Thiết kế bài dạy tổng hợp các môn học lớp 5 - Tuần học 25

I. MỤC TIÊU

- Dựa vào lời kể của GV và tranh minh hoạ, kể lại được từng đoạn và toàn bộ câu chuyện Vì muôn dân.

- Biết trao đổi để làm rõ ý nghĩa: Trần Hưng Đạo là người cao thượng biết câch cư xử vì đại nghĩa.

- Rèn kỹ năng nghe:

 + Nghe GV kể chuyện, nhớ câu chuyện.

 + HS biết trao đổi, thảo luận với bạn bè về ý nghĩa của câu chuyện.

II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC

- Tranh minh hoạ trong SGK.

- Giấy to vẽ lược đồ quan hệ gia tộc của các nhân vật trong truyện.

 

docx24 trang | Chia sẻ: vudan20 | Lượt xem: 572 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Thiết kế bài dạy tổng hợp các môn học lớp 5 - Tuần học 25, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ớng dẫn viên du lịch và giới thiệu với khách du lịch về văn hóa, kinh tế, danh lam thắng cảnh, hoặc di tích lịch sử của Việt Nam. - HS thảo luận nhóm 6 chuẩn bị đóng vai. - Đại diện một số nhóm lên đóng vai. - Các nhóm khác nhận xét, bổ sung. - GV nhận xét, khen các nhóm đóng vai tốt. 4. Củng cố, dặn dò: 3’ - Nhận xét tiết học. - Dặn dò HS về nhà học bài và chuẩn bị bài sau. * * * * * * * * * * * * ========= * * * * * * * * * * * * TOÁN ÔN TẬP I. MỤC TIÊU Giúp HS về: - Tỉ số phần trăm và giải toán liên quan đến tỉ số phần trăm. - Thu thập và xử lí thông tin từ biểu đồ hình quạt. - Nhận dạng, tính diện tích, tính thể tích một số hình đã học. II. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC CHỦ YẾU 1. Ổn định : 1’ 2. Hướng dẫn HS ôn tập: 32’ - GV chép đề bài lên bảng: Phần 1: Hãy khoanh vào chữ đặt trước câu trả lời đúng. viết dưới dạng số thập phân là: A. 25 B. 2,5 C. 0,25 D. 0,025 2)Một lớp học có 30 HS, trong đó có 18 HS nữ. Tìm tỉ số phần trăm của số HS nữ và số HS của cả lớp. A. 18% B. 30% C. 40% D. 60% Kết quả điều tra về ý thích đối với 1số môn thể thao của 100 HS lớp 5 được biểu hiện trên biểu đồ hình quạt bên. Đá bóng: 60%; Chạy: 12%; Đá cầu: 13%; Bơi: 15% Trong 100 HS đó, số HS thích bơi là: A. 12 HS B. 13 HS C. 15 HS D. 60 HS Đá bóng (60%) Bơi (15%) Đá cầu (13%) Chạy (12%) 4) Diện tích phần tô đậm trong hình chữ nhật là: A. 14cm2 B. 20cm2 C. 24cm2 D. 34cm2 12cm 4cm 5cm Phần 2: Đặt tính rồi tính: 45,25 + 8,46 812,78- 31,457 3,46 x 5,7 32,5: 0,5 Giải bài toán: Một căn phòng dạng hình hộp chữ nhật có chiều dài 6m, chiều rộng 4,5m, chiều cao 3,8m. Tính diện tích xung quanh, diện tích toàn phần và thể tích căn phòng đó. 4. Củng cố, dặn dò: 3’ - GV nhận xét giờ học. - Dặn HS về xem trước bài sau. * * * * * * * * * * * * ========= * * * * * * * * * * * * TOÁN BẢNG ĐƠN VỊ ĐO THỜI GIAN I. MỤC TIÊU Biết: - Tên gọi, ký hiệu của các đơn vị đo thời gian đã học và mối quan hệ giữa một số đơn vị đo thời gian thông dụng. - Một năm nào đó thuộc thế kỷ nào. - Đổi đơn vị đo thời gian. II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC Bảng đơn vị đo thời gian. III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC CHỦ YẾU 1. Ổn định : 1’ 2. Kiểm tra bài cũ: 3’ - HS làm bài 3 trong VBT của tiết trước. - GV NX đánh giá từng HS. 3. Dạy bài mới: 30’ a. Giới thiệu bài: Nêu mục tiêu bài học. b. Ôn tập các đơn vị đo thời gian: - HS thảo luận với bạn nêu tên các đơn vị đo thời gian đã học và mối quan hệ giữa các đơn vị đo thới gian đó. ? 