I. MỤC TIÊU
- Biết cách thực hiện phép chia, thương có 4 chữ số và thương có 3 chữ số.
- HS làm được một số bài nâng cao có liên quan đến phép chia.
- Vận dụng phép chia để làm tính và giải toán.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC: Toán nâng cao.
III. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC
1. Giới tiệu bài: GV nêu mục đích yêu cầu tiết học.
2. Hướng dẫn HS làm các bài tập trong sách Toán nâng cao
Bài 2: a. An nghĩ ra một số. Biết rằng số đó gấp lên 3 lần thì bằng số lớn nhất có hai chữ số. Tìm số An nghĩ.
9 trang |
Chia sẻ: trang80 | Lượt xem: 1157 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án các môn học lớp 3 - Năm 2012 - 2013 - Tuần 23, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần 23
Thứ ba ngày 26 tháng 2 năm 2013
Tiết 1-2: Toán (nâng cao)
ôn tập về phép nhân
I. Mục tiêu:
- Rèn luyện kĩ năng thực hiện phép nhân cho học sinh.
- Củng cố kĩ năng giải toán có hai phép tính, tìm số bị chia.
II. Đồ dùng dạy học: Sách toán bồi dưỡng (tr18)
III. Các hoạt động dạy học
1. Giới tiệu bài: GV nêu mục đích yêu cầu tiết học.
2. Hướng dẫn HS làm các bài tập trong sách Toán bồi dưỡng (tr18)
Bài 1: Luyện tập cách nhân. Mỗi phép nhân đều có một hoặc hai lần "nhớ". Cần giúp HS biết cộng thêm "số nhớ" vào kết quả lần nhân tiếp theo.
HS đặt tính rồi tính
3268
1273
1008
2019
x 3
x 7
x 8
x 5
9 804
8911
8064
10 095
Bài 2: Điền chữ số còn thiếu vào dấu (?)
a. 35 b, ?6 c, 35? d, 547
x ? x 7 x 2 x ?
?0 2?? ?14 ???
HS đọc yêu cầu của bài.
GV hướng dẫn làm:
a. – Xét hàng đơn vị: 5 x ? có tận cùng là 0, Suy ra ? = 0 hoặc 2 hoặc 4, hoặc 6 hoặc 8.
Mà tích 2 thừa số là số có 2 chữ số nên ? phải bằng 2.
Ta có phép tính đúng: 35
x 2
70
1HS lên bảng làm, lớp làm bài vào vở.
GV chữa chung:
Bài 3:
a. An nghĩ ra một số. Biết rằng số đó gấp 5 lần số lớn nhất có hai chữ số. Tìm số An nghĩ.
b. Bình nghĩ ra một số. Biết rằng số bé nhất có ba chữ số kém số đó 7 lần. Tìm số Bình nghĩ.
HS đọc yêu cầu của bài.
2HS lên bảng làm, lớp làm bài vào vở.
GV chữa chung:
Bài giải
a, Số lớn nhất có hai chữ số là 99
Số An nghĩ là: 99 x 5 = 495
Đáp số: 495
b, Số bé nhất có ba chữ số là 100
Số Bình nghĩ là: 100 x 7 = 700
Đáp số: 700
Bài 4: Bình nhân một số với 3 thì được 375. Hỏi nhân số đó với 6 thì được bao nhiêu?
- HS đọc yêu cầu của bài.
- HS tự làm bài và GV chữa bài chung:
Số đó là: 375 : 3 = 125
Số đó nhân với 6 thì được là: 125 x 6 = 750
Bài 5: Tìm x;
a. x : 5 = 27 x 5 b, X x 7 = 36 x7 c. X x132 = 312 x (5 – 3- 2)
- HS đọc yêu cầu của bài.
- HS tự làm bài và GV chữa bài chung.
3. Củng cố dặn dò:
HS và GV cùng hệ thống lại bài.
