Giáo án các môn học lớp 3 (buổi chiều) - Tuần 5

I. Mục tiêu:

- Củng cố, luyện tập bảng chia 6, HS học thuộc lòng bảng chia 6.

- Thực hành phép chia trong phạm vi 6 và giải toán có lời văn.

II. Đồ dùng dạy học: Sách bài tập toán tr29.

III. Hoạt động dạy học

 1. Giới thiệu bài: GV nêu mục, đích yêu cầu tiết học.

 2. Luyện tập.

 Bài tập 1 và 2: Tình nhẩm.

 

doc9 trang | Chia sẻ: trang80 | Lượt xem: 683 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án các môn học lớp 3 (buổi chiều) - Tuần 5, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần 5 Thứ hai ngày 4 tháng 10 năm 2010 Toán luyện tập I. Mục tiêu - Củng cố cách đặt tính và tính Nhân số có hai chữ số với số có một chữ số (có nhớ) cho HS thông qua HS làm các bài tập trong SBT Toán. - Củng cố về giải toán và tìm số bị chia chưa biết. II. Hoạt động dạy học chủ yếu 1. Giới thiệu bài: GV nêu mục, đích yêu cầu tiết học. 2 Luyện tập: Hướng dẫn HS làm bài trong sách bài tập toán tr27. Bài tập 1: Đặt tính rồi tính. - Học sinh nêu yêu cầu của bài, phân tích yêu cầu. - HS thực hiện ( nhân từ phải sang trái) - GV cho HS làm và chữa bài. Bài tập 2: HS đọc đề toán tự làm và chữa bài. Có thể giải bài toán như sau: 5 phút Hoa đi được là: 54 x 5 = 270 (m) Đáp số: 270 (m) - Hỏi: khi nhân số có hai chữ số với số có một chữ số trong trường hợp có nhớ ta làm như thế nào? Bài tập 3: Yêu cầu HS đọc đề toán, HS tự giải bài tìm x. Khi chữa bài cho HS trình bày bài và nêu cách tìm số bị chia chưa biết. Bài tập 4: HS nối mỗi đồng hồ với thời gian thích hợp 3. Củng cố, dặn dò Nhận xét giờ học và dặn dò HS Thể dục ôn: đi vượt chướng ngại vật thấp I. Mục tiêu - Tiếp tục ôn tập tập hợp hàng ngang, dóng hàng, điểm số, quay phải, quay trái. Yêu cầu thực hiện động tác ở mức tương đối chính xác. - Ôn động tác vượt chướng ngại vật thấp. Yêu cầu thực hiện động tác ở mức tương đối đúng. - Học trò chơi "Thi xếp hàng". Biết cách chơi và biết tham gia chơi một cách chủ động. II. Địa điểm, phương tiện: Còi, sân bãi III. Nội dung và phương pháp A. Phần mở đầu - GV phổ biến nội dung, yêu cầu giờ học - Giậm chân, đếm theo nhịp. - Trò chơi “ Có chúng em” B. Phần cơ bản * Ôn tập hợp hàng ngang, dóng hàng, điểm số, quay phải, quay trái. - GV hô cho HS tập, sau đó cho cán sự hô . Sau đó chia tổ tập luyện. GV đi đến các hàng uốn nắn hoặc nhắc nhở các em thực hiện chưa tốt. * Ôn vượt chướng ngại vật - Cả lớp thực hiện theo hàng ngang. Mỗi động tác vượt chướng ngại vật thực hiện 2 – 3 lần. Sau đó mới cho tập theo 2 – 4 hàng dọc, cách tập theo dòng nước chảy, em nọ cách em kia 2 – 3m. * Chơi trò chơi "Thi xếp hàng". - GV nêu tên trò chơi và phổ biến lại luật chơi sau đó cho HS đọc thuộc vần, điệu của trò chơi và cho HS chơi. Nghe hiệu lệnh HS nhanh chóng xếp vào hàng và đọc những vần điệu trên. Khi tập luyện chia lớp thành các đội đều nhau và chú ý đảm bảo trật tự, kỉ luật và phòng tránh chấn thương. C. Phần kết thúc (4 phút) - Tập một số động tác hồi tĩnh, đi vòng tròn, vừa đi vừa thả lỏng. - GV cùng HS hệ thống bài. + Bài hôm nay gồm những nội dung gì? + Yêu cầu học sinh nhắc lại cách chơi trò