I. MỤC TIÊU
- Tiếp tục rèn luyện kĩ năng giải bài toán liên quan đến rút về đơn vị, tính chu vi hình chữ nhật.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC: Sách toán bồi dưỡng.
III. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC
1. Giới thiệu bài: GV nêu mục đích, yêu cầu tiết học.
2. Hướng dẫn làm bài tập trong sách toán bồi dưỡng
Bài 1: HS đọc đề bài và nêu yêu cầu. HS tự làm bài rồi chữa bài.
Bài giải
Mỗi lò gạch có là :
9345 : 3 = 3115 (viên)
ĐS: 3115 viên
Bài 2: GV cho HS thực hiện giải bài toán theo hai bước tính:
+ Tính số mì trong mỗi thùng ( 1020 : 5 = 204 (gói)
+ Tính số mì trong 8 thùng ( 204 x 8 = 1632 (gói)
HS tự giải vào vở sau đó chữa.
* Củng cố : Bài toán thuộc dạng toàn nào đã học.
Nêu cách giải bài toán liên quan đến rút về đơn vị.
8 trang |
Chia sẻ: trang80 | Lượt xem: 731 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án các môn học lớp 3 - Năm 2012 - 2013 - Tuần 25, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần 25
Thứ ba ngày 12 tháng 3 năm 2013
Tiết 1-2: Toán
Ôn giải bài toán liên quan đến rút về đơn vị
I. Mục tiêu:
- Củng cố cách giải bài toán có liên quan đến rút về đơn vị.
- Vận dụng cách giải để làm một số bài toán nâng cao có lời văn.
II. Đồ dùng dạy học: Sách toán bồi dưỡng.
III. Hoạt động dạy học
1. Giới thiệu bài: GV nêu mục đích, yêu cầu tiết học.
2. Hướng dẫn làm bài tập trong sách toán bồi dưỡng ( tr50).
Bài1(Bài 270-tr50)
- Học sinh đề bài.
- Hướng dẫn học sinh phân tích yêu cầu của bài?
- Gọi học sinh lên bảng làm bài, dưới lớp làm bài vào vở.
- GV và HS chữa bài:
Số lít dầu mỗi can là: 50 : 5 = 10 (lít)
Số lít dầu 7 can là: 7 x 10 = 70 (l)
Số can 5 lít có là: 70 : 5 = 14 (can)
Đáp số: 70l và 14 can
Bài 2: (Bài 273) Học sinh đề bài.
Hướng dẫn HS làm tương tự bài 1
- Học sinh nhận xét, nêu cách làm. GV chốt ý đúng. Củng cố dạng toán.
Bài 3: (Bài 279)
- Gọi học sinh đọc đề bài toán.
+ Bài toán cho biết gì? (3 ô tô chở hết 120 hs, thêm 80 hs nữa ... )
+ Bài toán hỏi gì? (Cần tất cả bao nhiêu ô tô)
- Yêu cầu học sinh tự làm bài.
- GV nhận xét và chữa bài:
Số HS mỗi xe là: 120 : 3 = 40 (HS)
80 HS cần thêm số xe là: 80 : 40 = 2 (xe)
Số xe cần có tất cả là: 3 + 2 = 5 (xe)
Đáp số: 5 xe
Hỏi: Bài toán được giải bằng mấy phép tính? Là phép tính gì?
HS tìm cách giải khác và tự giải.
Bài 4: (Bài 281)
Yêu cầu học sinh đọc đề bài.
+ Bài toán cho biết gì? (6 hộp đựng 24 cái bánh, cô mua về 5 hộp, chia mỗi cháu nửa cái)
+ Bài toán hỏi gì? (Lớp đó có .... cháu?)
- GV hướng dẫn học sinh làm bài.
- GV nhận xét và chữa bài.
+ Bài toán thuộc dạng toán gì?
(Thuộc dạng toán liên quan đến rút về đơn vị)
Bài 5: (Bài 282)
Yêu cầu học sinh đọc đề bài.
+ Bài toán cho biết gì? (6 gói kẹo, lấy ra mỗi gói 10 cái, số kẹo còn lại ở 6 gói bằng số kẹo ở 4 gói nguyên
+ Bài toán hỏi gì? (Mỗi gói có .... cái kẹo?)
- GV hướng dẫn học sinh làm bài.
- GV nhận xét và chữa bài.
