Giáo án cả năm môn Giáo dục công dân 8

Tiết 19 - Bài 13 :

PHÒNG CHỐNG TỆ NẠN XÃ HỘI ( TIẾT 1 )

I. Mục tiêu bài học:

1. Kiến thức: - HS hiểu: - Thế nào là tệ nạn XH.

 - Nêu được tác hại của các tệ nạn xã hội.

 - Nêu được một số quy định của pháp luật về phòng, chống tệ nạn xã hội.

 - Nêu được trách nhiệm của công dân trong việc phòng, chống tệ nạn xã hội.

2. Kỹ năng:

 - Thực hiện tốt các quy định của pháp luật về phòng, chống tệ nạn xã hội.

 - Tham gia các hoạt động phòng, chống các tệ nạn xã hội do nhà trường, địa phương tổ chức.

 - Biết cách tuyên truyền, vận động bạn bè tham gia phòng, chống các tệ nạn xã hội.

3. Thái độ: Ủng hộ các quy định của pháp luật về phòng, chống tệ nạn xã hội.

II. Chuẩn bị:

1. GV: Luật phòng chống ma tuý năm 2000.

 Bộ luật hình sự năm 1999.

 Tranh ảnh, bài viết về tác hại của tệ nạn xã hội

2. HS: Nghiên cứu bài học

III. Tiến trình:

1. Tổ chức : 8A :. 8B : .

2. Kiểm tra :? Hãy nêu các chức năng cơ bản của thuế, cho ví dụ?

3. Bài mới :GV hướng dẫn HS quan sát tranh ảnh về đề tài phòng, chống tệ nạn xã hội. Nêu câu hỏi:

? Những bức tranh đó nói lên điều gì?

HS quan sát và trả lời

GV kết luận vào bài: Để hiểu rõ hơn về những vấn đề đó, chúng ta tìm hiểu bài học hôm nay.

 

