSKT lên trình bày lại bài hát. - Hỏi: Hôm nay lớp chúng ta học bài hát gì? - Nhận xét tiết học. - Dặn HS về nhà ôn bài hát cho thuộc. - GV cho HS đứng lên ôn lại bài hát kết hợp vỗ tay hoặc gõ đệm theo phách và tiết tấu lời ca. - HS lắng nghe và thực hiện. - Cả lớp thực hiện. - HS lắng nghe. - HS lắng nghe. - HS đọc lời ca theo tiết tấu. - HS tập hát từng câu theo hướng dẫn của GV. - HS tập hát theo hướng dẫn. - HS hát lại nhiều lần theo hướng dẫn của GV: + Hát đồng thanh. + Hát theo dãy, nhóm. + Hát cá nhân. - HS chú ý sửa sai. - HS hát và vỗ tay hoặc gõ đệm theo phách, sử dụng nhạc cụ gõ như song loan, thanh phách... - HS hát và gõ đệm theo tiết tấu lời ca. - HS hát kết hợp vận động theo hướng dẫn của GV. - HS lắng nghe. - HSKT trình bày. - HS trả lời. - HS lắng nghe. - HS ghi nhớ. - Cả lớp thực hiện. TIẾT 2: KHỐI 1: TUẦN 20: ÔN TẬP BÀI HÁT: BẦU TRỜI XANH I. Mục tiêu: - HS biết hát theo giai điệu và đúng lời ca. - Biết hát kết hợp vận động phụ họa đơn giản. - Biết phân biệt âm thanh cao - thấp ở mức độ đơn giản. - HSKT: Hát kết hợp vận động phụ hoạ cùng các bạn. II. Chuẩn bị : - Đàn, máy nghe và băng nhạc. - Nhạc cụ gõ (thanh phách để gõ đệm theo tiết tấu lời ca). - Một vài động tác vận động phụ họa đơn giản. III. Hoạt động dạy học: : Nội dung - TG Hoạt động của GV Hoạt động của HS 1. Ổn định tổ chức: (2 - 3') 2. Bài mới: *HĐ 1: Ôn bài hát “Bầu trời xanh" (8 - 10’) *HĐ 2: Phân biệt âm thanh cao - thấp (5 - 7’) *HĐ 3: Hát kết hợp vận động phụ họa (8 - 10') 3. Củng cố -dặn dò: (3 - 4') - Nhắc HS tư thế ngồi học ngay ngắn. - KTBC: Tiến hành trong quá trình ôn. - GV giới thiệu bài và ghi đề lên bảng. + Cho HS xem tranh minh họa . + Hỏi học sinh bức tranh nói về bài hát nào đã học, tên tác giả sáng tác bài hát. - GV hướng dẫn học sinh tập ôn lại bài hát để giúp học sinh hát thuộc lời ca và đúng giai điệu, bằng nhiều hình thức: + Hát đồng thanh, từng dãy, nhóm, cá nhân. - Cho HS hát và vỗ tay hoặc gõ đệm theo phách, theo tiết tấu lời ca (sử dụng thêm nhạc cụ gõ). - GV dùng đàn thể hiện 3 âm: Mi (âm thấp), Son (âm trung), Đố (âm cao) cho HS nghe vài lần để HS nhận biết bằng cách nhận ra âm thấp để tay lên đùi, âm trung để tay trước ngực, âm cao giơ tay lên cao. - Sau khi HS đã thực hiện thành thạo, GV có thể thổi các âm thanh để kiểm tra năng lực nghe của HS. - Hướng dẫn HSKH, HSY hát kết hợp vận động phụ họa (nhún chân nhịp nhàng bên trái, bên phải theo nhịp). - GV tập vài động tác phụ họa cho HS. + Câu 1: Một tay chống hông, tay kia đưa ngón trỏ lên bầu trời, tay trái (vào tiếng xanh thứ nhất) - tay phải vào tiếng hồng thứ hai. Châm nhún hai bên. + Câu 2: Chân nhún như câu 1, hai tay giang ngang thể hiện như cánh chim bay. + Câu 3: Động tác như câu 1. + Câu 4: Chân tiếp tục nhún nhịp nhàng, vỗ tay theo