Giáo án các môn học lớp 3 - Năm học 2012 - 2013 - Tuần học 4

I. MỤC TIÊU

 - Củng cố mẫu câu Ai - là gì? trong một đoạn văn, biết xác định 2 bộ phận của câu.

 - Đặt được câu theo mẫu Ai (cái gì, con gì) - là gì ?

II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:

 Sách TV nâng cao, bài tập nâng cao từ và câu.

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC

 1. Giới thiệu bài : GV nêu mục đích yêu cầu của tiết học

 2 Hướng dẫn làm bài tập

 Bài1: (Bài 3 tr5 - bài tập nâng cao từ và câu)

- HS đọc yêu cầu:

Gạch một gạch dưới bộ phận trả lời câu hỏi Ai?( con gì, cái gì)? Gach 2 gạch dưới bộ phận trả lời câu hỏi Là gì?

 Gớt là nhà soạn kịch và nhà thơ lỗi lạc người Đức. Ông sinh trưởng trong một gia đình giàu có ở thành phố Phơ-răng-phuốc. Cha Gớt là một viên quan triều đình. Mẹ Gớt là con gái một gia đình công chức. Bà là người tài hoa, hiên lành, dịu dàng, chơi pi-a-nô rất giỏi.

- HS làm bài, HS đọc bài làm của mình.

 

