Giáo án các môn học lớp 3 - Năm học 2012 - 2013 - Tuần học 10

I. MỤC TIÊU

- Củng cố, nâng cao, mở rộng kiến thức về phép cộng, trừ, nhân, chia.

- Thực hành làm các bài tìm 1 thành phần chưa biết của phép tính.

II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC: Toán bồi dưỡng.

III. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU

 1. Giới thiệu bài

 GV nêu mục đích, yêu cầu của tiết học.

 2. Nội dung luyện tập:

 Hướng dẫn HS làm các bài tập sau.( HS tự làm rồi chữa chung)

 Bài 1: Tìm x:

 a, X - 452 = 77 + 48 b, X + 58 = 64 + 58 c, X - 1 - 2 - 3 - 4 = 0

 - HS thực hiện từng phét tính một như tìm X bình thường.

 - Lưu ý ở câu b, có thể nhận xét: Hai tổng bằng nhau có cùng một số hạng thì số hạng còn lại bằng nhau nên X = 64

 - Phần c, X - (1 + 2 + 3 + 4) = 0 X = 10

 Bài 2: (Bài 77 - tr14): HS đọc yêu cầu của bài.

 Hướng dẫn làm mẫu: y + 17 < 5 + 17

 - Để y + 17 < 5 + 17 thì y + 17 < 22 hay y < 5 y = 1, 2, 3, 4.

 - HS làm tương tự các phần còn lại sau đó GV chữa chung.

 b, y + 17 < 22 c, 19 < y + 17 < 22

 