nhịp kết hợp nghiêng người qua trai, phải. - GV mời HS lên biểu diễn trước lớp. - Kết thúc tiết học, GV có thể đệm đàn cùng hát lại với HS bài hát đã học (hoặc mở băng mẫu để HS hát và vận động theo nhạc). - Nhận xét tiết học: Khen cá nhân và những nhóm biểu diễn tốt, nhắc nhở những nhóm chưa đạt cần cố gắng hơn. - Dặn HS về ôn lại bài hát Bầu trời xanh tập vỗ tay đúng phách và đúng tiết tấu lời ca. - HS lắng nghe và thực hiện. - HS lắng nghe. + Ngồi ngay ngắn xem tranh. + HS trả lời: + Bài hát “Bầu trời xanh”. + Tác giả Hoàng Vân. - Hát theo hướng dẫn của GV. + Hát đồng thanh, từng dãy, nhóm, cá nhân. - HS hát kết hợp vỗ tay hoặc gõ đệm theo phách, theo tiết tấu lời ca. - HS lắng nghe và thực hiện theo hướng dẫn của GV. - HS nhận biết các âm thanh ở mức độ cao hơn. - HSKT, HSY hát kết hợp vận động phụ họa theo hướng dẫn. - HS thực hiện theo hướng dẫn. - HS biểu diễn trước lớp (cá nhân, từng tổ, nhóm). - HS thực hiện theo hướng dẫn. - HS lắng nghe. - HS ghi nhớ. ******************** Thứ 3 ngày 10 tháng 01 năm 2017. ( Dạy lớp 4B ). Thứ 5 ngày 12 tháng 01 năm 2017. ( Dạy lớp 4D ). TIẾT 1: KHỐI 4: TUẦN 19: HỌC BÀI HÁT CHÚC MỪNG.( Nhạc Nga) MỘT SỐ HÌNH THỨC TRÌNH BÀY BÀI HÁT. I. Mục tiêu: - Biết đây là bài hát nước ngoài - Biết hát theo giai điệu và lời ca. - Biết một số hình thức trình bày bài hát như đơn ca, song ca, tam ca.... HSNK: Thuộc bài hát và gõ đệm tốt. II. Chuẫn bị: Gv: - Đàn phím, bộ gõ. - Đệm đàn, hát chuẩn xác bài hát HS: - Sách âm nhạc lớp 4. - Thanh phách III. Hoạt động dạy học: Khởi động CTHĐTQ tổ chức trò chơi: Nghe giai điệu đoán tên bài hát đã học. Hoạt động cơ bản. Nội dung1: Học hát ( 20p ) Giới thiệu bài mới – ghi bảng. Việc 1: Nêu mục tiêu cần đạt ( 2lần) HS nhắc lại. Việc 2: Nghe bài hát. Việc 3: Nói cảm nhận về bài hát. Việc 4: Đọc lời ca theo tiết tấu(GV hướng dẫn đọc) Việc 5: Khởi động giọng Việc 6: Tập hát từng câu theo đàn. Việc 7: Hát toàn bài 2 lần và gõ đệm. B. Hoạt động thực hành.17p Việc 1: Luyện hát cá nhân cho thuộc bài. Việc 2: CTHĐTQ điều khiễn hát theo nhóm hát và kết hợp gõ đệm. Việc 2: CTHĐTQ mời hát cá nhân, nhóm trình bày và nhận xét. GV nhận xét và chốt. Nội dung1: Một số hình thức trình bày bài hát ( 10p ) Việc 1: GV giới thiệu cho HS biết về các hình thức trình bày bài hát như đơn ca, song ca, tam ca hay tốp ca. + Đơn ca : Do một người hát. + Song ca : Do hai người hát. + Tam ca : Do ba người hát. + Tốp ca : Từ 4 người hát trở lên. - Việc 2 : Trình bày bài hát theo các hình thức đó. C. Hoạt động ứng dụng (3p) CTHĐTQ ? Hôm nay chúng ta học bài gì?Nhạc nước nào? Do ai đăt lời mới? Nội dung bài hát? Liên hệ: Qua bài hát này muốn nhắn nhủ chúng ta điều gì? CTHĐTQ hỏi: Qua tiết học hôm nay các bạn thấy mình thuộc bài hát chưa? a.Ai trình bày tốt bài hát. b.Ai