doc10 trang | Chia sẻ: trang80 | Lượt xem: 777 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án các môn học lớp 3 - Năm học 2012 - 2013 - Tuần học 4, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần 4 Thứ hai ngày 1 tháng 10 năm 2012 Tiết 1: Toán luyện tập về cộng, trừ các số có 3 chữ số I. Mục tiêu. - Giúp HS ôn tập củng cố cách tính cộng, trừ các số có ba chữ số, cách tính nhân, chia trong bảng đã học. - Củng cố cách giải toán có lời văn (liên quan đến so sánh hai số hơn kém nhau một số đơn vị). II. Đồ dùng dạy học: Sách bài tập toán III. Các hoạt động dạy học chủ yếu 1. Giới thiệu bài : GV nêu mục đích, yêu cầu tiết học. 2.Thực hành ( Hướng dẫn HS làm các bài trong sách bài tập) Bài 1: Học sinh nêu yêu cầu. GV ghi bảng các phép tính. a. 426 + 137 261+ 350 368 + 41 b. 533 - 204 617 - 471 590 - 76 c. 76 + 58 326 - 286 748 - 63 Yêu cầu HS tự đặt tính và tìm kết quả phép tính. Học sinh đổi chéo vở để chữa bài. 2 HS nêu cách tính một số phép tính. Bài 2: Học sinh nêu yêu cầu, học sinh làm bài, chữa bài, nhận xét. x x 5 = 40 x = 40 : 5(tìm thừa số) x = 8 x : 4 = 5 x = 5 x 4(TSBC) x = 20 -Vài HS nêu lại cách tìm thành phần chưa biết. Bài 3: HS đọc bài toán. Cho HS làm bài, chữa bài. GV nhận xét, củng cố kiến thức cần ghi nhớ. 5 x 4 + 117 = 20 + 117 = 137 200 : 2 – 75 = 100 - 75 = 25 Bài 4: HS đọc đề bài,GV hỏi: - Bài toán cho biết gì? (ngày thứ nhất sửa được 75m đường, ngày thứ hai sửa được 100m đường) - Bài toán hỏi gì? ( ngày thứ 2 sửa được hơn ngày thứ nhất .... mét đường?) HS tự tính và nêu cách giải, chẳng hạn : Bài giải Ngày thứ hai sửa nhiều hơn ngày thứ nhất là : 100 – 75 = 25 (m) Đáp số: 25 m 3. Củng cố, dặn dò Học sinh nhắc lại nội dung bài học. GV hướng dẫn chuẩn bị bài sau. Tiết 2: Hoạt động tập thể Trò chơi: tìm người chỉ huy - GV tổ chức cho HS ra sân chơi trò chơi: Tìm người chỉ huy. - GV phổ biến cách và luật chơi. HS tự chơi. - GV bao quát chung, nhắc nhở HS (nếu cần). Tiết 3: Luyện đọc người mẹ I. Mục tiêu. - Rèn kĩ năng đọc đúng, đọc thành thạo cho HS. - Bước đầu biết đọc phân biệt lời người dẫn chuyện với lời các nhân vật. Hiểu nội dung câu chuyện: Người mẹ rất yêu con. Vì con, người mẹ có thể làm tất cả. II. Đồ dùng dạy học: Sách luyện tập TV III. Các hoạt động dạy học chủ yếu 1. Giới thiệu bài : GV nêu và ghi tên bài. 2. Luyện đọc a. GV đọc diễn cảm toàn bài, HS nghe. b. Hướng dẫn luyện đọc. - Đọc từng câu: Cả lớp nối tiếp nhau mỗi HS đọc một câu +GV hướng dẫn học sinh phát âm một số từ khó. - Đọc từng đoạn trước lớp. + Học sinh tiếp nối đọc 4 đoạn. + GV theo dõi, sửa sai. - Đọc từng đoạn trong nhóm: GV nêu nhiệm vụ và giao việc cho HS. - HS đọc, GV theo dõi. Gọi HS đọc trước lớp, kết hợp hỏi các câu hỏi tìm hiểu nội dung từng đoạn. - Cả lớp theo dõi nhận xét. * Đoạn 1- 2: Kể vắn tắt chuyện xảy ra ở đoạn 1 ? (Bà thức mấy đêm ròng, mệt quá bà thiếp đi. Bà cầu xin thần Đêm tối chỉ đường cho bà đuổi theo Thần Chết.) - Người mẹ đã làm gì để bụi gai chỉ đường cho bà ? (Bà mẹ chấp nhận yêu cầu của bụi gai ...) * Đoạn 3: Người mẹ đã làm gì để hồ nước chỉ đường cho bà ? (Bà mẹ làm theo yêu cầu của hồ nước ...) * Đoạn 4: Thái độ của Thần Chết như thế nào khi thấy người mẹ ? (Ngạc nhiên, không hiểu vì sao người mẹ có thể tìm đến tận nơi mình ở). - Người mẹ trả lời như thế nào ? (Vì tôi là mẹ – tôi có thể làm tất cả vì con và bà đòi Thần Chết trả lại con cho mình). - Cả lớp đọc thầm toàn bài, suy nghĩ, tìm một tên khác cho truyện. - GV gọi 