Giáo án Lớp 2 Tuần 19 - Trường Tiểu học Ngô Quyền

Toán

Tiết 93: THỪA SỐ, TÍCH

Sgk: 94; Tgdk: 35 phút

I. Mục tiêu:

- Biết tính thừa số, tích.

- Biết viết tổng các số hạng bằng nhau dưới dạng tích và ngược lại.

- Biết cách tính kết quả phép nhân dựa vào phép cộng.

 II. Đồ dùng dạy học:

 - GV viết sẵn một số tổng, tích trong bài tập 1,2 lên bảng

 - Các tấm bìa ghi sẵn: Thừa số, tích.

 III. Các hoạt động dạy học:

 A. Kiểm tra bài cũ: 2HS lên bảng tính: 3 x 3 = 2 x 5=

B. Bài mới:

1. Giới thiệu bài: Thừa số, tích

 2. Hướng dẫn HS nhận biết tên gọi các thành phần và két quả của phép nhân

 - GV viết bảng: 2 x 5 = 10

 - HS đọc: Hai nhân năm bằng mười.

 * GV nêu: Trong phép nhân "hai nhân năm bằng mười":

 + 2 (chỉ vào 2) gọi là thừa số (gắn bìa);

 + 5 cũng gọi là thừa số (gắn bìa);

 + 10 gọi là tích (gắn bìa).

 - GV chỉ vào từng số 2, 5, 10. Yêu cầu HS nêu tên từng thành phần và kết quả của phép nhân.

 

