I. Mục tiêu
Củng cố những kiến thức đã học ở buổi sáng:
- Tìm được hình ảnh so sánh trong câu thơ, câu văn.
- Nhận biết được các từ chỉ sự vật so sánh.
- Ôn luyện về dấu chấm: Điền đúng dấu chấm vào chỗ thích hợp trong đoạn văn chưa đánh dấu chấm.
II. Hoạt động dạy học
1. Giới thiệu bài: GV nêu yêu cầu của giờ học.
2. Hướng dẫn học sinh làm bài tập. ( Sách BT tr12)
Bài 1: Tìm hình ảnh so sánh trong các câu thơ, câu văn dưới đây.
- Học sinh đọc yêu cầu của bài, cả lớp theo dõi trong SBT.
- Gọi học sinh đọc lần lượt từng câu thơ
- Một học sinh lên làm mẫu ý a
- Cả lớp làm bài vào sách bài tập
Giáo viên gọi 3 học sinh lên bảng tìm hình ảnh so sánh trong 3 câu còn lại.
- Cả lớp và giáo viên nhận xét , GV chốt lời giải đúng.
- Cả lớp chữa bài vào vở theo lời giải đúng
9 trang |
Chia sẻ: trang80 | Lượt xem: 689 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án các môn học lớp 3 (buổi chiều) - Tuần 3 năm 2010 - 2011, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần 3:
Thứ hai ngày 20 tháng 9 năm 2010
Toán
ôn tập
I. Mục tiêu
- Ôn tập, củng cố về đường gấp khúc, tính độ dài đường gấp khúc; tính chu vi hình tam giác, tứ giác.
- Hướng dẫn HS làm các bài trong sách bài tập.
II. Hoạt động dạy học
1. Giới thiệu bài: GV nêu yêu cầu của giờ học.
2. Hướng dẫn học sinh làm bài tập (tr.13)
Bài 1:a, Cho học sinh nêu yêu cầu của bài.
- Học sinh tự làm bài vào vở .Gọi học sinh lên bảng làm bài.
- Học sinh nhận xét, GV nhận xét và chốt lời giải đúng.
Độ dài đường gấp khúc ABCD là:
42 + 26 + 34 = 102 ( cm )
Đáp số: 102 cm
b, Học sinh nêu yêu cầu của ý b.
- Học sinh lên bảng làm bài, dưới lớp làm bài vào vở.
- Học sinh nhận xét, GV nhận xét và chốt lời giải đúng.
Chu vi hình tam giác MNP là:
26 + 34 + 42 = 102 (cm)
Đáp số: 102cm
Bài 2: Học sinh nêu yêu cầu của bài, GV vẽ hình như SGK lên bảng.
- Học sinh đo, nêu số đo của hình vẽ trong SGK .
- Học sinh làm bài, đọc kết quả và nêu cách làm.
a. Chu vi hình tứ giác là: 3 +2 + 3+ 2 = 10 (cm)
b. Chu vi hình chữ nhật là: 3 +2 + 3+ 2 = 10 (cm)
Bài 3 : Học sinh nêu yêu cầu, GV vẽ hình như SGK lên bảng.
- Học sinh quan sát, đếm hình ( như yêu cầu )
- HS làm bài trong sách bài tập.
- Học sinh nêu kết quả mình tìm được. GV nhận xét chốt lời giải đúng.
Bài 4 - Học sinh đọc yêu cầu và quan sát hình trong SGK
- Làm bài trong SBT. GV nhận xét và chốt ý đúng
d. Củng cố, dặn dò
- GV nhắc lại kiến thức cần ghi nhớ.
- Nhận xét giờ học và hướng dẫn học sinh chuẩn bị bài sau.
Luyện đọc
Chiếc áo len
I. Mục tiêu
- Rèn kĩ năng đọc đúng,đọc hay cho học sinh, HS biết nghỉ hơi sau dấu chấm, dấu phẩy, giữa các cụm từ.
- Biết đọc phân biệt lời người dẫn chuyện với lời của các nhân vật.
- Hiểu nội dung của câu chuyện: Khuyên các em cần biết yêu thương, nhường nhịn anh, chị, em trong gia đình.
II Hoạt động dạy học
1. Giới thiệu bài: GV nêu yêu cầu của giờ học.
2. Luyện đọc
a. Giáo viên đọc diễn cảm toàn bài
b. Hướng dẫn học sinh luyện đọc.
- Đọc từng đoạn trước lớp (nhắc nhở, sửa lỗi cho học sinh )
- HS nối tiếp nhau đọc từng đoạn của bài.
