A. Mục tiêu
- Giúp HS củng cố về đổi số đo độ dài có hai tên đơn vị đo.
- Làm tính cộng, trừ, nhân, chia các số có kèm đơn vị đo độ dài.
- Củng cố cách so sánh các độ dài dựa vào số đo của chúng.
B. Đồ dùng dạy học: Sách bài tập.
C. Hoạt động dạy học chủ yếu
1. Giới thiệu bài: GV nêu mục đích yêu cầu giờ học.
2. Bài luyện tập ( Làm bài tập tr53)
Bài tập 1: Viết số thích hợp vào chỗ chấm.
GV hướng dẫn mẫu:
- Viết bảng 4m 5cm = .cm và yêu cầu HS đọc
- Muốn đổi 4m 5cm thành . cm ta thực hiện như thế nào ?
- Vậy muốn đổi số đo có hai đơn vị thành số đo có một đơn vị ta đổi từng thành phần, sau đó cộng lại.
- HS làm tiếp các phần còn lại của bài - thực hành làm bài và chữa bài.
Bài tập 2: Cộng trừ, nhân, chia các số đo độ dài.
- 2HS lên bảng và cả lớp làm bài rồi chữa bài
- GV gọi HS lên bảng viết phép tính rồi làm bài và nêu cách làm.
- GV củng cố bài: Ta thực hiện bình thường như với các số tự nhiên, sau đó ghi tên đơn vị vào kết quả.
7 trang |
Chia sẻ: trang80 | Lượt xem: 771 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án các môn học lớp 3 (buổi chiều) - Tuần 9, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần 9
Thứ hai ngày 1 tháng 11 năm 2010
Tiếng Việt
ôn tập các bài tập đọc đã học ở 8 tuần
I. Mục tiêu
- Đọc đúng, rành mạch đoạn văn, bài văn, bài thơ đã học ở 8 tuần, trả lời được các câu hỏi về nội dung của đoạn hoặc cả bài.
II. Đồ dùng: Sách giáo khoa TV.
III. Các hoạt động dạy học
1. Giới thiệu bài:
GV nêu mục đích, yêu cầu giờ học.
2. Hướng dẫn ôn tập.
- GV cho HS nhắc lại tên các bài tập đọc đã học trong 8 tuần.
- Chia lớp thành 4 nhóm, giao nhiệm vụ cho các nhóm tự ôn khoảng 5-7 phút.
- Sau đó trình bày trước lớp.
Cụ thể là:
+ Nhóm 1: Đọc và trả lời câu hỏi ở các bài: “Cậu bé thông minh; Hai bàn tay em; Ai có lỗi; Cô giáo tí hon”.
+ Nhóm 2: Đọc và trả lời câu hỏi ở các bài: “Chiếc áo len; Quạt cho bà ngủ; Người mẹ; Ông ngoại”.
+ Nhóm 3: Đọc và trả lời câu hỏi ở các bài: “Người lính dũng cảm; Cuộc họp của chữ viết; Bài tập làm văn; Nhớ lại buổi đầu đi học”.
+ Nhóm 4: Đọc và trả lời câu hỏi ở các bài: “Trận bóng dưới lòng đường; Bận; Các em nhỏ và cụ già; Tiếng du”.
- Đại diên các nhóm lên đọc đoạn và trả lời câu hỏi của đoạn đó (do GV yêu cầu), các nhóm khác nhận xét: + Cách phát âm.
+ Cách ngắt, nghỉ hơi.
+ Giọng đọc,...
+ Trả lời câu hỏi đã đúng chưa?...
- GV cho điểm, biểu dương.
3. Củng cố, dặn dò
- GV nhận xét tiết học khuyến khích HS học thuộc câu văn có hình ảnh so sánh
- Nhắc nhở HS chuẩn bị bài sau.
Toán
ôn tập
I. Mục tiêu
Củng cố cho HS các phép tính cộng, trừ, nhân, chia trong phạm vi 1000.
Vận dụng giải toán có lời văn.
II. Hoạt động dạy học
1. Giới thiệu bài:
GV nêu mục đích, yêu cầu giờ học.
2. Hướng dẫn ôn tập.
Bài 1: Học sinh nêu yêu cầu.