1 thế kỉ có bao nhiêu năm? 1 năm có bao nhiêu tháng? 1 năm có bao nhiêu ngày? ? Năm nhuận có bao nhiêu ngày ? Sau bao nhiêu năm thì có năm nhuận? ? Năm 2000 là năm nhuận, năm nhuận tiếp theo là năm nào? ? 1 ngày có bao nhiêu giờ? 1 giờ có bao nhiêu phút? 1 phút có bao nhiêu giây ? - HS trả lời GV ghi tóm tắt lên bảng như trong SGK. c. Đổi đơn vị đo thời gian: - HS đổi các đơn vị đo: 5 năm =? Tháng; 3giờ = ? phút giờ = ? phút ; 180 phút = ? giờ - Gọi HS nêu kết quả và cách làm. - GV chốt lại cách đổi. d. Luyện tập Bài 1: Gọi 1HS đọc đề - HS thảo luận nhóm đôi tự làm bài vào vở, 1 HS làm trên bảng. - HS nêu cách tính thể kỉ. - HS dưới lớp đổi vở KT – Gọi HS NX bài làm trên bảng. - GV chữa bài và nhận xét đánh giá HS. Bài 2: Gọi 1HS đọc đề bài. ? Nêu y/c bài tập? - HS tự làm bài vào vở, 2 HS làm trên bảng. ? Giải thích cách đổi 3,5 năm = ? tháng. - Gọi HS NX chữa bài trên bảng – Dưới lớp đổi vở kiểm tra bài. - GVNX đánh giá từng học sinh. Bài 3a: Gọi 1HS đọc đề bài. ? BT yêu cầu gì? - HS tự làm bài vào vở, 2 HS làm trên bảng. - Gọi HS NX chữa bài trên bảng. - HS làm nhanh làm các ý còn lại, đọc bài làm, nhận xét. 4. Củng cố, dặn dò: 3’ - Yêu cầu học sinh nhắc lại bảng đơn vị đo thời gian. - NX đánh giá tiết học – Dặn dò: CBị bài sau. * * * * * * * * * * * * ========= * * * * * * * * * * * * CHÍNH TẢ Nghe – viết : AI LÀ THUỶ TỔ CỦA LOÀI NGƯỜI I. MỤC TIÊU - HS nghe – viết đúng, trình bày đẹp bài Ai là thuỷ tổ của loài người; không sai quá 5 lỗi. - Tìm được các tên riêng trong truyện Dân chơi đồ cổ và năm được quy tắc viết hoa tên riêng (BT2). II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC - VBT III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC CHỦ YẾU 1. Ổn định : 1’ 2. Kiểm tra bài cũ: 3’ - Gọi 3 HS lên bảng viết các tên riêng: Hoàng Liên Sơn, Phan- xi-păng, Sa Pa, Trường Sơn, lớp làm vào nháp. - GV nhận xét, đánh giá. 3. Dạy bài mới: 30’ a. Giới thiệu bài: GV nêu mục tiêu của tiết học. b. Hướng dẫn HS nghe- viết: Trao đổi về ND bài viết. - Yêu cầu HS đọc đoạn văn + Bài văn cho biết điều gì? Hướng dẫn viết từ khó. ? Em hãy tìm các từ khó viết ? ( truyền thuyết, chúa trời, A- đam, ê- va, Nữ Oa, ấn Độ, Bra- hma, Sác -lơ Đác-uyn.) - YC HS đọc và viết các từ khó. ? Em hãy nêu quy tắc viết hoa tên người, tên địa lý nước ngoài ? - GV nhận xét câu trả lời của HS. Viết chính tả. - GV đọc cho HS viết. - GV đọc lại toàn bài chính tả, HS soát lại bài, tự phát hiện lỗi và sửa lỗi. - Từng cặp HS đổi vở soát lỗi cho nhau. c. Thu, chấm bài. - GV thu nhận xét 8 – 10 bài. - GV nêu nhận xét chung. d. Hướng dẫn HS làm bài tập chính tả: Bài tập 2: - Gọi 1HS đọc yêu cầu của bài và mẩu chuyện vui Dân chơi đồ cổ. - Gọi HS đọc phần chú giải. - Giải thích: Cửu Phủ là tên một loại tiền cổ ở Trung Quốc thời xưa. - Tổ chức cho HS làm bài tập theo nhóm 2. - Đại diện trình bày. Gọi HS nhận xét bài làm của các nhóm. - GV nhận xét đánh giá. - GV nhận xét, chốt lời giải đúng: ? Em có suy nghĩ gì về tính cách của anh chàng mê đồ cổ đó? 4. Củng cố, dặn dò: 3’ - GV nhận xét tiết học. - Yêu cầu HS nhớ quy tắc viết hoa tên người nước ngoài.Về CB bài sau. * * * * * * * * * * * * ========= * * * * * * * * * * * * KHOA HỌC ÔN TẬP:VẬT CHẤT VÀ NĂNG LƯỢNG (Tiết 1) I. MỤC TIÊU Sau bài học, hs