- GV nhắc nhở các em nghỉ hơi đúng sau các dấu câu, cụm từ, phân biệt lời kể của các nhân vật.
- Đọc đoạn trong nhóm
+ Chia nhóm và giao nhiện vụ
+ Học sinh hoạt động trong nhóm. GV hướng dẫn các nhóm đọc đúng.
- Gọi đại diện 4 nhóm nối nhau đọc, GV kết hợp hỏi câu hỏi tìm hiểu nội dung đoạn đó. Chẳng hạn:
- Mùa đông năm nay như thế nào ?
- Vì mùa đông đến sớm và lạnh buốt nên những chiếc áo len rất cần thiết và được mọi người chú ý.hãy tìm những hình ảnh trong bài cho thấy chiếc áo len của bạn Hoà rất đẹp và tiện lợi?.
- Vì sao Lan dỗi mẹ ?
- Học sinh đọc đoạn 3.
- Khi biết em muốn có chiếc áo len đẹp mà mẹ lại không có tiền mua, Tuấn đã nói với mẹ điều gì ?
- Tuấn là người như thế nào ?
* Yêu cầu cả lớp đọc thầm cả bài.
- Vì sao Lan ân hận ?
- Em có suy nghĩ gì về bạn Lan trong truyện này ?
- Yêu cầu học sinh đọc thầm lại cả câu chuyện để tìm tên khác cho chuyện.
* Luyện đọc lại: GV đọc mẫu đoạn 3
- Một học sinh giỏi đọc mẫu đoạn 3
- HS cả lớp đọc hay đoạn 3, gọi 3HS đọc to trước lớp.
- Cả lớp và giáo viên nhận xét, bình chọn bạn đọc hay nhất.
3 Củng cố, dặn dò
- Nhận xét giờ học.
- Hướng dẫn học sinh chuẩn bị bài sau
- Đọc trước bài"Quạt cho bà ngủ"
Thể dục
ôn đi đều- Trò chơi kết bạn
I. Mục tiêu
- Bước đầu biết cách đi 1 - 4 hàng dọc theo nhịp, biết dóng hàng cho thẳng trong khi đi.
- Biết cách đi theo vạch kẻ thẳng, đi nhanh chuyển sang chạy.
- Chơi trò chơi Kết bạn. Yêu cầu biết cách chơi và tham gia chơi một cách chủ động.
II. Địa diểm, phương tiện: - Địa điểm: sân trường
- Phương tiện: còi, dây cá nhân, bóng.
III. Hoạt động dạy học
A. Phần mở đầu
GV nhận lớp, phổ biến nội dung yêu cầu của tiết học
Cho HS khởi động chân tay nhẹ nhàng.
Cả lớp chạy chậm một vòng quanh sân trường
- Chơi trò chơi Đứng ngồi theo lệnh
B. Phần cơ bản
- Ôn đi đều theo 1- 4 hàng dọc.
+ Học sinh đi thường theo nhịp, rồi đi đều theo nhịp hô.
GV quan sát và sửa cho học sinh. GV đứng ở vị trí khác nhau để quan sát và sửa cho học sinh.
GV cho từng hàng tập đi đều theo nhịp.
- Chơi trò chơi kết bạn.
+ GV nêu tên trò chơi, sau đó giải thích và hướng dẫn cách chơi
+ GV làm mẫu, sau đó cho các em chơi thử
+ Từng hàng chơi thử một đến hai lần, sau dó GV nhận xét và sửa cho những học sinh tập sai
GV chia lớp cho HS thực hiện
GV bao quát chung cả lớp, sửa cho HS sai.
+ Cả lớp cùng thực hiện dưới sự điều khiển của GV
C. Phần kết thúc
- Đứng tại chỗ vỗ tay và hát
- GV & HS hệ thống lại nội dung bài học
- Giao bài tập về nhà: Tập lại các kiến thức mà các em vừa được luyện tập.
Thứ tư ngày 22 tháng 9 năm 2010
Toán
Luyện tập
I. Mục tiêu
- Giúp học sinh củng cố kiến thức đã học ở buổi sáng về thời gian.
- Bước đầu có hiểu biết về sử dụng thời gian trong thực tế đời sống hằng ngày; HS làm các bài tập ở sách bài tập (tr. 17).