doc10 trang | Chia sẻ: trang80 | Lượt xem: 829 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án các môn học lớp 3 - Năm học 2012 - 2013 - Tuần học 10, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần 10 Thứ hai ngày 12 tháng 11 năm 2012 Tiết 1: Toán Luyện tập: Đơn vị đo độ dài I. Mục tiêu: - Củng cố kiến thức đã học ở buổi sáng về thực hành đo độ dài. - Quan hệ của một số đơn vị đo độ dài thông dụng. - Biết dùng mắt ước lượng độ dài một cách tương đối chính xác. II. Đồ dùng dạy học: Sách bài tập Toán + Luyện tập toán. III. Hoạt động dạy học 1. Giới thiệu bài: GV nêu mục đích, yêu cầu bài học. 2. Hướng dẫn học sinh làm bài tập trong sách bài tập toán và luyện tập toán. Bài 1: Cho học sinh nêu yêu cầu của bài, - GV nêu vấn đề: '' Vẽ đoạn thẳng AB có độ dài 5 cm '' rồi yêu cầu học sinh suy nghĩ, sau đó vẽ. - Cho học sinh vẽ tiếp các đoạn thẳng tiếp theo tương tự như vẽ đoạn thẳng AB. Bài 2 : GV giúp HS tự đo được các độ dài và đọc được kết quả đo, sau đó ghi vào vở ô li. Học sinh nêu các số mà các em vừa tìm được, học sinh nhận xét. GV chốt ý đúng. AB: 2cm hay 20mm CD: 2cm1mm hay 21mm EG: 2cm8mm hay 28mm Bài 3: điền dấu( >, <, = ) vào chỗ chấm. 2m 20 cm.2m 25 cm 8m 62 cm.8m 60cm 4m 50 cm.450 cm 3m 5cm .300 cm 6m 60 cm.6m 6 cm 1m10 cm .110 cm Bài 4: a. Vẽ đoạn thẳng AB có độ dài 9 cm. b. Vẽ đoạn thẳng CD có độ dài bằng độ dài đoạn thẳng AB. 3. Củng cố, dặn dò - Củng cố kiến thức cần ghi nhớ. - Nhận xét giờ học & Hướng dẫn học sinh chuẩn bị bài sau. Tiết 2: Hoạt động tập thể Trò chơi: Mèo đuổi chuột - GV tổ chức cho HS ra sân chơi trò chơi: Mèo đuổi chuột. - GV nêu tên trò chơi và phổ biến luật chơi. Nghe hiệu lệnh HS nhanh chóng xếp vào hàng và đọc những vần điệu bài đồng dao đã học. - GV nhắc HS chú ý đảm bảo trật tự, kỉ luật và phòng tránh chấn thương. Đặc biệt không được ngáng chân, ngáng tay cản đường chạy của các bạn. Tiết 3: Luyện đọc Giọng quê hương I. Mục tiêu - Rèn kỹ năng đọc đúng,đọc thông thạo, đọc hay cho HS. - Biết đọc phân biệt lời người dẫn chuyện với lời của các nhân vật. - Hiểu nội dung của câu chuyện: tình cảm thiết tha gắn bó giữa các nhân vật trong truyện với quê hương, với người thân qua giọng nói quê hương thân quen. II. Đồ dùng dạy học: SGK, Sách luyện tập TV. III Hoạt động dạy học 1. Giới thiệu bài: GV nêu mục đích, yêu cầu bài học. 2. Luyện đọc * Giáo viên đọc diễn cảm lại toàn bài. * Hướng dẫn học sinh luyện đọc. - HS nối tiếp nhau đọc từng đoạn của bài. Giáo viên kết hợp giải nghĩa từ mới: đôn hậu, Trung Kì,và một số từ sau: + Qua đời: đồng nghĩa với chết, mất nhưng để thể hiện sự tôn trọng + Mắt rớm lệ: rơm rớm nước mắt, hình ảnh thể hiện sự xúc động sâu sắc - GV nhắc nhở các em nghỉ hơi đúng sau các dấu câu, cụm từ, phân biệt lời kể của các nhân vật. - Đọc đoạn trong nhóm + Chia nhóm và giao nhiện vụ + Học sinh hoạt động trong nhóm. GV hướng dẫn các nhóm đọc đúng. - Đọc từng đoạn trước lớp: HS nối tiếp nhau đọc từng đoạn của bài. GV kết hợp hỏi câu hỏi tìm hiểu nội dung. * Đoạn 1. Thuyên và Đồng cùng ăn quán với những ai ? - Học sinh trả lời, nhận xét và bổ sung * Đọan 2.Vì sao anh thanh niên cảm ơn Thuyên và Đồng? * Đoạn 