Khoa học (Lớp 5B, 5A)
CÂY CON MỌC LÊN TỪ HẠT
I. MỤC TIÊU:
Sau bài học, HS biết
- Quan sát, mô tả cấu tạo của hạt
- Nêu được điều kiện nấy mầm và quá trình phát triển thành cây của hạt.
- Giới thiệu kết quả thực hành gieo hạt đã làm ở nhà.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:
- Hình trang 108, 109 SGK
- Chuân bị theo cá nhân:
Ươm một số hạt lạc (hoặc đậu xanh, dạu đen.) vào bông ẩm (hoặc giấy thấm hay đát ẩm) khoản 3 - 4 ngày trước khi có bài học và đem đến lớp.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC.
1. Bài cũ:
- Các loàn hoa thụ phấn nhờ đâu?
- Thế nào là sự thụ phấn?
2. Bài mới:
a. Giới thiệu bài.
b. Bài học.
Hoạt động 1: Thực hành tìm hiểu cấu tạo của hạt.
6 trang |
Chia sẻ: trang80 | Lượt xem: 565 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Khoa học 4, 5 - Tuần 27 - Trường Tiểu học Gio Sơn, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TUẦN 27
Thứ hai ngày 20 tháng 3 năm 2016
Khoa học: ( Lớp 4B, 4A)
CÁC NGUỒN NHIỆT
I. MỤC TIÊU:
Sau bài học H có thể:
- Kể tên và nêu được vai trò các nguồn nhiệt thường gặp trong cuộc sống.
- Biết thực hiện một số biện pháp an toàn, tiết kiệm khi sử dụng các nguồn nhiệt.
- Có ý thực tiết kiệm khi sử dụng các nguồn nhiệt trong cuộc sống hằng ngày.
- GDKNS: xác định giá trị bản thân, kĩ năng lựa chọn, tìm kiếm và xử lí thông tin.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:
- Tranh, ảnh và việc sử dụng các nguồn nhiệt trong sinh hoạt.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:
1. Bài cũ:
- Nêu một số vật cách nhiệt và vật dẫn nhiệt ?
2. Bài mới:
a. Giới thiệu bài:
b. Bài học:
Hoạt động 1. Nguồn nhiệt và vai trò của nguồn nhiệt:
- Làm việc theo nhóm đôi.
- H quan sát hình trang 106 SGK.
+ Những vật nào là nguồn tỏa nhiệt cho các vật xung quanh ? Hãy nói về vai trò của chúng ?
( Mặt trời: sấy khô, sưởi ấm, ..; Ngọn lửa: đun nấu...)
- GV: Khí bi-ô-ga là loại khí đốt, được tạo thành bởi cành cây, rơm, rạ, phân,...được ủ kín trong bể, thông qua quá trình lên men. Khí bi-ô-ga là nguồn năng lượng.
Hoạt động 2. Các rủi ro nguy hiểm khi sử dụng các nguồn nhiệt:
- H thảo luận theo nhóm trao đổi và ghi vào bảng sau:
Rủi ro nguy hiểm có thể xảy ra
Cách phòng tránh
- Gây hoả hoạn, ...
Cẩn thận khi sử dụng nguồn nhiệt....
- Đại diện nhóm trình bày.
- Lớp và GV nhận xét, bổ sung.
Hoạt động 3. Sử dụng tiết kiệm các nguồn nhiệt:
+ Khi dùng các nguồn nhiệt ta cần sử dụng như thế nào ?
( Sử dụng tiết kiệm các nguồn nhiệt.)
+ Nêu 1 vài ví dụ minh họa ? ( Tắt điện khi ra khỏi phòng, không để lửa quá to,... )
3. Củng cố, dặn dò:
+ Nêu lại các việc nên làm và không nên làm khi sử dụng nguồn nhiệt ?
- Về nhà học thuộc bài và làm theo những điều đã học được qua bài học.
- Chuẩn bị bài sau: Nhiệt cần cho sự sống.
**************************************
Khoa học: (Lớp 4A)
NHIỆT CẦN CHO SỰ SỐNG
I. MỤC TIÊU:
- Nêu ví dụ chứng tỏ mỗi loại sinh vật có nhu cầu về nhiệt khác nhau.
- Nêu vai trò của nhiệt đối với sự sống trên trái đất.
