I. Mục tiêu:
- Củng cố kiến thức gấp một số lên nhiều lần.
- Phân biệt nhiều hơn một số đơn vị với gấp lên một số lần.
II. Đồ dùng dạy học: Vở bài tập
III. Hoạt động dạy học
1. Giới thiệu bài: GV nêu mục đích yêu cầu giờ học.
2. Thực hành
Bài tập 1: GV cho HS đọc và nêu yêu cầu của bài rồi làm bài và chữa bài.
a, Gấp 6kg lên 4 lần được: 6 x 4 = 24 (kg)
b, Gấp 5 lít lên 8 lần được : 5 x 8 = 40 (lít)
c, Gấp 4 giờ lên 2 lần được: 4 x 2 = 8 (giờ)
8 trang |
Chia sẻ: trang80 | Lượt xem: 742 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án các môn học lớp 3 (buổi chiều) - Tuần 7, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần7
Thứ hai ngày 19 tháng 10 năm 2009
Toán
Luyện tập
I. Mục tiêu
- HS học thuộc bảng nhân 7.
- Củng cố ý nghĩa của phép nhân và giải bài toán bàng phép nhân.
II. Đồ dùng dạy học: Sách bài tập.
III. Hoạt động dạy học
1. Giới thiệu bài: GV nêu mục đích yêu cầu giờ học.
2. Luyện tập.
Hướng dẫn HS làm các bài trong sách bài tập toán (tr.39)
Bài tập 1:HS nêu yêu cầu, lần lượt nối tiếp nhau đọc kết quả của các phép tính.
Chẳng hạn:
7 x 2 = 14 7 x 5 = 35 7 x 6 = 42 0 x 7 = 0
7 x 4 = 28 7 x 3 = 21 7 x 9 = 63 7 x 0 = 0
7 x 8 = 56 7 x 1 = 7 7 x 10 = 70 1 x 7 = 7
Bài tập 2: HS nêu yêu cầu, lần lượt nối tiếp nhau đọc kết quả của các phép tính rồi điền vào ô trống.
Bài tập 3 : HS nêu bài toán , giải bài toán. HS kiểm tra chéo vở.
GV chữa chung: Bài giải
Số học sinh lớp đó có là:
5 x 7 = 35 (học sinh)
Đáp số: 35 học sinh
Bài tập 4 : HS nêu yêu cầu rồi làm bài và chữa bài. Cho HS đếm thêm 7 và nêu số thích hợp của mỗi ô trống. Nhận xét đặc điểm của dãy số.
3. Củng cố, dặn dò:
Về nhà học thuộc bảng nhân vừa học.
Thể dục
ôn đi vượt chướng ngại vật thấp
A. Mục tiêu
Tiếp tục ôn tập tập hợp hàng ngang, dóng hàng, đi theo 1 – 4 hàng dọc. Yêu cầu thực hiện động tác ở mức tương đối chính xác.
Ôn động tác đi vượt chướng ngại vật. Yêu cầu thực hiện động tác ở mức tương đối đúng.
Học trò chơi "Mèo đuổi chuột". Biết cách chơi và bước đầu chơi đúng luật.
B. Địa điểm, phơng tiện
C. Nội dung và phơng pháp
I. Phần mở đầu
GV phổ biến nội dung, yêu cầu giờ học
Trò chơi “Chui qua hầm”
II. Phần cơ bản
Ôn tập hợp hàng ngang, dóng hàng, đi đều 1 – 4 hàng dọc.
Mỗi động tác thực hiện 1- 2 lần, riêng đi đều thực hiện khoảng 2 – 3 lần cự li khoảng 20 m,
Ôn vượt chướng ngại vật
Cả lớp thực hiện theo hàng dọc như dòng nước chảy với khoảng cách thích hợp. HS cả lớp đứng tại chỗ xoay các khớp
GV sửa ĐT sai: khi cúi đầu, mất thăng bằng, đặt bàn chân không thẳng hướng, đi lệch ra ngoài đường kẻ sẵn, sợ không dám bước dài và nhảy qua.
Chơi trò chơi "Mèo đuổi chuột".