chưa thuộc lời. c.Ai chưa biết vỗ đệm. TIẾT 2: KHỐI 4: TUẦN 20: ÔN BÀI HÁT CHÚC MỪNG .TẬP ĐỌC NHẠC SỐ 5. I. Mục tiêu: - Biết hát theo giai điệu và lời ca . - Biết hát kết hợp vỗ tay hoặc gõ đệm theo bài hát. - Biết đọc bài TĐN số 5. HSNK: Biết hát kết hợp vỗ đệm theo phách, đọc nhạc tốt. II. Chuẩn bị: - Giáo viên: Đàn và bộ gõ. Bảng phụ bài tập đọc nhạc số 5. - Học sinh: SGK Nhạc cụ gõ ( song loan, thanh phách,.) III. Hoạt động dạy học: Khởi động Hoạt động cơ bản:5p CTHĐ: Nêu câu hỏi Tên bài hát hôm trước - Do ai sáng tác – chủ đề gì? Hát đồng thanh lại bài hát đó. Việc 1: GV giới thiệu bài, ghi đề Việc 2:- GV Nêu mục tiêu cần đạt. Việc 3: - CTHĐTQ hỏi? Muốn đạt được mục tiêu trên chúng ta phải làm gì? Việc 4: GV cho HS khởi động giọng. B.Hoạt động thực hành.27p Nội dung 1: Ôn tập bài hát Chúc mừng. Việc 1: Cho HS luyện hát theo đàn. Việc 2: CTHĐ gọi hát cá nhân, nhóm, bàn kết hợp gõ đệm và chia sẽ ý kiến. Việc 3: CTHĐTQ điều hành các nhóm trình bày vận động phụ họa và nhận xét. Việc 4: GV chỉ định một vài HSNK thể hiện bài hát Nội dung 2: TĐN số 5 Việc 1: - Thảo luận. Việc 2: Tìm hiểu và nhận xét bài TĐN ( Loại nhịp, trường độ , cao độ) - Âm hình tiết tấu có trong bài TĐN số 5. Việc 3: Luyện gõ tiết tấu theo giáo viên. Việc 4: Tập đọc nhạc từng câu. Việc 5: Đọc cả bài và ghép lời ca. Việc 6: Luyện đọc theo nhóm. Việc 7: CTHĐTQ gọi 1,2 bạn đọc lại bài, mời từng nhóm đọc lại và gõ đệm. Nữa đọc nhạc, nữa kia ghép lời. C. Hoạt động ứng dụng (5p) Về nhà em hãy hát cho cả nhà nghe và dưới sự giúp đỡ của người thân em hãy tìm ra động tác phụ họa cho bài hát. - Đánh giá việc học hát của mình bằng cách đánh(X) vào 1 trong 4 mức độ: Hát ở mức độ tốt Hát ở mức độ TB Hát ở mức độ khá Hát ở mức độ yếu, k *********************** Thứ 3 ngày 10 tháng 01 năm 2017. ( Dạy lớp 5D ). Thứ 6 ngày 13 tháng 01 năm 2017. ( Dạy lớp 5Đ ). TIẾT 1: KHỐI 5: TUẦN 19: HỌC HÁT BÀI HÁT MỪNG. Dân ca ( Hrê Tây Nguyên) Đặt lời: Lê Toàn Hùng. I. Mục tiêu: - Biết đây là bài dân ca. - Biết hát theo giai điệu và lời ca. - Biết hát kết hợp vỗ tay hoặc gõ đệm theo nhịp. - Yêu ca hát, biết yêu quý bạn bè. * HSNK : Hát tốt và gõ đệm đúng. II. Chuẫn bị: Gv: - Đàn phím, bộ gõ. -Đệm đàn, hát chuẩn xác bài hát. HS: - Sách âm nhạc lớp 5 - Thanh phách III. Hoạt động dạy học: Khởi động Việc 1: Hát một bài hát đã học. Việc 2: Nói tên bài hát đó và nhạc sĩ sáng tác. A. Hoạt động cơ bản.15p Giới thiệu bài mới. Ghi bảng Việc 1: Nghe bài hát và nói cảm nhận. Việc 2: Cá nhân thầm đọc lời ca Việc 3: Hướng dẫn đọc lời ca theo tiết tấu. Việc 4: Khởi động giọng. Chia câu. Việc 5: Tập hát từng câu. Việc 6: Hát cả bài . B. Hoạt động thực hành.15p Việc 1: Luyện hát CTH§TQ điều khiễn các bạn hát theo nhóm, bàn , cá nhân. Việc 2: Hát và kết hợp gõ đệm theo phách, nhịp, tiết