Giáo án Tin học khối 3, 4, 5 - Tuần 6

 I. MỤC TIÊU:

 1. Kiến thức:

Đây là trò chơi giúp học sinh rèn luyện sử dụng chuột.

 2. Kỹ năng:

- Di chuyển đến đúng vị trí.

- Nháy chuột nhanh và đúng vị trí.

- Ngoài ra, học sinh còn luyện trí nhớ về vị trí các hình đã lật được.

- Phát triển tư duy logic

 3. Thái độ:

Hào hứng, thích thú học tập.

 II. CHUẨN BỊ:

- Giáo viên: Giáo án, phòng máy, phần mềm trò chơi Blocks; HS: Tập, bút, kiến thức bài cũ.

 

doc7 trang | Chia sẻ: vudan20 | Lượt xem: 476 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Tin học khối 3, 4, 5 - Tuần 6, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
LỊCH BÁO GIẢNG TUẦN 6 Khối Môn Tên bài 3 Tin học Ch II- Bài 1: Trò chơi Blocks 4 Tin học Ch II - Bài 3: Sao chép hình 5 Tin học Ch II - Bài 3: Viết chữ lên hình vẽ LỚP 3 BÀI 1: TRÒ CHƠI BLOCKS (TIẾT 1) I. MỤC TIÊU: 1. Kiến thức: Đây là trò chơi giúp học sinh rèn luyện sử dụng chuột. 2. Kỹ năng: - Di chuyển chuột đến đúng vị trí. - Nháy chuột nhanh và đúng vị trí. - Ngoài ra, học sinh còn luyện trí nhớ về vị trí các hình đã lật được. - Phát triển tư duy logic 3. Thái độ: Hào hứng, thích thú học tập. II. CHUẨN BỊ: - Giáo viên: Giáo án, phòng máy, phần mềm trò chơi Blocks; - Học sinh: Tập, bút. III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC HOẠT ĐỘNG CỦA GV HOẠT ĐỘNG CỦA HS 1. Bài cũ: - Ổn định lớp. - Kiểm tra bài cũ: Máy tính trong đời sống (gọi một vài em trả lời). + Nêu công dụng của máy tính mà em biết. - Ghi điểm. 2. Bài mới: Giới thiệu bài: Ở các bài trước, ta đã biết được một vài công dụng của máy tính. Đến bài này, các em sẽ làm quen một số trò chơi trên máy tính. Đó là trò chơi “Blocks”. 3. Các hoạt động: a. Hoạt động 1: - Giáo viên giới thiệu trò chơi, hướng dẫn học sinh khởi động trò chơi. - Nháy đúp chuột (nhắp 2 lần chuột trái) là cách thông thường để khởi động một công việc có sẵn biểu tượng trên màn hình. Một vài học sinh rút ra cách khởi động trò chơi. b. Hoạt động 2: - Quy tắc chơi: + Khi nháy chuột lên một ô vuông, hình vẽ được lật lên. Nếu lật được liên tiếp hai ô có hình vẽ giống nhau, các ô này sẽ biến mất. + Nhiệm vụ của em là làm biến mất tất cả các ô càng nhanh càng tốt. - Trò chơi này thường bắt đầu với mức dễ nhất Little Board (bảng cỡ nhỏ) với bảng gồm 36 hình vẽ được xếp úp. Các hình vẽ được lấy ngẫu nhiên từ một tập hợp có sẵn và khi khởi động lượt chơi mới thì tập hợp các hình vẽ sẽ thay đổi. * Thực hành: Sau khi giáo viên hướng dẫn cách chơi xong, lần lượt cho học sinh thực hành. 4. Củng cố - Dặn dò: - Tóm tắt lại nội dung chính - Nhớ tập luyện kỹ năng sử dụng chuột thường xuyên cho tay linh hoạt hơn và để chuẩn bị cho trò chơi ở tiết sau. - Trả lời. - Nhận xét. - Lắng nghe. - Lắng nghe. - Ghi bài. - Nháy đúp chuột lên biểu tượng trên màn hình. - Lắng nghe và ghi bài. - Chú ý lắng nghe. - 1 hoặc 2 học sinh thực hiện mẫu. - Cả lớp thực hành. - Lắng nghe. LỚP 3 BÀI 1: TRÒ CHƠI BLOCKS (TIẾT 2) I. MỤC TIÊU: 1. Kiến thức: Đây là trò chơi giúp học sinh rèn luyện sử dụng chuột. 2. Kỹ năng: - Di chuyển đến đúng vị trí. - Nháy chuột nhanh và đúng vị trí. - Ngoài ra, học sinh còn luyện trí nhớ về vị trí các hình đã lật được. - Phát triển tư duy logic 3. Thái độ: Hào hứng, thích thú học tập. II. CHUẨN BỊ: - Giáo viên: Giáo án, phòng máy, phần mềm trò chơi Blocks; HS: Tập, bút, kiến thức bài cũ. III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC HOẠT ĐỘNG CỦA GV HOẠT ĐỘNG CỦA HS 1. Bài cũ: - Ổn định lớp - Kiểm tra bài cũ: Gọi một vài học sinh nhắc lại cách khởi động trò chơi và cách chơi. 2. Bài mới: Giới thiệu bài: Ở các bài trước, ta đã biết được cách khởi động và dùng chuột để thực hiện trò chơi Bolcks đơn giản. Đến bài này, các em sẽ làm quen với mức chơi khó hơn (bảng cỡ lớn hơn). 