I. Mục tiêu.
- Rèn kỹ năng đọc đúng, đọc thông thạo, đọc hay cho HS.
- HS cảm nhận được anh Kim Đồng là người liên lạc rất nhanh trí, dũng cảm khi làm nhiệm vụ dẫn đường bảo vệ cán bộ cách mạng
II. Các hoạt động dạy học
1. Giới thiệu bài: GV nêu mục đích yêu cầu giờ học.
2. Hướng dẫn luyện đọc
a) GV đọc mẫu lại toàn bài một lần.
b) GV hướng dẫn luyện đọc.
+ Đọc từng đoạn trước lớp.
HS tiếp nối nhau đọc từng đoạn của bài.
Nhắc nhở các em đọc đúng một số câu văn SGK.
Kết hợp giúp HS hiểu nghĩa của các từ được chú giải và trả lời câu hỏi ở SGK.
HS đọc xong mỗi đoạn cho HS trả lời câu hỏi về nội dung đoạn đó.
Chẳng hạn:
- Anh Kim Đồng được giao nhiệm vụ gì?
( Bảo vệ cán bộ, dẫn đường đưa cán bộ đến địa điểm mới. Vì đây là vùng người Nùng ở nên dễ dàng che mắt địch)
- Cách đi đường của hai bác cháu như thế nào?
8 trang |
Chia sẻ: trang80 | Lượt xem: 751 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án các môn học lớp 3 (buổi chiều) - Trường Tiểu học Nhân Đạo - Tuần 14, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần 14
Thứ ba ngày 6 tháng 12 năm 2011
Toán
Luyện tập
I. Mục tiêu.
- Củng cố đơn vị đo khối lượng và cách so sánh các khối lượng thông qua việc làm các bài tập ở sách bài tập.
- Củng cố các phép tính với số đo khối lượng, vận dụng để so sánh khối lượng, và giải toán có lời văn.
II. Các hoạt động dạy học.
Hướng dẫn HS làm trong sách bài tập.
Bài1: HS đọc yêu cầu của bài
HS làm mẫu câu thứ nhất, thống nhất kết quả so sánh:
744 g > 474 g
HS nêu cách làm câu thứ 2: thực hiện phép cộng số đo khối lượng ở vế trái rồi so sánh
HS tự làm vào vở bài tập.
* Củng cố bài 1: Tính kết quả ở mỗi vế rồi so sánh
Bài 2: HS đọc kĩ bài toán rồi gọi HS nêu cách làm
Tính xem 6 gói nặng bao nhiêu gam?
HS làm bài - chữa bài - củng cố lại bài toán giải bằng 2 phép tính
Bài 3: HS đọc đề bài.
Hỏi: Bài toán cho biết gì? Bài toán hỏi gì?
HS nêu các bước giải:
Tìm số đường còn lại nặng bao nhiêu gam, Tìm mỗi túi nhỏ nặng .... g?
2HS lên bảng cả lớp làm vào vở bài tập.
1 kg = 1000 g
Số đường còn lại là:
1000 - 400 = 600 (g)
Mỗi túi đường nhỏ cân nặng là:
600 : 2 = 300 (g)
GV và HS nhận xét , chữa bài.
Bài 4: HS đọc đề bài. Hướng dẫn tóm tắt.
HS làm vào vở bài tập rồi chữa.
Bài giải
Số kg gạo nếp là: 9 x 5 = 45 (kg)
Số kg gạo và đỗ là: 9 + 45 = 54 (kg)
Đáp số : 54 kg.
III. Củng cố, dặn dò.
GV và HS cùng hệ thống lại bài.
- Nhận xét giờ học và dặn dò học sinh.
Thể dục
ôn bài thể dục phát triển chung
A. Mục tiêu
Tiếp tục cho HS ôn bài thể dục phát triển chung.
Chơi trò chơi "Đua ngựa". Biết cách chơi và chơi chủ động.
B. Nội dung và phương pháp
1. Phần mở đầu
GV phổ biến nội dung, yêu cầu giờ học
HS chạy chậm theo hàng dọc xung quanh sân.
Chơi trò chơi "Thi xếp hàng nhanh"
2. Phần cơ bản
a) Ôn bài thể dục phát triển chung 8 động tác
GV cho HS ôn luyện 8 động tác 2 - 3 lần
Lần 1, 2 GV hô cho HS tập
Lần 3 cán sự hô cho HS tập, GV chú ý sửa chữa động tác chưa chính xác cho HS.