tấu. CTHĐTQ điều hành các nhóm, cá nhân trình bày và nhận xét. C. Hoạt động ứng dụng (3p) Vận dụng linh hoạt có thể hát cho người thân nghe. Tự đánh giá khi học xong bài hát. 1. Hát thuộc lời, đúng giai điệu bài hát. 2. Hát chưa thuộc lời. 3. Hát được nhưng chưa biết vỗ đệm theo nhịp. TIẾT 2: KHỐI 5: TUẦN 20: ÔN BÀI HÁT HÁT MỪNG.TẬP ĐỌC NHẠC SỐ 5. I. Mục tiêu: - Biết hát theo giai điệu và lời ca . - Biết hát và kết hợp vận động theo nhạc. - Biết đọc nhạc và gõ đệm. HSNK: Đọc nhạc và ghép lời tốt. II. Chuẫn bị: - Giáo viên: Đàn và bộ gõ. Bảng phụ bài TĐN số 5. - Học sinh: SGK Nhạc cụ gõ ( song loan, thanh phách,.) III. Tiến trình dạy học Khởi động A.Hoạt động cơ bản.5p Việc 1: CTHĐTQ trò chơi: Ai nhanh hơn Luật chơi; Nghe giáo viên đánh giai 1 câu trong bài hát đã học, HS nghe và hát lại câu đó. - Việc 2: Nói tên bài hát, nhạc sĩ sáng tác. Việc 3: Cả lớp hát lại bài hát đó. B.Hoạt động thực hành.25p Nội dung 1: Luyện tập bài hát. Việc 1: - Hát theo đàn và gõ đệm. Việc 2: - Ôn lại các bài hát theo nhóm dưới sự điều hành của nhóm trưởng. Việc 3: CTHĐ mời các ban hát cá nhân và các nhóm lần lượt hát cùng chia sẽ ý kiến với nhau. Nội dung 2: TĐN số 5. Việc 1: - Thảo luận. Việc 2: Tìm hiểu và nhận xét bài TĐN ( Loại nhịp, trường độ , cao độ) - Âm hình tiết tấu có trong bài TĐN số 4 Việc 3: Luyện gõ tiết tấu theo giáo viên. Việc 4: Tập đọc nhạc từng câu. Việc 5: Đọc cả bài và ghép lời ca. Việc 6: Luyện đọc theo nhóm. Việc 7: CTHĐTQ gọi 1,2 bạn đọc lại bài, mời từng nhóm đọc lại và gõ đệm. Nữa đọc nhạc, nữa kia ghép lời. C. Hoạt động ứng dụng (3p) - Đánh giá việc học hát của mình bằng cách đánh vào 1 trong 4 mức độ: Hát và đọc nhạc ở mức độ tốt: Hát và đọc nhạc ở mức độ khá. Thứ 5 ngày 12 tháng 01 năm 2017. ( Dạy lớp 3D ). TIẾT 1: KHỐI 3: TUẦN 19: HỌC BÀI HÁT EM YÊU TRƯỜNG EM ( Lời 1) Nhạc và lời: Hoàng Vân I.Mục tiêu: - Biết hát giai điệu lời 1. - Biết hát kết hợp vỗ tay hoặc gõ đệm theo bài hát. - Giáo dục HS tình yêu trường lớp. - HSKT: Hát thuộc lời bài hát. II.Chuẩn bị: - Hát chuẩn xác bài hát, thể hiện tính chất bài hát. - Nhạc cụ quen dùng, nhạc cụ gõ đệm theo bài hát. III. Hoạt động dạy học: A. Hoạt động cơ bản. 15p Khởi động: Việc 1: TC Thi các nhóm kể tên các bài hát về trường, lớp... Việc 2: Thông báo kết quả thi giữa các tổ. - GV giới thiệu tên bài hát nêu mục tiêu - ghi bảng. - Cả lớp đọc đồng thanh đề bài - nêu mục tiêu Việc 3: Khởi động giọng theo đàn. Việc 4: Nghe GV hát mẫu. Việc 5: Đọc lời ca theo tiết tấu. Việc 6: Nghe GV đàn từng câu và bắt nhịp cho HS hát mỗi câu 3 lần. B. Hoạt động thực hành.20p Hoạt động 1: Luyện tập bài hát Việc 1: Hát thầm lại bài hát vừa tập 3 lần Việc 2: Cả nhóm cùng nhau ôn lại bài hát 3 lần Việc 3: Nhóm trưởng cho cả nhóm hát kết hợp vỗ tay theo phách, nhịp