docx26 trang | Chia sẻ: trang80 | Lượt xem: 731 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Giáo án Lớp 2 Tuần 19 - Trường Tiểu học Ngô Quyền, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
VBT. - Học sinh đọc đề bài. - Gv hướng dẫn, học sinh tự làm vào VBT. - Gv quan sát và giúp đỡ học sinh yếu. - Hs đổi chéo vở kiểm tra. - Hs trình bày bài làm. Gv nhận xét, sửa sai. Hoạt động 3: Củng cố, dặn dò: - Nhắc Hs về học bài và chuẩn bị bài sau. ************************************* Ôn Tập đọc Tiết 37+38: CHUYỆN BỐN MÙA Tgdk: 70 phút I/ Mục tiêu: Giúp HS: - Trả lời hoàn chỉnh các câu hỏi và hiểu rõ nội dung bài. - Luyện đọc bài rành mạch toàn bài; biết ngắt, nghỉ hơi sau các dấu câu. II/Các hoạt động dạy học: Hoạt động 1: Tìm hiểu bài - GV hướng dẫn HS đọc thầm từng đoạn, trả lời lại các câu hỏi trong sgk. - Gv ưu tiên gọi học sinh yếu và giúp đỡ các em. - Học sinh lần lượt trả lời các câu hỏi. - GV sửa sai và chốt ý. Hoạt động 2: Hoàn thành bài tập trong VBT - HS nêu những bài tập chưa hoàn thành buổi sáng. - GV hướng dẫn. - HS làm vào VBT. - GV quan sát sửa sai, giúp đỡ các em yếu. - GV thu vở, chấm một số em. Hoạt động 3: Luyện đọc - GV đọc mẫu 1 lần và hướng dẫn học sinh cách ngắt nghỉ, nhấn giọng. - Hs chú ý lắng nghe và luyện đọc theo nhóm. - Gv quan sát và giúp đỡ học sinh yếu. - Cả lớp và GV nhận xét, bình chọn nhóm, cá nhân đọc tốt. Hoạt động 4: Củng cố, dặn dò - Nhận xét tiết học - Chuẩn bị bài sau. ************************************* Thứ ba, ngày 9 tháng 1 năm 2018 Tập đọc Tiết 57: THƯ TRUNG THU Tgdk: 35 phút I. Mục tiêu: - Biết ngắt nghỉ hơi đúng các câu văn dài, đọc ngắt nhịp các câu thơ hợp lí. - Hiểu ND: Tình yêu thương của Bác Hồ dành cho thiếu nhi Việt Nam.(trả lời được các câu hỏi và học thuộc đoạn thơ trong bài). Nhớ lời khuyên của Bác, kính yêu Bác. * Giáo dục kỹ năng sống cho học sinh : - Tự nhận thức; Xác định giá trị bản thân; Lắng nghe tích cực II. Đồ dùng dạy học: - Tranh minh hoạ bài đọc. Tranh ảnh của Bác Hồ với thiếu nhi. - Bảng phụ viết sẵn câu văn để hướng dẫn HS đọc đúng. III. Các hoạt động dạy học: A. Kiểm tra bài cũ: - 2HS đọc bài: "Chuyện bốn mùa", trả lời câu hỏi về nội dung bài. B. Bài mới: 1. Giới thiệu bài: 2. Luyện đọc: 2.1. GV đọc mẫu toàn bài một lượt, hướng dẫn qua cách đọc. 2.2. GV hướng dẫn HS luyện đọc, kết hợp giải nghĩa từ: a) Đọc từng câu: - HS nối tiếp nhau đọc 2 dòng thơ trong bài 9phần lời thư và phần bài thơ. - Hướng dẫn HS đọc đúng các từ ngữ khó: ngoan ngoãn, tuổi nhỏ, trả lời... b) Đọc từng đoạn trước lớp: - HS nối tiếp nhau đọc 2 đoạn trong bài. - GV giúp HS đọc ngắt nhịp ở cuối mỗi dòng thơ. - GV kết hợp giúp HS hiểu nghĩa các từ ngữ mới: Trung thu, thi đua, hành, kháng chiến, hòa bình, nhi đồng, thư/ thơ c) Đọc từng đoạn trong nhóm: - Lần lượt từng HS trong nhóm đọc, các HS khác nghe, góp ý. - GV theo dõi, hướng dẫn các nhóm đọc đúng. d) Thi đọc giữa các nhóm: - Các nhóm thi đọc. Cả lớp và GV nhận xét, đánh giá. e) Cả lớp đọc đồng thanh toàn bài. 3. Hướng dẫn tìm hiểu bài: - GV hướng dẫn HS đọc thầm từng đoạn, trả lời các câu hỏi: + Mỗi tết trung thu, Bác Hồ nhớ tới ai? + Những câu thơ nào cho biết Bác hồ rất yêu thiếu nhi? + Câu thơ của Bác là một câu hỏi: Ai yêu các nhi đồng / Bằng bác Hồ Chí Minh? Câu hỏi đó nói lên điều gì? * GV giới thiệu tranh ảnh Bác Hồ với thiếu nhi cho HS quan sát, thấy được tình cảm âu yếm, yêu thương quấn quýt đặc biệt của Bác Hồ đối với thiếu nhi và thiếu nhi đối với Bác Hồ. + Bác khuyên các em làm những điều gì? + Kết thúc lá thư, Bác viết lời chào các cháu như thế nào? * GV nêu câu hỏi: Nội dung bài thơ và lời thư nói lên điều gì? (Tình yêu thương bao la của Bác đối với các em. Chúng ta phải nhớ lời khuyên của Bác, yêu Bác.) 4. Học thuộc lòng bài thơ - GV hướng dẫn cả lớp học thuộc lòng bài thơ bằng cách xóa dần bảng. - HS thi học thuộc lòng lời phần thơ. - Cả lớp và GV nhận xét, bình chọn nhóm, cá nhân đọc tốt, đọc thuộc. 