Giáo án các môn học lớp 3 (buổi chiều) - Trường Tiểu học Nhân Đạo - Tuần 27

A. Mục tiêu

- HS biết vận dụng kĩ năng gấp, cắt dán để làm lọ hoa gắn tường.

- Làm lọ hoa gắn tường đúng quy trình kĩ thuật.

- Hứng thú với giờ học.

B. Các hoạt động dạy học

 1. GV giới thiệu mẫu lọ hoa gắn tường làm bằng giấy và đặt câu hỏi định hướng để HS quan sát rút ra nhận xét về hình dạng, màu sắc, các bộ phận của lọ hoa mẫu.

- GV cho HS mở dần lọ hoa để thấy : Tờ giấy hình chữ nhật; lọ hoa được làm bằng cách gấp các nếp gấp cách đều giống như gấp quạt ở lớp 1; Một phần của tờ giấy được gấp lên để làm đế và đáy lọ hoa trước khi gấp các nếp cách đều.

 2. HS nêu lại cách làm lọ hoa gắn tường.

* Bước 1 : Gấp phần giấy làm đế lọ hoa và gấp các nếp cách đều.

- Đặt tờ giấy 24ô - 16ô mặt màu ở trên. Gấp một cạnh của chiều dài lên 3 ôtheo đường dấu gấp để làm đế lọ hoa.

- Xoay dọc tờ giấy, mặt kẻ lên trên. Gấp các nếp gấp cách đều nhau 1ô.

- * Bước 2 : Tách phần đế ra khỏi các nếp gấp làm thân lọ hoa.

- Tay trái cầm vào khoảng giữa các nếp gấp. Ngón cái và ngón trỏ tay phải cầm vào các nếp gấp kéo tác ra khỏi các nếp gấp .

 