docx106 trang | Chia sẻ: binhan19 | Lượt xem: 634 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Giáo án cả năm môn Giáo dục công dân 8, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
công dân phải đóng thuế. Nhà nước cũng định ra các loại thuế để áp dụng đối với từng người nộp thuế. II. Chức năng điều tiết vĩ mô nền kinh tế của thuế : - Các biện pháp dùng để điều tiết : GD chính trị – tư tưởng, hành chính, PL, KTế. Các công cụ điều tiết : Tài chính, tiền tệ, tín dụng. Trong đó thuế là công cụ thuộc lĩnh vực tài chính sắc bén nhất. - Nhà nước có thể quy định đóng thuế, hoặc không đánh thuế vào từng mặt hàng, từng lại đối tượng, đánh thuế với các mức thuế khác nhau, thông qua đó làm thay đổi mối quan hệ giữa sản xuất với tiêu dùng, đảm bảo cân đối cơ cấu ktế giữa các ngành nghề, các vùng lãnh thổ. III .Liên hệ thực tế: III. Luyện tập Bài tập 1, 2/18- sgk 4. Củng cố : Nhắc lại NDBH. 5. Dặn dò: - Học kĩ nội dung bài học. - Sưu tầm các tài liệu về thuế. - Chuẩn bị bài : Tích cực tham gia các HĐ chính trị - xã hội. ------------------------------------------------- Ngày soạn : .12.16 Ngày dạy : .12.16 Tiết 18 : THỰC HÀNH – NGOẠI KHOÁ Chủ đề : TÍCH CỰC THAM GIA CÁC HOẠT ĐỘNG CHÍNH TRỊ – XÃ HỘI I.Mục tiêu bài học: 1. Kiến thức:Học sinh hiểu được thế nào là hoạt động chính trị – xã hội; ý nghĩa của việc tham gia các hoạt động chính trị – xã hội. Tích hợp GDMT. 2. Kỹ năng :Tham gia các hoạt động chính trị – xã hội do lớp, trường, địa phương tổ chức. Biết tuyên truyền, vận động bạn bè cùng tham gia. 3. Thái độ: Tự giác, tích cực, có trách nhiệm trong việc tham gia các hoạt động chính trị – xã hội do lớp, trường, xã hội tổ chức. II.Chuẩn bị : - Sgk – Sgv gdcd, tranh ảnh GDCD 7, tài liệu liên quan đến nội dung bài học.... - Sưu tầm tài liệu liên quan, đọc trước bài ở nhà . III. Tiến trình: 1.Tổ chức: 8A.......................... ; 8B.............................. ; 2.Kiểm tra: - Em hãy nêu các chức năng của thuế? 3.Bài mới : GTB GV hướng dẫn HS quan sát tranh ảnh về các hoạt động chính trị xã hội. Gợi ý học sinh trả lời các nội dung đó. GV nhận xét, kết luận vào bài HĐ của GV & HS Tìm hiểu phần đặt vấn đề: GV: HD HS đọc và trả lời câu hỏi gợi ý. HS : đọc và trả lời câu hỏi. ?N1: Quan niệm 1/ 18 - SGK HS nêu ( Không đồng ý. Vì: Nếu chỉ cần học văn hoá thì không thể phát triển toàn diện được. Chỉ biết lo cho lợi ích cá nhân.....) ?N2: Quan niệm 2/ 18 - SGK HS nêu ( Đồng ý với quan điểm đó vì như vậy sẽ trở thành con người phát triển toàn diện...) GV nhận xét, kết luận. Tìm hiểu nội dung bài học. GV nêu câu hỏi hướng dẫn học sinh trả lời câu hỏi. ? Em hãy kể những HĐ chính trị – Xã hội mà em được biết, em đã được tham gia? HS nêu GV nhận xét, kết luận ? Thế nào là HĐ chính trị xã hội? HS nêu Tích hợp GDMT GV nhận xét, kết luận: Ngoài ra còn các HĐ bảo vệ môi trường sốn như: trồng cây xanh, vệ sinh đường làng ngõ phố, thu gom rác thải ở nơI công cộng hoặc bãi biển.... ?Tham gia các HĐ chính trị xã hội có ý nghĩa gì? HS nêu GV nhận xét, kết luận GV tổ chức hoạt động nhóm và dùng kỹ thuật “khăn trải bàn” để mọi thành viên trong nhóm ghi ý kiến riêng của mình vào các ô giấy dành cho cá nhân, sau đó nhóm trưởng tổ chức trao đổi XD ý kiến chung của nhóm, thư ký ghi ý kiến chung của nhóm vào ô giấy dành cho ghi ý kiến chung. Các nhóm báo cáo kết quả, nhận xét, bổ xung kết quả của nhau GV nhận xét, kết luận. ? Em hãy liên hệ với thực tế tại địa phương về việc tích cực tham gia các HĐ chính trị - xã hội? HS nêu ? Là HS tham gia những HĐ chính trị xã hội nào? HS