Tiết 3: Tiếng việt (nâng cao)
Ôn cách viết hoa tên riêng
I. Mục tiêu
- Rèn kĩ năng viết hoa tên riêng cho HS.
- Biết phân biệt được cách viết hoa tên riêng Việt Nam và tên riêng nước ngoài.
- HS làm được một số bài tập thực hành.
II. Đồ dùng dạy học: Sách TV nâng cao
III. Hoạt động dạy học
1. Giới thiệu bài: GV nêu mục đích, yêu cầu của bài.
2. Cung cấp kiến thức:
- Tên riêng chỉ tên người, địa danh.
- Tên riêng người Việt Nam (gồm: họ, tên đệm, tên); Tên riêng địa danh (gồm: tên địa phương và tên sông núi. Khi viết ta đều phải viết hoa chữ cái đầu mỗi tiếng.
- Tên riêng người, địa danh nước ngoài thường gồm nhiều tiếng đi liền nhau tạo thành từng bộ phận. Khi viết hoa chỉ viết chữ cái đầu của tiếng đầu mỗi bộ phận, giữa các tiếng trong cùng một bộ phận có dấu gạch nối.
3. Bài tập
Bài 1: Viết lại cho đúng quy định viết hoa tên riêng các tên người sau đây.
+ Nguyễn thị bạch Tuyết
+ Hoàng long
+ Hoàng phủ ngọc tường
- HS đọc yêu cầu của bài.
- HS tự làm bài và GV bao quát chung.
Bài 2: Trong những câu thơ dưới đây, có từ ngữ nào viết sai chính tả, em hãy sửa lại cho đúng:
Hạt gạo làng ta
có vị phù sa
Của sông kinh thầy
có hương sen thơm
trong hồ nước đầy
có lời mẹ hát
Ngọt bùi hôm nay.
- HS đọc yêu cầu của bài.
- HS tự làm bài và GV chữa bài chung.
Bài 3: Viết hoa tên riêng trong các câu sau đây:
+ ki – ép là một thành phố cổ.
+ Sông von – ga nằm ở nước nga.
+ ê- đi – xơn là nhà bác học vĩ đại.
- HS đọc yêu cầu của bài.
- HS tự làm bài sau đó GV chữa bài chung.
4. Củng cố, dặn dò
GV nhận xét giờ học và dặn dò HS.
Thứ tư ngày 27 tháng 2 năm 2013
Tiết 1: Toán (nâng cao)
Luyện tập về phép chia
I. Mục tiêu
- Biết cách thực hiện phép chia, thương có 4 chữ số và thương có 3 chữ số.
- HS làm được một số bài nâng cao có liên quan đến phép chia.
- Vận dụng phép chia để làm tính và giải toán.
II. Đồ dùng dạy học: Toán nâng cao.
III. Hoạt động dạy học
1. Giới tiệu bài: GV nêu mục đích yêu cầu tiết học.
2. Hướng dẫn HS làm các bài tập trong sách Toán nâng cao
Bài 2: a. An nghĩ ra một số. Biết rằng số đó gấp lên 3 lần thì bằng số lớn nhất có hai chữ số. Tìm số An nghĩ.
b. Bình nghĩ ra một số. Biết rằng tích của số đó với số lớn nhất có một chữ số là 999. Tìm số Bình nghĩ.
HS đọc yêu cầu của bài.
2HS lên bảng làm, lớp làm bài vào vở.
GV chữa chung:
Bài giải
a, Số lớn nhất có hai chữ số là 99
Số An nghĩ là: 99 : 3 = 33
Đáp số: 33
b, Số lớn nhất có một chữ số là 9
Số Bình nghĩ là: 999 : 9 = 111
Đáp số: 111
Bài 2: Rèn luyện cách chia.
