I. Mục tiêu
Giúp học sinh rèn kĩ năng tính chu vi hình chữ nhật và chu vi hình vuông qua việc giải các bài toán có nội dung hình học
II. Hoạt động dạy học
1. Giới thiệu bài: Nêu mục tiêu của bài học
2. Hướng dẫn học sinh làm bài tập trong sách bài tập (tr101)
Bài 1
- Gọi học sinh đọc đề bài
- Yêu cầu học sinh tự làm bài: Một học sinh lên bảng, lớp làm bài vào vở
Lưu ý: ở phần b cần đổi về cùng một đơn vị đo rồi tính. (5m = 50dm)
- Chữa bài và cho điểm học sinh
? Muốn tính chu vi hình chữ nhật ta làm như thế nào
Bài 2:Củng cố về tính chu vi hình vuông
- Gọi học sinh đọc đề bài
11 trang |
Chia sẻ: trang80 | Lượt xem: 818 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án các môn học lớp 3 (buổi chiều) - Tuần 18, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần 18
Thứ hai ngày 4 tháng 1 năm 2010
Toán
luyện tập
I. Mục tiêu
- Nắm được quy tắc tính chu vi hình chữ nhật
- Vận dụng quy tắc để tính được chu vi hình chữ nhật ( biết chiều dài và chiều rộng của nó ) và làm quen với giải toán có nội dung hình học (Liên quan đến tính chu vi hình chữ nhật )
II. Hoạt động dạy học
1. Giới thiệu bài:
2. Luyện tập
a, HS nêu lại cách tính chu vi hình chữ nhật
b, Hướng dẫn HS làm các bài trong sách bài tập toán (tr97)
Bài 1: Giải đúng và khắc sâu kiến thức cần ghi nhớ
a. Chu vi hình chữ nhật là b Chu vi hình chữ nhật là
( 11 + 17 ) x 2 = 56 (cm) ( 15 + 10) x2 = 50(cm)
Đáp số : 56 cm Đáp số : 50 cm ? Muốn tính chu vi hình chữ nhật ta làm như thế nào?
Bài 2:
- Học sinh đọc đề bài
- Tóm tắt:
chiều rộng: 60 m 60m
chiều dài : 140 m
chu vi : ....m ?
- Hướng dẫn học sinh làm bài: 140m
? Bài toán cho biết gì
? Bài toán hỏi gì
- Học sinh lên bảng chữa bài, HS nhận xét, GV chốt lời giải đúng và khắc sâu kiến thức cần ghi nhớ như bài tập 1
Bài 3: - Học sinh đọc đề bài
- Hướng dẫn học sinh làm bài:
? Bài toán cho biết gì
? Bài toán hỏi gì
- Tóm tắt:
Chiều rộng: 15 cm - Học sinh lên bảng chữa bài, HS nhận xét,
Chiều dài : 3 dm GV chốt lời giải đúng.
chu vi : ....cm ?
? Khi chiều dài và chiều rộng không cùng đơn vị đo, để tính chu vi hình chữ nhật ta phải làm gì?
Bài 4 :
- Học sinh nêu yêu cầu của bài
- Nêu hướng thực hiện yêu cầu của bài
* Bước 1 : Tính chu vi hình chữ nhật EGHI và chu vi hình chữ nhật MNPQ theo kích thước như hình vẽ
58 cm 66 cm
42 cm 34 cm
* Bước 2 : So sánh chu vi hai hình với nhau để lựa chọn trường hợp phù hợp để khoanh vào chữ đứng trước câu trả lời đúng.
3. Củng cố, dặn dò:
Học sinh nhắc lại kiến thức cần ghi nhớ
Thể dục
ôn tập
I. Mục tiêu
- Ôn tập hợp hàng ngang, dóng hàng, điểm số
- Ôn đi vượt chướng ngại vật di chuyển hướng phải, trái
- Chơi trò chơi “ Chim về tổ”
II. Địa diểm, phương tiện
- Địa điểm: sân trường
- Phương tiện: còi, dụng cụ, kẻ sân
III. Hoạt động dạy học
A. Phần mở đầu
T: Nhận lớp, phổ biến nội dung yêu cầu của tiết học
H: Cả lớp chạy chậm một vòng quanh sân trường
- Chơi trò chơi
B. Phần cơ bản
Tiếp tục ôn tập các động tác ĐHĐN& kĩ năng vận động cơ bản
* Ôn tập hàng ngang, dóng hàng, điểm số
+ Tập từ 2- 3 lần, GV đứng ở vị trí khác nhau để tập hợp
+ Chia tổ luyện tập theo khu vực đã phân công. Tổ trưởng điều khiển cho các bạn tập
* Ôn di vượt chướng ngại vật thấp
- Đi vượt chướng ngại vật thấp & di chuyển hướng phải, trái theo đội hình 2-3 hàng dọc
- Cả lớp cùng thực hiện dưới sự điều khiển của GV. Sau đó chia tổ để học sinh luyện tập dưới sự điều khiển của tổ trưởng.