II. Hoạt động dạy học
1. Giới thiệu bài: GV nêu yêu cầu của giờ học.
2. Luyện tập
Bài 1: Đồng hồ chỉ mấy giờ
- Gọi học sinh đọc yêu cầu của bài, GV yêu cầu học sinh quan sát hình ở bài 1 trang 17 để trả lời câu hỏi:
+ Hình 1 thời điểm lúc đó là mấy giờ? ( 9 giờ 5 phút).Vì sao em biết ? ( Kim giờ chỉ vào số 9, kim phút chỉ vào số 1)
+ Tương tự GV cho học sinh trả lời ở những trường hợp khác, sau đó HS làm vào vở bài tập.
Bài 2: Học sinh nêu yêu cầu của bài, lên bảng thực hành.
- GV hỏi : ở đồng hồ 1 vẽ kim phút chỉ vào đâu? ( chỉ vào số1 vì là 2giờ 5phút)
- HS làm tương tự với đồng hồ 2,3.
GV chấm điểm, nhận xét.
Bài 3:HS đọc yêu cầu của bài
Viết vào chỗ chấm theo mẫu. Mẫu: 4giờ 15 phút.
Một HS lên bảng làm, cả lớp làm vào vở, sau đó chữa chung.
7giờ30phút, 11giờ30phút, 13giờ25phút, 16giờ10phút.
Bài 4 : HS làm rồi chữa chung.
Nối theo mẫu.
4. Củng cố, dặn dò
- Củng cố lại cách xem đồng hồ & hướng dẫn học sinh chuẩn bị bài sau.
Tự nhiên & Xã hội
ôn Bệnh lao phổi
I. Mục tiêu
- Củng cố kiến thức đã học ở buổi sáng, sau bài học HS biết:
- Cần tiêm phòng lao, thở không khí trong lành, ăn đủ chất để phòng bệnh lao.
- Nguyên nhân, tác hại của bệnh lao phổi.
- Nêu được những việc nên và không nên làm để phòng bệnh lao phổi - Biết được những dấu hiệu khi mắc bệnh về đường hô hấp .
II. Hoạt động dạy học
1 Giới thiệu bài: GV nêu yêu cầu của giờ học.
2. Thực hành làm bài tập ở sách bài tập.
Bài1: Làm việc theo nhóm
GV cho các nhóm quan sát các hình 1,2,3,4,5 trả lời câu hỏi thảo luận
+ Nguyên nhân gây ra bệnh lao phổi là gì ?
+ Bệnh lao phổi có biểu hiện như thế nào ?
+ Bệnh lao phổi có thể lây từ người bệnh sang người lành qua con đường nào ?
+ Bệnh lao phổi gây tác hại gì đối với sức khoẻ của bản thân người bệnh và những người xung quanh ?
* Sau đó cả nhóm làm vào vở.
- Đại diện các nhóm trình bày kết quả, các nhóm khác bổ sung, góp ý.
Bài1: Thảo luận theo nhóm.
GV yêu cầu HS quan sát các hình ở trang 13, kết hợp với liên hệ thực tế để trả lời theo gợi ý của GV
* Sau đó cả nhóm làm vào vở.
- Đại diện nhóm trình bày kết quả, GV giảng thêm cho HS
GV hỏi: Em và gia đình cần làm gì để phòng tránh bệnh lao phổi?
* GV kết luận
- Lao là một bệnh truyền nhiễm do vi khuẩn lao gây ra.
- Ngày nay, không chỉ có thuốc chữa khỏi bệnh lao mà còn có thuốc phòng lao.
- Trẻ em được tiêm phòng lao có thể không bị mắc bệnh này trong suốt cuộc đời.
3 Củng cố, dặn dò.
Chuẩn bị bài sau:Máu và cơ quan tuần hoàn.
Luyện từ &câu
ôn So sánh - dấu chấm
I. Mục tiêu
Củng cố những kiến thức đã học ở buổi sáng:
- Tìm được hình ảnh so sánh trong câu thơ, câu văn.
- Nhận biết được các từ chỉ sự vật so sánh.
- Ôn luyện về dấu chấm: Điền đúng dấu chấm vào chỗ thích hợp trong đoạn văn chưa đánh dấu chấm.
II. Hoạt động dạy học
1. Giới thiệu bài: GV nêu yêu cầu của giờ học.
2. Hướng dẫn học sinh làm bài tập. ( Sách BT tr12)
Bài 1: Tìm hình ảnh so sánh trong các câu thơ, câu văn dưới đây.
- Học sinh đọc yêu cầu của bài, cả lớp theo dõi trong SBT.
