Giáo án các môn khối 5 - Tuần 4

 

Địa lí:

SÔNG NGÒI

I. Mục tiêu:

- Nêu được một số đặc điểm chính và vai trò của sông ngòi Việt Nam:

 + Mạng lưới sông ngòi dày đặc.

 + Sông ngòi có lượng nước thay đổi theo mùa và có nhiều phù sa.

 + Sông ngòi có vai trò quan trọng trong sản xuất và đời sống: bồi đắp phù sa, cung cấp nước, tôm cá, nguồn thủy điện.

 - Xác lập được mối quan hệ địa lí đơn giản giữa khí hậu và sông ngòi: nước sông lên, xuống theo mùa; mùa mưa thường có lũ lớn; mùa khô nước sông hạ thấp.

 - Chỉ được vị trí một số con sông: Hồng, Thái Bình, Tiền, Hậu, Đồng Nai, Mã, Cả trên bản đồ, lược đồ.

 - HS khá giỏi:

 + Giải thích được vì sao sông ở miền Trung ngắn và dốc.

 + Biết những ảnh hưởng do nước sông lên, xuống theo mùa tới đời sống và sản xuất của nhân dân ta.

 *Quan tâm đến GD BVMT và SDNL tiết kiệm, hiệu quả

 

doc11 trang | Chia sẻ: trang80 | Lượt xem: 574 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án các môn khối 5 - Tuần 4, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TUẦN 4 Thứ ba ngày 30 tháng 9 năm 2014 Luyện Toán: LUYỆN TẬP VỀ PHÂN SỐ, HỖN SỐ I. Mục tiêu: - HS nắm vững được các kiến thức liên quan giữa phân số và hỗn số để làm tính và giải toán. II. Đồ dùng dạy học: - Bảng phụ chép hệ thống bài tập II. Các hoạt động dạy và học: Hoạt động của GV Hoạt động của HS 1. Củng cố kiến thức - GV chốt kiến thức ôn tập 2. Hướng dẫn luyện tập Bài tập 1: Tính a) 5 ; b) 4 ; c) Bài tập 2: Tìm x a) x : = b) 1 : x = c) x X = 4 Bài tập 3: Một hình chữ nhật có chiều rộng bằng 1 m, chiều dài gấp đôi chiều rộng. Tính chu vi và diện tích hình chữ nhật đó - GV theo dõi, giúp đỡ HS yếu 3. Củng cố, dặn dò: - GV chấm nhanh một số bài - HS làm việc nhóm đôi, nói cho nhau nghe về cách chuyển các hỗn số thành phân số - 4 HS nhắc lại cách cộng, trừ, nhân, chia phân số - 3HS nối tiếp nêu yêu cầu bài tập - Trao đổi nhóm đôi để cùng nhau tìm cách thực hiện các bài tập - HS làm bài cá nhân theo khả năng của mình vào vở, 3HS làm bài vào bảng phụ - Cả lớp cùng GV chữa bài Khoa học: VỆ SINH TUỔI DẬY THÌ I. Mục tiêu: Sau bài học hs có khả năng: - Nêu được những việc nên làmvà không nên làm để giữ vệ sinh, bảo vệ cơ thể ở tuổi dậy thì. - Thực hiện vệ sinh cá nhân ở tuổi dậy thì. * Quan tâm đến GDKNS II. Đồ dùng dạy học: - Hình trang 18,19 SGK - Ảnh của bản thân hoặc trẻ em từng lứa tuổi III. Hoạt động dạy và học: Hoạt động của GV Hoạt động của HS 1. Kiểm tra bài cũ: - GV nhận xét, ghi điểm 2. Bài mới: HĐ1: Giới thiệu bài. - GV nêu mục tiêu bài học, ghi đề bài, cả lớp theo dõi HĐ2: Tìm hiểu những việc nên làm để giữ vệ sinh ở tuổi dậy thì - GV nêu câu hỏi thảo luận : Nêu những việc làm để giữ vệ sinh cơ thể ở tuổi dậy