Hoạt động 3: trình bày bài hát Việc 1: Trưởng ban văn nghệ mời các nhóm trình bày theo các hình thức cá nhân, nhóm bàn , lớp... Việc 2: Ban văn nghệ điều hành các bạn nhận xét nhóm bạn. Việc 3: Mời HSNK hát thể hiện lại bài hát. C. Hoạt động ứng dụng (3p) Việc 1: Cá nhân trả lời câu hỏi ?Hôm nay ta vừa học bài hát nào? Do ai sáng tác Nó cảm nhận về bài hát. Em tự đánh giá thế nào về việc học tập của mình? Hát ở mức độ tốt. Hát ở mức độ khá. Hát ở mức độ TB. Hát ở mức độ yếu kém. Về nhà em hãy hát cho cả nhà nghe và dưới sự giúp đỡ của người thân em hãy tìm ra động tác phụ họa cho bài hát. Hát bài hát trong các buổi sinh hoạt lớp, sinh hạt văn nghệ tập thể. TIẾT 2: KHỐI 3: TUẦN 20: HỌC BÀI HÁT EM YÊU TRƯỜNG EM ( Lời 2) ÔN TẬP TÊN NỐT NHẠC. I.Mục tiêu. - HS hát thuộc lời ca, hát đúng giai điệu, tiết tấu; thể hiện tính chất nhịp nhàng, trong sáng. - Biết hát nhấn đúng phách mạnh và gõ đệm theo nhịp 3/4 của bài hát. - HS biết hát kết hợp vận động phụ hoạ theo nhịp 3/4. - HS biết yêu mến những bài dân ca của các dân tộc trên thế giới. - HSKT: Hát được lời ca của bài hát. II.Chuẩn bị: - Máy nghe, băng nhạc - Nhạc cụ quen dùng, nhạc cụ gõ đệm và môt vài động tác phụ hoạ cho bài hát. III. Hoạt động dạy học: Khởi động A. Hoạt động cơ bản.5p CTHĐTQ tổ chức trò chơi nghe nhạc đoán tên các bài hát về con vật. GV giới hiệu bài nêu mục tiêu. Việc 1: Đọc và nêu lại mục tiêu( 2lần) - Nhóm trưởng hỏi: Để đạt được mục tiêu ta cần làm gì? Việc 2: Cả nhóm cùng nhau ôn lại bài hát 3 lần B. Hoạt động thực hành.20p Hoạt động 1: Luyện tập bài hát Việc 1: Nhóm trưởng cho cả nhóm hát kết hợp vỗ đệm theo phách, tiết tấu. Việc 1: Mời các bạn hát cá nhân, nhóm đôi – nhận xét. Hoạt động 2: Hát kết hợp vỗ đệm và vận động phụ hoa Việc 1: Nhóm trưởng cho cả nhóm hát kết hợp vỗ đệm theo phách, tiết tấu Việc 2: Thảo luận nhóm để có các động tác phụ họa.Nhóm trưởng điều hành các bạn hát kết hợp vận động phụ họa đơn giản. Hoạt động 3: trình bày bài hát Việc 1: phó ban văn nghệ mời 1 bạn trình bày bài hát Việc 2: Mời các nhóm trình bày Việc 2: Phó ban văn nghệ các bạn nhận xét nhóm bạn. GV quan sát nhận xét và góp ý bổ sung các động tác phụ họa phù hợp cho bài hát. C. Hoạt động ứng dụng (3p) ?Hôm nay chúng ta vừa học bài hát gì? Bài hát có giai điệu như thế nào? Bài hát muốn nhắc nhở các em điều gì? Hãy hát và trình bày bài hát cho bố mẹ. anh chị hay ông bà cùng nghe. ********************** Thứ 6 ngày 13 tháng 01 năm 2017. ( Dạy lớp 2D ). TIẾT 1: KHỐI 2: TUẦN 19: HỌC HÁT BÀI TRÊN CON ĐƯỜNG ĐẾN TRƯỜNG. Nhạc và lời: Ngô Mạnh Thu. I.Mục tiêu: - Biết hát theo giai điệu và lời ca. - Biết hát kết hợp vỗ tay hoặc gõ đệm theo bài hát. (Với HS năng khiếu: Biết gõ đệm theo phách, theo tiết tấu lời ca ) II.CHUẨN BỊ: - GV : + Đàn phím điện tử, bộ gõ. - HS : + Sách bài hát, thanh phách. . II. Chuẩnbị: GV: - Hát chuẩn xác bài hát - Đàn phím điện tử, bộ gõ HS: - Sách tập bài hát. III. Hoạt động dạy học: Khởi động: CTHĐTQ cho các bạn chơi trò chơi “ làm theo tôi nói, đừng làm theo tôi làm” A. Hoạt động cơ bản.15p GV Giới thiệu bài và ghi bảng. Việc 1: Nêu mục tiêu cần đạt.