- Gọi học sinh đọc lần lượt từng câu thơ
- Một học sinh lên làm mẫu ý a
- Cả lớp làm bài vào sách bài tập
Giáo viên gọi 3 học sinh lên bảng tìm hình ảnh so sánh trong 3 câu còn lại.
- Cả lớp và giáo viên nhận xét , GV chốt lời giải đúng.
- Cả lớp chữa bài vào vở theo lời giải đúng.
Bài 2:Ghi lại những sự vật được so sánh trong các câu thơ, câu văn ở bài tập 1.
- Một học sinh nêu yêu cầu của bài.
- Cả lớp làm bài vào sách bài tập.
- GV nhận xét và chốt lời giải đúng.
a, tựa b, như c, là d, là
- Cả lớp chữa bài vào vở theo lời giải đúng.
Bài 3: Một học sinh đọc yêu cầu của bài.
- GV:+ Các em cần đọc kĩ đoạn văn để chấm câu cho đúng.
+ Nhớ viết hoa lại ở những chữ đầu câu.
- Học sinh làm bài trong sách bài tập.
- Gọi một học sinh đọc to bài của mình.
- Học sinh nhận xét, GV nhận xét và chốt lời giải đúng.
Đoạn văn đúng:
Ông tôi vốn là thợ gò hàn vào loại giỏi. Có lần, chính mắt tôi đã thấy ông tán đinh đồng. Chiếc búa trong tay ông hoa lên, nhát nghiêng, nhát thẳng nhanh đến mức tôi chỉ cảm thấy trước mặt ông phất phơ những sợi tơ mỏng. Ông là niềm tự hào của cả gia đình tôi.
3. Củng cố, dặn dò
- Nhận xét giờ học, biểu dương những học sinh học tốt.
- Hướng dẫn học sinh chuẩn bị bài sau.
Thứ sáu ngày 24 tháng 9 năm 2011
Rèn chữ
Quạt cho bà ngủ
I. Mục tiêu
- Nghe viết lại đúng chính tả, trình bày đúng một đoạn trong bài thơ Quạt cho bà ngủ.
- Làm đúng các bài tập phân biệt tiếng có vần, âm dễ lẫn: tr/ch, ăc/oăc
II. Hoạt động dạy học
1. Giới thiệu bài: Nêu mục đích, yêu cầu của tiết học.
2. Hướng dẫn học sinh nghe viết
GV đọc 1 lần cho học sinh nghe
Một em đọc lại bài chính tả, cả lớp theo dõi trong SGK
* Giúp học sinh nắm nội dung bài thơ:
- Bạn nhỏ trong bài thơ làm gì? ( Quạt cho bà ngủ)
- Cảnh vật trong nhà, ngoài vườn như thế nào?
- Bà mơ thấy gì? ( Bà mơ thấy cháu đang quạt hương thơm tới )
* Hướng dẫn học sinh về cách trình bày bài:
+ Bài thơ viết theo thể thơ gì?
+ Cách trình bày bài thơ như thế nào?
+ Những chữ nào viết hoa?
HS đọc thầm những từ mình dễ mắc lỗi khi viết để ghi nhớ
3. Học sinh viết bài
GV đọc cho học sinh viết bài
Đọc cho học sinh soát lỗi chính tả
d. Chấm và chữa bài: chấm 5-7 bài nhận xét.
3. Hướng dẫn học sinh làm bài tập chính tả
Bài 1 ( tr.13)
- HS đọc yêu cầu của bài.
- Đọc thầm nội dung, làm bài cá nhân
- GV gọi HS lên bảng điền chỗ trống.
- Sau đó từng em đọc kết quả của mình.
- Cả lớp và GV nhận xét về chính tả, phát âm, chốt lời giải đúng
- Cả lớp sửa vào vở theo lời giải đúng:
Ngắc ngứ, ngoắc tay nhau, dấu ngoặc đơn.
- Gọi một số học sinh đọc các từ mà các em vừa điền đúng trên bảng
Bài 2( b):(tr.13)
- Gọi học sinh nêu yêu cầu của bài 2 ý b.
- Cả lớp làm bài vào bảng con. Sau thời gian quy định, GV yêu cầu học sinh giơ bảng. GV nhận xét và chữa bài. Học sinh chữa bài vào vở theo lời giải đúng
4. Củng cố, dặn dò
Nhận xét tiết học,dặn dò HS.
Toán
Luyện tập
I. Mục tiêu
Giúp học sinh:
- Củng cố cách xem đồng hồ ( chính xác đến 5 phút).
- Biết xác định 1/2 , 1/3 của một nhóm đồ vật.