+ GV chia tổ cho HS ôn luyện 8 động tác theo các khu vực, khuyến khích cho các em tập luyện dưới các hình thức thi đua. GV nhắc cán sự phải nêu tên các động tác rồi mới đếm nhịp để tập luyện
+ Biểu diễn thi giữa các tổ. Các tổ lần lượt biểu diễn 1 lần bài thể dục 2x8 nhịp. Tổ nào tập đúng đẹp, đều được biểu dương, tổ nào kém nhất hoặc tập chưa đạt chạy một vòng xung quanh sân.
* Mỗi tổ thực hiện liên hoàn một lần bài thể dục với 2x8 nhịp
GV biểu dương cá nhân, tổ tập tốt.
b) Chơi trò chơi " Đua ngựa".
Trước khi chơi GV cho HS khởi động kỹ các khớp cổ chân, đầu gối và hướng dẫn cách cầm ngựa, phi ngựa để tránh chấn động mạnh. GV hướng dẫn thêm cách chơi và nêu những trường hợp phạm quy, sau đó cho HS chơi chính thức. Khi HS chơi, GV cần giám sát các đội và nhắc nhở các em thực hiện đúng cách chơi, có thể phân công cán sự làm trọng tài đẻ giám sát cuộc chơi
GV nhắc các em chơi nhiệt tình, đoàn kết, đảm bảo an toàn.
GV cho HS chơi theo tổ theo nhóm. Nhận xét những nhóm, cá nhân thực hành trò chơi tốt.
3. Phần kết thúc
Tập một số động tác hồi tĩnh, vỗ tay theo nhịp và hát
GV và HS cùng hệ thống lại bài.
Giao bài tập về nhà: Ôn các động tác thể dục của bài thể dục phát triển chung.
Luyện đọc
Người liên lạc nhỏ
I. Mục tiêu.
- Rèn kỹ năng đọc đúng, đọc thông thạo, đọc hay cho HS.
- HS cảm nhận được anh Kim Đồng là người liên lạc rất nhanh trí, dũng cảm khi làm nhiệm vụ dẫn đường bảo vệ cán bộ cách mạng
II. Các hoạt động dạy học
1. Giới thiệu bài: GV nêu mục đích yêu cầu giờ học.
2. Hướng dẫn luyện đọc
a) GV đọc mẫu lại toàn bài một lần.
b) GV hướng dẫn luyện đọc.
+ Đọc từng đoạn trước lớp.
HS tiếp nối nhau đọc từng đoạn của bài.
Nhắc nhở các em đọc đúng một số câu văn SGK.
Kết hợp giúp HS hiểu nghĩa của các từ được chú giải và trả lời câu hỏi ở SGK.
HS đọc xong mỗi đoạn cho HS trả lời câu hỏi về nội dung đoạn đó.
Chẳng hạn:
Anh Kim Đồng được giao nhiệm vụ gì?
( Bảo vệ cán bộ, dẫn đường đưa cán bộ đến địa điểm mới. Vì đây là vùng người Nùng ở nên dễ dàng che mắt địch)
Cách đi đường của hai bác cháu như thế nào?
( Đi cẩn thận gặp điều gì KĐ huýt sáo làm hiệu để cho ông ké tránh kịp thời)
Tìm những chi tiết nói lên sư nhanh trí của anh KĐ khi gặp địch?
+ KĐ nhanh trí thông minh:
* Gặp địch, không hề nao núng bối rối sợ sệt, bình tĩnh huýt sáo
* Địch hỏi, KĐ nhanh trí trả lời: đón Thầy mo vế cúng cho mẹ ốm
* Trả lời xong thản nhiên gọi ông ké đi tiếp: Già ơi ! Ta đi thôi !
Sự nhanh trí thông minh của anh KĐ khiến bọn giặc không nghi ngờ.KĐ dũng cảm dũng cảm vì còn còn rất nhỏ đã là một chiến sĩ liên lạc của cách mạng, dám làm những công việc quan trọng, nguy hiểm, khi gặp địch vẫn bình tĩnh đối phó, bảo vệ cán bộ.
+ Đọc từng đoạn trong nhóm
+ Thi đọc trước lớp, nhận xét cho điểm.