thì ? - GV nhận xét, kết luận HĐ 2: Làm việc với phiếu học tập - Phát phiếu cho nam riêng, nữ riêng, theo nhóm 4 - GV đi từng nhóm giúp HS giải đáp thắc mắc - GV kết luận HĐ3. Xác định những việc làm và không nên làm ở tuổi dậy thì - GV nêu yêu cầu thảo luận + Chỉ và nêu nội dung từng hình ? + Chúng ta nên làm gì và không nên làm gì để bảo vệ sức khỏe về thể chất và tinh thần ở tuổi dậy thì? HĐ4: Tập làm diễn giả - GV hỏi : Chúng ta rút ra được điều gì qua phần trình bày của bạn? 3. Củng cố dặn dò: - Nhận xét tiết học - Dặn HS chuẩn bị bài sau. - 1 vài HS trả lời câu hỏi: + Biết dược chúng ta đang ở giai đọan nào của cuộc đời có lợi gì? - Học sinh thảo luận nhóm đôi và trả lời câu hỏi - Đại diện các nhóm nối tiếp nhau trình bày + Rửa mặt, gội đầu, tắm rửa, thay quần áo thường xuyên bằng nước sạch + HS nam nhận phiếu “vệ sinh nam” + HS nữ nhận phiếu “vệ sinh nữ” - Đọc thầm đoạn đầu mục “Bạn cần biết” - HS làm việc nhóm 4 - Các nhóm trình bày, các nhóm khác nhận xét, bổ sung - HS thảo luận nhóm 4, trả lời câu hỏi - Các nhóm trình bày kết quả thảo luận, nhóm khác bổ sung - HS chơi đóng vai: 1 em tập làm diễn giả,1 em dẫn chương trình, 1 em đóng “khử mùi”, 1 em “cô trứng cá”, 1 em “nụ cười”, 1 em “dinh dưỡng”, 1 em “vận động viên” HDTH: ÔN CÁC BÀI KHOA HỌC TUẦN 1, 2 I. Mục tiêu: - HS nhận biết rõ dấu hiệu phân biệt giữa nam và nữ. Từ đó có quan niệm đúng đắn về bình đẳng giới. - Hiểu biết về sự sinh sản của người. II. Đồ dùng dạy học: - Tranh ảnh III. Các hoạt động dạy và học: Hoạt động của GV Hoạt động của GV 1. Hướng dẫn thực hành - GV nêu yêu cầu hoạt động : Thảo luận nhóm 4, cùng nói cho nhau nghe về những quan niệm sai lầm về sự phân biệt nam nữ 2. Liên hệ - Nhóm trưởng điều khiển nhóm mình hoạt động, mỗi em phải nêu được ít nhất một việc làm về quan niệm sai trái đó và từ đó các em rút ra bài học cho bản thân về bình đẳng giới. - HS trưng bày các tranh ảnh đã sưu tầm về các hoạt động trong xã hội để bảo vệ quyền bình đẳng giữa nam và nữ - HS nối tiếp nhau trình bày về nội dung bức tranh mình đã sưu tầm được HĐGDNGLL: THỰC HÀNH KĨ NĂNG SỐNG: AI CŨNG YÊU QUÝ EM (T2) Đã soạn ở tuần 3 Thứ tư ngày 01 tháng 9 năm 2014 Luyện Tiếng Việt: LUYỆN TẬP VỀ TỪ ĐỒNG NGHĨA I. Mục tiêu: - Tìm được từ đồng nghĩa với từ đã cho. - Cảm nhận đươợc từ đồng nghĩa hoàn toàn và từ đồng nghĩa không hoàn toàn, từ đó cân nhắc, lựa chọn từ thích hợp với ngữ cảnh cụ thể. II. Các hoạt động dạy học: Hoạt động của GV Hoạt động của HS 1. Củng cố kiến thức - GV nêu câu hỏi: + Thế nào là từ đồng nghĩa? Từ đồng nghĩa hoàn toàn? từ đồng nghĩa không hoàn toàn? cho ví dụ. + Có thể sử dụng từ cùng nghĩa hoàn toàn và từ đồng nghĩa không hoàn toàn như thế nào khi nói và