A. MỤC TIÊU
- Củng cố kiến thức đã học ở buổi sáng
- HS kể được tên các môn học và nêu được một số hoạt động học tập diễn ra trong nhà trường.
- Biết hợp tác giúp đỡ, chia sẻ với các bạn trong lớp, trong trường về các hoạt động đó
B. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC
Các hình trong SGK, câu hỏi thảo luận
C. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC
Hoạt động1: HS thảo luận nhóm
GV Chia lớp thành 4 nhóm để thảo luận
- Kể một số hoạt động diễn ra trong giờ học?
- Trong hoạt động đó GV và HS làm gì ?
- Em thường làm gì trong giờ học?
- Em có thích học theo nhóm không?
13 trang |
Chia sẻ: trang80 | Lượt xem: 946 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án các môn học lớp 3 (buổi chiều) - Tuần 13, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần 13
Thứ hai ngày 30 tháng 11 năm 2009
Toán
ôn So sánh số bé bằng một phần mấy số lớn
I. Mục tiêu:
Củng cố kiến thức về so sánh số bé bằng một phần mấy số lớn.
Rèn luyện kĩ năng giải bài toán có lời văn (2 bước tính)
II. Ôn luyện
1. Giới thiệu bài
2. Bài tập ( hướng dẫn HS làm các bài trong sách bài tập)
Bài 1: HS đọc đề bài: Viết vào ô trống( theo mẫu)
Chia 12 : 3 = 4. Trả lời: 12 gấp 4 lần 3. Viết 4 vào ô tương ứng ở cột 2
Viết . Trả lời 3 bằng của 12. Viết vào ô tương ứng ở cột 2.
8 : 2 = 4 HS trả lời 8 gấp 2 là 4 lần
HS viết số 4 vào ô trống cột 3
HS nêu 2 bằng của 8. HS viết vào ô trống tương ứng cột 3
Bài 2: Thực hiện 2 bước
* Bước 1: Phải tìm số sách ở ngăn dưới gấp mấy lần số sách ở ngăn trên?
* Bước 2: Phải tìm số sách ở ngăn trên bằng 1 phần mấy số sách ở ngăn dưới? . HS trả lời rồi viết
Bài 3: HS thực hiện theo 2 bước
Gợi ý:
Có 48 con vịt trong đó số đó đang bơi. Tìm số con đang bơi
+ HS trả lời và chọn phép tính 48 : 8 = 6(con)
Có 48 con vịt trong đó có 6 con đang bơi. Hỏi trên bờ có bao nhiêu con vịt? 48 - 6 = 42 (con)
Bài giải
Số con vịt đang bơi ở dưới aolà:
48 : 8 = 6(con)
Số con vịt đang ở trên bờ là:
48 - 6 = 42 (con)
Đáp số: 42 con
Bài 4: + Học sinh thực hiện theo 2 bước ( theo mẫu )
+ Có thể thực hiện bằng cách sau : tính 6 : 2 = 3( lần) viết
Số ô vuông màu xanh bằng số ô vuông màu trắng
4. Củng cố, dặn dò:
Nhận xét giờ học và hướng dẫn học sinh chuẩn bị bài sau.
Thể dục
Ôn bài thể dục phát triển chung
A. Mục tiêu
Ôn bài thể dục phát triển chung, yêu cầu thực hiện tương đối chính xác
Chơi trò chơi "Đua ngựa" biết tham gia chơi và chơi chủ động
B. Địa điểm
C. Các hoạt động dạy học
I. Phần mở đầu
GV: phổ biến nội dung yêu cầu giờ học
Chạy chậm thành vòng tròn xung quanh sân
Đứng thành vòng tròn quay mặt vào trong, khởi động các khớp.