3HS tự phân vai đọc diễn cảm đoạn 4 thể hiện đúng lời các nhân vật. Chú ý nghỉ hơi và những từ ngữ cần nhấn giọng. - Nhận xét bình chọn bạn đọc hay nhất. * HS làm các bài tập trong sách luyện tập TV. 3. Củng cố, dặn dò Nhận xét giờ học và hướng dẫn học sinh chuẩn bị bài sau Thứ ba ngày 2 tháng 10 năm 2012 Tiết 1+2: Tiếng Anh (GV Tiếng Anh dạy) Tiết 3: Hoạt động tập thể Trò chơi: Rồng rắn lên mây - GV tổ chức cho HS ra sân chơi trò chơi: Rồng rắn lên mây. - GV cho HS xếp 2 hàng, phổ biến cách và luật chơi. - HS tự chơi. - GV bao quát chung, nhắc nhở HS (nếu cần). Thứ tư ngày 3 tháng 10 năm 2012 Tiết 1: Toán (nâng cao) Viết số có ba chữ số (tiếp) I. Mục tiêu - HS biết viết các số có ba chữ số từ những chữ số đã cho và theo điều kiện của nó. - Rèn kĩ năng làm bài và trình bày bài cho HS. II. Đồ dùng dạy học Toán bồi dưỡng HS lớp 3 III. Hoạt động dạy học 1. Giới thiệu bài: GV nêu mục đích yêu cầu của tiết học. 2. Hướng dẫn làm các bài tập (tr13) Bài 1: Từ 4 chữ số 0, 3, 5, 8, hãy lập tất cả các số tự nhiên có ba chữ số khác nhau - HS đọc đề bài và xác định: Đề bài yêu cầu làm gì? - GV hướng dẫn cách làm: + Chọn chữ số hàng trăm là 3 ta được các số: 358, 385, 305, 350, 308, 380. + Chọn chữ số hàng trăm là 5 ta được các số: 530, 503, 538, 583, 580, 508. + Chọn chữ số hàng trăm là 8 ta được các số: 830, 803, 853, 835, 850, 805 . Vậy ta viết được tất cả 18 số như trên. - HS làm bài vào vở. GV chữa chung. Bài 2: Từ 3 chữ số 0, 3, 9 hãy lập tất cả các số tự nhiên có ba chữ số. - HS đọc đề bài. * Lưu ý HS: Các chữ số trong mỗi số có thể giống nhau. - 1 HS lên bảng làm, lớp làm vào vở. GV chữa chung. Bài 3: Với 4 chữ số 1, 3, 4, 7 hãy lập tất cả các số tự nhiên có ba chữ số khác nhau HS tự làm rồi chữa. GV chữa chung. Bài 4: (Bài 62- toán BD): - HS đọc đề bài và xác định: + Bài cho biết gì? (hàng trăm gấp 2 lần hàng đơn vị và băng 1/2 hàng chục.) + Đề bài yêu cầu làm gì? Tìm số chẵn có 3 chữ số) HD: Vì hàng trăm gấp 2 lần hàng đơn vị và hàng chục gấp 2 lần hàng trăm, mà số đó là chẵn, ta thử chọn như sau: - Hàng đơn vị là 2, hàng trăm là 4, hàng chục là 8. Số phải tìm là: 482. 3. Củng cố, dặn dò - Nhận xét giờ học. Hướng dẫn bài tập về nhà. Bài: 64, 65 (tr12 - Toán bồi dưỡng) Tiết 2: An toàn giao thông bài 4: Kỹ năng đi bộ và qua đường an toàn I. Mục tiêu - Biết các đặc điểm an toàn, kém an toàn của đường phố - Biết chọn nơi qua đường an toàn - Biết xử lý khi đi bộ trên đường gặp tình huống không an toàn - HS có thái độ chấp hành những quy định của luật GT đường bộ II. Chuẩn bị - Phiếu giao việc - 5 bức tranh về những nơi qua đường không an toàn III. Các hoạt động dạy học *Hoạt động 1: Đi bộ an toàn trên đường a) Mục tiêu: - Kiểm tra nhận thức của HS về cách đi bộ an toàn - HS biết xử lý tình huống khi gặp trở ngại trên đường b) Cách tiến hành: - Để đi bộ được an toàn em phải đi trên đường nào và đi như thế nào - Đi bộ trên vỉa hè - Đi với người lớn và nắm tay người lớn - Phải chú ý quan sát trên đường đi, không mải nhìn cửa hàng hoặc quanh cảnh trên đường - Giáo viên nêu tình huống: + Nếu vỉa hè có nhiều vật cản hoặc không có vỉa hè, em sẽ đi như thế nào? + Em phải đi sát lề đường *Hoạt động 2: Qua đường an toàn: a) Mục tiêu: - HS biết đi, chọn nơi và thời điểm để qua đường an toàn - HS nắm được những biển và những nơi cần tránh khi đi qua đường b) Cách tiến hành: - Những tình huống qua đường không an toàn - GV chia lớp thành 6 nhóm, cho HS thảo luận về nội dung 5 bức