* Mỗi tổ biểu diễn tập hợp hàng ngang, dóng hàng, điểm số một lần
* Tổ chức cho học sinh chơi trò chơi “Chim về tổ”
- GV nêu tên trò chơi, học sinh nhắc lại cách chơi.
- Học sinh chơi thử hai lần sau đó chơi chính thức.
C. Phần kết thúc
- Đứng tại chỗ vỗ tay và hát
- GV & HS hệ thống lại nội dung bài học
- Nhận xét giờ học.
- Giao bài về nhà cho học sinh
Tập làm văn
Viết về thành thị, nông thôn
I. Mục tiêu
- Rèn kĩ năng viết: Dựa vào bài tập làm văn đã làm miệng học sinh viết được một lá thư cho người thân kể những điều mình biết về thành thị ( hoặc nông thôn )
- Thư trình bày đúng thể thức, đủ ý.
II. Đồ dùng dạy học:
Mẫu trình bày một lá thư.
II. Hoạt động dạy học
a. Giới thiệu bài
GV nêu mục đích, yêu cầu của tiết học.
b. Hướng dẫn học sinh làm bài tập
- Học sinh đọc yêu cầu của bài.
- Mở sách giáo khoa trang 83 ( đọc trình tự mẫu của một lá thư )
- Hỏi: em cần viết thư cho ai?
- GV hướng dẫn: mục đích chính của việc viết thư là để kể cho bạn những điều em biết về thành thị ( hoặc nông thôn ) nhưng em vẫn phải viết theo đúng trình tự một bức thư bà cần hỏi thăm sức khoẻ của bạn.
- Giáo viên gọi một học sinh giỏi nói mẫu đoạn đầu lá thư của mình.
GV: Các em có thể viết lá thư khoảng 10 câu hoặc dài hơn
HS: Làm bài vào vở của mình.
VD: Nhân Đạo, ngày ... tháng ... năm...
.... thân mến!
Lâu rồi chúng mình chưa gặp nhau, mình nhớ bạn lắm. Dạo này bạn có khoẻ không? Học tập ra sao, chắc giỏi lắm nhỉ! Bây giờ mình kể cho bạn nghe về cảnh nông thôn quê mình nhé. Quê mình là vùng đồng bằng thẳng cánh cò bay. Cây cối quanh năm xanh tốt. Đường làng luôn rợp mát bóng cây. Đứng ở đường làng mà nhìn ra cánh đồng vào ngày mùa thì thích lắm, cả một biển lúa vàng trải ra trước mắt. Trên cánh đồng, những chiếc máy tuốt lúa chạy ầm ầm tung những cọng rơm lên trời nom rất đẹp mắt. Trên đường làng, xe bò, xe công nông nối đuôi nhau chở thóc về sân phơi trông thật nhộn nhịp. Cuộc sống quê mình bận bịu, vất vả như vậy đấy nhưng ai cũng phấn khởi tươi vui.
Thôi cuối thư mình chúc bạn mạnh khoẻ, học giỏi. Mình dừng bút đây, hẹn gặp lại bạn.
Bạn...
(kí tên)
HS: Đọc thư trước lớp, GV nhận xét và chấm điểm một số bài.
c. Củng cố, dặn dò
- Nhận xét giờ học.
- Hướng dẫn học sinh chuẩn bị bài sau.