GV hướng dẫn HS đọc diễn cảm đoạn 3
GV đọc mẫu, nêu cách đọc: cách ngắt nghỉ, nhấn giọng.
Hướng dẫn đọc phân biệt lời các nhân vật ( 2 nhóm đọc phân vai)
HS chia nhóm mỗi nhóm 3 em tự phân vai ( Người dẫn chuyện, bọn giặc, Kim Đồng )
Hai nhóm thi đọc toàn truyện theo vai.
Bình chọn cá nhân và nhóm đọc hay nhất.
Một HS đọc cả bài
3 Củng cố, dặn dò
Nhận xét giờ học và dặn dò học sinh.
Thứ tư ngày 7 tháng 12 năm 2011
Toán
Luyện tập
I. Mục tiêu
- Hướng dẫn HS làm bài trong sách bài tập để cung cố bảng chia 9.
- Vận dụng bảng chia 9 vào làm các phép tính và giải toán có liên quan đến phép chia 9.
II. Hoạt động dạy học
1. Giới thiệu bài: GV nêu mục đích yêu cầu giờ học.
2. Luyện tập.
Bài 1: Ôn tập bảng nhân và chia 9.
HS nối tiếp nhau đọc bảng nhân và chia 9.
* Củng cố bảng nhân, chia 9 và mối quan hệ giữa phép nhân và phép chia.
Bài 2: Ôn tập cách tìm thương, số bị chia, số chia.
Khuyến khích HS vận dụng bảng chia để tính nhẩm. Khi tìm số chia, số bị chia, có thể thực hiện theo một trong 2 cách sau đây:
Chẳng hạn: 24 : 3 = ?
3 x ? = 24
* HS làm bài sau:
Tìm x:
a, x : 1 = 9 b, 63 : x = 9 c, x : 4 = 9
Củng cố mối quan hệ giữa phép nhân và phép chia trong bảng chia 9.
Bài 3: HS đọc đề bài, thực hiện theo 2 bước:
+ Phải trồng 36 cây, đã trồng 1/ 9 số cây . Hỏi đã trồng mấy cây?
HS thực hiện 36 : 9 = 4 ( cây)
+ Phải trồng 36 cây, đã trồng được 4 cây. Hỏi còn phải trồng tiếp bao nhiêu cây nữa?
HS thực hiện 36 - 4 = 32 ( cây)
HS giải bài toán, sau đó GV chữa bài.
Bài 4: HS đọc đề bài, lớp đọc thầm .
GV hướng dẫn thực hiện theo 2 bước:
a) Đếm số ô vuông của hình (18 ô vuông)
Tìm 1/ 9 số ô vuông đó ( 18 : 9 = 2 ( ô vuông ))
b) Đếm ( tính ) số ô vuông của hình ( 18 ô vuông)
Tìm 1/ 9 số ô vuông đó ( 18 : 9 = 29 ô vuông ))
HS tự làm vào vở bài tập, sau đó GV chữa bài
3. Củng cố, dặn dò.
Tự nhiên và xã hội
ôn bài: Tỉnh (thành phố) nơi bạn đang sống
A. Mục tiêu
Ôn tập và củng cố kiến thức đã học ở buổi sáng.
Sau bài học HS biết:
+ Kể tên một số cơ quan hành chính, văn hoá, giáo dục, y tế của tỉnh (thành phố) nơi bạn đang sống
+ Cần có ý thức gắn bó, yêu quê hương
B. Các hoạt động dạy học
Hướng dẫn HS làm các bài tập trong SGK
Bước 1: Làm việc theo nhóm:
GV chia mỗi nhóm 4 HS và yêu cầu các em quan sát các hình trong SGK trang 52, 53, 54 và nói về những gì các em quan sát được ghi vào vở bài tập.
GV đi đến các nhóm và nêu câu hỏi gợi ý: Kể tên những cơ quan hành chính, văn hoá, giáo dục, y tế cấp tỉnh có trong các hình
Bước 2:
HS các nhóm lên trình bày, mỗi em kể tên một vài cơ quan.
