Giáo án các môn học khối lớp 3 - Tuần 11 năm học 2018

I. Mục tiêu: Giúp HS: Biết cách kẻ, cắt dán chữ I, T.

- Kẻ, cắt, dán được chữ I, T. Các nét chữ tương đối thẳng và đều nhau. Chữ dán tương đối phẳng

Với HS khéo tay: Kẻ, cắt, dán được chữ I, T. Các nét chữ tương đối thẳng và đều nhau. Chữ dán phẳng

II. Đồ dùng:

GV: Mẫu chữ I, T cắt đã dán và mẫu chữ I, T cắt từ giấy màu hoặc giấy trắng có kích thước đủ lớn để học sinh quan sát

- Tranh quy trình kẻ, cắt, dán chữ I, T. Kéo, thủ công, bút chì.

HS: bút chì, kéo thủ công, giấy nháp.

 

doc16 trang | Chia sẻ: trang80 | Lượt xem: 1336 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án các môn học khối lớp 3 - Tuần 11 năm học 2018, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
n phù hợp với kế hoạch năm học) kế hoạch tổ chức Hội vui học tập - Họp ban cán sự lớp phân công nhiệm vụ chuẩn bị cho Hội vui học tập. Hình thức tổ chức Hội vui học tập rất phong phú, đa dạng. Tùy theo quy mô tổ chức mà Ban tổ chức lựa chọn các hình thức phù hợp. Có thể theo một trong các hình thức sau: 1. Hái hoa dân chủ: (nếu sử dụng theo quy mô lớp) Người dẫn chương trình trực tiếp công bốđáp án mỗi câu hỏi, tình huống (đã được Ban tổ chức chuẩn bị trước) Cách tiến hành có thể là: a. Tất cả các HS trong lớp đều phải tham gia một cách tự do (lên hái hoa dân chủ và trả lời câu hỏi) b. Hình thức tham gia là các tổ. Các tổ lần lượt cử đại diện tham gia hoạt động dưới sự điều khiển của người dẫn chương trình 2. Thi tìm hiểu kiến thức Rút thăm trả lời câu hỏi của Ban tổ chức (nếu sử dụng theo quy mô khối lớp) a. Mỗi lớp/khối lớp thành lập một đội thi ,luân phiên trả lời câu hỏi dưới nhiều hình thức ,... b. Các đội thi cùng tham gia trả lời các câu hỏi tình huống hoặc các trò chơi Trò chơi Rung chuông vàng Nội dung thi có thể bao gồm khoảng 20 câu hỏi liên quan đến các kiến thức. Mỗi câu hỏi sẽ có 15 giây để HS suy nghĩ trả lời. Sau khi mỗi câu hỏi được chiếu trên màn hình, các HS sẽ ghi kết quả ra bảng và giơ lên. HS nào sai bị loại khỏi vòng chơi thứ nhất. Sau 10 câu hỏi sẽ có phần cứu trợ của các thầy cô để các em HS bị loaị có thể được tham gia chơi vòng thứ hai ở vòng thứ hai, luật chơi tương tự như vòng trước. HS còn trụ lại đến câu hỏi cuối cùng là người thắng cuộc Lưu ý : + Tất cả các HS trong lớp trong lớp đều có thể tham gia trò chơi Rung chuông vàng. + Những HS bị loại vì trả lời sai sẽ ra ngoài cổ vũ cho các bạn đang chơi - GV CN và các GV khác chuẩn bị nội dung câu hỏi, bài tập đáp án phù hợp với mỗi môn học. Nội dung Hội vui học tập giới hạn trong 1 môn hoặc nhiều môn -Yêu cầu các câu hỏi, bài tập cần nhẹ nhàng, đa dạng (có câu hỏi đóng, câu hỏi mở, câu hỏi kiến thức,câu đố vui) phù hợp với các yêu cầu về chuẩn kiến thức, kĩ năng môn học. Đáp án các câu hỏi và bài tập phải chính xác phù hợp với nội dung chương trình môn học - Dự kiến khách mời (Đại diện lãnh đạo nhà trường, Tổng phụ trách Đội Thiếu niên tiền phong, đại diện GV phụ trách khối lớp, đại diện Ban cha mẹ HS) - Lựa chọn người dẫn chương trình (nên là 2 HS nam, nữ trong ban cán sự lớp) Bước 2: Tiến hành - Trang trí không gian hội thi: Kê bàn ghế hình chữ U (quy mô lớp), hội trường có sân khấu ( quy mô