GV nêu tên trò chơi và phổ biến luật chơ. Nghe hiệu lệnh HS nhanh chóng xếp vào hàng và đọc những vần điệu trên và chú ý đảm bảo trật tự, kỉ luật và phòng tránh chấn thương. Đặc biệt không được ngáng chân ngáng tay cản đường chạy của các bạn.
III. Phần kết thúc (5 phút)
Đi vòng tròn, vừa đi vừa thả lỏng hít thở sâu.
GV cùng HS hệ thống bài.
Dặn HS về nhà: Ôn đi vượt chướng ngại vật.
Luyện đọc
trận bóng dưới lòng đường
I. Mục đích yêu cầu
- Rèn kỹ năng đọc đúng, đọc thông thạo, đọc hay cho HS.
- Hiểu lời khuyên của câu chuyện: Không được chơi dưới lòng đường vì dễ gây tai nạn. Phải tôn trọng luật giao thông, tôn trọng luật lệ, quy tắc chung của cộng đồng.
II. Các hoạt động dạy học chủ yếu
1. Giới thiệu bài: GV nêu mục đích yêu cầu giờ học.
2. Luyện đọc
a. GV đọc diễn cảm toàn bài. Giọng đọc nhanh, dồn dập. HS quan sát tranh minh hoạ.
b. Hướng dẫn luyện đọc đoạn 1
- Đọc nối tiếp câu. Nhắc học sinh chú ý đọc đúng các từ: nổi nóng, tán loạn,
- Từng cặp HS luyện đọc đoạn văn. Cả lớp đọc ĐT đoạn 1
- Gọi vài HS đọc trước lớp và trả lời các câu hỏi:
+ Các bạn nhỏ chơi đá bóng ở đâu ? ( Chơi đá bóng dưới lòng đường).
+ Vì sao trận bóng phải tạm dừng lần đầu ? ( vì Quang mải đá bóng, suýt tông phải xe gắn máy) Một HS đọc lại đoạn văn. GV kết hợp nhắc nhở các em nghỉ hơi đúng, đọc đoạn văn dồn dập, nhấn giọng các từ ngữ tả hành động, thái độ của nhân vật.
c. Hướng dẫn luyện đọc đoạn 2
- Học sinh nối tiếp nhau đọc nối tiếp từng câu. Luyện đọc: chệch, khuỵu xuống,
- 2 HS đọc cả đoạn trước lớp.
- Từng cặp HS luyện đọc đoạn văn. Cả lớp đọc ĐT đoạn văn.
- HS trả lời các câu hỏi:
+ Chuyện gì khiến trận bóng phải dừng lại hẳn ? ( Quang sút bóng đập vào đầu một cụ già, làm cụ ngã khuỵu xuống.)
+ Thái độ của các bạn như thế nào khi tai nạn xảy ra? ( Cả bọn hoảng sợ bỏ chạy ).
+ 2 HS đọc lại đoạn văn.
d. Hướng dẫn luyện đọc đoạn 3
- Đọc nối tiếp từng câu. Luyện đọc : xuýt xoa, lén nhìn,...Một HS đọc cả đoạn trước lớp. HS tìm hiểu nghĩa mới.
- Từng cặp HS luyện đọc đoạn văn. Cả lớp đọc ĐT đoạn văn.
- HS đọc thầm đoạn văn, trả lời các câu hỏi trong SGK:
+ Chi tiết nào cho thấy Quang rất ân hận trước tai nạn do mình gây ra? +GV: Câu chuyện muốn nói với em điều gì? HS phát biểu, GV chốt lại ý đúng.
- Một HS thi đọc lại đoạn văn. GV kết hợp nhắc nhở các em nghỉ hơi đúng kiểu câu cảm, câu gọi (lời gọi ngắt quãng, cảm động).
* Luyện đọc lại
- HS đọc nhóm: mỗi nhóm 4 em tự phân vai ( người dẫn chuyện, bác đứng tuổi, Quang, ...) để đọc toàn bài.
- Các nhóm thi đọc trước lớp.
- Nhận xét bình chọn nhóm đọc hay nhất.