được củng cố về : - Các kiến thức phần Vật chất và năng lượng và các kĩ năng quan sát thí nghiệm. - Những kĩ năng về bảo vệ môi trường, giữ gìn sức khoẻ liên quan tới nội dung phần Vật chất và năng lượng. - Yêu thiên nhiên và có thái độ trân trọng các thành tựu khoa học kĩ thuật. GDMT: Giáo dục học sinh sử dụng tiết kiệm và có hiệu quả nguồn năng lượng sạch, điều đó giúp ích cho chúng ta bảo vệ môi trường trong lành không ô nhiễm II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC - Thông tin và hình trang 101,102 SGK - Bảng con (chơi trò chơi) III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC CHỦ YẾU Giới thiệu bài:Gv giới thiệu yêu cầu bài học, tên bài học. Hoạt động 1 :Trò chơi “Ai nhanh,ai đúng” *Mục tiêu :Củng cố cho HS kiến thức về tính chất của một số vật liệu và sự biến đổi hoá học. *Cách tiến hành - 1 HS làm quản trò đọc các câu hỏi như trang 100,101 SGK - HS viết nhanh kết quả vào bảng con. - GV nhận xét 1- d ;2- b ; 3- c ; 4- b ; 5- b ; 6- c Câu 7 :Nhiệt độ xảy ra sự biến đổi hoá học : a) Nhiệt độ bình thường b) Nhiệt độ cao c) Nhiệt độ bình thường d) Nhiệt độ bình thường * Củng cố : GDMT: hãy sử dụng tiết kiệm và có hiệu quả nguồn năng lượng sạch, điều đó giúp ích cho chúng ta bảo vệ môi trường trong lành không ô nhiễm Bảo vệ môi trường, giữ gìn sức khoẻ Yêu thiên nhiên và có thái độ trân trọng các thành tựu khoa học kĩ thuật. Gv nhận xét tiết học. Dặn dò * * * * * * * * * * * * ========= * * * * * * * * * * * * Thứ ba ngày 05 tháng 03 năm 2019 TẬP ĐỌC CỬA SÔNG I. MỤC TIÊU - Đọc lưu loát, diễn cảm bài thơ: giọng đọc nhẹ nhàng, tha thiết, gắn bó. - Hiểu ý nghĩa của bài thơ: Qua hình ảnh cửa sông, tác giả ca ngợi nghĩa tình thuỷ chung, biết nhớ cội nguồn. (Trả lời được các câu hỏi 1,2,3; thuộc 3, 4 khổ thơ) II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC - Tranh minh hoạ bài đọc trong SGK. III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC CHỦ YẾU 1. Ổn định : 1’ 2. Kiểm tra bài cũ: 3’ - 2 HS đọc bài Phong cảnh đền Hùng và trả lời 1-2 câu hỏi về nội dung bài. - GV nhận xét, đánh giá. 3. Dạy bài mới: 30’ a. Giới thiệu bài: - Cho HS quan sát tranh minh hoạ và mô tả những gì vẽ trong tranh. - Giới thiệu bài. b. Hướng dẫn HS luyện đọc và tìm hiểu bài: Luyện đọc: - Gọi 1 HS đọc toàn bài. - 6 HS nối tiếp nhau đọc từng khổ thơ của bài (2, 3 lượt). - GV sửa lỗi phát âm, ngắt nghỉ cho HS. - GV giúp HS hiểu nghĩa các từ khó trong bài: cần câu uốn cong lưỡi sóng : ngọn sóng uốn cong tưởng như cần câu bị uốn. - HS luyện đọc theo cặp. - 1HS đọc toàn bài. - GV đọc mẫu toàn bài, nêu giọng đọc. Tìm hiểu bài: - GV hướng dẫn HS đọc thầm; tổ chức cho HS suy nghĩ, trao đổi thảo luận, trả lời các câu hỏi tìm hiểu nội dung trong SGK. ? Trong khổ thơ đầu, tác giả dùng những từ ngữ nào để nói về nơi cửa sông đổ ra biển? (Là cửa nhưng không then, khóa/ Cũng không khép lại bao giờ.) ? Theo em cách giới thiệu ấy có gì hay? + GV giảng: cách nói cửa sông của tác giả rất đặc biệt. Nó làm cho người đọc cảm thấy cửa sông rất thân quen ? Theo bài thơ, cửa sông là một địa điểm đặc biệt như thế nào? ? Phép nhân hóa ở khổ thơ cuối giúp tác giả nói điều gì về tấm lòng của cửa sông đối với cội nguồn? ? Em hãy nêu ND chính của bài? - HS nêu ND, GV ghi bảng. - Gọi HS nêu lại