- Biết bảo vệ và tiết kiệm nguồn nhiệt.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:
- Hình trang 108, 109 SGK.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:
1. Bài cũ:
- Kể tên các nguồn nhiệt mà em biết ?
- Nêu vai trò về các nguồn nhiệt ?
2. Bài mới:
a. Giới thiệu bài:
b. Bài học:
Hoạt động 1. Chơi trò chơi: Ai nhanh, ai đúng:
- Hoạt động nhóm: GV chia lớp thành 4 nhóm, cử 3 H làm giám khảo.
- GV phổ biến cách chơi và luật chơi.
- Các đội hội ý trước khi vào cuộc chơi.
- GV hội ý với ban giám khảo, phát cho 1 H 1 đáp án đúng, thống nhất cách đánh giá.
- GV đọc câu hỏi và điều khiển cuộc chơi:
+ Kể tên 3 con vật và 3 cây có thể sống ở xứ lạnh hoặc xứ nóng mà em biết ?
+ Thực vật phong phú, phát triển xanh tốt quanh năm sống ở vùng có khí hậu nào A. Sa mạc ; B. Nhiệt đới ; C. Ôn đới ; D. Hàn đới
+ Thực vật phong phú, nhưng có nhiều cây rụng lá về mùa đông sống ở vùng có khí hậu nào ? ( Ôn đới )
+ Vùng có nhiều loại động vật sinh sống nhất là vùng có khí hậu nào? (Nhiệt đới)
A. Sa mạc B. Nhiệt đới C. Ôn đới D. Hàn đới
+ Vùng có ít loài động vật và thực vật sinh sống là vùng có khí hậu nào? ( sa mạc và hàn đới ).
+ Một số động vật có vú sống ở khí hậu nhiệt đới có thể bị chết ở nhiệt độ nào?(00C)
A. Trên 00C B. 00C C. Dưới 00C
+ Động vật có vú sống ở vùng địa cực có thể bị chết ở nhiệt độ nào? ( Âm 300C )
A. Âm 200C B. Âm 300C C . Âm 400C
+ Nêu biện pháp chống nóng và chống rét cho cây trồng? ( tưới cây, che giàn, ủ ấm cho gốc cây bằng rơm rạ.)
+ Nêu biện pháp chống nóng và chống rét cho vật nuôi? ( cho uống nhiều nước, chuồng trại thoáng mát, cho ăn nhiều chất bột, chuồng trại kín gió...)
+ Nêu biện pháp chống nóng và chống rét cho con người?
( Trong một thời gian nhóm nào kể được nhiều là nhóm đó được nhiều điểm).
- GV nhận xét và kết luận: Như mục Bạn cần biết trang 108 SGK .
Hoạt động 2. Vai trò của nhiệt đối với sự sống trên trái đất:
+ Điều gì sẽ xảy ra nếu trái đất không được mặt trời sưởi ấm?
( gió sẽ ngừng thổi. trái đất sẽ trở nên lạnh giá. khi đó, nước trên trái đât sẽ ngừng chảy
và đóng băng, ...)
- Kết luận: Như mục Bạn cần biết trang 109 SGK .
3. Củng cố, dặn dò:
- 2 H đọc mục Bạn cần biết ở SGK.
- Nêu vai trò của nhiệt đối với sự sống trên Trái Đất ?
- GV nhận xét tiết học.
- Dặn H chuẩn bị bài: Ôn tập.
Thứ ba ngày 21 tháng 3 năm 2017
Khoa học (Lớp 5B, 5A)
CÂY CON MỌC LÊN TỪ HẠT
I. MỤC TIÊU:
Sau bài học, HS biết
- Quan sát, mô tả cấu tạo của hạt
- Nêu được điều kiện nấy mầm và quá trình phát triển thành cây của hạt.
- Giới thiệu kết quả thực hành gieo hạt đã làm ở nhà.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:
- Hình trang 108, 109 SGK
- Chuân bị theo cá nhân:
Ươm một số hạt lạc (hoặc đậu xanh, dạu đen.....) vào bông ẩm (hoặc giấy thấm hay đát ẩm) khoản 3 - 4 ngày trước khi có bài học và đem đến lớp.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC.
1. Bài cũ:
- Các loàn hoa thụ phấn nhờ đâu?