viết? - GV nhận xét 2. Hướng dẫn luyện tập Bài 1: Sắp xếp các từ sau vào các nhóm từ cùng nghĩa với nhau: Đi, vắng vẻ, chạy, vắng teo, xấu, rộng, vắng ngắt, bát ngát, tồi tệ, nhảy, mênh mông, xấu xa, hèn hạ, bao la, thênh thang. Bài 2: Tìm và điền tiếp các từ cùng nghĩa vào nhóm từ sau: + Cho, tặng. + To, lớn. Bài 3: Chọn một trong các nhóm từ vừa sắp xếp được ở bài tập 1, em hãy viết đoạn văn ngắn tả cảnh mà em yêu thích - GV chấm nhanh các bài viết của HS 3. Củng cố, dặn dò - Một số HS nhắc lại kiến thức về từ đồng nghĩa thông qua các câu hỏi mà GV đưa ra - Cả lớp nhận xét, bổ sung - HS nối tiếp nhau nêu yêu cầu bài tập Bài 1, 2 : HS làm việc theo nhóm 4, nhóm trưởng điều khiển các bạn làm việc, 2 nhóm làm bảng phụ để cả lớp cùng chữa bài Bài 3: HS làm bài cá nhân vào vở, sau đó lần lượt các em đọc bài làm của mình Kĩ thuật: THÊU DẤU NHÂN (T2) I. Mục tiêu: - Biết cách thêu dấu nhân - Thêu được các mũi thêu dấu nhân. Các mũi thêu tương đối đều nhau. Thêu được ít nhất năm dấu nhân. Đường thêu có thể bị dúm. - Với HS khéo tay: Thêu được ít nhất tám dấu nhân. Các mũi thêu đều nhau. Đường thêu ít bị dúm. - Biết ứng dụng thêu dấu nhân để thêu trang trí sản phẩm đơn giản. II. Đồ dùng dạy học: - Bảng phụ ghi quy trình thêu dấu nhân - HS và GV có bộ đồ dùng kĩ thuật thêu. - Sản phẩm thêu dấu nhân hoàn chỉnh, đẹp làm mẫu III. Hoạt động dạy và học: Hoạt động của GV Hoạt động của HS 1. Bài cũ: - Cả lớp và GV nhận xét. 2. Bài mới: HĐ1: Hướng dẫn HS thực hành. - GV theo dõi HS thực hiện, giúp đỡ những HS còn lúng túng và sửa sai kịp thời cho các em. HĐ2: Đánh giá sản phẩm - GV nêu tiêu chí đánh giá sản phẩm và cho HS nhận xét, đánh giá về sản phẩm đã trưng bày. - GV nhận xét, đánh giá chung, tuyên dương những mẫu thêu đều, đẹp. 3. Củng cố, dặn dò: - GV nhận xét tiết học. - Dặn dò HS về nhà luyện thêu hoàn chỉnh sản phẩm. - 2 HS nêu quy trình thêu dấu nhân - HS xem sản phẩm thêu hoàn chỉnh và nêu nhận xét. - HS thực hành thêu dấu nhân, có thể chia theo nhóm để các em tiện giúp đỡ nhau. - HS thực hành thêu. - HS trưng bày sản phẩm theo tổ HDTH: LỊCH SỬ : ÔN CÁC BÀI TUẦN 1, 2, 3 I . Mục tiêu: - Biết được lí do vì sao Trương Định được phong làm Bình Tây Đại nguyên soái - Nắm vững được các đề nghị canh tân đất nước của Nguyễn Trường Tộ - Nắm được diễn biến của cuộc phản công ở kinh thành Huế, biết được các cuộc khởi nghĩa diễn ra cùng thời điểm đó - HS biết kính trọng những người anh hùng đã có công xây dựng, bảo vệ đất nược II. Đồ dùng dạy học: - Bảng con III. Hoạt động dạy và học: Hoạt động của GV Hoạt động của HS 1. Hướng dẫn thực hành - GV chuẩn bị hệ thống câu hỏi Câu 1: Thực dân Pháp nổ súng xâm lược nước ta vào ngày, tháng, năm nào? Câu 