5. Củng cố - Dặn dò: - 1HS đọc lại toàn bài . - GV liên hệ, giáo dục HS nhớ lời khuyên của Bác. - GV nhận xét giờ học. Nhắc HS về nhà tiếp tục học thuộc lòng bài thơ. IV/ Bổ sung ************************************* Toán Tiết 92: PHÉP NHÂN Sgk: 92; Tgdk: 35 phút I. Mục tiêu: - Nhận biết tổng của nhiều số bằng nhau. - Biết chuyển tổng của nhiều số hạng bằng nhau thành phép nhân. - Biết cách tính kết quả phép nhân dựa vào phép cộng. II. Đồ dùng dạy - học: - Tranh, ảnh của các nhóm đồ vật có cùng số lượng phù hợp với nội dung SGK. III. Các hoạt động dạy học: A. Kiểm tra bài cũ: 2HS lên bảng tính tổng : 6+4+7+3= 12+14+35+26= - Hs khác nhận xét. - GV nhận xét, sửa sai. B. Bài mới: 1. Giới thiệu bài: Phép nhân 2. GV hướng dẫn HS nhận biết về phép nhân - GV cho HS lấy tấm bìa có 2 chấm tròn, hỏi: + Tấm bìa có mấy chấm tròn ? (2 chấm tròn) - GVlấy tiếp 5 tấm bìa như thế, hỏi: + Có 5 tấm bìa, mỗi tấm bìa đều có 2 chấm tròn, có tất cả bao nhiêu chấm tròn? + Muốn biết tất cả có bao nhiêu chấm tròn phải tính tổng: 2+2+2+2+2=10 (chấm tròn) - GV hỏi: + Tổng 2+2+2+2+2=10 có mấy số hạng (5 số hạng) + Mỗi số hạng đều bằng mấy (2) * GV giới thiệu 2+2+2+2+2 là tổng của 5 số hạng, mỗi số hạng đều bằng 2. - Ta chuyển thành phép nhân, viết như sau: 2 x 5 = 10 - Đọc: Hai nhân năm bằng mười ; "x" là dấu nhân - HS thực hành đọc, viết phép nhân: 2 x 5 = 10 *GV giới thiệu: Từ tổng: 2+2+2+2+2 = 10 ta có: 2 x 5 =10 - Khi chuyển thành phép nhân 2 x5 = 10 thì 2 là một số hạng của tổng, 5 là số các hạng của tổng, viết 2 x5 để chỉ: 2 được lấy 5 lần. Như vậy, chỉ có tổng các số hạng bằng nhau mới chuyển được thành phép nhân. 3. Thực hành: Bài 1: Chuyển tổng các số hạng bằng nhau thành phép nhân. - HS đọc yêu cầu bài - GV hướng dẫn HS xem tranh vẽ để nhận ra: a. 4 được lấy 2 lần tức là 4 + 4 = 8. Chuyển thành phép nhân: 4 x 2 = 8 - HS đọc phép nhân: 4 x 2= 8 - GV để tìm kết quả phép nhân 4 x 2 ta tính tổng 4 + 4 = 8. Vậy 4 x2 = 8 - HS làm vào vở các bài còn lại. Sau đó trình bày miệng câu b, c. Bài 2: Viết phép nhân (theo mẫu) - 1 HS đọc yêu cầu, đọc cả mẫu. - HS làm bài vào vở. 3 em lên bảng chữa bài - GV, HS nhận xét, chốt kết quả đúng: a. 3 x 4 = 12; 4 x 3 = 12 b. 5 x 4 = 24; 4 x 5 = 20 4. Củng cố, dặn dò: - HS đọc lại phép nhân do GV yêu cầu - GV nhận xét giờ học - BTVN: 1,2,3 (VBT) IV/ Bổ sung ************************************* Chính tả ( Tập chép) Tiết 37: CHUYỆN BỐN MÙA Tgdk: 40 phút I. Mục tiêu: - Chép chính xác bài tạp chính tả, trinh bày đúng đoạn văn xuôi. - Làm được BT 2 a/b , hoặc BR 3 a/b, Hoặc BT CT do GV soạn. II. Đồ dùng dạy học:- Bảng lớp chép bài chính tả. - Bảng phụ viết nội dung bài tập1b III. Các hoạt động dạy học: A. Kiểm tra bài cũ: - GV kiểm tra sự chuẩn bị VBT của HS. B. Bài mới: 1. Giới thiệu bài: GV nêu mục đích yêu cầu tiết học. 2. Hướng dẫn tập chép: a. Hướng dẫn HS chuẩn bị : - GV đọc bài trên bảng. 3HS nhìn bảng đọc lại bài chép. - Hướng dẫn HS nắm nội dung bài chính tả: + Đoạn chép này ghi lời của ai trong chuyện: "Chuyện bốn mùa"? (Lời bà Đất) + Bà Đất nói gì? - Hướng dẫn HS nhận xét chính tả: + Đoạn chép có những tên riêng nào? Những tên riêng