doc12 trang | Chia sẻ: trang80 | Lượt xem: 607 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án các môn học lớp 3 (buổi chiều) - Trường Tiểu học Nhân Đạo - Tuần 27, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần 27 Thứ ba ngày 20 tháng 3 năm 2012 (HS thi giữa học kì II) Thứ tư ngày 21 tháng 3 năm 2012 (Chấm thi) Thứ sáu ngày 23 tháng 3 năm 2012 Tiết 1: Toán ôn tập các Số đến 100 000 I. Mục tiêu - Củng cố cách đọc, viết các số có năm chữ số. - Tiếp tục nhận biết thứ tự các số có năm chữ số. - Nhận biết được số liền sau số 99999 là 100000. II. Đồ dùng dạy học Sách bài tập toán. III. Các hoạt động dạy học 1. Giới thiệu bài: GV nêu mục đích yêu, cầu của tiết học. 2. Luyện tập. GV hướng dẫn học sinh làm các bài tập trong sách BT Toán (tr 56) Bài 1 HS đọc yêu cầu của bài. HS tìm quy luật của dãy số - Điền vào chỗ chấm - Đọc nhiều lần a. 10000 , 20000, 30000,40000, 50000, 60000, 70000, 80000, 90000, 100000 b.10000 , 11000, 12000, 13000, 14000, 15000, 16000, 17000, 18000..... Các dãy khác làm tương tự Bài 2: Viết các số vào vạch của tia số - Học sinh quan sát tia số và mẫu trong SGK để tìm ra quy luật của tia số - GV hướng dẫn mẫu. - Các phần còn lại HS thực hành theo nhóm. Hỏi: Để điền được đúng số cần điền vào tia số ta phải làm gì ? - HS làm rồi chữa Bài 3: Số? - GV hướng dẫn để học sinh nắm được yêu cầu của bài. - Gọi HS lên điền vào bảng. Nhận xét, chữa bài. Bài 4: HS đọc đề bài, nêu bài hỏi gì, cho biết gì? Hướng dẫn giải Số chỗ chưa có người ngồi là: 8000 - 5000 = 3000 ( người) Đáp số: 3000 người 3. Củng cố, dặn dò - Nhận xét giờ học - Hướng dẫn học sinh chuẩn bị bài sau Tiết 2: Tiếng việt Ôn tập làm văn I. Mục tiêu - Ôn tập về cách trình bày báo cáo - báo cáo đủ thông tin, rõ ràng, rành mạch, tự tin. - Nắm được việc tiếp thu bài của HS để có kế hoạch bồi dưỡng cụ thể. II. Hoạt động dạy học 1. Giới thiệu bài: GV nêu mục đích yêu cầu giờ học. 2. Nội dung Đóng vai chi đội trưởng báo cáo với thầy (cô) giáo tổng phụ trách kết quả thi đua [Xây dựng đội vững mạnh] + Một học sinh đọc yêu cầu của bài, cả lớp theo dõi trong SGK. +HS đọc lại báo cáo đã học ở tuần 20. +GV hỏi: Yêu cầu của báo cáo này có điều gì khác với báo cáo đã học ở tuần 20? - Những điểm khác: + Người báo cáo là chi đội trưởng + Người nhận báo cáo là thày tổng phụ trách. + Nội dung thi đua: ( Xây dựng Đội vững mạnh ) + Nội dung báo cáo: về học tập, lao động, thêm nội dung về công tác khác. - Nhắc học sinh chú ý thay lời kính gửi bằng kính thưa. - Các tổ làm việc theo các bước sau: + Thống nhất kết quả hoạt động của chi đội trong tháng qua + Lần lượt từng thành viên đóng vai chi đội trưởng báo cáo trước các bạn kết quả hoạt động của chi đội. Cả tổ góp ý cho từng bạn. + Đại diện của tổ trình bày báo cáo trước lớp. - Cả lớp và GV nhận xét, bổ sung - Bình chọn bạn đóng vai chi đội trưởng đạt nhất. 3.Củng cố, dặn dò - Nhận xét giờ học - Hướng dẫn học sinh chuẩn bị bài sau Tiết 3: Hoạt động tập thể Giáo dục môi trường I. Mục tiêu - Giáo dục cho HS biết bảo vệ môi trường và giữ cho môi trường sạch đẹp. - HS hiểu môi trường có tác dụng rất lớn đến đời sống và sức khoẻ của con người. II. Chuẩn bị. Tranh, ảnh về môi trường. III. Lên lớp 1. Giới thiệu bài: GV nêu mục đích, yêu cầu của tiết học 2. Bài học a. Sinh hoạt theo chủ đề. - HS kể các môi trường cần cho sự sống. - Nêu tác dụng và tác hại của môi trường khi bị ô nhiễm. - Em phải làm gì để bảo vệ môi trường? - HS phát biểu ý kiến của mình. - Thời gian còn lại