Bài giải: Số kẹo Mai lấy ra tất cả là: 6 x 10 = 60 (cái)
Vì số kẹo còn lại bằng 4 gói nguyên nên số kẹo lấy ra bằng sos gói nguyên là: 6 – 4 = 2 (gói nguyên)
Số kẹo mỗi gói có là: 69 : 2 = 30 (gói)
Đáp số: 30 gói.
3. Củng cố, dặn dò:
Nhận xét giờ học và hướng dẫn học sinh chuẩn bị bài sau.
Tiết 3: Luyện từ & câu
Ôn câu Ai- làm gì? Ai – thế nào?
I. Mục tiêu
- Củng cố, nâng cao kiến thức đã học cho HS.
- Ôn tập từ ngữ về các chủ điểm Quê hương – Tổ quốc.
- Ôn mẫu câu Ai - làm gì? Ai - là gì?
II. Đồ dùng dạy học: Phiếu học tập ghi các bài tập cần ôn.
III. Các hoạt động dạy học
1. Giới thiệu bài:
GV nêu mục đích, yêu cầu giờ học.
2. Hướng dẫn ôn tập.
GV phát phiếu học tập cho HS tự làm sau đó chữa chung.
Bài 1: Các thành ngữ nói về quê hương là.
A. Non xanh nước biếc
B. Muôn hình muôn vẻ
Non sông gấm vóc
Chôn rau cắt rốn
Muôn hình muôn vẻ
Non sông gấm vóc
Thức khuya dậy sớm
Dám nghĩ dám làm
Bài 2: Cho các câu sau.
a, Lan là học sinh giỏi.
b, Anh Nam học rất giỏi.
c, Sáng nay, trời quang đãng.
d, Sách vở là đồ dùng mà học sinh phải mang đi học.
e, Đám học trò hoảng sợ bỏ chạy.
g, Các em bé ngủ khì trên lưng mẹ.
A/ Các câu có mô hình Ai ( cái gì, con gì ) - là gì ? là:
B/ Các câu có mô hình Ai ( cái gì, con gì ) - làm gì ? là:
C/ Hãy gạch một gạch dưới bộ phận trả lời cho câu hỏi: Ai ( cái gì, con gì )?. Gạch hai gạch dưới bộ phận trả lời cho câu hỏi: là gì? làm gì ? trong các câu vừa tìm.
Bài 3: Trong câu "Những quyển sách anh cho tôi mượn rất hay." bộ phận trả lơì cho câu hỏi Ai ( cái gì, con gì )? là:
A. Quyển sách.
B. Quyển sách anh cho tôi mượn.
C. Quyển sách anh cho tôi.
Bài 4: Những từ cùng nghĩa với từ "Tổ quốc" là
A. Non sông, gấm vóc, quê hương, đất nước.
B. Non sông, quê hương, đất nước, giang sơn.
C. Non sông, quê hương, núi non, giang sơn.
3. Củng cố, dặn dò:
Nhận xét giờ học và hướng dẫn học sinh chuẩn bị bài sau.
Thứ tư ngày 13 tháng 3 năm 2013
Tiết 1: Toán
Ôn giải bài toán liên quan đến rút về đơn vị (tiếp)
I. Mục tiêu
Tiếp tục rèn luyện kĩ năng giải bài toán liên quan đến rút về đơn vị, tính chu vi hình chữ nhật.
II. Đồ dùng dạy học: Sách toán bồi dưỡng.
III. Hoạt động dạy học
1. Giới thiệu bài: GV nêu mục đích, yêu cầu tiết học.
2. Hướng dẫn làm bài tập trong sách toán bồi dưỡng
Bài 1: HS đọc đề bài và nêu yêu cầu. HS tự làm bài rồi chữa bài.
Bài giải
Mỗi lò gạch có là :
9345 : 3 = 3115 (viên)
ĐS: 3115 viên
Bài 2: GV cho HS thực hiện giải bài toán theo hai bước tính:
+ Tính số mì trong mỗi thùng ( 1020 : 5 = 204 (gói)
+ Tính số mì trong 8 thùng ( 204 x 8 = 1632 (gói)
HS tự giải vào vở sau đó chữa.
* Củng cố : Bài toán thuộc dạng toàn nào đã học.
Nêu cách giải bài toán liên quan đến rút về đơn vị.