ấy phải viết như thế nào? - HS tập viết vào bảng con những từ ngữ khó: tựu trường, ấp ủ,.... b. HS chép bài vào vở: - GV lưu ý HS cách chép và cách trình bày bài. c. Chấm, chữa bài: - GV đọc lại bài để HS soát lại và tự chữa lỗi. - GV thu bài chấm, nhận xét. 3. Hướng dẫn làm bài tập chính tả: Bài tập1b: Phân biệt thanh hỏi / thanh ngã - 1HS nêu yêu cầu của bài. - 3HS lên bảng làm vào bảng phụ, cả lớp làm vào giấy nháp. - GV và cả lớp nhận xét, chốt lại lời giải đúng: vỡ tổ; bão táp; nảy bông; bừa kĩ Bài tập 2b:Tìm trong Chuyện bốn mùa 2 chữ có dấu hỏi, hai chữ có dấu ngã - 1HS nêu yêu cầu của bài. - Cả lớp làm vào bảng con. Nhiều HS đọc kết quả trước lớp. - GV và cả lớp nhận xét, chốt lại lời giải đúng: + Chữ có dấu hỏi: bảo, nảy, của, nghỉ, bưởi, chỉ, thủ thỉ, lửa, ngủ, mải, vẻ + Chữ có dấu ngã: cỗ, đã, mỗi 4. Củng cố - dặn dò: - GV nhận xét giờ học. - Dặn HS về nhà luyện viết. IV/ Bổ sung ************************************* Thứ tư, ngày 10 tháng 1 năm 2018 SÁNG Luyện từ & câu Tiết 19: TỪ NGỮ VỀ CÁC MÙA. ĐẶT VÀ TRẢ LỜI CÂU HỎI: KHI NÀO? Tgdk: 35 phút I. Mục Tiêu: - Biết gọi tên các tháng trong năm (BT1).Xếp được các ý theo lời bà Đất trong Chuyện bốn mùa phù hợp với từng mùa trong năm.(BT2) - Biết đặt và trả lời câu hỏi có cụm từ Khi nào(BT3) II. Đồ dùng dạy học: - Bảng phụ viết nội dung bài tập2 III. Các hoạt động dạy học: A. Kiểm tra bài cũ: - GV kiểm tra VBT của HS B. Bài mới: 1. Giới thiệu bài: GV nêu mục đích yêu cầu tiết học. 2. Hướng dẫn làm bài tập: Bài 1: Viết tên các tháng trong năm và nối tên tháng với tên từng mùa (miệng): - 1HS đọc yêu cầu của bài. - HS trao đổi theo nhóm 4 . Đại diện nhóm trình bày. GV ghi bảng tên các tháng theo 4 cột dọc. - Đại diện các nhóm nói tên tháng bắt đầu và tháng kết thúc của mỗi mùa trong năm. - GV ghi tên mùa lên phía trên từng cột tên các tháng. - 1HS nhìn bảng nói tên các tháng ; tháng bắt đầu và tháng kết thúc từng mùa. - GV giới thiệu: Cách chia mùa như trên chỉ là cách chia theo lịch. Trên thực tế, thời tiết của mỗi vùng khác nhau. Bài 2: Xếp các ý vào bảng theo đúng lời bà Đất trong Chuyện bốn mùa (viết): - 1 HS đọc yêu cầu bài. Lớp đọc thầm. - GV: Mỗi ý: a, b, c, d, e, nói về điều hay của mỗi mùa. Các em hãy xếp mỗi ý đó vào bảng cho đúng lời Bà Đất. - HS làm bài vào vở . Nhiều HS nêu kết quả - Cả lớp, GV nhận xét, chốt lời giải đúng: Mùa xuân: b Mùa thu: e, c Mùa hạ: a Mùa đông: d Bài 3: Trả lời các câu hỏi (miệng) - 1HS đọc yêu cầu và các câu hỏi. - HS thực hành hỏi, đáp theo cặp. GV khuyến khích HS trả lời theo nhiều cách khác nhau. - HS viết vào vở ít nhất 1 câu hỏi - 1 câu đáp 3. Củng cố, dặn dò: - GV và HS hệ thống lại bài. - Dặn HS ôn lại tên các tháng trong năm. - GV nhận xét giờ học. IV/ Bổ sung ************************************* Toán Tiết 93: THỪA SỐ, TÍCH Sgk: 94; Tgdk: 35 phút I. Mục tiêu: - Biết tính thừa số, tích. - Biết viết tổng các số hạng bằng nhau dưới dạng tích và ngược lại. - Biết cách tính kết quả phép nhân dựa vào phép cộng. II. Đồ dùng dạy học: - GV viết sẵn một số tổng, tích trong bài tập 1,2 lên bảng - Các tấm bìa ghi sẵn: Thừa số, tích. III. Các hoạt động dạy học: A. Kiểm tra bài cũ: 2HS lên bảng tính: 3 x 3 = 2 x 5= B. Bài mới: 1. Giới thiệu bài: Thừa số, tích 2. Hướng dẫn HS nhận biết tên gọi các thành phần và két quả của phép nhân - GV viết bảng: 2 x 5 = 10 - HS đọc: Hai nhân năm bằng mười. * GV nêu: Trong phép nhân "hai nhân năm bằng mười": + 2 (chỉ vào 2) gọi là thừa số (gắn bìa); + 5 cũng gọi là thừa số (gắn bìa); + 10 gọi là tích (gắn bìa). - GV