cho HS thảo luận và đóng vai nói về môi trường. -Trình bày trước lớp. - GV cùng cả lớp nhận xét và nhắc nhở HS thực hiện bảo vệ môi trường ở nơi mình sống. b. Sinh hoạt lớp. I. Nhận xét các mặt hoạt động của tuần 27 - Về đồ dùng học tập. - Vệ sinh lớp học. - Chuyên cần. - Học bài và làm bài. II. Xếp loại thi đua của từng tổ: Tổ 1: Tổ 2: Tổ 3 Tổ 4: III. Triển khai công việc tuần 28: - Phát động phong trào thi đua học tập. - Nề nếp học tập, truy bài đầu giờ. - Tiếp tục ôn tập để chuẩn bị thi HSG. BGH ký duyệt: ................................................................................. ................................................................................. ................................................................................. ................................................................................. ................................................................................. Thứ hai ngày 21 tháng 3 năm 2011 Toán ôn tập: Các số có năm chữ số I. Mục tiêu - Nắm được các hàng chục nghìn, hàng nghìn, hàng trăm, hàng chục, hàng đơn vị - Biết đọc và viết các số có năm chữ số trường hợp đơn giản. II. Đồ dùng dạy học: Sách bài tập toán III. Hoạt động dạy học 1. Giới thiệu bài: GV nêu mục đích yêu, cầu của tiết học. 2. Luyện tập. GV hướng dẫn học sinh làm các bài tập trong sách BT Toán (tr 51) Bài 1: Học sinh tự điền số vào ô trống, cả lớp nhận xét và đọc số. Viết số: 44 231. Đọc số: Bốn mươi tư nghìn hai trăm ba mươi mốt. Viết số: 23 234. Đọc số: Hai mươi ba nghìn hai trăm ba mươi tư. Bài 2: Cho HS nhận xét có mấy chục nghìn, mấy nghìn, mấy trăm, mấy chục, mấy đơn vị? - HS làm bài trong sách bài tập. - GV chữa chung. Bài 3: Điền số vào dãy số. HS tìm quy luật sau đó điền: 6000, 7000, 8000, 9000, ... - HS tự làm rồi chữa. Bài 4: Viết theo mẫu. Chữa bài. GV lưu ý cho HS: Giá trị của mỗi chữ số tuỳ thuộc vào vị trí nó đứng. 4. Củng cố, dặn dò. Thủ công THựC HàNH làm lọ hoa gắn tường A. Mục tiêu HS biết vận dụng kĩ năng gấp, cắt dán để làm lọ hoa gắn tường. Làm lọ hoa gắn tường đúng quy trình kĩ thuật. Hứng thú với giờ học. B. Các hoạt động dạy học 1. GV giới thiệu mẫu lọ hoa gắn tường làm bằng giấy và đặt câu hỏi định hướng để HS quan sát rút ra nhận xét về hình dạng, màu sắc, các bộ phận của lọ hoa mẫu. GV cho HS mở dần lọ hoa để thấy : Tờ giấy hình chữ nhật; lọ hoa được làm bằng cách gấp các nếp gấp cách đều giống như gấp quạt ở lớp 1; Một phần của tờ giấy được gấp lên để làm đế và đáy lọ hoa trước khi gấp các nếp cách đều. 2. HS nêu lại cách làm lọ hoa gắn tường. * Bước 1 : Gấp phần giấy làm đế lọ hoa và gấp các nếp cách đều. Đặt tờ giấy 24ô - 16ô mặt màu ở trên. Gấp một cạnh của chiều dài lên 3 ôtheo đường dấu gấp để làm đế lọ hoa. Xoay dọc tờ giấy, mặt kẻ lên trên. Gấp các nếp gấp cách đều nhau 1ô. * Bước 2 : Tách phần đế ra khỏi các nếp gấp làm thân lọ hoa. Tay trái cầm vào khoảng giữa các nếp gấp. Ngón cái và ngón trỏ tay phải cầm vào các nếp gấp kéo tác ra khỏi các nếp gấp . Cầm chụm các nếp gấp vừa tách được kéo ra cho đến khi các nếp gấp này và các nếp gấp phía dưới thân lọ tạo thành hình chữ V. GV hướng dẫn HS và làm mẫu cho HS quan sát và làm theo. GV lưu ý HS miết mạnh lại các nếp gấp. * Bước 3 : Làm thành lọ hoa gắn tường Dùng bút chì kẻ đường giữa hình và đường chuẩn vào tờ bìa. Bôi hồ đều vào một nếp gấp ngoài cùng của thân và đế lọ hoa và dán vào tờ bìa. Bôi hồ vào nếp gấp ngoài cùng còn lại và dán cho cân đối với phần đã dán. 3. HS thực