Bài 3: HS lập bài toán rồi giải theo hai bước :
+ Tìm số gạch trong mỗi xe ( 8520 : 4 = 2130 (viên))
+ tìm số gạch trong 3 xe ( 2130 x 3 = 6390 (viên)).
Bài 4: Một hình vuông có chu vi bằng chu vi hình chữ nhật có chiều dài 1dm2 cm. Chiều rộng bằng 1/3 chiều dài. Tính chu vi hình vuông.
HS đọc đề bài và nêu yêu cầu.
GV cho HS thực hiện giải bài toán theo từng bước tính.
1 HS lên bảng, lớp làm vào vở sau đó chữa chung.
3. Củng cố, dặn dò:
GV và HS cùng hệ thống lại bài. Nhận xét giờ học.
Tiết 2-3: Luyện từ và câu
Nhân hoá.
ôn cách đặt và trả lời câu hỏi vì sao ?
I. Mục tiêu.
- Tiếp tục rèn luyện về phép nhân hoá : nhận ra hiện tượng nhân hoá, nêu được cảm nhận bước đầu về cái hay của những hình ảnh nhân hoá.
- Ôn luyện về cách đặt và trả lời câu hỏi vì sao ? Tìm được bộ phận câu trả lời cho câu hỏi Vì sao ? ; Trả lời đúng các câu hỏi Vì sao ?
- Vân dụng vào làm một số bài tập trong vở thực hành luyện từ và câu.
II. Đồ dùng dạy học: Bảng phụ, vở thực hành luyện từ và câu.
III. Các hoạt động dạy học chủ yếu
1. Giới thiệu bài: GV nêu mục đích yêu cầu.
2. Hướng dẫn làm bài tập (tr22)
Bài tập 1: HS đọc yêu cầu của bài. Cả lớp đọc thầm đoạn thơ, làm bài độc lập rồi trao đổi nhóm để trả lời các câu hỏi:
+ Đoạn thơ trên tả những sự vật nào? (Chớp, sấm, mây)
+ Các sự vật được gọi và tả như thế nào ?
+ Cách tả và gọi sự vật như vậy có gì hay ?
GV mời 3 nhóm lên bảng thi tiếp sức nối tiếp nhau điền câu trả lời. Cả lớp và GV nhận xét chốt lời giải đúng.
Bài tập 2: GV yêu cầu 1HS đọc, cả lớp đọc thầm, GV hướng dẫn làm bài và chữa bài.
* Gợi ý: Đoạn văn tả cơn mưa có nhân hóa:
+ Tả mặt trời: Ông trời sự gì mà trốn đi đâu mất.
+ Tả mây: Chị mây rủ nhau kéo dến ùn ùn.
+ Cô gió gào thét chạy lại. Ông sấm nổ pháo đùng đoàng.
+ Lũ gà chạy về chuồng, cây cố được tắm gội, .....
Bài tập 3: GV yêu cầu 1HS đọc, cả lớp đọc thầm, làm bài: Gạch dưới bộ phận trả lời câu hỏi Vì sao?
- HS làm bài, GV chữa chung.
Bài tập 4: HS đọc yêu cầu của đề bài. HS lần lượt trả lời các câu hỏi.
- GV chốt lời giải đúng:
a. Luống rau héo rũ vì thiếu nước. (... trời nắng to; bị khô rễ....)
b. Đàn gà lớn nhanh như thổi vì được chăm sóc tốt. (...ăn đủ chất ...)
c. Các bạn lớp em đề thích giờ ra chơi vì thoải mái đầu óc.
d. Mùa hè, mọi người đều thích ra biển vì ở biển mát mẻ.
Bài 5: Gạch dưới bộ phận câu trả lời cho câu hỏi “ ở đâu ? ” trong các câu sau.
Kiến tìm xuống dòng suối ở chân núi để uống nước. Sóng nước trào lên cuốn kiến đi. Gà rừng đậu trên cây cao nhìn thấy kiến sắp chết đuối, bèn thả cành cây xuống suối cho kiến. Kiến bò được lên cành cây và thoát chết. Sau này có người thợ săn chăng lưới ở cạnh tổ của gà rừng. Kiến bò đến, đốt vào chân người thợ săn.
- HS đọc yêu cầu của bài. Cả lớp đọc thầm, làm bài: Gạch dưới bộ phận trả lời câu hỏi ở đâu?
- HS làm bài, GV chữa chung.
3. Củng cố, dặn dò
GV và HS cùng hệ thống lại bài.