chỉ vào từng số 2, 5, 10. Yêu cầu HS nêu tên từng thành phần và kết quả của phép nhân. - GV lưu ý: 2 x 5 = 10; 10 là tích. 2 x 5 cũng gọi là tích. - Như vậy, sẽ có: Thừa số Thừa số Tích 2 x 5 = 10 Tích - GV đưa ra một số phép nhân: 2 x 4 = 8 x 2 = - HS tính kết quả và nêu tên gọi các thành phần và kết quả của phép nhân. 3. Thực hành. Bài 1: Viết các tổng sau dưới dạng tích: - 1HS đọc yêu cầu. - GV hướng dẫn HS chuyển tổng thành tích rồi tính tích bằng cách tính tổng tương ứng. - GV viết bảng: 3 + 3 + 3 + 3 + 3 = 3 x 5 - HS làm các bài còn lại vào vở. 3HS lên bảng chữa bài. Bài 2: Viết các tích sau dưới dạng tổng các số hạng bằng nhau rồi tính - 1HS đọc yêu cầu. - GV hướng dẫn HS chuyển tích thành tổng các số hạng bằng nhau rối tính kết quả: VD: 6 x 2 = 6 + 6 = 12. Vậy: 6 x 2 = 12 - HS làm các bài còn lại vào vở. 3HS lên bảng chữa bài. Bài 3: Viết phép nhân( theo mẫu): a. Các thừa số là 8 và 2, tích là 16. Ta có: 8 x 2 = 16 - 1 HS đọc yêu cầu, đọc cả mẫu. - GV hướng dẫn HS làm bài vào vở. - GV thu bài chấm, chữa bài. 4. Củng cố, dặn dò: - HS nêu lại tên gọi các thành phần và kết quả trong phép tính nhân. - BTVN: 1,2, 3 (VBT) - GV nhận xét giờ học. IV/ Bổ sung ************************************* Chính tả (Nghe – viết) Tiết 38: THƯ TRUNG THU Tgdk: 40 phút I. Mục tiêu: - Nghe- viết chính xác bài CT, trình bày đúng hình thức bài thơ 5 chữ. - Làm được BT 2 a/b, hoặc BT 3 a/b, hoặc BT phương ngữ do GV soạn. II. Đồ dùng dạy học: - Bảng phụ viết nội dung bài tập2. - Vở bài tập. III. Các hoạt động dạy học: A. Kiểm tra bài cũ: - 2HS viết bảng lớp, cả lớp viết bảng con các từ: vỡ tổ, bão táp, nảy bông B. Bài mới: 1. Giới thiệu bài: GV nêu mục đích, yêu cầu tiết học. 2. Hướng dẫn nghe - viết: a. Hướng dẫn HS chuẩn bị : - GV đọc 12 dòng thơ của bài chính tả. 3HS đọc lại bài . - Hướng dẫn HS nắm nội dung bài chính tả: + Nội dung bài thơ nói gì? - Hướng dẫn HS nhận xét chính tả: + Bài thơ có những lời xưng hô nào? Những chữ nào trong bài viết hoa? Vì sao? - HS tập viết vào bảng con những từ ngữ khó: ngoan ngoãn, tuổi, gìn giữ b. GV đọc, HS viết bài vào vở: - GV lưu ý HS cách trình bày bài. c. Chấm, chữa bài: - GV đọc lại bài để HS soát lại và tự chữa lỗi. - GV thu bài chấm, nhận xét. 3. Hướng dẫn làm bài tập chính tả: Bài tập 1: Viết tên các vật - 1HS nêu yêu cầu của bài. - Cả lớp làm vào VBT - GV và cả lớp nhận xét, chốt lại lời giải đúng: a. lá; na; len; nón b. tủ; gỗ; cửa sổ; muỗi Bài tập 2b: Chọn chữ trong ngoặc đơn để điền vào chỗ trống - 1HS nêu yêu cầu của bài. - 2HS lên làm vào bảng phụ. Cả lớp làm vào vở bài tập. - GV và cả lớp nhận xét, chốt lại lời giải đúng: thi đỗ; đổ rác; giả vờ; giã gạo 4. Củng cố - dặn dò: - GV nhận xét giờ học. Nhắc HS ghi nhớ quy tắc chính tả. - Dặn HS về nhà luyện viết. IV/ Bổ sung ************************************* Tập viết Tiết 19: CHỮ HOA: P Tgdk: 40 phút I. Mục tiêu: - Viết đúng chữ hoa P (1 dòng cỡ vùa, 1 dòng cỡ nhỏ ), chữ và câu ứng dụng: Phong (1 dòng cỡ vùa, 1 dòng cỡ nhỏ), Phong cảnh hấp dẫn (3 lần mẫu, đều nét và nối chữ đúng quy định II. Đồ dùng dạy học: - Mẫu chữ cái viết hoa P đặt trong khung chữ - Bảng phụ viết sẵn mẫu chữ trên dòng kẻ ly. - Vở tập viết tập 2 III. Các hoạt động dạy học: A. Kiểm tra bài cũ: GV kiểm tra vở tập viết của HS B. Bài mới: 1. Giới thiệu bài: - GV nêu mục đích, yêu cầu tiết học. 2. Hướng dẫn viết chữ cái hoa: a. Hướng dẫn HS quan sát và nhận xét chữ P - GV giới thiệu khung chữ và cấu tạo nét trên bìa chữ mẫu về: Độ cao, số nét, nét nối. - GV chỉ dẫn cách viết trên