3. Những chi tiết nào nói lên tình cảm thiết tha của các nhân vật đối với quê hương? + Học sinh trả lời, học sinh nhận xét, GV và bổ xung. * Ba học sinh đọc nối tiếp ba đoạn. - Qua câu chuyện, em nghĩ gì về giọng quê hương ? Luyện đọc lại: - Một học sinh giỏi đọc mẫu đoạn 2 và đoạn 3. - Hai tốp học sinh đọc phân vai. - Cả lớp và giáo viên nhận xét, bình chọn bạn đọc hay nhất. * HS làm bài tập trong sách luyện tập TV. 3. Củng cố, dặn dò - Nhận xét giờ học. - Hướng dẫn học sinh chuẩn bị bài sau. Thứ ba ngày 13 tháng 11 năm 2012 Tiết 1: Toán (nâng cao) Tìm thành phần chưa biết của phép tính I. Mục tiêu - Củng cố, nâng cao, mở rộng kiến thức về phép cộng, trừ, nhân, chia. - Thực hành làm các bài tìm 1 thành phần chưa biết của phép tính. II. Đồ dùng dạy học: Toán bồi dưỡng. III. Hoạt động dạy học chủ yếu 1. Giới thiệu bài GV nêu mục đích, yêu cầu của tiết học. 2. Nội dung luyện tập: Hướng dẫn HS làm các bài tập sau.( HS tự làm rồi chữa chung) Bài 1: Tìm x: a, X - 452 = 77 + 48 b, X + 58 = 64 + 58 c, X - 1 - 2 - 3 - 4 = 0 - HS thực hiện từng phét tính một như tìm X bình thường. - Lưu ý ở câu b, có thể nhận xét: Hai tổng bằng nhau có cùng một số hạng thì số hạng còn lại bằng nhau nên X = 64 - Phần c, X - (1 + 2 + 3 + 4) = 0 X = 10 Bài 2: (Bài 77 - tr14): HS đọc yêu cầu của bài. Hướng dẫn làm mẫu: y + 17 < 5 + 17 - Để y + 17 < 5 + 17 thì y + 17 < 22 hay y < 5 y = 1, 2, 3, 4. - HS làm tương tự các phần còn lại sau đó GV chữa chung. b, y + 17 < 22 c, 19 < y + 17 < 22 Bài 3: (Bài 91 - tr15): HS đọc yêu cầu của bài: Tìm X : - Đọc phép tính, GV ghi bảng: a) X +175 = 1482 - 1225 b) X - 850 = 1000 - 850 c) 999 - X = 999-921 - HS thực hiện từng phét tính một như tìm X bình thường. - Lưu ý ở câu b và c, có thể nhận xét: Hiệu bằng nhau có cùng số trừ (hoặc cùng số bị trừ) thì 2 số bị trừ (hoặc 2 số trừ) bằng nhau nên: b, X = 1000; c, X = 921 Bài 4: (Bài 92 - tr16): HS đọc yêu cầu của bài: Tìm y: Hướng dẫn làm mẫu: a) y - 5 < 3 - Để y - 5 4 y = 5, 6, 7. * Cách khác: Thử chọn: Các số bé hơn 3 là: 0, 1, 2. Ta có: - Nếu y - 5 = 0 thì y = 5 - Nếu y - 5 = 1 thì y = 1 + 5 = 6 - Nếu y - 5 = 2 thì y = 2 + 5 = 7. Vậy y = 5, 6, 7. - HS làm tương tự các phần còn lại sau đó GV chữa chung: HS có thể làm theo 2 cách: nhận xét hoặc thử chọn để tìm ra kết quả. b) 76 - y > 76 - 3 y = 0, 1, 2. c) 15 - y > 12 y = 0, 1, 2. * GV chốt kiến thức: Củng cố cách tìm số hạng, số bị trừ và số trừ. 3. Củng cố, dặn dò - Nhận xét giờ học. - Hướng dẫn học sinh chuẩn bị bài sau. Tiết 2: Hoạt động tập thể Trò chơi: Đá cầu - GV tổ chức cho HS ra sân chơi trò chơi: đá cầu. - GV hướng dẫn cách và nêu luật chơi. HS tự chơi. - GV bao quát chung, nhắc nhở HS (nếu cần). Tiết 3: Luyện từ &câu (nâng cao) ôn tập: So sánh - dấu chấm, câu Ai - làm gì? I. Mục tiêu - Củng cố, nâng cao biện pháp phép so sánh. Ôn mẫu câu Ai - làm gì? - Tập dùng dấu chấm để ngắt câu trong một đoạn văn. - Rèn kĩ năng làm bài cho HS. II. Đồ dùng dạy học: TV nâng cao + Bài tập nâng cao từ và câu. III. Hoạt động dạy học 1. Giới thiệu bài: GV nêu mục đích, yêu cầu bài học. 2. Hướng dẫn học sinh làm bài tập trong sách bài tập TV nâmg cao. Bài 1: Học sinh