3. Các hoạt động: c. Hoat đông 3: - Nhắc lại cách khởi động trò chơi. - Chơi với nhiều ô hơn: B1: Nháy chuột lên mục Skill B2: Chọn mục Big Board - Bắt đầu chơi mới: C1: Chọn Game và chọn lệnh New C2: Nhấn phím F2 - Thoát khỏi Game: C1: Chọn lệnh Game->Exit C2: Nhấn chuột vào dấu X ở góc trên bên phải màn hình trò chơi. * Thực hành: Sau khi giáo viên hướng dẫn cách chơi xong, lần lượt cho học sinh thực hành. 4. Củng cố - Dặn dò: - Tóm tắt lại nội dung chính - Nhớ tập luyện kỹ năng sử dụng chuột thường xuyên cho tay linh hoạt hơn và để chuẩn bị cho trò chơi ở tiết sau. - Nhận xét - Lắng nghe. - Lắng nghe. - Nháy đúp chuột lên biểu tượng trên màn hình. - Lắng nghe. - Ghi bài. - Lắng nghe và ghi bài. - Chú ý lắng nghe. - Một hoặc hai học sinh thực hiện mẫu. - Cả lớp thực hành. - Lắng nghe. LỚP 4 Bài 3: SAO CHÉP HÌNH (TIẾT 1) I. MỤC TIÊU: 1. Kiến thức: - Học sinh biết tác dụng của việc sao chép các đối tượng khi làm việc trên máy tính. - Biết cách sao chép một phần hình vẽ. 2. Kỹ năng: Sau khi học xong bài này các em có khả năng: - Sử dụng thành thạo cách chọn, di chuyển hình vẽ. - Biết sao chép 1 hình thành nhiều hình. 3. Thái độ: Thể hiện tính tích cực, chủ động sáng tạo và cẩn thận trong quá trình vận dụng các công cụ vẽ. II. CHUẨN BỊ: - Giáo viên: SGK, giáo án, máy chiếu, một số hình ảnh mẫu cho HS thực hành; HS: tập, bút. III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC: HOẠT ĐỘNG CỦA GV HOẠT ĐỘNG CỦA HS 1. Bài cũ: - Ổn định lớp. - Gọi học sinh nhắc lại cách vẽ hình vuông và hình chữ nhật. - Gọi học sinh lên thực hiện trên máy tính. - Nhận xét 2. Bài mới: - Ta đã biết nhiều công cụ vẽ hình, vậy để có 2 hoặc nhiều hình giống nhau thì ta phải làm sao? Các em sẽ được học trong bài hôm nay. - Ghi tựa bài mới “Sao chép hình”. 3. Các hoạt động: a. Hoạt động 1: Hỏi HS: - Nếu trên hình vẽ có những phần hình ảnh giống hệt nhau hoặc có từ 2 hay nhiều hình giống nhau thì ta phải làm thế nào? - Các em có thể vẽ được các hình giống nhau và có kích thước bằng nhau không? - Để làm được việc này thì trong phần vẽ đã cung cấp cho chúng ta một công cụ thật thuận tiện, đó là công cụ sao chép hình. b. Hoạt động 2: Ôn lại cách chọn một phần hình vẽ. - Học sinh làm bài tập B1, B2, B3 SGK/23 c. Hoạt động 3: sao chép hình: - Để thực hiện sao chép hình thì ta phải thực hiện theo quy tắc sau: + Chọn hình vẽ cần sao chép. + Nhấn giữ phím Ctrl và kéo thả phần đã chọn tới ví trí mới. + Nháy chuột ở ngoài vùng chọn để kết thúc. - Thực hành làm mẫu cho học sinh quan sát. - Cho bài tập để học sinh thực hành, sau đó gọi một vài học sinh lên thực hành trên máy chiếu. - Quan sát tao tác của học sinh để kịp thời sữa chữa các thao tác sai. TH: Vẽ một quả cam sau đó sao chép thành 4 quả có kích thước bằng nhau. - Làm mẫu. 4. Củng cố-dặn dò. - Nhắc lại cách sao chép 1 hình thành nhiều hình. - Trả lời. - Lên thực hiện. - Trả lời. - Ghi bài. - Phải sao chép thêm 1 hình khác nữa. - Có thể có nhưng rất khó khăn. - Làm bài vào sách bằng bút chì - Nghe+ ghi - Quan sát + thực hành. - Quan sát, thực hành. - Lắng nghe. LỚP 4 Bài 3: SAO CHÉP HÌNH (TIẾT 2) I. MỤC TIÊU: 1. Kiến thức: - Học sinh biết tác dụng của việc sao chép các đối