Giáo án các môn học lớp 3 (buổi chiều) - Trường Tiểu học Nhân Đạo - Tuần 24

I. Mục tiêu

- Rèn luyện kĩ năng hiện phép tính.

- Củng cố kĩ năng giải toán có hai phép tính.

II. Hoạt động dạy học

 1 Giới thiệu bài

 2 Nội dung luyện tập.

 HS làm các bài trong SBT Toán ( trang 33)

 Bài 1: Đặt tính rồi tính.

 - Học sinh nêu yêu cầu của bài.

 - Gọi học sinh lên bảng làm mẫu ý a, dưới lớp làm bài vào vở.

 523

 

doc10 trang | Chia sẻ: trang80 | Lượt xem: 698 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án các môn học lớp 3 (buổi chiều) - Trường Tiểu học Nhân Đạo - Tuần 24, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần 24 Thứ ba ngày 28 tháng 2 năm 2012 Tiết 1: Toán Luyện tập I. Mục tiêu: - Rèn luyện kĩ năng thực hiện phép chia số có 4 chữ số cho số có 1 chữ số. - Vận dụng phép nhân để làm tính và giải toán có lời văn. II. Đồ dùng dạy học: vở bài tập toán III. Hoạt động dạy học 1. Giới thiệu bài. 2. Luyện tập. Hướng dẫn HS làm các bài trong sách bài tập ( trang 32) Bài 1: Đặt tính rồi tính - Học sinh nêu yêu cầu của bài. - Hướng dẫn học sinh phân tích yêu cầu của bài? ( bài có mấy yêu cầu, là yêu cầu gì?) - Gọi học sinh lên bảng làm bài, dưới lớp làm bài cá nhân. - Học sinh nhận xét kết quả và cách trình bày của bạn. - GV chốt kết quả đúng. Học sinh chữa bài vào vở theo kết quả đúng. Học sinh nhắc lại cách đặt tính và cách tính. 1204 4 2524 5 2409 6 4224 7 Bài 2: Tìm x - Học sinh nêu yêu cầu của bài. - GV ghi ý a lên bảng, yêu cầu học sinh nêu thành phần của biểu thức. - Gọi học sinh khá lên làm mẫu, cả lớp làm vào bảng con. - Học sinh nhận xét, nêu cách làm. GV chốt ý đúng. Gọi học sinh nhắc lại cách tìm thừa số chưa biết. - Các ý còn lại học sinh tự làm bài vào vở, nêu kết quả. GV nhận xét và chữa bài. - Củng cố: Muốn tìm thừa số chưa biết ta làm như thế nào? Bài 3: Giải toán - Gọi học sinh đọc đề bài toán. - Yêu cầu học sinh tự làm bài. - GV nhận xét và chữa bài - Hỏi: bài toán được giải bằng mấy phép tính? Là phép tính gì? Bài 4: Yêu cầu học sinh đọc đề bài. - GV hướng dẫn học sinh làm bài. - GV nhận xét và chữa bài + Hỏi: bài toán được giải bằng mấy phép tính? Là phép tính g + Bài toán thuộc dạng toán gì các em đã được học? ( Thuộc dạng toán liên quan đến tìm một phần mấy của một số ) 3. Củng cố, dặn dò: Nhận xét giờ học và hướng dẫn học sinh chuẩn bị bài sau. Tiết 2: Thể dục ôn nhảy dây I. Mục tiêu - Ôn nhảy dây cá nhân kiểu chụm hai chân. - Học trò chơi Ném bóng trúng đích. II. Địa điểm, phương tiện - Địa điểm: Sân trường - Phương tiện: Còi, dụng cụ, kẻ sân III. Hoạt động dạy học 1. Phần mở đầu - Nhận lớp, phổ biến nội dung, yêu cầu của tiết học. - Học sinh chạy chậm thành một hàng dọc quanh sân tập theo nhịp hô của giáo viên. - Tập bài thể dục phát chiển chung một lần. - Cho học sinh khởi động bằng trò chơi đứng ngồi theo lệnh. 2. Phần cơ bản a. Ôn nhảy dây cá nhân kiểu chụm hai chân: + Cho học sinh đứng tại chỗ tập so dây, trao dây, quay dây và tập tập chụm chân bật nhảy nhẹ nhàng. + Học sinh luyện tập theo đơn vị tổ. GV thường xuyên hướng dẫn học sinh nếu các em tập sai. + Sau khi học sinh tập được khoảng 5 đến 7 phút, GV yêu cầu học sinh biểu diễn theo đơn vị tổ. + Mỗi tổ tập xong, Gv nhận xét đánh