đọc yêu cầu của bài, cả lớp theo dõi trong SGK Gạch dưới hình ảnh so sánh trong các câu sau: a) Rễ cây chuối chi chít, chỗ trắng, chỗ nâu, chỗ vàng xỉn như những con giun bò lổm ngổm trên mặt đất. b) Nhìn từ xa, Bảo tàng Hồ Chí Minh giống như một bông sen trắng khổng lồ. c) Dạ hương quanh năm thức khuya Giống người chịu thương chịu khó. - GV hướng dẫn từng cặp học sinh thảo luận, sau đó báo cáo kết quả thảo luận trước lớp để nhận xét. Bài 2: Một học sinh nêu yêu cầu của bài. “Tìm những sự vật được so sánh trong các câu thơ, câu văn dưới đây”. - Gọi một học sinh lên làm mẫu. GV gợi ý để học sinh làm bài, dưới lớp làm bài vào vở. - Cả lớp nhận xét, GV nhận xét và chốt lời giải đúng: + Con đường mòn cũng trở nên mềm mại ... như những chiếc khăn voan bay lơ lửng trong gió. + Nó (dãy núi đá vôi) như những thành quách lâu đài cổ . *Kết luận: Tác giả quan sát rất tài tình nên đã phát hiện ra sự giống nhau giữa các sự vật trong thế giới quanh ta. Bài 3: Yêu cầu học sinh đọc đề bài, cả lớp theo dõi trong SGK. - Gọi một học sinh lên bảng. Những học sinh khác làm bài vào vở; sau đó GV nhận xét và chữa bài: Gạch dưới các câu theo mẫu Ai làm gì ? trong đoạn văn dưới đây: Từ buổi ấy, Bồ Nông con mò mẫm đi kiếm mồi. Đêm đêm, chú Bồ Nông nhỏ bé ra đồng xúc tép, xúc cá. Trên đồng nẻ, dưới ao khô, cua cá chết gần hết. Bắt được con mồi nào, chú Bồ Nông cũng ngậm vào miệng để phần mẹ. Bài 4: Yêu cầu học sinh đọc đề bài: Ngắt đoạn văn dưới đây thành 6 câu và chép lại cho đúng chính tả: Mấy hôm sau, chim lại đến ăn khế ăn xong, chim bảo người em vào mang túi ba gang đi lấy vàng chim bay qua núi cao biển rộng rồi đỗ xuống một hòn đảo đầy vàng bạc châu báu người em đi khắp đảo, ngắm nhìn thoả thích rồi lấy một ít vàng bỏ vào túi xong xuôi, chim lại đưa người em trở về nhà từ đó , người em trở nên giàu có. - HS tự làm, sau đó đọc bài làm của mình. GV nhận xét, chữa chung. 3. Củng cố, dặn dò - Nhận xét giờ học, biểu dương những học sinh học tốt. - Hướng dẫn học sinh chuẩn bị bài sau. Thứ tư ngày 14 tháng 11 năm 2012 Tiết 1: Toán Bài toán quan hệ các phép tính I. Mục tiêu - Củng cố, nâng cao, mở rộng kiến thức về phép cộng, trừ, nhân, chia. - Thực hành giải toán có lời văn về quan hệ các phép tính. II. Đồ dùng dạy học: Toán bồi dưỡng. III. Hoạt động dạy học chủ yếu 1. Giới thiệu bài GV nêu mục đích, yêu cầu của tiết học. 2. Nội dung luyện tập: Hướng dẫn HS làm các bài tập sau.( HS tự làm rồi chữa chung) Bài 1: (Bài 108). Tìm x: - HS nêu yêu cầu, sau đó HS thực hiện từng phét tính một như tìm X bình thường. GV chữa chung: a) X : 5 = 27 x 7 X = 675 b) X x 7 = 36 x 7 X = 36 c) X x 132 = 132 x ( 5 - 3 - 2 ) X = 0 - Lưu ý ở câu b, có thể nhận xét: Hai tích bằng nhau có cùng một thừa số thì thừa số còn lại bằng nhau. Vậy X = 36 Bài 2: (Bài 124 - tr19): HS đọc yêu cầu của bài: Tìm X : - Đọc phép tính, GV ghi bảng: a) X + 5 = 125 x 5 b) X : 7 = 63: 7 c) 64 : X= 64: 2 - HS tự làm rồi GV chữa chung: Củng cố cách tìm thừa số, số bị chia, số chia. Bài 3: HS đọc đề bài. Tìm một số, biết rằng số đó giảm đi 4 lần rồi cộng với 38 thì được 72. - HD giải: Số trước khi cộng với 38 là: 72 - 38 = 34 Số phải tìm là: 34 x 4 = 116 - HS làm tương tự các bài sau: Bài 4: HS đọc đề bài. Tìm một số, biết rằng số đó giảm đi 4 lần rồi giảm tiếp đi 5 lần thì được 20. Bài 5: (Bài 98- tr 16). HS đọc đề bài. a, An nghĩ ra một số, biết rằng số đó gấp 5 lần số lớn nhất có hai chữ số.Tìm số An nghĩ. b, Bình nghĩ một số, biết rằng số bé nhất có 3 chữ số kém số đó 7 lần . Tìm số Bình nghĩ. - Gọi HS lần lượt lên bảng giải rồi chữ chung. 