bìa chữ mẫu. - GV viết mẫu, vừa viết vừa nhắc lại cách viết. b. Hướng dẫn HS viết trên bảng con: - HS tập viết chữ P 2 lượt. GV nhận xét, uốn nắn cho HS. 3. Hướng dẫn HS viết câu ứng dụng: a. Giới thiệu câu ứng dụng: Phong cảnh hấp dẫn - 1HS đọc câu ứng dụng: Phong cảnh hấp dẫn - HS nêu cách hiểu: Phong cảnh đẹp, làm cho mọi người muốn đến thăm. b. HS quan sát mẫu chữ ứng dụng trên bảng, nêu nhận xét: - Độ cao của các chữ cái. - Khoảng cách giữa các chữ ghi tiếng. - GV viết mẫu chữ Phong trên dòng kẻ. c. Hướng dẫn HS viết chữ Phong vào bảng con. - HS tập viết chữ Phong 2 lượt. GV nhận xét, uốn nắn cho HS. 4. Hướng dẫn HS viết vào vở tập viết: - GV nêu yêu cầu viết: Viết theo mẫu quy định. - GV theo dõi, giúp đỡ. 5. Chấm, chữa bài: - GV thu bài chấm, nêu nhận xét để cả lớp rút kinh nghiệm. 6. Củng cố - dặn dò: - GV nhận xét chung về tiết học, khen ngợi những HS viết đẹp. - Dặn HS về nhà luyện viết thêm. IV/ Bổ sung ************************************* CHIỀU Ôn Toán Tiết 58: THỪA SỐ, TÍCH Tgdk: 35 phút I/ Mục tiêu: Giúp hs củng cố các kiến thức đã học về: - Biết tính thừa số, tích. - Biết viết tổng các số hạng bằng nhau dưới dạng tích và ngược lại. - Biết cách tính kết quả phép nhân dựa vào phép cộng. II/ Các hoạt động dạy học: Hoạt động 1: Ôn lại kiến thức đã học - 2, 3 học sinh nêu lại cách thực hiện phép cộng. - Gv hướng dẫn lại học sinh cách đặt tính. Hoạt động 2: Hoàn thành các bài tập buổi sáng - GV yêu cầu HS nêu các bài tập chưa hoàn thành buổi sáng. - HS tự làm bài. - Gọi 2, 3 HS sửa bài trên bảng. Hoạt động 3: Thực hành làm bài tập VBT. - Học sinh đọc đề bài. - Gv hướng dẫn, học sinh tự làm vào VBT. - Gv quan sát và giúp đỡ học sinh yếu. - Hs đổi chéo vở kiểm tra. - Hs trình bày bài làm. Gv nhận xét, sửa sai. Hoạt động 4: Củng cố, dặn dò: - Nhắc Hs về học bài và chuẩn bị bài sau. ************************************* Ôn Chính tả Tiết 19: THƯ TRUNG THU Tgdk: 35 phút I/Mục tiêu: Giúp HS: - Sửa các lỗi sai trong bài chính tả. - Trình bày đúng hình thức bài thơ 5 chữ. - Hoàn thành các bài tập phân biệt dấu hỏi/dấu ngã. II/Các hoạt động dạy học: Hoạt động 1: Sửa lỗi sai - GV gọi Hs nêu các lỗi sai trong bài viết. - HS viết lại các lỗi sai đó vào vở. Hoạt động 2: Trình bày bài viết đúng mẫu - Gv gọi Hs nêu lại quy trình viết bài. - Hs viết lại bài chính tả hoàn chỉnh vào vở. - Gv quan sát, giúp đỡ Hs yếu về cách chép, trình bày bài và các lỗi sai. - Hs đổi chéo vở soát lỗi. - Gv nhận xét và tuyên dương những em hoàn thành tốt và tiến bộ. Hoạt động 3: Hoàn thành bài tập buổi sáng - GV cho HS làm các bài tập buổi sáng chưa hoàn thành. - HS tự làm. Gv quan sát sửa sai và giúp đỡ học sinh yếu. Hoạt động 4: Củng cố, dặn dò - Nhận xét tiết học - Chuẩn bị bài sau. ************************************* Ôn Tập viết Tiết 19: CHỮ HOA: P Tgdk: 35 phút I/ Mục tiêu: Giúp HS: - Hoàn thành bài viết buổi sáng. - Củng cố cách viết chữ hoa: P theo cỡ vừa và nhỏ. - Viết đúng cụm từ ứng dụng: Phong cảnh hấp dẫn. II/ Chuẩn bị: - GV: Mẫu chữ viết hoa. - HS: Vở TV, bảng con. III/ Các hoạt động dạy học: Hoạt động 1: Hoàn thành bài viết buổi sáng - GV cho HS viết xong bài tập viết. - HS luyện tập viết chữ nâng cao trong vở tập viết. Hoạt động 2: Củng cố cách viết chữ hoa: P theo cỡ vừa và nhỏ - GV giới thiệu lại khung chữ, cấu tạo nét trên bìa chữ mẫu về: Độ cao, số nét, nét nối và chỉ dẫn cách viết trên bìa chữ mẫu. - GV viết mẫu, vừa viết vừa nhắc lại cách viết. - Học sinh quan sát và tập viết bảng con. - Học sinh luyện viết thêm vào vở. - Gv theo dõi