3. Củng cố, dặn dò:
- GV nhận xét tiết học.
- Hướng dẫn HS chuẩn bị bài sau
Thứ tư ngày 21 tháng 10 năm 2009
Toán
Luyện tập
i. Mục tiêu:
- Củng cố kiến thức gấp một số lên nhiều lần.
- Phân biệt nhiều hơn một số đơn vị với gấp lên một số lần.
ii. Đồ dùng dạy học: Vở bài tập
III. Hoạt động dạy học
1. Giới thiệu bài: GV nêu mục đích yêu cầu giờ học.
2. Thực hành
Bài tập 1: GV cho HS đọc và nêu yêu cầu của bài rồi làm bài và chữa bài.
a, Gấp 6kg lên 4 lần được: 6 x 4 = 24 (kg)
b, Gấp 5 lít lên 8 lần được : 5 x 8 = 40 (lít)
c, Gấp 4 giờ lên 2 lần được: 4 x 2 = 8 (giờ)
Bài tập 2: GV cho HS đọc và nêu yêu cầu của bài rồi làm bài và chữa bài.
Bài giải
Năm nay tuổi của mẹ Lan là:
7 5 = 35 (tuổi).
Đáp số : 35 tuổi.
- HS lên bảng làm bài, chữa bài. GV chốt lời giải đúng. HS cả lớp làm bài vào vở bài tập.
Bài tập 3: Yêu cầu HS nêu bài toán. HS lên bảng. Cả lớp làm vào vở bài tập.
2HS ngồi cạnh nhau đối chéo vở để kiểm tra. GV chữa bài và củng cố kiến thức
Bài giải
Số bông hoa Lan cắt được là :
5 x 3 = 15 (bông )
Đáp số: 15 bông.
Bài tập 4 : HS đọc đề bài và nêu yêu cầu. HS nhận xét mẫu: Chẳng hạn: Số đã cho là 2, số cần tìm nhiều hơn số đã cho 8 đơn vị, nên số cần tìm là : 2 + 8 = 10; số cần tìm gấp 8 lần số đã cho, nên số cần tìm là :2 8 = 16 ).
3. Củng cố, dặn dò:
- Nhận xét giờ học.
- Hướng dẫn bài tập về nhà.
Thủ công
Thực hành gấp, cắt, dán ngôi sao năm cánh
và lá cờ đỏ sao vàng
A. Mục tiêu
HS biết cách gấp, cắt, dán ngôi sao năm cánh .
Gấp, cắt, dán được ngôi sao năm cánh và lá cờ đỏ sao vàng đúng quy trình kĩ thuật.
Hứng thú đối với giờ học. Yêu thích sản phẩm.
B. Chuẩn bị
C. Các hoạt động dạy học
I. Hoạt động 3: HS thực hành gấp, cắt, dán ngôi sao năm cánh và lá cờ đỏ sao vàng.
HS nhắc lại các bước gấp thao tác gấp, cắt ngôi sao năm cánh. Gọi HS khác nhắc lại cách dán ngôi sao để được lá cờ đỏ sao vàng. GV nhận xét và treo tranh quy trình gấp cắt, dán lá cờ đỏ sao vàng để nhắc lại các bước thực hiện. GV cho HS quan sát và nhắc lại quy trình
+ Bước 1: Gấp để cắtngôi sao vàng năm cánh.
+ Bước 2: Cắt ngôi sao vàng năm cánh.
+ Bước 3: Dán ngôi sao vàng năm cánh vào tờ giấy màu đỏ để được lá cờ đỏ sao vàng.
GV để HS suy nghĩ, thực hành gấp, cắt dán lá cờ đỏ sao vàng.
GV tổ chức cho HS thực hành. GV đến bên uốn nắn cho các em gấp chưa đúng, giúp đỡ những HS còn lúng túng để các em hoàn thành sản phẩm.
GV tổ chức cho HS trong nhóm trưng bày và nhận xét những sản phẩm thực hành.
D. Nhận xét, dặn dò
HS nêu lại gấp, cắt ngôi sao .