GV ghi bảng các phép tính.
a. 456 + 137 361+ 350 368 + 45
b. 523 - 204 627 - 471 580 - 76
c. 76 + 358 326 - 276 738 - 63
Yêu cầu HS tự đặt tính và tìm kết quả phép tính. Học sinh đổi chéo vở để chữa bài. 2 HS nêu cách tính một số phép tính.
Bài 2: Học sinh nêu yêu cầu, học sinh làm bài, chữa bài, nhận xét.
x x 3 = 48
x = 48 : 3(tìm thừa số)
x = 16
x : 8 = 7
x = 5 x 4(TSBC)
x = 20
- Vài HS nêu lại cách tìm thành phần chưa biết.
Bài 3: GV ghi bảng:
Cho HS làm bài, chữa bài. GV nhận xét, củng cố kiến thức cần ghi nhớ.
5 x 4 + 117 = 20 + 117
= 137
200 : 2 – 75 = 100 - 75
= 25
4 x 7 + 222 = 28 + 222 = 250 40 : 405 + 405 = 8 + 405 = 413
200 x 2 : 2 = 400 : 2 = 200
Bài 4: HS đọc đề bài,GV hỏi:
- Bài toán cho biết gì? (ngày thứ nhất sửa được 75m đường, ngày thứ hai sửa được 100m đường)
- Bài toán hỏi gì? ( ngày thứ 2 sửa được hơn ngày thứ nhất .... mét đường?)
HS tự tính và nêu cách giải, chẳng hạn :
Bài giải
Ngày thứ hai sửa nhiều hơn ngày thứ nhất là :
100 – 75 = 25 (m)
Đáp số: 25 m
3. Củng cố, dặn dò
Học sinh nhắc lại nội dung bài học.
GV hướng dẫn chuẩn bị bài sau.
Thứ tư ngày 3 tháng 11 năm 2010
Toán
ôn tập
Mục tiêu
Giúp HS củng cố kiến thức đã học ở buổi sáng :
Nắm được tên gọi, kí hiệu của đề-ca-mét và héc-tô-mét.
Nắm được quan hệ giữa đề-ca-mét và héc-tô-mét.
Biết đổi từ đề-ca-mét và héc-tô-mét ra mét.
B. Đồ dùng dạy học: sách bài tập
C. Hoạt động dạy học
1. Giới thiệu bài:
GV nêu mục đích, yêu cầu giờ học.
2. Hướng dẫn ôn tập : HS làm các bài trong sách BT (tr51)
Bài tập 1: HS nêu yêu cầu. Hướng dẫn làm bài và chữa bài.
GV viết bảng 1hm = ... m và hỏi 1 hm bằng bao nhiêu mét?
(1hm = 100m. Vậy điền số 100 vào chỗ chấm). Yêu cầu HS tự làm tiếp.
Bài tập 2 : Hướng dẫn mẫu:
GV ghi bảng 2 dam = ... m. Yêu cầu HS suy nghĩ tìm số thích hợp và giải thích tại sao điền số đó?
Hướng dẫn :
+ 1 dam bằng bao nhiêu mét ? (10m)
+ 2 dam gấp mấy lần so với 1 dam ? (gấp 2 lần 1 dam)
+ Vậy 2 dam dài bằng bao nhiêu mét là lấy 10m x 2 = 20 m)
Cho HS tự làm rồi chữa bài. Khi chữa bài gọi 2 HS viết cột thứ nhất.
GV viết bảng 6hm = ... m. Hỏi tương tự ta điền 600m vào chỗ chấm.
HS làm tiếp các phần còn lại. sau đó chữa bài.
Bài tập 3 : Cho HS làm bài theo mẫu
9dam + 4 dam = 13dam
HS làm tượng tự, gv chấm, chữa bài.
Bài tập 4: HS đọc đề bài rồi giải. GV chữa:
Đổi 2dam = 20m
Cuộn dây ni lông dài là: 20 x 4 = 80 (m)
Đáp số: 80m
4. Củng cố, dặn dò
Nhận xét giờ học và dặn dò HS
Ôn: Luyện từ & câu
ôn: từ chỉ hoạt động, trạng thái. so sánh
I. Mục tiêu
- Củng cố kiến thức đã học ở buổi sáng.
- Nắm được kiểu so sánh: so sánh sự vật với con người.