- HS làm các bài tập trong sách bài tập( tr.20)
II. Hoạt dộng dạy học
1. Giới thiệu bài
Nêu mục đích, yêu cầu của giờ học.
2. Hướng dẫn học sinh làm bài tập
Bài 1: Đồng hồ chỉ mấy giờ?
- Học sinh nêu yêu cầu của bài..
- Yêu cầu học sinh quan sát các mô hình đồng hồ trong SGK trang 20 làm bài vào vở. Sau đó học sinh nêu miệng, GV nhận xét và chốt kết quả đúng.
- Hỏi: khi xem đồng hồ có mấy cách đọc ở thời điểm đó ?
Bài 2: Giải bài toán theo tóm tắt.
- Học sinh nêu tóm tắt.
- Học sinh dựa vào tóm tắt đọc lại đề bài.
- Học sinh lên bảng làm bài, lớp làm bài vào vở.
Bài giải
Số người có tất cả là: 5 x 4 = 20 (người)
Đáp số: 20 người
- Học sinh nhận xét ( về trình bày và kết quả ), GV nhận xét và chữa bài
- Hỏi: Bài toán được giải bằng mấy phép tính? Là phép tính gì?
- Học sinh chữa bài vào vở theo kết quả đúng.
Bài 3: Học sinh đọc yêu cầu, quan sát hình trong SGK.
a. Khoanh vào 1/3 số quả cam trong hình.
- Hỏi: Em hiểu như thế nào là một phần ba? (Lấy 15 quả cam chia làm 3phần, mỗi phần 5 quả, khoanh vào 5 quả)
b. Khoanh vào 1/5 số quả cam trong hình . ( khoanh vào 3 quả)
Bài 4: Điền dấu >, <, = vào chỗ chấm.
- Học sinh nêu yêu cầu của bài, sau đó tự làm bài.
- Yêu cầu mỗi học sinh lên bảng điền dấu.
- Học sinh nêu cách làm.
- Học sinh nhận xét, GV nhận xét và chốt bài giải đúng.
- GV chấm một số bài, sau đó chữa bài.
3.Củng cố, dặn dò
- Nhận xét giờ học
- Hướng dẫn bài tập về nhà
Sinh hoạt tập thể
hoạt động làm sạch đẹp trường lớp
I. Mục tiêu
- Học sinh hiểu được những công việc làm sạch đẹp trường lớp.
- Giáo dục ý thức giữ gìn trường lớp sạch đẹp.
II. Lên lớp
a. Sinh hoạt theo chủ đề.
Hoạt động 1: Kể những việc làm sạch đẹp trường lớp
Học sinh làm việc nhóm đôi.
Đại diên các nhóm báo cáo kết quả.
Các nhóm nhận xét bổ sung.
Giáo viên kết luận: Các công việc làm sạch đẹp trường lớp là:vệ sinh xung quanh lớp học hàng ngày, Không ăn quà vặt vứt giấy rác bừa bãi, không bẻ cành cây, vẽ lên tường,...Ngoài ra còn phải thường xuyên chăm sóc cây xanh.
Hoạt động 2: .Làm việc cả lớp.
- Hàng ngày em đã làm gì để làm sạch đẹp trường lớp?
- Những việc gì em chưa làm được? Vì sao?
- Khi làm được những việc đó em cảm thấy thế nào?
- Thái độ của thầy cô và bạn bè lúc đó ra sao?
Giáo viên chốt ý: Phải có ý thức làm sạch đẹp trường lớp, đồng tình với những việc làm đúng, phê phán những việc làm mất vệ sinh trường lớp.
- GV nhắc nhở những ai cha có ý thức giữ gìn vệ sinh chung.
b. Sinh hoạt lớp.
1. Nhận xét các mặthoạt động trong tuần 3:
- Sách vở, đồ dùng học tập:
- Vệ sinh trong, ngoài lớp:
- Học bài và làm bài:
- Nề nếp xếp hàng ra, vào lớp.
2. Xếp loại thi đua của từng tổ:
Tổ 1: Tổ 2:
Tổ 3: Tổ 4:
3. Triển khai công tác tuần 4
- Chỉnh đốn nề nếp xếp hàng đầu giờ, cuối giờ, múa hát, thể dục giữa giờ.
- Củng cố nề nếp truy bài đầu giờ, nhắc HS chuẩn bị bài ở nhà cho tốt.
- Phát động phong trào thi đua học tập.
BGH ký duyệt:
........................................................................
........................................................................
........................................................................
........................................................................
........................................................................
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- TUAN3.L3. buoi2.doc