Thứ tư ngày 6 tháng 1 năm 2010
Toán
Luyện tập
I. Mục tiêu
Giúp học sinh rèn kĩ năng tính chu vi hình chữ nhật và chu vi hình vuông qua việc giải các bài toán có nội dung hình học
II. Hoạt động dạy học
1. Giới thiệu bài: Nêu mục tiêu của bài học
2. Hướng dẫn học sinh làm bài tập trong sách bài tập (tr101)
Bài 1
- Gọi học sinh đọc đề bài
- Yêu cầu học sinh tự làm bài: Một học sinh lên bảng, lớp làm bài vào vở
Lưu ý: ở phần b cần đổi về cùng một đơn vị đo rồi tính. (5m = 50dm)
- Chữa bài và cho điểm học sinh
? Muốn tính chu vi hình chữ nhật ta làm như thế nào
Bài 2:Củng cố về tính chu vi hình vuông
- Gọi học sinh đọc đề bài
- Hướng dẫn:
+ Chu vi của hồ nước chính là chu vi của hình vuông có cạnh là 30m.
Bài giải
Chu vi hồ nước là: 30 x 4 = 120 (m)
Đáp số: 120m
Bài 3:
- Gọi học sinh đọc đề bài
- Hướng dẫn
+ Bài toán cho biết gì?
+ Bài toán hỏi gì?
+ Muốn tính cạnh của hình vuông ta làm như thế nào, vì sao?
- Yêu cầu học sinh tự làm bài, học sinh chữa bài
- GV nhận xét và chốt lời giải đúng
Bài giải
Cạnh của hình vuông là
140 : 4 = 35( cm )
Đáp số: 35 cm
Bài 4:
- Học sinh đọc đề bài
- GV vẽ sơ đồ bài toán như SGK
GV: Nửa chu vi hình chữ nhật chính là tổng của chiều dài và chiều rộng của hình chữ nhật đó
? Bài toán hỏi gì
( chiều dài của hình chữ nhật là bao nhiêu cm)
? Làm thế nào để tính được chiều rộng của hình chữ nhật
( Lấy nửa chu vi trừ đi chiều dài đã biết )
- Gọi một học sinh lên bảng làm bài, dưới lớp làm bài vào vở,GV cùng cả lớp nhận xét và chữa bài
Bài giải
a, Nửa chu vi hình chữ nhật là: b, Chiều rộng hình chữ nhật là
200 : 2 = 100 (cm) 100 - 70 = 30 (cm)
Đáp số: 100 cm Đáp số: 40 cm
3. Củng cố, dặn dò:
Học sinh nhắc lại kiến thức cần ghi nhớ
Tự nhiên & Xã hội
Ôn tập
I. Mục tiêu
- Kể tên các bộ phận của từng cơ quan trong cơ thể.
- Nêu chức năng của một trong các cơ quan: hô hấp, tuần hoàn,
- Nêu một số việc nên làm để giữ vệ sinh các cơ quan trên.
II. Hoạt động dạy học
* Hoạt động 1: chơi trò chơi Ai nhanh, ai đúng.
- GV chia nhóm và hướng dẫn học sinh chơi trò chơi
+ GV treo tranh vẽ các cơ quan ( đã nêu ở phần mục tiêu )
+ Hướng dẫn học sinh gắn các thẻ ghi tên, chức năng của các cơ quan.
- Học sinh quan sát tranh, chọn thẻ thích hợp ( theo nhóm ) để len bảng gắn vào tranh.
- Học sinh chơi thử một lần sau đó chơi chính thức.
- Sau khi chơi xong, Gv chốt lại những đội gắn đúng và sửa lỗi cho những đội gắn sai.
* Hoạt động 2:
Bước 1: Học sinh quan sát hình trong SGK trang theo cặp. để thảo luận câu hỏi: Chỉ và nói việc nào đúng, việc nào sai.
Bước 2: Một số nhóm lên trình bày, các nhóm khác nhận xét, bổ sung:
- GV chốt lại kiến thức cần ghi nhớ.
* Hoạt động 3: Làm việc cá nhân
- Từng học sinh vẽ sơ đồ và giới thiệu về gia đình mình
- Khi học sinh giới thiệu GV theo dõi và nhận xét, đánh giá.
- Em hãy liên hệ thực tế ở địa phương em có những hoạt động nông nghiệp, công nghiệp, ...mà em biết.
GV theo dõi và nhận xét từng học sinh
* Củng cố, dặn dò:
Nhận xét giờ học và hướng dẫn học sinh chuẩn bị bài sau.
Tiếng việt
Ôn tập
I. Mục tiêu
-Viết một đoạn chính tả trong bài Âm thanh thành phố trong 12 phút.
- Làm bài tập làm văn từ 7 đến 10 câu về việc học tập.
II. Các hoạt động dạy học
1. Giới thiệu bài: Nêu mục đích, yêu cầu của tiết học
2. Ôn tập.
a, Viết chính tả.