HS khác bổ sung
* GV kết luận: ở mỗi tỉnh (thành phố) đều có các cơ quan hành chính, văn hoá, giáo dục, y tế, ... để điều hành công việc, phục vụ đời sống vật chất, tinh thần và sức khoẻ của nhân dân
Bước 3 Nói về tỉnh (thành phố) nơi bạn đang sống
GV yêu cầu HS sưu tầm tranh ảnh, hoạ báo nói về các cơ sở văn hoá, giáo dục, hành chính, y tế.
HS tập trung các tranh ảnh và bài báo, sau đó trang trí, xếp đặt theo nhóm và cử người lên giới thiệu trước lớp.
HS đóng vai hướng dẫn viên du lịch để nói về các cơ quan của tỉnh mình
* Chơi trò chơi tiếp sức kể tên các cơ quan hành chính và nêu chức năng của các cơ quan đó ( mỗi em chỉ nêu tên một cơ quan)
GV cho HS thực hành chơi
C. Củng cố, dặn dò
Luyện từ và câu
ôn về từ chỉ đặc điểm. ôn tập câu: ai thế nào?
I.Mục tiêu
- Ôn về từ chỉ đặc điểm: tìm được các từ chỉ đặc điểm, vận dụng hiểu biết về từ chỉ đặc điểm, xác định phương diện so sánh trong phép so sánh.
- Ôn kiểu câu Ai- thế nào? Tìm đúng bộ phận trong câu trả lời câu hỏi Ai (con gì, cái gì)? và bộ phận thế nào?
II. Đồ dùng dạy học: Sách bài tập TV
III. Các hoạt động dạy học chủ yếu
1. Giới thiệu bài: GV nêu mục đích yêu cầu giờ học.
2. Hướng dẫn HS làm các bài trong sách bài tập TV
Bài1: HS đọc yêu cầu và nội dung bài.
1HS đọc lại 6 dòng thơ trong bài Vẽ quê hương ( tuần 11)
Giúp HS hiểu thế nào là từ chỉ đặc điểm. GV hỏi:
+ Tìm các từ chỉ sự vật trong dòng thơ thứ 2? ( tre và lúa )
+ Tre và lúa ở dòng thơ 2 có đặc điểm gì? ( xanh ).
+ Sông máng ở dòng 3 và 4 có đặc điểm gì?
Tương tự, GV yêu cầu HS làm bài tập vào vở bài tập. Tìm các từ chỉ đặc điểm của các sự vật: trời mây, mùa thu.
HS phát biểu ý kiến. GV gạch chân từ bát ngát, xanh ngắt
GV: Các từ chỉ đặc điểm của sự vật trong bài tập này là các từ chỉ màu sắc thường đứng sau từ chỉ sự vật.
Bài 2: HS đọc yêu cầu của đề bài. Tìm xem tác giả muốn so sánh các sự vật với nhau về đặc điểm gì?
Mẫu: HS đọc câu a. GV hỏi:
+ Tác giả so sánh những sự vật nào với nhau? (So sánh tiếng suối với tiếng hát)
+ Tiếng suối và tiếng hát được so sánh với nhau về đặc điểm gì?
( Đặc điểm trong - Tiếng suối trong như tiếng hát xa)
-HS làm các phần b, c, d . HS nêu ý kiến. GV chốt lời giải đúng.
Bài 3: HS đọc đề bài. Nêu các câu thuộc mẫu câu nào? ( Ai thế nào?)
HS tự làm bài và chữa bài.
GV gọi HS đọc lời giải và chốt lời giải đúng.
3. Củng cố, dặn dò
GV nhận xét bài học và dặn dò HS.
Thứ sáu ngày 9 tháng 12 năm 2011
Toán
luyện tập
I. Mục tiêu
Củng cố cách thực hiện phép chia số có hai chữ số cho số có một chữ số (có dư ở các lượt chia).
Củng cố về giải toán và vẽ hình tứ giác có 2 góc vuông.
II. Các hoạt động dạy học:
1. Giới thiệu bài: GV nêu mục đích yêu cầu của bài học
2. Luyện tập
Hướng dẫn học sinh làm trong sách bài tập ( trang 78)`
Bài 1: Cho HS làm bài rồi chữa 1 số bài trên bảng để HS vừa nói vừa viết và củng cố cách thực hiên phép chia.
Bài 2: Đặt tính rồi tính
HS tự làm rồi chữa
Bài 3: Bài toán gắn liền với 1 vấn đề thực tế.