liên hệ và nêu. ? Tham gia những hoạt động đó có ích lợi gì đối với cá nhân, xã hội? HS nêu GV nhận xét, kết luận Luyện tập GV hướng dẫn hs làm bài luyện tập1,2,3 / 19, 20 - SGK Hs nêu GV nhận xét, kết luận. Nội dung kiến thức cần đạt I. Đặt vấn đề (SGK / 18) - Cần phải tích cực tham gia các hoạt động chính trị – xã hội để phát triển toàn diện nhân cách bản thân. II. Nội dung bài học : -Các hoạt động chính trị xã hội như : + Tuyên truyền vận động bầu cử quốc hội – HĐND các cấp. + Vận động thực hiện dân số kế hoạch hoá gia đình. + HĐ Đoàn, Đội. ... + HĐ quyên góp ủng họ đồng bào bị thiên tai lũ lụt+ HĐ đền ơn đáp nghĩa các gia đình thương binh liệt sỹ..... 1. HĐ chính trị - xã hội : là những HĐ có nội dung liên quan đến việc xây dựng và bảo vệ nhà nước, bảo vệ chế độ chính trị, trật tự an ninh xã hội. Ví dụ : HĐ tuyên truyền bầu cử quốc hội... - Là những HĐ trong các tổ chức chính trị, đoàn thể quần chúng và HĐ nhân đạo, bảo vệ môi trường sống của con người. Ví dụ : HĐ Đoàn, Đội, Hội CCB, Hội phụ nữ... - Tích hợp GDMT: Tham gia các HĐ, khắc phục bảo vệ môi trường. 2. Ý nghĩa : - Là điều kiện để mỗi cá nhân được đóng góp vào sự phát triển của xã hội. Được bộc lộ, tự khẳng định, phát triển nhân cách của mỗi người. - Bảo vệ môi trường giúp môi trường thêm xanh, sạch, đẹp và làm cho cuộc sống thêm tươi đẹp. Tích hợp GDMT 3. Liên hệ : HS: - Tham gia các HĐ chính trị – xã hội do trường, lớp, địa phương tổ chức: quyên góp ủng hộ trẻ em bị thiên tai, bão lũ, nạn nhân chất độc da cam.... - Lợi ích: giúp phát triển toàn diện về bản thân, đem lại niềm vui cho người khác. Góp phần xây dựng mối quan hệ xã hội tốt đẹp, lành mạnh. III. Luyện tập Bài tập 1, 2/19- sgk Bài tập 3 /20 sgk 4. Củng cố : Nhắc lại NDBH. 5. Dặn dò: - Học kĩ nội dung bài học. - Sưu tầm các tài liệu về thuế. - Chuẩn bị bài phòng chống tệ nạn xã hội. ------------------------------------------------- Ngày soạn: 01.01.17 Ngày giảng: 04.01.17 Tiết 19 - Bài 13 : PHÒNG CHỐNG TỆ NẠN XÃ HỘI ( TIẾT 1 ) I. Mục tiêu bài học: 1. Kiến thức: - HS hiểu: - Thế nào là tệ nạn XH. - Nêu được tác hại của các tệ nạn xã hội. - Nêu được một số quy định của pháp luật về phòng, chống tệ nạn xã hội. - Nêu được trách nhiệm của công dân trong việc phòng, chống tệ nạn xã hội. 2. Kỹ năng: - Thực hiện tốt các quy định của pháp luật về phòng, chống tệ nạn xã hội. - Tham gia các hoạt động phòng, chống các tệ nạn xã hội do nhà trường, địa phương tổ chức. - Biết cách tuyên truyền, vận động bạn bè tham gia phòng, chống các tệ nạn xã hội. 3. Thái độ: Ủng hộ các quy định của pháp luật về phòng, chống tệ nạn xã hội. II. Chuẩn bị: 1. GV: Luật phòng chống ma tuý năm 2000. Bộ luật hình sự năm 1999. Tranh ảnh, bài viết về tác hại của tệ nạn xã hội 2. HS: Nghiên cứu bài học III. Tiến trình: 1. Tổ chức : 8A :........................ 8B : .............................. 2. Kiểm tra :? Hãy nêu các chức năng cơ bản của thuế, cho ví dụ? 3. Bài mới :GV hướng dẫn HS quan sát tranh ảnh về đề tài phòng, chống tệ nạn xã hội. Nêu câu hỏi: ? Những bức tranh đó nói lên điều gì? HS quan sát và trả lời GV kết luận vào bài: Để hiểu rõ hơn về những vấn đề đó, chúng ta tìm hiểu bài học hôm nay. HĐ của GV & HS GV HD hs đọc và thảo luận tình huống SGK. Nêu câu hỏi? HS TL và trả lời. Tình huống 1: ? Em có đồng tình với ý kiến của An không? Vì sao? HS nêu ? Em sẽ làm gì nếu các bạn ở lớp em cũng chơi như vậy? HS nêu. ( Nếu các bạn trong lớp chơi thì sẽ ngăn cản hoặc nhờ cô giáo can thiệp). GV nhận xét, kết luận. Tình huống 2: ? Theo em P,H và bà Tâm có VPPL