3248 8 5457 3 3672 4
04 406 24 1819 07 918
48 05 32
0 27 0
0
Bài 3: GV cho HS thực hiện giải bài toán có phép tính chia:
Bài giải
Số HS lớp 3A có là:
9 x 4 = 36 (học sinh)
Số bàn 2 chỗ ngồi là:
36 : 2 = 18 (bàn)
Đáp số: 18 bàn
Bài 4: Tìm x
HS nhắc lại cách làm:
x + 5 = 125 x 5
x + 5 = 525
x = 525 – 5
x = 520
x : 7 = 63 : 7
x : 7 = 9
x = 9 x 7
x = 63
3.Củng cố, dặn dò:
GV và HS cùng hệ thống lại bài.
Nhận xét giờ học.
Tiết 2-3: Luyện từ và câu (nâng cao)
Nhân hoá.
ôn cách đặt và trả lời câu hỏi như thế nào ?
I. Mục tiêu.
- Ôn tập, củng cố kiến thức đã học về các cách nhân hoá.
- Ôn luyện về cách đặt và trả lời câu hỏi như thế nào ?
II. Đồ dùng dạy học
Sách Tiếng việt nâng cao.
III. Các hoạt động dạy học.
1. Giới thiệu bài: GV nêu mục đích yêu cầu.
2. Hướng dẫn làm bài tập trong sách bài tập.
Bài tập 1: Viết lại những câu văn dưới đây cho sinh động, gợi cảm bằng cách sử dụng hình ảnh nhân hóa:
Mặt trời mới mọc đỏ ối.
Chiếc lá vàng rơi từ trên cây xuống.
Mùa đông, cây bàng rụng trụi hết lá.
-HS đọc yêu cầu của bài. Cả lớp đọc thầm.
- Làm bài vào vở, GV chữa chung.
Bài tập 2: HS đọc yều cầu và nội dung bài.
Trao đổi nhóm để tìm ra sự vật được nhân hóa.
Trả lời trước lớp. GV nhận xét, chữa bài;
Những sự vật được nhân hóa là: hạt mưa, sấm, sấm chớp, ao, mây.
Bài tập 3: GV yêu cầu, 1HS đọc, cả lớp đọc thầm, làm bài và chữa bài
Từng cặp HS trao đổi: 1 em nêu câu hỏi, em kia dựa vào nội dung bài thơ để trả lời.
Lời giải: a) Vì mưa rơi trên mái tôn tạo thành tiếng động mạnh.
b) Vì khóc thương chị mây đi gánh nước bị ngã sõng soài.
c) Mưa làm cho đất trôi xuống ao, nước ao đỏ ngầu.
Bài tập 4: HS đọc yêu cầu của đề bài. HS làm bài cá nhân và nêu ý kiến.
- Chốt lời giải đúng:
a) Quân của Hai Bà trưng chiến đấu như thế nào ?
b) Hồi nhỏ, Trần Quốc khái là một cậu bé như thế nào?
c) Khi gặp địch, anh Kim Đồng đã xử trí như thế nào?
Bài tập 5: Đặt câu hỏi cho bộ phận in đậm sau:
a. Thuyền ra khỏi bờ thì hây hẩy gió đông nam, sóng vỗ rập rình.
b. Đàn cá khi thì bơi nội tung tăng, khi thì lao vun vút như những con thoi.
c. Chim hót líu lo. Nắng bốc hương hoa tràm thơm ngây ngất.
d.Trước cửa nhà em có một bồn hoa xinh xinh. Sống ở đó có cây hoa giấy bé nhỏ, nhút nhát và cây cúc đại đóa lộng lẫy, kiêu sa.
HS đọc yêu cầu của đề bài. HS làm bài cá nhân và nêu ý kiến.
GV củng cố cách đặt câu hỏi Như thế nào?
3. Củng cố, dặn dò
GV và HS cùng hệ thống lại bài.
GV nhận xét giờ học.
Thứ sáu ngày 1 tháng 3 năm 2013
Tiết 1: Toán
chia số có bốn chữ số cho số có một chữ số (tiếp)
I. Mục tiêu
- Giúp HS: Biết thực hiện phép chia trường hợp có chữ só 0 ở thương.