HS: tự làm, tự tìm cách trình bày rồi trao đổi theo nhóm
Bài giải:
Thực hiện phép chia 34 : 6 = 5 (dư 4)
Số bàn có hai HS ngồi là 5 bàn, còn 4 HS nữa nên cần có thêm 1 bàn nữa
Vậy số bàn cần có ít nhất là:
5 + 1 = 6 (cái bàn)
Đáp số: 6 cái bàn
Bài 4: HS vẽ hình rồi chữa bài
HS đối chiếu và nhận biết một số dạng hình tứ giác có 2 góc vuông
Bài 5: Khoanh vào câu trả lời đúng: Khoanh ý C: 6giờ20 phút.
3. Củng cố dặn dò
HS và GV hệ thống lại bài.
GV: nhận xét giờ học.
Chính tả
Nghe - viết: người liên lạc nhỏ
I. Mục tiêu.
Rèn kỹ năng nghe viết chính xác, trình bày đúng. Biết viết hoa đúng các chữ đầu câu và tên riêng , ghi đúng các dấu câu.
Luyện viết phân biệt những tiếng có vần dễ lẫn (au / âu), viết đúng một số từ có tiếng chứa âm đầu (l/n), âm giữa vần (i/ iê).
II. Các hoạt động dạy học.
A. Bài cũ
HS đọc 2 em lên bảng - cả lớp viết bảng con: lung linh, nao núng, suýt ngã, dẻo dai, ghềnh
GV nhận xét, chấm điểm khen HS viết nhanh, chữ đẹp.
B. Bài mới
1. Giới thiệu bài: GV nêu mục đích yêu cầu giờ học.
2. Hướng dẫn viết chính tả.
a. Chuẩn bị
* GV đọc bài viết . 2HS đọc lại. Cả lớp theo dõi.
* Hướng dẫn HS nắm nội dung và cách trình bày bài.
Trong đoạn văn vừa đọc có những tên riêng nào được viết hoa?
Câu nào là lời nói của nhân vật ? Và được viết như thế nào?
HS đọc thầm lại đoạn chính tả,
Phát hiện từ khó viết ra bảng con.
Nhận xét, sửa bài sau đó viết bài.
b. GV đọc cho HS viết
c. Chấm bài, chữa bài.
3. Hướng dẫn HS làm bài tập chính tả.
Tìm từ có vần ay hay ây có nghĩa như sau:
- Người dạy học.
- Con vật cùng loài cáo hay bắt gà.
- Động tác di chuyển nhanh bằng chân.
- Động tác làm từ vải thành áo.
GV nêu yêu cầu của bài.
HS làm bài cá nhân.
Sau đó 4 em đọc lại lời giải đúng. Cả lớp ghi nhớ chính tả.
Lời giải: + thầy giáo; + con cầy
+ chạy + cắt may
4. Củng cố, dặn dò.
Chuẩn bị bài sau.
Sinh hoạt tập thể
Sưu tầm, trưng bày tranh, ảnh về chú bộ đội
I.Mục tiêu
- Giáo dục học sinh hiểu biết về cuộc sống của các chú bộ đội.
- HS có các hoạt động tham gia giúp đỡ các chú bộ đội và gia đình các chú bộ đội ở địa phương mình.
- Thích gặp gỡ giao lưu với các chú bộ đội khi có điều kiện.
Có thái độ tôn trọng và hiểu được công việc của các chú bộ đội đang làm.
II. Nội dung
1. GV nêu mục đích, yêu cầu giờ học.
2. HS trưng bày những tranh, ảnh mình sưu tầm được.
- GV chia nhóm, giao nhiệm vụ.
- Các nhóm thực hành, GV bao quát chung.
- Từng nhóm trưng bày sản phẩm.
- Cử đại diện nhóm lên thuyết trình, giới thiệu.
- Cả lớp nhận xét, GV biểu dương những nhóm làm tốt.
Sinh hoạt lớp
- GV nhận xét một số ưu khuyết điểm trong tuần
+ Nề nếp học tập
+ Nề nếp ra vào lớp, đi học đúng giờ, xếp hàng đầugiờ học và cuối giờ học.
- GV nêu phương hướng tuần tới.
BGH ký duyệt:
..................................................................................................................
..................................................................................................................
..................................................................................................................
..................................................................................................................
..................................................................................................................
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- GIAO AN BUOI 2 TUAN 14 hue.doc