- Thế nào là sự thụ phấn?
2. Bài mới:
a. Giới thiệu bài.
b. Bài học.
Hoạt động 1: Thực hành tìm hiểu cấu tạo của hạt.
- HS sinh hoạt nhóm 4 :
Tách hạt lạc đã ươm ra làm đôi - chỉ đâu là vỏ, phôi chất dinh dưỡng.
- GV theo dõi hướng dẫn thêm.
- HS quan sát hình 2,3,4,5,6 - đọc thông tin 108, 109 SGK thực hành bài tập SGK.
- HS đại diện trình bày - HS nhóm khác nhận xét - bổ sung.
Kết luận: Hạt gồm: vỏ, phôi và chất dinh dưỡng dự trữ
Hoạt động 2: Thảo luận:
- HS làm việc theo nhóm:
HS giới thiệu kết quả gieo hạt của mình
Nêu điều kiện để hạt nẩy mầm.
- HS trình bày - GV kết luận: Điều kiện để hạt nẩy mầm là có độ ẩm và nhiệt độ.
Hoạt động 3: Quan sát
- Quan sát H7 SGK/109
- Mô tả quá trình phát triển của cây khế từ gieo hạt ra hoa, kết trái.
- HS trình bày, HS khác nhận xét
3. Củng cố, dặn dò.
- Cây con mọc lên từ hạt với những điều kiện nào?
- Nhận xét giờ học.
- HS chuẩn bị bài thực hành 109/SGK
*****************************************
Khoa học (Lớp 5A)
CÂY CON CÓ THỂ MỌC LÊN TỪ
MỘT SỐ BỘ PHẬN CỦA CÂY MẸ
I. MỤC TIÊU:
Sau bài hoc học HS biết:
- Quan sát, tìm vị trí chồi ở một số cây khác nhau.
- Kể tên một số cây được mọc ra từ từ bộ phận của cây mẹ.
- Thưc hành trồng cây bằng một bộ phận của cây mẹ.
- GD các em luôn bảo vệ cây trồng tạo môi trường xanh tốt.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:
- Hình trang 110, 111 SGK
- Chuẩn bị theo nhóm:
+ Vài ngọn mía, vài củ khoai tây, lá bỏng (sống đời), củ gừng, riềng, hành, tỏi.
+ Một thùng giấy (hoặc gỗ) to đựng đất (nếu nhà trường không có vườn trường chậu để trồng cây).
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC.
1. Bài cũ:
- Điều kiệm để hạt nẩy mầm là gì?
- Kiển tra sự chuẩn bị của hoc sinh.
2. Bài mới:
a. Giới thiệu bài.
b. Bài mới.
Hoạt động 1: Quan sát.
- Quan sát hình vẽ SGK và vật thật của nhóm:
+ Tìm chồi của ngọn mía, củ khoai tây, lá bổng, cũ gừng, hành tỏi?
+ Chỉ vào hình 1 SKG/110 nói về cách trồng mía ?
- HS đại diện trình bày kết quả.
- HS nhóm khác bổ sung.
- HS kể tên một số cây khác có thể trồng bằng một bộ phận của cây me.
Kết luận: Ở thực vật, cây con có thể mọc lên từ hạt và mọc lên từ một số bộ phận của cây mẹ.
Hoạt động 2: Thực hành
- HS tập trồng cây theo nhóm vào thùng hoặc chậu đã chuẩn bị sẵn.
- GV hướng dân trồng cây, HS thực hành.
- Nhận xét.
3. Củng cố, dặn dò.
- Các cây con có thể mọc lên từ cây mẹ như thế nào?
- Nhận xét tiết học
- Thực hành trồng cây ở nhà.
******************************************
Lịch sử: (Lớp 5A)
LỄ KÍ HIỆP ĐỊNH PA - RI
I. MỤC TIÊU:
- Biết ngày 27-1-1973 Mĩ buộc phải kí hiệp định Pa-ri chấm dứt chiến tranh, lập lại hòa bình ở Việt Nam:
+ Những điểm cơ bản của Hiệp định: Mĩ phải tôn trọng độc lập, chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ của Việt Nam; rút toàn bộ quân Mĩ và quân đồng minh ra khỏi Việt Nam; chấm dứt dính líu về quân sự ở Việt Nam; có trách nhiệm hàn gắn vết thương chiến tranh ở VN.