khối lớp). Chuẩn bị các vị trí cho các đội thi, khách mời, dự kiến đại biểu phát biểu,.. Các vị trí cho cổ động viên các lớp - Tổ chức văn nghệ mở đầu chương trình - Người dẫn chương trình tuyên bố lí do, giới thiệu đại biểu, thông báo nội dung chương trình - Đại diện Ban tổ chức lên phát biểu khai mạc hội thi. - Thực hiện các phần thi: + Người dẫn chương trình lên điều khiển hội thi:lần lượt mời các cá nhân, đội hti lên thực hiện phần thi của đội mình. + Nên tổ chức xen kẽ các phần thi, các phần chơi các hoạt động văn nghệ tạo không khí nhẹ nhàng, vui tươi, hào hứng. + Ban giám khảo đánh giá cho điểm ngay sau khi các phần thi kết thúc nhằm tạo không khí thi đua và rượt đuổi giữa các cá nhân và các đội thi Bước 3: tổng kết hội thi - Tổng kết, đánh giá, xếp loại,trao quà, phần thưởng cho các cá nhân và các đội thi - Các đại biểu phát biểu ý kiến - Các đại biểu trao quà, phần thưởng cho các cá nhân và các đội thi - Hội thi kết thúc trong tiếng hát của cả lớp. - Thực hiện theo yêu cầu - Thực hiên theo yêu cầu - Học sinh thực hiện theo hướng dẫn Đánh giá, nhận xét Thứ 3 ngày 13 tháng 11 năm 2018 Tiết 4: Luyện toán: Luyện tập I. Mục tiêu: Giúp HS - Củng cố cách giải bài toán bằng hai phép tính. II. Hoạt động dạy học: Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh HĐ1: Hướng dẫn luyện tập BT: Tấm vải trắng dài 25m, tấm vải hoa dài hơn tấm vải trắng 7m. Hỏi cả hai tấm vải dài bao nhiêu mét? - Nhận xét, ghi điểm. H: Bài toán trên được giải bằng mấy phép tính? H: Phép tính thứ nhất ta làm thế nào? H: Phép tính thứ hai làm thế nào? - KL. HĐ2: Luyện tập - thực hành. Bài 1: Tính. a. 3m 2dm + 6dm x 7 b. 5hm 22m – 2hm 4m x 3 c. 3hm x 7 – 6dam x 7 : 2 d. 8km 5hm – 32dam x 6 Bài 2: a. Thùng to có 45 lít dầu, thùng nhỏ có ít hơn thùng to12 lít. Hỏi cả hai thùng có bao nhiêu lít dầu? - Yêu cầu hs tự làm bài - GV theo dõi giúp đỡ HSY. - Gọi HS lên chữa bài H.Bài tập củng cố KT gì? b. Lớp 3A có 32 bạn và ít hơn lớp 3B 8 bạn. Hỏi cả hai lớp có bao nhiêu bạn? - Gọi HS đọc đề bài. H: Bài toán cho biết gì? H: Bài toán hỏi gì? H: Để tìm được cả hai lớp ta phải tìm gì? H: Muốn tìm lớp 3B ta làm thế nào? Tại sao - Yêu cầu hs làm bài. - GV theo dõi giúp đỡ HSY. Bài 3: a. Em năm nay em 6 tuổi, tuổi anh gấp 4 lần tuổi em. Hỏi cả hai anh em năm nay bao nhiêu tuổi? - yêu cầu HS làm bài. H: Bài toán củng cố dạng toán nào? GV chấm chữa bài. b*. Kho thứ nhất có được 96 kg gạo. Kho thứ hai có số gạo bằng kho thứ nhất. Hỏi cả hai kho có bao nhiêu kg gạo? Bài 4*: Dựa vào sơ đồ đặt đề toán và giải: 64 lít Buổi sáng ? lít Buổi chiều 21 lít - Hướng dẫn HS lập đề bài và giải HĐ2: Củng cố dặn dò. - Nhận xét tiết học. 1 em đọc đề bài. - 2 em hỏi đáp tìm hiểu bài toán. - Cả lớp làm bài. -1 em lên bảng làm bài. - HS nêu. - HS nêu. - HS nêu. - 1HS đọc đề bài. - Hai em hỏi đáp tìm hiểu bài toán. - Cả lớp tự làm bài. - 1 em tóm tắt bài toán,1em lên chữa bài. - Nhận xét, sửa sai. * Củng cố giải bài toán bằng 2 phép tính về ít hơn. - 1 em đọc đề bài tập. - HS nêu - HS nêu - Phải tìm lớp 3B - Lấy 32 + 8 vì lớp 3A ít hơn 8 em - HS tự làm bài. - 1 em lên chữa bài. - Nhận xét, bổ sung. - 1 em nêu yêu cầu bài tập. - 1 em nêu cách làm - Lớp làm bài. - 1 em lên