tranh gợi ý để HS nhận xét: + Muốn qua đường an toàn phải tránh những điều gì? + HS trả lời GV nhận xét kết luận Không qua đường ở giã đoạn đường nơi nhiều xe đi lại Không qua đường chéo qua ngã tư, ngã năm Không qua đường ở gần xe buýt hoặc ô tô đang đỗ hoặc ngay sau khi vừa xuống xe. - Không qua đường trên đường cao tốc, đường có dỉa phân cách -Không qua đường ở nơi đường dốc, ở sát đầu cầu, đường có khúc ngoặt, vật cản chắn tầm nhìn - Nếu phải qua đường ở nơi không có tín hiệu đèn GT em sẽ đi như thế nào? - GV gợi ý bằng câu hỏi: + Em sẽ quan sát như thế nào (nhìn trước, nhìn sau, nếu ở gần đường GT xem có nhiều xe đang đi tới không) + Em nghe, nhìn thấy gì (có nhiều xe đi tới không, các xe đó đi có nhanh không, tiếng còi to hay nhỏ.v.v...) + Theo em khi nào qua đường thì an toàn(không có xe đến gần) + Em nên qua đường như thế nào? (đi theo hướng thẳng, cùng qua với nhiều người) - GV kết luận các bước cần thực hiện khi qua đường: + Đoạn đường không có tín hiệu đèn GT, không có vạch đi bộ, phải thực hiện như sau: Tìm nơi an toàn Dừng lại ở mép đường lắng nghe tiếng động và quan sát xung quanh Khi xác định không có xe đến gần, xuống đường đi thẳng đến giữa đường nhìn bên phải để tránh xe đạp, xe máy. GV nhấn mạnh khi sang đường cần: Dừng lại, quan sát, lắng nghe, suy nghĩ, đi thẳng * Hoạt động 3: Bài tập thực hành: - Em hãy sắp xếp theo trình tự các động tác khi đi qua đường (suy nghĩ, đi thẳng, lắng nghe, quan sát, dừng lại). Gọi 2 đến 3 HS nêu kết quả bài làm của mình, cả lớp nhận xét - Làm phiếu bài tập (theo mẫu) IV. Củng cố dặn dò: - GV nhận xét giờ học và dặn dò HS Mãu phiếu giao việc Chọn các từ thích hợp điền vào chỗ trống trong các câu sau - Nơi qua đường an toàn là nơi có........ - Nếu không có vạch đi bộ qua đường thì nơi qua đường an toàn là nơi emcóthể..........................................................rõ..........................................đang đi và người đi xe nhìn thấy rõ.............................................................................. - Không nên cho rằng các xe sẽ.........vì em đang đứng ở ........................ - Ngay cả khi đi qua đường ở vạch đi bộ em cần quan sát cẩn thận các xe............... (vạch đi bộ qua đường; xe cộ; em; đang chuyển động; dừng lại; nhìn) Tiết 3: Luyện từ & Câu (nâng cao) ôn tập câu Ai - là gì ? I. Mục tiêu - Củng cố mẫu câu Ai - là gì? trong một đoạn văn, biết xác định 2 bộ phận của câu. - Đặt được câu theo mẫu Ai (cái gì, con gì) - là gì ? II. Đồ dùng dạy học: Sách TV nâng cao, bài tập nâng cao từ và câu. III. Các hoạt động dạy học 1. Giới thiệu bài : GV nêu mục đích yêu cầu của tiết học 2 Hướng dẫn làm bài tập Bài1: (Bài 3 tr5 - bài tập nâng cao từ và câu) - HS đọc yêu cầu: Gạch một gạch dưới bộ phận trả lời câu hỏi Ai?( con gì, cái gì)? Gach 2 gạch dưới bộ phận trả lời câu hỏi Là gì? Gớt là nhà soạn kịch và nhà thơ lỗi lạc người Đức. Ông sinh trưởng trong một gia đình giàu có ở thành phố Phơ-răng-phuốc. Cha Gớt là một viên quan triều đình. Mẹ Gớt là con gái một gia đình công chức. Bà là người tài hoa, hiên lành, dịu dàng, chơi pi-a-nô rất giỏi. - HS làm bài, HS đọc bài làm của mình. Cả lớp nhận xét. b. Bài 2: HS đọc yêu cầu của đề. Cả lớp đọc thầm. Đặt câu hỏi cho bộ phận in đậm. a. Bà là cả một kho cổ tích. b. Chích bông là bạn của bà con nông dân. c. Đà Lạt là thành phố trên cao nguyên. - Ba HS lên bảng, cả lớp làm vào vở. Cả lớp nhận xét, chốt lại lời giải đúng. c) Bài 3: (TV nâng cao) HS đọc yêu cầu của bài: Điền vào chỗ trống từ ngữ thích hợp để hoàn chỉnh các câu theo mẫu Ai- là gì? - HS làm bài, HS đọc bài làm của mình. - Cả lớp nhận xét. Bài 4: (bài tập nâng cao từ và câu - tr9) Điền vào chỗ chấm từ ngữ chỉ địa danh thích hợp để hoàn chỉnh các câu theo mâu Ai là gì? a. ................là thủ đô của nước ta. b. .................là "thành phố hoa phượng đỏ". c. .................là quê hương của những làn điệu dân ca quan họ. - HS tự làm rồi chữa chung. 