tượng khi làm việc trên máy tính. - Biết cách sao chép một phần hình vẽ. 2. Kỹ năng: Sau khi học xong bài này các em có khả năng: - Sử dụng thành thạo cách chọn, di chuyển hình vẽ. - Biết sao chép 1 hình thành nhiều hình. 3. Thái độ: Thể hiện tính tích cực, chủ động sáng tạo và cẩn thận trong quá trình vận dụng các công cụ vẽ. II. CHUẨN BỊ: - Giáo viên: SGK, giáo án, máy chiếu, một số hình ảnh mẫu cho HS thực hành. - Học sinh: tập, bút. III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC: HOẠT ĐỘNG CỦA GV HOẠT ĐỘNG CỦA HS 1. Bài cũ: - Ổn định lớp. - Cách chọn màu vẽ và màu nền. - Nhắc lại các thao tác khi sao chép hình. - Nhận xét và cho điểm. 2. Bài mới: Để củng cố lại thao tác sao chép hình, hôm nay chúng ta sẽ làm một số bài thực hành về thao tác sao chép hình ảnh. 3. Các hoạt động: c. Hoạt động 3: Sử dụng biểu tượng trong suốt: - Sau khi sao chép hình sau sẽ đè lên hình trước (hình trước sẽ bị mất đi, nếu ta để các hình cạnh nhau) để các hình trước đó không mất đi ta nhấn chuột vào biểu tượng trong suốt (trước khi sao chép. - Làm mẫu: Vẽ hình tròn rồi sao chép. d. Hoạt động 4: Thực hành: - TH1: Vẽ hình quả cam và sao chép thành 2 quả cam khác. - Cách vẽ: + Dùng công cụ vẽ đường cong, hình tròn và đổ màu. + Sử dụng công cụ sao chép. - TH2: Có một hình mẫu của quả nho và lá nho. Em hãy di chuyển chúng thành một chùm nho hoàn chỉnh. 4. Củng cố - dặn dò: - Nhắc lại cách sao chép 1 hình thành nhiều hình. - Nhắc lại cách dùng của biểu tượng trong suốt. - Trả lời. - Trả lời. - Nhận xét. - Lắng nghe. - Lắng nghe, quan sát. - Thực hành vẽ qủa cam rồi sao chép thành nhiều quả cam khác. - Thực hành di chuyển quả nho và lá nho thành một chùm nho. - Lắng nghe. LỚP 5 BÀI 3: VIẾT CHỮ LÊN HÌNH VẼ (2 TIẾT) I. MỤC TIÊU 1- Kiến thức : Học sinh nhận biết công cụ viết chữ lên hình vẽ 2- Kỹ năng: Học sinh biết thao tác sử dụng công cụ viết chữ lên hình vẽ 3- Thái độ : Học sinh học tập nghiêm túc . II. CHUẨN BỊ GV : Giáo án, phòng máy HS : Vở, kiến thức cũ đã học. III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC Hoạt động của GV Hoạt động của HS 1- Ổn định tổ chức : 2- Kiểm tra bài cũ : Nêu các bước sử dụng bình phun màu ? GV nhận xét và ghi điểm. 3- Bài mới : * Giới thiệu bài: BÀI 3: VIẾT CHỮ LÊN HÌNH VẼ HĐ1: Giáo viên giới thiệu: Đôi khi em muốn viết thêm vào bức tranh một vài câu thơ, một dòng đề tặng, ghi lại ngày tháng vẽ tranh hoặc ghi tên tác giả. Công cụ viết chữ giúp em làm điều đó. HĐ2: GV ghi bảng 1- Làm quen với công cụ viết chữ : u - Chọn công cụ trong hộp công cụ. - Nháy chuột vào vị trí mà em muốn viết chữ . - Gõ chữ vào khung chữ. - Nháy chuột bên ngoài khung chữ để kết thúc. Chú ý: Trước hoặc sau khi chọn công cụ viết chữ em có thể chọn màu chữ và màu khung chữ trong thanh công cụ Fonts. Có thể dùng chuột để nới rộng khung chữ khi cần thiết. 4- Củng cố : GV yêu cầu học sinh nhắc lại các bước viết chữ lên hình vẽ. GV nhận xét tiết học, khen ngợi những HS học tập tốt. 5 - Dặn dò : Yêu cầu học sinh về nhà học bài cũ và chuẩn bị cho tiết thực hành tiếp theo. - Báo cáo sỉ số. - HS trả lời câu hỏi. HĐ1:HS nghe giảng. HĐ2 :HS ghi bài vào vở. HS nhận biết cách sử dụng công cụ viết chữ . Gồm các bước: - Chọn công cụ viết chữ trong hộp công cụ. - Nháy chuột vào vị trí mà em muốn viết chữ . - Gõ chữ vào khung chữ. - Nháy chuột bên ngoài khung chữ để kết thúc. HS ghi bài vào vở. Lắng nghe

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docTUẦN 6.doc
Tài liệu liên quan