giúp đỡ học sinh yếu. Hoạt động 3: Luyện viết cụm từ ứng dụng - Học sinh đọc câu ứng dụng. - Gv hướng dẫn và viết mẫu câu ứng dụng trên bảng. - Học sinh quan sát và viết vào vở. - Gv quan sát và uốn nắn cho học sinh. Hoạt động 4: Củng cố, dặn dò - Nhận xét tiết học. - Chuẩn bị bài sau. ************************************* Thứ năm, ngày 11 tháng 1 năm 2018 SÁNG Toán Tiết 94: BẢNG NHÂN 2 Sgk: 95; Tgdk: 35 phút I. Mục tiêu: - Lập bảng nhân 2. - Học thuộc bảng nhân. - Thực hành nhân 2, giải bài toán và đếm thêm 2 II. Đồ dùng dạy học: - Các tấm bìa, mỗi tấm bìa có 2 chấm tròn. III. Các hoạt động dạy học: A. Kiểm tra bài cũ: - GV ghi bảng: 2 x 3 = 5 x 6 = - 1HS nêu tên gọi các thành phần và kết quả của phép tính. B. Bài mới: 1. Giới thiệu bài: Bảng nhân 2 2. Hướng dẫn HS lập bảng nhân 2 (lấy 2 nhân với một số). - GV giới thiệu các tấm bìa, mỗi tấm có 2 chấm tròn. - GV gắn lên bảng 1 tấm bìa, nêu: Mỗi tấm bìa đều có 2 chấm tròn, ta lấy 1 tấm bìa, tức là 2 (chấm tròn) được lấy một lần ta viết: 2 x 1 = 2. * Đọc là: Hai nhân một bằng hai. - GV gắn 2 tấm bìa (mỗi tấm có 2 chấm tròn) lên bảng , gọi và hỏi HS trả lời để nêu được: 2 được lấy 2 lần. - GV: Mỗi tấm bìa có 2 chấm tròn, ta lấy 2 tấm bìa, tức là 2 chấm tròn được lấy 2 lần. + HS lập phép nhân: 2 x 2 = 4 (2 + 2 = 2 x 2 = 4) * Tương tự, giáo viên hướng dẫn HS lập tiếp: 2 x 3 = 6... 2 x 10 = 20 - GV giới thiệu bảng nhân 2 và yêu cầu học sinh học thuộc bảng nhân. - HS học thuộc bảng nhân . Nhiều HS xung phong đọc. 3. Thực hành: Bài 1: Tính nhẩm: - 1HS đọc yêu cầu. - HS làm bài vào VBT. HS nối tiếp nhau đọc từng kết quả của phép nhân. - GV và HS nhận xét, ghi bảng kết quả đúng. Bài 2: Giải bài toán - 2HS đọc bài toán, lớp đọc thầm. - GV hướng dẫn HS tìm hiểu bài toán, kết hợp tóm tắt. - HS làm bài vào vở, 1 em lên bảng chữa bài. - Cả lớp cùng GV nhận xét, chốt lời giải đúng: 6 con gà có số chân là: 2 x 6 = 12 (chân) Bài 3: Đếm thêm 2: - HS đọc yêu cầu bài - HS làm bài vào vở. Nêu kết quả. Cả5 lớp cùng GV nhận xét, chốt kết quả đúng: 2 4 6 8 10 12 14 16 18 20 + Em có nhận xét gì về đặc điểm của dãy số này? - HS đọc dãy số đã điền từ 2 đến 20 (đếm thêm 2) - HS đọc dãy số từ 20 đến 2 (đếm bớt 2) 4. Củng cố, dặn dò: - HS đọc bảng nhâ - Dặn học thuộc lòng bảng nhân 2. BTVN: 1,2, - GV nhận xét giờ học. IV/ Bổ sung ************************************* Kể chuyện Tiết 19: CHUYỆN BỐN MÙA Tgdk: 35 phút I. Mục tiêu: - Dựa theo tranh và gợi ý dưới mỗi tranh, kể lại được đoạn 1( BT 1); Biết kể nối tiếp từng đoạn của câu chuyện (BT2). II. Đồ dùng dạy học: - 4 tranh minh hoạ đoạn 1 câu chuyện. III. Các hoạt động dạy học: A. Kiểm tra bài cũ: - 4HS lên bảng nối tiếp nhau nêu tên các câu chuyện đã họ ở học kì 1 - GV nhận xét, ghi điểm. B. Bài mới: 1. Giới thiệu bài: GV nêu mục đích , yêu cầu của tiết học. 2. Hướng dẫn kể chuyện: a. Kể đoạn 1 câu chuyện theo tranh: - GV nêu yêu cầu bài. - HS quan sát 4 tranh trong SGK. - HS đọc lời bắt đầu đoạn dưới mỗi tranh, nhận ra từng nàng tiên Xuân, Hạ, Thu, Đông qua y phục và cảnh làm nền trong từng tranh. - 2 HS kể lại đoạn 1 câu chuyện trước lớp - HS nối tiếp nhau kể đoạn 1 của câu chuyện trong nhóm. - GV chỉ định hoặc các nhóm cử đại diện thi kể chuyện trước lớp. - Cả lớp và GV nhận xét về nội dung, cách diễn đạt, cách thể hiện, giọng kể. b. Kể toàn bộ câu chuyện: - Từng HS lần lượt kể đoạn 2 trong nhóm. Sau đó 2HS kể toàn bộ câu chuyện. - Cả lớp và GV nhận xét, đánh giá. c. Dựng lại câu chuyện theo các vai: - 1 HS nhắc lại thế nào là dựng lại câu chuyện theo vai (mỗi