bảng chữa bài. Nhận xét. * Củng cố bài toán giải bằng hai phép tính (Có phép nhân và phép cộng) V1: Cá nhân tự làm vào vở V2: Cặp đôi kiểm tra và nói cho nhau cách làm V3: Nhóm trưởng kiểm tra đối chiếu V4: GV chấm chữa bài Bài giải: Buổi chiều bán số lít mật là: 64 – 21 = 43 (lít) Số lít mật cả hai buổi bán được là: 64 + 43 = 107 (lít) Đáp số: 107 lít mật Thứ 4 ngày 14 tháng 11 năm 2018 Tiết 3: Thủ công: Cắt dán chữ I,T (Tiết 1) I. Mục tiêu: Giúp HS: Biết cách kẻ, cắt dán chữ I, T. - Kẻ, cắt, dán được chữ I, T. Các nét chữ tương đối thẳng và đều nhau. Chữ dán tương đối phẳng Với HS khéo tay: Kẻ, cắt, dán được chữ I, T. Các nét chữ tương đối thẳng và đều nhau. Chữ dán phẳng II. Đồ dùng: GV: Mẫu chữ I, T cắt đã dán và mẫu chữ I, T cắt từ giấy màu hoặc giấy trắng có kích thước đủ lớn để học sinh quan sát - Tranh quy trình kẻ, cắt, dán chữ I, T. Kéo, thủ công, bút chì. HS: bút chì, kéo thủ công, giấy nháp. III. Hoạt động dạy học: Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh Kiểm tra đồ dùng của học sinh. Nhận xét bài kiểm tra của học sinh. Tuyên dương những bạn gấp, cắt, dán các bài đẹp. Giới thiệu bài: Cắt, dán chữ I, T (Tiết 1) HĐ1: GV hướng dẫn HS quan sát và nhận xét Mục tiêu: giúp học sinh biết quan sát và nhận xét về hình dạng, kích thước của chữ I, T - GV giới thiệu cho HS mẫu các chữ I, T, yêu cầu học sinh quan sát và nhận xét: + H: Các chữ I, T rộng mấy ô? + H: So sánh chữ I và chữ T? GV dùng chữ mẫu để rời gấp đôi theo chiều dọc và nói: Nếu gấp đôi chữ I, T theo chiều dọc thì nữa bên trái và nữa bên phải của chữ I, T trùng khít nhau. Vì vậy, muốn cắt được chữ I, T chỉ cần kẻ chữ I, T rồi gấp giấy theo chiều dọc và cắt theo đường kẻ. HĐ2: Giáo viên hướng dẫn mẫu Mục tiêu: giúp học sinh biết kẻ, cắt, dán được chữ I, T đúng quy trình kĩ thuật Bước 1: Kẻ chữ I, T. GV treo tranh quy trình kẻ, cắt, dán chữ I, T lên bảng. GV hướng dẫn : + Lật mặt sau tờ giấy thủ công, kẻ, cắt hai hình chữ nhật. Hình chữ nhật thứ nhất có chiều dài 5 ô, rộng 1 ô, được chữ I. Hình chữ nhật thứ hai có chiều dài 5 ô, rộng 3 ô + Chấm các điểm đánh dấu hình chữ T và hình chữ nhật thứ hai. Sau đó kẻ chữ T theo các điểm đã đánh dấu như hình 2b. Bước 2: Cắt chữ T. GV hướng dẫn HS gấp đôi hình chữ nhật đã kẻ chữ T (Hình 2b) theo đường dấu giữa (mặt trái ra ngoài). Cắt theo đường kẻ nữa chữ T, bỏ phần gạch chéo (Hình 3a). Mở ra được chữ T như chữ mẫu (Hình 3b) Bước 3: Dán chữ I, T. GV hướng dẫn HS dán chữ I, T theo các bước sau: + Kẻ một đường chuẩn, sắp xếp các chữ cho cân đối trên đường chuẩn + Bôi hồ đều vào mặt kẻ ô và dán chữ vào vị trí đã định + Đặt tờ giấy nháp lên trên chữ vừa dán để miết cho phẳng ( Hình 4 ) Giáo viên vừa hướng dẫn cách dán, vừa thực hiện thao tác dán. Giáo viên yêu cầu 1 - 2 học sinh nhắc lại quy trình kẻ, cắt, dán chữ I, T và nhận xét Giáo viên uốn nắn những thao tác chưa đúng của học sinh. Giáo viên tổ chức cho học sinh thực hành kẻ, cắt, dán chữ I, T theo nhóm. Giáo viên quan sát, uốn nắn cho những học sinh gấp, những em còn lúng túng. GV yêu cầu mỗi nhóm trình bày sản phẩm của mình. Tổ chức trình bày sản phẩm, chọn sản phẩm đẹp để tuyên dương. Giáo viên đánh giá kết quả thực hành của học sinh. HĐ3: Củng cố, dặn dò - GV gọi HS nhắc lại quy trình gấp cắt, dán chữ I,T. - Qua bài học các em sẽ thực hiện gấp cắt dán trang trí nhà mình. - Nhận xét tiết học. - Về nhà tập cắt cho đều để tiết sau thực hành. - Chuẩn bị bài: Cắt, dán chữ I, T (tiết 2) Hát - HS lắng nghe và nhắc lại tựa bài Học sinh quan sát, nhận xét và trả lời câu hỏi. Các chữ I, T rộng 1 ô. Chữ I và chữ T có nữa bên trái và nữa bên phải giống nhau. Học sinh quan sát Học sinh lắng nghe Giáo viên hướng dẫn. - 1 - 2 học sinh nhắc lại quy trình kẻ, cắt, dán chữ I, T Học sinh thực hành kẻ, cắt, dán chữ I, T theo nhóm. - HS làm xong sau đĩ trình bày sản phẩm của mình - Vài HS nhắc lại quy trình gấp, cắt, dán chữ I,T Tiết 4: Đạo đức: Ôn tập giữa kì I. Mục tiêu: Giúp HS biết: - Ôn tập củng cố thực hành kĩ năng các bài đã học . - Thực hiện theo bài học. Biết vận dụng những điều đã học vào thực tế. II.Đồ dùng dạy học: - VBT, Thẻ III. Hoạt động dạy học: Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh HĐ1: Nhóm - Em cùng bạn lần lượt ôn lại tất cả các bài đã học theo thứ tự từ bài 1 đến bài 5. HĐ2: Cả lớp - Liên hệ thực tế. + Em đã thực hiện 5 điều Bác Hồ dạy như thế nào? + Giữ lời hứa thể hiện điều gì? Em đã lần nào khơng thực hiện lời hứa? Với ai? + Em đã tự mình làm những việc gì? Em cảm thấy thế nào khi tự làm lấy việc đó. + Quan tâm, chăm sĩc ơng bà cha mẹ là làm những việc gì? Em đã thực hiện được điều đĩ chưa? + Khi người khác có niềm vui hay nỗi buồn mình cần tỏ thái độ ra sao? Hành động như thế nào? Hoạt động nhóm: Mỗi nhóm tự chọn cho mình 1 tình huống (Từ B1-B5) để sắm vai thể hiện tình huống đó. HĐ ứng dụng: Thực hành theo những nội dung đã học Nêu tên các bài đạo đức đã học - Thảo luận cặp đôi trả lời câu hỏi - Chia sẻ trong nhóm - Chia sẻ trước lớp Thứ 6 ngày 16 tháng 11 năm 2018 Tiết 2: Luyện Tiếng Việt: Ôn tập I. Mục tiêu: Giúp HS. Rèn kĩ năng nói : Dựa vào một bức tranh về một cảnh đẹp ở nước ta - HS nói những điều đó biết về những cảnh đẹp đó. Lời kể rõ ý có cảm xúc, Thái độ mạnh dạn tự nhiên Rèn kĩ năng viết: HS viết được những điều vừa nãi thành một đoạn văn ngắn (khoảng 5 câu) dùng từ đặt câu đúng II. Đồ dùng: Ảnh biển Phan Thiết. Vịnh Hạ Long, Nha Trang, Cửa Lò (nếu có), HS sưu tầm một số ảnh về cảnh đẹp đất nước. Hoạt động dạy học: Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh HĐ1: Hướng dẫn HS ôn tập củng cố. *Củng cố về phép so sánh. - Các em đã được học những phép so sánh gì ? Cho ví dụ? - Trong các phép so sánh đó thường dùng từ so sánh gì? - Đó là kiểu so sánh ngang bằng hay hơn kém. - GV HD thêm. So sánh sự vật với một hình ảnh có tác dụng làm cho sự vật trở nên cụ thể và gợi hứng thú. Phân biệt với so sánh bình thường trong cuộc sống, như nói anh A bằng anh B, cái cây hoa hồng của tôi cũng đẹp chẳng kém gì cây hoa hồng của cụ. Y/C HS xác định sự vật, hình ảnh và âm thanh được so sánh với nhau trong những câu sau. - Những cánh buồm trắng trên sông tựa như những bông tuyết nở trên mặt nước. - Tiếng suối ngân nga tựa tiếng đàn. - Dòng sông như dải lụa vàng viền quanh những phiến đá trắng ở bến sông. - Tác dụng của sự so sánh: giúp cho những âm thanh muốn miêu tả trở nên rõ ràng, cụ thể, người đọc dễ dàng hình dung ra