không? Họ phạm tội gì? HS nêu ® Họ sẽ bị xử lý theo quy định của pháp luật. GV nhận xét, kết luận. ?Qua 2 câu chuyện trên chúng ta rút ra nhận xét gì? GVkết luận. Tìm hiểu tác hại của tệ nạn xã hội. GV: ? Em hãy nêu những tệ nạn xã hội trong xã hội hiện nay mà em biết? HS nêu ( Cờ bạc, ma tuý, mại dâm...........) GV: Chia lớp theo nhóm và cử đại diện nhóm trả lời câu hỏi. ? Em hãy nêu những tác hại của tệ nạn xã hội mà em biết ảnh hưởng đến bản thân, gia đình và xã hội? HS: Các nhóm thảo luận, trình bày kết quả thảo luận. Cả lớp trao đổi. * Tác hại: - Đối với bản thân: Huỷ hoại sức khoẻ, phẩm chất đạo đức của con người, xa sút về tinh thần có thể chết và dẫn đến hành vi VPPL. - Đối với gia đình: Kinh tế cạn kiệt, ảnh hưởng đến đời sống vật chất, tinh thần -> Gia đình bị tan vỡ. - Đối với XH : ảnh hưởng về kinh tế, suy giảm sức lao động của xã hội, suy giảm giống nòi, gây MTT, an ninh XH ( cướp của, giết người...) GV: Các đối tượng nghiện hút, cờ bạc....đều là ở độ tuổi lao động. Theo tổ chức y tế thế giới thì số người trong độ tuổi lao động mắc tệ nạn xã hội trên 40% độ tuổi 15->24. Đồng thời những đối tượng này cũng đang trong độ tuổi sinh đẻ hoặc bản thân họ sinh ra những đứa con tật nguyền, chết vì bị HIV- AIDS là hiểm hoạ của toàn thế giới. GV kết luận HĐ. Tìm hiểu nội dung bài học. GV nêu câu hỏi->HS thảo luận trả lời. ? Thế nào là tệ nạn xã hội?Cho ví dụ? HS nêu ? Tác hại của những tệ nạn đó là ntn? HS nêu GV nhận xét, kết luận. Luyện tập GV hướng dẫn HS làm nhanh bài tập trên bảng phụ và bài tập 3, 4 / 36– SGK. HS trả lời 1, Những hiện tượng xã hội nào sau đây được coi là tệ nạn xã hội: a, Đánh bạc. b, HIV/AIDS. c, Mê tín dị đoan. d, Sử dụng ma tuý. e, Đua xe trái phép. g, Sử dụng văn hoá phẩm đồi trụy. h, Hoạt động mại dâm. i, Bạo lực gia đình. k, Nghiện rượu. l, Sử dụng thuốc lắc. GV nhận xét, đánh giá. 2. Bài 3/36 => GV kết luận hết tiết 1. Nội dung kiến thức cần đạt I. Đặt vấn đề: SGK / 34 - TH1: Không đồng tình. Vì như vậy sẽ tạo thành thói quen, khi ham mê sẽ chơi nhiều -> hành vi đánh bạc, VPPL. - TH2: + P, H và bà Tâm VPPL về tội cờ bạc, nghiện hút. + Bà Tâm VPPL về tội tổ chức bán ma tuý. => Nhận xét: - Không chơi bài ăn tiền dù là ít. - Không ham mê cờ bạc. - Không nghe lời người xấu sẽ bị nghiện hút. II. Nội dung bài học: 1. Tệ nạn xã hội: Là hiện tượng xã hội bao gồm những hành vi sai lệch chuẩn mực xã hội, vi phạm đạo đứcvà pháp luật, gây hậu quả xấu về mọi mặt đối với đời sống xã hội. Ví dụ: ma tuý, mại dâm, cờ bạc. *. Tác hại: ảnh hưởng đến tinh thần, đời sống, sức khoẻ, đạo đức, kinh tế, ANTT xã hội của cá nhân, gia đình và xã hội. III. Luyện tập 1. Bài tập: ĐA: a,c,d,e,g,h,i,k,l. 2. Bài tập 3/36-sgk 4. Củng cố: Nhắc lại ND chính cần ghi nhớ. 5. Dặn dò: - Về nhà tiếp tục tìm hiểu NDBH. Làm các bài tập còn lại trong SGK - Tìm hiểu nguyên nhân thực tế dẫn đến con người xa vào tệ nạn xã hội. -------------------------------------------------------------------- Ngày soạn: 09.01.2017 Ngày giảng: 12.01.2017 Tiết 20 - Bài 13: PHÒNG CHỐNG TỆ NẠN XÃ HỘI ( Tiếp ) I. Mục tiêu bài học: 1. Kiến thức: - HS hiểu: - Thế nào là tệ nạn XH. - Nêu được tác hại của các tệ nạn xã hội. - Nêu được một số quy định của pháp luật về phòng, chống tệ nạn xã hội. - Nêu được trách nhiệm của công dân trong việc phòng, chống tệ nạn xã hội. 2. Kỹ năng: - Thực hiện tốt các quy định của pháp luật về phòng, chống tệ nạn xã hội. - Tham gia các hoạt động phòng, chống các tệ nạn xã hội do nhà trường, địa phương tổ chức. - Biết cách tuyên truyền, vận động bạn bè tham gia