nhận vật tự nói lời của mình) - GV cùng 2 HS thực hành dựng lại nội dung 4 dòng đầu. - Từng nhóm HS phân vai, thi kể chuyện trước lớp. - Cả lớp và GV nhận xét, bình chọn nhóm, cá nhân kể chuyện hay. 3. Củng cố, dặn dò: - GV cho HS nêu ý nghĩa câu chuyện. - GV nhận xét giờ học. Dặn HS về nhà kể chuyện cho người thân nghe. IV/ Bổ sung ************************************* CHIỀU Ôn Toán Tiết 59+60: BẢNG NHÂN 2 Tgdk: 70 phút I/ Mục tiêu: Giúp hs củng cố các kiến thức đã học về: - Lập bảng nhân 2. - Học thuộc bảng nhân. - Thực hành nhân 2, giải bài toán và đếm thêm 2 II/ Các hoạt động dạy học: Hoạt động 1: Ôn lại kiến thức đã học - 4, 5 học sinh nêu đọc bảng nhân 2 - Lớp nhận xét. Hoạt động 2: Hoàn thành các bài tập buổi sáng - GV yêu cầu HS nêu các bài tập chưa hoàn thành buổi sáng. - HS tự làm bài. - Gọi 2, 3 HS sửa bài trên bảng. Hoạt động 3: Thực hành làm bài tập VBT. - Học sinh đọc đề bài. - Gv hướng dẫn, học sinh tự làm vào VBT. - Gv quan sát và giúp đỡ học sinh yếu. - Hs đổi chéo vở kiểm tra. - Hs trình bày bài làm. Gv nhận xét, sửa sai. Hoạt động 4: Làm thêm một số bài tập tương tự - GV ghi bài tập trên bảng. - HS tự làm vào vở. - Gọi HS sửa bài. - GV cùng lớp nhận xét, sửa sai. Hoạt động 5: Củng cố, dặn dò: - Nhắc Hs về học bài và chuẩn bị bài sau. ************************************* Ôn Kể chuyện Tiết 19: CHUYỆN BỐN MÙA Tgdk: 35 phút I/Mục tiêu: Giúp HS: - Kể lại được câu chuyện theo gợi ý. - Nêu được ý nghĩa của câu chuyện. II/Các hoạt động dạy học: Hoạt động 1: Kể từng phần câu chuyện theo gợi ý - GV nêu các gợi ý có sẵn. - HS tập kể lại từng đoạn câu chuyện theo gợi ý. - HS kể trước lớp ( cá nhân) - Lớp bình chọn cá nhân kể hay nhất. - GV hướng dẫn Hs ý nghĩa câu chuyện. - HS nêu trước lớp. - GV cùng lớp nhận xét, bổ sung. Hoạt động 2: Kể toàn bộ câu chuyện - HS tập kể theo nhóm. - Các nhóm thi kể trước lớp. - GV cùng lớp nhận xét, bình chọn, tuyên dương cá nhân, nhóm kể hay nhất. Hoạt động 4: Củng cố, dặn dò - Nhận xét tiết học - Chuẩn bị bài sau. ************************************* Thứ sáu, ngày 12 tháng 1 năm 2018 Tập làm văn Tiết 19: ĐÁP LỜI CHÀO, LỜI TỰ GIỚI THIỆU Tgdk: 40 phút I. Mục tiêu - Biết nghe và đáp lại lời chào, lời tự giới thệu phù hợp giao tiếp với tình huống đơn giản (BT1, BT2). - Điền đúng lời đáp vào ô trống trong đoạn đối thoại (BT3). * Giáo dục kỹ năng sống cho học sinh : - Giao tiếp ứng xử văn hoá. - Lăng nghe tích cực. II. Đồ dùng dạy học: - Tranh minh hoạ hai tình huống trong SGK - Bảng phụ viết nội dung bài tập3 - Vở bài tập III. Các hoạt động dạy học: A. Kiểm tra bài cũ: GV kiểm tra sự chuẩn bị của HS B. Bài mới: 1. Giới thiệu bài: - GV nêu mục đích yêu cầu tiết học. 2. Hướng dẫn làm bài tập: Bài tập 1 (miệng) - 1 HS đọc yêu cầu, lớp đọc thầm. - HS quan sát từng tranh, đọc lời của chị phụ trách trong 2 bức tranh. - 1 HS đọc lời chào của chị phụ trách (tranh 1) lời tự giới thiệu của chị (tranh 2) - GV cho từng nhóm HS thực hành đối đáp trớc lớp theo 2 bức tranh. - GV: Cần nói lời đối đáp với thái độ lịch sự, lễ độ, vui vẻ. - HS thực hành theo nhóm 2 . Các nhóm trình bày. - Cả lớp, GV nhận xét, bình chọn nhóm biết đáp lời chào, lời tự giới thiệu đúng nhất. Bài tập 2 (miệng) - 1 HS đọc yêu cầu, lớp đọc thầm. - GV nhắc HS suy nghĩ về tình huống bài tập nêu ra. - HS thực hành theo cặp, tự giới thiệu, đáp lời tự giới thiệu theo 2 tình huống. - GV khuyến khích HS có những lời đáp đa dạng.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docxGiao an theo Tuan Lop 2 T19_12316225.docx
Tài liệu liên quan