ND. Học thuộc lòng bài thơ: - Gọi 6 HS đọc tiếp nối. - 1 HS nêu cách đọc, HS khác bổ sung, GV thống nhất giọng đọc. - Luyện đọc diễn cảm khổ thơ 4, 5: + GVđọc mẫu. + HS luyện đọc diễn cảm đoạn theo cặp. + Tổ chức cho HS thi đọc diễn cảm. + HS nhẩm thuộc lòng 3, 4 khổ thơ. + 3 HS thi đọc diễn cảm và đọc thuộc lòng trước lớp. + Bình chọn, nhận xét đánh giá. 4. Củng cố, dặn dò: 3’ ? Em cảm nhận được điều gì qua bài thơ? - GV nhận xét tiết học. - HS về đọc lại toàn bài. CB bài sau. * * * * * * * * * * * * ========= * * * * * * * * * * * * TOÁN CỘNG SỐ ĐO THỜI GIAN I. MỤC TIÊU Giúp HS biết : - Thực hiện phép cộng số đo thời gian. - Vận dụng giải các dạng toán đơn giản. II. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC CHỦ YẾU 1. Ổn định : 1’ 2. Kiểm tra bài cũ: 3’ - HS làm bài tập của tiết trước - GV NX đánh giá từng HS. 3. Dạy bài mới: 30’ a. Giới thiệu bài:Nêu mục tiêu bài học. b.Ví dụ 1: GV nêu ví dụ trong SGK. - YC HS nêu phép tính tương ứng. 3giờ 15 phút + 2 giờ 35 phút = ? - HS thảo luận nhóm 2 tìm cách đặt tính và tính. - Gọi HS lên bảng tính kết quả. c. Ví dụ 2: GV nêu ví dụ 2. - HS đặt tính và tính. 22 phút 58 giây + 23 phút 25 giây - HS NX và đổi 83 giây = 1phút 23 giây. ? Khi cộng số đo thời gian ta làm thế nào? - Gọi HS nêu lại cách cộng số đo thời gian. d. Luyện tập : Bài 1: (dòng 1, 2) GV YC HS đọc đề và làm bài, 2 HS làm trên bảng. - Gọi HS NX bài làm của bạn trên bảng. ? Khi kết quả có đơn vị lớn hơn hoặc bằng 60 thì cần làm gì? - Lớp nghe NX và bổ sung. - GV NX và đánh giá HS. Bài2: Gọi 1HS đọc đề, HS tự làm bài vào vở. - HS dưới lớp trình bày cách làm. - HS, GV chữa bài và đánh giá HS. *Bài 1: (dòng còn lại giành cho HS làm nhanh) 4. Củng cố, dặn dò: 3’ ? Nhắc lại cách cộng số đo thời gian? - NX đánh giá tiết học. - Dặn dò: CBị bài sau. * * * * * * * * * * * * ========= * * * * * * * * * * * * MĨ THUẬT THƯỜNG THỨC MĨ THUẬT: XEM TRANH BÁC HỒ ĐI CÔNG TÁC I. MỤC TIÊU - Hs tiếp xúc, làm quen với tác phẩm Bác Hồ đi công tác và hiểu vài nét về hoạ sĩ Nguyễn Thụ - Hs nhận xét được sơ lược về hình ảnh và màu sắc trong tranh. - Hs cảm nhận được vẻ đẹp của bức tranh. II. CHUẨN BỊ Sưu tầm tranh về Bác Hồ của các hoạ sĩ III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC *Giới thiệu bài:Gv giới thiệu yêu cầu bài học, tên bài học. Hoạt động 1: Giới thiệu vài nét về họa sĩ Nguyễn Thụ *Mục tiêu: Hs tiếp xúc, làm quen với tác phẩm Bác Hồ đi công tác và hiểu vài nét về hoạ sĩ Nguyễn Thụ *Cách tiến hành - Hs đọc mục 1 trang 77 SGK - Hs nêu tiểu sử của họa sĩ Nguyễn Thụ - Nhận xét Hoạt động 2:Xem tranh *Mục tiêu: Hs nhận xét được sơ lược về hình ảnh và màu sắc trong tranh *Cách tiến hành - Hs đọc mục 2 trang 55 SGK - Gv đặt câu hỏi+Hs trả lời : ?vHình ảnh chính của bức tranh là gì ? ? Hình ảnh phụ của bức tranh là những hình ảnh nào ? ? Có những màu chính nào trong tranh ? - Nhận xét Hoạt động 3:Nhận xét, đánh giá GD- Yêu quý kính trọng Bác thể hiện bằng những việc làm theo 5 điều Bác dạy - Gv nhận xét chung tiết học, khen ngợi các nhóm và cá nhân tích cực phát biểu ý kiến xây dựng bài. - Dặn dò * * * * * * * * * * * * ========= * * * * * * * * * * * * Thứ năm ngày 07 tháng 3 năm 2019 TOÁN TRỪ SỐ ĐO THỜI GIAN I. MỤC TIÊU - Biết cách thực hiện trừ hai số đo thời gian. - Vận dụng giải các bài toán đơn giản. II. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC CHỦ YẾU 1. Ổn định : 1’ 2. Kiểm tra bài cũ: 3’ - HS làm bài tập của tiết trước. - GV NX đánh giá từng HS. 3. Dạy bài mới: 30’ a. Giới thiệu bài: Nêu mục tiêu bài học. b. Tìm hiểu bài: Ví dụ 1: GV nêu ví dụ trong SGK. - YC HS nêu phép tính tương ứng. 15giờ 55 phút -13 giờ10 phút = ? - HS thảo luận nhóm 2 tìm cách đặt tính và tính. - Gọi HS lên bảng tính kết quả. Ví dụ 2: GV nêu ví dụ 2 như SGK. - 1 HS nêu tóm tắt bài toán. ? Để tìm được Bình chạy hết ít hơn Hoà bao nhiêu giây ta làm tn? - HS đặt tính. 2phút 20 giây - 2 phút 45 giây ? Em có thực hiện được phép trừ ngay không? Vì sao? - HS thảo luận theo cặp để tìm cách thực hiện như SGK. ? Khi trừ số đo thời gian ta làm thế nào? ? Khi trừ thực hiện số đo thời gian mà số đo theo đơn vị nào đó ở số bị trừ bé hơn số đo tương ứng ở số trừ thòi làm tn? - Gọi HS nêu lại cách trừ số đo thời gian. c. Luyện tập: Bài 1: GV YC HS đọc đề và làm bài. - 2 HS làm trên bảng. - Gọi HS NX bài làm của bạn trên bảng. - Y/c HS nêu cách làm. - Lớp nghe NX và bổ sung. - GV NX và đánh giá HS. Bài 2: Tổ chức cho HS làm tương tự bài tập 1. *Bài 3: (HS làm nhanh) Gọi 1HS đọc đề. ? Bài tập y/c gì? - HS tự làm bài vào vở. - HS đọc bài làm. - HS khác NX, GV chữa bài và nhận xét đánh giá HS. 4. Củng cố, dặn dò: 3’ ? Nêu cách trừ số đo thời gian? - NX đánh giá tiết học. Dặn dò: CBị bài sau. * * * * * * * * * * * * ========= * * * * * * * * * * * * KHOA HỌC ÔN TẬP :VẬT CHẤT VÀ NĂNG LƯỢNG I. MỤC TIÊU Sau bài học, hs được củng cố về : - Các kiến thức phần Vật chất và năng lượng và các kĩ năng quan sát thí nghiệm. - GDMT: Những kĩ năng về bảo vệ môi trường, giữ gìn sức khoẻ liên quan tới nội dung phần Vật chất và năng lượng. - Yêu thiên nhiên và có thái độ trân trọng các thành tựu khoa học kĩ thuật. II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC - Thông tin và hình trang 101,102 SGK - Bảng con (chơi trò chơi) III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC CHỦ YẾU Giới thiệu bài:Gv giới thiệu yêu cầu bài học, tên bài học. Hoạt động 2:quan sát và trả lời câu hỏi *Mục tiêu : Củng cố các kiến thức về việc sử dụng 1 số nguồn năng lượng *Cách tiến hành - Gv yêu cầu HS quan sát các hình và trả lời câu hỏi trang 102 SGK - HS trả lời trước lớp - Nhận xét : a)Năng lượng cơ bắp của con người b)Năng lượng chất đốt từ xăng. c)Năng lượng gió d)Năng lượng chất đốt từ xăng e)Năng lượng nước g)Năng lượng chất đốt từ than đá h)Năng lượng mặt trời GDMT : Nững năng lượng nào có lợi cho môi trường trong sạch ? Tại sao lại gọi là năng luợng sạch ? Nêu một số VD những năng lượng đó được áp dụng trong cuộc sống – Em sẽ làm gì để giữ gìn những năng lượng đó Hoạt động3 :Trò chơi “Thi kể tên các dụng cụ, máy móc sử dụng điện “ *Mục tiêu : Củng cố cho HS kiến thức về việc sử dụng điện *Cách tiến hành - Gv chia lớp thành 2 nhóm, mỗi nhóm 5 em lên chơi trò chơi “tiếp sức “ - Gv hướng dẫn cách chơi - Hs chơi Thi kể tên các dụng cụ, máy móc sử dụng điện - Nhận xét, tuyên dương đội thắng cuộc GDMT : Năng lượng đện có được gọi là nguồn năng lượng sạch không ? vì sao ? KL : có, vì khi sử dụng năng lượng này không làm ô nhiễm môi trường * Củng cố : - Gv nhận xét tiết học. Dặn dò * * * * * * * * * * * * ========= * * * * * * * * * * * * LUYỆN TỪ VÀ CÂU LIÊN KẾT CÁC CÂU TRONG BÀI BẰNG CÁCH LẶP TỪ NGỮ I. MỤC TIÊU - Hiểu và nhận biết được những từ ngữ lặp dùng để liên kết câu (ND Ghi nhớ); hiểu được tác dụng của việc lặp từ ngữ. - Biết cách sử dụng cách lặp từ ngữ để liên kết câu; làm được các BT ở mục III. II. II. II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC - Câu văn ở bài tập 1 phần Nhận xét viết sẵn trên bảng lớp. III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC CHỦ YẾU 1. Ổn định : 1’ 2. Kiểm tra bài cũ: 3’ - Gọi 2 HS làm lại bài 1,2 tiết trước. Lớp theo dõi, nhận xét. - GV nhận xét, đánh giá. 3. Dạy bài mới: 30’ a. Giới thiệu bài: GV nêu mục tiêu của tiết học. b. Phần nhận xét. Bài tập1: Gọi 1HS đọc YC và ND của BT. ? Bài tập y/c gì? - Yêu cầu HS tự làm và trình bày bài làm. - Gọi HS nhận xét. - GV kết luận lời giải đúng, nhận xét đánh giá. + GV: từ đền ở câu sau là được lặp lại từ đền ở câu trước. Bài tập 2: Gọi 1HS đọc YC của bài. ? Nêu y/c bài tập 2? - GV : Sau khi thay thế, các em hãy đọc lại cả 2 câu và thử xem 2 câu trên có còn ăn nhập với nhau không? - YC HS làm bài theo cặp. - Gọi HS phát biểu ý kiến. Cả lớp và GV nhận xét, chốt lại: Bài tập 3: ? Việc lặp lại từ trong đoạn văn có tác dụng gì? + GV kết luận: Hai câu văn trên cùng nói về một đối tượng là ngôi đền Thượng. Từ đền giúp ta nhận ra sự liên kết chặt chẽ về nội dung giữa hai câu trên. Nếu không có sự liên kết giữa các câu văn thì sẽ không tạo thành đoạn văn, bài văn c. Ghi nhớ: - Yêu cầu 1 số HS đọc ghi nhớ. - Gọi HS đặt câu ghép có nối bằng cách lặp từ ngữ. - Nhận xét, khen ngợi HS hiểu bài, đặt câu đúng. d. Phần luyện tập: Bài tập 2: Gọi 1 HS đọc yêu cầu của bài. - Yêu cầu HS làm bài vào VBT. - HS trình bày kết quả. Gọi HS nhận xét bài. - GV NX kết luận lời giải đúng. 4. Củng cố, dặn dò: 3’ ? Để liên kết một câu với câu đứng trước nó ta có thể làm như thế nào? - GV nhận xét tiết học - Học bài và chuẩn bị bài sau. * * * * * * * * * * * * ========= * * * * * * * * * * * * TẬP LÀM VĂN TẢ ĐỒ VẬT (Kiểm tra viết) I. MỤC TIÊU - Viết được bài văn đủ 3 phần (MB, TB, KB), rõ ý, dùng từ, đặt câu đúng, lời văn tự nhiên. - Rèn kĩ năng trình bày. II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC - Vở viết văn. Một số tranh ảnh minh hoạ. III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC CHỦ YẾU 1. Ổn định : 1’ 2. Kiểm tra bài cũ: 3’ - Kiểm tra đoạn văn đã được viết lại của một số HS. - GV nhận xét, đánh giá. 3. Dạy bài mới: 30’ a. Giới thiệu bài: - GV nêu y/c của tiết học. b. Hướng dẫn HS làm bài: - Gọi HS đọc 5 đề kiểm tra trên bảng. - Nhắc HS: các em có thể viết theo một đề bài khác với đề bài đã chọn trong tiết học trước. Nhưng tốt nhất là viết theo đề bài tiết trước đã chọn. - Gọi 2-3 HS nêu lại dàn ý bài. c. HS làm bài: - HS viết bài, GV quan sát chung. - Thu, chấm bài. - Nêu nhận xét chung. 