phòng, chống các tệ nạn xã hội. 3. Thái độ: Ủng hộ các quy định của pháp luật về phòng, chống tệ nạn xã hội. II. Chuẩn bị: 1. GV: Luật phòng chống ma tuý năm 2000. Bộ luật hình sự năm 1999. Tranh ảnh, bài viết về tác hại của tệ nạn xã hội 2. HS: Nghiên cứu bài học III. Tiến trình: 1.Tổ chức: 8A.......................... ; 8B.............................. 2. Kiểm tra :? Tệ nạn xã hội là gì? Nêu tác hại của các tệ nạn đó? 3. Bài mới : GV? Vì sao lại tồn tại các tện nạn xã hội đó dẫn đến những tác hại vô cùng nghiêm trọng đối với con người và toàn xã hội. Để hiểu rõ hơn về những vấn đề đó, chúng ta tiếp tục tìm hiểu bài học hôm nay. HĐ của GV & HS GV: Cho HS thảo luận tìm hiểu nguyên nhân dẫn đến con người sa vào các tệ nạn xã hội và các biện pháp phòng tránh. HS nêu ?Nguyên nhân nào khiến con người sa vào tệ nạn xã hội ? HS: Phát biểu ý kiến . N2 khách quan - Tiêu cực trong xã hội. - Cha mẹ nuông chiều, quản lý con không tốt, hoàn cảnh gia đình éo le. - ảnh hưởng xấu của văn hoá đồi truỵ, do chính sách mở cửa của nền kinh tế thị trường. - Do bạn bè xấu rủ rê, lôi kéo, ép buộc, dụ dỗ, khống chế. N2 chủ quan - Lười nhác, ham chơi, đua đòi, . - Do tò mò, ưa của lạ, thích thử nghiệm, tìm cảm giác mới lạ. - Do thiếu hiểu biết. Cả lớp nhận xét. GV giải đáp, kết luận.=> Trong những nguyên nhân trên thì nguyên nhân chủ quan do bản thân mỗi người là nguyên nhân chính dẫ n đến con người sa vào các tệ nạn xã hội. Vậy giải quyết vấn đề này ntn trước hết chúng ta cần tìm hiểu những biện pháp phòng tránh. ? Em hãy nêu những biện pháp phòng, tránh tệ nạn xã hội? HS nêu GV nhận xét, kết luận: Để cho việc phòng chống tệ nạn xã hội hữu hiệu, PL nhà nước ta đã có những quy định áp dụng cho toàn xã hội trong đó có cả những đối tượng như we. Tìm hiểu những quy định của pháp luật về phòng, chống tệ nạn xã hội. GV hướng dẫn HS đọc tài liệu tham khảo những quy định của pháp luật về phòng, chốngtệ nạn xã hội. - Điều 3 + 4 Luật phòng, chống ma tuý. - Điều 199. Tội sử dụng trái phép chất ma tuý. Luật hình sự năm 1999). - Điều 194, 200, 248, 249, 225 quy định về tội phạm ma tuý, cờ bạc, mại dâm của Bộ luật hình sự năm 1999. ? PL cấm những hành vi nào trong xã hội? HS nêu ( Đánh bạc dưới bất kỳ hình thức nào, nghiêm cấm vận chuyển, tàng trữ, buôn bán, sử dụng trái phép chất ma tuý). ?Đối với người nghiện ma tuý pháp luật nước ta có những biện pháp nào? ( Buộc phải đi cai nghiện). GV nhận xét, kết luận. GV: Qua tìm hiểu thực tế và các quy định của pháp luật về phòng, chống tệ nạn xã hội. ? Em hãy nêu những quy định của pháp luật nước ta về phòng, chống tệ nạn xã hội? HS nêu-> GV KL. - Điều 4 Luật phòng chống ma tuý năm 2000. - Điều 197 - > 200, 249, 255, 256 Bộ Luật Hình sự năm 1999. - Điều 22, 23,27 Pháp lệnh phòng chống mại dâm năm 2003. GVkết luận ? HS - công dân phải làm gì để góp phần phòng, chống tệ nạn xã hội ? HS liên hệ & nêu Tình huống: Từ khi ma túy tràn về, làng xóm quê N trở nên tiêu điều, xơ xác. Ruộng nương không có người làm lụng, nhiều nhà bị bỏ hoang vì chủ nhà bị đi tù do buôn bán ma túy, con cái bơ vơ phải ở với ông bà hoặc đi ở nhờ nhà người bà con. Nhiều người chết vì ma túy, nhiều trẻ em phải bỏ học sớm để tìm kế sinh nhai. Không khí trong làng nặng nề, không còn đầm ấm, vui vẻ như trước. Em có suy nghĩ gì về tình cảnh làng quê của N? Nếu là N, em sẽ làm gì để góp phần xóa bỏ tệ nạn ma túy ở quê mình? GV nhận xét, kết luận. GV hướng dẫn HS làm bài tập tình huống, bài tập TN sách bài tập, bài 3,4/36-sgk. GV đưa tình huống yêu cầu HS sắm vai tình huống, thảo