3. Củng cố, dặn dò - Nhận xét giờ học, biểu dương những học sinh học tốt. - Hướng dẫn học sinh chuẩn bị bài sau. Tiết 2: Hoạt động tập thể Trò chơi: Nhảy dây - GV tổ chức cho HS ra sân chơi trò chơi: nhảy dây. - GV hướng dẫn cách và nêu luật chơi. HS tự chơi. - GV bao quát chung, nhắc nhở HS (nếu cần). Tiết 3: Tập làm văn (nâng cao) Luyện tập kể chuyện về người thân I. Mục tiêu - Học sinh biết viết một đoạn văn kể lại việc em bị ốm được bố, mẹ chăm sóc. - Giáo dục HS có ý thức thương yêu, quý trọng gia đình mình. - Rèn kĩ năng làm bài văn cho HS. II. Chuẩn bị: Sách TV nâng cao III. Các hoạt động dạy học 1. Giới thiệu bài Nêu mục đích, yêu cầu của giờ học. 2. Bài mới * HS làm đề 1 TV nâng cao (Tuần 9) - HS đọc đề bài. + Bài yêu cầu làm gì? (Kể lại chuyện bố (mẹ) đã lo lắng, chăm sóc cho em khi em bị ốm) - GV nêu lại yêu cầu của đề bài. Gợi ý hướng dẫn: + Em được bố (mẹ) chăm sóc khi nào? Vì sao? + Kể lại từng hành động của bố (mẹ) khi chăm sóc em: + Nét mặt, ánh mắt thái độ, cử chỉ, lời nói khi đắp khăn ướt, lấy nước, thuốc. + Kết quả việc làm của bố mẹ. + Nêu cảm xúc, suy nghĩ của bản thân em trước sự lo lắng, chăm sóc ấy. - Gọi vài HS nêu miệng, lớp nhận xét. - 1 HS có thể kể vài câu. - HS kể trong nhóm đôi, sửa câu cho nhau. - Một số nhám trình bày trước lớp. * HS làm bài. - Sau đó trình bày bài làm của mình. GV nhận xét, sửa câu, từ cho HS. 3.Củng cố, dặn dò - Nhận xét giờ học và dặn dò HS. Thứ năm ngày 15 tháng 11năm 2012 Tiết 1+2: Tiếng Anh (GV Tiếng Anh dạy) Tiết 3: Hoạt động tập thể Trò chơi: Rồng rắn lên mây - GV tổ chức cho HS ra sân chơi trò chơi: Rồng rắn lên mây. - GV cho HS xếp 2 hàng, phổ biến cách và luật chơi. - HS tự chơi. - GV bao quát chung, nhắc nhở HS (nếu cần). Thứ sáu ngày 16 tháng 11 năm 2012 Tiết 1: Toán luyện tập I. Mục tiêu Củng cố cách giải bài toán bằng hai phép tính. - Bước đầu biết giải và trình bày bài giải. II. Đồ dùng dạy học: Sách BT toán. III. Hoạt dộng dạy học 1. Giới thiệu bài:Nêu mục đích, yêu cầu của giờ học 2. Luyện tập: Hướng dẫn HS làm các bài trong sách bài tập (tr.58). Bài 1: Học sinh đọc đề bài - nêu cách giải theo hai bước, học sinh lên bảng làm. Học sinh cả lớp làm vở. HS và GV nhận xét, chốt kết quả đúng. Bài giải Số quyển sách ngăn dưới có là: 32 – 4 = 28 (quyển) Cả hai ngăn có số quyển sách là: 32 + 28 = 60 (quyển) Đáp số: 60 quyển Bài 2: Học sinh làm bài cá nhân, chữa bài, nêu cách làm. GV nhận xét, chốt kết quả đúng. Bài giải Số gà mái có là: 27 + 15 = 42 (con) Cả đàn có là: 42 + 27 = 69 (con) Đáp số: 69 con Bài 3: Học sinh đọc đề bài. Học sinh tự làm bài rồi chữa bài, nêu cách làm. GV nhận xét, chốt kết quả đúng. 3. Củng cố dặn dò: - GV cùng học sinh hệ thống lại nội dung bài học . Nhận xét tiết