- Ôn tập về từ chỉ hoạt động, trạng thái; tìm được các từ chỉ hoạt động, trạng thái trong bài tập đọc, bài tập làm văn.
II. Đồ dùng dạy học: Vở bài tập Tiếng Việt
III. Các hoạt động dạy học
1. Giới thiệu bài: GV nêu mục đích yêu cầu giờ học.
2. Hướng dẫn ôn tập.
Bài 1: HS đọc yêu cầu của đề. Cả lớp đọc thầm bài tập đọc Trận bóng dưới lòng đường, tìm từ chỉ hoạt động.
- GV hỏi : Các em cần tìm các từ ngữ chỉ hoạt động chơi bóng của các bạn nhỏ ở đoạn nào ?
- Cần tìm các từ ngữ chỉ thái độ của Quang và các bạn khi vô tình gây ra tai nạn cho cụ già ở đoạn nào ?
- GV nhắc HS : Các từ chỉ hoạt động chơi bóng của các bạn nhở là những từ ngữ chỉ hoạt động chạm vào quả bóng, làm cho nó chuyển động.
- HS đọc thầm, trao đổi theo cặp để làm bài. Cả lớp làm vào vở. Nhận xét, chốt lời giải đúng:
Câu a. Các từ chỉ hoạt động chơi bóng của các bạn nhỏ là: cướp bóng, bấm bóng, dẫn bóng, chuyền bóng, dốc bóng, chơi bóng, sút bóng.
Câu b. Chỉ thái độ của Quang khi vô tình gây ra tai nạn cho cụ già : hoảng sợ, sợ tái người.
Bài 2: HS đọc yêu cầu của đề. Cả lớp đọc thầm lại bài văn Kể lại buổi đầu đi học của em, tìm từ chỉ hoạt động, trạng thái.
- HS đọc lại bài viết của mình, sau đó GV giải thích để HS tự đọc thầm và liệt kê những từ ngữ chỉ hoạt động, trạng thái trong bài tập làm văn tuần 6.
- HS làm bài. Cả lớp nhận xét, chốt lại lời giải đúng và viết vào vở những từ ngữ có trong bài TLV của mình.
Bài 3: HS đọc yêu cầu của bài. Cả lớp đọc thầm lại các câu thơ để tìm hình ảnh so sánh
HS lên bảng gạch dưới những sự vật được so sánh với nhau.
Cả lớp nhận xét, chốt lời giải đúng:
Bài 4: HS đọc yêu cầu của bài và làm bài.
- HS làm vào vở và 2 HS lên bảng điền nhanh các sự vật so sánh, đọc kết quả.
- Cả lớp nhận xét, chốt lời giải đúng:
a, Đọc như .....
b, Học thầy không tày ......
c, Tốt gỗ hơn ......
3. Củng cố, dặn dò:
Nhận xét giờ học và hướng dẫn học sinh chuẩn bị bài sau.
Thứ sáu ngày 5 tháng 11 năm 2010
Toán
Luyện tập
A. Mục tiêu
Giúp HS củng cố về đổi số đo độ dài có hai tên đơn vị đo.
Làm tính cộng, trừ, nhân, chia các số có kèm đơn vị đo độ dài.
Củng cố cách so sánh các độ dài dựa vào số đo của chúng.
B. Đồ dùng dạy học: Sách bài tập.
C. Hoạt động dạy học chủ yếu
1. Giới thiệu bài: GV nêu mục đích yêu cầu giờ học.
2. Bài luyện tập ( Làm bài tập tr53)
Bài tập 1: Viết số thích hợp vào chỗ chấm.
GV hướng dẫn mẫu:
Viết bảng 4m 5cm = ...cm và yêu cầu HS đọc
Muốn đổi 4m 5cm thành ... cm ta thực hiện như thế nào ?
Vậy muốn đổi số đo có hai đơn vị thành số đo có một đơn vị ta đổi từng thành phần, sau đó cộng lại.
HS làm tiếp các phần còn lại của bài - thực hành làm bài và chữa bài.
Bài tập 2: Cộng trừ, nhân, chia các số đo độ dài.
2HS lên bảng và cả lớp làm bài rồi chữa bài
GV gọi HS lên bảng viết phép tính rồi làm bài và nêu cách làm.
GV củng cố bài: Ta thực hiện bình thường như với các số tự nhiên, sau đó ghi tên đơn vị vào kết quả.