luận, xây dựng kịch bản và trả lời câu hỏi. HS: Giải quyết tình huống. GV: Ghi điểm cho HS có cách giải quyết ha, sắm vai tốt. GV kêt luận bài. Nội dung kiến thức cần đạt I. Đặt vấn đề: - Biện pháp phòng chống tệ nạn xã hội : + Nâng cao các hình thức tuyên truyền, giáo dục pháp luật và tuân theo pháp luật. + Có cuộc sống lành mạnh, LĐ và học tập tốt, vui chơi, giải trí lành mạnh, tuyên truyền phòng chống tệ nạn xã hội. .... II. Nội dung bài học ( tiếp) 1. Tệ nạn xã hội: 2. Một số quy định của pháp luật về phòng, chống tệ nạn xã hội: - Một số hành vi trẻ em không được làm: + Không đánh bạc, uống rượu bia, dùng chất kích thích có hại cho sức khoẻ. + Cấm dụ dỗ, dẫn dắt trẻ em mại dâm. - Nghiêm cấm lôi kéo, dụ dổ trẻ em sa vào tệ nạn xã hội. 3. Liên hệ: CD-HS - Sống giản dị, lành mạnh, tích cực rèn luyện thể dục, thể thao, không hút thuốc, uống rượu, đánh bạc, sử dụng ma tuý...... - Tích cực tham gia các HĐ phòng, chống tệ nạn xã hội do trường, địa phương tổ chức. - Biết tự bảo vệ mình và bạn bè , người thân không sa vào tệ nạn xã hội. III. Luyện tập 1. Bài tập tình huống 2. Bài tập 3,4– SGK/ 36 4. Củng cố: Nhắc lại ND BH. 5. Dặn dò :Về nhà học thuộc bài cũ. Sưu tầm ca dao, tục ngữ nói về tệ nạn xã hội . - Chuẩn bị bài 21: Phòng chống nhiễm HIV – AIDS . -------------------------------------------------------------------- Ngày soạn: 18.01.2017 Ngày giảng: 21.01.2017 Tiết 21 - Bài 14 : PHÒNG CHỐNG NHIỄM HIV – AIDS I. Mục tiêu bài học 1. Kiến thức: -HS hiểu được tính chất nguy hiểm của HIV – AIDS đối với loài người. - Nêu được một số quy định của PL về phòng, chống nhiễm HIV - AIDS; - Nêu được các biện pháp phòng, chống nhiễm HIV – AIDS, nhất là các biện pháp đối với bản thân. 2. Kỹ năng: - HS biết tự phòng chống nhiễm HIV – AIDS và giúp người khác phòng, chống. - Biết chia sẻ, giúp đỡ, động viên người nhiễm HIV – AIDS. - Tham gia các hoạt động phòng, chống nhiễm HIV - AIDS do nhà trường, cộng đồng tổ chức. 3. Thái độ: Tích cực phòng, chống nhiễm HIV – AIDS. Quan tâm chia sẻ và không phân biệt đối xử với người bị nhiễm HIV - AIDS. II. Chuẩn bị: - Nghiên cứu SGA, tranh ảnh, tình huống, các câu chuyện về HIV - AIDS . Luật phòng chống ma tuý năm 2000, Luật Hình sự năm 1999. Pháp lệnh phòng chống HIV – AIDS. - Nghiên cứu bài ở nhà, tìm hiểu về HIV - AIDS ở địa phương. III. Tiến trình: 1. Tổ chức : 8A :...................... 8B : ............................ 2. Kiểm tra :? Hãy nêu những quy định của pháp luật về phòng, chống tệ nạn xã hội? Tình huống: Bạn A là con nhà khá giả, có đầy đủ điều kiện về vật chất, nhưng không lo học hành mà lại nghe lời người xấu rủ rê, vì vậy A đã nghiện ma tuý. Bố mẹ A rất đau khổ khi biết tin này. Theo em bố mẹ a phải làm gì để giúp con cai nghiện tốt? Ngoài bố mẹ, A còn cần sự giúp đỡ của ai nữa? Nếu là bạn của A, em sẽ làm gì? ĐA: - Bố mẹ A cần phải bình tĩnh, sáng suốt và có lòng quyết tâm nhằm tạo điều kiện thật tốt để giúp con cai nghiện. - Ngoài bố, mẹ, A còn cần đến sự giúp đỡ của các cơ quan chức năng ( trung tâm cai nghiện, bệnh viện...) và của toàn xã hội. - Nếu là bạn của A, em có thể giúp bạn bằng cách gần gũi để động viên, khích lệ, giúp bạn cai nghiện thành công. 3. Bài mới : GV hướng dẫn HS trả lời bài tập tình huống rồi dẫn dắt vào bài. GV kết luận vào bài: Nghiện ma tuý nếu không cai nghiện, không cẩn thận khi dùng thuốc, bơm kim tiêm là một trong những nguyên nhân dẫn đến bị nhiễm HIV – AIDS. Để hiểu rõ hơn về những vấn đề này, chúng ta tìm hiểu bài học hôm nay. HĐ của GV & HS GV HD hs đọc và thảo luận lá thư trong