3. Củng cố, dặn dò - Nhận xét giờ học và hướng dẫn học sinh chuẩn bị bài sau. Thứ năm ngày 4 tháng 10 năm 2012 Tiết 1: Toán Luyện tập bảng nhân 6 I.Mục tiêu - Học sinh học thuộc lòng bảng nhân 6. - Củng cố ý nghĩa của phép nhân và giải bài toán bằng phép nhân. II. Đồ dùng dạy học: Sách bài tập toán III. Hoạt động dạy học 1. Ôn lại bảng nhân. - HS nối tiếp nhau đọc lại bảng nhân 6. 2. Thực hành Bài 1:HS nêu yêu cầu của bài, GV ghi bảng: 6 x 1 = 6 x9 = 6 x4 = 0 x 6 = 6 x 2 = 6 x 8 = 6 x 5 = 6 x 0 = 6 x3 = 6 x 7 = 6 x6 = 6 x 10 = HS lần lượt nối tiếp nhau đọc kết quả của các phép tính. Bài 2: Yêu cầu HS nêu bài toán rồi giải bài toán. HS kiểm tra chéo. GV chữa chung: Bài giải Số táo ba túi như thế có tất cả là: 6 x 3 = 18 (kg) Đáp số: 18 kg Bài 3: HS nêu yêu cầu rồi làm bài và chữa bài. Bài 4: HS nêu yêu cầu, sau đó làm bài Viết số thích hợp vào ô trống. a. 6 x3 = 6 x 2 + c. 6 x5 = 6 x 4 + b. 6 x 9 = 6 x + 6 d, 6 x10 = 6 x + 6 HS đọc kết quả, GV chữa chung. 3. Củng cố, dặn dò: Về nhà học thuộc bảng nhân 6. Tiết 2: Hoạt động tập thể Trò chơi: Bịt mắt bắt dê - GV tổ chức cho HS ra sân chơi trò chơi: Bịt mắt bắt dê. - GV phổ biến cách và luật chơi. HS tự chơi. - GV bao quát chung, nhắc nhở HS (nếu cần). Tiết 3: Luyện viết ôn chữ hoa C, L I. Mục tiêu - Viết đúng chữ hoa C (1dòng), chữ L (1dòng) viết đúng tên riêng Cưu Long (2 dòng) ; Viết câu ứng dụng: 3 dòng. - Chữ viết rõ ràng, tương đối đều nét và thẳng hàng; bước đầu biết nối nét giữa chữ viết hoa với chữ viết thường trong chữ ghi tiếng. II. Đồ dùng dạy học: Vở thực hành luyện viết; Bộ mẫu chữ hoa III. Hoạt động dạy học 1. Giới thiệu bài: GV nêu mục đích yêu cầu của tiết học. 2. Hướng dẫn học sinh viết trên bảng con * Luyện viết chữ hoa - HS tìm các chữ hoa có trong bài. - GV viết mẫu và nhắc lại cách viết. - HS luyện viết trên bảng con chữ C, L. * Luyện viết từ ứng dụng - HS đọc từ ứng dụng. - GV giảng nghĩa câu ứng dụng. - HS tập viết trên bảng con. * Luyện viết câu ứng dụng HS đọc câu ứng dụng. GV giúp học sinh hiểu câu tục ngữ: Công cha, nghĩa mẹ rất to lớn và sâu nặng. 3. Hướng dẫn học sinh viết vào vở - GV nêu yêu cầu. HS viết vào vở. - GV bao quát chung. 4. Chấm và chữa bài: - GV chấm khoảng 5 đến 6 bài và chữa cho học sinh. 5. Củng cố, dặn dò - Nhận xét giờ học và dặn dò HS. Thứ sáu ngày 5 tháng 10 năm 2012 Tiết 1: Toán (nâng cao) Điền số vào băng ô I. Mục tiêu - HS biết tìm quy luật của dãy số trong băng ô và điền vào cho đúng. - Vận dụng phép tính cộng, trừ để tính kết quả. II. Đồ dùng dạy học Sách các dạng toán cơ bản lớp 3. III. Hoạt động dạy học 1. Giới thiệu bài: GV nêu yêu cầu tiết học 2.Hướng dẫn luyện tập. Bài tập 1: (Bài 33 - tr8) - Học sinh nêu yêu cầu. + Bài cho biết gì? (tổng các số ở 4 ô liền nhau là 63) + Bài yêu cầu gì? (Điền số....) HD làm: Đánh số thứ tự như sau: 18 6 25 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 Ta thấy: Tổng các số trong ô6, ô7, ô8, ô9 là: 18 + 6 + 25 + ô8 = 63 Suy ra số điền vào ô8 