chơi '' Thi xếp hàng'' - Hướng dẫn học sinh chuẩn bị bài sau. Luyện đọc người lính dũng cảm I. Mục tiêu. Luyện cho HS biết đọc thông, đọc trôi trảy và bước đầu biết cách đọc hay. Biết đọc phân biệt lời dẫn chuyện với lời các nhân vật. Hiểu nội dung câu chuyện: Khi mắc phải lỗi phải dám nhận lỗi. Người dám nhận lỗi và sửa lỗi là người dũng cảm. II. Các hoạt động dạy học chủ yếu 1. Giới thiệu bài: GV nêu mục, đích yêu cầu tiết học. 2 Luyện đọc a. GV đọc diễn cảm toàn bài một lượt. HS nghe và theo dõi. b. Hướng dẫn luyện đọc. - Học sinh tiếp nối đọc 4 đoạn, GV theo dõi sửa lỗi phát âm, luyện đọc từ khó và giúp học sinh giải nghĩa từ khó, ngắt nghỉ câu văn dài. - Đọc từng đoạn trong nhóm: HS đọc, GV bao quát chung. - Các nhóm HS tiếp nối đọc 4 đoạn. GV kết hợp hỏi các câu hỏi trong từng đoạn để HS hiểu nội dung đoạn đó. * Đoạn 1- 2: - Các bạn nhỏ trong truyện chơi trò chơi gì ? ở đâu ? ( ...chơi trò dánh trận giả trong vườn trường.) - Vì sao chú lính nhỏ quyết định chui qua lỗ hổng dưới chân rào? (Chú lính sợ làm đổ hàng rào vườn trường.) - Việc leo rào của các bạn khác đã gây hậu quả gì ? (Hàng rào đổ. Tướng sĩ ngã đè lên luống hoa mười giờ, hàng rào đè lên chú lính nhỏ.) * Đoạn 3: - Thầy giáo mong điều gì ở học sinh trong lớp ? ( HS trong lớp biết tự nhận lỗi) - Vì sao chú lính nhỏ run lên khi nghe thầy giáo hỏi ? . * Đoạn 4: - Phản ứng của chú lính như thế nào khi nghe lệnh “Về thôi” của viên tướng ? ( Nhưng như vậy là hèn”, quả quyết bước về phía vườn trường.) - Thái độ của các bạn ra sao trước hành động của chú lính nhỏ ? (Mọi người sững nhìn chú, rồi bước nhanh ....). - HS tự hình thành các nhóm, mỗi nhóm 4 em tự phân vai để đọc. - Hai nhóm (4 HS ) thi đọc phân vai. - Nhận xét bình chọn bạn đọc hay nhất 3. Củng cố, dặn dò - GV hỏi: Câu chuyện trên giúp em hiểu điều gì ? - GV nhận xét tiết học và dặn dò HS. Thứ tư ngày 6 tháng 10 năm 2010 Toán luyện tập I. Mục tiêu: - Củng cố, luyện tập bảng chia 6, HS học thuộc lòng bảng chia 6. - Thực hành phép chia trong phạm vi 6 và giải toán có lời văn. II. Đồ dùng dạy học: Sách bài tập toán tr29. III. Hoạt động dạy học 1. Giới thiệu bài: GV nêu mục, đích yêu cầu tiết học. 2. Luyện tập. Bài tập 1 và 2: Tình nhẩm. GV hướng dẫn HS làm trong sách bài tập rồi lần lượt nối tiếp nhau đọc kết quả của các phép tính. Cả lớp nhận xét. Bài tập 3: Yêu cầu HS nêu bài toán rồi làm bài. * GV chữa chung: Sồ kg muối mỗi túi có là: 30 : 6 = 5 (kg) Đ/s: 5 kg Bài tập 4 : HS đọc bài toán. GV tóm tắt đề bài lên bảng. - Hướng dẫn học sinh giải: - Gọi HS lên bảng làm bài. Lớp làm bài ra giấy nháp, GV chữa bài. HS chữa bài vào vở theo kết quả đúng. Sồ túi muối có tất cả là: 30 : 6 = 5 (túi) Đ/s: 5 túi Bài tập 5. HS đọc đề bài rồi khoanh vào chữ đặt trước câu trả lời đúng. GV chốt ý: Khoanh vào chữ trước phép tính 12 : 6 là đúng. 3. Củng cố, dặn dò: Nhận xét giờ học và hướng dẫn học sinh chuẩn bị bài sau Tự nhiên & xã hội ôn: phòng bệnh tim mạch I. Mục tiêu: - Củng cố kiến thức đã học ở buổi sáng, hướng dẫn HS làm vở bài tập. - HS biết kể tên một số bệnh về tim mạch. - Nêu được sự nguy hiểm và nguyên