( 2lần) - Nhóm trưởng hỏi: Để đạt được mục tiêu ta cần làm gì? Việc 2: Nghe GV hát mẫu. Nói cảm nhận về bài hát. Việc 3: Cả lớp khởi động giọng theo đàn. Việc 4: Đọc lời ca theo tiết tấu theo hướng dẫn của GV. Việc 5: Nghe GV đàn từng câu và bắt nhịp cho HS hát mỗi câu 3 lần. Việc 6: Hát cả bài. B. Hoạt động thực hành.17p Việc 1: Cả nhóm cùng nhau luyện hát ôn lại bài hát 3 lần Việc 2: Nhóm trưởng cho cả nhóm hát kết hợp vỗ đệm theo phách, tiết tấu Việc 3: Mời các bạn trình bày theo nhiều hình thức cá nhân, nhóm trình bày, nhóm khác nhận xét C. Hoạt động ứng dụng (3p) Về nhà em hãy hát cho cả nhà nghe và dưới sự giúp đỡ của người thân em hãy tìm ra động tác phụ họa cho bài hát. CTHĐTQ hỏi: Qua tiết học hôm nay các bạn thấy mình thuộc bài hát chưa? a.Ai trình bày tốt bài hát. b.Ai chưa thuộc lời c.Ai chưa biết vỗ đệm. TIẾT 2: KHỐI 2: TUẦN 20:ÔN TẬP BÀI HÁT TRÊN CON ĐƯỜNG ĐẾN TRƯỜNG. I. Mục tiêu: - Biết hát theo giai điệu và đúng lời ca. - Biết hát kết hợp vỗ tay hoặc gõ đệm. - Biết hát kết hợp một vài động tác phù hoạ đơn giản. (Với HS năng khiếu: Biết biễu diễn tốt bài hát ) II.CHUẨN BỊ: - GV : + Đàn phím điện tử. - HS : + Sách bài hát, thanh phách. II. Chuẩnbị: GV: - Hát chuẩn xác bài hát. - Đàn phím điện tử, bộ gõ HS: - Sách tập bài hát, thanh phách. III. Hoạt động dạy học: Khởi động: A. Hoạt động cơ bản.10p Ban văn nghệ bắt nhịp cho cả lớp hát vừa chơi trò chơi “ Cầm đồ vật”.Bạn nào cầm đồ vật cuối cùng thì lên trình bày bài hát. GV Giới thiệu bài – ghi bảng. Việc 1: Nêu mục tiêu bài học( 2lần) - Nhóm trưởng hỏi: Để đạt được mục tiêu ta cần làm gì? - Mời 1-2 bạn hát lại bài hát. - Bạn khác nhắc lại tên bài hát, tác giả. B. Hoạt động thực hành.17p Việc 1: Khởi động giọng. Việc 2: Cả nhóm cùng nhau ôn lại bài hát 3 lần Việc 3: Nhóm trưởng cho cả nhóm hát kết hợp vỗ đệm theo phách, tiết tấu Việc 5: Thảo luận nhóm để có các động tác phụ họa.Nhóm trưởng điều hành các bạn hát kết hợp vận động phụ họa đơn giản. Việc 6: Phó ban văn nghệ mời 1 bạn trình bày bài hát Việc 7: Mời các nhóm trình bày, nhóm khác nhận xét C. Hoạt động ứng dụng (3p) Về nhà em hãy hát cho cả nhà nghe và dưới sự giúp đỡ của người thân em hãy tìm ra động tác phụ họa cho bài hát. CTHĐTQ hỏi: Qua tiết học hôm nay các bạn thấy mình thuộc bài hát chưa? a.Ai trình bày tốt bài hát. b.Ai chưa thuộc lời. c.Ai chưa biết vỗ đệm.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docGiao-an - Tuần 19.doc
Tài liệu liên quan