cái âm thanh trừu tượng, mơ hồ. Đấy là chưa kể đến tác dụng gợi cảm của hình ảnh so sánh. Ví dụ khi nói đến tiếng suối trongthì khó hiểu thế nào là trong như khi nói như tiếng hát xa thì người nghe hình dung ra âm thanh của giọng hát vang vọng từ xa. Thực hành: Bài 1: Gạch chân từ lạc trong các nhóm sau: a. Núi đá, sân trường, hang sâu, xinh tươi, lớp học, bạn bè b. Nhảy dây, vui chơi, vui tươi, suy nghĩ, Bài 2: Tìm một từ thích hợp trong ngoặc đơn để điền được vào các chỗ chấm (Quan sát, quan tâm, lạc quan) a. Cô giáo hướng dẫn chúng em ... quả địa cầu. b. Mẹ luôn ... đến mọi người trong gia đình. c. Chị ấy luôn ... yêu đời Bài 3: Tìm từ dùng sai trong câu sau: Ngắm nhìn cánh đồng lúa và rặng dừa xanh em cảm thấy quê mình hoà bình quá. - Kể về cảnh đẹp đất nước. Bài 4: Dựa vào tranh sưu tầm để nói về cảnh đẹp đó. - Gọi HS nêu y/c ? - 2 – 3 em đọc gợi ý SGK - GV kiểm tra sự chuẩn bị của HS - GV lưu ý các em cú thể núi về cảnh đẹp đất nước (ảnh Phan Thiết ) - Y/C 1 HS giỏi nói mẫu - GV + cả lớp nhận xét - GV có thể gợi ý cho HS một số câu - HS có thể kể theo tranh của mình đã chuẩn bị. HĐ2: Viết đoạn văn - Y/C HS viết đoạn văn chú ý về cách dùng từ, đặt câu - GV nhận xét sửa một số bài cho HS nếu cần thiết Ví dụ 1: Em thích nhất là mỗi lần hè đến lại được về thăm quê. Quê em là một làng quê nghèo. Vào mỗi buổi bình minh, mặt trời hồng từ từ nhô lên trên rặng tre xanh. Từng đoàn người cùng nhau ra đồng làm việc. Các bạn nhỏ quê em nhanh nhẹn và vui tính lắm, mỗi lần về chơi, các bạn laị rủ em đi bắt cua, cào cào để chơi. Em rất yêu quê, vì đó là nơi đã ghi dấu những kỉ niệm ngọt ngào của tuổi thơ em. - Học sinh làm bài chú ý cách diễn đạt từng câu, liên kết câu sao cho hợp lý để trở thành một đoạn văn hoàn chỉnh. - Gọi học sinh đọc bài làm của mình cả lớp theo dõi nhận xét vài của bạn - Giáo viên chọn những câu hay, những hình ảnh đẹp đọc cho cả lớp học tập cách làm bài của bạn. - Y/C HS xác định sau đó tìm từ so sánh trong các câu trên. Lưu ý: phép so sánh âm thanh thường là kiểu so sánh ngang bằng. - 2 em nêu y/c - Mỗi HS đặt ảnh của mình trước mặt - 1 HS kể mẫu - Làm việc theo cặp - 4 - 5 em núi trước lớp - HS viết đoạn văn - Một số HS đọc bài làm của mình trước lớp. V1: Cá nhân tự làm vào vở V2: Cặp đôi kiểm tra và nói cho nhau cách làm V3: Nhóm trưởng chia sẻ cách làm V4: GV chấm chữa bài V1: Cá nhân tự làm vào vở V2: Cặp đôi kiểm tra và nói cho nhau cách làm V3: Nhóm trưởng chia sẻ cách làm V4: GV chấm chữa bài Ví dụ 2: Quê em là một làng nhỏ ở tỉnh Nghệ An. Từ nhỏ em đã gắn bó với cây đa, giếng nước, với cánh đồng thẳng cánh cò bay, với những chiều thả diều trên con đê đầu làng. Ở làng em vui lắm, nhưng vui nhất là những ngày mùa. Trong những ngày ấy, từ sáng sớm tinh mơ đã thấy đường làng nhộn nhịp tiếng nói, tiếng cười của các bác nông dân đang rủ nhau ra đồng để thu hoạch mùa. Em mong rằng sau này lớn lên sẽ được góp sức nhỏ bé của mình để làm cho quê hương em ngày càng giàu đẹp.. Tiết 4: Luyện Tiếng Việt: Ôn tập I. Mục tiêu: Giúp học sinh ôn tập một số kiến thức đã học. - Vận dụng để làm các bài tập có liên quan. II. Hoạt động dạy học: Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh HĐ1: Hướng