nhân gây ra bệnh thấp tim ở trẻ em. - Kể ra một số cách đề phòng bệnh thấp tim, và có ý thức đề phòng bệnh thấp tim. II. Đồ dùng dạy học: Sách bài tập TN&XH (tr13). III. Hoạt động dạy học 1. Giới thiệu bài: GV nêu mục, đích yêu cầu tiết học 2 Hướng dẫn làm bài tập trong SBT ( tr13) Bài 1: Đánh dấu x vào trước câu trả lời đúng. GV yêu cầu HS đọc kĩ bài rồi làm. Sau đó chữa, GV giải thích cho các em biết tên một số bệnh và hôm nay chỉ nói đến bệnh tim mạch nguy hiểm với trẻ em, đó là bệnh thấp tim. Bài 2: Viết chữ Đ vào trước câu trả lời đúng, chữ S vào câu sai. HS làm rồi chữa, GV hỏi thêm: Nguyên nhân gây ra bệnh thấp tim là gì ? - ở lứa tuổi nào thường hay bị bệnh thấp tim ? Bài 3: Thảo luận nhóm - Làm việc theo nhóm đôi: Nêu các cách đề phòng bệnh thấp tim? - Sau đó HS làm vào vở bài tập. 3. Củng cố, dặn dò - Nhận xét giờ học. - Hướng dẫn học sinh chuẩn bị bài sau. Luyện từ và câu ôn: so sánh I. Mục tiêu. - Nắm được một kiểu so sánh hơn kém. - Nêu được các từ có ý nghĩa so sánh hơn kém. - Biết cách thêm các từ so sánh vào các câu chưa có từ so sánh. II. Đồ dùng dạy học: Sách bài tập TV III. Các hoạt động dạy học 1. Giới thiệu bài: GV nêu mục, đích yêu cầu tiết học 2 Hướng dẫn làm bài tập trong SBT ( tr21) Bài1: HS đọc yêu cầu. Đọc thầm từng khổ thơ, làm bài ra nháp. - Gọi 3 HS lên bảng. Cả lớp chốt lời giải đúng. GV giúp HS phân biết 2 loại so sánh : so sánh ngang bằng và so sánh hơn kém. Lời giải: * Các hình ảnh so sánh là: a) Cháu khoẻ hơn ông nhiều ! Ông là buổi trời chiều Cháu là ngày rạng sáng. b) Trăng khuya sáng hơn đèn. c) Những ngôi sao thức chẳng bằng mẹ đã thức vì chúng con. Mẹ là ngọn gió của con suốt đời. Bài 2: HS đọc yêu cầu của đề. Cả lớp đọc thầm. HS tìm những từ so sánh trong các khổ thơ. 2HS lên bảng. Cả lớp nhận xét, chốt lời giải đúng: hơn - là - là; hơn; chẳng bằng , là Bài 3: HS đọc yêu cầu của bài. Cả lớp đọc thầm lại các câu thơ để tìm hình ảnh so sánh HS lên bảng gạch dưới những sự vật được so sánh với nhau. Cả lớp nhận xét, chốt lời giải đúng. Bài 4: HS đọc yêu cầu của bài và đọc mẫu. - HS tìm nhiều từ so sánh cùng nghĩa có thể thay cho dấu gạch nối. - HS làm vào vở và 2 HS lên bảng điền nhanh các từ so sánh, đọc kết quả. - Cả lớp nhận xét, chốt lời giải đúng: như, giống, giống như, như là, tựa, là. 3. Củng cố, dặn dò Nhận xét giờ học và hướng dẫn học sinh chuẩn bị bài sau. Thứ sáu ngày 8 tháng 10 năm 2010 Chính tả ( Luyện chữ) cuộc họp của chữ viết I. Mục tiêu - Nghe viết chính xác, trình bày đúng một đoạn văn trong bài Cuộc họp của chữ viết. - Làm bài tập trong sách bài tập trắc nghiệm. II. Đồ dùng : Vở bài tập trắc nghiệm Tiếng Việt. III . Các hoạt động dạy học chủ yếu 1. Bài cũ: HS lên bảng viết: nước xoáy, ngắc ngoải, ngoắc tay. GV nhận xét cho điểm. 2. Bài mới 2.1. Giới thiệu bài: GV nêu mục đích, yêu cầu của tiết học. 2.2. Hướng dẫn học sinh nghe - viết a. Hướng dẫn chuẩn bị viết bài. - GV đọc đoạn chính tả 1 lượt: Từ “Thưa các bạn... lấm tấm mồ hôi” - HS đọc lại đoạn văn của bài. - Đoạn văn này kể chuyện gì ? + Đoạn văn trên có mấy câu ? ( 6 câu) + Những chữ nào trong đoạn văn