GV nhận xét giờ học.
Thứ sáu ngày 15 tháng 3 năm 2013
Tiết 1: Toán
tiền việt nam
I. Mục tiêu
Giúp HS : Nhận biết các tờ bạc : 2000 đồng, 5000 đồng, 10 000 đồng.
Bước đầu biết đổi tiền. Biết thực hiện các phép tính cộng, trừ trên các số với đơn vị là đồng.
II. Đồ dùng dạy học: SGK, Bảng phụ.
III. Hoạt động dạy học chủ yếu
A. Bài cũ
Kiểm tra bài 2. HS nêu cách chia số có 4 chữ số cho số có một chữ số.
B. Bài mới
1. Giới thiệu bài : GV nêu mục đích yêu cầu của tiết học.
2. GV giới thiệu các tờ bạc : 2000 đồng, 5000 đồng, 10 000 đồng.
GV cho HS quan sát và giới thiệu giới thiệu :cho HS nhận xét những đặc điểm : Màu sắc, dòng chữ “Năm nghìn đồng và số 5000,....”
3. Thực hành
Bài 1:a) GV yêu cầu HS tự làm rồi chữa bài.
Lưu ý : trước hết cần cộng nhẩm , chẳng hạn : 5000 + 1000 + 200 = 6200 rồi trả lời câu hỏi của bài ( chú lợn a) có giá 6200 đồng, ....
* Củng cố bài : Rèn luyện kĩ năng cộng nhẩm.
Bài 2: HS nêu yêu cầu của bài tập,
Cho HS quan sát câu mẫu, hướng dẫn HS cách làm bài (chọn các tờ giấy bạc trong khung bên trái để được số tiền tương ứng bên phải) rồi trả lời câu hỏi. VD : “Phải lấy 2 tờ giấy bạc loại 1000 đồng để được 2000 đồng”. Sau đó HS tự làm bài và chữa bài.
GV củng cố: Bài toán thực chất là đổi tiền.
Khi chữa bài GV có thể nêu thêm câu hỏi : “ Một tờ giấy bạc 2000 đồng đổi được mấy tờ bạc 1000 đồng?”
GV cho HS thực hành đổi tiền với các tờ bạc có ghi số tiền được chuẩn bị sẵn rồi tiến hành theo từng nhóm nhỏ.
Bài 3: a) Hướng dẫn HS quan sát tranh vẽ, so sánh giá tiền của các đồ vật để tìm vật có giá trị tiền ít nhất là quả bóng bay, vật có giá tiền nhiều nhất là lọ hoa.
b) Hướng dẫn HS thực hiện phép cộng nhẩm : 1000 + 1500 = 2500, rồi trả lời câu hỏi : (Mua một quả bóng bay và một chiệc bút chì hết 2500 đồng).
Trước hết HS phải thực hiện phép trừ nhẩm : 8700 – 4000 = 4700 đồng.
4. Củng cố, dặn dò:
HS và GV cùng hệ thống bài. GV nhận xét giờ học.
Tiết 2: Tự nhiên và Xã hội
côn trùng
I. Mục tiêu
HS biết:
Chỉ và nói đúng tên các bộ phận cơ thể của các côn trùng được quan sát.
Kể được tên một số côn trùng có lợi và một số côn trùng có hại đối với sức khoẻ con người. Nêu một số cách tiêu diệt những côn trùng có hại.
* GDKNS: KN làm chủ bản thân: Đảm nhận trách nhiệm thực hiện các hoạt động (thực hành) giữ vệ sinh môi trường, vệ sinh nơi ở, tiêu diệt các loại côn trùng gây hại.
II. Đồ dùng dạy học: SGK, tranh phóng to.
III . Hoạt động dạy học
1. Giới thiệu bài: GV nêu mục đích yêu cầu của tiết học.
2. Hướng dẫn bài mới
Hoạt động 1: Quan sát và thảo luận
* Mục tiêu: Nêu được chức năng của lá cây.
* Cách tiến hành:
Bước 1: Làm việc theo nhóm
GV yêu cầu HS quan sát hình ảnh côn trùng SGK và sưu tầm được.
Nhóm trưởng điều khiển các bạn thảo luận theo các câu hỏi gợi ý sau :
+ Hãy chỉ ra đâu là đầu, ngực, bụng, chân, cánh của con côn trùng có trong hình Chúng có mấy chân ? Chúng sử dụng chân, cánh để làm gì ?