Nhận xét sự chuẩn bị, tinh thần thái độ và kết quả thực hành của HS.
Dặn giờ sau mang giấy thủ công, giấy nháp, bút màu, kéo thủ công để học bài “Gấp, cắt, dán bông hoa”.
Luyện từ & câu
ôn: từ chỉ hoạt động, trạng thái. so sánh
I. Mục đích, yêu cầu
- Nắm được một kiểu so sánh: so sánh sự vật với con người.
- Ôn tập về từ chỉ hoạt động, trạng thái; tìm được các từ chỉ hoạt động, trạng thái trong bài tập đọc, bài tập làm văn.
II. Đồ dùng dạy học: Vở bài tập Tiếng Việt
III. Các hoạt động dạy học
1. Giới thiệu bài: GV nêu mục đích yêu cầu giờ học.
2. Hướng dẫn ôn tập. ( HS làm bài trong sách bài tập tiếng việt).
a. Bài1: HS đọc yêu cầu. Cả lớp theo dõi SGK.
- Cả lớp làm vào vở . GV theo dõi hướng dẫn thêm.
Câu c: Cây pơ-mu im như người lính canh. ....
b. Bài 2: HS đọc yêu cầu của đề. Cả lớp đọc thầm.
- GV hỏi : Các em cần tìm các từ ngữ chỉ hoạt động chơi bóng của các bạn nhỏ ở đoạn nào ?
- Cần tìm các từ ngữ chỉ thái độ của Quang và các bạn khi vô tình gây ra tai nạn cho cụ già ở đoạn nào ?
- GV nhắc HS : Các từ chỉ hoạt động chơi bóng của các bạn nhở là những từ ngữ chỉ hoạt động chạm vào quả bóng, làm cho nó chuyển động.
- HS đọc thầm, trao đổi theo cặp để làm bài. Cả lớp làm vào vở. Nhận xét, chốt lời giải đúng:
Câu a. Các từ chỉ hoạt động chơi bóng của các bạn nhỏ là: cướp bóng, bấm bóng, dẫn bóng, chuyền bóng, dốc bóng, chơi bóng, sút bóng.
Câu b. Chỉ thái độ của Quang khi vô tình gây ra tai nạn cho cụ già : hoảng sợ, sợ tái người.
c. Bài 3: HS đọc yêu cầu của đề. Cả lớp đọc thầm.
- HS đọc lại bài viết của mình, sau đó giải thích để HS tự đọc thầm và liệt kê những từ ngữ chỉ hoạt động, trạng thái trong bài tập làm văn tuần 6.
- HS làm bài. Cả lớp nhận xét, chốt lại lời giải đúng và viết vào vở những từ ngữ trong bài TLV của mình.
3. Củng cố, dặn dò:
Nhận xét giờ học & hướng dẫn học sinh chuẩn bị bài sau.
Thứ sáu ngày 23 tháng 10 năm 2009
Chính tả
trận bóng dưới lòng đường
I. Mục tiêu
Nghe – viết chính xác, trình bày đúng đoạn văn trong truyện. Biết viết hoa các tên riêng. Viết đúng các dấu câu.
II . Các hoạt động dạy học chủ yếu
1. Giới thiệu bài
GV nêu mục đích, yêu cầu của tiết học.
2. Hướng dẫn học sinh viết bài.
a. Hướng dẫn chuẩn bị
- GV: đọc đoạn văn cần viết chính tả ( Đoạn 2)
- Nhận xét chính tả
+ Những chữ nào trong bài được viết hoa? ( Các chữ đầu câu, đầu đoạn, tên riêng của người: Quang).
+ Lời của các nhân vật đặt sau dấu câu gì ? ( Dấu hai chấm, xuống dòng, gạch đầu dòng).
- Học sinh tự viết chữ ghi tiếng khó: khuỵu xuống, sút, đi chệch...
b. Học sinh viết bài vào vở.
GV đọc cho HS viết. Đọc lại cho HS soát bài.
c. Chấm chữa bài: GV chấm 5 – 7 bài nhận xét.