+ Ý nghĩa Hiệp định Pa-ri: Đế quốc Mĩ buộc phải rút quân khỏi VN, tạo điều kiện thuận lợi để nhân dân ta tiến tới giành thắng lợi hoàn toàn.
- HS khá, giỏi: Biết lí do Mĩ phải kí Hiệp định Pa-ri về chấm dứt chiến tranh, lập lại hòa bình ở VN: thất bại nặng nề ở cả hai miền Nam - Bắc trong năm 1972.
- Giáo dục HS lòng lòng yêu đất nước, tự hào dân tộc.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC.
- Ảnh tư liệu về Lễ ký Hiệp định Pa - ri.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:
1. Bài cũ:
- Thuật lại cuộc chiến 81 ngày đêm bảo vệ Thành Cổ Quảng Trị.(2 HS)
2. Bài mới:
a. Giới thiệu bài:
b. Giảng bài:
Hoạt động 1: Vì sao Mĩ buộc phải kí hiệp định Pa-ri? Khung cảnh lễ kí hiệp định Pa-ri:
- GV yêu cầu HS làm việc cá nhân, đọc SGK trả lời các câu hỏi sau:
+ Hiệp định Pa-ri được kí ở đâu? Vào ngày nào ? (...tại Tòa nhà Trung tâm hội nghi quốc tế ở phối Clê-be vào ngày 27-1-1973)
+ Vì sao từ thế lật lọng không muốn kí Hiệp định Pa-ri, nay Mĩ lại buộc phải kí Hiệp định Pa-ri về chấm dứt chiến tranh, lập lại hòa bình ở Việt Nam? (...do những thất bại nặng nề ở cả hai miền Nam-Bắc)
+ Hãy mô tả sơ lược khung cảnh lễ kí Hiệp định pa-ri ? (...dưới sự chứng kiến của các nhà ngoại giao và nhiều phóng viên quốc tế ...)
+ Hoàn cảnh của Mĩ năm 1973, giống gì với hoàn cảnh của Pháp năm 1954 ?
- GV: Giống như năm 1954, Việt Nam lại tiến đến mặt trận ngoại giao với tư thế của người chiến thắng trên chiến trường. Bước lại vết chân của Pháp, Mĩ buộc phải kí Hiệp định với những điều khoản có lợi cho dân tộc ta. Chúng ta cùng tìm hiểu những nội dung chủ yếu của Hiệp định.
Hoạt đông 2: Nội dung cơ bản và ý nghĩa của Hiệp định Pa-ri:
- GV yêu cầu HS làm việc theo nhóm, trao đổi trả lời câu hỏi: HS đọc SGK và thảo luận các câu hỏi sau:
+ Trình bày nội dung chủ yếu nhất của Hiệp định Pa-ri?
+ Nội dung Hiệp định Pa-ri cho ta thấy Mĩ đã thừa nhận điều quan trọng nào ?
+ Hiệp định Pa-ri có ý nghĩa như thế nào với lịch sử dân tộc ta ?
- GV cho đại diện nhóm trình bày kết quả, cả lớp nhận xét, bổ sung, GV kết luận những ý chính.
3. Củng cố, dặn dò:
- Cả lớp đọc thầm phần bài học - 2 HS đọc to.
- GV tổng kết bài học: Mặc dù cố tình lật lọng kéo dài thời gian đàm phán nhưng cuối cùng ngày 27-1-1973, đế quốc Mĩ vẫn phải kí hiệp định Pa-ri ...
- GV nhân xét tiết học, tuyên dương những HS tích cực thảo luận, tham gia xây dựng bài. Chuẩn bị : Tiến vào Dinh Độc Lập.
Thứ năm ngày 23 tháng 3 năm 2017
Khoa học (Lớp 5B)
CÂY CON CÓ THỂ MỌC LÊN TỪ
MỘT SỐ BỘ PHẬN CỦA CÂY MẸ
(Bài đã soạn ở ngày thứ ba)
**************************************
Lịch sử (Lớp 5B)
LỄ KÍ HIỆP ĐỊNH PA - RI
(Bài đã soạn ở ngày thứ ba)
.
.
.
.
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- TUẦN 27.docx