+ Bên trong cơ thể của chúng có xương sống không ? ...
Bước 2: Làm việc cả lớp. Đại diện các nhóm lên trình bày. GV yêu cầu cả lớp rút ra đặc điểm chung của côn trùng.
* Kết luận: trang 116
Hoạt động 2: Làm việc với những côn trùng thật và các tranh ảnh côn trùng sưu tầm được.
Bước 1: Làm việc theo nhóm
Các nhóm trưởng điều khiển cả nhóm phân loại những côn trùng thật hoặc tranh ảnh các loài côn trùng sưu tầm được thành 3 nhóm : có ích, có hại và nhóm không ảnh hưởng gì đến con người. HS viết ra giấy A4.
Bước 2: Hoạt động cả lớp
GV tổ chức cho các nhóm trưng bày bộ sưu tầm của mình trước lớp và cử người thuyết minh những côn trùng đó. GV nhận xét.
Lưu ý : GV giúp HS hiểu : Có loài côn trùng có hại cho sức khoẻ con người ( VD : ruồi muỗi, .... ; cần luôn luôn vệ sinh nhà ở, chuồng trại gia súc, gia cầm để các loài côn trùng này không có nơi sinh sống. Có thể dùng thuốc trừ sâu để tiêu diệt một số loại côn trùng như sâu đục thân, châu chấu, ...
3. Củng cố, dặn dò:
Nhận xét sự chuẩn bị, tinh thần thái độ học tập và kĩ năng quan sát và nhận xét của HS.
HS và GV cùng hệ thống bài. GV nhận xét giờ học.
Tiết 3: Hoạt động tập thể
hoạt động làm sạch đẹp trường lớp
I. Mục tiêu
- Học sinh hiểu được những công việc làm sạch đẹp trường lớp.
- Giáo dục ý thức giữ gìn trường lớp sạch đẹp
II. Lên lớp
a. Sinh hoạt theo chủ đề.
Hoạt động 1: Kể những việc làm sạch đẹp trường lớp
Học sinh làm việc nhóm đôi
Đại diên các nhóm báo cáo kết quả
Các nhóm nhận xét bổ sung
Giáo viên kết luận: Các công việc làm sạch đẹp trường lớp là:vệ sinh xung quanh lớp học hàng ngày, Không ăn quà vặt vứt giấy rác bừa bãi, không bẻ cành cây, vẽ lên tường,...Ngoài ra còn phải thường xuyên chăm sóc cây xanh.
Hoạt động 2: .Làm việc cả lớp.
- Hàng ngày em đã làm gí để làm sạch đẹp trường lớp?
- Những việc gì chưa làm được? Vì sao?
- Khi làm được những việc đó em cảm thấy thế nào?
- Thái độ của thầy cô và bạn bè lúc đó ra sao?
Giáo viên: Phải có ý thức làm sạch đẹp trường lớp, đồng tình với những việc làm đúng, phê phán những việc làm mất vệ sinh trường lớp.
Nhắc nhở những ai chưa có ý thức giữ gìn vệ sinh chung.
b. Sinh hoạt lớp
a. Nhận xét các mặt tuần 25
1. Đồ dùng học tập: Lớp đã chuẩn bị tốt sách vở và đồ dùng học tập
2. Vệ sinh:
Trong tuần qua, các bạn được phân công trực nhật đã có nhiều cố gắng. Xong vẫn còn một số bạn trực nhật muộn, chưa được sạch sẽ lắm...
3. Học bài và làm bài:
Mặc dù mới vào đầu năm học nhưng lớp ta đã rất cố gắng học bài và làm bài tốt. Song vẫn còn một vài bạn chưa chịu học
4. Nề nếp xếp hàng ra, vào lớp chưa được nhanh, thẳng, cần cố gắng hơn.
b. Xếp loại thi đua của từng tổ:
Tổ 1: Tổ 2:
Tổ 3: Tổ 4:
c. Triển khai công tác tuần 26
- Chỉnh đốn nề nếp xếp hàng đầu giờ, cuối giờ, múa hát, thể dục giữa giờ.
- Củng cố nề nếp truy bài đầu giờ, nhắc HS chuẩn bị bài ở nhà cho tốt.
BGH ký duyệt:
...........................................................................
...........................................................................
...........................................................................
............................................................................
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- TUAN25 - buoi2.doc