- Rèn luyện kĩ năng giải bài toán có hai phép tính.
II. Đồ dùng dạy học: Sách bài tập toán.
III. Hoạt động dạy học chủ yếu
A. Bài cũ
Kiểm tra bài 2. HS nêu cách chia số có 4 chữ số cho số có một chữ số.
B. Bài mới
1. Giới thiệu bài: GV nêu MĐ, YC của tiết học.
2. GV hướng dẫn thực hiện phép chia 4218 : 6
GV giới thiệu phép chia số có bốn chữ số cho số có một chữ số và viết lên bảng: 4218 : 6 = ?
Yêu cầu HS nêu cách thực hiện và thực hiện.
+ Đặt tính.
+ Tính (chia từ trái sang phải, mỗi lần chi đều tính nhẩm: chia, nhân , trừ.)
VD: Lần 2: * Hạ 1; 1 chia 6 được 0, viết 0 ( ở thương , bên phải 7).
* 0 nhân 7 bằng 0; 1 trừ 0 bằng 1, viết 1 ( dưới 1)
3. Hướng dẫn thực hiện phép chia 2407 : 4.
Cách tiến hành như trên. Mỗi lần chia đều thực hiện tính nhẩm: chia, nhân, trừ nhẩm.
GV yêu cầu HS tự đặt tính rồi tính. Khi chữa bài cho HS nêu cách làm.
4. Thực hành
Bài 1:a) GV yêu cầu HS tự làm rồi chữa bài. Lưu ý khi đặt tính và khi tính.
Bài 2: HS nêu yêu cầu của bài tập, rồi làm bài và chữa bài.
GV hướng dẫn HS giải theo 2 bước:
+ Bước 1: Đã sửa được bao nhiêu mét đường ? ( 1215 : 3 = 405 (m))
+ Bước 2: Còn phải sửa bao nhiêu mét đường ? ( 1215 - 405 = 810 (m))
Bài 3: HS nậhn xét để tìm ra phép tính đúng hoặc sai. GV phân tích cái sai.
Phép tính ở phần a) điền vào ô trống có chữ Đ, phần b) c) điền chữ S.
Đối với HS khá gioải gợi ý HS tính nhẩm: "số lần chia" ở mỗi pháep tính đã cho phải là 3 lần chia, nên thương phải có 3 chữ số. Do đó hai phép chia sau:
1608 : 4 = 42 và 2526 : 5 = 51 (dư 1) là sai
Tuy nhiên, vẫn cần thực hiện cả 3 phép tính chia để tìm thương đúng.
5. Củng cố, dặn dò:
HS và GV cùng hệ thống bài. GV nhận xét giờ học.
Tiết 2: Tự nhiên và xã hội
Khả năng kì diệu của lá cây
I. Mục tiêu
Nêu được chức năng của lá cây.
Kể ra những ích lợi của một số lá cây.
GDKNS:
+ KN tìm kiếm và xử lí thông tin: Phân tích thông tin để biết giá trị của lá cây với đời sồng của cây, đời sống của động vật và con người.
+ KN làm chủ bản thân: Có ý thức trách nhiệm, cam kết thực hiện những hành vi thân thiện với các loại cây.
II. Các hoạt động dạy học: Tranh, ảnh, một số lá cây thật.
III. Các hoạt động dạy học
1. Giới thiệu bài: GV nêu mục đích yêu cầu của tiết học.
2. Hướng dẫn bài học
Hoạt động 1: Làm việc với SGK theo cặp
* Mục tiêu: Nêu được chức năng của lá cây.
* Cách tiến hành:
Bước 1: Làm việc theo cặp
GV yêu cầu từng cặp HS dựa vào hình 1 (88), tự đặt câu hỏi và trả lời câu hỏi của nhau. ví dụ:
Trong quá trình quang hợp, lá cây hấp thụ khí gì và thải ra khí gì ?
Quá trình quang hợp xảy ra trong điều kiện nào ?