dẫn luyện tập *Củng cố về cách dùng dấu chấm. - Dấu chấm dùng để làm gì ? - Câu phải như thế nào? - Muốn đặt dấu chấm đúng chúng ta phải làm gi? - Nếu điền dấu chấm sai thì câu văn diễn đạt như thế nào? - Khi đọc gặp dấu chấm chúng ta phải làm gì? Y/C HS làm bài. Ngắt đoạn văn sau thành các câu và viết lại đoạn văn này sau khi đã ngắt câu bằng các dấu chấm. - Nam là cậu em họ tôi sống ở thành phố, mỗi lần về quê, Nam rất thích đuổi bắt bướm , câu cá có khi cả buổi sáng em chạy tha thẩn trên khắp thửa ruộng của bà để đuổi theo mấy con bướm vàng, bướm nâu một lần, em mải miết ngồi câu từ sáng đến chiều mới được một con cá to bằng bàn tay. - HD HS đọc đoạn văn thật nhiều lần, dùng những câu hỏi Ai là gì? Ai làm gì? để ngắt đoạn văn thành 4 câu. Thực hành: Bài 1: Khoanh tròn chữ cái trước những từ gợi cho em nghĩ về quê hương, nơi cha ông em đã sống nhiều năm: a. con đò b. bến nước c. luỹ tre d. lễ hội e. rạp hát g. mái đình h. dòng sông i. hội chợ Bài 2: a. Khoanh tròn chữ cái trước những từ em thấy có thể dùng trước từ quê hương trong câu: a. yêu mến b. gắn bó c. nhớ d. cải tạo e. hoàn thành g. thăm h. làm việc i. xây dựng b. Tìm và viết lại 2 thành ngữ, tục ngữ nói về quê hương: Bài 3: Gạch dưới câu có mô hình Ai - làm gì ? trong đoạn văn sau: Thanh đến bên bể nước múc nước vào thau rửa mặt. Nước mát rượi: Thanh cúi nhìn bóng mình trong lòng bể với những mảng trời xanhCăn nhà, thửa vườn của bà như một nơi mát mẻ hiền lành. Bài 4*: Dùng mỗi từ ngữ sau để đặt một câu có mô hình Ai - làm gì ? a. ...chạy nhanh như ngựa phi b. ...hăng say làm việc trên cánh đồng vào ngày mùa c. ...bơi lội tung tăng - Làm vào vở HĐ2: Nhận xét - Dùng để ngắt câu. - Câu diễn đạt ý trọn vẹn. - Đọc đoạn văn thật kĩ 2-3 lần. - Câu văn diễn đạt chưa trọn người đọc sẽ không hiểu được. - Khi đó ta phải nghỉ ngơi - HS đọc kĩ đoạn văn xác định mẫu câu sau đó làm vào vở. - Nam..... tôi.Sống.....cá. Có khi....bướm nâu. Một lần.....bàn tay. V1: Cá nhân tự làm vào vở V2: Cặp đôi kiểm tra và nói cho nhau cách làm V3: Nhóm trưởng chia sẻ cách làm V4: GV chấm chữa bài - Đáp án đúng a, b, c, g, h Đáp án đúng a, c, d, g, i - Quê cha đất tổ, nơi chôn rau cắt rốn, Đất lề quê thói. Thanh đến bên bể nước múc nước vào thau rửa mặt. Nước mát rượi: Thanh cúi nhìn bóng mình trong lòng bể với những mảng trời xanhCăn nhà, thửa vườn của bà như một nơi mát mẻ hiền lành. a. Hai chú chó đuổi nhau chạy nhanh như ngựa phi. b. Các bác nông dân đang hăng say làm việc trên cánh đồng vào ngày mùa. c. Đàn cá đang bơi lội tung tăng Chiều thứ 6 ngày 16 tháng 11 năm 2018 Tiết 1: Luyện toán: Luyện tập I. Mục tiêu: Củng cố luyện tập về bảng đơn vị đo dộ dài. - Áp dụng giải toán có liên quan đến hai phép tính II. Chuẩn bị: Bảng con, vở III. Hoạt động dạy học: Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh HĐ1: Hướng dẫn luyện tập Bài 1: a. Điền số thích hợp vào chỗ chấm. 5m 4dm = ... dm 6m 5cm = ... cm 7dam 9dm = ... dm 9m 4dm3cm = ... cm 4dm 5cm 2mm = ... mm 5m 42cm =..cm 3dam 6m= m 9cm 6mm = mm - Yêu cầu HS nêu cách làm b. Điền dấu >, <, = thích hợp vào chỗ chấm 8m 3dm ... 6m 9dm 1dm 4m ... 15m 1hm 9dam ... 109m 7m 5cm ... 8m 9m 7cm ... 907cm 2dam 2m ... 