2: Giữa lúc nghĩa quân Trương Định chiến đấu chống Pháp thắng lợi thì triều đình nhà Nguyễn đã làm gì? A. Đưa thêm quân đến tăng cường cho Trương Định. B. Kêu gọi quân sĩ các nơi hưởng ứng Trương Định C. Trọng thưởng người có công đánh giặc chống Pháp. D. Ra lệnh giải tán nghĩa quân Gia Định do Trương Định chỉ huy và điều ông đi tỉnh khác. Câu 3 : Nhân dân suy tôn Trương Định là gì? Câu 4 : Những đề nghị canh tân đất nước của Nguyễn Trường Tộ là gì? A. Mở rộng quan hệ ngoại giao với nước ngoài. B. Thông thương với thế giới bên ngoài để mở rộng tầm nhìn. C. Cho thực dân Pháp cai trị để hưởng nền văn minh phương Tây. D. Mở các trường dạy cách sử dụng máy móc, đóng tàu, đúc súng. Câu 5: Sau khi triều đình nhà Nguyễn kí hiệp ước công nhận quyền đô hộ của thực dân Pháp trên đất nước ta, trong quan lại triều đình có sự chia rẽ thành các phái, đó là những phái nào? Câu 6 : Hãy điền tên các cuộc khởi nghĩa sao cho phù hợp: Khởi nghĩa .do Phạm Bành, Đinh Công Tráng lãnh đạo ; khởi nghĩa..do Nguyễn Thiện Thuật lãnh đạo ; khởi nghĩa .do Phan Đình Phùng lãnh đạo - GV chốt câu trả lời, tuyên dương câu trả lời cảu HS 3. Củng cố, dặn dò: - Nhận xét tiết học - HS trả lời câu hỏi theo hình thức thi “Rung chuông vàng”. - Khi nghe GV đọc lần lượt từng câu hỏi, HS ghi nhanh câu trả lời vào bảng con, ai làm xong trước thì úp bảng lại. Khi có hiệu lệnh của GV cả lớp cùng dơ bảng. Ai trả lời đúng được quyền tiếp tục trò chơi, ai trả lời sai sẽ bị loại Đáp án : Câu 1: tháng 9/1858 Câu 2: D Câu 3 : Bình Tây Đại nguyên soái Câu 4 : A, B, D Câu 5 : Ba Đình – Bãi Sậy, Hương Khê HĐGDNG: TIỂU PHẨM “DẾ MÈN BÊNH VỰC KẺ YẾU” I. Mục tiêu: - HS hiểu: giúp đỡ, bảo vệ người yếu hơn mình là việc làm cần thiết. - Giáo dục HS ý thức quan tâm, bảo vệ bạn bè. II. Đồ dùng dạy học: - Đạo cụ: Mũ, áo cho các vai Dế mèn, Nhà trò, Nhện chúa III. Các hoạt động dạy học: Hoạt động của GV Hoạt động của HS Bước 1: Chuẩn bị - Trước một tuần, GV phổ biến kịch bản Tiểu phẩm cho Đội kịch của lớp Bước 2: Trình diễn tiểu phẩm Bước 3: Thảo luận lớp sau khi xem tiểu phẩm - GV nêu câu hỏi thảo luận + Vì sao chị Nhà Trò lại run rẩy, sợ hãi? + Nghe chuyện, anh Dế Mèn có thái độ gì? + Vì sao, có lúc Dế Mèn hơi do dự? + Hành động của Dế Mèn như thế nào trước bọn nhện độc hung hãn? + Em có suy nghĩ gì trước việc làm của anh Dế Mèn? Bước 4: Tổng kết, đánh giá - Tổng kết tiết học, giáo dục HS đức tính dũng cảm - Đội nhận kịch bản, phân vai để đóng Tiểu phẩm. - Đội kịch sẽ lên trình diễn tiểu phẩm đã chuẩn bị - HS theo dõi để thảo luận - HS làm việc nhóm 4, thảo luận để trả lời - Các nhóm trả lời, nhóm khác nhận xét - Cả lớp bình chọn diễn viên xuất sắc nhất Thứ năm ngày 2 tháng 10 năm 2014 Đạo