- GV đọc trước bài chính tả một lần
- Đọc cho HS viết.
- Đọc lại cho HS soát lỗi.
b,Tập làm văn
Đề bài:
Hãy viết một đoạn văn ngắn ( từ 7 - 10 câu) kể về việc học tập của em trong học kì 1.
Hướng dẫn tìm ý:
+ Thấm thoát đã hết một học kì, em thấy rất vui vì em đã có nhiều cố gắng...
+ Đây là kết quả em đã có trong học kì 1...
+ Cả kì em không nghỉ học buổi nào. Em học bài, làm bài đầy đủ. Em còn học thêm môn tiềng Anh và làm thêm bài ở sách tham khảo. Ngoài ra em còn tham ra đội tuyển HSG (VSCĐ) của trường. Các bài chấm điểm em được từ 8 trở lên. Đầu năm cô giáo phê chữ em còn xấu, thế mà em đã phấn đấu ... bây giờ chữ em rất đẹp. ...đọc còn chậm bây giờ em đã đọc nhanh rồi.(Làm tính chậm, hay sai ... ).Tuy vậy em thấy mình vẫn phải siêng năng nhiều hơn nữa. Cô giáo bảo em tiếp thu bài nhanh nhưng đôi lúc vẫn mải ham chơi. Em xin hứa sẽ phấn đấu hơn nữa ở học kì 2....
- HS làm bài
- GV nhắc nhở HS làm đúng yêu cầu bài ra.
- Thu bài, chấm điểm
3. Dặn dò HS.
Thứ sáu ngày 8 tháng 1 năm 2010
Toán
Luyện tập
I. Mục tiêu
Giúp học sinh:
- Củng cố về:
+ Phép nhân, chia trong bảng
+ Nhân, chia số có hai, ba chữ số cho số có một chữ số
+ Tính giá trị của biểu thức
- Củng cố cách tính chu vi hình vuông, hình chữ nhật và giải toán về tìm một phần mấy của một số
II. Hoạt động dạy học
1. Giới thiệu bài: Nêu mục đích, yêu cầu của tiết học
2. Hướng dẫn học sinh làm bài tập (tr102)
Bài 1:
- Gọi học sinh đọc đề bài
- Một học sinh lên bảng làm bài, dưới lớp làm bài vào vở
- HS nhận xét, GV nhận xét và chốt lời giải đúng
- Học sinh chữa bài vào vở theo lời giải đúng
Bài 2:Tính
- Học sinh nêu yêu cầu của bài
- GV ghi các phép tính lên bảng
- Học sinh làm bài cá nhân, học sinh lên bảng chữa bài, T nhận xét, củng cố cách tính cho học sinh
a. 38 105 372 96 409
x 5 x 3 x 8 x6 x 2
? Khi thực hiện phép nhân số có hai ( ba ) chữ số với số có một chữ số, ta thực hiện như thế nào
b.
874 2 940 5 847 7 309 3
? Trong trường hợp chia số có ba chữ số cho số có một chữ số, chữ số ở hàng trăm bé hơn số chia. ở lượt chia thứ nhất ta phải lấy mấy chữ số để chia
Bài 3
- Học sinh đọc đề bài, lên bảng làm bài, dưới lớp làm bài vào vở
- Học sinh nhận xét, GV chốt lời giải đúng, HS chữa bài vào vở theo lời giảiđúng
? Muốn tính chu vi hình chữ nhật ta làm như thế nào?
Bài 4
- HS đọc đề bài, làm bài cá nhân, chữa bài. GV chốt lời giải đúng, HS chữa vào vở theo lời giải đúng
? Bài toán thuộc dạng toán nào các em đã học ( Liên quan đến tìm một phần mấy của một số)
Bài 5:
Học sinh làm bài cá nhân, T chữa bài và củng cố thứ tự thực hiện các phép tính trong biểu thức khi có các phép tính cộng, trừ, nhân, chia.
3. Củng cố, dặn dò
Chính tả
anh đom đóm (Nhớ – viết)
A. Mục đích, yêu cầu
Rèn kỹ năng viết chính tả,
Nhớ viết đúng chính tả, trình bày đúng một đoạn trong bài Anh Đom Đóm
Làm đúng các bài tập phân biệt tiếng có âm đầu dễ lẫn: tr/ ch
B. Các hoạt động dạy học chủ yếu
I. Bài cũ
2HS em lên bảng cả lớp viết nháp các từ ngữ sau (theo lời đọc của 1HS): châu chấu, chật chội, trật tự, chầu hẫu.