giá và tuyên dương những tập thể ( hoặc cá nhân ) tập tốt. - Hướng dẫn thêm để học sinh tự luyện tập ở nhà. b. Học trò chơi: Ném bóng trúng đích. - T: Nêu tên trò chơi và hướng dẫn cách chơi: + Gv giải thích và làm mẫu động tác. + GV hướng dẫn thêm những trường hợp phạm quy. + Chia tổ, cho học sinh luyện tập theo đơn vị tổ. + Trong khi học sinh luyện tập, GV quan sát và hướng dẫn thêm cho những học sinh còn lúng túng. - Học sinh biểu diễn trước lớp. - GV nhận xét, tuyên dương nhóm tập tốt. 3. Phần kết thúc - Đứng tại chỗ vỗ tay và hát - GV cùng học sinh hệ thống lại nội dung bài học: + Bài học hôm nay gồm có mấy nội dung? + Hãy nhắc lại cách chơi trò chơi Lò cò tiếp sức. - Nhận xét giờ học: + Ưu điểm. + Nhược điểm. - Giao bài tập về nhà: Luyện tập động tác nhảy dây cá nhân. - Hướng dận học sinh chuẩn bị bài sau. Tiết 3: Luyện đọc đối đáp với vua I. Mục tiêu - Rèn kĩ năng đọc đúng, đọc hay, đọc diễn cảm cho HS. - Ngắt nghỉ hơi đúng sau các dấu câu và giữa các cụm từ. - Biết đọc phân biệt lời người dẫn chuyện với lời của các nhân vật. - Hiểu nội dung của câu chuyện: Ca ngợi Cao Bá Quát là người từ nhỏ đã thể hiện tư chất thông minh, giỏi đối đáp. II Hoạt động dạy học 1. Giới thiệu bài 2. Luyện đọc Giáo viên đọc diễn cảm toàn bài. - Hướng dẫn học sinh luyện đọc. - Đọc từng đoạn trước lớp (GV kết hợp giải nghĩa một số từ trong từng đoạn ) - HS nối tiếp nhau đọc từng đoạn của bài. - GV nhắc nhở các em nghỉ hơi đúng sau các dấu câu, cụm từ, phân biệt lời của các nhân vật. - Đọc đoạn trong nhóm: + Cả lớp đọc đồng thanh đoạn 1, học sinh nối tiếp nhau đọc đoạn 2, 3, 4 của bài Trong khi HS đọc GV kết hợp hỏi các câu hỏi để HS trả lời: - Vua Minh Mạng ngắm cảnh ở đâu? ( Vua Minh Mạng ngắm cảnh ở Hồ Tây.) - Cậu Bé Cao Bá Quát có mong muốn gì? ( Cao Bá Quát mong muốn nhìn rõ mặt vua. Nhưng xa giá đi đến đâu, quân lính cũng thét đuổi mọi người, không cho ai đến gần.) - Cậu đã làm gì để thực hiện mong muốn đó? ( Cậu nghĩ ra cách gây chuyện làm ầm ĩ, náo động: cởi quần áo nhảy xuống hồ tắm, làm cho quân lính hốt hoảng xúm vào bắt chói. Cậu không chịu, la hét, vùng vẫy khiến vua phải truyền lệnh dẫn cậu tới.) + Vì sao vua bắt Cao Bá Quát đối? ( Vì cậu bé tự xưng là học trò nên vua muốn thử tài cậu để cậu có cơ hội chuộc tội.) - GV: Đối đáp thơ văn là cách mà người xưa thường dùng để thử học trò, để biết sức học, tài năng, khuyến khích người học giỏi, quở phạt người lười biếng, dốt nát. + Vua ra vế đối như thế nào? ( Nước trong leo lẻo cá đớp cá.) + Cao Bá Quát đối lại như thế nào? ( Trời nắng chang chang người trói người.) - GV chọn đọc mẫu đoạn 3. Hướng dẫn học sinh đọc đúng lời nhân vật - Hai tốp học sinh đọc phân vai đoạn 3. - Cả lớp và giáo viên nhận xét, bình chọn bạn đọc hay nhất 3. Củng cố, dặn dò - Nhận xét giờ học. - Hướng dẫn học sinh chuẩn bị bài sau. Thứ tư ngày 29 tháng 3 năm 2012 Tiết 1: Toán Luyện tập chung I. Mục tiêu - Rèn luyện kĩ năng hiện phép tính. - Củng cố kĩ năng giải toán có hai phép tính. II. Hoạt động dạy học 1 Giới thiệu bài 2 Nội dung luyện tập. HS làm các bài trong SBT Toán ( trang 33) Bài 1: Đặt tính rồi tính. - Học sinh nêu yêu cầu của bài. - Gọi học sinh lên bảng làm mẫu ý a, dưới lớp làm bài vào vở. 1569 3 523 