là: 63 - (18 + 6 = 25) = 14 Thực hiện tương tự ta tìm được: Số điền vào ô5 là: 63 - (14 + 6 + 18) = 25 Số điền vào ô4 là: 63 - (25 + 6 + 18) = 14 Số điền vào ô3 là: 63 - (14 + 25 + 18) = 6 Số điền vào ô2 là: 63 - (14 + 6 + 25) = 18 Số điền vào ô1 là: 63 - (14 + 6 + 18) = 25 Số điền vào ô10 là: 63 - (14 + 6 + 25) = 18 Số điền vào ô11 là: 63 - (14 + 25 + 18) = 6 Số điền vào ô12 là: 63 - (25 + 6 + 18) = 14 Vậy băng ô được điền đầy đủ là: 25 18 6 14 25 18 6 14 25 18 6 14 Bài tập 2: Yêu cầu HS đọc đề bài: Tổng 3 ô liền nhau là 50. 15 23 GV cho HS làm và chữa một phép tính, sau đó cho HS làm và chữa bài. Bài tập 3: (Bài 89 - tr13) Học sinh nêu yêu cầu. HS tự làm và chữa bài. 3. Củng cố, dặn dò Tiết 2: Tập làm văn (nâng cao) Luyện tập kể chuyện I. Mục tiêu - HS biết đặt mình vào vai bà mẹ để kể lại câu chuyện Dại gì mà đổi. - Giọng kể tự nhiên, hồn nhiên. II. Đồ dùng dạy học Sách TV nâng cao. III. Hoạt động dạy học 1. Giới thiệu bài: GV nêu yêu cầu tiết học 2.Hướng dẫn kể chuyện. Đề bài: Đặt mình vào vai bà mẹ và kể lại câu chuyện "Dại gì mà đổi". - HS đọc đề bài, xác định đề. - GV gợi ý: Khi đặt mình vào vai bà mẹ và kể lại câu chuyện "Dại gì mà đổi", các em phải chú ý lời xưng hô và phải thay đổi một số tình tiết cho phù hợp. Ví dụ: - Đầu câu chuyện các em có thể kể: "Con trai tôi năm nay mới lên 4 tuổi nhưng rất nghịch ngợm. Có lần, bực vì nó nghịch quá, tôi đã doạ: ...." - Cuối câu chuyện có thêm một số suy nghĩ của người mẹ: "Tôi bật cười vì sự láu lỉnh của cậu con trai. Thế này thì tôi phải nát óc để đối phó với những trò nghịch ngợm mới của nó đây." - Gọi một em kể mẫu, cả lớp nhận xét. - HS kể trong nhóm, đại diện nhóm trình bày. - HS viết bài vào vở, Gv theo dõi chung. 3. Củng cố, dặn dò - Nhận xét giờ học và dặn dò HS. Tiết 3: Sinh hoạt tập thể Họp lớp I. Mục tiêu - Tổng kết các hoạt động của tháng 9, nêu những ưu- nhược điểm trong tháng. - Đề ra phương hướng và kế hoạch hoạt động cho tháng 10. II. Lên lớp 1. GV nêu mục đích - yêu cầu tiết học. 2. Nội dung. a. Lớp trưởng báo cáo kết quả các mặt trong tháng. - Đi học đúng giờ: Những bạn nào hay đi muộn? - Xếp hàng đầu giờ: Đã thực hiện nghiêm túc chưa? Bạn nào hay xô đẩy nhau? - Truy bài: Đã thực hiện tốt chưa? Bạn nào hay nói chuyện? - Trực nhật: Sạch sẽ song bên cạnh đó các bạn còn chưa có ý thức giữ gìn vệ sinh chung, còn vất giấy bừa bãi. - Hiện tượng ăn quà vặt. - Đồng phục: Trong tháng bạn nào hay quên mặc đồng phục? - Thể dục và múa hát giữa giờ: Xếp hàng... b. GV nhận xét chung. - Đồ dùng học tập: ... - Vệ sinh: .... - Học bài và làm bài: ...... - Tuyên dương những thành tích HS đã đạt được, ghi nhận sự cố gắng của các em. Rút kinh nghiệm những việc chưa đạt được để cố gắng tháng sau. - Nêu phương hướng và kế hoạch hoạt động cho tháng sau: Tiếp tục thực hiện tốt nề nếp học tập và những quy định chung của nhà trường. - Củng cố nề nếp truy bài đầu giờ, chuẩn bị bài ở nhà c. Xếp loại thi đua của từng tổ: Tổ 1: Tổ 2: Tổ 3: Tổ 4: - GV nêu kế hoạch và phương hướng hoạt động tuần tới. Kí duyệt: ................................................................ ................................................................ ................................................................ ................................................................ ................................................................

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docTUAN4. buoi2-l3.doc
Tài liệu liên quan