đức: CÓ TRÁCH NHIỆM VỀ VIỆC LÀM CỦA MÌNH (T2) I. Mục tiêu: Học sinh biết: - Thế nào là có trách nhiệm về việc làm của mình. - Khi làm việc gì sai biết nhận và sửa chữa. - Bước đầu có kĩ năng ra quyết định và kiên định báo vệ ý kiến đúng của mình. - Không tán thành với những hành vi trốn tránh trách nhiệm đổi lỗi cho người khác, *Quan tâm đến GD KNS II. Đồ dùng dạy học: - SGK đạo đức 5, những mẩu truyện về những người có trách nhiệm trong công việc hoặc dũng cảm nhận lỗi và sửa lỗi. - Chuẩn bị những tình huống của bài tập 3. III. Hoạt động dạy và học: Hoạt động của GV Hoạt động của HS 1. Kiểm tra bài cũ. - GV nhận xét 2. Bài mới. HĐ1: Giới thiệu bài. - GV nêu mục tiêu bài học, ghi đề bài HĐ2: Xử lý tình huống (Bài tập 3 - SGK). Þ Kết luận: Mỗi tình huống đều có nhiều cách giải quyết. Người có trách nhiệm cần phải chọn cách giải quyết nào thể hiện rõ trách nhiệm của mình và phù hợp với hoàn cảnh. HĐ3: Liên hệ bản thân. - GV gợi ý: + Chuyện xảy ra thế nào và lúc đó em đã làm gì ? + Bây giờ nghĩ lại em thấy thế nào ? Þ Kết luận 3. Củng cố, dăn dò. - GV dặn dò HS chuẩn bị bài sau. - Thực hiện theo bài học sgk, có trách nhiệm với hành động của mình thống lại bài. - Nêu một số biểu hiện của người sống có trách nhiệm ? - HS nhận xét, bổ sung. - HS thảo luận nhóm 4, mỗi nhóm xử lý một tình huống trong bài tập 3. - HS thảo luận nhóm. - Đại diện nhóm trình bày kết quả bằng hình thức đóng vai. - Lớp trao đổi bổ sung. - Hãy kể một việc làm của mình chứng tỏ mình đã có trách nhiệm hoặc thiếu trách nhiệm và tự rút ra bài học cho bản thân. - HS kể trao đổi với bạn về câu chuyện của mình. - 3, 5 HS trình bày trước lớp. - HS dựa vào gợi ý và chuẩn bị câu chuyện của mình để kể trước lớp. - HS tự nêu ra bài học. - Sau phần trình bày của mỗi HS các em tự rút ra bài học. - HS nhắc lại phần ghi nhớ. Địa lí: SÔNG NGÒI I. Mục tiêu: - Nêu được một số đặc điểm chính và vai trò của sông ngòi Việt Nam: + Mạng lưới sông ngòi dày đặc. + Sông ngòi có lượng nước thay đổi theo mùa và có nhiều phù sa. + Sông ngòi có vai trò quan trọng trong sản xuất và đời sống: bồi đắp phù sa, cung cấp nước, tôm cá, nguồn thủy điện. - Xác lập được mối quan hệ địa lí đơn giản giữa khí hậu và sông ngòi: nước sông lên, xuống theo mùa; mùa mưa thường có lũ lớn; mùa khô nước sông hạ thấp. - Chỉ được vị trí một số con sông: Hồng, Thái Bình, Tiền, Hậu, Đồng Nai, Mã, Cả trên bản đồ, lược đồ. - HS khá giỏi: + Giải thích được vì sao sông ở miền Trung ngắn và dốc. + Biết những ảnh hưởng do nước sông lên, xuống theo mùa tới đời sống và sản xuất của nhân dân ta. *Quan tâm đến GD BVMT và SDNL tiết kiệm, hiệu quả II. Đồ dùng dạy học: - Bản đồ địa lí Việt Nam - Lược đồ sông ngòi III. Hoạt động