x 3 - Hỏi: em có nhận xét gì về mỗi quan hệ giữa hai phép tính này? ( Lấy tích chia cho thừa số này sẽ được thương là thừa số kia). - Học sinh tự làm các ý còn lại, nêu kết quả. GV chốt kết quả đúng. - Học sinh chữa bài vào vở theo kết quả đúng. Bài 2: Đặt tính rồi tính. - GV gọi HS đọc yêu cầu của bài, phân tích yêu cầu( bài có mấy yêu cầu) - Gọi một học sinh lên bảng làm mẫu phép tính thứ nhất của bài, sau đó nêu lại cách thực hiện. 1253 2 05 626 13 1 - Học sinh nhắc lại các thao tác của mỗi lượt chia: ( nhẩm - nhân - trừ) - Các phép tính còn lại học sinh làm bài cá nhân, nêu kết quả. - GV nhận xét, chốt kết quả đúng. HS chữa bài vào vở theo kết quả đúng. Bài 3: - Hướng dẫn học sinh phân tích yêu cầu của bài: + Bài toán cho biết gì? + Bài toán hỏi gì? + Bài toán sẽ giải bằng mấy phép tính? Là những phép tính nào? - Gọi học sinh lên bảng làm bài, dưới lớp làm bài vào vở. - Học sinh nhận xét. GV nhận xét và chốt kết quả đúng. - Học sinh nêu lại bài giải. Bài 4: Học sinh đọc yêu cầu bài + Bài toán cho biết gì? + Bài toán hỏi gì? - Gọi học sinh lên bảng làm bài, dưới lớp làm bài vào vở. - Học sinh nhận xét. GV nhận xét và chốt kết quả đúng. 3. Củng cố, dặn dò: - Nhận xét giờ học. - Hướng dẫn học sinh chuẩn bị bài sau. Tiết 2: Tự nhiên & Xã hội ôn bài: hoa I. Mục tiêu Sau bài học, học sinh biết: - Quan sát, so sánh để tìm ra sự khác nhau về màu sắc, mùi hương của một số loài hoa. - Kể một số bộ phận thường có của một bông hoa - Phân loại các bông hoa sưu tầm được. - Nêu chức năng và ích lợi của hoa. II. Hoạt động dạy học 1. Giới thiệu bài 2. Nội dung HS thực hành làm các bài tập trong SBT Bài 1: Làm việc theo nhóm. - Quan sát và nói về màu sắc của những bông hoa có trong hình trang 91, 92 và những bông hoa được mang đến lớp. Trong những bông hoa đó, bông hoa nào có hương thơm, bông hoa nào không có hương thơm? - Hãy chỉ đâu là cuống hoa, cánh hoa và nhị hoa của bông hoa đang quan sát. * Từng cá nhân làm bài vào sách bài tập - Đại diện của mỗi nhóm lên báo cáo kết quả làm việc trước lớp ( mỗi nhóm chỉ trả lời một câu hỏi) - GV: + Các loài hoa thường khác nhau về hình dạng, màu sắc và mùi thơm. + Mỗi bông hoa thường có cuống hoa, đài hoa, cánh hoa và nhị hoa. Bài 2: Làm việc theo nhóm. - Giáo viên chia nhóm và yêu cầu nhóm trưởng điều khiển các bạn sắp xếp các bông hoa sưu tầm được theo từng nhóm tuỳ theo tiêu chí phân loại do nhóm đặt ra. * Sau đó ghi tên các loại hoa vào bảng phân loại trong SBT - Sau khi làm song các nhóm báo cáo kết quả của nhóm mình và tự đánh giá có sự so sánh với sản phẩm của nhóm bạn. - GV nêu câu hỏi để cả lớp thảo luận về ích lợi của hoa: + Hoa có chức năng gì? + Hoa thường được dùng để làm gì? nêu ví dụ + Quan sát hình trang 91, những hoa nào được dùng để trang trí, những hoa nào được dùng để ăn? * Kết luận: - Hoa là cơ quan sinh sản của cây. - Hoa thường được dùng để trang trí, làm nước hoa và làm nhiều việc khác. 3. Củng cố, dặn dò: Nhận xét giờ học và hướng dẫn học sinh chuẩn bị bài sau Tiết 3: Luyện từ &câu ôn: Từ ngữ về nghệ thuật- Dấu phẩy I. Mục tiêu - Củng cố, rèn kĩ năng làm bài về mở rộng vốn từ về nghệ thuật: ( người hoạt động nghệ thuật, các hoạt động nghệ thuật, các môn nghệ thuật). - Ôn luyện