220dm Bài 2: a. Một xe ô tô chở 40 hành khách, đến bến có 9 khách xuống xe và 12 khách lên xe. Hỏi bây giờ trên xe có bao nhiêu hành khách? - Đọc kĩ đề bài, cá nhân làm vào vở. - Cặp đôi kiểm tra kết quả. b*. Tấm vải dài 3m 8dm. Lan may quần hết 1m 1dm, may áo hết 1m 3dm. Hỏi tấm vải còn lại dài bao nhiêu đề- xi- mét? - Gọi HS đọc đề bài. H: Bài toán cho biết gì? H: Bài toán hỏi gì? H: Muốn tìm được tấm vải còn lại dài bao nhiêu ta phải tìm gì? - Yêu cầu hs làm bài. - GV theo dõi giúp đỡ HSY. Bài 3: Hai bố con Tùng đi từ nhà về quê, đã đi được 1/ 4 quãng đường thì quãng đường còn lại dài 45 km. Hỏi quãng đường từ nhà về quê dài bao nhiêu ki- lô- mét? - Gọi HS đọc đề bài. H: Bài toán cho biết gì? H: Bài toán hỏi gì? H: Để tìm được cả hai lớp ta phải tìm gì? H: Muốn tìm lớp 3B ta làm thế nào? Tại sao - Yêu cầu hs làm bài. - GV theo dõi giúp đỡ HSY. Bài 4*: Một người đi xe máy từ tỉnh A đến tỉnh B. Trong một giờ đầu người đó đi được quãng đường dài 40 km. Trong 1 giờ sau người đó đi được quãng đường dài bằng quãng đường đã đi trong 1 giờ đầu giảm đi 4 lần thì đến được tỉnh B. Hỏi: a, Trong 1 giờ sau, xe máy đi được quãng đường dài bao nhiêu? b, Quãng đường từ tỉnh A đến tỉnh B dài bao nhiêu ki- lô- mét? HĐ2: Nhận xét, đánh giá - Khen ngợi tuyên dương HS tích cực - Cá nhân đọc kĩ và giải vào vở. V1: Cá nhân tự làm vào vở V2: Cặp đôi kiểm tra và nói cho nhau cách làm V3: Nhóm trưởng chia sẻ cách làm V4: GV chấm chữa bài Bài giải: Vì có 9 người xuống xe và 12 người lên xe nên ta có số người lên xe thêm là: 12 – 9 = 3 (người) Bây giờ trên xe có số người là: 40 + 3 = 43 (người) Đáp số: 43 người - Cặp đôi kiểm tra kết quả Bài giải: Đổi 3m8dm = 38dm, 1m1dm = 11dm, 1m3dm = 13dm Lan may quần và áo hết số dm vải là: 11 + 13 = 24 (dm) Tấm vải còn lại dài số dm là: 38 – 24 = 14 (dm) Đáp số: 14dm V1: Cá nhân tự làm vào vở V2: Cặp đôi kiểm tra và nói cho nhau cách làm V3: Nhóm trưởng chia sẻ cách làm V4: GV chấm chữa bài Bài giải: 1 giờ sau người đó đi được số km là: 40 : 4 = 10 (km) Quãng đường từ tỉnh A đến tỉnh B dài là: 40 + 10 = 50 (km) Đáp số: a. 10 km b. 50 km Tiết 2: Tự học: Hướng dẫn học sinh tự học I. Mục tiêu: - Hoàn thành bài tập buối sáng. - Làm thêm một số bài tập củng cố kiến thức về môn toán và Tiếng Việt - Phát triển năng lực học tập của từng học sinh. Rèn luyện năng lực tự học cho học sinh. - Phát triển năng lực, phẩm chất cho học sinh: Biết giúp đỡ bạn bè, biết nhận nhiệm vụ và tự hoàn thành nhiệm vụ của mình,. II. Đồ dùng: - Vở bài tập các môn chưa hoàn thành - Vở tự học III. Hoạt động dạy học: Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh HĐ1: Hướng dẫn tự học - CTHĐTQ điều hành lớp thực hiện yêu cầu tự học HD HS thực hiện nội dung bài tập mà học sinh còn lúng túng ở các tiết học. - Hoàn thành bài tập VBT Toán và Tiếng Việt - Sau khi làm xong còn thời gian thì làm thêm bài tập sau: - Nhóm trưởng điều hành nhóm học tập Nhóm Toán: Bài 1: a. Đặt tính rồi tính: 542 + 138 796 – 549 14 x 7 89 : 4 - YC HS làm bài vào vở (GV lưu ý đến HS yếu kém) b. Tính giá trị biểu thức: 57 x 4 35 x5 7 x 4 + 93 7 x 9 – 29 7 x 10 - 37 7 x 7 + 84 - Yêu cầu HS làm bài vào vở. Bài 2: a. Một lớp học bán trú tháng trước ăn hết 213 kg gạo, tháng