phần ĐVĐ SGK. Nêu câu hỏi? HS TL và trả lời. ? Tai hoạ giáng xuống gia đình bạn Mai là gì? HS nêu ? Nguyên nhân nào dẫn đến cái chết của anh trai của bạn Mai ? HS nêu. GV nhận xét, kết luận. ?Em có nhận xét gì về tâm trạng của bạn gái qua bức thư trên? HS nêu GV nhận xét, kết luận. ?Cảm nhận của riêng em về nỗi đau mà AIDS gây ra cho người thân và bản thân họ? HS nêu GVkết luận: Lời nhắn nhủ của bạn Mai cũng là bài học cho chúng ta. Hãy tự bảo vệ mình trước hiểm hoạ AIDS. Sống lành mạnh, có hiểu biết để không rơi vào cảnh đau thương như gia đình của bạn Mai. Tìm hiểu tính chất nguy hiểm của HIV - AIDS đối với loài người. GV: GT các thông tin, tranh ảnh, số liệu về tình hình nhiễm HIV – AIDS ở Việt Nam và trên thế giới. Hướng dẫn HS thảo luận nhóm. ? Em có suy nghĩ gì về tình hình nhiễm HIV - AIDS hiện nay ? HS nêu GV: Chia lớp theo nhóm và cử đại diện nhóm trả lời câu hỏi. ? HIV - AIDS có tính chất nguy hiểm ntn đối với con người ? HS: Các nhóm thảo luận, trình bày kết quả thảo luận. Cả lớp trao đổi. * Tính chất nguy hiểm: gây đói nghèo, ảnh hưởng sức khoẻ, nòi giống, gia đình tan nát, chết người... ? Nguyên nhân dẫn đến bị HIV - AIDS? ( Do kém hiểu biết, cuộc sống gia đình tan vỡ, đời sống không lành mạnh, kinh tế còn nghèo, tâm sinh lý lứa tuổi...) GV nhận xét, kết luận. Tìm hiểu những quy định của pháp luật: GV giới thiệu những quy định của pháp luật ( trên bảng phụ) HS đọc tham khảo & trao đổi những quy định, nêu những thắc mắc. GV giải đáp - Điều 1 Pháp lệnh phòng chống HIV – AIDS. - Điều 118 Bộ Luật hình sự năm 1999 GV kết luận. GV nêu câu hỏi thảo luận. HS thảo luận trả lời. ? HIV - AIDS là gì? HIV - AIDS gây nguy hiểm ntn đối với loài người? HS thảo luận & nêu ? PL nhà nước ta quy định ntn về việc phòng, chống HIV - AIDS? HS nêu GV nhận xét, kết luận. ? Để phòng, chống nhiễm HIV - AIDS chúng ta phải làm gì? HS liên hệ & nêu -> GV nhận xét, kết luận. GV hướng dẫn HS làm nhanh bài tập trên bảng phụ và bài tập 4 / 40– SGK. HS trả lời -> GV nhận xét, kết luận. Bài tập 5/40 – sgk: GV hướng dẫn hs sắm vai thảo luận tình huống. TL trả lời câu hỏi ->GV nhận xét, kết luận. Nội dung kiến thức cần đạt - AIDS đã cướp đi sinh mạng của anh trai bạn Mai. - Do bị bạn bè xấu lôi kéo tiêm chích ma tuý mà bị hiv – aids, -Tâm trạng buồn..... => Nhận xét: - Đối với gia đình: nỗi đau khi mất người thân, gia đình li tán..... - Đối với bản thân: người bị nhiễm HIV – AIDS bi quan, hoảng sợ khi cái chết đến gần, mặc cảm, tự ti trước người thân, bạn bè. - Tình hình nhiễm HIV – AIDS hiện nay tăng nhanh và tăng cao ở mọi quốc gia, dân tộc, giới tính... II. Nội dung bài học: 1. HIV: Là vi rút gây suy giảm miễn dịch. AIDS là hội chứng suy giảm miễn dịch mắc phải. *. Gây nguy hiểm : Huỷ hoại sức khoẻ, cướp đi sinh mạng con người, phá hoại hạnh phúc gia đình, huỷ hoại tương lai nòi giống của dân tộc -> ảnh hưởng nghiêm trọng đến kinh tế, xã hội của đất nước. 2. Một số quy định của pháp luật về việc phòng, chống nhiễm HIV - AIDS. - Mọi người phải có trách nhiệm thực hiện các biện pháp phòng, chống nhiễm HIV – AIDS. - Tham gia các HĐ...... tại gia đình và cộng đồng... - Quyền được giữ bí mật về tình trạng nhiễm HIV – AIDS. - Quyền không bị phân biệt đối xử của người bị nhiễm HIV – AIDS. 3. Biện pháp phòng, chống HIV - AIDS: - Sống an toàn, lành mạnh tránh xa các tệ nạn xã hội đặc biệt là ma tuý, mai dâm. - Không phân biệt đối xử với người bị nhiễm HIV – AIDS. - Tích cực tham gia các hoạt động phòng, chống nhiễm HIV – AIDS ở trường và cộng đồng. III. Luyện tập 1. Bài tập 4/40-sgk - ĐA: không đồng ý với ý kiến đó. Vì AIDS Là căn bệnh chưa điều trị được. 2. Bài tập 5/40 – sgk: - Đa: Không đồng ý với việc làm của Thuý. - Nếu là Hiền sẽ giải thích cho Thuỷ hiểu AIDS không lâyqua tiếp xúc thăm hỏi và thật an toàn, thận trọng khi tiếp xúc là được. 4. Củng cố: Nhắc lại ND chính cần ghi nhớ. 5. DÆn dß: - Về nhà tiếp tục học thuộc NDBH. - Làm bài tập còn lại trong SGK. - Chuẩn bị bài 15: Phòng, ngừa tai nạn vũ khí, cháy, nổ. -------------------------------------------------------------------- Ngày soạn: 08.02.2017 Ngày giảng: 11.02.2017 Tiết 22 - Bài 15: PHÒNG NGỪA TAI NẠN VŨ KHÍ, CHÁY, NỔ VÀ CÁC CHẤT ĐỘC HẠI I . Mục tiêu bài học: 1. Kiến thức: - Nhận dạng đựơc các loại vũ khí thông thường, chất nổ, độc hại và tính chất nguy hiểm, tác hại của các loại đó đối với con người và xã hội. Tích hợp GDMT. - Nêu được một số quy định của pháp luật về phòng ngừa tai nạn vũ khí, cháy,nổ và các chất độc hại. 2. Kỹ năng: - Biết phòng, chống tai nạn vũ khí, cháy, nổ và các chất độc hại trong cuộc sống hằng ngày. 3. Thái độ: - Thường xuyên cảnh giác ,để phòng tai nạn vũ khí, cháy, nổ và các chất độc hại ở mọi lúc, mọi nơi. - Có ý thức nhắc nhở mọi người đề phòng tai nạn vũ khí, cháy, nổ và các chất độc hại. II. Chuẩn bị: 1. GV: SGA, Tình huống, BT, Luật phòng cháy, chữa cháy, tranh ảnh, thông tin, sự kiện về phòng, chống cháy, nổ... 2. HS: đọc trước bài và sưu tầm tài liệu có liên quan. III. Tiến trình : 1. Tổ chức: 8A...........................8B.............................. 2 . Kiểm tra : HS1: HIV/AIDS là gì? Tác hại của HIV/AIDS? Nếu bạn bè, người thân nhiễm HIV, em làm thế nào? Vì sao? HS2: Tình huống: Vì có thù hằn với nhà ông M, ông P đã tung tin là nhà ông M có người bị nhiễm HIV. Theo em, hành vi của ông P có VPPL hay không? Vì sao? ( ĐA: Hành vi của ông P là VPPL, hành vi đó có thể xem là hành vi xâm hại đến danh dự, nhân phẩm của người khác và sẽ bị PL xử lý nghiêm minh ). HS: Trả lời, làm BT. 3. Bài mới: Trong các trương trình thời sự gần đây của THVN liên tục đưa các thông tin về cháy nổ, chất độc hại trong thực phẩm, ngoài môi trường...Ví dụ nổ bình ga ở một gia đình thuộc thành phố Hà Nội làm thiệt hại sinh mạng của hai em nhỏ, 2 bố mẹ phải đi cấp cứu....Nguyên nhân chủ yếu là do sự bất cẩn, chủ quan của con người. Vậy để làm thế nào để phòng ngừa.......... HĐ của GV & HS GV hướng dẫn HS đọc thông tin sgk, trả lời câu hỏi gợi ý. HS: Đọc 3 thông tin ở SGK ? Em có suy nghĩ gì khi đọc các thông tin trên? Hs nêu ? Theo em, nguyên nhân nào dẫn đến tình trạng đó? HS nêu * Nguyên nhân: Thực phẩm bị nhiễm khuẩn, nhiễm dư lượng thuốc bảo vệ thực vật, nhiễm độc cá nóc. - Tính chất nguy hiểm của tai nạn vũ khí, cháy nổ và chất độc hại. ? Những tai nạn đó đã để lại hậu quả ntn? HS nêu-> GV nhận xét, kết luận ? We cần phải làm gì để hạn chế, loại trừ những tai nạn đó? HS: Trả lời ( Nhà nước đặt ra những quy đinh về việc phòng ngừa những tai nạn vũ khí, cháy nổ, chất độc hại). GV: Nhận xét, kết luận. Ngày 04 tháng 10 hàng năm nhà nước ta quy định đó là ngày “ Toàn dân phòng cháy và chữa cháy”. Cung cấp số điện thoại của cảnh sát phòng cháy, chữa cháy là 114...Ngoài ra còn quy định về phòng ngừa tai nạn vũ khí, cháy, nổ, và các chất độc hại ở Luật phòng cháy và chữa cháy, Bộ Luật hình sự 1999. Vậy.... HS đọc phần tham khảo SGK / 42. GV nêu câu hỏi hướng dẫn HS thảo luận trả lời. ? Em hãy nêu tên những loại vũ khí thông thường, các chất n

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docxGiao duc Cong dan 8_12444944.docx
Tài liệu liên quan