Bài tập 3: So sánh các số đo độ dài. HS đọc đề bài toán và nêu yêu cầu.
Ta thấy: 5m 15cm = 515cm
Số đo độ dài nhỏ hơn 5m 15cm là: 505cm. Vậy khoanh vào A
GV củng cố bài toán: Muốn điền đúng ta cần đổi thành đơn vị giống nhau, sau đó so sánh và điền dấu.
Bài tập 4: HS đọc đề bài, HD đổi về cùng đơn vị rồi so sánh.
+ An ném xa 4m 52cm tức là 452cm
+ Bình ném xa 450cm
+ Cường ném xa 4m 6dm tức là 460cm
a, Cường ném xa nhất.
b, Cường ném xa hơn An là: 460 – 452 = 18 (cm)
IV. Củng cố dặn dò
GV cùng HS hệ thống bài. GV nhận xét giờ học
Tiếng Việt
ôn: tập làm văn
A. Mục tiêu
- Ôn lại một số bài văn đã học trong 8 tuần.
- Rèn kĩ năng viết tập làm văn ngắn (từ 7- 9 câu) có nội dung liên quan đến những chủ điếm đã học.
B. Đồ dùng dạy học: sách bài tập
C. Hoạt động dạy học
1. Giới thiệu bài
GV nêu MĐ, YC của tiết học.
2. Hướng dẫn làm ôn tập
- HS nêu lại một số đề văn em đã làm trong 8 tuần.
- GV gọi 5 – 7 em trình bày bài văn của mình đã làm.
- Gv nhận xét chung.
- Gv ra đề văn cho HS làm
* Đề bài:
Viết một đoạn văn ngắn (từ 7đến 10 câu) kể về tình cảm của bố mẹ hoặc người thân của em đối với em.
Gợi ý: a) Đó là ai ( bố hay mẹ ......) ?
b) Bố,mẹ dành tình cảm gì cho em ?
c) Tình cảm của em đối với bố mẹ như thế nào ? .............
* GV thu bài, yêu cầu những HS chưa hoàn thành bài viết ở lớp về nhà viết tiếp cho hoàn chỉnh, có thể viết lại cho bài văn hay hơn.
3. Củng cố, dặn dò:
Nhận xét giờ học và hướng dẫn học sinh chuẩn bị bài sau.
Sinh hoạt tập thể
Họp lớp
I. Mục tiêu
- Tổng kết các hoạt động của tháng 10, nêu những ưu- nhược điểm trong tháng.
- Đề ra phương hướng và kế hoạch hoạt động cho tháng 11.
II. Lên lớp
1. GV nêu mục đích - yêu cầu tiết học.
2. Nội dung.
a. Lớp trưởng báo cáo kết quả các mặt hoạt động trong tháng.
- Đi học đúng giờ: Những bạn nào hay đi muộn?
- Xếp hàng đầu giờ: Đã thực hiện nghiêm túc chưa? Bạn nào hay xô đẩy nhau?
- Truy bài: Đã thực hiện tốt chưa? Bạn nào hay nói chuyện?
- Trực nhật: Sạch sẽ song bên cạnh đó các bạn còn chưa có ý thức giữ gìn vệ sinh chung, còn vất giấy bừa bãi.
- Không có hiện tượng ăn quà vặt.
- Đồng phục: Trong tháng bạn nào hay quên mặc đồng phục?
- Thể dục và múa hát giữa giờ: Xếp hàng...
b. GV nhận xét chung.
- Đồ dùng học tập:.....
- Vệ sinh: ......
- Học bài và làm bài: ......
- Tuyên dương những thành tích HS đã đạt được, ghi nhận sự cố gắng của các em. Rút kinh nghiệm những việc chưa đạt được để cố gắng tháng sau.
- Nêu phương hướng và kế hoạch hoạt động cho tháng sau: Tiếp tục thực hiện tốt nề nếp học tập và những quy định chung của nhà trường.
- Củng cố nề nếp truy bài đầu giờ, chuẩn bị bài ở nhà
- GV nêu kế hoạch và phương hướng hoạt động tuần tới.
BGH kí duyệt:
.................................................................................................................................
.................................................................................................................................
.................................................................................................................................
.................................................................................................................................
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- GA L3 TUAN 9 HUE.doc