này ăn nhiều hơn tháng trước 24 kg Hỏi cả hai tháng lớp đó ăn hết bao nhiêu kg gạo? - Cho HS đọc tìm hiểu và giải - GV cho HS nhận xét từng phép tính trong bài toán. - GV nhận xét và chốt kết quả đúng. b*. Một nông trại chăn nuôi trâu bò có 253 con bò, số con trâu ít hơn số bò là 34 con. Hỏi nông trại đó nuôi tất cả bao nhiêu con cả trâu và bò? - Cá nhân đọc kĩ đề và giải - GV chấm bài và nhận xét. Bài 3*: Nhìn vào sơ đồ đặt đề toán rồi giải bài toán bằng hai phép tính. 27 em Lớp 3B ? em Lớp 3C 3 em GV cho 2HS lên bảng cùng đặt đề toán và giải Nhóm Tiếng Việt: Bài 1: Đặt câu hỏi cho bộ phận câu được in đậm dưới đây: a. Tô Hoài là tác giả cuốn truyện Dế Mèn phiêu lưu kí. b. Dòng sông quê hương là đề tài của bài văn thi học sinh giỏi vừa qua. c. Sau ba tháng hè tạm xa trường, chúng em lại náo nức tới trường gặp thầy, gặp bạn. - Hướng dẫn HS xác định bộ phận được in đậm trả lời câu hỏi nào. Sau đó đặt câu hỏi. - GV chữa bài. Bài 2: Chọn từ ngữ thích hợp trong ngoặc đơn điền vào chỗ trống để bổ sung ý nghĩa cho từ in đậm. a. Những giọt sương đọng trên cỏ trông như những viên ngọc... (sáng chói, lấp lánh). b. Tôi sinh ra và lớn lên ở một làng quê... (êm đềm, êm êm). c. Chúng tôi chạy chơi trên bãi cát... (mịn màng, mượt mà). - Y/C HS đọc kĩ câu văn sau đó chọn từ phù hợp để diền. - Y/C HS tự làm GV chấm chữa bài. Bài 3: a. Gạch một gạch dưới bộ phận chính thứ nhất, gạch 2 gạch dưới bộ phận chính thứ hai - Mẹ tôi giặt quần áo. - Chị tôi dọn dẹp nhà cửa. - Bố tôi bơm nước vào cho đầy bể. - Tôi thì quét nhà đỡ mẹ. b*: Tìm những thành ngữ nói về quê hương rồi chép và chỗ trống ở dưới: Chôn rau cắt rốn, Làng trên xóm dưới, Thức khuya dậy sớm, Non xanh nước biếc, Non sông gấm vóc, Học một biết mười, Thẳng cánh cò bay, Muôn hình muôn vẻ, Dám nghĩ dám làm, Quê cha đất tổ, Như thiêu như đốt. Nhóm Năng khiếu: - GV gợi ý học sinh hoàn thành sản phẩm cắt, dán bông hoa và trang trí - HĐ2: GV kiểm tra và chấm chữa bài + GV nhận xét: - Tuyên dương HS tích cực, có PP tự học tốt - Nhắc nhở HS làm còn chậm chưa tập trung. - Thực hiện theo yêu cầu - HS chia nhóm sở thích dưới sự định hướng của GV V1: Cá nhân tự làm vào vở V2: Cặp đôi kiểm tra và nói cho nhau cách làm V3: Nhóm trưởng kiểm tra đối chiếu V4: GV chấm chữa bài - Cá nhân làm bài vào vở - Cặp đôi kiểm tra - Chia sẻ cách thực hiện trong nhóm V1: Cá nhân tự làm vào vở V2: Cặp đôi kiểm tra và nói cho nhau cách làm V3: Nhóm trưởng chia sẻ cách làm V4: GV chấm chữa bài Hs nhìn vào sơ đồ và đặt đề toán rồi giải Đề bài: Lớp 3B có 27 học sinh, lớp 3B có nhiều hơn lớp 3C là 3 em. Hỏi cả hai lớp có bao nhiêu học sinh? - Cá nhân tự tìm và ghi vào vở theo yêu cầu - HĐ cặp đôi nói cho nhau nghe sự vật mình tìm được - GV kiểm tra - Cá nhân tự tìm và viết lại cho đúng - HĐ nhóm đối chiếu kiểm tra - GV đến các nhóm kiểm tra chốt kết quả. - Cá nhân làm - Cặp đôi nói cho nhau nghe - Đại diện nhóm nêu trước lớp V1: Cá nhân tự làm vào vở V2: Cặp đôi kiểm tra và nói cho nhau cách làm V3: Nhóm trưởng chia sẻ cách làm V4: GV chấm chữa bài HS đọc yêu cầu bài tập rồi HS đọc kĩ yêu cầu đề

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docGiao an Tuan 11 Lop 3_12470911.doc
Tài liệu liên quan