* Chạy chậm theo địa hình tự nhiên
II) Phần cơ bản
1. Ôn các động tác đã học trong bài thể dục chung
GV chia tổ tập luyện và quan sát từng tổ, nhắc HS sửa động tác sai
Các em trong tổ thay nhau hô cho các bạn cùng tập
Lần lượt các tổ thực hiện bài thể dục phát triển chung dưới sự điều khiển của GV
Biểu diễn thi bài thể dục phát triển chung giữa các tổ: 1 lần. Tổ nào tập đúng, đều, đẹp được biểu dương, tổ nào kém nhất sẽ phải chạy một vòng xung quanh sân
* Mỗi tổ thực hiện liên hoàn một lần bài thể dục với 2 X 8 nhịp
2.Chơi trò chơi "Đua ngựa"
GV cho HS khởi động kỹ các khớp của chân, đầu gối, cổ chân và hướng dẫn cách cầm ngựa, phi ngựa để tránh chấn đông mạnh. GV hướng dẫn thêm cách chơi và nêu những trường hợp phạm quy, sau đó cho chơi chính thức có phân thắng bại. Khi HS chơi, GV cần giám sát các đội và nhắc nhở các em thực hiện đúng cách chơi, có thể phân công cán sự làm trọng tài để giám sát cuộc chơi
Cho các tổ thi đua với nhau để chơi trò chơi
Chú ý nhắc HS thực hiện theo đúng quy định của trò chơi và đảm bảo an toàn, chơi vui vẻ.
III. Phần kết thúc: ( 5 phút)
Tập một số động tác hồi tĩnh, vỗ tay theo nhịp và hát
GV và HS cùng hệ thống lại bài
Giao bài tập về nhà: Ôn các động tác thể dục của bài thể dục phát triển chung
Luyện đọc
Người con của tây nguyên
I. Mục tiêu
- Rèn kỹ năng đọc đúng, đọc diễn cảm cho HS
- HS biết đọc thể hiện thái độ của nhân vật.
- Đọc nhanh và nắm được nội dung, các từ ngữ: bok, càn quét, lũ làng, sao rua, người Thượng...
II. Hướng dẫn luyện đọc
1. Giới thiệu bài
2. Luyện đọc
- GV đọc mẫu
- HS tiếp nối nhau đọc từng đoạn của bài ( Đoạn 2 chia làm 2 phần)
- GV nhắc nhở các em nghỉ hơi sau dấu câu, cụm từ, thể hiện cách nói của dân tộc.
- Kết hợp giúp HS hiểu nghĩa của các từ được chú giải: càn quét, lũ làng,
+ Con hiểu thế nào là càn quét: đưa quân đến bao vây bắt bớ,...
- Đọc từng đoạn trong nhóm
- Đọc trước lớp.
+ 3 HS tiếp nối đọc 3 đoạn.
+ 1 HS đọc cả bài
3. Hướng dẫn đọc hay, kết hợp tìm hiểu bài
a. Đoạn 1: HS đọc thầm
Anh Núp được tỉnh cử đi đâu?
b. Đoạn 2 :HS đọc to, cả lớp đọc thầm
ở đại hội về, anh Núp kể cho dân nghe những gì?
+ ( Đất nước mình bây giờ rất mạnh, mọi người Kinh, Thượng,.... đều đoàn kết đánh giặc, làm rẫy giỏi )
Chi tiết nào cho thấy đại hội rất khâm phục thành tích của dân làng Kông Hoa?
+ ( Núp được mời kể chuyện làng Kông Hoa. Sau khi nghe kể xong nhiều người chạy lên, đặt Núp trên vai, công kênh đi khắp nhà.
* Đọc phần cuối đoạn 2: Cán bộ nói ..... đúng đấy!
Những chi tiết nào cho thấy dân làng Kông Hoa rất vui, tự hào về thành tích của mình?
+ ( Nghe anh Núp nói lại lời của cán bộ: Pháp đánh 100 năm cũng không thắng nổi đ/ c Núp và dân làng Kông Hoa. Dân làng vui quá đứng hết dậy:
''Đúng đấy! Đúng đấy! ''
c. Đoạn 3: HS đọc to
Đại hội tặng dân làng Kông Hoa những gì?
- Sau khi xem các đồ vật đó, thái độ của mọi người như thế nào?