hành làm thử theo nhóm. GV theo dõi, nhắc nhở. C. Nhận xét, dặn dò Nhận xét sự chuẩn bị, tinh thần thái độ học tập và kĩ năng quan sát và nhận xét của HS. Giờ sau mang giấy thủ công, bút chì, thước kẻ, kéo, hồ dán để học tiết 2. Tiếng Việt Ôn tập: (Chính tả) rước đèn ông sao I. Mục tiêu - Rèn kĩ năng viết chữ cho HS. - Nghe viết đúng chính tả, trình bày đúng một đoạn trong bài Rước đèn ông sao. - Làm đúng các bài tập phân biệt r/d/gi. II. Hoạt động dạy học 1. Giới thiệu bài: GV nêu mục đích yêu, cầu của tiết học 2. Hướng dẫn học sinh nghe viết GV đọc 1 lần cho học sinh nghe bài viết chính tả (Đoạn 1) HS: một em đọc đoạn văn. + Đoạn văn miêu tả gì? ( mâm cỗ đón tết Trung Thu của Tâm) HS đọc thầm và tìm xem đoạn văn có mấy câu, những chữ được viết hoa trong bài . Đọc thầm những từ mình dễ mắc lỗi khi viết để ghi nhớ. 3. Học sinh viết bài GV đọc cho học sinh viết bài. GV đọc cho học sinh soát lỗi chính tả. 4. Chấm và chữa bài: Chấm ngay 5 – 7 em. 5. Hướng dẫn học sinh làm bài tập chính tả. Bài 2 ( chọn ý b ) HS đọc yêu cầu của bài HS đọc thầm nội dung, làm bài cá nhân trong vở bài tập Tiếng Việt GV gọi HS lên bảng làm bài,lớp nhận xét, GV nhận xét và chốt ý đúng. HS chép bài vào vở Bài 3: HS đọc yêu cầu của bài. - Cả lớp và GV nhận xét về chính tả, phát âm, chốt lời giải đúng - Cả lớp sửa vào vở theo lời giải đúng - Gọi một số học sinh đọc các từ mà các em vừa điền đúng trên bảng 6. Củng cố, dặn dò - Nhận xét giờ học. - Hướng dẫn học sinh chuẩn bị bài sau. Thứ tư ngày 23 tháng 3 năm 2011 Toán ôn tập I. Mục tiêu - Nhận biết các số có năm chữ số( trường hợp hàng nghìn, trăm, chục, đơn vị là chữ số không) - Biết cách đọc, viết các số có năm chữ số trong các trường hợp trên. - Tiếp tục nhận biết các thứ tự các số có năm chữ số. II. Hoạt động dạy học 1. Giới thiệu bài: GV nêu mục đích yêu, cầu của tiết học. 2. Luyện tập. GV hướng dẫn học sinh làm các bài tập trong sách BT Toán (tr 54) Bài 1: - GV cho học sinh phân tích mẫu ở dòng đầu tiên sau đó tự đọc số ở dòng thứ 2 và viết ra theo lời đọc. - GV cho học sinh đọc dòng chữ ghi ở cột đọc số, sau đó học sinh phân tích. - Học sinh tự làm các phần còn lại. Bài 2: - Học sinh làm tương tự như bài 1. Cuối cùng cho học sinh đọc nhiều lần từng số. Bài 3:- Học sinh nêu quan sát để phát hiện ra quy luật của dãy số, rồi điền tiếp số vào chỗ trống.. - Trong khi học sinh làm bài, Gv quan sát và giúp đỡ những học sinh còn lúng túng 3. Củng cố, dặn dò GV cùng học sinh hệ thống lại nội dung bài học Tiếng Việt Chính tả (Nghe - viết) đi hội chùa hương I. Mục tiêu. Nghe - viết chính xác, trình bày đúng, đẹp 4 khổ thơ đầu của bài. Làm đúng các bài tập điền âm, vần và đặt câu phân biệt những tiếng có âm vần dễ lẫn tr/ ch hoặc ưt/ ưc. II. Các hoạt động dạy học chủ yếu 1. Giới thiệu bài: GV nêu mục đích, yêu cầu của tiết học. 2. Hướng dẫn viết chính tả a) Chuẩn bị GV đọc 1 lần đoạn thơ 2HS đọc lại. Cả lớp theo dõi SGK. Hướng dẫn HS nhận xét chính tả: + Những từ nào trong bài được viết hoa? (chữ cái đầu dòng, tên bài) HS đọc thầm đoạn thơ, tự viết nháp những từ mắc lỗi khi viết bài. b) GV đọc cho HS viết. c) Chấm bài, chữa bài. GV chấm 6 HS và nhận xét chung. 