được viết hoa ? (Chữ đầu câu, tên riêng). + Những dấu nào được dùng trong đoạn văn ? ( dấu chấm dấu hai chấm, dấu phẩy, dấu chấm cảm, dấu ngoặc kép). - Học sinh tự viết chữ ghi tiếng khó ( Hoàng, giày da, ) b. Học sinh nghe, viết vào vở. c. Chấm chữa bài: Chấm tại lớp 5 - 7 bài, nhận xét. 3. Hướng dẫn HS làm bài tập Bài tập 1: HS làm trong vở trắc nghiệm. - Cả lớp đọc thầm bài, GV giúp HS nắm vững yêu cầu của bài. HS làm bài. GV chữa bài và chốt lại lời giải đúng. Cả lớp chữa vào vở bài tập. Bài tập 2: GV giúp HS nắm vững yêu cầu của bài tập. - Hai HS lên bảng làm bài. - HS cả lớp làm bài vào vở. Chốt lại lời giải đúng. - xồm xoàm - ngồm ngoàm - sâu hoắm - oái oăm 4. Củng cố, dặn dò. - Nhận xét giờ học & hướng dẫn học sinh chuẩn bị bài sau. Toán Luyện tập I. Mục tiêu - Củng cố, luyện tập cách tìm một trong các phần bằng nhau của một số. - Vận dụng để giải các bài toán có nội dung thực tế. II. Hoạt động dạy học chủ yếu 1. Giới thiệu bài: GV nêu mục, đích yêu cầu tiết học 2 Hướng dẫn làm bài tập trong SBT ( tr31) Bài tập 1: - Học sinh đọc đề bài .Hướng dẫn mẫu. Mẫu: của 10 bông hoa là: 10 : 2 = 5 (bông) - GV hướng dẫn HS tự làm bài rồi chữa bài. HS trả lời miệng một số phép tính. - Chẳng hạn: a, của 12m là: 12: 3 = 4 (m) b, của 18 giờ là: 18 : 6 = 3 (giờ) Bài tập 2: - Học sinh đọc đề bài, phân tích đề bài. - HS tự làm và chữa bài. Số kg gạo cửa hàng đó đã bán là : 42 : 6 = 7 (kg) Đáp số : 7 kg Bài tập 3: HS khoanh tròn vào hình chia các phần bằng nhau rồi tô màu. 3.Củng cố, dặn dò GV cùng học sinh hệ thống lại bài học. dặn dò HS. Sinh hoạt tập thể Múa hát tập thể I. Mục tiêu - HS thực hiện các bài múa, hát tập thể như đã học. - Giáo dục HS yêu thích văn nghệ, tích cực tham gia các hoạt động tập thể. II. Chuẩn bị HS chuẩn bị các tiết mục văn nghệ như đã dặn ở hôm trước. III. Lên lớp GV nêu mục đích, yêu cầu giờ học Luyện tập các tiết mục văn nghệ đã chọn HS trao đổi theo nhóm Sau đó các nhóm lên trình diễn Cả lớp nhận xét, bình chọn tiết mục hay GV khen ngợi biểu dương. Cuối cùng cho cả lớp hát 1-2 bài 3. Sinh hoạt lớp a. Nhận xét các mặt tuần 5 1. Sách vở, đồ dùng học tập: 2. Vệ sinh trong, ngoài lớp: 3. Học bài và làm bài: 4. Nề nếp học tập, chuyên cần.... 5. Nề nếp xếp hàng ra, vào lớp... b. Xếp loại thi đua của từng tổ: Tổ 1: Tổ 2: Tổ 3: Tổ 4: c. Triển khai công tác tuần 6 - Chỉnh đốn nề nếp xếp hàng đầu giờ, cuối giờ, múa hát, thể dục giữa giờ. - Củng cố nề nếp truy bài đầu giờ, nhắc HS chuẩn bị bài ở nhà cho tốt. - Phát động phong trào thi đua học tập. BGH kí duyệt ................................................................................................................... .................................................................................................................... .................................................................................................................... ....................................................................................................................

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docTUAN5- buoi2.doc
Tài liệu liên quan