+ ( Rửa tay thật sạch xem các món quà được coi là vật thiêng liêng, cầm lên coi từng thứ )
4. Luyện đọc lại
GV đọc diễn cảm đoạn 3. HS đọc lại
Hai HS đọc, cả lớp và GV nhận xét. Bình chọn cá nhân đọc hay nhất.
5. Củng cố, dặn dò
HS nói ý nghĩa truyện.
GV động viên, khen ngợi HS đọc bài tốt, khuyến khích HS
về nhà kể lại câu chuyện cho người thân nghe.
Thứ tư ngày 2 tháng 12 năm 2009
Toán
ôn Bảng nhân 9
I.. Mục tiêu
Củng cố kỹ năng học thuộc bảng nhân 9.
Biết vận dụng bảng nhân 9 vào giải toán.
II. Thực hành
Hướng dẫn HS làm các bài trong sách bài tập
Bài 1: HS vận dụng bảng nhân để tính nhẩm
Làm trong sách bài tập sau đó chữa chung
Bài 2: HS đọc đề bài làm rồi chữa bài
HS viết 9 x 3 + 9 = 27 + 9
= 36
Có thể nói cách khác: 9 x 3 + 9 = 9 + 9 + 9 + 9
Nên: 9 x 3 + 9 = 9 x 4 = 36
GV củng cố bài toán: đó là một cách hình thành bảng nhân 9
Bài 3: HS đọc bài toán - Tóm tắt và giải bài toán
Gợi ý:
Muốn tìm số xe của 4 đội, đã biết số xe của đội số 1, phải tìm số xe của 3 đội kia
HS tìm số xe của 3 đội kia: 9 x 3 = 27 (xe)
Tìm số xe của 4 đội: 10 + 27 = 37 (xe)
Bài giải
Số xe của 3 đội kia là:
9 x 3 = 27 (xe)
Số xe của 4 đội là:
10 + 27 = 37 (xe)
Đáp số: 37 (xe)
Bài 4 : Bài tập này vừa củng cố kỹ năng học bảng nhân 9, vừa chuẩn bị cho việc học các bảng nhân ở bài sau
Mẫu: 6 x 1 = 6, viết 6 vào bên phải dưới 1
Nhẩm: 7 x 2 = 14, viết 14 cách 7 (1 ô) cách dưới 2 (1 ô)
Dóng hàng ngang là các số: 6 ... 9
III. Củng cố, dặn dò
Chuẩn bị bài sau
Tự nhiên và xã hội
ôn Một số hoạt động ở trường
a. Mục tiêu
- Củng cố kiến thức đã học ở buổi sáng
- HS kể được tên các môn học và nêu được một số hoạt động học tập diễn ra trong nhà trường.
- Biết hợp tác giúp đỡ, chia sẻ với các bạn trong lớp, trong trường về các hoạt động đó
B. Đồ dùng dạy học
Các hình trong SGK, câu hỏi thảo luận
C. Hoạt động dạy học
Hoạt động1: HS thảo luận nhóm
GV Chia lớp thành 4 nhóm để thảo luận
- Kể một số hoạt động diễn ra trong giờ học?
- Trong hoạt động đó GV và HS làm gì ?
- Em thường làm gì trong giờ học?
- Em có thích học theo nhóm không?
- Em thường làm gì trong giờ học nhóm?
- Em có thích được đánh giá bài của bạn không? Tại sao?
Đại diện nhóm trình bày kết quả thảo luận
GV và HS nhận xét và hoàn thiện phần trả lời
* Kết luận: ở trường các em được khuyến khích tham gia vào nhiều hoạt động khác nhau như: Làm việc cá nhân, phiếu học tập, thảo luận, thực hành,quan sát thiên nhiên, nhận xét bài làm của bạn .... Tất cả các hoạt động đó giúp em học tập có hiệu quả
Hoạt động 2: Làm việc theo tổ học tập
Bước 1:
HS thảo luận theo gợi ý - Từng HS nêu
+ Công việc chính của HS ở trường là làm gì?
+ Kể tên các môn học ở trường?