GV nhận xét, chấm điểm khen HS viết nhanh chữ đẹp.
II. Bài mới
1. Giới thiệu bài: GV nêu MĐ, YC của tiết học.
2. Hướng dẫn viết chính tả
a) Chuẩn bị
GV đọc lại đoạn chính tả. 2HS đọc thuộc lòng đoạn thơ. Cả lớp đọc thầm theo để ghi nhớ.
HS nhắc lại cách trình bày đoạn thơ
+ HS đọc thầm đoạn thơ, các em tự luyện viết ra nháp những chữ mình cho là dễ viết sai
b) GV hướng dẫn HS viết bài
GV cho HS ghi đầu bài, nhắc nhở cách trình bày
HS đọc lại một lần đoạn thơ để ghi nhớ.
HS gấp SGK, tự nhớ và viết vào vở
c) Chấm bài, chữa bài
GV chấm 6 HS và nhận xét chung
3. Hướng dẫn HS làm bài tập chính tả
Bài tập 2a: HS đọc bài tập 2a. HS làm bài cá nhân
3 nhóm HS lên bảng nối tiếp nhau điền tr/ch vào chỗ trống, làm xong đọc lại kết quả
Chốt lời giải đúng, sau đó đọc lại. Cả lớp ghi nhớ chính tả.
Lời giải:
a) Công cha - trong nguồn - chảy ra - kính cha - cho tròn - chữ hiếu.
b) Lưỡi - những - thẳng băng - để - lưỡi. Giải câu đố: Cái lưỡi cày
Thuở bé - tuổi - nửa chừng - tuổi - đã già. Giải câu đố: Mặt trăng vào những ngày đầu tháng, giữa tháng, cuối tháng.
4. Củng cố, dặn dò
GV nhận xét giờ học, rút kinh nghiệm cho HS về kĩ năng viết chính tả và làm bài tập.
Dặn HS đọc lại các bài tập, rà soát lỗi
Luyện thêm để khắc phục lỗi chính tả còn mắc.
Hoạt động tập thể
Tìm hiểu về các trò chơi dân gian
I. Mục tiêu
- HS hiểu được các trò chơi dân gian là hoạt động bày ra để vui chơi, giải trí; là trò chơi được tạo ra và lưu truyền rộng rãi trong nhân dân.
- Giáo dục HS yêu thích các trò chơi dân gian và tham gia chơi thường xuyên.
II. Chuẩn bị.
Tranh, ảnh về một số trò chơi dân gian như: nhẩy dây, đá cầu, kéo co,....
III. Lên lớp
1. Giới thiệu bài
2. Bài học
- GV giải thích “Trò chơi giân gian” là trò chơi được tạo ra và lưu truyền rộng rãi trong nhân dân. Dây là hoạt động bày ra để vui chơi, giải trí.
- Một số các trò chơi dân gian khi chơi còn có bài đồng dao hát kèm.
- HS kể các trò chơi dân gian mà mình biết, có thể nêu cả cách chơi.
- GV nhận xét và bổ xung như: nhảy dây, đá cầu, chơi chuyền, rồng rắn lên mây, hội thả diều, hội thả chim, hội dua thuyền, kéo co, đánh đu,...
- Nêu tác dụng của các trò chơi dân gian.
? Em thích chơi những trò chơi nào?
HS phát biểu ý kiến của mình.
- GV cùng cả lớp nhận xét.
3. Sinh hoạt lớp.
I. Nhận xét các mặt tuần 18
1. Đồ dùng học tập:
2. Lao động, vệ sinh:
3. Học bài và làm bài:
Lớp ta trong tuần qua các em đã chuẩn bị bài rất tốt, tiếp thu bài tốt.
II. Xếp loại thi đua của từng tổ:
Tổ 1: Tổ 2:
Tổ 3: Tổ 4:
III. Triển khai công tác tuần 19
- Củng cố nề nếp truy bài đầu giờ,
- Nề nếp học tập, hoạt động ngoài giờ, .... chuẩn bị bài ở nhà.
- Nề nếp VSCĐ. Ôn luyện tốt để chuẩn bị thi học kìI
- Chuẩn bị sách vở để học chương trình học kì 2
BGH ký duyệt:
...................................................................
...................................................................
...................................................................
...................................................................
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- TUAN18- buoi2.doc