dạy và học: Hoạt động của GV Hoạt động của HS 1. Kiểm tra bài cũ: - GV nhận xét, ghi điểm 2. Bài mới: HĐ1: Giới thiệu bài - GV nêu mục tiêu, ghi đề bài, cả lớp theo dõi HĐ2: Tìm hiểu về mạng lưới sông ngòi Việt Nam * Vì sao sông ngòi ở miền Trung ngắn và dốc? - GV kết luận: Mạng lưới sông ngòi của Việt Nam HĐ3: Tìm hiểu đặc điểm sông ngòi nước ta. - GV cùng cả lớp nhận xét bổ sung + Màu nước của sông Hương vào mùa lũ và mùa cạn có khác nhau không? Vì sao? - GV kết luận: Sông ngòi ở nước ta có lượng nước thay đổi theo mùa. Sông có nhiều phù sa HĐ4: Tìm hiểu về vai trò của sông ngòi + Kể về vai trò của sông ngòi? - GV chốt ý - Cho HS xem tranh ảnh về hậu quả lũ lụt, hạn hán 3. Củng cố dặn dò: - Nêu một số con sông lớn ở nước ta - Nhận xét tiết học. - 2 HS trả lời các câu hỏi: + Em hãy nêu sự khác nhau về khí hậu của hai miền Nam và Bắc? + Nêu những ảnh hưởng của khí hậu đối với đời sống và sản xuất của nhân dân ta? - HS quan sát hình 1 đặt câu hỏi: + Kể và chỉ trên hình 1 vị trí một số con sông ở VN? + Ở miền Nam và miền Bắc có những con sông nào? + Nhận xét về sông ngòi ở miềnTrung? - HS quan sát bản đồ và trả lời các câu hỏi. Cả lớp nhận xét, bổ sung - HS thảo luận nhóm 4 - HS đọc bảng số liệu tìm sự khác nhau khí hậu miền Bắc và miền Nam - HS trong nhóm đọc SGK, quan sát hình 2,3 và tranh ảnh hoàn thành bảng - HS thảo luận nhóm đôi, kể về vai trò của sông ngòi với đời sống và sản xuất - Cả lớp theo dõi, bổ sung. HDTH: LUYỆN VIẾT : VIỆT NAM THÂN YÊU I . Mục tiêu: - Nghe - viết đúng chính tả, trình bày đúng bài thơ lục bát: Việt Nam thân yêu. - Luyện viết đúng các tiếng khó : mênh mông, dập dờn, nhuộm bùn, súng gươm, vứt bỏ. - Giáo dục HS có ý thức luyện chữ đẹp II. Đồ dùng dạy học: - Vở luyện viết III. Hoạt động dạy và học: Hoạt động của GV Hoạt động của HS 1. Hướng dẫn HS nghe - viết - Lưu ý các em cách viết thơ lục bát: Câu 6 chữ lùi vào 2 ô li, câu 8 chữ lùi vào 1 ô li - Hướng dẫn viết từ khó viết: nhắc nhở các em viết hoa các từ “Trường Sơn, Việt Nam” + Nội dung chính của bài thơ là gì ? - GV đọc lại một lượt cho HS soát lỗi. - Chấm bài 1 tổ, chữa một số lỗi các em viết sai 3. Củng cố, dặn dò: - Nhận xét tiết học, khen ngợi HS viết tiến bộ - 3HS đọc bài " Việt Nam thân yêu", cả lớp đọc thầm. - HS viết ra giấy nháp những từ dễ sai lỗi chính tả, nối tiếp HS đọc các từ khó. - HS nêu nội dung chính của bài: Nói lên vẻ đẹp của đất nước và con người Việt Nam, những mất mát cũng như hi sinh của nhân dân để bảo vệ đất nước, qua đó thể hiện tình yêu quê hương, đất nước thiết tha của tác giả - HS nghe - viết bài thơ - HS đổi chéo vở cho nhau kiểm tra.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docchiều.doc
Tài liệu liên quan