Từng HS nêu:
+ Kể tên những việc mình đã làm để giúp đỡ các bạn?
Cả tổ nhận xét xem ai học tốt, ai cần cố gắng
Cùng suy nghĩ để giúp đỡ các bạn yếu kém
Bước 2: Đại diện lên báo cáo kết quả
Nhận xét bổ sung
C. Củng cố, dặn dò
- GV hệ thống bài học và dặn dò HS.
Luyện từ và câu
ôn Dấu chấm hỏi, chấm than
A. Mục đích, yêu cầu
Luyện tập sử dụng đúng các dấu chấm hỏi, chấm than.
Hướng dẫn HS làm bài trong sách bài tập.
B. Đồ dùng dạy học: Sách bài tập
C. Các hoạt động dạy học chủ yếu
1. Giới thiệu bài
2. Hướng dẫn làm bài tập
Bài1: HS đọc SGK. GV giúp HS hiểu đề bài:
Các từ trong mỗi cặp từ có nghĩa giống nhau (bố/ba; mẹ/má...)
HS đọc lại các cặp từ cùng nghĩa
HS làm bài tập vào vở bài tập, hai HS lên bảng thi làm bài đúng thật nhanh
+ Từ dùng ở miền Bắc: bố, mẹ, anh cả, quả, dứa, hoa, sắn, ngan.
+ Từ dùng ở miền Nam: ba, má, anh hai, trái, bông, khóm, thơm, mì, vịt xiêm.
GV: từ ngữ tiếng Việt rất phong phú. Cùng một sự vật, đối tượng mà mỗi miền có những cách gọi khác nhau.
Bài 2: HS đọc yêu cầu của đề bài
HS đọc lần lượt từng dòng thơ, trao đổi theo cặp để tìm từ cùng nghĩa với các từ in đậm. Viết kết quả ra giấy nháp.
Nhiều HS nối tiếp nhau đọc kết quả. Cả lớp và GV nhận xét
Bốn HS đọc lại đoạn thơ sau khi đã thay thế
GV: đây là đoạn thơ nhà thơ Tố Hữu viết để ca ngợi người mẹ anh hùng Nguyễn Thị Suốt quê ở Quảng Bình
Lới giải: Gan chi/gan gì, gan rứa/gan thế, mẹ nờ/mẹ à
Chờ chi/chờ gì, tàu bay hắn/tàu bay nó, tui/tôi
Bài 3: HS đọc yêu cầu của đề và đọc đoạn văn
HS nối tiếp đọc các đoạn văn, nói rõ dấu câu cần được điền vào ô trống
3 HS lên bảng dưới lớp làm vào vở
Cả lớp và GV nhận xét, chốt lời giải đúng.
HS chữa bài trong vở bài tập
3. Củng cố, dặn dò
- GV hệ thống bài học và dặn dò HS.
Thứ sáu ngày 4 tháng 12 năm 2009
Chính tả
Cửa tùng
A. Mục đích, yêu cầu
Rèn kỹ năng viết chính tả, trình bày đúng một đoạn trong bài Cửa tùng
Luyện đọc viết đúng một số từ khó như luỹ tre làng, chiến lược, cứu nước, làm đúng các bài tập phân biệt tiếng chứa âm đầu dễ lẫn
B. Các hoạt động dạy học
I. Bài cũ
HS 2 em lên bảng, cả lớp viết vào bảng con các từ khúc khuỷu, khuỷu tay, khẳng khiu
GV nhận xét, chấm điểm khen HS viết nhanh chữ đẹp.
II. Bài mới
1. Giới thiệu bài
2 Hướng dẫn chình tả
a) GV đọc bài chính tả một lượt
? Cảnh hai bên bờ sông Bến Hải có cảnh gì đẹp?
b) Hướng dẫn chính tả
? Ta cần viết hoa những chữ nào? Vì sao?