về dấu phẩy. II. Hoạt động dạy học 1. Giới thiệu bài 2. Hướng dẫn học sinh làm bài tập trong sách bài tập Tiếng Việt. Bài 1: - Học sinh đọc yêu cầu của bài. - Từng học sinh làm việc cá nhân. Sau đó trao đổi theo nhóm. - HS làm bài vào sách bài tập. a. Chỉ những người hoạt động nghệ thuật Diễn viên, ca sĩ, nhà văn, nhà thơ, nhà soạn kịch, nhà ảo thuật, đạo diễn, nhạc sĩ, b. Chỉ các hoạt động nghệ thuật đóng phim, ca hát, múa, vẽ, biểu diễn, ứng tác, làm thơ, làm văn viết kịch, quay phim, c. Chỉ các mộ nghệ thuật điện ảnh, kịch nói, chèo, tuồng, cải lương, âm nhạc, hội hoạ, múa rối, kiến trúc, thơ, văn. Bài 2: - Một học sinh đọc yêu cầu của bài. - Gọi học sinh đọc đoạn văn mà bài yêu cầu điền dấu phẩy. - Học sinh suy nghĩ và dựa vào những kiến thức mà mình đã được học để điền vào đoạn văn cho phù hợp. - Học sinh làm việc cá nhân. - Một số học sinh báo cáo kết quả làm việc của mình trước lớp. - GV nhận xét và chốt lời giải đúng. - Gọi một vài học sinh đọc lại đoan văn đã điền đúng dấu phẩy. - Học sinh nhận xét về tác dụng của dấu phẩy trong đoạn văn ở từng vị trí cụ thể. - Gv củng cố kiến thức cần ghi nhớ. - Cả lớp làm bài vào vở theo lời giải đúng. 3. Củng cố, dặn dò - Nhận xét giờ học. - Hướng dẫn học sinh chuẩn bị bài sau. Thứ sáu ngày 2 tháng 3 năm 2012 Tiết 1: Toán Luyện tập I. Mục tiêu Giúp học sinh: - Củng cố về đọc, viết và nhận biết về giá trị của số La Mã từ I đến XII để xem được đồng hồ và các số XX ( hai mươi), XXI ( hai mươi mốt) khi đọc sách. II. Hoạt động dạy học 1. Giới thiệu bài. 2. Luyện tập. Hướng dẫn HS làm bài trong sách bài tập toán. Bài 1: - Học sinh nêu yêu cầu của bài. - GV cho học sinh quan sát mặt đồng hồ hình a sau đó yêu cầu học sinh đọc thời giai của mặt đồng hồ ở thời điểm đó. + Học sinh thực hiện yêu cầu của bài. + GV yêu cầu học sinh nêu lại cách đọc số La Mã. - Các trường hợp còn lại: b; c học sinh tự làm vào vở. - GV chốt kết quả đúng. Bài 2: - Học sinh nêu yêu cầu của bài. - GV chép các số La Mã lên bảng. Sau đó yêu cầu học sinh làm việc cá nhân. - Gọi học sinh đứng tại chỗ đọc các chữ số La Mã viết trên bảng - GV củng cố lại cách đọc các chữ số La Mã mà các em đã được học. Bài 3: - Cho học sinh đọc yêu cầu của bài. - Khi chữa bài Gv nhắc học sinh khi viết chữ số La Mã, mỗi chữ số viết không được viết lặp lại quá 3 lần. Bài 4: - Học sinh nêu yêu cầu của bài. - Cho học sinh làm bài cá nhân . GV chữa bài Bài 5 - Học sinh nêu yêu cầu của bài. - Học sinh làm việc theo nhóm bàn. - Các nhóm báo cáo kết quả trước lớp. - GV nhận xét và củng cố kiến thức cần ghi nhớ. c. Củng cố, dặn dò - Nhận xét giờ học. - Hướng dẫn học sinh chuẩn bị bài sau. Tiết 2: Chính tả Tiếng đàn I. Mục tiêu - Nghe viết đúng chính tả, trình bày đúng một đoạn trong bài Tiếng đàn - Tìm và viết đúng các từ gồm hai tiếng, trong đó tiếng nào cũng bắt đầu bằng s/x. II. Hoạt động dạy học 1. Giới thiệu bài: GV nêu mục đích, yêu cầu giờ học. 2. Hướng dẫn học sinh nghe viết. - GV đọc 1 lần cho học sinh nghe đoạn 1 - Một em đọclại, cả lớp theo dõi trong SGK + Thuỷ làm những gì để chuẩn bị vào phòng thi? ( nhận đàn, lên dây đàn và kéo thử vài nốt nhạc). + Trong đoạn văn có những chữ nào viết hoa? - HS đọc thầm những từ mình dễ mắc lỗi khi