3. Hướng dẫn HS làm bài tập chính tả Bài tập : HS đọc bài tập 2. HS làm bài cá nhân. 2 nhóm HS lên bảng thi tiếp sức, đại diện đọc kết quả. Cả lớp nhận xét (về chính tả, phát âm, số từ điền đúng) GVchốt lời giải đúng, sau đó HS đọc lại. Cả lớp ghi nhớ chính tả. Lời giải: trông, chớp, trắng, trên. 4. Củng cố, dặn dò Nhận xét giờ học và hướng dẫn học sinh chuẩn bị bài sau Tiếng Việt Ôn luyện từ và câu I. Mục tiêu - Ôn tập về bộ phận phụ trả lời câu hỏi Khi nào?, dấu chấm, dấu phẩy cho HS. - Rèn kĩ năng làm bài và cách trình bày bài cho HS. II. Hoạt động dạy học 1. Giới thiệu bài: GV nêu mục đích yêu, cầu của tiết học. 2. Nội dung ôn tập: ( Hướng dẫn học sinh làm các bài tập.) Bài 1: Điền vào chỗ chấm bộ phận câu trả lời cho câu hỏi “Khi nào ? ” trong các câu sau. a, .., tôi ghé vào cửa hàng mua sách thì thấy Lan gánh nước qua. Nhìn thấy tôi, bạn đi như chạy. Tôi bám theo Lan đến một ngôi nhà tồi tàn. .. tôi mới hiểu rằng nhà bạn nghèo lắm. .., tôi đem chuyện kể cho các bạn trong lớp nghe, ai cũng xúc động. , chúng tôi luôn gắn bó với Lan. b, + ., cả nhà em quây quần quanh mâm cơm. + ., sương phủ trắng cành cây bãi cỏ. Bài 2: Những từ cùng nghĩa với từ "Tổ quốc" là: A. Non sông, gấm vóc, quê hương, đất nước. B. Non sông, quê hương, đất nước, giang sơn. C. Non sông, quê hương, núi non, giang sơn. Bài 3: Hãy đặt dấu phẩy vào vị trí thích hợp trong mỗi câu dưới đây . Dưới tầm cánh chú bây giờ là luỹ tre xanh rì rào trong gió là bờ ao với những khóm khoai nước rung rinh...Còn trên tầng cao cánh chú là đàn cò đang bay là trời xanh trong và cao vút. Bài 4: Cho đoạn văn sau hãy thêm dấu chấm, dấu phẩy cho phù hợp. Mỗi cây có đời sống riêng một tiếng nói riêng cây lan cây huệ cây hồng nói chuyện bằng hương bằng hoa cây mơ cây cải nói chuyện bằng lá cây bầu cây bí nói bằng quả cây khoai cây dong nói bằng củ bằng dễphải yêu vườn như Loan mới hiểu được lời nói của các loài cây. 3. Củng cố, dặn dò - Nhận xét giờ học. - Hướng dẫn học sinh chuẩn bị bài Ôn luyện từ và câu I. Mục tiêu - Ôn tập về biện pháp nhân hoá, so sánh, dấu phẩy cho HS. - Rèn kĩ năng làm bài và cách trình bày bài cho HS. II. Hoạt động dạy học 1. Giới thiệu bài GV nêu mục đích yêu, cầu của tiết học. 2. Hướng dẫn học sinh làm bài tập. Bài 1: Viết lại những câu văn dưới đây cho sinh động, gợi cảm bằng cách sử dụng các hình ảnh so sánh. a. Mặt trời mới mọc đỏ ối. b. Con sông quê em quanh co, uốn khúc. c. Mặt biển phẳng lặng rộng mênh mông. Bài 2: Với mỗi trường hợp dưới đây, hãy viết một câu trong đó có sử dụng biện pháp nhân hoá. a. Tả một con vật. b. Tả một đồ vật. c. Tả một cây. Bài 3: Em hãy đặt dấu phẩy vào vị trí thích hợp trong mỗi câu dưới đây . Dưới tầm cánh chú bây giờ là luỹ tre xanh rì rào trong gió là bờ ao với những khóm khoai nước rung rinh...Còn trên tầng cao cánh chú là đàn cò đang bay là trời xanh trong và cao vút. Bài 4: Hãy xếp các từ ngữ sau vào hai nhóm: trẩy hội, hội làng, đại hội, hội nghị, dạ hội, vũ hội, hội đàm, hội thảo. 3. Củng cố, dặn dò - Nhận xét giờ học, biểu dương những học sinh học tốt - Hướng dẫn học sinh chuẩn bị bài Thứ sáu ngày 23 tháng 3 năm 2012 Tiết 1: Toán ôn tập các Số đến 100 000 I. Mục tiêu - Củng cố cách đọc, viết các số có năm chữ số. - Tiếp tục nhận biết thứ tự các số có năm chữ số. - Nhận biết được số liền sau số 99999 là 100000. II. Đồ dùng dạy học Sách bài tập toán. III. Các hoạt động dạy học 1. Giới thiệu bài: GV nêu mục đích yêu, cầu của tiết học. 2. Luyện tập. GV hướng dẫn học sinh làm các bài tập trong sách BT Toán (tr 56) Bài 1 HS đọc yêu cầu của bài. HS tìm quy luật của dãy số - Điền vào chỗ chấm - Đọc nhiều lần a. 10000 , 20000, 30000,40000, 50000, 60000, 70000, 80000, 90000, 100000 b.10000 , 11000, 12000, 13000, 14000, 15000, 16000, 17000, 18000..... Các dãy khác làm tương