HS phát hiện từ khó viết, viết ra bảng con
Cho HS viết bảng con những chữ các em dễ viết sai.
b) GV đọc cho HS viết
c) Chấm bài, chữa bài
3. Hướng dẫn HS làm bài tập chính tả
Điền vào chỗ trống vần iu hay uyu:
-bận b... khúc kh.... r.... rít
ngã kh... n.... kéo tiu ngh...
4. Củng cố, dặn dò
GV nhận xét giờ học,
Rút kinh nghiệm cho HS về kĩ năng viết chính tả và làm bài tập.
Toán
Luyện tập
A. Mục tiêu
Giúp HS củng cố kiến thức đã học về gam ( một đơn vị đo khối lượng) và sự liên kết giữa gam và ki lô gam.
Biết cách đọc kg khi cân một vật bằng cân 2 đĩa và cân đồng hồ
Biết cách thực hiện các phép tính +, - x, : với số đo khối lượng và vận dụng vào giải toán.
B. Đồ dùng dạy học: SGK và vở bài tập
C. Hoạt động dạy học chủ yếu
I. Ôn kiến thức lí thuyết.
GV nêu lại các đơn vị đo khối lượng đã học
GV để đo khối lượng các đơn vị nhỏ hơn kg thì ta nên dùng đơn vị nào?
(gam)
Gam là gì? (đơn vị đo khối lượng)
Gam viết tắt là: g
1000g = 1kg
GV cho HS nhắc lại một vài lần để ghi nhớ đơn vị đo này
II. Thực hành
Bài 1: GV cho HS quan sát tranh vẽ cân 2 bắp ngô : Hai bắp ngô này nặng 700g
GV: cho HS tự làm với 2 tranh vẽ: Hộp bút nặng200g và chùm nho là 800g
Bài 2: GV cho HS quan sát hình vẽ cân quả dứa bằng cân đồng hồ
GV lưu ý chiều quay của kim đồng hồ. HS có thể đếm nhẩm: 200, 400, 600, GV cho HS tự làm bài, rồi kiểm tra chéo và chữa bài
Bài 3: GV cho HS tự làm bài, sau đó chữa chung.
125g + 38g = 163g 18g x 5 = 90g
84 g : 4 = 21 g 450g – 150g = 300g
Bài 4: GV cho HS đọc kĩ bài toán rồi phân tích: Số gam cả hộp sữa gồm số gam vỏ hộp và số gam sữa chứa trong hộp.
GV cho HS tự làm bài rồi chữa bài.
Bài 5: HS đọc đề bài và tự làm bài
Bài giải
Cả bốn quyển truyện nặng là:
150 x 4 = 600 ( g)
Đáp số: 600 g
III. Củng cố, dặn dò
- GV hệ thống bài học và dặn dò HS.
Sinh hoạt tập thể
Tham quan thắng cảnh quê hương
I. Mục tiêu.
Hướng dẫn HS thăm quan di tích lịch sử đền Trần để giáo dục các em biết rõ hơn về vị tướng Trần Hưng Đạo.
Giáo dục các em thêm yêu và tự hào về khu di tích lịch sử ở quê hương mình.
Biết giữ gìn khu di tích lịch sử sạch đẹp.
II. Chuẩn bị
Báo cho HS biết từ hôm trước
III. Các hoạt động dạy học
1. GV nêu nội dung, yêu cầu giờ học
2. Hướng dẫn HS đi thăm quan.
- Trước khi đi GV nhắc nhở HS:
+Thực hiện đúng quy định của lớp, của khu di tích lịch sử.
+ Trên đường di cần chấp hành luật lệ giao thông
+ Đến nơi chú ý tìm hiểu về kiến thức lịch sử.
3. Học sinh đi thăm quan.
4. Tổng kết, dặn dò.
GV hệ thống kiến thức cần nhớ cho HS, giải đáp thắc mắc của HS. ( Nếu có thể giải thích được )
5. Sinh hoạt lớp.
I. Nhận xét các mặt tuần 13
1. Đồ dùng học tập:
2. Lao động, vệ sinh:
3. Học bài và làm bài:
Lớp ta trong tuần qua các em đã chuẩn bị bài rất tốt, tiếp thu bài tốt.