Trong quá trình hô hấp, lá cây còn có chức năng gì ?
Bước 2: Làm việc cả lớp
HS thi đua đặt những câu hỏi và đố nhau về chức năng của lá cây.
* Kết luận:
Lá cây có ba chức năng: Quang hợp; Hô hấp; Thoát hơi nước.
Lưu ý: GV có thể giảng thêm cho HS biết vai trò quan trọng của việc thoát hơi nước đối với đời sống của cây (nhờ hơi nước được thoát ra từ lá mà dòng nước liên tục được hút từ rễ, qua thân và đi lên lá; sự thoát hơi nước làm cho nhiệt độ của lá được giữ ở mức độ thích hợp, có lợi cho hoạt động sống của cây ...
Hoạt động 2: Thảo luận nhóm
Bước 1: Nhóm trưởng điều khiển cả nhóm dựa vào thực tế cuộc sống và quan sát các hình ở trang 89 SGK để nói về ích lợi của lá cây. Kể tên những lá cây thường được sử dụng ở địa phương.
Bước 2: Hoạt động cả lớp
GV tổ chức cho các nhóm thi đua xem trong cùng một thời gian nhóm nào viết được nhiều tên các lá cây được dùng vào các việc như:
Để ăn, làm thuốc, gói bánh, làm nón, lợp nhà.
VD: Lá dong để gói bánh, lá mía để lợp nhà, lá hương nhu, lá tre, lá ngải cứu... dùng làm thuốc, lá rau cải, lá bầu, lá bí... để ăn.
3. Củng cố, dặn dò:
- Nhận xét sự chuẩn bị, tinh thần thái độ học tập của học sinh.
Tiết 3: Hoạt động tập thể
Giáo dục môi trường
I. Mục tiêu
- Làm cho HS biết bảo vệ môi trường và giữ cho môi trường sạch đẹp.
- HS hiểu môi trường có tác dụng rất lớn đến đời sống, sức khoẻ của con người.
- Giáo dục ý thức giữ vệ sinh môi trường cũng như giữ vệ sinh lớp học và vệ sinh cá nhân mình.
II. Chuẩn bị: Tranh, ảnh về môi trường.
III. Lên lớp
1. Giới thiệu bài: GV nêu mục đích yêu cầu.
2. Sinh hoạt theo chủ đề.
- HS kể về hiện tượng môi trường xung quanh ta : nguồn nước, không khí, đường làng, ngõ xóm, ....
+ Nhận xét nguồn nước xung quanh nhà em: ao hồ, giếng, sông ngòi, ....
+ Đường làng, mương máng: giấy rác, xác súc vật chết, ....
+ Khói bụi, các chất thải, ... làm gây ô nhiễm môi trường.
? Em phải làm gì để bảo vệ môi trường?
(dọn vệ sinh, trồng nhiều cây xanh, không vứt rác bừa bãi xuống sông ngòi,...)
HS phát biểu ý kiến của mình.
- Thời gian còn lại cho HS thảo luận và đóng vai nói về việc giữ vệ sinh môi trường.
-Trình bày trước lớp.
- GV cùng cả lớp nhận xét.
Nhắc nhở HS: Thực hiện bảo vệ môi trường ở nơi mình sống.
3. Sinh hoạt lớp.
* GV nhận xét tổng hợp chung các mặt hoạt động của lớp, của cá nhân , của tổ.
- GV nhận xét một số ưu khuyết điểm trong tuần qua.
+ Nề nếp học tập.
+ Nề nếp ra vào lớp, đi học đúng giờ, xếp hàng đầugiờ học và cuối giờ học.
- GV nêu phương hướng tuần tới.
- Tiếp tục duy trì và phát huy nề nếp đã đạt được.
- Thực hiện nề nếp VS CĐ.
BGH kí duyệt:
........................................................................
........................................................................
.........................................................................
.........................................................................
.........................................................................
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- GA L3 TUAN23 chieu.doc