viết để ghi nhớ. 3. Học sinh viết bài - GV đọc cho học sinh viết bài. - GVđọc cho học sinh soát lỗi chính tả 4. Chấm và chữa bài Thu 5-6 bài chấm, chữa nhận xét 5. Hướng dẫn học sinh làm bài tập chính tả Bài 2 b. - Đọc yêu cầu của bài - Đọc thầm nội dung, làm bài cá nhân trong vở bài tập Tiếng Việt - GV gọi H lên bảng tìm nhanh những từ gồm có hai tiếng bắt đầu bằng thanh hỏi hoặc thanh ngã ( theo yêu cầu của bài). - Cả lớp và GV nhận xét về chính tả, phát âm, chốt lời giải đúng. - Cả lớp sửa vào vở theo lời giải đúng. - Gọi một số học sinh đọc các từ mà các em vừa tìm đúng trên bảng. * Củng cố, dặn dò - Nhận xét giờ học. - Hướng dẫn học sinh chuẩn bị bài sau. Tiết 3: Sinh hoạt tập thể Sinh hoạt sao nhi đồng I. Mục tiêu. - Giúp HS trao đổi với nhau những kiến thức, kĩ năng cần thiết trong học tập và trong cuộc sống sinh hoạt hàng ngày. - Giáo dục HS thích tham gia hoạt động tập thể, thích bày tỏ các ý kiến của mình với bạn bè. - HS tự tìm cho mình những bạn có cùng sở thích, tạo thành nhóm vui chơi. II. Các hoạt động cụ thể. 1. Giới thiệu bài: GV nêu mục, đích yêu cầu tiết học. 2. Lên lớp. a. Sinh hoạt theo chủ đề: HS trao đổi với nhau các vấn đề về môi trường. - HS kể các môi trường cần cho sự sống. - Nêu tác dụng và tác hại của môi trường khi bị ô nhiễm. ? Em phải làm gì để bảo vệ môi trường? - HS phát biểu ý kiến của mình. -Thời gian còn lại cho HS tự tìm nhóm thảo luận và đóng vai nói về môi trường. -Trình bày trước lớp. - GV cùng cả lớp nhận xét. b. Sinh hoạt lớp. 1. Nhận xét các mặt hoạt động trong tuần. Về đồ dùng học tập... ; Vệ sinh.... ; Chuyên cần, nề nếp học tập.... ; Học bài và làm bài ở nhà và trong lớp.... 2. Xếp loại thi đua của từng tổ: Tổ 1: ..... Tổ 2: ..... Tổ 3 ...... Tổ 4: ...... 3. Triển khai công việc tuần 25: - Duy trì nề nếp của trường, lớp. - Phát động phong trào thi đua học tập. BGH kí duyệt: ...................................................................... ..................................................................... ..................................................................... ...................................................................... Hoạt động tập thể hoạt động làm sạch đẹp trường lớp I. Mục tiêu - Học sinh hiểu được những công việc làm sạch đẹp trường lớp. - Giáo dục ý thức giữ gìn trường lớp sạch đẹp II. Lên lớp a. Sinh hoạt theo chủ đề. Hoạt động 1: Kể những việc làm sạch đẹp trường lớp Học sinh làm việc nhóm đôi Đại diên các nhóm báo cáo kết quả Các nhóm nhận xét bổ sung Giáo viên kết luận: Các công việc làm sạch đẹp trường lớp là:vệ sinh xung quanh lớp học hàng ngày, Không ăn quà vặt vứt giấy rác bừa bãi, không bẻ cành cây, vẽ lên tường,...Ngoài ra còn phải thường xuyên chăm sóc cây xanh. Hoạt động 2: .Làm việc cả lớp. - Hàng ngày em đã làm gí để làm sạch đẹp trường lớp? - Những việc gì chưa làm được? Vì sao? - Khi làm được những việc đó em cảm thấy thế nào? - Thái độ của thầy cô và bạn bè lúc đó ra sao? Giáo viên: Phải có ý thức làm sạch đẹp trường lớp, đồng tình với những việc làm đúng, phê phán những việc làm mất vệ sinh trường lớp. Nhắc nhở những ai chưa có ý thức giữ gìn vệ sinh chung.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docTUAN24-buoi2.doc