4. Củng cố, dặn dò: 3’ - Nhận xét chung về ý thức làm bài của HS. - Về CB bài: Tập viết đoạn đối thoại * * * * * * * * * * * * ========= * * * * * * * * * * * * KĨ THUẬT LẮP XE BEN I. MỤC TIÊU - Chọn đúng và đủ số lượng các chi tiết để lắp xe ben. - Biết cách lắp và lắp được xe ben theo mẫu. Xe lắp tương đối chắc chắn và có thể di chuyển được. * Với HS khéo tay: Lắp được xe ben theo mẫu. Xe lắp chắc chắn, chuyển động dễ dàng, thùng xe nâng lên, hạ xuống được. II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC - Mẫu xe ben đã lắp sẵn. - Bộ lắp ghép mô hình kĩ thuật. III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC CHỦ YẾU TIẾT 2 * Hoạt động 3:HS thực hành lắp xe ben: a, Chọn chi tiết: - HS chọn đúng và đủ các chi tiết và xếp từng loại vào nắp hộp. - GV kiểm tra HS chọn các chi tiết. b, Lắp từng bộ phận : - Gọi 1 HS đọc lại phần ghi nhớ để toàn lớp nắm vững quy trình. - Y/c HS QS kĩ các hình và đọc từng bước lắp. - GV lưu ý HS lắp đúng vị trí, thứ tự, số vòng hãm mỗi trục bánh xe. - GV theo dõi và uốn nắn. c, Lắp ráp xe ben ( H1) - HS lắp ráp xe ben theo các bước trong SGK. - Chú ý bước lắp ca bin. - Nhắc HS sau khi lắp xong, cần kiểm tra sự nâng lên, hạ xuống của thùng xe. *Hoạt động 4: Đánh giá sản phẩm. - Tổ chức cho HS trưng bày theo nhóm. - GV nêu lại những tiêu chuẩn đánh giá SP theo yêu cầu. - Cử nhóm 3 HS dựa vào tiêu chuẩn để đánh giá sản phẩm của bạn. - GV nhận xét đánh giá kết quả học tập của HS. - Nhắc HS tháo các chi tiết và xếp vào hộp. 3. Nhận xét, dặn dò: 2’ - GV nhận xét tiết học. - Đọc trước bài sau. * * * * * * * * * * * * ========= * * * * * * * * * * * * Thứ sáu ngày 08 tháng 03 năm 2019 TOÁN LUYỆN TẬP I. MỤC TIÊU Sau bài học, học sinh biết: - Cộng, trừ số đo thời gian. - Vận dụng giải các bài toán có nội dung thực tế. II. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC CHỦ YẾU 1. Ổn định : 1’ 2. Kiểm tra bài cũ: 3’ - HS làm bài tập của tiết trước. - GV NX đánh giá từng HS. 3. Dạy bài mới: 30’ a. Giới thiệu bài: Nêu mục tiêu bài học. b. Hướng dẫn làm bài tập: Bài1b: Gọi HS đọc đề. - HS tự làm bài vào vở, 2 HS làm trên bảng. - Gọi HS nhận xét, giải thích cách làm. Bài2: Gọi HS đọc đề. ? Bài toán y/c em làm gì? ? Cộng số đo thời gian có nhiều đơn vị đo, ta làm tn? ? Trong trường hợp các số đo theo đơn vị phút và giâylớn hơn 60 thì làm tn? - HS tự làm bài vào vở, 3 HS làm trên bảng. - Gọi HS NX bài làm trên bảng - HS dưới lớp đổi vở KT. - GV chữa bài và nhận xét, đánh giá HS. Bài3: Gọi 1HS đọc đề bài. ? Nêu cách trừ số đo thời gian? ? Trong trường hợp số đo theo đơn vị nào đó của số bị trừ bé hơn số đo tương ứng ở số trừ thì làm tn? - HS tự làm bài vào vở, 3 HS làm trên bảng. - HS NX chữa bài trên bảng. - GV NX cho điểm từng học sinh. ? Qua các bài tập trên em hãy nhắc lại cách cộng trừ số đo thời gian? *Bài1a: (HS khá, giỏi) - HS tự làm bài vào vở. - Gọi HS đọc bài làm, giải thích cách làm. - Nhận xét, sửa chữa. *Bài4: (HS khá, giỏi) - Gọi 1HS đọc đề bài, trao đổi với bạn để tìm cách giải. - Gọi HS trình bày cách giải, HS khác nhận xét bổ sung. - HS giải vào buổi 2. 4. Củng cố, dặn dò: 3’ ? Bài học giúp em ôn tập, củng cố về kiến thức nào? - NX đánh giá tiết học. - Dặn dò: CBị bài sau. * * * * * * * * * * * * ========= * * * * * * * * * * * * LUYỆN TỪ VÀ CÂU LIÊN KẾT CÁC CÂU TRONG BÀI BẰNG CÁCH THAY THẾ TỪ NGỮ I. MỤC TIÊU - Hiểu thế nào là liên kết câu bằng cách thay thế từ ngữ (ND Ghi nhớ). - Biết sử dụng cách thay thế từ ngữ để liên kết câu và hiểu được tác dụng của việc thay thế đó (Làm được 2 BT ở mục III). II. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC CHỦ YẾU 1. Ổn định : 1’ 2. Kiểm tra bài cũ: 3’ - HS làm lại bài tập 2 của tiết trước. - GV nhận xét, đánh giá. 3. Dạy bài mới: 30’ a. Giới thiệu bài: GV nêu MĐ, YC của tiết học. b. Tìm hiểu ví dụ: Bài tập 1: Gọi HS đọc YC của BT1. - Yêu cầu HS tự làm. - Yêu cầu HS đọc thầm 2 lại đoạn văn. - HS phát biểu. - Lớp nhận xét, bổ sung. - GV nhận xét, kết luận đúng. - GV gọi HS đọc lại bài đúng. Bài tập 2: Gọi HS đọc YC của bài, suy nghĩ làm bài. - YC HS tự làm bài. - Gọi HS phát biểu ý kiến. Cả lớp và GV nhận xét, chốt lại: c. Ghi nhớ - Yêu cầu HS đọc ghi nhớ. - 2 HS đọc lại nội dung cần ghi nhớ. d. Phần luyện tập Bài tập 1: Gọi HS đọc yêu cầu và nội dung bài. - YC HS tự làm vào VBT. - Yêu cầu 1- 2 HS đọc kết quả. - Gọi HS nhận xét bài bạn làm của bạn. GV chốt lời giải đúng: + từ anh( ở câu 2) thay cho Hai Long ( ở câu 1) + Người liên lạc ( câu 40 thay cho người đặt hộp thư (câu 2) + Từ anh (câu 4 thay cho Hai Long (câu 1) +đó( câu 5) thay cho những vật gợi ra hình chữ V (câu 4) - GV NX kết luận : Việc thay thế từ ngữ trong đoạn văn trên có tác dụng liên kết câu. 4. Củng cố, dặn dò: 3’ ? Bài tập đọc cho em biết điều gì? - GV nhận xét. Học bài và chuẩn bị bài sau. * * * * * * * * * * * * ========= * * * * * * * * * * * * TẬP LÀM VĂN TẬP VIẾT ĐOẠN ĐỐI THOẠI I. MỤC TIÊU - Dựa theo truyện Thái sư Trần Thủ Độ và những gợi ý của GV viết tiếp các lời đối thoại trong màn kịch với ND phù hợp (BT2). * HS biết phân vai để đọc lại màn kịch (BT2,3). II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC - Tranh vẽ hoặc ảnh chụp 1 số vật dụng trong bài. III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC CHỦ YẾU 1. Ổn định : 1’ 2. Kiểm tra bài cũ: 3’ - Kiểm tra bài chuẩn bị của HS. Nhận xét sự chuẩn bị của HS. 3. Dạy bài mới: 30’ a. Giới thiệu bài: - GV nêu MĐ, YC của tiết học. b. Hướng dẫn HS luyện tập Bài tập 1: - Gọi HS đọc nội dung BT1 trong SGK. - Yêu cầu HS đọc thầm trích đoạn của truyện Thái sư Trần Thủ Độ. Bài tập 2: Gọi 1 HS đọc yêu cầu của BT 2. ? BT yêu cầu gì? - HS làm việc theo nhóm 5 hoàn thành BT. - Gọi đại diện các nhóm trình bày. - GV nhận xét, sửa chữa những chỗ chưa đạt yêu cầu. *Bài tập 3: (HS làm nhanh) Gọi HS đọc yêu cầu của BT. - GV nhắc HS: Chọn hình thức đọc phân vai màn kịch. - Các nhóm tự phân vai ( thời gian cho mỗi nhóm 5 phút) - Gọi 3 nhóm lên trình bày. Lớp bình chọn nhóm đọc lại màn kịch sinh động, tự nhiên, hấp dẫn. - GV nhận xét, đánh giá. 4. Củng cố, dặn dò: 3’ - Nhận xét tiết học. - HS về nhà viết lại dàn ý và CB viết hoàn chỉnh bài văn tả đồ vật. * * * * * * * * * * * * ========= * * * * * * * * * * * * KỂ CHUYỆN VÌ MUÔN DÂN I. MỤC TIÊU - Dựa vào lời kể của GV và tranh minh hoạ, kể lại được từng đoạn và toàn bộ câu chuyện Vì muôn dân. - Biết trao đổi để làm rõ ý nghĩa: Trần Hưng Đạo là người cao thượng biết câch cư xử vì đại nghĩa. - Rèn kỹ năng nghe: + Nghe GV kể chuyện, nhớ câu chuyện. + HS biết trao đổi, thảo luận với bạn bè về ý nghĩa của câu chuyện. II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC - Tranh minh hoạ trong SGK. - Giấy to vẽ lược đồ quan hệ gia tộc của các nhân vật trong truyện. III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC CHỦ YẾU 1. Ổn định : 1’ 2. Kiểm

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docxGiao an Tuan 25 Lop 5_12539231.docx
Tài liệu liên quan