tự Bài 2: Viết các số vào vạch của tia số - Học sinh quan sát tia số và mẫu trong SGK để tìm ra quy luật của tia số - GV hướng dẫn mẫu. - Các phần còn lại HS thực hành theo nhóm. Hỏi: Để điền được đúng số cần điền vào tia số ta phải làm gì ? - HS làm rồi chữa Bài 3: Số? - GV hướng dẫn để học sinh nắm được yêu cầu của bài. - Gọi HS lên điền vào bảng. Nhận xét, chữa bài. Bài 4: HS đọc đề bài, nêu bài hỏi gì, cho biết gì? Hướng dẫn giải Số chỗ chưa có người ngồi là: 8000 - 5000 = 3000 ( người) Đáp số: 3000 người 3. Củng cố, dặn dò - Nhận xét giờ học - Hướng dẫn học sinh chuẩn bị bài sau Tiết 2: Tiếng việt Ôn tập làm văn I. Mục tiêu - Ôn tập về cách trình bày báo cáo - báo cáo đủ thông tin, rõ ràng, rành mạch, tự tin. - Nắm được việc tiếp thu bài của HS để có kế hoạch bồi dưỡng cụ thể. II. Hoạt động dạy học 1. Giới thiệu bài: GV nêu mục đích yêu cầu giờ học. 2. Nội dung Đóng vai chi đội trưởng báo cáo với thầy (cô) giáo tổng phụ trách kết quả thi đua [Xây dựng đội vững mạnh] + Một học sinh đọc yêu cầu của bài, cả lớp theo dõi trong SGK. +HS đọc lại báo cáo đã học ở tuần 20. +GV hỏi: Yêu cầu của báo cáo này có điều gì khác với báo cáo đã học ở tuần 20? - Những điểm khác: + Người báo cáo là chi đội trưởng + Người nhận báo cáo là thày tổng phụ trách. + Nội dung thi đua: ( Xây dựng Đội vững mạnh ) + Nội dung báo cáo: về học tập, lao động, thêm nội dung về công tác khác. - Nhắc học sinh chú ý thay lời kính gửi bằng kính thưa. - Các tổ làm việc theo các bước sau: + Thống nhất kết quả hoạt động của chi đội trong tháng qua + Lần lượt từng thành viên đóng vai chi đội trưởng báo cáo trước các bạn kết quả hoạt động của chi đội. Cả tổ góp ý cho từng bạn. + Đại diện của tổ trình bày báo cáo trước lớp. - Cả lớp và GV nhận xét, bổ sung - Bình chọn bạn đóng vai chi đội trưởng đạt nhất. 3.Củng cố, dặn dò - Nhận xét giờ học - Hướng dẫn học sinh chuẩn bị bài sau Tiết 3: Hoạt động tập thể Giáo dục môi trường I. Mục tiêu - Giáo dục cho HS biết bảo vệ môi trường và giữ cho môi trường sạch đẹp. - HS hiểu môi trường có tác dụng rất lớn đến đời sống và sức khoẻ của con người. II. Chuẩn bị. Tranh, ảnh về môi trường. III. Lên lớp 1. Giới thiệu bài: GV nêu mục đích, yêu cầu của tiết học 2. Bài học a. Sinh hoạt theo chủ đề. - HS kể các môi trường cần cho sự sống. - Nêu tác dụng và tác hại của môi trường khi bị ô nhiễm. - Em phải làm gì để bảo vệ môi trường? - HS phát biểu ý kiến của mình. - Thời gian còn lại cho HS thảo luận và đóng vai nói về môi trường. -Trình bày trước lớp. - GV cùng cả lớp nhận xét và nhắc nhở HS thực hiện bảo vệ môi trường ở nơi mình sống. b. Sinh hoạt lớp. I. Nhận xét các mặt hoạt động của tuần 27 - Về đồ dùng học tập. - Vệ sinh lớp học. - Chuyên cần. - Học bài và làm bài. II. Xếp loại thi đua của từng tổ: Tổ 1: Tổ 2: Tổ 3 Tổ 4: III. Triển khai công việc tuần 28: - Phát động phong trào thi đua học tập. - Nề nếp học tập, truy bài đầu giờ. - Tiếp tục ôn tập để chuẩn bị thi HSG. BGH ký duyệt: ................................................................................. ................................................................................. ................................................................................. ................................................................................. .................................................................................

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docTUAN 27 (Buoi 2).doc
Tài liệu liên quan