3. Hướng dẫn HS làm bài tập
Bài tập 1. Cả lớp đọc thầm bài, xem tranh minh hoạ gợi ý giải câu đố. GV giúp HS nắm vững yêu cầu của bài - GV cho HS làm BT , 3HS lên bảng ; GV chữa bài và chốt lại lời giải đúng. Học sinh đọc trên bảng.
- Cả lớp làm vào vở bài tập.
Bài tập 3: Một học sinh đọc yêu cầu của bài - HS lên bảng thi viết nhanh lên bảng, sau đó đọc kết quả. Chốt lại lời giải đúng. Học sinh làm bài vào vở theo lời giải đúng.
HS học thuộc 11 tên chữ tại lớp.
Cả lớp chữa bài tập vào vở.
4. Củng cố dặn dò:
- Nhận xét giờ học.
- Yêu cầu học sinh về nhà học thuộc ( theo đúng thứ tự ) toàn bộ 39 tên chữ.
Toán
luyện tập
A. Mục tiêu
- Học thuộc bảng chia 7 và vận dụng vào làm bài tập toán.
- Thực hành chia trong phạm vi 7 và giải toán.
B. Đồ dùng dạy học: Vở bài tập toán.
C. Hoạt động dạy học chủ yếu
1. Giới thiệu bài
GV nêu mục đích, yêu cầu của tiết học.
2. Thực hành: Hướng dẫn HS làm các bài trong sách bài tập toán.
Bài tập 1: Học sinh nêu yêu cầu, HS lần lượt nối tiếp đọc kết quả các phép tính.
21 : 7 = 3 28 : 7 = 4 63 : 7 = 9 70 : 7 = 10
14 : 7 = 2 35 : 7 = 5 56 : 7 = 8 60 : 6 = 10
Bài tập 2: Hướng dẫn tương tự bài 1.
Bài tập 3: Yêu cầu HS nêu bài toán rồi làm bài.
Bài giải
Số lít dầu mỗi can có là:
35 : 7 = 5 (lít)
Đáp số: 5 lít
GV củng cố mối quan hệ giữa nhân với chia cho HS nhận biết : “Lấy tích chia cho một thừa số được thừa số kia”.
Bài tập 4 : HS đọc bài toán rồi giải và chữa bài.
Bài giải
Số can dầu có là:
35 : 7 = 5 (can)
Đáp số: 5 can
3. Củng cố, dặn dò:
- Nhận xét giờ học
- Hướng dẫn học sinh chuẩn bị bài sau.
Hoạt động tập thể
Giáo dục môi trường
I. Mục tiêu
-Làm cho HS biết bảo vệ môi trường và giữ cho môi trường sạch đẹp.
-HS hiểu môi trường có tác dụng rất lớn đến đời sống, sức khoẻ của con người.
II. Chuẩn bị.
Tranh, ảnh về môi trường
III. Lên lớp
1. Giới thiệu bài
2. Bài học
a. Sinh hoạt theo chủ đề.
- HS kể các môi trường cần cho sự sống.
- Nêu tác dụng và tác hại của môi trường khi bị ô nhiễm.
? Em phải làm gì để bảo vệ môi trường?
HS phát biểu ý kiến của mình.
- Thời gian còn lại cho HS thảo luận và đóng vai nói về môi trường.
-Trình bày trước lớp.
-GV cùng cả lớp nhận xét.
b. Sinh hoạt lớp.
I. Nhận xét các mặt hoạt động của tuần 7
- Về đồ dùng học tập.
- Vệ sinh lớp học.
- Chuyên cần.
- Học bài và làm bài.
II. Xếp loại thi đua của từng tổ:
Tổ 1: Tổ 2:
Tổ 3 Tổ 4:
III. Triển khai công việc tuần 8:
- Phát động phong trào thi đua học tập.
- Nề nếp học tập, truy bài đầu giờ.
- Tiếp tục thu các khoản tiền theo quy định nộp về nhà trường.
3. Củng cố, dặn dò.
Thực hiện bảo vệ môi trường ở nơi mình sống.
BGH ký duyệt:
...................................................................
...................................................................
...................................................................
...................................................................
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- TUAN7- buoi2.doc