II. Xếp loại thi đua của từng tổ:
Tổ 1: Tổ 2:
Tổ 3: Tổ 4:
III. Triển khai công tác tuần 14
- Tiếp tục thu nộp các khoản tiền theo quy định nộp về nhà trường.
BGH ký duyệt:
...............................................................................
...............................................................................
...............................................................................
...............................................................................
...............................................................................
Thủ công
Cắt, dán chữ H, U (tiếp)
A. Mục tiêu
HS biết cách kẻ, cắt, dán chữ H, U
Kẻ, cắt, dán được chữ H, U đúng quy trình kĩ thuật
HS thích cắt, dán chữ.
B. Chuẩn bị
Các mẫu chữ - tranh quy trình
Giấy màu, kéo, hồ dán, thước kẻ...
C. Các hoạt động dạy học
II. Hoạt động 1:
HS nêu lại các bước cắt dán chữ H, U(như hướng dẫn ở buổi sáng)
Bước 1: Kẻ chữ H, U
Lật mặt sau tờ giấy thủ công. Kẻ cắt 2 hình chữ nhật dài 5 ô, rộng 3 ô
Chấm các điểm đánh dấu chữ H, U vào 2 hình chữ nhật, sau đó kẻ chữ H, U. riêng chữ U cần vẽ các đường lượn các góc như hình vẽ.
Cắt theo đường kẻ nửa chữ H, U, bỏ phần gạch chéo sau đó mở ra được chữ H, U như hình 1
Bước 2: Cắt chữ H, U
Gấp đôi hình chữ nhật kẻ chữ H, U theo đường giữa ( mặt trái ra ngoài ) cắt theo đường kẻ nửa chữ H, U, bỏ phần gạch chéo - Mở ra được chữ H, U như mẫu
GV giúp đỡ HS yếu kém để các em hoàn thành sản phẩm
Bước 3: Dán chữ H, U
Kẻ một đường kẻ chuẩn, sắp xếp cho cân đối trên đường chuẩn
Bôi hồ đều mặt và dán vào chỗ quy định
Đặt tờ giấy nháp lên trên, dán và miết cho phẳng, mịn.
Hoạt động 2:
Tổ chức cho HS tập kẻ, dán chữ H, U
GV chia lớp thành 4 nhóm để HS làm
GV bao quát hướng dẫn thêm
Hoạt động 3: Nhận xét, dặn dò
Chuẩn bị bài sau học tiếp.
Mĩ thuật
Thực hành: vẽ Trang trí cái bát
I.Mục tiêu
- Tiếp tục thực hành vẽ trang trí cái bát
- HS biết cách trang trí cái bát
-Trang trí được cái bát theo ý thích.
- Cảm nhận được vẻ đẹp của cái bát khi được trang trí.
II. Chuẩn bị.
- GV: Vài cái bát có hình dáng trang trí khác nhau.
- HS: Vở tập vẽ, bút chì, màu vẽ.
III. Các hoạt động dạy học.
1. Giới thiệu bài
2. Các hoạt động
Hoạt động 1:HS nêu lại các bước trang trí cái bát
+ Vẽ khung hình chung
+ Vẽ phác hình
+ Chọn cách trang trí
+ Vẽ hoạ tiết
+ Vẽ màu
GV hỏi thêm:
? Các loại bát thường được trang trí, sắp xếp hoạ tiết như thế nào?
( sử dụng đường diềm hay đối xứng không đều...)
- Tìm hoạ tiết theo ý thích.
- Vẽ mẫu thân bát, hoạ tiết
Hoạt động 3: Thực hành
HS vẽ vào vở như hướng dẫn
GV theo dõi, hướng dẫn thêm
Hoạt động 4: Nhận xét, đánh giá
HS tự giới thiệu bài vẽ của mình
Cả lớp nhận xét, chọn ra bài vẽ đẹp.
3. Củng cố, dặn dò
Quan sát các con vật quen thuộc để chuẩn bị bài sau.
..............................
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- GIAO AN BUOI 2 TUAN 13 hue.doc