học. Tiết 2: Luyện viết Thư gửi bà I. Mục tiêu - Nghe và viết chính xác ttình bày đúng một đoạn trong bài Thư gửi bà. - Làm đúng các bài tập về âm, vần dễ lẫn do ảnh hưởng của phương ngữ l/n; oai/ oay. II. Đồ dùng dạy học Sách bài tập Tiếng Việt, luyện tập Tiếng Việt. III. Hoạt động dạy học 1. Giới thiệu bài: GV nêu mục đích, yêu cầu bài học. 2. Hướng dẫn nghe viết a. Chuẩn bị *Giáo viên đọc bài chuẩn bị viết, 2 học sinh đọc lại, cả lớp theo dõi * Hướng dẫn học sinh nắm nội dung và cách trình bày bài - Đức hỏi thăm bà điều gì? ( Đức hỏi thăm sức khoẻ của bà: Bà có khoẻ không ạ?...) - Đức kể với bà những gì? ( Học sinh trả lời, học sinh nhận sét và bổ sung) - Những chữ nào trong bài được viết hoa? ( Những chữ đầu đoạn, đầu câu.) - Hướng dẫn học sinh tập viết vào bảng con một số tiếng khó trong bài. (lâu rồi, năm nay, lớp, chăm ngoan) b. GV đọc cho học sinh viết bài. Đọc cho học sinh soát lại lỗi chính tả. c. Chấm và chữa bài: GV chấm nhanh 5 – 7 bài nhận xét lỗi chính tả. 3. Hướng dẫn học sinh làm bài tập chính tả Bài 2b: Học sinh đọc yêu cầu của bài và nội dung của câu 2b. - Gọi học sinh nêu các từ các em vừa tìm. GV chốt ý đúng. - Học sinh chữa bài vào vở theo lời giải đúng : Bài 3: (làm ý b ) a. Học sinh thi đọc theo từng nhóm sau đó cử người đọc đúng và nhanh nhất thi đọc với các nhóm khác. - Học sinh đọc đồng thanh, tự chữa bài vào vở theo lời giảo đúng. * HS làm tiếp trong sách luyện tập TV. 4. Củng cố, dặn dò - Nhận xét giờ học. - Hướng dẫn học sinh chuẩn bị bài sau. Tiết 3: Hoạt động tập thể Phát động phong trào thi đua học tập I. Mục tiêu - Làm cho HS biết thi đua, giúp đỡ nhau, cùng tiến bộ trong học tập và dành nhiều điểm tốt mừng thầy cô nhân ngày 20 – 11. - Giáo dục HS yêu thích các môn học, có ý thức phấn đấu, vươn lên trong học tập. II. Hoạt động dạy học 1. Giới thiệu bài: Nêu mục đích, yêu cầu của giờ học 2. Lên lớp a. Sinh hoạt theo chủ đề. - GV nêu ra các phong trào học tập như: đôi bạn cùng tiến; nhóm chăm ngoan, học giỏi; hoa điểm tốt; chùm sao chăm học ... để HS thi đua học tập dành nhiều thành tích mừng thầy cô nhân ngày 20 – 11. - HS phát biểu ý kiến của mình và đăng kí thi đua. - Lớp trưởng ghi các ý kiến và bản thi đua của các bạn. - Thời gian còn lại cho HS thảo luận và chọn nhóm cùng sở thích với nhau để giúp nhau học tập. - Lớp trưởng thay mặt lớp phát biểu ý kiến. - GV nhận xét chung và nhắc nhở HS thực hiện cho tốt. b. Sinh hoạt lớp. 1. Nhận xét các mặt tuần 10. - Đồ dùng học tập ... - Vệ sinh .... - Học bài và làm bài ... - Các mặt hoạt động khác ... 2. Xếp loại thi đua của từng tổ: Tổ 1: Tổ 2: Tổ 3: Tổ 4: 3. Triển khai công tác tuần 11 - Củng cố nề nếp truy bài đầu giờ, chuẩn bị bài ở nhà. - Nề nếp xếp hàng ra, vào lớp, thực hiện hoạt động ngoài giờ cho tốt. BGH ký duyệt: .................................................................... .................................................................... .................................................................... .....................................................................

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docTUAN10- buoi2.doc
Tài liệu liên quan